Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Học cách trở thành nhà quản lý tận tâm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.07 KB, 4 trang )

Học cách trở thành nhà quản lý tận tâm
Cuộc sống là một chuỗi các sự lựa chọn, và bạn cũng có thể chọn cho mình con
đường trở thành nhà lãnh đạo được nhân viên yêu mến. Sau đây là một số bí quyết
mà bạn có thể áp dụng trong cách hành xử của bản thân với nhân viên, với khách
hàng, bạn hàng để thể hiện một kỹ năng lãnh đạo khéo léo và hiệu quả.
Bằng việc áp dụng những chỉ dẫn này, bạn có thể gây dựng được sự tin tưởng và
lòng trung thành nơi nhân viên, khi họ thấy rằng bạn quan tâm đến họ và công
việc của họ một cách thành thực.
1. Cách khởi đầu của một ngày: đó chính là thời điểm tuyệt vời để thể hiện sự
nhiệt tình trước một ngày làm việc mới. Hãy hồ hởi chào hỏi tất cả nhân viên của
bạn. Lời thăm hỏi vào lúc sáng sớm sẽ giúp cho nhân viên có được một tâm trạng
hưng phấn, vui vẻ suốt cả ngày làm việc. Và điều này đôi khi còn mang lại hiệu
quả không ngờ.
2. Chủ động cho nhân viên cơ hội được nhìn thấy bạn thường xuyên trong
thời gian làm việc. Hãy phát huy tác dụng việc điều hành bên ngoài văn phòng
(Management By Walking Around) bằng cách đi vòng quanh công ty với nụ cười
luôn nở trên môi, hạn chế ngồi lỳ trong phòng suốt ngày. Nếu nhân viên không lúc
nào nhìn thấy bạn, họ có thể sẽ cảm thấy bị bỏ quên và thậm chí tệ hơn, trở nên
chán nản.
3. Tổ chức các cuộc mừng công. Xác lập những mục tiêu nhỏ và mang tính thực
tiễn mỗi tháng hoặc quý để nhân viên của bạn có thể nỗ lực hoàn thành. Đừng đợi
đến khi bạn kết thúc một dự án lớn mới tiến hành tuyên dương, chúc mừng những
người có công. Chỉ đơn giản với bánh kem và nước ngọt để ngợi khen những công
việc đã được hoàn thành một cách xuất sắc. Sự biểu dương đúng lúc luôn có tác
dụng như một ly nước lạnh xua tan đi cơn khát. Nếu để quá muộn, nó sẽ không có
nhiều tác dụng vì khi đó người ta đã không còn khát nữa.
4. Khuyến khích nhân viên sắp xếp lại nơi làm việc. Mỗi vài tháng, cho nhân
viên của bạn hai hoặc ba tiếng đồng hồ để vệ sinh góc làm việc, lau dọn bàn ghế,
sắp xếp lại hồ sơ, sửa sang máy vi tính Bất kỳ một nhân viên nào khi nhận thấy
rằng người lãnh đạo quan tâm đến điều kiện làm việc và những đề nghị chính đáng
của họ cũng đều thấy cảm kích. Vì vậy, họ sẽ nỗ lực làm việc hơn nữa như một


hành động trả ơn. Vậy thì tại sao bạn lại không thể hiện điều đó?
5. Khi buổi chiều bắt đầu xuống (khoảng 15giờ), bạn hãy đi một dạo quanh
văn phòng và hỏi thăm mọi người: “Công việc thế nào?” Đây là thời gian mọi
người đã bắt đầu mệt mỏi và cần sự khích lệ. Họ sẽ đánh giá cao tính chu đáo của
bạn.
6. Tạo ra một hòm thư góp ý nhỏ và tổng kết nội dung mỗi tháng một
lần. Hãy để cho nhân viên của bạn biết rằng bạn quan tâm đến những nhu cầu của
họ bằng việc ghi chép lại và tổng kết hàng tháng. Thông báo về những yêu cầu này
bằng việc gửi thư đính kèm hoặc đính chúng lên trên bảng thông báo tại nơi làm
việc.
7. Đưa ra những đề nghị mang tính khuyến khích cao. Hãy khích lệ nhân viên
của bạn tham gia vào các dự án cộng đồng mà công ty bạn thực hiện nếu họ đã
hoàn thành tốt công việc chuyên môn. Linh động thời gian cho các nhân viên giỏi
với những lý do cá nhân (đau ốm, học thêm…). Hãy tặng thưởng cho nhân viên đã
có nhiều thành tích trong công việc và đóng góp cho công ty những món quà nhỏ
có tính chất động viên (vé xem phim, xem kịch, bữa ăn ở nhà hàng ). Để có thể
trở thành nhà quản lý tận tâm, bạn phải học cách nắm bắt các vấn đề của nhân viên
và cố gắng giúp đỡ họ. Sự thấu hiểu và cảm thông là yếu tố không thể thiếu trong
tính cách của một nhà lãnh đạo.
8. Khuyến khích tình bạn giữa các
nhân viên. Ai cũng muốn có được
những người bạn thân thiết ở nơi
làm việc, nhưng đa phần hoặc là quá
bận rộn hoặc quá nhút nhát nên
không thể chủ động kết bạn. Hãy tạo
ra một môi trường tiếp xúc giữa các
nhân viên để họ có điều kiện chia sẻ
sở thích của họ với những người
khác. Hầu hết các công ty, tổ chức
đều thu hút được rất nhiều nhân viên

có những tài năng đặc biệt.
Ví dụ, nếu bạn có một nhân viên nào đó trong công ty rất giỏi chơi cờ vua và sẵn
lòng dạy lại cho những người khác, thì bạn hãy tạo điều kiện cho họ thực hiện điều
đó bằng cách tạo ra không gian phù hợp. Bạn cũng có thể tổ chức những nhóm
trao đổi khác như thêu đan, ngoại ngữ, đàn hát…Với những hoạt động này, ngoài
sự yêu mến mà bạn nhận được từ nhân viên, thì một điều hết sức quan trọng mà
bạn đạt được đó chính là sự đoàn kết trong nội bộ công ty. Thực tế đã chỉ ra rằng
không có sức mạnh nào có thể lớn bằng sức mạnh tập thể.
9. Kiềm chế cơn giận giữ. Rất có thể một nhân viên nào đó đã làm bạn bực mình
vì kết quả thực thi công việc của anh ta không đạt yêu cầu. Khi đó, thay vì quát
tháo ầm ĩ, bạn hãy nói cho anh ta biết rằng bạn rất thất vọng vì kết quả đó hay vì
cách anh ta làm việc, chứ không phải vì con người anh ta. Đây chính là điểm khác
biệt giữa phê bình và chỉ trích. Hầu hết mọi người đều học được nhiều điều từ
những lời phê bình chính đáng mang tính xây dựng, nhưng tất cả mọi người đều
ghét bị chỉ trích cá nhân. Và bạn cũng thấy đó, những lời chỉ trích luôn luôn phản
tác dụng.

Hãy tạo ra một môi trường tiếp xúc giữa
các nhân viên để họ có điều kiện chia sẻ
sở thích của họ với những người khác.
10. Thể hiện óc hài hước. Đa số trong chúng ta đều thích những người lạc quan,
vui vẻ và có óc hài hước. Bạn không cần phải là người có khiếu kể chuyện cười,
những hãy học cách cười một cách thoải mái và cởi mở.
Những bí quyết trên rất dễ dàng áp dụng, nhưng không hề dễ dàng phát huy tác
dụng, bởi một quy tắc tối quan trọng mà các nhà lãnh đạo tận tâm cần nhớ là mọi
hành động của bạn phải xuất phát từ sự chân thành. Nếu không, tất cả những bí
quyết trên đều trở nên phản tác dụng. Những nhân viên vô cùng thông minh của
bạn sẽ chẳng khó khăn gì mà không nhận ra được nụ cười của bạn xuất phát từ trái
tim hay từ khối óc.


×