Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ (Phần chung) Chương IV HÀNH VI PHÁP LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.48 KB, 51 trang )

GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ (Phần chung)
Chương IV
HÀNH VI PHÁP LÝ

Người viết: PGS. TS. Ngô Huy Cương
Trường Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội

KẾT CẤU CHƯƠNG IV
Nhập chương
Mục 1- Khái niệm và phân loại hành vi pháp lý
Mục 2- Các nguyên tắc của hành vi pháp lý
Mục 3- Biểu lộ ý chí
Mục 4- Giao kết hợp đồng
Mục 5- Điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý và vơ hiệu hóa hành vi
pháp lý

Nhập chương
Phần chung hay quyển chung của các Bộ luật Dân sự được pháp điển hóa
theo mơ hình Bộ luật Dân sự Đức (trường phái Pandectists) ln có một chương
về hành vi pháp lý hay giao dịch pháp lý để nói tới một loại nguồn gốc (căn cứ)
phổ biến nhất và quan trọng nhất làm phát sinh ra hệ quả pháp lý của luật tư.
Bộ luật Dân sự Pháp (1804 và hiện hành), theo mơ hình của Gaius, chia nội
dung của nó thành ba quyển để lần lượt nói về người, về tài sản, và về hành vi
cũng như sự kiện, trong khi đó Bộ luật Dân sự Đức (1900 và hiện hành) chia nội
dung của nó thành năm quyển để lần lượt nói về phần chung, về luật nghĩa vụ, về
luật tài sản, về luật gia đình và về luật thừa kế. Phần chung của Bộ luật Dân sự
Đức thể hiện rõ nét nhất thành tựu của trường phái Pandectists, phản ánh mức độ
trừu tượng hóa rất cao của những cuộc tranh luận khoa học chi tiết, bền bỉ trong

1



quá trình xây dựng Bộ luật này và là một dấu ấn rõ ràng nhất về bản chất khoa học
của Bộ luật này1.
Cho đến nay, Việt Nam đã có tới bảy Bộ luật Dân sự: Bộ luật Dân sự Giản
yếu 1886; Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931; Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936; Bộ luật
Dân sự của Việt Nam Cộng hòa 1972; Bộ luật Dân sự 1995; Bộ luật Dân sự 2005;
và Bộ luật Dân sự 2015. Bốn Bộ luật Dân sự của các chế độ cũ nói trên được xây
dựng theo mơ hình Pháp. Ba Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam nói trên được xây dựng theo mơ hình Đức có đan xen với nhiều yếu tố của
mơ hình Pháp.
Việc lựa chọn mơ hình ln là vấn đề quan trọng trong pháp điển hóa.
Tranh luận khoa học là rất cần thiết và khơng thể tránh khỏi trong q trình lựa
chọn mơ hình, xây dựng mơ hình và soạn thảo cũng như thông qua Bộ luật Dân
sự. Tuy nhiên việc xây dựng các Bộ luật Dân sự ở Việt Nam dường như thiếu thốn
sự tranh luận khoa học thực sự. Do đó chúng ta khó có thể tìm kiếm được những
tài liệu thể hiện rõ lý do tại sao chúng ta đã lựa chọn hay xây dựng mơ hình pháp
điển hóa luật dân sự như hiện nay để lý giải cho ý đồ và quan niệm liên quan tới
chương nói về hành vi pháp lý (giao dịch dân sự) trong các Bộ luật Dân sự 1995,
Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015.
Hành vi pháp lý phản ánh tự do cá nhân của con người2, và là một vấn đề
pháp lý trung tâm, rất rộng lớn, chuyên biệt và đầy kỹ thuật pháp lý. Vì vậy trong
thực tiễn pháp điển hóa cũng như trong việc giới thiệu hay nghiên cứu về hành vi
pháp lý ở phần chung hay quyển chung của luật dân sự, người ta khó nhất trí với
nhau hoàn toàn về việc xác định phạm vi của nó.
Thơng thường chương nói về hành vi pháp lý của phần chung hay của
quyển chung của Bộ luật Dân sự đề cập tới những vấn đề lớn như: Hành vi pháp lý
là gì và được phân loại như thế nào? Làm thế nào để xác lập được một hành vi
1

Sir Basil Markesinis, Hannes Unberath, and Angus Johnston, The German Law of Contract- A

Comparative Treatise, Second Edition, Hart Publishing, Oxford and Portland, Oregon, 2006, pp. 19-20.
2
Sir Basil Markesinis, Hannes Unberath, and Angus Johnston, The German Law of Contract- A
Comparative Treatise, Second Edition, Hart Publishing, Oxford and Portland, Oregon, 2006, p. 26.

2


pháp lý và cấp cho nó một hiệu lực? Tại sao nó bị vơ hiệu và hậu quả của vơ hiệu
là gì? Thế nhưng những câu hỏi như vậy khó có thể có câu trả lời đủ bao quát bởi
mối liên hệ nội tại và khăng khít của chúng với các vấn đề khác về nội dung và về
sự thúc buộc của hành vi pháp lý nói chung và của mỗi loại hành vi pháp lý nói
riêng… Vì vậy chương giáo trình này cố gắng tách bạch như có thể để chuyển tải
các câu trả lời cho các câu hỏi trên một cách đầy đủ nhất như có thể.

Mục 1
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HÀNH VI PHÁP LÝ

1.1. Khái niệm hành vi pháp lý
Quy tắc pháp luật thường được cấu tạo bởi một cơng thức tư duy chung- đó
là “nếu…, thì…”, tức là nếu có một nguồn gốc pháp lý hay một căn cứ pháp lý, thì
sẽ làm phát sinh ra một hệ quả pháp lý nào đấy.
Ví dụ: “Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu
lực pháp luật thì quan hệ về hơn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của
người đó được giải quyết như đối với người đã chết.” (Điều 72, khoản 1, Bộ luật
Dân sự 2015); “Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua
thành nhiều lần mà bên bán thực hiện khơng đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì
bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.” (Điều 436, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2015); “Trường hợp con của
người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì

cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
(Điều 652, Bộ luật Dân sự 2015).
Nguồn gốc pháp lý mà ở Việt Nam thường được gọi là căn cứ pháp lý đơi
khi cịn được gọi là điều kiện pháp lý. Luật La Mã tổng kết có năm nguồn gốc làm
phát sinh ra quan hệ nghĩa vụ (một loại hệ quả pháp lý), bao gồm: hợp đồng;
3


chuẩn hợp đồng hay gần như hợp đồng; vi phạm; chuẩn vi phạm hay gần như vi
phạm3; và nghĩa vụ pháp định4. Lưu ý: nghĩa vụ nói ở đây là một quan hệ pháp lý
(quan hệ đối nhân) mà theo đó một bên (người có quyền hay trái chủ) có quyền
yêu cầu bên kia (người có nghĩa vụ hay người thụ trái) phải thực hiện một đối
tượng nào đó có thể trị giá được bằng tiền vì lợi ích của người có quyền. Gaius từ
xưa đã có sự phân biệt giữa “hành vi tự nguyện” và “hành vi không tự nguyện” để
sử dụng có hệ thống và từ đó kéo theo hai loại quy tắc pháp lý khác nhau để áp
dụng cho việc thực hiện lời hứa và những hành vi sai trái5.
Ngày nay, khoa học pháp lý thường nhắc tới ba căn cứ làm phát sinh ra hệ
quả pháp lý nói chung, bao gồm: (1) hành vi pháp lý; (2) sự kiện pháp lý; và (3)
hiệu lực của pháp luật. Cách phân loại thứ hai này xuất hiện rõ hơn trong pháp
điển hóa luật dân sự theo trường phái Pandectists (trường phái pháp điển hóa hiện
đại) mà điển hình là Bộ luật Dân sự Đức, Bộ luật Dân sự Hy Lạp và Bộ luật Dân
sự Nhật Bản… hiện hành. Giáo sư (Đức) Friedrich Carl von Savigny là người đầu
tiên đưa ra học thuyết bao quát về hành vi pháp lý mà tại đó quan niệm rằng một
người có thể chỉ bởi ý chí của mình làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
pháp lý với người khác hoặc với vật6.
Hành vi pháp lý là sự biểu lộ ý chí của con người dự định làm phát sinh ra
một hệ quả pháp lý được thừa nhận bởi pháp luật7. Hành vi pháp lý được chia
thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên khơng phải

bất kỳ sự biểu lộ ý chí nào dự định làm phát sinh ra một hệ quả pháp lý đều được
thừa nhận bởi pháp luật. Thông thường pháp luật đặt ra các điều kiện hoặc đòi hỏi

3

Andrew Borkowski & Paul du Plessis, Textbook on Roman Law, Third Edition, Oxford University Press,
2005, p. 253.
4
Xem Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển II- Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ
Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 23- 24.
5
Xem Reinhard Zimmerman, The Law of Obligations- Roman Foundations of the Civilian Tradition,
Oxford University Press, 1996, pp. 10-11.
6
Lưu ý: “Vật” nói ở đây là một phạm trù của luật dân sự chỉ những bộ phận khác nhau của thế giới vật chất
mà đã được quan hệ xã hội hóa và có thể đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
7
Ernest J. Schuster, The Principles of German Civil Law, Oxford at the Clarendon Press, London and New
York, 1907, p. 80.

4


sự biểu lộ phải được bổ sung thêm bởi một hoặc một số hành động nhất định (ví
dụ: hành động chuyển giao tài sản hoặc đăng ký…).
Sự kiện pháp lý là sự kiện làm phát sinh ra một hệ quả pháp lý ngồi ý chí
của đương sự (ví dụ: bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…). Hiệu lực của luật là
việc làm phát sinh ra hệ quả pháp lý bởi ý chí của nhà làm luật (Ví dụ: thủ đắc
quyền sở hữu do thời hiệu hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng…).
Hành vi pháp lý (juridical act) khác với sự kiện pháp lý (juridical fact) ở

mấy điểm chủ yếu sau: hành vi pháp lý là hành vi có tính tự nguyện mà phải được
chứng minh và có thể bị chấm dứt nếu có khuyết tật (tì ố hay hà tì) hoặc vi phạm
qui tắc bắt buộc của pháp luật, trong khi đó sự kiện pháp lý xảy ra (ngoài ý muốn)
và được xem xét bởi pháp luật, và không chấm dứt8.
Hành vi pháp lý được Bộ luật Dân sự 2015 gọi là “giao dịch dân sự”, và
còn được khoa học pháp lý gọi là “giao dịch pháp lý”. Từ “giao dịch” trong cuộc
sống thường nhật được dùng để chỉ một loại hoạt động sống của con người mà tại
đó người ta gặp gỡ nhau một cách trực tiếp hoặc thông qua một phương tiện giao
tiếp nào đó để trao đổi, bàn thảo với nhau về một vấn đề nào đó, nhất là trong kinh
doanh, thương mại. Thế nhưng trong luật học, thuật ngữ “giao dịch” đứng đơn lẻ
như vậy trong một ngữ cảnh pháp lý cụ thể thường ngụ ý về việc biểu lộ ý chí và
thống nhất ý chí làm phát sinh ra một hệ quả pháp lý nào đó. Tuy nhiên Bộ luật
Dân sự 2015 xây dựng thuật ngữ “giao dịch dân sự” khơng thực sự thích hợp để
chỉ chung tất cả các loại hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương của luật tư mà
trong đó có cả hợp đồng thương mại. Khi phân loại hợp đồng, dù có nhiều cách
phân loại hợp đồng khác nhau (sẽ nói dưới đây), nhưng người ta thường đề cập
đến phân loại hợp đồng thành hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại để tìm
kiếm quy chế pháp lý thích ứng áp dụng cho những tranh chấp phát sinh.
Hệ quả pháp lý có thể được phân chia thành ba dạng, bao gồm: làm phát
sinh, làm thay đổi, hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp lý hay một quyền lợi nào
8

Nikolaos A. Davrados, “A Louisiana Theory of Juridical Acts” (pp. 1119 - 1284), Louisiana Law Review,
Volume 80-Number 4 Summer 2020 - Article 7, p. 1122.

5


đó. Ví dụ: Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam định nghĩa: “Hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân

sự” (Điều 358). Mặc dù định nghĩa này có vẻ như thu hẹp phạm vi của hệ quả
pháp lý, nhưng cũng cho thấy hợp đồng là căn cứ pháp lý làm phát sinh, làm thay
đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp lý hay quyền lợi. Các bên giao kết một hợp
đồng mua bán có thể dẫn tới sự ràng buộc các bên vào một quan hệ mà theo đó
bên bán phải chuyển giao cho bên mua quyền sở hữu vật bán và vật bán, còn bên
mua phải nhận vật bán và trả giá bán cho bên bán. Nếu hai bên giao kết một hợp
đồng mà theo đó một bên cho bên kia quyền hưởng dụng một bất động sản của
mình, thì bên được cho quyền đó có thể thực hành trực tiếp quyền sử dụng và
quyền thu hoạch hoa lợi trên bất động sản đó. Một người bởi ý chí của chính mình
vứt bỏ một tài sản, thì có thể được coi như chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản
đó (từ bỏ một vật quyền), và tài sản được xem là vật vô chủ. Một người thừa nhận
một đứa con ngồi giá thú có thể bị ràng buộc vào nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa
con đó. Pháp luật thường thiết lập nhiều qui chế pháp lý khác nhau cho các loại hệ
quả pháp lý phong phú khác nhau.
Hợp đồng là sự thỏa thuận hay sự thống nhất ý chí giữa các bên giao kết
nhằm làm phát sinh ra một hệ quả pháp lý nào đó. Hợp đồng cịn được gọi là khế
ước, giao kèo, giao ước hay thỏa thuận… Còn hành vi pháp lý đơn phương
(unilateral act) là việc biểu lộ ý chí của chỉ một người nhằm làm phát sinh ra một
hệ quả pháp lý nào đó.
Hành vi pháp lý là một loại nguồn của pháp luật. Khi tranh chấp hợp đồng
xảy ra, việc trước tiên người ta phải xem xét là các bên tranh chấp có quan hệ hợp
đồng với nhau khơng. Nếu đã xác định được mối quan hệ hợp đồng, thì giải pháp
giải quyết tranh chấp đó phải được tìm kiếm từ chính hợp đồng đó trước khi tìm
kiếm từ các loại nguồn pháp luật khác. Bộ luật Dân sự 2015, tại Điều 6 (khoản 1),
coi thỏa thuận giữa các bên (hợp đồng) là một loại nguồn của luật dân sự. Thế
nhưng, tại Điều này, Bộ luật Dân sự 2015 khơng nói tới hành vi pháp lý đơn
phương có phải là một loại nguồn của luật dân sự hay không. Tuy nhiên, thực tiễn
6



pháp lý ở Việt Nam vẫn coi hành vi pháp lý đơn phương là một loại nguồn của
pháp luật. Cụ thể hơn, Điều 624 của Bộ luật này định nghĩa “Di chúc là sự thể hiện
ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi
chết”. Định nghĩa này nói lên rằng di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương.
Điều 609 và Điều 659 của Bộ luật này khẳng định quyền để lại thừa kế theo di
chúc và quyền được hưởng thừa kế theo di chúc, và phân chia tài sản theo di chúc.
Vì vậy di chúc phải được xem là một loại nguồn của pháp luật dù rằng khi liệt kê
các loại nguồn của luật dân sự tại Điều 6 (khoản 1) nói trên, Bộ luật Dân sự 2015
khơng nhắc tới hành vi pháp lý đơn phương.
Ngày nay, hành vi pháp lý đơn phương do quốc gia xác lập cũng có thể
được xem là một loại nguồn của công pháp quốc tế. Giáo sư Erik Suy nói: “Những
hành vi đơn phương của các quốc gia dưới dạng tuyên bố liên quan tới một hồn
cảnh thực tế hay pháp lý có thể tạo ra những nghĩa vụ pháp lý của quốc gia tuyên
bố như vậy, khi tuyên bố đó được lập ra với ý định bị ràng buộc”9.
Các hành vi pháp lý đơn phương rất phong phú và đa dạng (ví dụ: lập di
chúc; đơn phương chấm dứt một hợp đồng; thừa nhận một đứa con ngồi giá thú;
thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; xác nhận hợp đồng vô
hiệu; đề nghị giao kết hợp đồng; từ bỏ một vật quyền…). Do đó người ta khơng
thể thiết lập được lý thuyết chung cho chúng. Trong khi đó, mặc dù hợp đồng là
vô hạn định bởi được tạo lập nên bởi sự thống nhất của các ý chí gắn với sự vận
động và phát triển không ngừng của xã hội, nhưng người ta vẫn có thể xây dựng
được một lý thuyết chung cho hợp đồng. Vì vậy luật hợp đồng có phần chung và
phần riêng. Phần chung của luật hợp đồng trong thực tiễn lập pháp bao gồm các
nguyên tắc và qui tắc áp dụng chung cho các loại hợp đồng. Còn phần riêng bao
gồm các qui tắc về những loại hợp đồng cụ thể.
1.2. Phân loại hành vi pháp lý

9

Erik Suy, Some unfinished new thoughts on unilateral acts of states as a source of international law (pp.

1-11), 2001 Journal for Juridical Science 26(3), p.1.

7


Hành vi pháp lý, như trên đã nói, trước hết được phân loại thành hợp đồng
và hành vi pháp lý đơn phương. Có quan niệm cho rằng: ngồi hợp đồng và hành
vi pháp lý đơn phương, cịn có “hành vi tập thể” được xem là sự liên kết ý chí của
nhiều người nhằm một mục đích chung, ví dụ như thành lập công ty10. Tuy nhiên
tác giả viết chương này (Ngô Huy Cương) cho rằng loại hành vi tập thể đó cũng
chỉ là một loại hợp đồng nhưng các bên giao kết chúng có sự biểu lộ và thống nhất
ý chí cùng hướng, khác với sự biểu lộ và thống nhất ý chí khác hướng (đối lại
nhau) của các bên trong giao kết những loại hợp đồng khác như hợp đồng mua
bán, hợp đồng dịch vụ…
1.2.1. Hành vi pháp lý có điều kiện
Hành vi pháp lý có thể có điều kiện được thiết lập để làm phát sinh hiệu lực
hoặc hủy bỏ hiệu lực. Vì vậy có thể phân loại hành vi pháp lý thành hành vi pháp
lý có điều kiện và hành vi pháp lý khơng có điều kiện. Tuy nhiên tính khơng có
điều kiện (theo nghĩa hẹp nói ở đây) là thơng thường, nên người ta chỉ nói tới hành
vi pháp lý có điều kiện như một trường hợp đặc biệt.
Điều kiện nói ở đây là một biến cố hoặc một sự kiện nhất định nào đó mà
khi nó xẩy ra thì có thể làm phát sinh hệ quả pháp lý của hành vi pháp lý đó (được
gọi là điều kiện phát sinh) hoặc làm hủy bỏ hệ quả pháp lý của hành vi pháp lý đã
phát sinh (được gọi là điều kiện hủy bỏ). Điều kiện làm phát sinh (condition
precedent) còn được gọi là điều kiện treo11 hay điều kiện đình chỉ. Điều kiện hủy
bỏ (condition subsequent) cịn được gọi là điều kiện giải tiêu. Ví dụ: Sóng cam kết
trả lương cho Sánh 20 triệu đồng một tháng khi Sánh đoạt giải nhất cuộc thi luật
gia trẻ thì đó là Sóng đã làm một cam kết phụ thuộc vào điều kiện phát sinh; nếu
Sóng cam kết hỗ trợ cho Sánh 10 triệu đồng một tháng cho tới khi Sánh đoạt giải
nhất cuộc thi luật gia trẻ thì đó là Sóng đã làm một cam kết phụ thuộc vào điều

kiện hủy bỏ.
10

Bộ Tư pháp- Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 117.
11
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật dân sự, Khoa Luật- Trường Đại học Mở, Nxb. Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, tr. 137- 139.

8


Luật La Mã đã có sự phân biệt giữa kỳ hạn (thời gian) với điều kiện. Kỳ
hạn là một biến cố hay một sự kiện “chắc chắn” xảy ra trong tương lai. Còn điều
kiện là một biến cố hay một sự kiện “không chắc chắn” xảy ra trong tương lai. Các
bên giao kết hợp đồng mua bán một chiếc máy tính nhưng thỏa thuận với nhau
giao hàng vào một ngày trong tương lai khác với thỏa thuận chỉ thi hành nghĩa vụ
khi bên mua thi đỗ đại học. Thời điểm xảy ra biến cố hay sự kiện (mà là điều kiện
của hành vi pháp lý) là thời điểm làm phát sinh ra hệ quả pháp lý đã nói. Tuy
nhiên các bên trong quan hệ có thể thỏa thuận về hồi tiền hiệu lực (hiệu lực trở về
trước).
Điều kiện không được đưa vào hành vi pháp lý đơn phương nếu có thể gây
thiệt hại cho bên kia hoặc cho người khác. Việc đưa điều kiện vào hành vi pháp lý
đơn phương có thể bị vơ hiệu. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện chưa làm rõ
được vấn đề pháp lý phức tạp này.
1.2.2. Phân loại hành vi pháp lý đơn phương
Hành vi pháp lý đơn phương rất phong phú và đa dạng như trên đã nói, do
đó khó có thể nhóm họp chúng trong các nhóm khác nhau như hợp đồng. Tuy
nhiên người ta có thể chia hành vi pháp lý đơn phương thành hai loại chủ yếu căn
cứ vào việc có hay khơng cần sự biểu lộ ý chí phải chuyển tới bên kia. Loại thứ

nhất, biểu lộ ý chí đơn phương tạo thành hành vi pháp lý có hiệu lực khi sự biểu lộ
ý chí này được chuyển hay truyền đạt tới bên kia (ví dụ: đề nghị giao kết hợp
đồng; bãi bỏ sự ủy quyền…). Loại thứ hai, biểu lộ ý chí đơn phương tạo thành
hành vi pháp lý có hiệu lực khi sự biểu lộ ý chí này khơng cần chuyển hay truyền
đạt tới bên kia (ví dụ: từ bỏ một vật quyền; lập di chúc; thừa nhận cha, mẹ, con…).
Pháp luật có thể quy định cụ thể về các trường hợp này.
Có những cách phân loại hành vi pháp lý đơn phương khác rất ít gặp nhưng
có ý nghĩa nhất định trong việc điều chỉnh pháp luật hay trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp, cũng như tiến hành nghề luật.
Căn cứ vào việc có hay chưa được quy định bởi pháp luật, hành vi pháp lý
đơn phương được chia thành hành vi pháp lý đơn phương do luật định và hành vi
9


pháp lý đơn phương không do luật định. Như trên đã nói, hành vi pháp lý đơn
phương rất phong phú, do đó các văn bản quy phạm pháp luật khó có thể bao quát
đầy đủ.
Căn cứ vào hệ quả pháp lý làm phát sinh hệ quả pháp lý là quan hệ sản
nghiệp hay quan hệ ngoại sản nghiệp, các hành vi pháp lý đơn phương được chia
thành hai loại bao gồm: (1) các hành vi pháp lý đơn phương có tính chất sản
nghiệp, như: chấp nhận thừa kế hay từ bỏ một quyền lợi…; và (2) các hành vi
pháp lý đơn phương có tính chất ngoại sản nghiệp, như thừa nhận một đứa con
ngoài giá thú...
1.2.3. Phân loại hợp đồng
Đối với hợp đồng, người ta có thể sử dụng nhiều cách thức phân loại khác
nhau dựa trên những căn cứ nhất định. Hợp đồng được chia theo ngành luật bao
gồm hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại và hợp đồng hành chính. Cách phân
loại theo ngành luật như vậy ở những nước có truyền thống pháp điển hóa (như
Civil Law và Soviet Law) khơng có nhiều ý nghĩa thực tiễn, ngoài việc xác định
thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp, lựa chọn các quy tắc pháp lý chuyên

biệt để áp dụng (nếu có)… Thế nhưng nền tảng của luật hợp đồng nói chung ln
nằm ở luật dân sự. Những cách phân loại hợp đồng cơ bản và thường gặp sau đây
có ý nghĩa lớn về học thuật và thực tiễn pháp lý mà cần phải hiểu biết:
(1) Hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh, hợp đồng hỗn hợp
Căn cứ vào vấn đề giải thích hợp đồng hoặc cấu trúc hợp đồng, người ta
chia hợp đồng thành hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh, hợp đồng hỗn hợp.
Có rất nhiều hợp đồng khác nhau được sáng tạo ra trong đời sống của con
người. Thế nhưng người ta có thể nhóm họp chúng trong từng nhóm khác nhau và
đặt tên riêng cho từng nhóm. Mỗi nhóm được nhóm họp với những đặc điểm riêng
giống nhau của các hợp đồng trong nhóm đó để điều chỉnh bởi qui chế pháp lý
riêng thích hợp (ví dụ: hợp đồng mua bán; hợp đồng tặng cho; hợp đồng thuê; hợp
đồng gửi giữ; hợp đồng vận chuyển…). Những hợp đồng trong các nhóm đã định
như vậy gọi là hợp đồng hữu danh.
10


Tuy nhiên trong đời sống thực tiễn, đôi khi các bên tranh chấp với nhau về
một hợp đồng nào đó mà hợp đồng này khơng có các đặc điểm giống hoàn toàn
với các đặc điểm của bất kỳ loại hợp đồng hữu danh nào mà đã được pháp luật dự
liệu trước. Hợp đồng như vậy được gọi là hợp đồng vơ danh.
Loại hợp đồng mà khơng xác định được chính xác thuộc loại hợp đồng hữu
danh nào và chứa đựng nội dung của một số loại hợp đồng hữu danh khác nhau
được gọi là hợp đồng hỗn hợp.
(2) Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
Căn cứ vào dung lượng pháp lý giữa các bên trong mối quan hệ hợp đồng,
người ta phân loại hợp đồng thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Đây là
cách phân loại cơ bản, thường được nhắc đến.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng làm phát sinh ra nghĩa vụ qua lại giữa các
bên giao kết (ví dụ: hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ…). Còn hợp đồng đơn
vụ là loại hợp đồng chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối với một bên giao kết hợp đồng

(ví dụ: hợp đồng tặng cho, hợp đồng gửi giữ khơng có đền bù…).
Đối với hợp đồng song vụ, pháp luật có thể thiết kế một vài chế tài đặc
trưng. Bởi tính chất có đi có lại của hợp đồng song vụ, những vấn đề pháp lý sau
thường xuất hiện: (i) một bên có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu bên kia
không thực hiện nghĩa vụ; (ii) một bên có thể huỷ bỏ hợp đồng khi bên kia không
thực hiện nghĩa vụ; (iii) một bên khơng cịn bị ràng buộc bởi hợp đồng nếu bên kia
do gặp phải trường hợp bất khả kháng mà không thực hiện được nghĩa vụ.
(3) Hợp đồng có đền bù và hợp đồng khơng có đền bù
Căn cứ vào lợi ích được trao đổi hay khơng được trao đổi, khoa học pháp
lý, đặc biệt ở truyền thống Civil Law, phân loại hợp đồng thành hợp đồng có đền
bù (hợp đồng hữu thường) và hợp đồng không đền bù (hợp đồng vô thường hay
hợp đồng hảo tâm).
Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà theo đó mỗi bên đều nhận được
lợi ích nào đó tương ứng từ phía bên kia (ví dụ: hợp đồng mua bán, hợp đồng th
tài sản…). Cịn hợp đồng khơng có đền bù là loại hợp đồng mà theo đó một bên
11


khơng nhận lại được một lợi ích gì nhưng phải thực hiện một đối tượng nào đấy vì
lợi ích của bên kia (ví dụ điển hình là hợp đồng tặng cho khơng kèm theo điều kiện
nào).
Hợp đồng khơng có đền bù thường phải gánh chịu một qui chế pháp lý ngặt
nghèo hơn so với hợp đồng có đền bù. Chẳng hạn pháp luật qui định các điều kiện
rất chặt chẽ cho việc giao kết hợp đồng này như về hình thức hợp đồng, về đối
tượng của hợp đồng, về các trường hợp khơng có năng lực giao kết hợp đồng12…
Trong khi đó các qui tắc của các hợp đồng thương mại khơng được áp dụng cho
các hợp đồng khơng có đền bù bởi luật thương mại là luật áp dụng cho các hành vi
thương mại (các hành vi có mục tiêu lợi nhuận). Như vậy các hợp đồng thương
mại đều là các hợp đồng có đền bù.
Sự nhầm lẫn về người trong hợp đồng khơng có đền bù là một ngun nhân

dẫn đến hợp đồng có thể bị tun vơ hiệu, ví dụ: trường hợp giao kết hợp đồng
tặng cho một tài sản nào đó cho một đứa con ngồi giá thú, nhưng sau đó người
tặng cho phát hiện ra người thụ tặng khơng phải là con mình.
(4) Hợp đồng thương lượng và hợp đồng gia nhập
Căn cứ vào sự tự do thương lượng thuần túy tạo lập nên các điều kiện của
hợp đồng, khoa học pháp lý chia các hợp đồng thành hai loại là hợp thương lượng
và hợp đồng gia nhập.
Hợp đồng gia nhập được chú ý nhiều hơn trong cặp phân loại này bởi tính
chất khác biệt của nó. Đó là một dạng hợp đồng được tiêu chuẩn hoá để đề nghị
tới người tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu dựa trên cơ sở “chọn nó hoặc
từ bỏ nó”, khơng cho người tiêu dùng cơ hội thực tế để thoả thuận và theo những
điều kiện rõ ràng rằng người tiêu dùng khơng thể có được sản phẩm hoặc dịch vụ
trừ khi chấp nhận hợp đồng theo mẫu13. Pháp luật thường can thiệp sâu hơn vào

12

Trong cuốn sách phổ thơng nhất về hợp đồng, khi nói về phân loại hợp đồng này, người ta cũng thường
giảng giải ngắn gọn về các qui chế pháp lý ngặt nghèo đối với nó. Chẳng hạn: Đồn Bá Lộc, Dân- luật
thực- hành, Sài Gòn, 1961, tr. 127- 128; Corinne Renault- Brahinsky, Đại cương về pháp luật hợp đồng,
Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội, 2002.
13
Deluxe Black’s Law Dictionary, West Publishing Co, 1990, tr. 23

12


hợp đồng gia nhập nhằm bảo vệ người yếu thế trong quan hệ hợp đồng, hạn chế
tác hại của độc quyền và bảo đảm cho việc cung cấp các dịch vụ công cộng…
(5) Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng hình thức
Căn cứ vào hình thức của hợp đồng và việc phát sinh hiệu lực của hợp

đồng, khoa học pháp lý phân loại các hợp đồng thành các loại là hợp đồng ưng
thuận, hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng hình thức. Tuy nhiên nhiều khi cách
phân loại này chỉ được ngầm định trong các Bộ luật Dân sự 14.
Hợp đồng ưng thuận có hiệu lực khi các bên đạt được sự thoả thuận với
nhau. Hợp đồng thực tế có hiệu lực vào thời điểm các bên thực tế đã chuyển giao
cho nhau đối tượng của hợp đồng. Cịn hợp đồng trọng hình thức có hiệu lực khi
các bên đã hồn tất thủ tục theo qui định của pháp luật.
Việc phát sinh hiệu lực của các hợp đồng này phụ thuộc vào việc chúng có
tn thủ hay khơng các hình thức theo qui định của pháp luật hay chuyển giao tài
sản, hoặc không cần thiết phải có các điều kiện như vậy. Nếu có qui định của pháp
luật hợp đồng phải tuân thủ hình thức nhất định hoặc đối tượng của hợp đồng phải
được chuyển giao mà khơng được thực hiện, thì hợp đồng khơng có hiệu lực, đồng
nghĩa với việc khơng có thời điểm phát sinh hiệu lực nào cả.
Sự ưng thuận là căn bản của hợp đồng, có nghĩa là khi các bên thống nhất
được ý chí là hợp đồng có hiệu lực hay có giá trị ràng buộc. Tuy nhiên do nhiều
nhu cầu khác nhau mà nhà làm luật xếp đặt các hình thức đặc biệt trong việc giao
kết hợp đồng và chủ trương vơ hiệu hố các hợp đồng khơng tn thủ các hình
thức do pháp luật địi hỏi, do đó làm phát sinh ra loại hợp đồng trọng hình thức (ví
dụ: hợp đồng mua bán bất động sản, hợp đồng hôn nhân, hợp đồng mua bán sản
nghiệp thương mại, hợp đồng thành lập cơng ty…). Các hình thức đặc biệt có thể

14

John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law,
Emond Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 397; Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân
luật lược khảo- Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn,
1963, tr. 61

13



được pháp luật qui định như: hình thức trọng thể, hình thức dẫn chứng, hình thức
cấp tư năng và hình thức công bố15.
Hợp đồng thực tế bao gồm hợp đồng vay, mượn, gửi giữ, cầm cố và tặng
cho... Các hợp đồng này khơng được hình thành cho tới khi động sản hữu hình là
đối tượng được chuyển giao cho bên vay, bên mượn, bên nhận giữ, bên nhận cầm
cố và bên thụ tặng. Trước khi chuyển giao, thoả thuận giữa các bên chỉ đơn thuần
là một lời hứa về việc cho vay, cho mượn, gửi, cầm cố hay tặng cho16.
(6) Hợp đồng chắc chắn và hợp đồng may rủi
Hợp đồng chắc chắn là hợp đồng mà sự tồn tại và hiệu lực của nó được xác
lập ngay từ khi có sự thoả thuận của các bên. Còn hợp đồng may rủi là hợp đồng
mà sự tồn tại và hiệu lực một phần hay tồn bộ của nó phụ thuộc vào một sự kiện
ngẫu nhiên. Hợp đồng may rủi còn được giải thích rõ hơn về phương diện hiệu lực
như sau “Hợp đồng may rủi là một thoả thuận chung, mà hiệu lực của nó, đối với
cả các thuận lợi và mất mát, hoặc với tất cả các bên hoặc bất kỳ bên nào đó trong
số họ, phụ thuộc vào một sự kiện không chắc chắn”17.
Bộ luật Dân sự Pháp 1804, Điều 1964 quy định (nhưng nay đã bị bãi bỏ)
như sau:
“Hợp đồng may rủi là một giao ước có đi có lại mà hiệu lực, về lợi ích và
tổn thất đối với tất cả các bên hoặc đối với một hay nhiều bên, phụ thuộc vào một
sự kiện không chắc chắn.
Đó là:
Hợp đồng bảo hiểm,
Cho vay mạo hiểm,
Đánh bạc và cá cược,
Hợp đồng về hưởng lợi suốt đời.
Hai loại đầu tiên do đạo luật về hàng hải điều chỉnh”.
15

Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo- Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc gia

giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 63.
16
John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law,
Emond Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 397.
17
Deluxe Black’s Law Dictionary, West Publishing Co, 1990.

14


(7) Hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng
Cặp phân loại hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng còn được gọi là
hợp đồng cá nhân và hợp đồng tập thể. Hợp đồng cộng đồng đã xuất hiện từ lâu,
nhất là trong lĩnh vực thương mại. Có nhiều loại hợp đồng thể hiện các yếu tố của
hợp đồng cộng đồng rất rõ nét như: thoả ước lao động tập thể; hợp đồng trong
pháp nhân (Chẳng hạn: nghị quyết của đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần;
nghị quyết của hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn…) hoặc pháp
nhân giao kết với người thứ ba; các nghị quyết của hội nghị chủ nợ…
Khác với hợp đồng cá nhân mà ở đó hợp đồng có hiệu lực đối với người
tham gia giao kết, hợp đồng cộng đồng có hiệu lực đối với nhiều người kể cả trong
trường hợp họ không tham gia giao kết, thậm chí họ khơng nhất trí với hợp đồng
đó (tồn bộ hay một phần). Nhiều nhà phê bình cho rằng không thể coi hợp đồng
tập thể là một phần của lý thuyết chung về hợp đồng18.

Mục 2
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HÀNH VI PHÁP LÝ

Hành vi pháp lý là một chế định của luật tư, do đó phải tuân thủ các nguyên
tắc chung của luật tư.
Luật tư của hầu hết các nước đều thừa nhận hoặc ghi nhận những nguyên

tắc bao trùm, bao gồm: tự do ý chí; thiện chí trung thực; bảo vệ trật tự công và
thuần phong mỹ tục... Tuy nhiên cách thức quy định hay cách thức ghi nhận các
nguyên tắc có thể khác nhau. Có những bộ luật không quy định rõ ràng các nguyên
tắc trong một điều khoản riêng, ví dụ như Bộ luật Dân sự Đức 2002, trong khi đó
theo mơ hình của Bộ luật Dân sự này, Bộ luật Dân sự Nhật Bản 2005 lại quy định
ngay tại Điều 1 các nguyên tắc của luật dân sự bao gồm: (1) các quyền lợi tư phải
phù hợp với lợi ích cơng; (2) thực hiện các quyền và nghĩa vụ phải thiện chí; (3)
18

John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law,
Emond Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 398.

15


không được phép lạm dụng các quyền. Bộ luật Dân sự Trung Quốc 2020 được
pháp điển hóa theo mơ hình Đức nhưng lại có say mê quy định nhiều nguyên tắc
theo kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Do đó một loạt các nguyên tắc của luật dân
sự được quy định khó xếp theo thứ bậc (khó xác định thứ tự ưu tiên) và phản ánh
hiện trạng xã hội chưa ổn định, bao gồm: các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ
thể luật dân sự được pháp luật bảo hộ và không bị xâm phạm bởi bất cứ cá nhân,
tổ chức nào (Điều 3); tất cả các chủ thể của luật dân sự bình đẳng về địa vị pháp lý
khi tiến hành các giao lưu dân sự (Điều 4); chủ thể của luật dân sự tiến hành giao
lưu dân sự phù hợp với ý chí của mình (Điều 5); chủ thể của luật dân sự phải theo
nguyên tắc công bằng và làm rõ một cách hợp lý quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
(Điều 6); chủ thể luật dân sự phải theo nguyên tắc thiện chí, thực tâm và tận tâm
(Điều 7); khi tiến hành tiến hành giao lưu dân sự, không chủ thể của luật dân sự
nào được vi phạm pháp luật, hoặc xâm phạm trật tự công hoặc đạo đức (Điều 8);
và khi tiến hành giao lưu dân sự, chủ thể của luật dân sự phải hành động theo cách
thức tạo điều kiện để gìn giữ tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái (Điều 9).

Sau các nguyên tắc này, hàng loạt các nguyên tắc khác về áp dụng luật được quy
định. Trong khi đó Bộ luật Dân sự Pháp 2018 quy định: “Các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan tới chính sách cơng và đạo đức không thể bị làm tổn hại bởi
các thỏa thuận tư” (Điều 6).
“Hành vi pháp lý” là một thuật ngữ pháp lý quan trọng của truyền thống
Civil Law và của pháp luật ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi (từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường) nhưng vẫn theo đuổi truyền
thống Soviet Law (ví dụ như Việt Nam hiện nay) bởi “hành vi pháp lý” dựa trên
nền tảng và gắn chặt với học thuyết tự do ý chí (will autonomy). Ngay khi nghiên
cứu chỉ riêng về hợp đồng, người ta cũng khơng thể qn nói tới “tự do hợp đồng”
hay “tự do khế ước”. Nguyên tắc tự do ý chí có hạt nhân lý luận là con người chỉ
bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình và có quyền định đoạt tất cả những gì thuộc
về mình. Đây chính là nền tảng triết lý quan trọng của hành vi pháp lý nói riêng và
của luật tư nói chung. Do đó pháp luật nói chung và luật tư nói riêng phải thừa
16


nhận và cho thi hành các hành vi pháp lý (sự biểu lộ ý chí làm phát sinh ra hệ quả
pháp lý) và tôn trọng sự tự định đoạt của con người. Vì vậy luật về hành vi pháp lý
nói chung hay luật về hợp đồng nói riêng có ba đặc điểm khác biệt với các lĩnh
vực pháp luật khác: (1) thể hiện tính chất của luật tư (bởi nó xác lập và giới hạn
quyền lợi tư); (2) là loại luật hỗ trợ (bởi nó giúp cho người biểu lộ ý chí tạo lập hệ
quả pháp lý, giúp cho các bên giao kết hợp đồng tạo ra luật của họ với nhau); và
(3) là một luật giải thích (bởi nó góp phần giải thích cho ý chí của người biểu lộ ý
chí).
Tuy nhiên lợi ích của tư nhân phải nhường bước trước lợi ích của cộng
đồng. Vì vậy các hành vi pháp lý phải bị áp dụng chế tài vô hiệu hóa nó nếu nó vi
phạm trật tự cơng và đạo đức dù rằng tự do ý là một nguyên tắc nền tảng. Trật tự
công là một vấn đề trừu tượng và phải được tịa án cân nhắc giải thích cho các
trường hợp cụ thể. Bộ luật Dân sự 2015 không sử dụng thuật ngữ trật tự công mà

thay trật tự cơng bằng “điều cấm của luật”. Vì vậy Điều 117 của Bộ luật này quy
định một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là “mục đích và
nội dung của giao dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội.” (khoản 1, điểm b). Điều cấm luôn phải được quy định rõ ràng, minh
thị trong một đạo luật nào đó. Vì vậy thay “trật tự cơng” bằng “vi phạm điều cấm
của luật” làm cho vấn đề trở nên sơ cứng hơn và ít bảo vệ được cộng đồng hơn bởi
rất khó để bao phủ điều cấm hết các quan hệ pháp lý cần phải làm như vậy, trong
khi lợi ích của cộng đồng cần được bảo vệ. Nhưng quy định như vậy tại Bộ luật
Dân sự 2015 lại tạo điều kiện nhiều hơn cho tự do và ít giới hạn hơn đối với các
hành vi pháp lý. Pháp luật khơng thỏa đáng có thể dẫn người ta tới hành vi vi
phạm trật tự công. Chẳng hạn Luật Bán đấu giá tài sản 2016 nhẽ ra phải xác định
bản chất pháp lý của bán đấu giá là giao kết hợp đồng, nhưng lại xác định bản chất
của bán đấu giá lựa chọn người để giao kết hợp đồng. Vì vậy thực trạng có những
hành vi trả giá cao đến mức độ không thể tưởng tượng nổi cho quyền sử dụng một
hoặc một vài thửa đất nhất định để trúng đấu giá, nhưng sau đó người trúng đấu
giá bỏ khơng giao kết hợp đồng mua quyền sử dụng thửa đất đó nữa. Hành vi này
17


nhằm mục đích làm rối loạn giá quyền sử dụng đất tại khu vực đó để trục lợi bằng
cách bán các thửa đất khác bên cạnh với giá rất cao. Rõ ràng hành vi này chống lại
trật tự công, nhưng pháp luật không cấm.
Mặt khác nhiều thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng thuần phong mỹ tục hiện
đang tồn tại trong xã hội mà khó có thể nắm bắt kịp thời để có các quy định cấm
thích hợp (ví dụ: thỏa thuận trao đổi vợ, chồng của các cặp đôi; thỏa thuận cấm
một bên thực hiện một số hoạt động nào đó để hạn chế tự do cá nhân; thỏa thuận
sinh nở để sau đó mang con đi cho người khác…).
Thực tiễn ở Nhật Bản cho thấy không thể thống kê một cách có hệ thống
nội dung cụ thể của khái niệm trật tự cơng và đạo đức xã hội, vì vậy cần xem xét
chúng trong mối quan hệ với án lệ và khoa học pháp lý trong sự thay đổi không

ngừng của hệ tư tưởng xã hội và giá trị đạo đức19. Trật tự công và đạo đức là tấm
lá chắn quan trọng để cản lại những gì có thể gây bất ổn trong cộng đồng. Chúng
còn được sử dụng rất linh động trong việc công nhận và cho thi hành các bản án
của tịa án nước ngồi.
Bộ luật Dân sự 2015 thiết kế riêng Điều 3 bao gồm 05 khoản để qui định về
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (ngụ ý luật tư) với những ý tưởng và
làm phát sinh ra các vấn đề chủ yếu như sau:
+ Ngun tắc bình đẳng có nội dung chủ yếu được Bộ luật này quy định là
mọi cá nhân, pháp nhân khơng bị phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do nào và được bảo
hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. Bộ luật này coi cá nhân và pháp
nhân như nhau, hầu như khơng có sự phân biệt nào về ý niệm. Tuy nhiên thực tế
khi định nghĩa khái niệm quyền nhân thân tại Điều 25 (khoản 1), Bộ luật này
khơng nói tới pháp nhân.
+ Nguyên tắc tự do ý chí và nguyên tắc bảo vệ trật tự công, bảo vệ đạo đức
xã hội và nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của hành vi pháp lý được Bộ luật này hòa
trộn làm một như sau: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,
19

Xaca Vacaxum, Tori Aridumi, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995, tr. 127.

18


nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi
cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.” (Điều
3, khoản 2).
Ngun tắc bảo vệ trật tự cơng nói trên lại dường như được tách ra một
phần quan trọng nhất để tạo ra một nguyên tắc khác quy định tại Điều 3 (khoản 4)

như sau: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được
xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.”. Tuy nhiên các quy định này gắn việc bảo vệ lợi ích cơng
với lợi ích của người khác (lợi ích tư).
+ Nguyên tắc thiện chí, trung thực được quy định tại Điều 3 (khoản 4) của
Bộ luật này dường như khơng đề cập tới thiện chí, trung thực liên quan tới các
quyền lợi khác ngoài nghĩa vụ dân sự.
+ Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm chỉ được xem là một nguyên tắc dành cho
“việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự theo quy định
tại Điều 3 (khoản 5) của Bộ luật này.
Nguyên tắc pháp lý có tính chất bao trùm, xun suốt cả hệ thống pháp luật
hay một đại phân ngành luật hay một ngành luật, một tiểu ngành luật hay một lĩnh
vực pháp luật. Vì vậy người ta thường viết nó theo cách dành chỗ cho các giải
thích tư pháp khi giải quyết những vụ việc cụ thể liên quan.

Mục 3
BIỂU LỘ Ý CHÍ

Hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương chỉ có một điểm chung là sự biểu
lộ ý chí làm phát sinh ra hệ quả pháp lý. Mỗi một giao dịch pháp lý hay một hành
vi pháp lý đều có ít nhất một sự biểu lộ ý chí, có nghĩa là một số hành vi pháp lý
chỉ cần một sự biểu lộ ý chí, cịn một số hành vi pháp lý khác cần nhiều sự biểu lộ

19


ý chí20. Hợp đồng được địi hỏi về mặt pháp lý là phải có hai hoặc nhiều ý chí của
các bên biểu lộ đồng thời (nói cách khác là sự gặp gỡ của các ý chí) nhằm tạo lập
ra một hệ quả pháp lý nào đấy. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật đơn thuần, hợp đồng
cũng có thể tạo thành khi một người giao kết hợp đồng với chính mình trong một

vài trường hợp rất hiếm, chẳng hạn người được ủy thác bán một tài sản, rồi lại
mua chính tài sản đó.
Khi pháp điển hóa luật dân sự theo trường phái Pandectists, điển hình là Bộ
luật Dân sự Đức và Bộ luật Dân sự Nhật Bản…, người ta thường xây dựng một
chương nói về sự biểu lộ ý chí để áp dụng chung cho cả hợp đồng và hành vi pháp
lý đơn phương.
Thông qua sự biểu lộ một cách nghiêm túc và đúng đắn, ý chí biểu lộ đó
của một người làm phát sinh ra sự ràng buộc chính người biểu lộ ý chí đó vào một
quan hệ pháp lý nhất định. Những quyền và nghĩa vụ trong đó được xác lập và bị
buộc thi hành bởi pháp luật. Ví dụ: (1) khi một người gửi một đề nghị giao kết hợp
đồng tới một người khác thì người gửi này bị ràng buộc vào chính lời đề nghị đó
(trong phạm vi nhất định) nếu người được gửi tới đã nhận được đề nghị đó; (2) khi
một người thành lập ra một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (một pháp
nhân), thì người này bị ràng buộc vào mối quan hệ pháp lý với cơng ty đó21; (3)
khi ơng A biểu lộ ý chí về việc bán một tài sản nào đó gặp gỡ sự biểu lộ ý chí của
ơng B về việc mua tài sản đó để tạo thành một hợp đồng mua bán, thì theo đó A
(người bán) phải chuyển giao tài sản bán cho B (người mua), và B phải trả tiền
cho A; (4) khi A, B và C cùng nhau biểu lộ và thống nhất ý chí (thỏa thuận) thành
lập một cơng ty X của họ, thì họ đều bị ràng buộc vào mối quan hệ với nhau liên
quan tới sự thành lập đó, và mỗi người trong số họ đều bị ràng buộc với cơng ty X
đó.

20

Sir Basil Markesinis, Hannes Unberath, and Angus Johnston, The German Law of Contract- A
Comparative Treatise, Second Edition, Hart Publishing, Oxford and Portland, Oregon, 2006, p. 27.
21
Đây là một loại hành vi pháp lý rất phức tạp, nhất là về mối quan hệ, có qui chế pháp lý riêng mà sẽ được
nghiên cứu tại môn luật thương mại.


20



×