Luận văn
QUẢN TRỊ RỦI RO CHO
NHÀ ĐẦU TƯ
VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 1
1.1 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG VIỆT NAM 1
1.1.1 Mối tương quan giữa giá vàng thế giới và Việt Nam 1
1.1.1.1 Kiểm định mối tương quan 1
1.1.1.2 Hệ số quy đổi 2
1.1.2 Những lý do khiến giá vàng SJC chênh lệch với giá vàng thế giới 3
1.1.2.1 SJC thấp hơn vàng thế giới 3
1.1.2.2 SJC cao hơn vàng thế giới 4
1.1.3 SJC và vàng thế giới chênh lệch dựa trên nhân tố có hệ thống 4
1.1.3.1 Thị trường một chiều 4
1.1.3.2 Yếu tố thời gian hoạt động của sàn vàng 5
1.1.3.3 Tỷ giá VND/USD 5
1.1.3.4 Yếu tố vĩ mô của nền kinh tế trong nước 5
1.2 CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 6
1.2.1 Mua vàng vật chất 6
1.2.2 Mua bán vàng kỳ hạn (Forward) 6
1.2.3 Quyền chọn vàng (Option) 7
1.2.4 Sàn giao dịch vàng 7
1.2.5 Vàng ghi sổ 8
1.3 RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀNG 9
1.3.1 Rủi ro chung 9
1.3.1.1 Cơ chế “làm giá” trên thị trường quốc tế 9
1.3.1.2 Rủi ro biến động giá thị trường thế giới 10
1.3.1.3 Rủi ro về kiến thức 11
1.3.1.4 Rủi ro thông tin 12
1.3.1.5 Rủi ro chênh lệch giá trong nước và thế giới 13
1.3.2 Rủi ro chia theo hình thức kinh doanh 13
2
1.3.2.1 Theo giá vàng thế giới 13
1.3.2.2 Theo giá vàng Việt Nam 14
CHƯƠNG 2 DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI 16
2.1 PHÂN TÍCH CƠ BẢN 16
2.1.1 Thị trường hàng hóa 16
2.1.1.1 Dự báo cung vàng 16
2.1.1.2 Dự báo mức cầu vàng 17
2.1.1.3 Dự báo cung – cầu dầu 18
2.1.2 Thị trường tín dụng– thị trường chứng khoán - thị trường ngoại hối 19
2.1.3 Kịch bản cho giá vàng 21
2.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 23
2.2.1 Dự báo ngắn hạn 23
2.2.2 Dự báo dài hạn 24
2.3 DỰ BÁO GIÁ VÀNG BẰNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ 25
2.3.1 Lựa chọn nhân tố 25
2.3.2 Xây dựng mô hình đa nhân tố 26
2.3.3 Chọn mô hình 29
CHƯƠNG 3 QUẢN TRỊ RỦI RO CHO NHÀ ĐẦU TƯ
VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 32
3.1 QUẢN TRỊ RỦI RO CHO NHÀ ĐẦU TƯ 32
3.1.1 Tạo lập nền tảng kiến thức cơ bản 32
3.1.1.1 Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật 32
3.1.1.2 Sự khác nhau giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản 35
3.1.1.3 Cần có cái nhìn đầy đủ về tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư 35
3.1.2 Quản trị rủi ro khi thị trường có biến động mạnh 36
3.1.3 Thời điểm thực hiện giao dịch 37
3.1.3.1 Những ngày không nên tiến hành giao dịch 38
3.1.3.2 Lựa chọn thời điểm tham gia/rút ra thị trường 38
3.2 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ 38
3
3.2.1 Chiến lược đầu tư dài hạn 38
3.2.2 Chiến lược 1 tuần 39
3.2.3 Chiến lược 1 ngày 39
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG VÀNG 43
3.3.1 Cân bằng cung - cầu vàng 43
3.3.2 Nâng cao tính năng hoạt động sàn giao dịch 44
3.3.3 Một số hình thức kinh doanh vàng khác 45
3.3.3.1 Chứng chỉ vàng 45
3.3.3.2 Vàng giao sau 45
3.3.3.3 Kinh doanh vàng tài khoản 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI 1
PHỤ LỤC 2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 11
PHỤ LỤC 3 SỐ LIỆU 60 TUẦN GIÁ VÀNG 15
PHỤ LỤC 4 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ VÀNG 16
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 17
PHỤ LỤC 6 Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ 18
PHỤ LỤC 7 MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ DỰ BÁO GIÁ VÀNG 20
PHỤ LỤC 8 MỘT SỐ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 27
4
BẢNG VIẾT TẮT
NHTM – Ngân hàng thương mại
NHNN – Ngân hàng nhà nước
FED (Federal Reserve) – Cục dự trữ liên bang Mỹ
VN-Index - Chỉ số giá Thị trường chứng khoán Việt Nam
WCC - Hội đồng vàng thế giới
NHTW – Ngân hàng trung ương
CBGA - Hiệp định bán vàng của các NHTW
IMF - Quỹ tiền tệ thế giới
IEA - Cơ quan năng lượng thế giới
OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries) - Tổ chức các nước xuất khấu
dầu lửa
EU (Europen Union) - Liên minh Châu Âu
BOE (Bank of England) - Ngân hàng trung ương Anh
BOJ (Bank of Japan) - Ngân hàng trung ương Nhật
TA (Technology Analyst) - Phân tích kỹ thuật
FA (Fundamental analysis) - Phân tích cơ bản
ECB (Europen Central Bank) - Ngân hàng trung ương Châu Âu
MA (Moving Average) – Đường trung bình di động
MACD (Moving Average Convergence / Divergence) - Phương pháp giao dịch hội tụ/phân
kỳ trung bình động
RSI (Relative Strength Index) - chỉ số sức mạnh
5
CHƯƠNG 1 THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM
1.1 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG VIỆT NAM
Chúng ta thử so sánh đồ thị biểu diễn sự biến động giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam
trong giai đoạn 60 ngày từ tháng 14/2/08 -> 14/04/08.
Hình 1.1: Giá vàng Việt Nam và thế giới 60 ngày
So sánh trực quan 2 biểu đồ, ta thấy vàng Việt Nam biến động mạnh theo xu hướng thế giới.
Tuy nhiên, quan sát kỹ hai biểu đồ, có những điểm vàng Việt Nam không chạy cùng chiều
với giá thế giới.
Chỉ xét trong vòng 60 ngày mà chúng ta đã thấy nhiều thời điểm giá vàng Việt Nam và thế
giới chênh lệch và trái chiều nhau. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này?
1.1.1 Mối tương quan giữa giá vàng thế giới và Việt Nam
1.1.1.1 Kiểm định mối tương quan
Lấy mẫu quan sát 60 tuần của giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam
1
, sử dụng phương pháp
hồi quy giá VN theo giá thế giới, kết quả như sau:
Độ tương quan giữa giá VN và giá thế giới : p= 0,9955
1
Xem số liệu phụ lục 3
6
Kết quả cho thấy mối tương quan giữa 2 đại lượng giá VN theo giá thế giới là mối quan hệ
tuyến tính: y = 15,727 + 1,9187x
Hệ số R
2
= 0.991 thể hiện 99,10% sự biến động giá vàng Việt Nam được giải thích bởi giá
vàng thế giới.
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0.9955
R Square 0.99103
Adjus
ted R
Square 0.99088
Standard Error 19.4527
Observations 65
ANOVA
Df SS MS F
Significance
F
Regression 1 2632484 2632484 6956.77 0.00000
Residual 63 23839.58 378.406
Total 64 2656324
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95%
Upper
95%
Lower
95.0%
Upper
95.0%
Intercept 15.7272 17.1789 0.91549 0.36342 -18.602116 50.05647
-
18.602116 50.056468
X Variable 1 1.91873 0.023004 83.4073 0.00000 1.87275493 1.964696 1.8727549 1.9646958
Bảng 1.1: Kiểm định tương quan vàng Việt Nam và thế giới
Dựa vào bảng kết quả kiểm định, cho thấy giá vàng Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn từ giá
vàng thế giới.
1.1.1.2 Hệ số quy đổi
Hệ số quy đổi dựa vào công thức như sau:
[( Giá thế giới + 1$) x 1,20556 x tỷ giá] x 1,0035
Giá vàng Việt Nam phụ thuộc vào 3 nhân tố chính:
+ Giá vàng thế giới
+ Tỷ giá VND/USD
+ Quy luật cung cầu
Trong đó, giá vàng thế giới chuyển động trong thị trường hiệu quả, riêng tỷ giá của
VND/USD thì chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố mang đặc điểm riêng của thị trường Việt Nam.
Dù giá vàng thế giới và đồng USD có xu hướng ngược chiều nhau, tuy nhiên khi đổi về tỷ giá
của VND, thì giá vàng ở Việt Nam cũng đã ảnh hưởng ít nhiều, đó cũng giải thích nguyên
nhân vàng Việt Nam chênh lệch với vàng thế giới.
7
Do đó, muốn hiểu rõ thị trường vàng Việt Nam, thì cần nắm bắt tỷ giá VND/USD. Ngoài
những diễn biến các nhà đầu tư cần nắm bắt giá trị đồng USD trên thị trường thế giới thì cũng
cần hiểu rõ quy luật cung - cầu của đồng USD trên thị trường Việt Nam.
1.1.2 Những lý do khiến giá vàng SJC chênh lệch với giá vàng thế giới
1.1.2.1 Giá vàng SJC thấp hơn giá vàng thế giới
Thông thường với mỗi thay đổi 5 USD về giá trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp trong
nước sẽ điều chỉnh tương ứng 10.000-15.000 mỗi chỉ. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta thấy
rằng giá trong nước lại thấp hơn giá thế giới, vì sao lại như vậy? Theo chúng tôi, có các
nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất, thị trường Việt Nam là thị trường một chiều.
Luật Việt Nam không cho phép xuất khẩu vàng nguyên liệu ra nuớc ngoài và chỉ có nhập
khẩu vào. Theo các doanh nghiệp kinh doanh vàng, với lượng vàng tiêu thụ lớn hàng năm của
nước ta, nếu chỉ nhập mà không xuất thì nguồn vàng ở trong dân ngày chỉ tăng về lượng
nhưng phần lớn chỉ để làm nguyên liệu sản xuất vàng miếng, chạy lòng vòng trong dân, trở
thành phương tiện thanh toán thay cho tiền đồng. Thêm vào đó, để nhập vàng, Việt Nam phải
chi hàng trăm triệu USD, không có nguồn thu từ xuất khẩu để cân đối. Thực trạng này đã dẫn
đến giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới.
Ngoài ra, hiện tại SJC chỉ có thể giao dịch ở thị trường Châu Á và không hoàn toàn giao dịch
toàn thời gian, trong khi diễn biến thị trường khá động vào buổi tối khi Mỹ mở cửa. Xu
hướng các nhà đầu tư Việt Nam là mua vào nên trong bối cảnh khả năng biến động mạnh vào
buổi tối thì giá hiện tại vẫn thấp hơn giá thế giới để bù đắp cho khả năng giảm giá.
Thứ hai, ngân hàng “ngại” giữ vàng
Hiện tại các NHTM đều tăng lãi suất. Một thực tế cho thấy nếu xu hướng thị trường đa số là
bán ra và không mua vào thì vàng sẽ đi về đâu? Nhiều nhà đầu tư cho rằng sẽ vào các tiệm
vàng. Tuy nhiên, đây là lập luận sai. Thông thường tiệm vàng dù lớn cũng không tích trữ
nhiều vàng do việc nắm giữ rất rủi ro. Số vàng này lại quay trở về Ngân hàng. Chí phí giữ
vàng tăng do lãi suất vàng gần như bằng 0 trong khi lãi suất vay tiền VND rất cao. Đây là cơ
sở các Ngân hàng cũng không mặn mà với vàng.
Vậy Ngân hàng có lỗ khi giữ vàng? Nếu thị trường 2 chiều thì Ngân hàng sẽ không lỗ?
Thông thường một nghiệp vụ mua vàng trong nước sẽ được đối ứng với một nghiệp vụ bán
cho nước ngoài theo giá thế giới. Tuy nhiên, khi thị trường môt chiều thì Ngân hàng sẽ không
8
thể đủ ký quỹ với nước ngoài để bán ra mãi. Các khoản ký quỹ chịu chi phí lãi vay lớn sẽ là
cơ sở để Ngân hàng “ngại” giữ vàng. Và đây là cơ sở để giá vàng bị ép xuống. Ngân hàng chỉ
có thể thuận lợi khi mà thị trường cân bằng 2 chiều mua và bán.
Thứ ba, do tâm lý người Việt Nam còn đang “ngược” với thế giới
Một lực lượng lớn các nhà đầu tư đã mua vào trong thời gian giá vàng thấp và khi giá vàng
tăng như kỳ vọng của nhà đầu cơ trong nước đã bán ra để chốt lời mặc dù chưa tới đỉnh kỳ
vọng của thế giới. Thị trường Việt Nam thường có xu hướng trái ngược rất nhiều so với thế
giới khi thường là giá đang tăng thì bán xuống trong khi giá đang giảm thì mua lên trở lại.
1.1.2.2 Giá vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới
Thứ nhất, các công ty kinh doanh vàng đã nhập khẩu vàng vào với giá cao, do đó vàng thành
phẩm bán với giá cao trong khi giá thế giới đang trong giai đoạn giảm. Việc giá vàng cao do
công ty kinh doanh vàng nhập khẩu vàng vào thời điểm giá cao (quý I đầu năm, giá vàng
tăng khá cao, có lúc đạt trên 1000$ vào cuối tháng 3). Nhưng sau đó giá thế giới lại giảm
mạnh sau đợt cắt giảm lãi suất của FED vào cuối tháng 3 do các nhà đầu tư thế giới ồ ạt bán
ra để chốt lời, thì vàng Việt Nam lại không giảm do nguyên liệu đầu vào đã nhập với giá cao.
Thứ hai, tâm lý của các nhà đầu tư trong nước. Điều này được nhận định như là một xu
hướng của thị trường, một hành động tâm lý khi mà các nhà đầu tư nhận định xu hướng lên
của vàng. Hoạt động mua diễn ra ồ ạt đã đẩy giá vàng tăng cực mạnh như thế, nhất là trong
tháng 03/2008 vừa qua, trong khi nền kinh tế của Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng,
cùng với tin Mỹ sẽ cắt giảm thêm 75 điểm lãi suất cơ bản, vàng trên thị trường thế giới tăng
mạnh. Trong khi tình hình ở Việt Nam, các NHTM và NHNN không mặn mà với việc mua
USD, thì người ta càng tin rằng “vàng chắc chắn tăng mạnh”. Lượng cung chưa đáp ứng kịp
sức mua ồ ạt của nhà đầu tư thì các tiệm vàng nắm bắt cơ hội để “tăng giá”, và nhiều lúc
“vượt giá” thế giới nhưng nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua vì họ tin rằng giá sẽ còn cao nữa.
Thứ ba, giá vàng trên Sàn bị chi phối bởi giá vàng mà các doanh nghiệp thành viên sàn niêm
yết. Vì giá vàng mua bán trực tiếp hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn kinh doanh
vàng, trong khi đó các đơn vị này đều là thành viên của sàn vàng, mua bán trực tiếp với nhà
đầu tư cá nhân nên mới có hiện tượng nghịch lý là giá vàng trong nước không sát với giá
vàng thế giới.
1.1.3 Giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch dựa trên nhân tố có hệ thống
1.1.3.1 Thị trường một chiều
9
Việt Nam chỉ có thể nhập khẩu chứ không thể xuất khẩu, có thể nói thị trường Việt Nam là
thị trường một chiều. Một thực tế cho thấy nếu xu hướng thị trường đa số là bán ra và không
mua vào thì vàng sẽ đi về đâu? Nhiều nhà đầu tư cho rằng sẽ vào các tiệm vàng. Tuy nhiên,
đây là lập luận sai. Thông thường tiệm vàng dù lớn cũng không tích trữ nhiều vàng do việc
nắm giữ rất rủi ro, số vàng này lại quay trở về Ngân hàng. Chí phí giữ Vàng tăng do lãi suất
vàng gần như bằng 0 trong khi lãi suất vay tiền VND rất cao. Đây là cơ sở các Ngân hàng
cũng không mặn mà với vàng.
1.1.3.2 Yếu tố thời gian hoạt động của sàn vàng
Trong khi vàng thế giới mua bán 24/24 giờ và giao dịch online, thì Sàn giao dịch Vàng Sài
Gòn lại chỉ mở cửa “giờ hành chính”, đóng cửa vào lúc thị trường thế giới mở cửa do lệch
múi giờ, nên nhà đầu tư có muốn trở tay cũng không kịp
1.1.3.3 Tỷ giá VND/USD
Do giá vàng thế giới được quy đổi về giá Việt Nam thông qua tỷ giá VND/USD nên việc
chênh lệch giữa giá thế giới và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. Tỷ giá được xem xét
ở 2 góc độ: tiền USD và tiền đồng. Đồng USD phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, nhưng cũng
phụ thuộc vào quy luật cung cầu của thị trường trong nước. Nhà nước quy định biên độ dao
động của tỷ giá này là 0.5%, và trong mỗi thời điểm thì hệ số quy đổi cũng thay đổi theo tỷ
giá này. Trên thế giới có những thời điểm đồng USD tăng/giảm giá so với các loại ngoại tệ
khác, nhưng ở VN thì còn chịu tác động của quy luật cung cầu, và cả sự quản lý của nhà
nước, nên tỷ giá ít dao động lớn như tỷ giá của USD với đồng ngoại tệ mạnh khác.
1.1.3.4 Yếu tố vĩ mô của nền kinh tế trong nước
* Lạm phát
Bức tranh lạm phát của VN vào cuối năm 2007 đã tăng lên đến 2 con số 12,6%, và trong
những tháng đầu năm 2008, cùng với giá dầu tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng quý cũng tăng
mạnh tới 9,19%. Từ những dự đoán lạm phát sẽ tăng, việc mua vàng có tính chất dài hạn để
chống lạm phát là một giải pháp của nhiều người dân. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhu
cầu vàng trong năm nay sẽ tăng cao hơn năm trước.
* Lãi suất
Khi ngân hàng gia tăng lãi suất thì tiền gửi lại là một kênh đầu tư hấp dẫn với rủi ro không
đáng kể, ngân hàng đua nhau tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn chuyển sang đầu
tư vào tiền gửi ngân hàng. Nếu các ngân hàng không tăng lãi suất so với năm trước, thì với
10
tốc độ lạm phát như năm vừa qua, tiền gửi ngân hàng lại là khoản đầu tư không có lời, nếu
không muốn nói là lỗ. Điều đó làm cho các nhà đầu tư chuyển sang những hình thức kinh
doanh khác, trong đó vàng là một kênh đầu tư hấp dẫn, vừa chống lạm phát, vừa có thể đầu tư
dài hạn với xu thế giá vàng tăng trong tương lai.
* Ảnh hưởng thị trường chứng khoán và bất động sản
Khi 2 thị trường này có dấu hiệu đóng băng do chính sách của nhà nước thì nhà đầu tư có xu
hướng chuyển qua thị trường vàng. Vào một thời điểm nhất định nào đó, nếu giới đầu tư nghĩ
rằng đầu tư vào vàng có lời hơn và ít rủi ro hơn đầu tư vào chứng khoán thì họ sẽ ồ ạt bán
chứng khoán ra để lấy tiền mặt đầu tư vào thị trường vàng. Việc bán ồ ạt các loại chứng
khoán ra cùng một lúc của giới đầu tư sẽ làm cho giá chứng khoán nói chung giảm đi. Điều
đó cũng tương tự cho thị trường bất động sản.
Từ đầu năm cho đến gần đây, chứng khoán không còn là mảnh đất hấp dẫn những nhà đầu tư
“lướt sóng” khi VN-Index chỉ có một đường đi xuống, trong khi giá vàng biến động mạnh và
liên tục, vì thế sàn giao dịch vàng nổi lên như một thị trường đầu tư hấp dẫn. Diễn biến thị
trường chứng khoán và bất động sản những tháng đầu năm 2008 không mấy khả quan, cùng
với “đơn thuốc” thúc đẩy thị trường chứng khoán chưa mấy hiệu quả và chính sách “kìm
hãm” thị trường bất động sản của nhà nước, đã làm không ít nhà đầu tư chuyển hướng sang
thị trường vàng với mức lợi nhuận cao nhưng đầy rủi ro.
1.2 CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.2.1 Mua vàng vật chất
Là hình thức nhà đầu tư dùng tiền mua vàng, rồi mở tài khoản tiết kiệm và ký gửi vàng vào
Ngân hàng. Hình thức này có ưu điểm là rủi ro thấp, nhà đầu tư vừa hưởng được lợi nhuận
nếu như vàng tăng giá, vừa hưởng được lãi suất gửi vàng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là
vốn đầu tư ban đầu quá cao. Nói cách khác đây là một hình thức gửi tiết kiệm để tránh lạm
phát cao nhưng lãi suất tiết kiệm của vàng lại thấp hơn của tiền đồng.
Do đặc thù của vốn vàng nên trong thể lệ gửi vàng, các Ngân hàng không cho rút vàng trước
hạn. Tuy nhiên, người gửi có thể rút trước hạn bằng cách vay lại thông qua hình thức cầm cố
sổ tiết kiệm vàng.
1.2.2 Mua bán vàng kỳ hạn (Forward) là giao dịch trong đó Ngân hàng và khách hàng
thỏa thuận với nhau về giá và số lượng ngày hôm nay, thanh toán vào một thời điểm xác định
trong tương lai (từ 3 ngày trở lên sau ngày giao dịch).
11
Lợi ích của nghiệp vụ này là các nhà đầu tư hay doanh nghiệp có thể cố định được giá trị các
khoản thu hoặc chi bằng vàng trong tương lai nhằm bảo hiểm khỏi những tổn thất khi giá
vàng biến động mạnh, thu lợi nhuận dựa trên sự phán đoán về xu hướng biến động giá. Mặc
dù với dịch vụ này, khách hàng phải ký hợp đồng nếu không sẽ bị mất tiền ký quỹ (10%)
nhưng phí trả cho dịch vụ này thấp hơn hơn nhiều so với dịch vụ "Quyền chọn vàng" và phù
hợp hoàn toàn với khách hàng có nhu cầu thanh toán thực hoặc có nguồn thu nhập ổn định.
Hợp đồng có số lượng giới hạn tương đối thấp (từ 10 lượng SJC) dễ đáp ứng nhu cầu từ
khách hàng nhỏ lẽ đến những doanh nghiệp có quy mô lớn.
1.2.3 Quyền chọn vàng (Option) là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua Option
có quyền , chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng vàng cụ thể với một tỷ giá
thực hiện đã được ấn định tại thời điểm giao dịch cho một thời hạn cụ thể trong tương lai sau
khi trả cho Ngân hàng một khoản phí từ lúc ký hợp đồng.
Quyền chọn kiểu Mỹ: Bạn mua quyền chọn kiểu này có thể thực hiện quyền chọn tại bất cứ
thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Quyền chọn kiểu châu Âu: Bạn chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp
đồng.
Với hình thức này khách hàng có quyền chọn tỷ giá, chọn thời hạn hợp đồng, có quyền thực
hiện hoặc không thực hiện hợp đồng sao cho có lợi nhất cho mình và có thể bán lại cho Ngân
hàng trước hạn, được bảo hiểm khỏi tổn thất do biến động giá. Nếu biến động giá bất lợi thì
số tiền tối đa mà khách hàng bị mất là phí quyền chọn vì không cần phải thực hiện hợp đồng.
Đây cũng là lợi điểm của quyền chọn so với kỳ hạn. Tuy nhiên, khối lượng giới hạn khá lớn
và phải mất phí mua quyền chọn. Hình thức này phù hợp với khách hàng có quy mô giao dịch
lớn hoặc là bảo hiểm rủi ro cho những giao dịch không chắc chắn trong tương lai cũng như
tận dụng sự biến động mạnh của thị trường đề tìm kiếm lợi nhuận.
1.2.4 Sàn giao dịch vàng
12
Hình 1.2 Cơ cấu sàn giao dịch vàng Sài Gòn
Sàn giao dịch vàng Sài Gòn do Ngân hàng Á Châu (ACB) tổ chức chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 25/5/2007. Có 9 thành viên tham gia sàn giao dịch cùng với ACB, gồm các đơn
vị có giấy phép kinh doanh vàng: Eximbank, Công ty SJC, NH Việt Á, NH Phát triển nhà
TPHCM, NH cổ phần Sài Gòn Lúc đầu, đây là nơi giao dịch dành cho các tổ chức, cuối
năm 2007 mới cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia.
Cách thức tham gia
Cách thức khớp lệnh: khớp lệnh liên tục
Mức ký quỹ: 7% giá trị giao dịch, phần còn lại sẽ được ACB cho vay theo hạn mức tín dụng
được cấp (tối đa là 30 tỷ đồng đối với cá nhân). Giả sử vàng đang là 2.000.000 đồng/chỉ, tối
thiểu phải mua hoặc bán là 50 lượng, tức tổng giá trị giao dịch là 1 tỷ đồng thì bạn chỉ cần có
trong tay khoản tiền gửi là 70 triệu đồng. Như vậy, nhà đầu tư có thể đầu tư gấp 14 lần số vốn tự
có của mình.
Do khách hàng đầu tư chủ yếu bằng tiền vay của NH, nên ACB sẽ yêu cầu khách hàng nộp
thêm tiền ký quỹ ngay trong ngày khi tỷ lệ tổng giá trị tài sản ròng/tổng dư nợ vay chỉ còn
5% (tỷ lệ cảnh báo), ACB yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền để tỷ lệ này trở về mức 7%. Nếu
khách hàng chưa nộp thêm tiền mà giá vàng tiếp tục biến động làm cho tỷ lệ tài sản ròng/tổng
dư nợ vay chỉ còn 4%, thì ACB sẽ có toàn quyền xử lý tài sản của bạn để đảm bảo mức an
toàn cho Ngân hàng.
Khối lượng giao dịch tối thiểu: là 50 lượng và bước nhảy về giá là 1.000 đồng/lượng nhưng
không có giới hạn biên độ giao động giá. Mỗi lần mua hoặc bán, nhà đầu tư sẽ phải trả phí
cho ACB là 2.000 đồng/lượng. Như vậy, với 1 lần mua và bán khối lượng tối thiểu 50 lượng,
sẽ mất khoản phí 200.000 đồng.
13
Chú ý : bản thân ACB cũng được phép kinh doanh vàng, vì vậy, nếu lệnh mua hoặc bán của
nhà đầu tư trong mức giá ACB công bố, Ngân hàng này sẽ tự động giao dịch trực tiếp với bạn
mà không cần nhập lệnh vào sàn nữa. Mức giá khớp lệnh chính là giá bạn đặt, chứ không
phải mức giá thị trường đang khớp trên sàn giao dịch vàng.
1.2.5 Vàng ghi sổ
Đây là hình thức mua bán vàng vật chất và giao dịch theo hình thức ghi sổ theo giá vàng thế
giới tại CTCP Vàng Vina (vangvietnam.vn).
Chỉ cần ký quỹ 10% giá trị giao dịch với số lượng tối thiểu là 5kg, tức ký quỹ khoản tiền
tương đương với 250 triệu đồng. Khi khách hàng dự đoán giá vàng tương lai sẽ tăng thì sẽ gọi
điện mua vàng theo giá thế giới ở thời điểm hiện tại và đặt mua, khi có lời khách hàng có thể
bán ra bằng cách điện thoại vào công ty để chốt lời. Trong trường hợp dự báo giá vàng xuống
cũng tương tự như vậy. Khách hàng không có vàng nhưng vẫn có thể bán khống xuống, khi
giá xuống thực sự sẽ mua đối ứng trở lại.
Như vậy hình thức kinh doanh nay hoàn toàn tốt hơn so với hình thức kinh doanh truyền
thống của người Việt Nam là chỉ có biết mang tiền ra mua vàng mang về nhà để cất trữ và
chờ giá lên rồi bán ra lấy lời. Với hình thức này, khách hàng có thể giao dịch 24/24 qua điện
thoại với số lượng không hạn chế, phí qua đêm chỉ ở mức 1.600 VND/oz/ngày tương đương
2.000 VND/lượng/ngày và thấp hơn rất nhiều so với việc duy trì SJC qua đêm hiện tại của
các tiệm vàng lên tới 5.500 VND/lượng tới 6.000 VND/lượng hoặc còn cao hơn nữa. Đối với
các giao dịch bán khống không có phí qua đêm. Tuy nhiên, vàng ghi sổ theo giá thế giới sẽ
khá biến động và theo quy luật thế giới nên hết sức lưu ý trong việc mua bán. Giá nhảy liên
tục nên có thể sẽ ảnh hưởng tới tâm lý.
1.3 RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀNG
1.3.1 Rủi ro chung
Trong kinh doanh vàng, yếu tố quyết định chính là giá cả, thành công hay thất bại ở chỗ
quyết định giá mua-giá bán, bao nhiêu nhà đầu tư đổ tiền vào giao dịch vàng, nhưng không
có mấy người biết về "cơ chế" quyết định giá vàng trên thị trường quốc tế và cả ở Việt Nam.
1.3.1.1 Cơ chế “làm giá” trên thị trường quốc tế
Có năm “ông thần vàng” với tên gọi chung là “Hiệp hội thị trường vàng London” hiện đang
ngự trị ở thị trường vàng London. Năm “ông thần” đó là các Ngân hàng và tập đoàn Deutsche
Bank, Société Générale, HSBC, Scotia Mocatta, Barclays Capital.
14
Tất cả những nhà buôn vàng trên thị trường đều phải thông qua năm tổ chức này, mà theo
cách gọi của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), nên có thể ngầm hiểu rằng năm “ông thần
vàng” này “cùng công ty” tác động giá vàng trước tiên.
Điều này thể hiện qua việc ông chủ tịch phiên giao dịch bắt đầu buổi mua bán bằng cách đưa
ra giá để đấu (trying price). Các nhà buôn vàng đặt lệnh qua một trong năm dealer này, khớp
lệnh thì giao dịch thành công. Cứ thế mà các nhà buôn vàng, căn cứ trên thông tin về tình
hình kinh tế, chính trị như: giá năng lượng, nguyên vật liệu sản xuất, lãi suất của các tổ chức
tài chính, chiến tranh…trên thế giới để từ đó phân tích, tổng hợp, lập ma trận tính toán kỳ
vọng trước khi quyết định mua hoặc bán. Chính các công ty kinh doanh vàng bạc này, qua
trung gian là năm dealer nêu trên, sẽ “làm giá” trong ngày, bằng những tính toán và kỳ vọng
của họ, mỗi khi khớp lệnh giá được xem là giá niêm yết. Và rồi, phiên giao dịch kết thúc, giá
vàng ấn định vào buổi chiều ở London sẽ được xem là giá tham khảo cho toàn thế giới.
Sáng hôm sau, năm “ông thần” sẽ lại họp bàn để đưa ra giá đấu mới, tất nhiên chẳng cần gặp
mặt, mà qua điện thoại viễn liên.
Cái thủ tục “định giá” đó cứ như thế mà tiếp tục như đã diễn ra kể từ phiên đầu tiên vào 14
giờ sáng ngày 12/9/1919, với năm “ông thần vàng” đầu tiên là các Công ty N M Rothschild
& Sons; Mocatta & Goldsmid; Samuel Montagu & Co.; Pixley & Abell; và Sharps &
Wilkins. Ngày nay cộng lại mỗi hậu duệ của nhà Mocatta & Goldsmid trong một liên kết mới
là Scotia Mocatta.
1.3.1.2 Rủi ro biến động giá thị trường thế giới
Không giống như thị trường chứng khoán có giới hạn biên độ dao động giá, thị trường vàng
không có quy định mức biến động về giá, do đó, nhà đầu tư có thể kiếm được mức lợi nhuận
cao hơn, cũng như phải đối mặt với rủi ro càng lớn. Nếu những ngày bình thường, giá có thể
lên xuống từng đợt sóng chênh nhau khoảng 20 - 30 giá. Do thị trường Việt Nam lệch múi
giờ với thị trường Mỹ nên chỉ cần qua một đêm, giá vàng có thể biến động hàng trăm giá. Có
những ngày biến động lớn, giá vàng thế giới có mức biến động lên đến 50-60$/ounce.
Đầu tư vàng trong bối cảnh hiện nay lợi nhuận có thể mang lại cao, nhưng lại cực kỳ rủi ro vì
khi đặt lệnh mua và bán nhà đầu tư vẫn chưa có lệnh để dừng lỗ, trong khi biên độ dao động
giá vàng trên thị trường thế giới rất rộng, có ngày 30-45 USD/ounce nên khi giá vàng biến
động lớn nhà đầu tư khó trở tay kịp. Theo các chuyên gia, đầu tư vàng trong bối cảnh hiện
15
nay nguy cơ rủi ro rất lớn vì vàng đang ở ngưỡng cao nhất từ trước đến nay và đã có dấu hiệu
vàng được mua vào quá nhiều.
Theo các nhà phân tích, có 4 nguyên nhân chính tác động đến thị trường vàng
2
:
Thứ nhất, những thay đổi về tiền tệ, lạm phát, chính sách lãi suất cùng với những biến
động chính trị trên thế giới như chiến tranh, khủng bố…làm thay đổi giá trị của USD.
Thứ hai, giá dầu tăng cao, chi phí nhiên liệu cho sản xuất tăng, hàng hóa tăng giá, dẫn
tới tình trạng lạm phát, kéo theo đó là sự mất giá của đồng USD.
Thứ ba, sản lượng của các công ty khai thác vàng giảm, ảnh hưởng tới nguồn cung
trong lúc nhu cầu sử dụng vàng ngày một tăng nhất là ở các thị trường mới nổi như
Trung Quốc và Ấn Độ.
Thứ tư, động thái của giới đầu tư và các quỹ tiền tệ cũng như các quốc gia trên thế
giới tăng tỷ lệ dự trữ vàng.
Một yếu tố quan trọng nữa là tâm lý của giới đầu tư. Thị trường vàng thời gian qua quá nhạy
cảm một phần vì tâm lý dễ thay đổi. Với cùng một sự kiện, các nhà đầu tư có thể có những
cách phản ứng khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Tâm lý của nhà đầu tư trên thị
trường vàng thế giới gần đây có những thay đổi nhất định. Mỗi khi giá vàng nhích lên là họ
nhanh chóng bán ra chốt lãi, nếu có thông tin gì hỗ trợ cho USD thì hoạt động chốt lãi càng
diễn ra mạnh hơn.
2
Xem phụ lục 1 và 4
16
Hình 1.3: Những thời điểm vàng thế giới biến động mạnh
1.3.1.3 Rủi ro về kiến thức
Thời gian vừa qua, số lượng nhà đầu tư tham gia ký quỹ và mở tài khoản giao dịch vàng ngày
càng đông. Thế nhưng đa số nhà đầu tư trên sàn đều chơi theo cảm tính, làm theo đám đông.
Tâm lý đám đông luôn tồn tại trong quá trình ra quyết định của con người cũng như nhà đầu
tư, không phân biệt việc có kinh nghiệm hay không. Và lý thuyết ảnh hưởng đám đông này
càng thấy rõ khi nhà đầu tư buộc phải đưa ra các quyết định nhanh chóng, chưa có đầy đủ
thông tin cần thiết.
Làm theo đám đông không chỉ giới hạn với những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm mà việc
làm theo đám đông xuất hiện trực tiếp đến những tình huống không chắc chắn và mơ hồ. Khi
một tình huống ra quyết định trở nên không chắc chắn thì ảnh hưởng hành vi và quan điểm
của đám đông sẽ làm cho các cá nhân trở nên chắc chắn hơn.
Vì vậy, để có những quyết định đầu tư hợp lý và đạt được nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư nên
hạn chế những ảnh hưởng tâm lý trong các lý thuyết nêu trên, thay vào đó là sử dụng tổng
hợp các công cụ phân tích, dự báo tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định.
Hãy nhớ đừng bao giờ chống lại sức mạnh của đám đông, nhưng phải nhận thức được các
quyết định đầu tư cá nhân của bạn bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của đám đông xung quanh bạn
như thế nào.
17
Theo kết quả khảo sát
3
các nhà đầu tư thì chỉ ¼ trong số họ thực sự hiểu biết và sử dụng phân
tích cơ bản, phân tích kỹ thuật trong đầu tư.
1.3.1.4 Rủi ro thông tin
Việc đánh giá và phân tích thông tin là một yếu tố quan trọng quyết định xu hướng đánh lên
hoặc xuống, thế nhưng việc tập hợp thông tin và chọn lựa mức độ quan trọng của thông tin
ảnh hưởng đến giá vàng lại ẩn chứa nhiều rủi ro:
Thứ nhất, thông tin của nhà đầu tư Việt Nam không thể đầy đủ và kịp thời như trên thị trường
thế giới. Vì các trang web thế giới đưa tin hàng giờ, các thông tin được cập nhật liên tục
24/24, nhưng các nhà đầu tư trong nước chưa hẳn đã đọc được do hạn chế về mặt ngôn ngữ
nước ngoài. Điều quan trọng là nhà đầu tư không thể cập nhật kịp thời các biến động chính
trị, kinh tế trên thế giới - yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới. Khi các thông tin này đến
được các nhà đầu tư vàng trong nước thì trong nhiều trường hợp giá đã thay đổi rất nhiều
Thứ hai, nước ngoài có các tổ chức phân tích chuyên nghiệp, dự báo thị trường khá tốt, dựa
vào mức độ chính xác mà giá của các bảng phân tích và dự báo cao hay thấp. Trong khi thị
trường Việt Nam vẫn chưa có tổ chức chuyên nghiệp về phân tích và dự báo
4
, điều này khá
thiệt thòi cho các nhà đầu tư Việt Nam so với các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới, họ
có một đội ngũ chuyên nghiệp về thu thập và phân tích thông tin hỗ trợ sau lưng.
1.3.1.5 Rủi ro chênh lệch giá trong nước và thế giới
Một rủi ro nữa của nhà đầu tư vàng là giá trong nước có nhiều lúc hoàn toàn ngược với giá
thế giới khiến nhiều người dù đầu tư đúng theo xu hướng vàng thế giới vẫn bị lỗ.
“Cá lớn luôn ăn hiếp cá bé”
Có thể nói như thế do lẽ các công ty kinh doanh vàng bạc, lại là những tên tuổi bậc nhất, luôn
khống chế giá vàng trong nước ở giá khác với giá trên thị trường quốc tế, mà thường là ở
mức giá cao hơn, khoảng nửa triệu/lượng hoặc hơn nữa, trong vài ngày. Chắc ăn thì họ cho
giá mua vào gần gần giá bán ra, không chắc ăn thì đẩy xa khoảng cách.
Vì vậy tuy nhà đầu tư đã tham khảo chi tiết các thông tin thị trường thế giới vẫn cứ ngã ngựa,
vì quyết định theo “thời gian thực” với các dao động của thế giới, mà quên rằng thị trường
3
Kết quả khảo sát ở phụ lục 5
4
Kết quả khảo sát ở phụ lục 5
18
trong nước có theo những dao động thế giới hay không, lúc nào chịu thay đổi…là quyền của
các “ông thần vàng” trong nước.
Thêm nữa, giá vàng trên sàn lại bị chi phối bởi giá vàng mà các doanh nghiệp niêm yết. Vì
giá vàng mua bán trực tiếp hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn kinh doanh vàng,
trong khi đó các đơn vị này đều là thành viên của sàn giao dịch vàng, mua bán trực tiếp với
nhà đầu tư cá nhân nên mới có hiện tượng nghịch lý là giá vàng trong nước không sát với giá
vàng thế giới khiến nhà đầu tư thua lỗ càng nặng
5
.
1.3.2 Rủi ro chia theo hình thức kinh doanh
1.3.2.1 Theo giá vàng thế giới: vàng tài khoản, vàng ghi sổ theo giá thế giới
Vàng tài khoản: tính thanh khoản kém và rủi ro quá cao. Nếu một cá nhân mở tài khoản kinh
doanh vàng ở NH, với khoảng cách giá hiện tại 1,5 USD/ounce, cộng phí khoảng 0,40
USD/ounce thì ngay khi thực hiện giao dịch sẽ lỗ 1,90 USD/ounce, nhân ra với lượng giao
dịch tối thiểu 5kg (tương đương 160 ounce và tương đương 133 lượng) thì sẽ lỗ 305 USD
(gần 5 triệu đồng), đó là chưa kể chi phí vốn và giá chạy ngược, thêm vào đó là rủi ro do kẹt
đường dây điện thoại, hết giờ làm việc, hết hạn mức…
Vàng ghi sổ theo giá thế giới: là hình thức mới, chưa có luật của nhà nước một cách rõ ràng,
theo Luật NH hiện nay, NH nhà nước có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh vàng,
nhưng nếu theo Nghị định 160 về tổ chức quản lý của NH nhà nước thì NH nhà nước chỉ
quản lý vàng trong quan hệ xuất nhập khẩu chứ không phải là quản lý chung thị trường vàng.
Chính vì vậy có thể nói hiện nay những quy định về quản lý nhà nước đối với việc thành lập
cũng như quản lý hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng là chưa rõ ràng.
1.3.2.2 Theo giá vàng Việt Nam
Các nhà đầu tư ngoài việc đối mặt với rủi ro biến động giá vàng thế giới, còn phải đối mặt
với rủi ro về sự chênh lệch giữa giá Việt Nam và giá thế giới như đã nêu ở chương 1.
Kinh doanh vàng vật chất: việc bỏ vốn quá lớn để mua vàng, nếu chọn thời điểm vào thị
trường không thích hợp, sẽ không hưởng được nhiều lợi nhuận từ việc chênh lệch giá trong
khi vốn bỏ ra lớn. Bên cạnh đó cần xác định thời điểm mua-bán-mua lại một cách hợp lý để
xác định lợi nhuận cho mình. Ngoài ra, việc mua vàng vật chất còn phải xem xét chất lượng
vàng, có kế hoạch lưu trữ, xoay vòng vốn thích hợp.
5
Kết quả khảo sát ở phụ lục 5
19
Options: phí quyền chọn là chi phí đáng kể ảnh hưởng đến lợi nhuận, do đó, nếu không xác
định xu hướng và thời điểm thích hợp, nhà đầu tư sẽ bị lỗ chi phí mua quyền chọn. Vì chi phí
mua quyền chọn không rẻ, do đó dù thị trường có biến động nhưng không lớn thì vẫn không
đủ bù đắp cho phí mua quyền chọn.
Forward: rủi ro khi giá biến động gây ra khoản lớn hơn 10% ký quỹ vào lúc đáo hạn hợp
đồng, thì nhà đầu tư sẽ phải bỏ mức ký quỹ 10% ban đầu.
Sàn giao dịch vàng
ACB – vừa đá bóng vừa thổi còi
Từ lâu nay, không ít nhà đầu tư đặt dấu hỏi về việc ACB “vừa đá bóng vừa thổi còi. Có nhiều
ngày giá vàng biến động mạnh, không ít lệnh bất thường lên tới 5.000-15.000 lượng/lệnh,
như một thủ thuật hạn chế giao dịch các nhà đầu tư khác. Bởi người đặt lệnh sau phải đưa ra
mức giá bằng với giá của những lệnh trước đó, mới khớp lệnh được. “Phải chăng người đặt
những lệnh bất thường đó là ACB? Nếu quả như thế, chẳng khác gì sàn giao dịch vàng là sân
cỏ, còn ACB vừa là cầu thủ vừa là trọng tài”.
Rủi ro trong quy định
Mới đây, ACB đã ra thông báo chỉ cho khách hàng rút tối đa số tiền là 10 tỷ đồng/ngày và 10
lượng vàng/ngày, trong khi khối lượng tối thiểu để giao dịch là 50 lượng. Như vậy, nếu muốn
ngừng giao dịch, rút vàng ra nhà đầu tư phải đợi tới 5 ngày.
Bên cạnh đó, NH được quyền điều chỉnh lãi suất cho vay vàng/tiền đồng mà chỉ cần thông
báo cho nhà đầu tư biết, NH là người “nắm cán”, luôn giữ điều khoản có lợi nhất, vì vậy nhà
đầu tư cần phải nắm rõ các quy định trong hợp đồng để có kế hoạch thích hợp với những sự
thay đổi của NH.
Rủi ro từ hệ thống mạng ACB
Trong thời gian vừa qua, đã nhiều lần hệ thống mạng của sàn bị treo, khiến cho nhiều nhà
đầu tư không thể cắt lỗ hay chốt lời khi giá vàng biến động.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm nào từ các rủi ro như: lệnh của khách hàng không nhập
vào hệ thống hoặc lệnh đã vào hệ thống nhưng không thể xử lý hoặc khớp lệnh tại thời điểm
số lượng lệnh quá nhiều nhân viên không nhập lệnh kịp dẫn đến lệnh không nhập được…
Kết quả khảo sát cho thấy Ngân hàng không giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra trên sàn, hệ
20
thống công nghệ thông tin không đảm bảo cho sàn hoạt động tốt khiến nhiều nhà đầu tư bị
thiệt hại do không giao dịch được khi vàng có biến động
6
.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chúng ta thấy rằng giá vàng của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, và khi nhà đầu
tư tham gia thị trường gặp phải nhiều rủi ro. Bên cạnh những rủi ro chung do giá vàng thế
giới biến động, thì nhà đầu tư trong nước còn phải chịu ảnh hưởng chênh lệch giá trong nước
do nhiều nhân tố tác động mà chúng tôi đã phân tích trên đây. Khi tham gia thị trường, với
những ưu nhược điểm của từng loại hình, nhà đầu tư chọn lựa hình thức kinh doanh vàng
nào, sẽ gặp phải rủi ro riêng do đặc điểm loại hình kinh doanh. Và dù kinh doanh hình thức
nào, cũng cần phân tích và dự báo xu hướng giá vàng thế giới trước, sau đó xây dựng cho
mình kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với loại hình kinh doanh trên thị trường
Việt Nam.
6
Kết quả khảo sát ở phụ lục 5
21
CHƯƠNG 2 DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI
2.1 PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Có thể thấy, dòng vốn đầu tư chu chuyển giữa 4 thị trường: chứng khoán, hàng hóa, ngoại
hối, tín dụng và sự lưu chuyển vốn này sẽ cho thấy mức cầu vàng trong thị trường hàng hóa
sẽ tác động đến giá vàng trong tương lai.
Hình 2.1: Chu chuyển nguồn vốn giữa các thị trường
2.1.1 Thị trường hàng hóa
2.1.1.1 Dự báo cung vàng
Về phía cung, sản lượng vàng khó có thể tăng mạnh trong trung hạn, mặc dù giá kim loại này
rất hấp dẫn song những mỏ mới khá nhỏ. Nguồn cung từ Nam Phi, từng là quốc gia sản xuất
nhiều vàng nhất thế giới, đã chịu ảnh hường lớn do nhà cung cấp điện Eskom tuyên bố cắt
điện vào tháng 2, mặc dù Eskom hứa sẽ đảm bảo 95% nhu cầu điện nhưng những khó khăn
trong sản xuất vàng của quốc gian này vẫn chưa chấm dứt do các mỏ vàng của nước này đang
trở nên già cỗi, chất lượng giảm và mỗi ngày càng phải khai thác sâu, tốn kém. Các khu vực
sản xuất mới như Trung Quốc (nước hiện tại đang sản xuất nhiều vàng nhất thế giới, ước tính
đạt khoảng 300 tấn trong năm 2008 và Nga cùng một số nước khác ở Châu Á và Châu Phi
đang tăng sản lượng. Tuy vậy giá năng lượng tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng theo, tạo
ra khó khăn cho ngành sản xuất của nước này.
Kể cả khi vàng được khai thác thì không phải tất cả đều được cung cấp cho thị trường do các
chủ mỏ tiếp tục chuyển chúng sang các hợp đồng bảo hộ giá. Danh sách các hợp đồng giá
hiện tại đang đè nặng lên các nhà sản xuất với các hợp đồng từ giai đoạn bùng nổ thị trường
vàng, chủ yếu là do các ngân hàng với mức bán tổng cộng khoảng 400 tấn. Trong năm 2008,
tỷ lệ này đã giảm, chỉ còn lại khoảng 210 tấn do phần lớn các hợp đồng bảo hộ giá đã được
thực hiện.
22
Hình 2.2: Cung vàng từ các nước sản xuất lớn
Doanh số từ các NHTW từng có thời kỳ được xem là một nhân tố quan trọng trong thị trường
vàng, mặc dù doanh số này vẫn giữ ở mức cao song ảnh hưởng của chúng đã giảm trong vòng
9 năm qua do tác động của Hiệp định bán vàng của các NHTW (CBGA). Doanh số các
NHTW có thể giảm lớn trong thời gian tới do hiệp định CBGA không đạt được mức cao nhất
500 tấn/năm trong 2 năm (từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau), do đó có dấu hiệu
cho thấy rằng các ngân hàng Trung ương này sẽ mua thêm vàng trong thời gian tới (ngoại trừ
Trung Quốc có lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ). IMF, nhà cầm giữ vàng thứ ba thế giới,
cũng đang dự định bán ra 400 tấn vàng, mặc dù kế hoạch này cần được sự chấp thuận của
quốc hội Mỹ, song có nhiều khả năng kế hoạch này sẽ được thông qua và sẽ là một phần của
CBGA. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì việc bán vàng ra này được tiến hành? Nếu có bất cứ sự
trì hoãn nào trong kế hoạch này thì CBGA 2008 và 2009 sẽ không được tiến hành, trừ khi các
nước Đức hay Ý (các nước hiếm khi bán ra lượng vàng lớn) quyết định bán ra.
2.1.1.2 Dự báo mức cầu vàng: giảm nhẹ so với năm 2007
Trung bình hàng năm lượng vàng trên thế
giới được sản xuất ra khoảng 2500 tấn, trong
đó 15% được sử dụng trong công nghiệp,
60% dùng cho trang sức. Số còn lại là được
cất trữ, đầu cơ.
Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng nguyên liệu vàng thế giới
23
Theo Hiệp hội vàng thế giới, Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ vàng cao nhất thế giới với 722
tấn/năm, tiếp sau là Trung Quốc và Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn. Điều này sẽ gây thêm áp lực
cho cán cân cung-cầu.
Về phía cầu, lượng mua vào của các nhà đầu tư đã đẩy cầu trang sức lên. Các thị trường trang
sức Ấn Độ, Châu Á và Trung Đông là nơi kiểm soát cân bằng lượng cung cầu. Khi quan sát
các thị trường này, ta nhận thấy mối quan hệ ngược chiều với giá cả, như ở thị trường Ấn Độ,
thị trường vàng lớn nhất thế giới, và là nơi hàng năm nhập khẩu 500-800 tấn vàng. Giá cao và
các biến động lớn đã khiến nhập khẩu vàng vào Ấn Độ giảm mạnh trong năm nay, mặc dù
giá vàng tính theo rupi không tăng nhanh bằng giá vàng tính theo USD, tăng 30% so với mức
giá đầu năm 2007. Vào tháng 3, nhập khẩu vàng của Ấn Độ giảm đến một nửa, còn 27 tấn,
mức so sánh cùng kỳ nhập khẩu tháng 1 và 2 còn thấp hơn nữa. Đối mặt với giá vàng quốc tế
tăng mạnh, người mua vàng Ấn Độ có xu hướng tái sử dụng vàng cũ thay vì bỏ tiền ra mua
mới. Như vậy, thị trường trang sức phải đối mặt với giá vàng tăng cao kỷ lục, những bất định
của giá vàng sẽ khiến nhu cầu vàng thế giới giảm 200 tấn.
Các nhà đầu tư tổ chức vẫn đang đầu cơ vàng
Các tổ chức đầu tư vẫn đang tiến hành đầu cơ giá vàng ở mức rất cao. Điều này đẩy nhu cầu
ngắn hạn của vàng lên ngày càng cao trong năm 2008 và đóng vai trò chính trong việc đẩy
giá lên những mức cao kỷ lục. Với việc nhu cầu vàng nguyên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ
vẫn cao, các nhà đầu cơ này tiếp tục mong đợi những mức giá cao hơn rất nhiều, tạo sức ép
rất lớn lên giá vàng.
2.1.1.3 Dự báo cung – cầu dầu
Vàng và dầu “chạy” cùng chiều
7
Một điều dễ thấy rằng: dầu là nguồn tài nguyên có hạn, nguồn cung dầu sẽ giảm dần theo thời
gian, và xét trong dài hạn thì giá dầu chỉ có tăng chứ không giảm. Bên cạnh đó, mỗi khi có
chiến sự tại các nước Trung Đông – nơi tập trung mỏ dầu nhiều nhất trên thế giới- thì giá dầu
lại tăng đột biến, và điều này càng hỗ trợ xu hướng cho vàng tăng giá
Khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới được biết đến là vùng Trung Đông
và các nước khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó chính nguồn cung dầu
mỏ và nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn, ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng
7
Phụ lục 1 - phần 1.2
24
hóa này nên nhiều nhà đầu tư thường nhìn vào diễn biến giá dầu trong hiện tại và diễn biến
được dự đoán trong tương lai của dầu để từ đó dự đoán cho xu hướng dao động của vàng.
Mặc dù giá dầu cao làm giảm nhu cầu tại Mỹ, nhưng mức tiêu thụ dầu vẫn khá mạnh ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Nga và Trung Đông nên giá dầu vẫn biến động và khả năng là tăng trong thời
gian tới. Những biến động chính trị ở các nước sản xuất dầu lớn như Iran, Iraq, Nigeria khiến
nhiều người lo ngại những nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn. Những vấn đề này đã thúc đẩy
các quỹ, như quỹ bảo hiểm, đầu tư vào dầu lửa khiến cho dầu thô vẫn giữ ở mức cao.
Cuộc đua tranh năng lượng giữa hai cường quốc đang nỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ
tiếp tục gia tăng trong năm nay vì cả hai nước cùng săn lùng những nguồn năng lượng trên
thế giới để thõa mãn nhu cầu của nền kinh tế trong nước đang phát triển bùng nổ. Nền kinh tế
khổng lồ của Trung Quốc vốn rất cần nhiên liệu để sản xuất mọi hàng hóa… Theo thống kê
của cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng gần 50% nhu
cầu dầu lửa, Ấn Độ tiêu thụ khoảng gần 3 triệu thùng dầu/ngày.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự báo nhu cầu dầu của năm 2008 khoảng 87,7 triệu
thùng dầu/ngày, giảm so với mức dự báo cũ là 88,2 triệu thùng. Hiện nay, các nước giàu dầu
mỏ nằm ở khu vực Trung Đông, Nga và Biển Đông, phần lớn các nước giàu dầu mỏ đều là
thành viên của OPEC nên sản lượng dầu cung cấp chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của tổ
chức này.
Như vậy trong năm nay, giá dầu vẫn có dấu hiệu tăng cao, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
2.1.2 Thị trường tín dụng - Thị trường chứng khoán - Thị trường ngoại hối
Có thể nói, nền kinh tế của Mỹ lâm vào khủng hoảng bắt nguồn từ thị trường tín dụng, vì vây,
việc kinh tế Mỹ có phục hồi hay không, có nghĩa cuộc khủng hoảng tín dụng có được khắc
phục hay không và thị trường chứng khoán có thu hút các nhà đầu tư hay không, sẽ tác động
đến sự chu chuyển vốn giữa các thị trường, trong đó có thị trường vàng và vì thế sẽ có ảnh
hưởng đến giá vàng.
Vàng cùng với phần lớn các vật phẩm khác, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng
tín dụng, do đường tín dụng của các nhà đầu tư bị kéo dãn ra và đầu tư giảm. Tuy nhiên, khi
cuộc khủng hoảng này gia tăng, vàng trở thành một nguồn đầu tư tốt và tái thiết lập được vị
thế của mình như là nơi cất giữ tài sản an toàn nhất. Bên cạnh đó, việc USD giảm giá tương
đối so với các loại ngoại tệ mạnh khác đã đẩy giá vàng tính theo USD tăng lên và làm tăng sự
hấp dẫn của vàng với các nhà đầu tư chủ yếu dựa vào USD. Tuy vậy, có lẽ nguyên nhân quan