Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Von Hagens đã ướp xác ra sao?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.39 KB, 6 trang )

Von Hagens đã ướp xác ra sao?
Plastination là quá trình tương đối đơn giản để bảo tồn thân xác, cho mục
đích giảng dạy, giáo dục. Sáng chế Plastic hóa, như nhiều sáng chế mang
tính cách mạng khác, rất đơn giản về mặt khái niệm.


1. Mổ và ướp
Bước đầu tiên của quá trình là làm ngưng lại sự phân hủy, bằng cách bơm
formalin vào xác qua ngả động mạch. Formalin giết sạch vi khuẩn và bằng
cơ chế hóa học dừng quá trình phân hủy của mô. Dùng các công cụ mổ để
loại bỏ da, mỡ, và các mô liên kết nhằm bộc lộ các cấu trúc giải phẫu riêng
lẻ.


2. Loại mỡ và nước trong xác
Trong bước đầu tiên, nước và các chất mỡ hòa tan trong cơ thể được loại hết
bằng cách đặt xác vào một bồn dung môi (thí dụ bồn acetone)




3. Thấm nhồi
Đây là bước trung tâm của kỹ thuật Plastination. Trong bước thấm nhồi, một
chất polymer hoạt tính, thí dụ cao su silicone sẽ được thay thế cho acetone.
Để đạt được điều này, xác được nhúng trong một dung dịch polymer và đặt
trong buồng chân không để loại hết acetone khỏi xác và giúp polymer thấm
vào từng tế bào.



4. Tạo dáng


Sau bước thấm nhồi (polymer) nhờ buồng chân không, xác được tạo dáng
tùy ý. Từng cấu trúc giải phẫu đơn lẻ sẽ sắp xếp và cố định bằng dây thép,
kim, kẹp, và các khối bọt biển.

5. Lưu hóa (làm cứng)
Ở bước cuối cùng, xác được làm cứng lại. Tùy theo dùng loại polymer nào
mà quy trình này được thực hiện bằng khí, ánh sáng, hay nhiệt.
Mổ, ướp, và Plastination một xác người hoàn chỉnh mất khoảng 1.500 giờ
công và thường mất khoảng 1 năm để hoàn thiện.

*
Ý TƯỞNG PHÍA SAU PLASTINATION
Mặc dầu một đại từ điển của Đức là Brockhaus Encyclopedia, vào năm
1922, từng chỉ ra danh từ Plastic hóa (Plastination) là xuất phát từ tiếng Hy
Lạp (plassein = tạo hình, tạo dáng), nhưng thực sự, thuật ngữ này là một
sáng chế của Gunther von Hagens.
Hãy nghe von Hagens kể lại:
“Tôi nghĩ ra kỹ thuật Plastination tại viện Giải phẫu học, trường đại học
Heidelberg vào năm 1977, lấy bằng sáng chế khoảng giữa năm 1977 và
1982, từ đó tới nay vẫn liên tục cải tiến.
Khi còn là một trợ lý viên giải phẫu, nhìn thấy mẫu vật đầu tiên của mình
gói trong một khối polymer, tôi thắc mắc lý do sao lại phải rót polymer xung
quanh bên ngoài mẫu vật, rồi lại đổ polymer bên trong mẫu vật, mới có thể
ổn định hóa mẫu vật từ trong ra ngoài.
Tôi không thể gạt câu hỏi này ra khỏi trí. Vài tuần sau, tôi phải chuẩn bị
một loạt các lát cắt thận người cho một dự án nghiên cứu. Quá trình thông
thường gồm nhúng thận vào dầu paraffin, rồi cắt thành những lát mỏng,
dường như làm tôi mất quá nhiều sức, do tôi cứ phải cắt 50 lát mới dùng 1
lát. Thế rồi một hôm, đang đứng trong hàng thịt tại thành phố tôi đang theo
học đại học, tôi thấy người phụ nữ bán hàng thái thịt xông khói, và nảy ra

trong tôi ý nghĩ phải dùng một máy cắt lát thịt để cắt thận. Vậy là một “máy
cắt lưỡi dao xoay”, tôi đặt tên thế trong bản đề xuất dụng cụ chuyên cho dự
án, trở thành phát minh đầu tiên của tôi trong kỹ thuật nhựa hóa.
Tôi nhúng những lát thận đã cắt trong chất lỏng Plexiglas và dùng một máy
hút chân không để loại hết các bọt khí đã hình thành khi trộn trong chất lưu
hóa.
Khi quan sát những bọt khí này, tôi chợt nghĩ: Hoàn toàn có thể tẩm một lát
thận với plastic bằng cách thấm đẫm nó bằng acetone rồi đặt trong bình
chân không; máy chân không sẽ tách acetone ra dưới dạng các bọt bóng, y
hệt như quy trình tách khí trước đó. Khi tôi thử, rất nhiều bọt acetone nổi

×