Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngạt mũi ở phụ nữ có thai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.2 KB, 5 trang )

Ngạt mũi ở phụ nữ có
thai
Theo Giáo sư F. Disant Ðại học Y Lion (Pháp) khoảng 20% PNCT bị
ngạt mũi, chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Việc
“chữa mũi” lại làm cho cả người bệnh và thầy thuốc đều dè dặt vì sợ
thuốc “làm ảnh hưởng tới thai nhi”.
Ðặc điểm viêm mũi ở thai phụ
Nói chung đây là loại viêm mũi vận mạch kèm theo hiện tượng tăng hoạt
động của mũi. Có thể xuất hiện vào 3 tháng giữa của thời kỳ mang thai,
nhưng chủ yếu vào 3 tháng cuối. Việc chẩn đoán bệnh dựa trên 3 dấu hiệu:
Hắt hơi, chảy nước mũi, sau đó là ngạt mũi. Về dấu hiệu chảy nước mũi,
thường là nước mũi loãng chảy ra ở mũi trước, bệnh nhân có thể xì và lau
được, kèm theo có chảy nước mũi đặc xuống họng, làm bệnh nhân phải khịt
xuống miệng để nhổ ra ngoài.
Theo Giáo sư F. Disant loại viêm mũi này sẽ kéo dài từ 3 đến 20 tuần.
Thông thường nó sẽ tự khỏi trong vòng từ 2 đến 6 tuần sau khi sinh. Quan
điểm của Giáo sư F. Krause nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hoa Kỳ thì
1/3 số bệnh nhân bị viêm mũi sẽ giảm và khỏi sau khi sinh, 1/3 khác viêm
mũi sẽ chẳng khá lên, 1/3 còn lại viêm mũi sẽ nặng lên. Nếu những thai phụ
nào dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài trong thời kỳ mang thai thì triệu chứng ngạt
mũi sẽ không giảm nhiều sau khi sinh. Người bệnh có xu hướng lệ thuộc vào
thuốc và cần đến một quá trình điều trị đặc biệt cai thuốc.

Người có thai họ bị nhiều “stress” về tâm sinh lý, có thể làm nặng lên, và
kéo dài hơn bệnh viêm mũi (Ảnh minh họa)
Tại sao khi có thai dễ bị viêm mũi hơn?
Ở PNCT người ta thấy có hiện tượng tăng nội tiết tố sinh dục trong máu
(oestrogen và progesterol) do nhau thai tiết ra. Người ta cũng chứng minh
được hình như có sự liên quan giữa phù nề, tăng cường vận mạch ở niêm
mạc mũi, và tăng nồng độ oestrogen trong máu. Viêm mũi vận mạch cũng
được quan sát thấy ở những trường hợp tương tự, ở những người dùng thuốc


tránh thai có nội tiết tố, tuổi dậy thì. Nghiên cứu niêm mạc mũi ở thỏ cái có
chửa người ta cũng thấy có hiện tượng phù nề niêm mạc và tăng quá trình
vận mạch của niêm mạc mũi, đặc biệt ở nửa sau của thời kỳ thai nghén.
Hiện tượng này được giải thích như sau: Dưới tác dụng của oestrogen làm
tăng hoạt hóa hệ Cholinergic, hệ này tác động lên các sợi thần kinh quanh
mạch và quanh tuyến của niêm mạc mũi gây ra phù nề niêm mạc mũi.
Hơn nữa ở người có thai họ bị nhiều “stress” về tâm sinh lý, có thể làm nặng
lên, và kéo dài hơn bệnh viêm mũi. Hệ thần kinh phó giao cảm cũng tham
gia vào quá trình điều khiển hệ cholinergic có một số nhánh thần kinh đi vào
mũi, do vậy khi bị kích thích sẽ gây ra viêm mũi vận mạch.
Người ta cũng quan sát thấy khi có thai có thể làm xuất hiện và làm nặng
thêm viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên cũng có một số người, khi có thai viêm
mũi dị ứng lại nhẹ đi. Khi có thai thì xoang mũi sẽ là một “miếng mồi ngon”
cho các loài vi khuẩn vì sự phù nề của niêm mạc mũi và sự giảm hoạt động
của hệ lông chuyển, gây ứ đọng dịch trong xoang.
Tại Pháp, hơn một nửa số thai phụ tự lạm dụng thuốc nhỏ mũi kéo dài loại
thuốc co mạch. Điều này không nêu vì có thể thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến
tuần hoàn của nhau thai.
Ðiều trị như thế nào
Trong khi bệnh nhân đang mang thai
Điều đầu tiên người bệnh được hỏi kỹ tiền sử dùng thuốc. Một điều quan
trọng mà các bác sĩ tai mũi họng châu Âu nhắc nhở các thai phụ là không
được dùng thuốc nhỏ mũi (thuốc co mạch) quá 3 ngày liên tục.
- Giai đoạn đầu tiên: Là rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, sau đó
dùng thuốc chống phù nề, và kháng histamin tại chỗ (xịt mũi).
Rửa mũi có vai trò làm sạch các dịch nhầy ở mũi. Rửa mũi được coi là một
cách “xì mũi nhân tạo”. Sau khi rửa mũi lượng đại thực bào (một loài tế bào
của cơ thể giúp tiêu diệt vi khuẩn) tăng lên rõ rệt ở mũi. Hơn nữa sau khi rửa
mũi, thì khả năng ngấm thuốc ở mũi cao hơn nhiều, đặc biệt trong viêm mũi
dị ứng, rửa mũi làm giảm lượng kháng nguyên trong niêm mạc mũi, cũng

như giảm độ tập trung các chất viêm nhiễm trung gian tại chỗ. Người ta
khuyên đối với PNCT việc rửa mũi cần phải thường xuyên như chúng ta
đánh răng hàng ngày, vì dung dịch NaCl 0,9% có thể dùng dài ngày mà
không gây tác hại.
Ngoài ra, có thể kết hợp các phương pháp như: Ngâm chân nước ấm buổi
tối, uống nước ấm trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể tự giải quyết ngạt mũi
bằng cách: Day hai huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi của bạn.
- Xịt corticosteroid: Nên dùng loại “xịt” (tác dụng tại chỗ). Ngày nay bắt đầu
xuất hiện một số loại thuốc xịt corticosteroid có thể cân nhắc sử dụng cho
phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối. Nếu bạn có vấn đề, cần đi khám và hỏi kỹ bác
sĩ tai mũi họng của bạn. Chỉ sử dụng corticosteroid khi các phương pháp
khác không có kết quả. Loại thuốc này bắt đầu có kết quả sau 10 đến 14
ngày kể từ khi xịt và bệnh nhân chỉ thực sự hết ngạt mũi sau 3 đến 6 tuần.
Trong trường hợp cần phải uống kháng sinh, phải hết sức tránh loại kháng
sinh có ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau khi sinh
Nếu viêm mũi không giảm sau 6 tuần, người bệnh cần phải đến chuyên khoa
tai mũi họng để làm kỹ hơn các xét nghiệm dị ứng và sẽ có biện pháp điều
trị đặc biệt hơn.

×