Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tieu luan môn lịch sử văn minh thế giới thành tựu văn minh thế giới thế kỷ xx trong lĩnh vực nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 33 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Đề tài:
THÀNH TỰU VĂN MINH CƠ BẢN THẾ KỶ XX TRONG
LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
CHƯƠNG I BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ KỶ XX VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỀN NGHỆ THUẬT THẾ GIỚI THẾ KỶ XX...........................................3
CHƯƠNG II MỸ THUẬT – HỘI HOẠ THẾ KỶ XX................................5
1 . Các trường phái hội hoạ Châu Âu :..............................................................5
1.1: PHÁI DÃ THÚ...........................................................................................5
1.2: PHÁI BIỂU HIỆN – ra đời trong sự bất mãn với cái đẹp lý tưởng..........8
1.3: PHÁI LẬP THỂ - một trong những trào lưu hội hoạ vĩ đại nhất thế kỷ XX....11
1.4: PHÁI SIÊU THỰC – vẻ đẹp của cái phi lý.............................................15
2 . Hội hoạ Phương Đông thế kỷ XX :............................................................18
CHƯƠNG III NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC – KIẾN TRÚC THẾ KỶ
XX :.................................................................................................................21
1.1: CHỦ NGHĨA KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN – trào lưu kiến trúc Đức đầu thế
kỷ XX..............................................................................................................21
1.2: CHỦ NGHĨA VỊ LAI TRONG KIẾN TRÚC - làn gió mới của kiến trúc
Ý đầu thế kỷ XX...............................................................................................22
1.3: DE STIJLT – trường phái kiến trúc Hà Lan đầu thế kỷ XX....................23
1.4: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ KIẾN TRÚC
NHẬT BẢN....................................................................................................25
CHƯƠNG IV: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐIỆN ẢNH – môn nghệ thuật thứ 7...27
KẾT LUẬN:...................................................................................................29


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :...................................................30



MỞ ĐẦU
“Lịch sử” theo chữ trong tiếng Hy Lạp là “historien” , nghĩa là : kể
chuyện .
Nó bắt nguồn từ danh từ “histor” với ý nghĩa : quan toà , người phán
xét công minh.
Lịch sử như vậy, giống như một thiên truyện dài kể cho chúng ta nghe
những sự kiện, những biến cố diễn tiến theo suốt dòng chảy thời gian ; đưa ra
cho chúng ta những bài học , những lời giải đáp qua cái nhìn cơng bằng và
khách quan nhất .
Và nếu thời gian là một dòng chảy , có lẽ thế kỷ XX là đoạn đầy cuốn
xiết , gập ghềnh và dữ dội , đa phương và đa ngun , khơng giới giạn bởi bất
kỳ điều gì , chỉ muốn đạt đến tự do và sự giải phóng cao nhất .
Thế kỷ XX, nhân loại đã trải qua bao biến cố lịch sử . Nhưng, bên cạnh
những biến động chính trị , những cuộc chiến tranh khốc liệt tang thương thì
thế kỷ XX cũng là thế kỷ của những điều kỳ diệu – thế kỷ cuả những phát
minh vĩ đại. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, những thành tựu văn
minh mà nhân loại đạt được trong thế kỷ XX bằng cả 19 thế kỷ trước cộng lại.
Quả thật, nhân loại chỉ trong một thế kỷ đã có những bước đi diệu kỳ , những
bước nhảy vọt khó tin chưa từng thấy.
Trong đó, khơng thể khơng kể đến những thành tựu về nghệ thuật mang
tính bước ngoặt , đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật
đương đại ngày nay.
Về nghệ thuật,
Sáng tạo nghệ thuật đã xuất hiện từ buổi bình minh của lồi người , họ
mơ tả sinh động những hoạt động săn bắt , hái lượm , .. qua những hình tượng
, những nét chạm khắc trên vách đá hang động. Nghệ thuật đã đồng hành

cùng con người xuyên suốt chiều dài lịch sử và biến đổi, phát triển qua từng
thời kỳ.
1


Xã hội càng phát triển kéo theo đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của
con người ngày càng được nâng cao . Ý thức sưu tầm và tình yêu cái đẹp là
điều kiện sơ khai cho việc hình thành một loại hình văn hố mà ngày nay
chúng ta gọi là “bảo tàng học”. Điều đó là minh chứng rõ ràng cho nhu cầu
tìm hiểu lịch sử văn hố nói chung và lịch sử nghệ thuật thế giới cũng như
Việt Nam nói riêng.
Vì vậy,
Việc xây dựng đề tài “Thành tựu văn minh thế giới thế kỷ XX trong
lĩnh vực Nghệ thuật” ngoài nhu cầu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu
còn phục vụ cho việc ứng dụng vào đời sống thực tế từ kiến trúc , điêu khắc
cho đến những sản phẩm trang trí sáng tạo décor , thủ công mỹ nghệ giúp
nâng cao đời sống tinh thần và thoả mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ KỶ XX VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN NGHỆ
THUẬT THẾ GIỚI THẾ KỶ XX
Bước vào TK 20, nghệ thuật có những diễn biến phức tạp bởi yếu tố
kinh tế, chính trị, xã hội xảy ra ở hàng loạt các nước trên thế giới. Chiến tranh
và cách mạng đã làm thay đổi tương quan lực lượng trên phạm vi toàn thế
giới giữa hai nền văn hóa tư sản và vơ sản. Trong thời kỳ này , nghệ thuật
hiện thực phát triển theo tinh thần đấu tranh cho tiến bộ xã hội, cải tạo thế

giới trên cơ sở chính nghĩa, chủ nghĩa hiện thực ở thế kỷ 20 độc lập phát triển
và làm phong phú cho truyền thống đó, đồng thời tìm kiếm những phương
tiện tạo hình mới.
Song song với chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã
hội ra đời thể hiện nhận thức Mácxít về những quy luật phát triển, quan điểm
của giai cấp (vô sản). Cuộc cách mạng tháng 10 Nga được nhiều nghệ sĩ lớn
của thế giới chào đón. Trong thế chiến thứ hai, có khơng ít nghệ sĩ tạo hình
đứng trong hàng ngũ chống CN phát xít Hitler. Ở các nước tư bản, hàng loạt
nhóm và khuynh hướng nghệ thuật Modernism dưới sự bảo trợ của giai cấp
thống trị công khai chống lại nghệ thuật hiện thực (đầu thế kỷ 20), họ từ bỏ tư
tưởng dân chủ tiến bộ, coi nghệ thuật là “tự thân” phủ định thực tiễn, thu
mình trong xưởng họa, giải quyết những nhiệm vụ của nghệ thuật trong
“khuôn khổ”, chủ quan và đôi khi cũng rất “hình thức”. Bên cạnh đó, chủ
nghĩa trừu tượng ra đời chống lại chủ nghĩa hiện thực. Như thế, nghệ thuật tạo
hình ở TK 20 đầy phức tạp và nhiều mâu thuẫn .
Các trào lưu kiến trúc, khuynh hướng phục cổ, kỹ thuật mới hiện đại. Hội
họa và điêu khắc theo khuynh hướng hiện thực ở Pháp, Đức, Ý , Thụy Sĩ .
Khuynh hướng Modernism : Có chủ nghĩa dã thú , chủ nghĩa Lập thể , chủ nghĩa
vị lai, chủ nghĩa biểu tượng, chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa trừu tượng.
3


Nhìn chung, nghệ thuật thế kỷ XX có sự thay đổi khác biệt so với
những thời kỳ trước . Trước hết là bởi nghệ thuật thế kỷ XX phát triển theo
từng ngành độc lập.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng, tác động to lớn đến tư
duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Sự phát triển giúp con người nhìn sâu vào
chính mình , giải phóng triệt để sức sáng tạo độc đáo , thể hiện qua cấu trúc ,
đường nét , hình khối , màu sắc , qua ngơn ngữ nghệ thuật.
Cịn ở Phương Đơng, sự giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa phương

Đơng và phương Tây bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ
20. Ảnh hưởng của nghệ thuật hội họa phương Tây đối với các nước trong
khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, cũng khơng khó để nhận ra trong quá
trình hình thành và phát triển của từng nền hội họa hiện đại trong khu vực. Sự
ảnh hưởng đó được biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong lĩnh vực hoạt động và
sáng tạo nghệ thuật.

4


CHƯƠNG II
MỸ THUẬT – HỘI HOẠ THẾ KỶ XX
1 . Các trường phái hội hoạ Châu Âu :
Hội hoạ đã xuất hiện từ rất lâu , từ khi chữ viết của con người còn chưa
xuất hiện, từ lịch sử mỹ thuật chúng ta có thể đưa ra kết luận : Hội hoạ là một
loại hình ngơn ngữ để truyền đạt ý tưởng bằng các tác phẩm sử dụng kỹ thuật
(nghệ) và phương pháp (thuật) của hoạ sỹ.
Trong nghệ thuật hội hoạ , thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉ một
phong cách , trong đó phân loại một nhóm các hoạ sỹ có chung những kỹ
thuật và phương pháp thể hiện.
Các trường phái hội hoạ phương tây dều có tính lịch sử , một trường
phái ra đời là kết quả của sự phản ứng với những hạn chế của trường phái
trước đó và chính nó sẽ lại tạo cơ hội cho một trường phái mới xuất hiện và
phát triển .
“Lịch sử Mỹ thuật trong niên đại của chúng ta là cả một
cuộc phiêu lưu tự do, chuyển biến trong trạng thái lỏng,
nó có tính đa ngun, đa phương, va chạm phải những
điều chưa từng biết , những cái bất định hình,
khơng chắc chắn”
Arthur C.Clarke

1.1: PHÁI DÃ THÚ
“Tôi cất giấu hết những gì thấy trước mắt , chỉ dùng màu sắc một
cách khách quan để nói lên mạnh mẽ những gì trong tôi”
Vincent Van Gogh

5


Vincent Van Gogh, "Chân dung", Sơn dầu, 1887

Các tác phẩm Dã thú xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong
triển lãm “Salon d’Automne” tại Paris năm 1905. Những tác phẩm này được
sáng tác bởi nhóm hoạ sỹ trẻ, có cá tính mạnh mẽ với quan điểm nghệ thuật
táo bạo , mới mẻ chống lại đường lối nghệ thuật kiểu học việc khơ cứng. Một
số nhà phê bình cho rằng , triển lãm của Van Gogh tại Paris năm 1903 chính
là yếu tố thúc đẩy tư duy nghệ thuật của nhóm hoạ sỹ trẻ này. Cách biểu hiện
dữ dội và có phần thơ ráp cùng những tơng màu mạnh trong tranh của Van
Gogh đã hé mở con đường sáng tạo cho họ.
Đặc trưng nghệ thuật :
 Đặc trưng hội họa phái Dã thú là ở cách sử dụng màu sắc mạnh bạo và
cách tạo hình thốt ly khỏi tư tưởng kinh viện. 
Về màu sắc, đó là sự nổi loạn với những sắc đỏ, xanh cobalt, xanh lá
cây, vàng nguyên chất rực rỡ. Chủ nghĩa Dã thú đẩy mạnh vai trò của màu
sắc, dùng màu với cường độ cao nhất để tạo ra sức mạnh biểu cảm.
 Về tạo hình, hội họa Dã thú khơng còn lệ thuộc triệt để vào nguyên tắc
giải phẫu, vào phối cảnh, vào tỉ lệ thực và tả chân, thậm chí đơi khi cả sự hợp
lý của ánh sáng mà chủ trương giải phóng hình thức bằng những nét bút mạnh
mẽ, kích động và dữ dằn ; đơn giản hóa đường nét để tìm kiếm cá tính, bộc lộ
tối đa tình cảm của họa sĩ.
6



Những nhân vật chủ chốt của trường phái này bao gồm Henri Matisse
(1869-1954), Maurice Vlaminck (1876-1958), André Deran (1880-1954),
George Rouault (1871-1958), Albert Marquet (1875-1947), Kees van Dongen
(1877-1968)… những người đã cùng nhau đột phá ở “Salon d’Automne” ,
cùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Van Gogh và Paul Gauguin.

Andre Derain,"Những con thuyền ở

Paul Gauguin, "Chân dung", Sơn

Coullioure,1905

dầu, 1885

Chủ nghĩa Dã thú xuất hiện như một ngôi sao băng trong bầu trời nghệ
thuật, hiện lên rực rỡ rồi nhanh chóng lụi tàn trong một khoảng thời gian
ngắn.
Chủ nghĩa Dã thú ra đời năm 1905, thu hút dư luận để đạt đến đỉnh cao
năm 1907, 1908 rồi dần thoái trào và gần như khơng cịn tồn tại từ sau năm
1920. Khi mới xuất hiện và phát triển bước đầu, hội họa Dã thú không nhận
được nhiều sự ủng hộ của giới sưu tập, bị các nhà phê bình và cơng chúng xa
lánh. Nhưng giới họa sĩ lại nhìn thấy ở đó nguồn cảm hứng cho những sáng
tạo mới. Hội họa Dã thú chính là một trong những trường phái đầu tiên đưa
đến sự tiếp cận hiện đại của nghệ thuật tạo hình. Bằng việc từ bỏ các nguyên
tắc cổ điển một cách thành cơng, chủ nghĩa Dã thú đã góp phần mở ra một
con đường mới cho nghệ thuật thế kỷ XX.
Dã thú đóng vai trị chuyển giao giữa các trào lưu hội họa.


7


Sau năm 1910, những họa sĩ phái Dã thú tiếp tục ứng dụng những sáng
tạo, tìm tịi của trường phái Dã thú vào các dự án mới thuộc giai đoạn về sau.
1.2: PHÁI BIỂU HIỆN – ra đời trong sự bất mãn với cái đẹp lý tưởng
Biểu hiện (Expressionism) là phong trào nghệ thuật hiện đại bắt nguồn
từ lĩnh vực thơ ca và hội họa ở Đức đầu thế kỷ 20, sau mở rộng ra nhiều lĩnh
vực kiến trúc, hội họa, văn chương, nhạc kịch, múa, phim ảnh và âm nhạc.
Đặc điểm của phong trào là thể hiện thế giới xung quanh bằng cái nhìn
chủ quan, triệt để bóp méo (thế giới xung quanh) tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc
nhằm khơi gợi tâm trạng hoặc ý tưởng. Họa sỹ Biểu hiện mong muốn thể hiện
ý nghĩa và những trải nghiệm tình cảm hơn là hiện thực vật chất.

Biểu hiện (Expressionism) được phát triển như là một phong cách tiên
phong chủ yếu ở Berlin trước Thế chiến I, 1914, phổ biến qua suốt thời Cộng
hịa Weimar (là chính phủ của nước Đức từ 1918 sau Cách mạng tháng 11 sau
khi Thế Chiến I kết thúc đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào
1933 và Đảng Quốc xã lên nắm quyền).

8


Thuật ngữ biểu hiện – Expressionism – đôi khi gợi nhắc đến nỗi sợ hãi,
lo lắng. Các tác phẩm có ấn tượng ngột ngạt hoặc gây hấn , trình bày một thân
phận của nhân loại bi thiết và đáng cười.
Đặc trưng nghệ thuật :

Edvard Munch – “The Scream” (Tiếng thét), 1895


Các họa sỹ Biểu hiện tập trung vào quan điểm cá nhân, phản ứng lại
với chủ nghĩa thực chứng positivism (khuynh hướng nhận thức luận của triết
học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý
giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người) và với những phong cách
hội họa khác như chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và Ấn tượng
(Impressionism).
Họ - những hoạ sỹ Biểu hiện đứng về phái Dã thú , dùng màu sắc sáng
nhưng sáng tạo với hiệu ứng đường nét và viền thô hơn.
“Họa sỹ Biểu hiện mong ước trên hết được thể hiện chính mình, (từ
chối) những nhận thức trực tiếp của mắt để xây dựng nên các cấu trúc hình
ảnh phức tạp của tinh thần. Những ấn tượng và hình ảnh trong trí óc đi qua
tâm hồn tựa như đi qua một bộ lọc, giúp anh ta rũ bỏ mọi điều vây bám, làm
hiện lên cái tinh chất thuần túy nhất của con người anh ta, và rồi cái tinh chất
ấy được tinh lọc và cô đặc thành những dạng thức tổng quát hơn để anh ta

9


nhanh chóng chép lại dưới dạng những thể thức và biểu tượng đơn giản trên
tranh.”
Khi nhắc tới trường phái Biểu hiện, có lẽ người đầu tiên phải nhắc tới
là Edvard Munch (1863-1944). Họa sỹ người Nauy này đã tiếp nối được rõ
nét tinh thần của Vangoh. Bức tranh thường được mang ra làm ví dụ kinh
điển về trường phái Biểu hiện của họa sỹ này là “Tiếng thét”, bức tranh thạch
bản được họa sỹ thực hiện vào năm 1895.
“Tiếng thét” cho thấy thế nào là một sự kích động bất ngờ khi bị thay
đổi toàn bộ giác quan. Mọi đường nét trên tranh đều cho cảm giác dồn trọng
tâm duy nhất vào khuôn mặt đang thét, khiến người xem phải chia sẻ nỗi kinh
hồng, nỗi đau và sự kích động của tiếng thét ấy. Đôi mắt mở trừng, hai má
hõm sâu như một người chết và được diễn đạt, bóp méo như trong một bức

biếm họa.
Vào thời điểm ấy, trong khi khá nhiều người cho rằng việc của các
nghệ sỹ khi thay đổi bề ngoài của sự vật là nên lí tưởng hóa chúng chứ khơng
nên làm cho xấu xí, thì đối với Munch, một tiếng thét đau đớn có thể không
gọi là đẹp đẽ nhưng sẽ thật thiếu trung thực nếu chỉ nhìn vào mặt tốt của cuộc
sống.
Với sự mở đầu của Munch, các họa sỹ Biểu hiện đã có một phương tiện
tốt để cảm nhận sâu sắc nỗi nghèo túng, sự khổ đau, bất công và những đam
mê điên rồ của con người. Đối với họ, việc khăng khăng bám víu vào sự hài
hịa và cái đẹp chỉ là sự thiếu ngay thật. Họ muốn đối diện một cách trần trụi
kiếp của nhân sinh, đứng về phía những kẻ bị tước đoạt quyền lợi, bị đối xử
bất công và xấu xí.
Giống như Dã thú, Biểu hiện đóng vai trò chuyển giao giữa các trào lưu
hội họa. Trường phái Biểu hiện ở Đức còn gây nguồn sáng tạo cho Trường
phái Gothic Đức và Nghệ thuật Nguyên thủy (Primitive Art). Sau sự tan rã
của những nhóm thuộc Biểu hiện, phong trào này lan rộng và tiến lên bằng tác
phẩm của những họa sĩ riêng lẻ trên toàn thế giới.
10


1.3: PHÁI LẬP THỂ - một trong những trào lưu hội hoạ vĩ đại nhất thế
kỷ XX
Các hoạ sỹ Lập thể thể hiện đối tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau
trong cùng một thời điểm. Không hề giống với mắt nhìn thơng thường của
chúng ta, chỉ nhìn thấy sự vật ở một góc độ duy nhất ngay tại thời điểm ta
nhìn thấy chúng. Hình thức của đối tượng cũng vì thế bị phá vỡ thành những
diện , mảng và hình mang tính kỷ hà. Có thể nói, những hoạ sỹ trường phái
Lập thể nhìn sự vật một cách song song về mặt không gian và thời gian.
Đặc trưng nghệ thuật :
Lập thể nhấn mạnh vào hình phẳng 2D, loại bỏ những kỹ thuật biểu

hiện truyền thống về phối cảnh và bác bỏ lý thuyết nghệ thuật bấy lâu nay vốn
đề cao sự bắt chước tự nhiên. Những họa sĩ phái Lập thể khơng bị ràng buộc
vào việc sao chép hình dáng, cấu trúc bề mặt, màu sắc hay không gian mà
thay vào đó, họ giới thiệu đến người xem một dạng thức mới của hiện thực
qua các tác phẩm miêu tả đối tượng bị phân chia thành nhiều mảng với nhiều
diện từ nhiều góc độ được biểu hiện cùng một lúc.
Trường phái Lập thể khơng có một q trình phát triển lâu dài. Khởi
đầu từ 1906 – 1907 ; cao trào và đạt đến giai đoạn hoàng kim trong những
năm 1909 – 1912 ; lập thể gần như kết thúc cùng với sự bùng nổ của Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
Q trình phát triển của chủ nghĩa Lập thể có thể được chia thành 3 giai
đoạn: chủ nghĩa Lập thể chịu sự ảnh hưởng của Cézanne (1907-1909), chủ
nghĩa Lập thể Phân tích (1909-1912) và chủ nghĩa Lập thể Tổng hợp (19121914). Hầu hết các họa sĩ theo trường phái Lập thể đều đã từng sáng tác theo
cả hai phong cách Phân tích và Tổng hợp.
Phong cách Lập thể Phân tích,
Sở dĩ có tên gọi như thế bởi sự mổ xẻ cấu trúc đối tượng theo nhiều góc
độ, dẫn đến sự phức tạp về hình. Đối tượng trong tranh bị chia thành nhiều
mảng nhỏ rối rắm, khá trừu tượng. Những mảng hình nhỏ sẽ được đặt dày đặc
11


tại trung tâm sau đó tản ra nhiều phía, hướng về các cạnh. Nói một cách đơn
giản, Lập thể Phân tích tiếp cận đối tượng như một nhiếp ảnh gia với hàng
loạt những bức ảnh chụp từ nhiều góc độ khác nhau vào các thời điểm khác
nhau. Những hình ảnh này sau đó sẽ được cắt ra và xếp lại một cách ngẫu
nhiên, chồng chéo trên cùng một mặt phẳng. Thêm một điểm đặc trưng khác
của chủ phong cách này chính là bảng màu hết sức đơn giản, đến mức hầu
như đơn sắc. Do đó người xem khơng bị phân tâm khi nhìn vào phom dáng
của cấu trúc và mật độ ảnh ở trung tâm khung hình. Trong giai đoạn sáng tác
này, các họa sĩ hầu như dùng bảng màu giống nhau, thiên về các màu vàng và

màu nâu xám. Những đặc điểm đó nói lên thời gian này đang là lúc Picasso,
Braque cùng đồng nghiệp của mình hồn thiện kỹ thuật và cơ sở lý luận của
hội họa Lập thể.

Georges Braque, "Man with a guitar", 1911

Phát triển theo hướng đối lập, Lập thể Tổng hợp đi ngược lại nguyên
tắc bố cục của Lập thể Phân tích.
Thay vì phá vỡ đối tượng thành những mảng nhỏ rồi lắp ghép lại, hình
ảnh theo phong cách này được xây dựng từ những thành tố và hình dáng mới.
Các đặc điểm chính của Lập thể Phân tích được biết đến với đường nét và
hình dáng đơn giản; Hịa sắc rực rỡ với nhiều màu cơ bản như đỏ, vàng, cam,
lam nhất là ở tranh của Juan Gris ( 1887-1927) và Fernand Leger (1881-1955)

12


Kỹ thuật dán giấy được Braque phát kiến năm 1913 được sử dụng cùng
lúc với sơn dầu được áp dụng triệt để trong Lập thể Tổng hợp. Các họa sĩ học
tập và sáng tác bằng kỹ thuật trên với các hình khối đơn giản. Như vậy, thay
vì nhìn vào một cái chai để phân tích hình dáng và cấu tạo để tạo ra một hình
dáng tương tự từ trí tưởng tượng của mình thì chỉ việc thực hiện bằng những
mẫu giấy  cut-out hoặc viền lại nét.

Pablo Picasso, "Bowl of Fruit, Violin and Bottle", 1914

Những nhân vật tiên phong nhất và kiên định nhất của phái Lập thể là
Pablo Picasso (1881-1973) và Georges Braque (1882-1963). Họ được coi là
những người đã cùng nhau tạo ra hội họa Lập thể và có ảnh hưởng lớn đến
nhiều họa sĩ hiện đại khác trong thế kỷ XX.

 Thủ lĩnh của phái Lập thể, Pablo Picasso (1881-1973) là một hiện
tượng đặc biệt của hội họa nửa đầu thế kỷ XX. Giai đoạn đầu đến với hội
họa , cũng như nhiều họa sĩ khác, Picasso có cách thể hiện rất gần với cảm
nhận thị giác thực tế  mặc dù tiềm ẩn những sáng tạo mới mẻ. Trước khi tìm
ra hội họa Lập thể, ông đã thử nghiệm sáng tác qua rất nhiều trường phái khác
nhau, bao gồm cả Hiện thực, đến thời kỳ lam, thời kì hồng và sau đó bị quyến
rũ bởi các tác phẩm của Henri Matisse và Henri “Le Douanier” Rousseau.
Những ảnh hưởng từ phong cách của họ như cách vẽ đơn giản, không lệ thuộc
vào hiện thực và hình họa cổ điển cũng như những cảm hứng thu được từ điêu
khắc vùng Iberia, điêu khắc châu Phi và tác phẩm của Gauguin được Picasso
dung hòa trở thành tài liệu sơ khai cho hội họa Lập thể. Kết quả của những
tìm tịi đó là tác phẩm “Chân dung bà Gertrude Stein”. Sự khác thường nổi

13


bật ở cách thể hiện gương mặt nhân vật như một chiếc mặt nạ, với các mảng
màu nhấn mạnh sắc nét, cố ý bộc lộ hình khối thật rõ ràng.
 Nhắc đến Picasso , việc hồn thành tác phẩm “Những cơ gái Avignon”
năm 1907 đã chính thức đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa Lập thể. Trong
tác phẩm này, lần đầu tiên Picassso xử lí hình khối theo lối phân tích chúng
thành nhiều diện thơ, mạnh và khơng theo bất cứ góc nhìn thơng thường
nào. Cảm nhận rõ nhất về quan niệm Lập thể của Picasso vẫn là từ nét mặt
các cơ gái trong tranh, những khn mặt méo mó biến dạng khó xác định
đang hướng về phía nào. Đồng thời phương thức tạo hình nhân vật cho thấy
rất rõ ảnh hưởng của nghệ thuật châu Phi.

Pablo Picasso, "Les Demoiselles d'Avignon",1907

 Với Picasso thì các tác phẩm của ơng khơng chỉ gói gọn trong đề tài

chân dung phụ nữ. Ơng vẫn khơng từ bỏ thiên hướng xã hội trong sáng tác
của mình với sự thể hiện gai góc, dữ dội với các vấn đề nóng bỏng trong đời
sống xã hội như chiến tranh, thân phận con người. “Guernica” là một tác
phẩm như thế; nó tốt lên khơng khí kinh hồng của các mảng sáng chói
chồng chéo, phân chia tàn bạo bằng những nét cắt nổi bật trên nền tối sẫm
cùng những hình ảnh đáng sợ và dị quái như cái đầu bò, hình người vặn xéo
nát vụn , chân tay giày xéo lẫn nhau đầy gân guốc.
14


Để khép lại,
Chủ nghĩa Lập thể là một trong những trào lưu hội họa lớn nhất thế kỷ
XX. Sự ra đời của chủ nghĩa Lập thể đã mở ra sự bùng nổ về hình thức theo
hướng chia cắt một cách hình học hóa, được các nhà nghiên cứu đánh giá rất
cao mặc dù thời gian tồn tại không dài. Đây chính là tiền đề cho các họa sĩ thế
hệ tiếp theo, bứt phá ra khỏi các khuôn khổ và sáng tạo, mở đường cho một
loạt các trào lưu hội họa có cách biểu đạt cao và tạo hình mới mẻ, phóng
khống.
1.4: PHÁI SIÊU THỰC – vẻ đẹp của cái phi lý
 “Mục đích chính của phong trào siêu thực trong nghệ thuật là giải
quyết dứt khốt tình trạng mâu thuẫn sẵn có giữa mộng và thực, để đưa nó
đến một thực tế tuyệt đối, thực tế Siêu thực”
Cương lĩnh Siêu thực

Harlequin's Carnival (1924) Joan Miró
15


Nghệ thuật siêu thực (Surrealism) là một trào lưu văn học và nghệ thuật
ở thế kỷ 20, bắt đầu ở Paris và được nhà thơ người Pháp André Breton viết

tuyên ngôn vào năm 1924. Chủ nghĩa siêu thực cố gắng diễn tả tiềm thức
bằng các trình bày các vật thể và sự việc như được thấy trong những giấc mơ.
Siêu thực là một khuynh hướng nghệ thuật lớn bao trùm nhiều loại hình của
nghệ thuật. Bắt đầu từ thơ, siêu thực lan tới hội họa rồi tiếp đến điện ảnh, tiểu
thuyết. Thuật ngữ Chủ nghĩa siêu thực Surréalisme được nhà thơ Guillaume
Apollinaire dùng trong tác phẩm của mình vào năm 1917. Sau tun ngơn
năm 1924, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong văn học và nghệ thuật
Theo Bách khoa Từ điển Triết học, trường phái siêu thực (Surrealism)
là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa Tượng trưng và Phân tâm
học, đặt phi lý tính lên trên lý tính. Khuynh hướng này nhằm giải phóng con
người khỏi mọi xiềng xích xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, khơng
bị gị bó bởi lý trí, logic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo. 
Hay hiểu một cách đơn giản, trường phái nghệ thuật siêu thực mô tả thế
giới qua lăng kính như “ảo giác”, hiện lên trong tâm trí mỗi người và trên
thực tế, chúng khơng tồn tại ở hiện thực.
Đặc trưng nghệ thuật:
Để minh họa cho phương pháp siêu thực, Breton trích dẫn Pierre
Reverdy:
“Hình tượng (image) là sáng tạo thuần túy của tâm trí (mind).
Nó không thể sinh ra từ sự so sánh, mà sinh ra từ việc đặt cạnh nhau hai
thực tại ít nhiều cách biệt nhau. Mối liên hệ giữa hai thực tại này mà càng
cách biệt và càng thực thì hình tượng sẽ càng mạnh, thực tại thi vị và sức
mạnh cảm xúc của nó càng lớn.”
Nghệ sĩ siêu thực bỏ qua hiện tại chủ quan bằng cách thâm nhập vào
miền vô thức của họ. Những kỹ thuật này được biết đến bởi các hành động vô
thức, đề cao tâm linh hơn hiện thực, cho phép các nghệ sĩ từ bỏ ý thức và nắm

16



bắt cơ hội sáng tạo. Chính vì vậy mà những tác phẩm của nghệ thuật siêu
thực thường rất khó hiểu và khó nắm bắt.
Cơ sở lý thuyết của Chủ nghĩa Siêu thực là những giấc mơ và các trạng
thái vô thức như những sự biểu hiện xác thực qua những cảm xúc và ham
muốn của con người, những mong muốn và sự kìm nén thế giới nội tâm,
mang lại cho trường phái siêu thực sự bí ẩn và độc đáo.
Trường phái siêu thực thể hiện qua những hình ảnh siêu thực và hình
ảnh thường dễ bắt gặp nhất của chủ nghĩa này là thiên nhiên. Mỗi nghệ sĩ dựa
trên những mơ típ lặp lại nảy sinh trong những giấc mơ hay trong trạng thái
vơ thức của họ sau đó tái hiện lại bằng những nét vẽ, phác thảo,…
Có rất nhiều hoạ sĩ Siêu thực được ghi danh vào lịch sử mỹ thuật thế
giới như : Moreau, Picasso, Duchamp, Klee, Max Erst, Masson, Chi-ri-co,
Dali, Sagall…
Nhưng thành công nhất ở trường phái Siêu thực, ta khơng thể khơng
nhắc đến Salvador Dalí và Joan Miró.

Homme Invisible.sơn dầu. 1929-1932

17



×