Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tạo cho nhân viên động lực làm việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.37 KB, 3 trang )

Tạo cho nhân viên động lực làm việc
Tạo lập môi trường làm việc năng động sẽ không khó khăn, nếu người lãnh
đạo biết lắng nghe nhân viên, khuyến khích họ chủ động kiến nghị trong
công việc.
Nhàm chán triệt tiêu động lực
Sự ỳ trệ thường xuất hiện ở nhiều nhân viên sau một thời gian làm việc lâu
ở một vị trí. Những công việc lặp đi lặp lại, làm họ mất dần hứng thú. Nếu
không có sự đổi mới, các nhân viên này sẽ tự giảm thời gian làm việc, hoặc
dùng nó nhiều hơn cho việc đọc báo, lên mạng hay tán gẫu với đồng
nghiệp Họ rời bỏ công ty hay không, và doanh nghiêp có cần giữ những
nhân viên này không?
Đối phó với tình huống này, một số doanh nghiêp sử dụng biện pháp tăng
cường sự giám sát, thúc ép những nhân viên này tăng cường độ làm việc
hoặc cứng rắn hơn là sa thải. Dù sao tất cả vẫn chỉ là những giải pháp tình
thế, tâm lý chán nản sẽ lại xuất hiện, khi gốc của vấn đề chưa được giải
quyết: Công việc nhàm chán làm mất động lực làm việc cho người lao động.
"Tiếp lửa" cho nhân viên
Công việc thu hút người lao động không là lương cao, mà môi trường làm
việc năng động. Thực chất đó là công việc luôn được bổ sung, được "làm
mới". Người lao động không cần phải rời bỏ công việc hoặc công ty họ đang
làm, mà họ vẫn có được cơ hội phát triển và thách thực mới.
Bổ sung công việc cho phép người lao động gánh vác những nhiệm vụ và
trách nhiệm khác nhau, hay là thúc đẩy họ hoàn thành công việc với tinh
thần tự chủ và sáng tạo. Việc bổ sung công việc có thể tạo không gian để
người lao động tìm tòi, thực hiện cái mới. Qua đó cải thiện môi trường làm
việc, để người lao động nhiệt tình đóng góp cho mục tiêu phát triển của công
ty, đồng thời khuyến khích người lao động mở rộng kiến thức và năng lực
Người lãnh đạo giỏi cần phải cho người lao động thấy công việc của họ quan
trọng thế nào đối với công ty; họ đã sử dụng kỹ năng nào, những kỹ năng
nào chưa dùng tới; họ có cảm thấy công việc có đủ thách thức và thực sự có
giá trị không; họ mong muốn có thay đổi gì trong công việc hiện tại Điều


đó giúp nhân viên tự bình xét công việc của mình, tự họ tìm và đề xuất
phương pháp bổ sung công việc.
Ở cấp độ cao hơn, người lao động cần được đảm bảo họ có cơ hội phát triển
nhưng không phải đương đầu với rủi ro quá lớn. Ai cũng muốn có cơ hội
khẳng định mình. Bởi vậy, công việc với những thách thức và cơ hội phát
triển luôn thu hút họ
Không ai thích kẻ nịnh bợ hay người giả dối. Do đó, hãy suy nghĩ kĩ trước
khi dùng lời lẽ để gây ấn tượng với sếp hoặc phớt lờ những người có vị trí
thấp hơn của bạn. Thêm nữa, tránh thiên vị cho đồng nghiệp những nhiệm
vụ béo bở trong khi giao cho nhân viên cấp dưới công việc vụn vặt. Bạn sẽ
chỉ được kính trọng và yêu mến khi đối xử với mọi người, từ chủ tịch tới
người trợ lí, một cách nhã nhặn và công bằng như nhau.
Bạn có quyền giới thiệu những kĩ năng và thành công của mình nhưng đừng
nói quá lên hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, để ý đồng nghiệp và
báo lại với sếp những tật xấu của họ cũng là việc không nên. Bạn sẽ gây ấn
tượng tốt khi là một nhân viên có những quyết định thông minh và năng suất
nổi bật hơn là một người chuyên đi soi mói đồng nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi
bạn cũng nên báo cáo với người quản lí về những gì đang diễn ra trong văn
phòng nếu nó ảnh hưởng tới thời hạn hoàn thành dự án hay năng suất của cả
phòng.

×