Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Một số giải pháp nhằm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.22 KB, 34 trang )

Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
Lời mở đầu
Bảo hiểm xã hội ở nớc ta là một trong những chính sách lớn của Đảng và
Nhà nớc đối với ngời lao động. Chính sách BHXH đã góp phần quan trọng trong
việc trợ cấp vật chất, hỗ trợ đời sống cho những đối tợng hởng BHXH và gia đình
họ khi gặp phải rủi ro, biến cố trong cuộc sống nh ốm đau, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp hoặc chết dẫn đến giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Chính sách
BHXH cũng có tác dụng động viên công nhân viên chức, lực lợng vũ trang yên
tâm công tác sản xuất, chiến đầu góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nớc ta là nền kinh tế thị trờng
với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý của Nhà nớc
theo định hớng XHCN. Chính vì vậy chính sách BHXH cũng phải thay đổi
cho phù hợp, Bộ Luật lao động đợc Quốc hội thông qua năm 1994 có hiệu lực
thi hành từ 1/1/1995, trong đó chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cũng đợc quy
định trong Chơng XII bộ Luật này và có liên quan đến một số điều ở các chơng
khác. Để thể chế các quy định trong Bộ Luật lao động, năm 1995 Chính phủ đã
ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP, Nghị định số
45/CP quy định cụ thể về đối tợng tham gia, mức đóng góp, điều kiện để đợc h-
ởng, mức hởng đối với từng chế độ, đồng thời quy định hình thành Quỹ bảo hiểm
xã hội và giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý.
Theo quy định thì Quỹ bảo hiểm xã hội đợc hình thành chủ yếu từ
đóng góp của ngời lao động và ngời sử dụng lao động, đồng thời chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội cho ngời lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội
cũng nh những ngời nghỉ hởng chế độ bảo hiểm xã hội. Quỹ BHXH là một
quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng, nó vừa mang tính kinh tế vừa
mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng bảo đảm
cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Việc đảm bảo hệ thống tài
chính cho quỹ BHXH là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa sống còn đối với hoạt
động của BHXH. Nh vậy Quỹ BHXH là một nội dung quan trọng đảm bảo chính


Nguyễn Đức Thông
1
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
sách BHXH. Do vậy,Quỹ BHXH cần đợc thợc hiện các biện pháp để bảo tồn giá
trị và tăng trởng để đảm bảo cân đối Quỹ lâu dài.
Nhận thức đợc tầm quan trọng của Quỹ BHXH đối với sự phát triển của
nghành BHXH.Thông qua việc xem xét đánh giá cơ chế quản lý, giải pháp nhằm
cân đối Quỹ BHXH ở Việt Nam. Từ những lý do trên và quá trình thực tập em đã
chọn đề tài Một số giải pháp nhằm cân đối Quỹ BHXH Việt Nam " cho
chuyên đề thực tập của mình.
Mục đích của đề tài nhằm đánh giá thực trạng thu-chi từ đó đa ra một số
giải pháp và kiến nghị để đảm bảo cân đối Quỹ lâu dài. Nhng theo quyết định
số20/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của thủ tớng chính phủ về việc chuyển Bảo
hiểm y tế Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Nên giới hạn của đề tài là cân đối
Quỹ BHXH khi cha sát nhập.
Để hoàn thành đợc bản chuyên đề này, em đã nhận đợc sự hớng dẫn nhiệt
tình của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Huyền và các cán bộ ở Ban Quản lý chế độ và
chính sách của BHXH Việt Nam trong thời gian em thực tập. Em xin chân thành
cảm ơn cô Nguyễn Thị Lệ Huyền và các cô chú ở Ban Quản lý chế độ và chính
sách BHXH Việt Nam đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này.
Nguyễn Đức Thông
2
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
- Chơng I -
Khái quát chung về BHXH và quỹ
BHXH
I- Khái quát chung về BHXH.
Trong xã hội nguyên thuỷ, do cha có t liệu sản xuất, mọi ngời cùng nhau

hái lợm, săn bắn thú rừng, sản phẩm làm ra phân phối bình quân nên khi có ai
gặp khó khăn, bất lợi trong cuộc sống thì cả cộng đồng chia sẻ gánh chịu.
Trong xã hội phong kiến, quan lại dựa vào bổng lộc của nhà Vua, còn dân
c thì dựa vào sự đùm bọc lẫn nhau của họ hàng, làng xã...với cách giải quyết này
thì ngời gặp khó khăn hoàn toàn thụ động trông chờ vào sự hảo tâm của phía giúp
đỡ. Do vậy sự giúp đỡ mới chỉ là khả năng, có thể hoặc không có thể, có nhiều
hoặc có ít hoàn toàn không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển đã làm xuất hiện
việc thuê mớn nhân công. Lúc đầu ngời chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhng
về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho ngời lao động một số thu nhập nhất
định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn,
thai sản...Trong thực tế, nhiều khi các trờng hợp trên không xảy và ngời chủ
không phải chi ra một đồng nào. Nhng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải
bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế mâu thuẫn chủ-
thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc
đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và tác động đến nhiều mặt đời sống
KTXH. Do vậy nhà nớc đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn, sự can
thiệp này một phần làm tăng đợc vai trò của nhà nớc, mặt khác buộc cả giới chủ
và giới thợ đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng đợc tính toán chặt chẽ
dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với ngời làm thuê. Số tiền đóng góp của
cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ
này còn đợc bổ sung từ ngân sách nhà nớc khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống
Nguyễn Đức Thông
3
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
cho ngời lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan
hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của ngời lao động đợc dàn trải, cuộc sống của
ngời lao động và gia đình họ ngày càng đợc đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy
mình có lợi và đợc bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thờng, tránh đợc

những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy nguồn quỹ tiền tệ tập trung đợc thiết lập
ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ
ngày càng đảm bảo.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên
đợc thế giới quan niệm là BHXH đối với ngời lao động. Nh vậy, BHXH là sự
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với ngời lao động khi họ
gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên
cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống
cho ngời lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
1- Bản chất của BHXH.
1.1- Về phơng diện cá nhân, BHXH là một nhu cầu khách quan của
con ngời.
BHXH là một nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp, nó nhằm đảm bảo
an toàn về kinh tế, giữ cho cuộc sống đợc ổn định, an toàn, tránh đợc sự khổ cực
khi bị mất nguồn thu nhập trong cuộc sống. Đó chính là các nhu cầu về BHXH
và cũng là những nhu cầu tự nhiên trong hệ thống các nhu cầu về cuộc sống của
con ngời. Điều nay xuất phát từ nhu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn hay
giá trị cho cuộc sống tối thiểu. Theo nhà nghiên cứu tâm lý và hành vi con ngời
của Maslow, nhu cầu BHXH nằm trong nhóm nhu cầu ở bậc thiết yếu cùng với
các nhu cầu về điều kiện sinh tồn khác là ăn, ở, mặc, đi lại ở mức tối thiểu nhất.
BHXH cần phải đợc đảm bảo trớc khi thoả mãn các nhu cầu khác rộng hơn trong
đời sống con ngời.
BHXH thực sự là một nhu cầu bức thiết. Mac đã từng viết: Vì nhiều rủi ro
khác nhau nên phải dành một số thặng d nhất định cho quỹ BHXH để mở rộng
theo kiểu luỹ tiến quá trình tái sản xuất ở mức độ cần thiết .
1.2- Bản chất kinh tế của BHXH
Bản chất kinh tế của BHXH đợc thể hiện ở chỗ những ngời tham gia đóng
Nguyễn Đức Thông
4
Chuyên đề thực tập

Lớp Bảo hiểm 41B
góp một khoản tiền trích trong thu nhập để lập một quỹ dự trữ. Các khoản đóng
góp vào BHXH bao gồm: đóng góp của ngời lao động, chủ sử dụng lao động và
của nhà nớc. Mục đích của việc hình thành quỹ này là để trợ cấp cho những ngời
gặp phải rủi ro, tránh đợc những hụt hẫng về thu nhập cho họ. Sự hỗ trợ này đợc
lấy từ quỹ BHXH nên giảm và tiết kiệm đợc chi phí cho NSNN.
Ngoài ra bản chất kinh tế còn thể hiện ở chỗ ngời lao động chỉ đóng một
phần nhỏ trong thu nhập của mình nhng do nhiều nguồn hình thành khác nên quỹ
BHXH có khoản tiền lớn đảm bảo đủ chi trả tài chính cho họ khi phát sinh nhu
cầu đợc thanh toán. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít . Khoản
tiền tạm thời nhàn rỗi đợc sử dụng cho hoạt động đầu t sinh lời. Bởi lẽ giữa thời
gian và khoản tiền đóng góp của các bên tham gia BHXH và thời gian và khoản
chi trả trợ cấp BHXH cho những ngời hởng chế độ là không đồng nhất, chính
điều này đã làm cho quỹ BHXH có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi.
Nh vậy rõ ràng BHXH đợc đặc trng bằng sự vận động của các nguồn tài
chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc
sống của ngời lao động và gia đình họ khi gặp phải rủi ro làm giảm hoặc mất thu
nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động. BHXH phản ánh các quan hệ kinh tế
trong quá trình phân phối lại các nguồn lực giữa các chủ thể tham gia tạo lập và
sử dụng quỹ BHXH.
1.3- Bản chất XH của BHXH.
Bản chất xã hội của BHXH thể hiện ở chỗ quỹ BHXH là một bộ phận của
tổng sản phẩm trong nớc đợc xã hội tổ chức, quản lý bảo tồn và phân phối lại cho
ngời lao động. Thực chất quỹ BHXH chính là một phần tổng sản phẩm nhỏ nhng
khi gặp rỉu ro đợc cả cộng đồng trợ giúp để giúp đỡ vợt qua khó khăn, hoạn nạn.
Kết quả của sự phân phối lại đó tạo ra đợc sự bình đẳng hơn về thu nhập giữa các
tầng lớp dân c trong xã hội và góp phần tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng sức lao động tạo điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật
tự xã hội.
BHXH mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc vì lợi ích của con ngời trong

những hoàn cảnh gặp khó khăn, vì an toàn xã hội và có ý nghĩa xã hội lâu dài.
1.4- Bản chất BHXH xét về mặt chính trị.
Nguyễn Đức Thông
5
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
BHXH là sự liên kết giữa những ngời lao động khác nhau trong xã hội
cũng vì lợi ích chung của cộng đồng, trong đó có cá nhân tham gia BHXH.
BHXH cũng phản ánh bản chất của một chế độ xã hội nhất định. Đối với quốc
gia đây còn là những hoạt động thể hiện thái độ trách nhiệm của Chính phủ đối
với ngời dân trong xã hội. Trong rất nhiều nớc, sự không ổn định hay khủng
hoảng của hệ thống BHXH có tác động rất mạnh đến hệ thống chính trị của nớc
đó. Chính vì vậy chính sách BHXH nằm trong hệ thống chung của các chính
sách về kinh tế, xã hội và là một trong những bộ phận hữu cơ trong hệ thống
chính sách quản lý đất nớc của các quốc gia.
Nh vậy tổ chức và vận hành một hệ thống BHXH phải đứng trên một quan
điểm tổng thể, toàn diện. BHXH không thể tách khỏi một thể chế chính trị nhất
định mà phải dựa trên nền tảng kinh tế cụ thể. BHXH không phải là loại hình bảo
hiểm cá nhân hay cá nhân tự bảo hiểm mà đó là sự bảo hiểm đặt trong những
ràng buộc giữa những con ngời với nhau trong những mối quan hệ nhất định
trong cộng đồng mặc dù xuất phát điểm bao giờ cùng là nhu cầu của mỗi con ng-
ời. BHXH gắn liền những biến cố làm giảm hay mất khả năng lao động, mất việc
làm, đó có thể là những rủi ro ngẫu nhiên: ốm đau, tai nạn lao động...nhng cũng
có thể là những trờng hợp xảy ra hoàn toàn không ngẫu nhiên nh: tuổi già, thai
sản... Đồng thời những biến cố đó có thể xảy ra cả trong và ngoài quá trình lao
động. Sự giảm hoặc mất khả năng lao động làm giảm hoặc mất thu nhập, phần
thu nhập này sẽ đợc bù đắp thay thế từ nguồn quỹ tiền tệ tập trung do các bên
tham gia đóng góp.
2- Vai trò của BHXH.
Trên cơ sở cơng lĩnh công ớc Giơnevơ ( công ớc năm 1952) các quốc gia

tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình mà có những hình thức tổ chức
BHXH riêng phù hợp. Tuy vậy, ở tất cả các quốc hia đều có chung một điểm là:
BHXH do Nhà nớc thống nhất và quản lý. Từ khi BHXH xuất hiện đến nay, hoạt
động này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính cộng đồng, nhân văn lớn, điều
này cũng có nghĩa là dù kinh tế có phát triển đến mức độ nào, dù có biến động
nh thế nào về thể chế chính trị xã hội thì bản chất BHXH vẫn không thay đổi, vẫn
Nguyễn Đức Thông
6
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
là một trong những chính sách quan trọng của quốc gia. BHXH có những tác
dụng sau:
2.1- BHXH nhằm giúp ngời lao động ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro.
Mục đích lớn nhất của BHXH là đảm bảo cuộc sống ổn định cho ngời lao
động và gia đình họ khi gặp rủi ro, giảm hoặc mất sức lao động ảnh hởng đến thu
nhập. Do đó, BHXH có tác dụng rất lớn đối với ngời lao động, làm cho họ yên
tâm với công việc.
Nói là bảo đảm thay thế bù đắp một phần thu nhập cho ngời lao động là
nói sự thay thế bù đắp đó nhất định xảy ra, chắc chắn xảy ra khi ngời lao động bị
rơi vào các trờng hợp làm giảm hoặc mất thu nhập nói trên và hội đủ các điều
kiện theo quy định thì họ đợc hởng trợ cấp với mức hởng, thời điểm và thời gian
hởng theo quy định của Nhà nớc. Ngoài ra BHXH còn làm cho ngời lao động gắn
bó với công việc, sống và làm việc có trách nhiệm hơn với chính mình và đối với
cộng đồng- điều này đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất, hiệu quả
làm việc của ngời lao động. BHXH góp phần hạn chế và điều hoà các mâu thuẫn
xảy ra giữa ngời lao động và giới chủ, tạo môi trờng làm việc ổn định cho tất cả
các bên khi tham gia BHXH để từ đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao thực hiện tăng trởng và phát triển kinh tế.
2.2- Gắn bó lợi ích giữa ngời lao động, ngời sử dụng lao động và Nhà n-
ớc.

BHXH không chỉ đảm bảo ổn định cuộc sống cho ngời lao động và gia
đình họ khi gặp phải rủi ro mà còn bảo vệ cho ngời sử dụng lao động, tạo điều
kiện cho họ ổn định tài chính để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả.
BHXH còn bảo vệ và tăng cờng sức khoẻ cho ngời lao động góp phần tái
sản xuất giản đơn sức lao động cho ngời lao động. Giúp ngời lao động nhanh
chóng trở lại làm việc góp phần tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp và nền KTQD.
2.3- Phân phối lại thu nhập giữa những ngời tham gia BHXH.
Cũng giống nh tất cả các loại hình bảo hiểm khác. BHXH cũng dựa trên
nguyên tắc lấy số đông bù số ít vì vậy ngời lao động bình đẳng trong nghĩa vụ
đóng góp cúng nh quyền lợi nhận đợc từ quỹ BHXH. Tập hợp tất cả những ngời
đóng góp BHXH thuộc tấ cả các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
Nguyễn Đức Thông
7
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
doanh trong nền KTQD. Bao gồm tất cả các loại công việc từ đơn giản đến phức
tạp, từ nhẹ nhạng đến nặng nhọc...Chính vì thế tính chất xã hội của BHXH là rất
cao. BHXH phân phối lại thu nhập giữa các đối tợng khác nhau, giữa những ngời
có thu nhập cao và những ngời có thu nhập thấp, giữa những ngời khoẻ mạnh
đang làm việc và những ngời ốm đau bệnh tật...Thc hiện chức năng phân phối lại,
BHXH đồng thời góp phần thực hiện công bằng xã hội.
2.4- BHXH tập trung đợc nguồn vốn lớn cho phát triển sản xuất.
Nguồn quỹ hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia cũng là nguồn
vốn nhàn rỗi có thể đầu t vào nền KTQD. Quỹ BHXH có thể có số d và phần quỹ
nhàn rỗi đợc đầu t cho các chơng trình kinh tế, xã hội, vừa đóng góp vào xây
dựng đất nớc vừa làm tăng trởng quỹ. Trong điều kiện hiện nay hoạt động này có
ý nghĩa rất quan trọng.
Ngoài ra với chức năng giám đốc của mình, BHXH tiến hành kiểm tra
giám sát việc tham gia và thực hiện chính sách BHXH để đảm bảo thực hiện các

nghĩa vụ và quyền lợi của ngời sử dụng lao động và ngời lao động theo quy định
của pháp luật. Qua đó tạo điều kiện để ngời lao động yên tâm làm việc còn ngời
sử dụng lao động chủ động hơn trong việc quản lý và sử dụng lao động trong quá
trình hoạt động của mình. Chức năng giám đốc còn thể hiện ở các khâu nghiệp
vụ của hoạt động BHXH và thực hiện chính sách BHXH.
3- Lịch sử phát triển BHXH trên thế giới.
Cuối thế kỷ 19, chính quyền nhiều bang ở Đức bắt tay trực tiếp với giới
thợ thuyền thiết lập quỹ ốm đau do chính những ngời thợ phải đóng góp bắt buộc
để tơng trợ những lúc gặp rủi ro, ốm đau. Sự kiện này đợc đánh dấu vào năm
1850. Thủ tớng Đức bấy giờ là Bismarsk đã phát triển thành hệ thống BHXH, mở
đầu bằng bảo hiểm ốm đau, năm 1883 và đợc giao cho hội tơng tế quản lý. Đến
năm 1884, mở tiếp bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp ( tức tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp ) do các hiệp hội giới chủ quản lý ( chủ yếu vì do giới chủ phải đóng
góp ). Đến năm 1889 phát triển thêm bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật do
các tỉnh quản lý. Lúc này những hệ thống quản lý BHXH gồm 3 thành viên xã
hội: ngời lao động, ngời sử dụng lao động và Nhà nớc đều có phần đóng góp của
mình vào BHXH và cùng quản lý. Mọi ngời làm công ăn lơng đều buộc phải
đóng góp, bất kể là ngời thợ lành nghề hay ngời lao động thủ công, già hay
Nguyễn Đức Thông
8
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
trẻ...Từ đó mọi ngời làm công ăn lơng bảo đảm có trợ cấp chắc chắn mỗi khi gặp
biến cố ngẫu nhiên hoặc gặp rủi ro. Mỗi ngời làm công ăn lơng đều tự hào về
tinh thần đoàn kết của mình với đồng nghiệp bất hạnh, cả ngời làm công ăn lơng
và ngời sử dụng lao động đều thấy có lợi ích chung vì vừa có lợi cho ngời lao
động vừa có lợi cho doanh nghiệp.
Sáng kiến về BHXH của chính quyền Bismarsk đợc nhiều nớc châu Âu
tiếp nhận. Từ thập kỷ 30 của thế kỷ 20 liên tiếp các nớc Mỹ Latinh, Hoa Kỳ,
Canada đều áp dụng; từ sau đại chiến thế giới lần hai và sau khi giành đợc độc

lập, nhiều nớc châu Phi, châu á và vùng Caribê cũng lần lợt áp dụng cơ chế
BHXH tơng tự. Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh rằng các nớc áp dụng cơ chế
BHXH chủ yếu là áp dụng các đặc trng có sự đóng góp phí BHXH của những ng-
ời đợc bảo hiểm. Còn về chế độ trợ cấp cụ thể thì mỗi nớc tuỳ theo đặc điểm kinh
tế xã hội và truyền thống riêng có của nớc mình mà thêm bớt, không máy móc
sao chép những chế độ đã có ở nớc này hay nớc khác. Nội dung cụ thể của từng
chế độ trợ cấp cũng không đồng nhất trong các nớc.
Ngày 28/6/1952, Hội nghị tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) họp tại
Giơnevơ đã thông qua công ớc số 102 với những quy phạm tối thiểu về an toàn
xã hội trong đó cơ cấu của thành phần xã hội gồm 9 chế độ:
+ Chăm sóc y tế
+ Trợ cấp ốm đau
+ Trợ cấp thất nghiệp
+ Trợ cấp tuổi già ( hu trí )
+ Trợ cấp trong những trờng hợp bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Trợ cấp gia đình
+ Trợ cấp thai sản
+ Trợ cấp tàn tật
+ Trợ cấp tiền tuất.
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều
kiện kinh tế xã hội mà mỗi nớc tham gia công ớc Giơnevơ thực hiện khuyến nghị
này ở mức độ khác nhau, nhng ít nhất phải thực hiện đợc 3 chế độ. Trong đó ít
nhất phải có 1 trong 5 chế độ: 3,4,5,8,9. Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây
Nguyễn Đức Thông
9
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế xã hội; tài chính; thu nhập; tiền lơng...
Đồng thời, tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học;
tuổi thọ bình quân của quốc gia; nhu cầu dinh dỡng; xác suất tử vong...

Mọi hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Các chế độ đợc xây dựng theo luật pháp mỗi nớc.
+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính.
+ Mỗi chế độ đợc chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các
bên tham gia BHXH.
+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ.
+ Đồng tiền đợc sử dụng làm phơng tiện chi trả và thanh quyết toán.
+ Chi trả BHXH nh là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
+ Mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ đợc đầu t có
hiệu quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định.
+ Các chế độ BHXH cần phải đợc điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự
thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội.
- Các quốc gia luôn luôn quan tâm đến công tác BHXH để góp phần ổn
định đời sống của ngời lao động khi còn đang làm việc và những ngời đã về hu.
Nên việc áp dụng hệ thống BHXH nh thế nào phải đợc tính toán cụ thể cho phù
hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia mình. Hoạt động BHXH có
thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ chặt chẽ và tính hiệu quả của
các cơ chế chính sách, biện pháp thu BHXH. Có thể dễ dàng nhận ra một thực tế
đó là trong bất kỳ một thể chế kinh tế xã hội nào thì hoạt động BHXH vẫn phụ
thuộc vào NSNN ở các mức độ khác nhau, vấn đề này là phụ thuộc ít hay nhiều,
điều này còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế ở mỗi giai đoạn phát triển của mỗi
quốc gia.
- Kinh nghiệm của một số nớc phát triển cho thấy Nhà nớc phải ban hành
hệ thống văn bản pháp luật về BHXH ( Luật, Nghị định, các văn bản hớng dẫn thi
hành) tạo nên hành lang pháp lý về BHXH. Hệ thống văn bản pháp luật sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách BHXH.
- Việc đề ra các chính sách BHXH phải dựa trên các nguyên tắc bắt buộc,
để có thể thu hút đợc ngày càng nhiều đối tợng tham gia; vấn đề này ngày càng
trở nên quan trọng bởi sự an toàn của quỹ BHXH. Việc chi trả các chế độ BHXH
Nguyễn Đức Thông

10
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
căn cứ vào mức độ đóng góp của ngời lao động và ngời sử dụng lao động đặc biệt
là phụ thuộc vào mức lơng của ngời lao động dùng làm căn cứ đóng BHXH trớc
khi về hu.
- Nhà nớc tham gia đóng góp BHXH. Tuy nhiên mức đóng BHXH ở mỗi
nớc có khác nhau, nhng cũng thể hiện rõ quan điểm Nhà nớc cũng phải có trách
nhiệm đóng góp BHXH nh chủ sử dụng lao động và ngời lao động.
- Ngoài khoản đóng góp của Nhà nớc, trong văn bản pháp luật của nhiều
nớc còn quy định ró Nhà nớc phải trợ cấp quỹ BHXH. Hình thức và mức trợ giúp
của Nhà nớc cho quỹ BHXH ở các nớc có khác nhau. Có nớc chỉ trợ cấp một lần
khi mới thành lập BHXH ( Đài Loan ), nhng đại đa số các nớc đều trợ cấp hàng
năm. Mức độ trợ cấp đợc dự toán hàng năm căn cứ vào tình hình cân đối thu chi
quỹ BHXH và đợc Quốc Hội phê chuẩn cùng thời điểm phê duyệt NSNN.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý BHXH hầu hết các nớc
đều quy định tỷ lệ phần trăm chi phí quản lý tính trên tổng số doanh thu. Khoản
kinh phí này do cơ quan BHXH quản lý, chi tiêu để đảm bảo hoạt động trong
toàn ngành BHXH.
II.Nguyên tắc,đối tợng của BHXH.
1- Các nguyên tắc của BHXH.
Lĩnh vực BHXH liên quan đến rất nhiều đối tợng, có phạm vi hoạt động
rất rộng và thể hiện trên nhiều mặt khác nhau. Để thực hiên đợc chức năng là
đảm bảo an toàn cho ngời lao động, khuyến khích ngời lao động trong quá trình
làm việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội, hoạt động này
phải tuân theo các nguyên tắc nhất định. Thực tế do tính chất hoạt động và mục
đích củaBHXH không hoàn toàn nh nhau trong mọi điều kiện. Do vậy, không thể
có những nguyên tắc chung thống nhất cho mọi trình độ phát triển, cho mọi hình
thức BHXH ở tất cả các nớc. Tuy nhiên, về cơ bản hoạt động BHXH phải bảo
đảm thực hiện theo những yêu cầu mang tính nguyên tắc chung sau đây:

1.1- Đảm bảo mọi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia và h-
ởng quyền lợi về BHXH.
Nguyễn Đức Thông
11
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
Yêu cầu này xuất phát từ quyền bình đẳng của mọi công dân trong xã hội,
một quyền lợi cao nhất mà mọiquốc gia đều thừa nhận và cam kết thực hiện.
Thực hiện yêu cầu này là sự đảm bảo mọi thành viên trong xã hội, trớc hết là
những ngời có nhu cầu tham gia vào lĩnh vực BHXH mà không hề có bất cứ một
sự phân biệt nào. Nhà nớc với t cách là ngời quản lý toàn bộ và đại diện quyền lợi
của mọi thành viên trong xã hội có trách nhiệm đứng ra tổ chức hệ thống BHXH
để đáp ứng nhu cầu đó. Việc đảm bảo thoả mãn nhu cầu này phải đợc thực hiện
trên cơ sở một hệ thống pháp luật với những quy định luật pháp và chính sách
thích hợp. Đồng thời phải dựa trên cơ sở một hệ thống tổ chức BHXH phát triển
thống nhất và hoạt động có hiệu quả cao. Còn có một bộ phận lớn cha tham gia
vào BHXH chứng tỏ những hạn chế của hệ thống BHXH trong việc thực hiện
nguyên tắc này. Đây là một vấn đề cần đợc giải quyết ở nớc ta trong thời gian tới.
2.2- BHXH phải: Đảm bảo cho ngời lao động về mức thu nhập đẻ họ có
thể duy trì đợc cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời cúng nh khi hết tuổi
lao động.
2.3- BHXH vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện.
Trớc hết BHXH phải mang tính bắt buộc, đó là quá trình tiến tới xã hội
hoá hoàn toàn BHXH và ở đây thể hiện rõ nhất vai trò của Nhà nớc trong lĩnh
vực này. Tính bắt buộc đợc thể hiện trong các nghĩa vụ tham gia và đóng góp,
bao gồm mức tiền đóng và thời gian tham gia theo mỗi chế độ của BHXH. Đó tr-
ớc hết phải là trách nhiệm pháp lý của ngời lao động và ngời sử dụng lao động
tham gia vào BHXH vì sự an toàn của cuộc sống không chỉ của mỗi ca nhân, một
tổ chức mà đó còn phải làmột sự an toàn lớn hơn đó là an toàn của cả xã hội nói
chung. Tính bắt buộc này, trong hầu hết các nớc đợc thể chế hoá băng các chính

sách, các chế độ và những quy định của Chính phủ. Đỉnh cao của hiệu lực pháp
lý này là Luật BHXH.
Mặt tự nguyện trong một chừng mực nhất định chính là việc tạo co hộicho
ngời lao động có nguyện vọng có thể có cơ hội và tự nguyện tham gia hay lựa
chọn các hình thức và chế độ tham gia cho phù hợp. Thực tế ở đây cần có sự
khuyến khích để ngời lao động tham gia vào BHXH. Tính tự nguyện phụ thuộc
rất nhiều vào nhận thức, ý thức của ngời lao động trong xã hội, nó có thể thực
hiện cho nhiều đối tợng và theo các loại hình khác nhau nh tự nguyện tham gia
Nguyễn Đức Thông
12
Chuyên đề thực tập
Lớp Bảo hiểm 41B
vào một loại hình nào đó, nhất là đối với những ngời thuộc đối tợng bắt buộc, đã
tham gia vào BHXH nhng tự nguyện tham gia thêm một chế độ nào đó nếu thấy
có thể đợc và có nhu cầu.
2.4- Xác định mức đóng và hởng.
Tuỳ thuộc vào sự phát triển chung của nền kinh tế và của lĩnh vực BHXH
mà có thể xác định một số mức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng về
BHXH của ngời lao động. Mức đóng BHXH có liên quan đến thu nhập dùng để
tính tỷ lệ đóng BHXH. Mức đóng và hởng có tác động, ảnh hởng trực tiếp đến
quy mô và số lợng tham gia vào BHXH. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu, thiết
kế các chính sách và nội dung của từng chế độ cụ thể thích hợp trong BHXH.
2.5- Đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Đây là một nguyên tắc quan trọng nhng cũng rất phức tạp trong xây dựng
và thực hiện chính sách về BHXH. Sự công bằng trớc hết pải đợc xét đến những
mối quan hệ giữa đóng góp và hởng thụ. Ngời đóng nhiều phải đợc hởng nhiều
hơn. Công bằng còn phảiđợc thực hiện trong việc để cho ngời lao động có cơ hội
tham gia vào BHXH.Tuy nhiên, cũng nh các lĩnh vực bảo hiểm khác trong nhiều
chế độ của BHXH vẫn mang tính chất bù trừ cho nhau giữa những ngời cùng
tham gia BHXH. Đó là lấy số đông bù số ít, lầy thời gian dài trong đóng góp để

tính trả cho thời gian hởng. Đó cũng là tính xã hội, tính cộng đồng.
Do vậy khó có đợc một sự công bằng mangtính tuyệt đối, nhng phải đảm
bảo sự hợp lý và trớc hết là vì lợi ích số đông của cộng đồng. Tính công bằng sẽ
đợc nâng cao cùng với việc nâng cao trình độ tổ chức và quản lý trong lĩnh vực
BHXH.
2- Đối tợng của BHXH và vai trò của các bên tham gia.
2.1- Đối tợng của BHXH.
BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và nền
kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nớc châu Âu. Năm 1883, ở n-
ớc Phổ ( CHLB Đức ) đã ban hành đạo luật BHYT. Một số nớc châu Âu và bắc
Mỹ mãi đến cuối những năm 1920 mới có đạo luật về BHXH. BHXH là một hệ
thống đảm bảo thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi khi ngời lao động bị giảm hoặc
mất khả năng lao động, bị mất việc làm vì các nguyên nhân rủi ro nh: ốm đau, tai
Nguyễn Đức Thông
13

×