Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.57 KB, 3 trang )
Giáo viên dạy nghề: Không ngại thiếu, chỉ
sợ yếu!
Vài năm lại đây, số lượng giáo viên dạy nghề trên địa bàn cả nước đã gia
tăng, song vẫn chưa cải thiện được chất lượng đào tạo nghề. Nhiều giáo viên
dạy tốt lý thuyết thì lại kém khi thực hành, ngược lại, người dạy thực hành
tốt thì khả năng sư phạm khi giảng lý thuyết lại có vấn đề.
Theo tổng hợp của các bộ ngành, địa phương thì năm nay, tổng chỉ tiêu đăng
ký tuyển sinh các trình độ trung cấp và cao đẳng nghề là gần 312 nghìn
người. Bao gồm 70 trường cao đẳng nghề, 200 trường trung cấp nghề và các
trường đại học khác có dạy nghề.
Mức chỉ tiêu này tăng khá mạnh so với những năm trước, một phần do có
thêm nhiều trường cao đẳng, đại học tham gia đào tạo cao đẳng nghề, phần
khác do hầu hết các trường dạy nghề đã được nâng cấp thành trường trung
cấp.
Số lượng giáo viên dạy nghề vì thế cũng phải tăng theo. Hiện nay có 4
trường đại học bao gồm: Đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh; Đại
học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh và trường
Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định.
Ngoài ra, còn có một trường là Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long cũng
đang được nâng cấp lên đại học; cộng thêm một số khoa sư phạm kỹ thuật
của các trường như Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Đại
học Nông nghiệp I; Đại học Đà Nẵng…đang đào tạo giáo viên dạy nghề.
Nếu cuối năm 2005, cả nước có khoảng trên 11 nghìn giáo viên dạy nghề thì
tính đến hết năm 2007 con số này đã là trên 20 nghìn người, đó là chưa kể
hàng nghìn giáo viên trong các cơ sở khác có dạy nghề. Nếu tính ra, tỉ lệ học
sinh học nghề dài hạn/giáo viên ở các trường trung cấp và cao đẳng nghề
vào khoảng 25 học sinh/giáo viên.
Tuy nhiên, theo Tổng cục dạy nghề (Bộ LĐ,TB&XH), dù số lượng giáo viên