Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.79 KB, 3 trang )
3 'chiêu' đẩy lùi xung đột nơi công sở
Xung đột nơi công sở nảy sinh từ những chuyện tưởng chứng nhỏ nhặt ấy.
Tuy nhiên, khi đã có mâu thuẫn xảy ra, mối quan hệ của bạn với đồng
nghiệp sẽ trở nên phức tạp, khó dung hòa. Hằng ngày đối diện với nhau
nhưng chẳng ai thấy thoải mái. Lúc đó, bạn mới hiểu hòa bình đáng quý đến
mức nào. Vì thế, bạn hãy học cách điều hòa cảm xúc, để đẩy lùi những cuộc
xung đột không đáng có.
- Cố gắng kiềm chế
Thay vì cáu gắt, đập bàn đập ghế hay túm cổ áo đồng nghiệp, bạn nên cố
gắng để bắt đầu cuộc hội thoại một cách bình tĩnh, tìm cách tháo gỡ vướng
mắc. Nhất là khi cả hai bên đều nóng nảy, bạn lại càng cần tiết chế bản thân,
chiến thắng chính mình.
Nếu cảm thấy quá khó khăn để kìm nén cảm xúc, tốt nhất, bạn nên tránh đi
một lúc. Ra khỏi văn phòng, vào nhà vệ sinh hoặc ra quán cà phê nào gần
đấy một lát, để khi bình tâm trở lại, bạn suy nghĩ sáng suốt hơn về chuyện
vừa qua. Chẳng có việc gì là không có hướng giải quyết, một khi bình tĩnh
suy nghĩ, chắc chắn, bạn sẽ hiểu ra vấn đề ở đâu và nên xử lý thế nào.
- Rèn luyện cảm xúc
Khi trong người cảm thấy khó chịu, bạn sẽ không thể đưa ra các quyết định
hợp lý. Vì thế, hãy học cách rèn luyện cảm xúc để tránh tình trạng bị kích
động mạnh.
Khi bị đồng nghiệp phê phán, chê bai về bản thân hay một sản phẩm nào đó
có sự góp sức của bạn, tốt nhất, bạn nên nói chuyện trực tiếp với người đó,
nhưng chủ yếu là để giải thích cho họ hiểu hoặc tiếp thu thiếu sót chứ không
phải để gây thù chuốc oán. Thẳng thắn nói chuyện với đồng nghiệp theo
cách bạn muốn, nhằm tìm ra hướng đi, giải quyết công việc suôn sẻ, tuyệt
nhiên không có thái độ phản ứng, thù địch.
Lúc này, bạn không nên khiêu khích người ta chỉ vì họ có cách tiếp cận khác
bạn. Mỗi người có thế giới quan, cảm nhận riêng, họ nhìn thấy những khía
cạnh mà bạn không để ý tới. Đó là điều hết sức bình thường. Điều quan
trọng là phải ngồi lại, tìm ra tiếng nói chung.