Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các cách tạo động lực làm việc cho nhân viên pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.31 KB, 5 trang )

Các cách tạo động lực làm việc cho
nhân viên
Khen thưởng và ghi nhận Đầu tiên chúng ta hãy đưa ra định
nghĩa về sự ghi nhận: Đó là việc tạo một cơ chế trong doanh
nghiệp theo đó những nhân viên trụ cột được giao quyền hạn và
trách nhiệm và lợi ích gắn liền với trách nhiệm.


Nó trở thành một “trung tâm lợi nhuận” hoặc đơn vị kinh doanh
nơi mà nhân viên chủ chốt đó quản lý. Mỗi trung tâm lợi nhuận có
một trách nhiệm riêng biệt về lãi/lỗ và thường xuyên được xem
xét lại. (Nhiều nhà hàng, cửa hàng bán thức ăn hoạt động theo
phương thức hạch toán lãi/lỗ hàng tuần!) Ý tưởng ở đây là tạo ra
một môi trường trong đó những nhân viên chủ chốt cảm thấy
rằng họ có quyền hạn trong việc đưa ra những quyết định kinh
doanh và mức thưởng của họ là dựa trên lợi nhuận của đơn vị
mà họ đang quản lý. Tuy nhiên, họ sẽ không được giao quyền ở
hai vai trò mà bạn giữ trách nhiệm duy nhất đó là: 1. Chi phí về
vốn 2. Ký séc Điều này gợi ý rằng những nhân viên đóng vai trò
chủ chốt có đủ quyền hạn trong việc quản lý trung tâm lợi nhuận
(đơn vị kinh doanh) của họ nơi mà họ có thể mắc phải những sai
lầm. Với hai hạn chế đã nói ở trên cộng với việc báo cáo tài chính
thường xuyên, bạn có thể vừa tuyển được những nhà quản lý có
tinh thần làm việc tốt đồng thời lại giảm được khả năng bạn phải
chịu những khoản lỗ lớn. Đương nhiên là chính sách thưởng/đãi
ngộ phải phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp và dựa
trên báo cáo lãi/lỗ mà mỗi cá nhân chịu trách nhiệm. Với việc
khen thưởng cho các nhà quản lý dựa trên phần lợi nhuận đóng
góp của họ, bạn đã tạo ra một động lực cho các nhà quản lý này
hướng tới thành công. Và, họ càng thành công (và được thưởng
nhiều) thì lợi nhuận chung cho doanh nghiệp của bạn càng lớn.


Dưới đây là ba (trong số nhiều) cơ chế đã được sử dụng để hình
thành chính sách khen thưởng/đãi ngộ cho một nhà quản lý. *
CƠ CHẾ ĐÒN BẨY. Nhà quản lý sẽ nhận toàn bộ hoặc phần lớn
lợi nhuận của đơn vị họ phụ trách nếu nó vượt qua một mức định
sẵn. Điều này đã được thực hiện thành công ở các hệ thống cửa
hàng thức ăn nhanh do các công ty sở hữu và điều hành (không
phải các đơn vị kinh doanh theo dạng nhượng quyền). Dưới đây
là một ví dụ về bản báo cáo kết quả kinh doanh hàng tuần được
đơn giản hóa của một cửa hàng bánh do một công ty điều hành.
Cơ chế này được gọi là đòn bẩy bởi vì cứ mỗi penny (xu) tiết
kiệm được, trong tờ séc thưởng của nhà quản lý đó sẽ có thêm
một xu. Doanh thu $5,000 Lương $1,500 Mua hàng $1,500 Tất cả
các chi phí khác (bao gồm cả lợi nhuận nộp công ty) $1,500 Tổng
chi phí $4,500 $4,500 Lợi nhuận hàng tuần và tiền thưởng của
người quản lý: $500 * CƠ CHẾ CHIA SẺ LỢI NHUẬN KHÔNG
ĐÒN BẨY. Trong trường hợp này, người quản lý của bạn sẽ
nhận được một số phần trăm từ lợi nhuận của trung tâm/đơn vị
mà anh ta/cô ta phụ trách. Ví dụ: Doanh thu $5,000 Lương
$1,500 Mua hàng $1,500 Tất cả các chi phí khác (thực tế) $500
Tổng chi phí $3,500 $3,500 Lợi nhuận thuần $1,500 Thưởng của
người quản lý @ 10%: $150 * CƠ CHẾ CHI HOA HỒNG. Với cơ
chế này, người quản lý sẽ nhận được một số phần trăm trên
doanh số của kỳ báo cáo. Giả sử giống như ở trên rằng doanh số
cho kỳ này là 5000 đô la và tỷ lệ phần trăm là 5% vậy thì mức hoa
hồng sẽ là 250 đô la. Trong nhiều trường hợp, cơ chế hoa hồng
này là không thích hợp bởi vì nó không tính đến các khoản dự
phòng chi phí. Người quản lý có thể trở nên giàu có trong khi bạn
có thể phá sản. Nhưng cơ chế hoa hồng này có thể tốt khi người
quản lý không kiểm soát việc định giá. Những người bán hàng
trong các cửa hàng thời trang là một ví dụ về cơ chế hoa hồng

này.

×