z
TIỂU LUẬN TÂM LÝ QUẢN LÝ:
GIA ĐÌNH
1
MỤC LỤC
PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
Khái niệm và phân loại bạo lực gia đình 5
1.1. Khái niệm bạo lực gia đình 5
2.1. Bạo lực đối với phụ nữ 10
2.2. Bạo lực đối với đàn ông 14
Nguyên nhân của bạo lực gia đình 23
Hậu quả của bạo lực gia đình 24
PHẦN IV. QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN 31
2
PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội từ
xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất
quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy,
xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề
thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có tất cả chúng ta.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên
cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình
như sau:
“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan
hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc
với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà
nước thừa nhận và bảo vệ”.
Nói đến gia đình là nói đến nhóm tâm lý - tình cảm xã hội đặc thù, các mối
quan hệ trong gia đình, sự cấu kết giữa các thành viên trong gia đình bắt
nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt và quan hệ tình cảm, trách
nhiệm. Trong gia đình, các thành viên gắn bó với nhau bằng những sợi dây
liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt đời người. Trong gia đình thuận hòa,
hạnh phúc, các thành viên luôn quan tâm đến nhau, hy sinh cho nhau, không
ngại thiệt thòi.
Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách lớn
khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Để tồn
tại và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện
mới, từng thành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong
gia đình. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với
3
những trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng
với sự phát triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá
trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam;
không ít những gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm
chí tan vỡ đã kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị, ảnh hưởng
phần nào đến sự phát triển của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề
nan giải. Một trong những bế tắc, khó khăn đó chính là tình trạng bạo lực gia
đình. Hiện tượng BLGĐ ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ở mọi
vùng miền, ở tất cả các đối tượng. BLGĐ giữa vợ chồng, con cháu ngược
đãi với ông bà, bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái khá phổ biến. Nạn nhân chủ
yếu là phụ nữ, trẻ em. Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân của các nguyên
nhân dẫn đến BLGĐ là sự bất bình đẳng giới; nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
BLGĐ chủ yếu là do say rượu và mượn rượu (69-70%), do khó khăn kinh tế,
do vợ hoặc chồng ngoại tình; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: học vấn
thấp, thiếu kỹ năng sống, không hiểu biết pháp luật Hành vi BLGĐ để lại
hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bởi nó làm xói mòn đạo đức, lối sống, làm
ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, là nguy
cơ làm suy giảm sự bền vững, gây tan vỡ gia đình. Hành vi BLGĐ vi phạm
quyền con người, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nạn
nhân và làm tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội. Một trong những
hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng trong các gia đình
hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia
đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Vì vậy trong đề tài này tôi muốn đề cập đến vấn
đề: “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM HÀNH VI BẠO LỰC GIA
4
ĐÌNH ” để từ đó có cái nhìn và giải pháp đúng đắn, sâu sắc về hiện tượng
này.
PHẦN II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái niệm và phân loại bạo lực gia đình
1.1. Khái niệm bạo lực gia đình
PTO- Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm BLGĐ được luật pháp hoá trong
Luật phòng, chống bạo lực gia đình: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,
tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Khái niệm này
không chỉ xác định các đối tượng chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh, mà còn
chỉ rõ những hành vi BLGĐ cần được xử lý nghiêm minh theo qui định của
pháp luật.
Bạo lực trong gia đình là một khái niệm
mới được dùng ở Việt Nam để chỉ bất kỳ
một hành động bạo lực nào của thành
viên trong gia đình gây ra hoặc có thể
gây ra hậu quả làm tổn hại hoặc gây đau
khổ cho thành viên khác trong gia đình về thân thể, tình dục hay tâm lý.
Hình thức bạo lực trong gia đình khá đa dạng như bố mẹ, con cái, anh chị
em trong nhà đánh đập, giết hại lẫn nhau, trong đó phổ biến nhất là bạo lực
từ phía các ông chồng đối với vợ như: đánh đập, chửi mắng, cấm đoán,
cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép đẻ thêm con Có thể hiểu bạo lực gia
đình là hành vi lạm dụng quyền lực (có hoặc không sử dụng vũ lực) nhằm
hăm doạ hay đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển, kiểm
soát người đó.
5
Phân loại bạo lực gia đình
- Tùy theo quan điểm và phương pháp tiếp cận, hiện có nhiều cách phân loại
các hình thức bạo lực gia đình; nhưng thường tập trung ở ba loại cơ bản:
+ Bạo lực thân thể (bạo lực thể chất)
+ Bạo lực về tinh thần, tình cảm
+ Bạo lực về kinh tế và quan hệ xã hội.
- Bạo lực về thân thể (còn gọi là bạo lực về thể chất):
+ Xâm hại thân thể: là những hành vi mà người gây ra bạo lực thường sử
dụng sức mạnh cơ bắp (tay chân) hoặc công cụ, thậm chí cả vũ khí gây
nên thương tích đối với nạn nhân. Hành vi đánh, đấm, tát, đá, túm tóc,
giật bẻ tay, trói, nhốt trong nhà, cưỡng bức tình dục là những hành động
thường gây nên sự đau đớn về thể xác, để lại dấu vết trên cơ thể nạn
nhân.
+ Đối xử tồi tệ về thể chất: Bất cứ hành vi nào sử dụng sức mạnh thể lực
đối với nạn nhân, dù nó có gây thương tích hay không, gồm những hành
động cấm đoán, kiểm soát, xô đẩy thô bạo Đối xử tồi tệ về thể chất còn
bao gồm việc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cũng như ngăn ngừa họ không được tiếp cận các nhu cầu vật chất của
mình như: ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi
+ Bạo lực hoặc lạm dụng tình dục: Cưỡng ép, ép buộc phụ nữ phải làm
những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn, coi phụ nữ chỉ là
đối tượng tình dục. Bạo lực tình dục có thể bao gồm cả việc ép phải quan
6
hệ tình dục hoặc bắt phải xem các hình ảnh khiêu dâm mà không được sự
đồng ý của người phụ nữ. Một số phụ nữ còn bị ép phải quan hệ tình dục
khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong quá
trình quan hệ sinh lý mà người phụ nữ hoàn toàn không có quyền từ chối.
+ Gây hư hại tài sản gia đình: gồm các hành động đập phá, làm hư hỏng
các đồ đạc trong gia đình, đánh đập vật nuôi trong nhà
- Bạo lực về tinh thần và tình cảm: Là những hành vi nhằm hành hạ tâm
lý bằng những lời đe doạ, sỉ nhục, chửi mắng, lăng mạ, hạ thấp nhân
phẩm, bỏ rơi, lãng quên, không quan tâm… Hình thức bạo lực này
gây hậu quả rất nghiêm trọng so với các dạng bạo lực khác nhưng khó
phát hiện để can thiệp bằng luật pháp vì sự “vô hình” và thiếu chứng
cứ. Trong bạo lực tinh thần, người ta có thể chia ra:
+ Đe dọa, hăm dọa: là hành động đe dọa như soi mói, có những hành vi
và lời nói với tính chất đe dọa, khiêu khích; so sánh với người khác bằng
lời lẽ mạt sát.
+ Lạnh lùng, bỏ rơi, không quan tâm, hỏi han…
+ Chụp mũ/gán nhãn: là hành vi, lời nói thiếu tôn trọng, coi phụ nữ ngu
ngốc, điên rồ, vô dụng, không có giá trị… hoặc qui gán cho phụ nữ
không có năng lực làm mẹ, làm người nội trợ. Bằng sự gán nhãn này, nó
có tác dụng như chất axít ăn mòn sự tự tin của người phụ nữ. Người phụ
nữ thường xuyên bị đe dọa bằng những lời lẽ xúc phạm, đôi khi làm
người phụ nữ ngộ nhận về chính bản thân họ. Rất nhiều người phụ nữ đã
tin rằng họ xứng đáng bị hành hạ và điều đó đã đẩy họ đến địa ngục hoặc
tự tìm đến cái chết. Bạo lực thể chất có thể dễ dàng nhận diện qua những
7
thương tổn hiện trên thân thể, và cùng với thời gian vết thương ấy sẽ liền
da, nhưng bạo lực tinh thần thì hậu quả của nó tiềm ẩn bên trong, kéo dài
dai dẳng với nỗi đau dằng xé và hậu quả của nó thì không thể định lượng
được, đó là vết thương lòng với những cảm xúc của sự vô vọng, không ai
giúp đỡ.
- Bạo lực về kinh tế và quan hệ xã hội:
+ Thâu tóm về tài sản: người đàn ông hoàn toàn kiểm soát tài chính,
không cho vợ chi tiêu theo các nhu cầu cần thiết của gia đình và cá
nhân hoặc chỉ đưa cho phụ nữ một khoản tiền rất nhỏ so với số tiền cần
thiết để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của đời sống gia đình…
+ Cô lập quan hệ: Là những hành động thường xuyên chỉ trích nghi ngờ
về gia đình, bạn bè của vợ, khụng tin tưởng, không cho phép giao tiếp với
bạn . Khống chế các quan hệ của vợ, kể cả các quan hệ với gia đình của
vợ.
1.3. Các hành vi bạo lực gia đình
8
Các hành vi bạo lực gia đình
Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý
khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự,
nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về
tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan
hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con;
giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc
cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác
cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác
trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên
gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức,
đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu
nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng
phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra
khỏi chỗ ở.
9
Theo Luật Phòng chống Bạo lực gia đình
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Bạo lực đối với phụ nữ
Bạo lực chống lại phụ nữ là “bất kỳ hành động bạo lực trên cơ sở giới nào
dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay tình dục
hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động
như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do, dù ở nơi công cộng hay
trong cuộc sống riêng tư” (United nations, 1995).
Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đang xảy ra
ở khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức
tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng
lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội.
Ngay ở những nước được coi là phát triển và
văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít
10
phụ nữ phải chịu đựng nạn này.
Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn 1/2 triệu phụ nữ Mỹ (588.490 phụ nữ)
chết do bạo lực gia đình bởi người chồng của họ. Có khoảng 85% nạn nhân
của bạo lực gia đình (588.490 tổng) là nữ, chỉ có xấp xỉ 15% (103.220 tổng)
nạn nhân là nam. Trong năm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của chồng
đối với vợ tăng 20%, số vụ bạo lực của vợ đối với chồng tăng 3% trong tổng
số những vụ nghiêm trọng đối với đàn ông. Trung bình mỗi ngày có hơn 3
phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai của họ. Năm 2000, có 1.247
phụ nữ bị giết bởi chồng mình. (Theo: Family Violence Prevention Fund,
2004).
Ở Pháp, điều tra mới đây cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi là
2,5% tức là khoảng 1,5 triệu người. Theo “Liên đoàn đoàn kết phụ nữ quốc
gia Pháp” nhận định: “Chỉ riêng tại Paris, kinh đô ánh sáng của văn minh
nhân loại, 60 phụ nữ bị chồng hay người tình đánh giết mỗi năm”. Trên cả
nước Pháp có 450 phụ nữ chết do bạo hành thể xác hay bạo hành tinh thần
trong gia đình.
Ở Việt Nam, chưa có các cuộc khảo sát trên toàn quốc về tình trạng bạo lực
gia đình. Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1- 1-2000 đến
ngày 31-12-2005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết
sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong đó có tới
39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn.
Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn
nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3%. Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1-2000
đến tháng 9-2002, Trung tâm Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận được 517 tin tố
cáo, cầu cứu của các nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền
can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484 vụ, Kiên Giang
11
2.005 vụ
Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải nhiều vụ bạo lực rất dã man trong gia
đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ!?” Báo Thanh
niên - số 186 ra ngày 5-7-2003; “Kẻ giết vợ dã man”, “Hình phạt chung thân
vì hành xử vợ bằng búa” - Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 8-9-2003; “Đổ
xăng đốt vợ” - Báo Công an nhân dân ra ngày 7-12-2002 Những bài báo
đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô nhân tính của người chồng đối
với vợ mình và rút ra những bài học sau những vụ bạo lực đó.
Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thô bạo, một loại bạo lực gia
đình khá phổ biến đang phát triển ở Việt Nam hiện nay là sự ép buộc vợ
quan hệ tình dục.
Dạng bạo lực này ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ
nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy ai biết và chú ý đến bởi vì nó
được ngụy trang một cách kín đáo dưới vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa
hai vợ chồng. Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên chị em thường giấu
giếm vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Những điều này góp
phần làm cho bạo lực về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậu
quả nghiêm trọng đối với phụ nữ.
Ngoài ra, còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến phụ nữ
như không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện theo kiểu “chiến tranh lạnh”,
chửi bới thậm chí còn là những hành vi quản lý tiền nong chi tiêu trong gia
đình
Trong trường hợp người chồng đánh vợ vô cớ hoặc “không hợp lý” thì
thường được mọi người giải thích là do chồng say rượu, cờ bạc, nghiện hút
hoặc chỉ đơn giản là quá nóng tính. Khi say rượu, ham mê cờ bạc, nhiều ông
chồng mất tự chủ và thường giải quyết bất đồng với vợ con bằng những
hành vi bạo lực. Đó cũng là lý do của nhiều trường hợp chồng đánh đập vợ
12
một cách nghiêm trọng đã từng xảy ra trong thực tế.
Tuy nhiên, đằng sau những tệ nạn xã hội đó có thể là những lý do sâu xa
khác như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tư
tưởng trọng nam kinh nữ còn quá nặng nề mà bản thân những người trong
cuộc cũng chưa nhận thức được.
Nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình chính là sự
bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao
hơn người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ông chồng tự cho mình cái
quyền được đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự “giáo dục” và “thể hiện
quyền lực” của “bề trên” đối với “kẻ dưới”.
Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nó
không những làm tổn thương về thể xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ
đến sự kiểm soát đời sống tình dục cũng như vị trí, vai trò của phụ nữ trong
hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa
Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của người phụ nữ
khiến phụ nữ không yên tâm làm việc, hoặc luôn có cảm giác lo sợ, buồn bã,
muốn tự tử và là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tan vỡ gia đình.
Theo thống kê chưa đầy đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 90% là
nguyên nhân do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội là 51%, TP.
Hồ Chí Minh là 56%.
Những vết thương về thể xác rồi thời gian sẽ qua đi nhưng những tổn thương
về tinh thần của các nạn nhân đâu dễ dàng xóa bỏ và điều này ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống người phụ nữ. Do vậy, cần phải có những biện pháp
mạnh ngăn chặn tình trạng này.
Mặc dù xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến song ngay
từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng mục tiêu giải phóng
13
phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền, bình đẳng.
Điều này được thể hiện rõ trong các chính sách, văn bản pháp luật đặc biệt là
Luật Hôn nhân và Gia đình. Tuy nhiên, hiện tượng đánh đập ngược đãi,
buôn bán phụ nữ trẻ em vẫn gia tăng.
Rất nhiều phụ nữ khi bị chồng đánh thường im lặng, nín nhịn. Bị chồng
đánh tím mặt thì nói với bạn bè, hàng xóm là bị vấp ngã. Chồng nói vài câu
xin lỗi là nguôi ngoai, chịu làm lành. Mà không thấy rằng nếu bị chồng đánh
lần thứ nhất mà không “phản ứng mạnh”, không có một sự cảnh cáo, răn đe
nghiêm khắc thì chuyện bị đánh lần thứ hai, lần thứ ba thậm chí cả lần thứ
100 cũng sẽ xảy ra. Cuối cùng, phụ nữ phải biết tự bảo vệ hạnh phúc của
mình.
2.2. Bạo lực đối với đàn ông
Không ai tin rằng anh bị vợ đánh
Stojkovic năm nay hơn 50 tuổi. Vợ anh trước đây đã có một đời chồng và
mang theo một đứa con gái đến sống chung với anh. Theo quan niệm địa
phương, đàn ông cần phải có dũng khí nam nhi và là trụ cột của gia đình. Vì
vậy, không ai có thể tưởng tượng rằng một người đàn ông lại có thể bị vợ
đánh đập.
Anh cho biết, mình đã bị vợ và con gái
cô ta dùng gậy đánh bóng chày để tra
tấn. Sau khi đánh xong, vợ anh lại quay
ra đổ lỗi cho chồng và nói rằng đây là
cách tự vệ chính đáng của mình.
Tuy nhiên, điều anh cảm thấy khó khăn
nhất là khiến cho người khác tin rằng mình mới là người bị hại vì có giải
thích thế nào đi chăng nữa cũng không có ai đứng về phía anh.
14
Vì bị vợ tố cáo nên Stojkovic đã bị kết án 2 tháng tù giam. Sau khi ra tù, Toà
án cấm anh quay về nhà.
Theo anh, cuối cùng thì vợ mình cũng đạt được âm mưu của mình vì cô ta
luôn thèm muốn số tài sản mà anh có.
Chốn nương thân của những người đàn ông bị bạo hành gia đình.
Hiện nay, vợ Stojkovic đang sống trong ngôi nhà trước đây anh ở và quản lý
công toàn bộ tài sản cùng công ty của anh. Trong khi đó, anh lại phải tới nơi
dành cho những người đàn ông bị bạo hành gia đình được xây dựng tại trung
tâm thành phố Cuprija theo chương trình “an ninh nam giới” của tổ chức phi
chính phủ.
Luật sư tình nguyện tại trung tâm,Verica Zivanovic, cho hay, đây là kết quả
của việc Toà án không thừa nhận rằng những người đàn ông là nạn nhân của
bạo lực gia đình.
Con cũng đánh bố
Cựu thị trưởng thành phố Cuprija, ông Dušan Trifunovic cho biết, trường
hợp của Stojkovic là một điển hình, một số người đàn ông không chỉ bị vợ
đánh mà còn bị con hành hạ.
Hơn 1000 người đàn ông cần sự giúp đỡ
Tính đến nay, có thể nói Stojkovic là người ở lại nơi “trú ẩn” lâu nhất. Anh
vừa làm việc, vừa chuẩn bị tài liệu để khởi tố, hy vọng một ngày nào đó anh
sẽ được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình.
Tổ chức “an ninh nam giới” cho hay, từ khi nơi dành cho những người đàn
ông bị bạo hành gia đình được thành lập vào năm 2009, đã có khoảng 1000
người đàn ông tới đây. Họ muốn có nơi để trốn tránh nhưng vì chỗ ở có hạn
nên chỉ có những trường hợp thật đặc biệt mới được ở lại.
Không dám đem chuyện gia đình kể ra bên ngoài
15
Hiện nay, hầu hết những người đàn ông bị tra tấn tinh thần thường xấu hổ
không dám nói ra, nhưng khi nói tới lạm dụng thể chất, phái mạnh ở Serbia
không ngần ngại công nhận mình từng là người bị hại.
2.3. Bạo lực đối với trẻ em
Nhiều người nghĩ rằng, ông bà, bố mẹ có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm giáo
dục, chăm sóc trẻ. Ít người lớn biết rằng chính mình còn thiếu và yếu về kỹ
năng thực tế.
Theo các chuyên gia tâm lý, rèn kỹ năng cho người lớn là chuyện khó,
không phải một sớm một chiều có thể thay đổi nếp nghĩ và cách cư xử của
đối tượng này. Và trong những buổi giao ban, thảo luận về chủ đề chăm sóc,
giáo dục con cái ở cơ quan, các bậc cha mẹ nhận thấy rất rõ nhiều “lỗ hổng”
về kiến thức và kỹ năng sống, nhưng không dễ khắc phục.
Có một bà mẹ đã tấm sự rằng:
Khi nghe con trai 6 tuổi nhắc nhở ba mẹ không được đánh con, vì như thế là
vi phạm pháp luật, tôi ngạc nhiên nhưng rất vui vì sự hiểu biết của cháu. Tôi
chỉ nhắc khéo: “Con phải ngoan thì ba mẹ không bao giờ đánh con”. Thằng
bé thắc mắc: “Thế nào là ngoan hả mẹ?”. “Ngoan là phải biết nghe lời ba
mẹ”. Con trai tôi vẫn chưa chấp nhận: “Cái gì đúng thì con mới nghe theo
chứ. Vì thế ba mẹ phải gương mẫu nhé”. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải
thống nhất giữa lời nói và việc làm. Những câu nhắc khéo của con giúp
chúng tôi nhận ra “lỗ hổng” của mình về kiến thức cũng như kỹ năng sống
còn khá lớn.
Vào chăm sóc con trai tôi, nhiều lần mẹ nói khéo: “Vợ chồng anh chị học
làm gì cho nhiều bằng này bằng nọ, việc quan trọng nhất là xây dựng mái
16
ấm gia đình thì lại thiếu hụt, lúng túng. Con hơn ba tuổi mà còi xương, yếu
ớt, hay để mẹ đem nó về quê nuôi khi nào lớn thì lên ở với anh chị”. Cả hai
vợ chồng không khỏi chạnh lòng, nhưng đó là sự thật. Mặc dù trước khi sinh
con, tôi đã tự bổ túc cho mình khá nhiều kiến thức, kinh nghiệm về chăm sóc
gia đình, nuôi dạy con trẻ từ sách báo, đồng nghiệp, nhưng trước mọi tình
huống xảy ra, tôi đều thấy bỡ ngỡ, tự ti và thực hiện một cách vụng về.
Đánh đập có thể dẫn đến tình trạng bé bất hợp tác với cha mẹ.
Đánh đập vì bất lực
Nhiều bậc phụ huynh nhận thức rất rõ rằng, sử dụng biện pháp mạnh (dọa
nạt, đánh đập) để giáo dục con cái thường là lợi bất cập hại. Có thể dẫn đến
hậu quả trẻ bất hợp tác với cha mẹ. Có trường hợp cha mẹ sau khi mắng mỏ,
đánh đập con trẻ xong thì giải thích rằng, tất cả những gì mình làm đều là
muốn tốt cho con. Nhưng khi trao đổi với các chuyên gia tâm lý, hầu hết phụ
huynh đều thừa nhận rằng, quát nạt trẻ là biểu hiện sự bất lực của mình trong
dạy bảo con cái. Ngược lại, dùng biện pháp quá mềm dẻo như chiều chuộng,
nhu nhược với con cũng để lại những hậu quả xấu, tuy nhiên nhiều bậc phụ
huynh vẫn thực hiện. Những nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục học
cho thấy, có hơn 60% phụ huynh cho rằng mình từng đánh đập con trẻ.
17
Nhiều giáo viên từ bậc mầm non đến bậc phổ thông khi trao đổi về vấn đề
văn hóa học đường kịch liệt phản đối bạo lực đối với học sinh về mặt tinh
thần cũng như thể chất. Nhưng một số, nhất là những người làm công tác
chủ nhiệm, cũng thừa nhận rằng, những năm trong nghề ít nhiều đã dùng
biện pháp mạnh đối với học sinh.
Không ít phụ huynh và giáo viên thẳng thắn trao đổi những băn khoăn: Thực
chất kỹ năng sống là những kỹ năng gì? Vận dụng như thế nào vào cuộc
sống? Liệu những kỹ năng của người lớn có phù hợp với con trẻ không?
2.4. Bạo lực trong gia đình đồng tính
Không thể công khai sống với nhau, trong quan hệ không được xưng hô theo
ý muốn nhưng những đôi đồng tính yêu nhau lại rất thắm thiết. Với họ, tìm
được người đồng cảm rất khó nên khi có người yêu, họ này sinh tâm lý
muốn giữ cho chặt. Sự ghen tuông, nỗi giận dữ khi bị từ chối ở các đôi
đồng tính thường rất ghê gớm.
"Nếu không yêu, anh sẽ giết em"
Tư vấn viên Vũ Tuyết Anh, Trung tâm tư vấn
tâm lý CSaga (Hà Nội), người đã làm việc nhiều
với những người đồng tính, cho biết: "Do khó
được xã hội công nhận, việc tìm người yêu cũng
khó khăn nên khi có người yêu, họ giữ chặt lắm.
Tôi từng tư vấn qua điện thoại cho một người
đồng tính đang sợ hãi. Gọi cho tôi, người ấy run
rẩy kể: 'Anh ấy bảo nếu em từ chối tình yêu, anh ấy sẽ giết em'. Tôi được
biết có không ít người đồng tính vì ghen mà giết người tình".
Cơ quan điều tra từng cho biết về một vụ án giết người mà nạn nhân và thủ
phạm là một cặp đồng tính, bi kịch xảy ra cũng liên quan đến "chữ tình".
18
Chàng thanh niên Phạm Văn Toàn đang thất nghiệp thì quen một chàng trai
là Từ Bảo Lộc 27 tuổi. Mê Toàn, Lộc không chỉ dốc sức "cưa cẩm", tỏ tình
mà còn hứa sẽ cho tiền, mua xe, mua nhà để hai người sống chung. Toàn
xiêu lòng và thế là hai người thành tình nhân. Một buổi tối, sau khi nhậu
xong, trong lòng hưng phấn, Lộc muốn quan hệ tình dục nhưng bị từ chối,
nên cưỡng ép bằng cách rút dao dọa giết. Toàn miễn cưỡng "mây mưa" với
người tình, nhưng vẫn uất ức nên đợi lúc anh ta không để ý, Toàn chụp con
dao và đâm liên tiếp mấy chục nhát vào người Lộc khiến anh ta chết tại chỗ.
Cặp đôi Nguyễn Thanh T. và Phan Văn H., đang chung sống "như vợ
chồng" ở một khu nhà trọ sinh viên tại Thanh Xuân, Hà Nội, tuy yêu nhau
mê mệt nhưng không ngày nào không cãi cọ ầm ĩ, thậm chí thượng cẳng
chân, hạ cẳng tay với nhau. Nhiều lần H. "ra đòn" với người yêu khá nặng.
Sau mỗi lần vậy, họ xin lỗi nhau, lại yêu thương nồng thắm để rồi hôm sau
lại tiếp tục “chiến đấu'’. Cả xóm trọ đau đầu vì cặp đôi đồng tính này nhưng
không thể can thiệp. Các "cuộc chiến" chỉ lắng dịu khi ông chủ nhà doạ
đuổi, không cho hai người thuê nữa.
T. tâm sự: “Em yêu anh ấy. Em biết những người như chúng em khó được
sự cảm thông trong xã hội lắm; nay có người đồng cảnh, hiểu nhau, thương
nhau thì phải trân trọng nhau. Anh ấy cũng yêu em nhưng mỗi tội ghen
tuông quá đỗi. Đi đường, em chỉ liếc người khác anh ấy cũng hậm hực, dừng
xe cho ngay em cái tát".
Nhiều lần H. doạ người yêu: "Em mà ngoại tình thì đừng trách anh đấy”.
Lời dọa đi kèm với ánh mắt đáng sợ của anh ta làm T. luôn cảm thấy bất an,
bởi không biết anh sẽ dám làm những gì khi tình cảm không "cơm lành canh
ngọt".
19
Dễ "nổi hung" do tâm lý bị dồn nén
Các chuyên gia tâm lý, trong đó có bà Vũ Tuyết Anh, cho rằng việc chịu
nhiều sự o ép về tâm lý khiến cho cách hành xử của một số cặp đồng tính trở
nên khác người, mức độ bạo hành cũng nặng hơn bình thường. Bà cho biết,
trong trường hợp họ có người tình vốn không phải là đồng tính, hoặc phải
yêu đơn phương, sự ghen tuông thường bùng nổ mãnh liệt hơn, cách giải
quyết dễ thiên về bạo lực hơn.
Tuy nhiên, tình yêu của những người đồng tính rất mãnh liệt nên nhiều đôi
vẫn yêu đương mặn nồng sau những lần "xô đũa xô bát". Nói về những trận
đòn ghen của người yêu, T. hồn nhiên: “Giờ anh ấy cũng bớt đi nhiều rồi.
Chúng tôi đang cố gắng cải thiện để không mắc mớ với pháp luật. Còn ghen
tuông thì cũng thường tình thôi, ai yêu cũng vậy”.
Những người đồng tính vì sức ép mà phải lập gia đình với người khác giới
nhiều khi cũng bị bạo hành. Nhưng vì không có tình yêu, phải sống trái với
giới tính của mình nên sự chịu đựng trở nên khó khăn và khổ cực hơn nhiều.
Bà Tuyết Anh kể: "Bạo hành trong gia đình người đồng tính về vấn đề tình
dục khá tế nhị. Tôi từng tư vấn cho một cô gái đồng tính bị chồng ép quan
hệ tình dục. Cô gái không có cảm xúc nên rất hoảng sợ mỗi khi gần gũi
chồng. Không chịu được, cô công khai mình là người đồng tính thì chồng
không chấp nhận và thường xuyên hành hạ".
Theo nhiều người trong cuộc, những dồn nén tâm lý dẫn đến bạo hành ở các
đôi đồng tính, hay việc những cô gái là lesbian phải chịu sự hành hạ của
chồng như cô gái kể trên có một phần nguyên nhân từ sự kỳ thị của xã hội.
Nhiều người vẫn coi đồng tính là một bệnh, một sự sa đọa đạo đức, dẫn đến
khinh ghét họ. Nếu mọi người hiểu hơn về bản chất của hiện tượng đồng
tính để có sự tôn trọng và thông cảm, những người đồng tính sẽ được sống
đúng là mình, và những bi kịch do bạo hành cũng giảm đi.
20
2.5. Bạo lực gia đình: thành phố cao gấp rưỡi nông thôn
Giadinh.net - Báo cáo mới nhất của cuộc điều tra về gia đình Việt Nam do
Bộ Văn Hoá Thể thao và Du lịch kết hợp với UNICEF cho biết: Tỷ lệ có
hành vi bạo lực gia đình ở 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
TP Hồ Chí Minh) cao gần gấp rưỡi so với các vùng nông thôn.
Trong tổng số gần 10.000 hộ gia đình được điều tra trên quy mô cả nước cho
thấy tỷ có 9,2 % người chồng ở thành phố ép vợ lên giường khi người vợ
không có nhu cầu, trong khi ở nông thôn con số này chỉ có 7,6%.
Ngoài ra, tỷ lệ người vợ ở thành phố đánh chồng cũng cao hơn gần 4 lần so
với ở nông thôn (1,8% ở thành phố và 0,5% ở nông thôn). Tuy nhiên, tỷ lệ
vợ đánh chồng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,6%) so với con số chồng đánh vợ
(3,4%).
2.6. Bạo lực gia đình xảy ra nhiều ở độ tuổi 30 – 40
Cuộc điều tra quốc gia về gia đình lần đầu tiên do Ủy ban dân số, gia đình,
trẻ em (cũ), Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê phối hợp
với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện vừa được công bố
ngày 26/6. Cuộc điều tra được tiến hành với hơn 9.300 hộ gia đình được
chọn ngẫu nhiên ở các vùng, miền với các nội dung như tình trạng hôn nhân,
quan hệ trong gia đình, điều kiện sống và phúc lợi xã hội, Một trong những
nội dung được quan tâm đó là bạo lực gia đình.
Trong cuộc điều tra, có 21,2% cặp vợ chồng đã kết hôn cho biết đã trải qua
một trong những hình thức bạo lực gia đình như bị đánh, mắng, nhục mạ
Cuộc điều tra cho thấy hành vi bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở 1/5 các cặp vợ
chồng. Nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cái trong gia đình.
21
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn được coi là vấn đề nội bộ của các gia đình và
chưa có sự can thiệp thích đáng của cảnh sát hay các đoàn thể xã hội, vì các
cặp vợ chồng sợ bị “mất mặt” hay không muốn “vạch áo cho người xem
lưng”.
Tình trạng bạo lực xuất hiện ở các cặp vợ chồng 31-40 tuổi phổ biến hơn các
nhóm tuổi khác. Nguyên nhân được đưa ra là do có thể ở độ tuổi này việc
sinh con và chăm sóc con cái làm nảy sinh những bất đồng giữa vợ chồng, từ
đó hình thành mâu thuẫn và xuất hiện bạo lực nhiều hơn. Hậu quả của bạo
lực gia đình là tâm trạng của người phụ nữ rất căng thẳng và nặng nề.
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
3.1. Các số liệu liên quan đến bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và thể
chất đối với nạn nhân, gây tác hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ em, mà
còn có ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, dẫn đến những
thiệt hại lớn về kinh tế, lao động, sức khoẻ của gia đình và cộng đồng.
Các nguyên nhân được kết luận từ cuộc điều tra này đứng đầu là say rượu,
tiếp đến là có những ý kiến khác nhau trong làm ăn, trong sinh hoạt và khó
khăn về kinh tế. Trong đó nguyên nhân say rượu là lý do để chồng đánh vợ
(37,5%) và cũng là lý do để vợ đánh chồng (37,8%).
Có khoảng 21,2% cặp vợ chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như: đánh,
mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu. Trong đó,
7,3% tỷ lệ cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra hai hiện tượng bạo lực trên.
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em nam bị cha mẹ quát mắng,
đánh đập nhiều hơn trẻ em nữ. Và hình vi bạo lực chủ yếu là quát mắng. Chỉ
22
có 14% các bậc cha mẹ sử dụng biện pháp đánh đập với con cái khi chúng
mắc lỗi. Tỷ lệ này còn ít hơn đối với trẻ em nữ.
Tuy nhiên, những hành vi này dù ở hình thức nào cũng gây ảnh hưởng trầm
trọng đến tâm lý của trẻ em. Có 85% trẻ khi được hỏi đều cảm thấy buồn, lo
lắng khi phải sống trong môi trường bạo lực, 20% trẻ cảm thấy sợ hãi, 5,5%
trẻ muốn bỏ nhà đi, 8,5% xa lánh cha mẹ và 4,2% không còn kính trọng cha
mẹ nữa.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình
Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước
có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số
liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước,
có trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm
trọng hàng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Đối với tỉnh Quảng Nam,
hàng năm, có trên 40% số vụ ly hôn mang yếu tố bạo lực gia đình, liên quan
đến bạo lực về thể xác, về tinh thần và chiếm số lượng lớn (xấp xỉ 46%) gồm
cả yếu tố bạo lực tinh thần và thể xác. Nhiều phụ nữ nhập viện, thương tích,
chấn thương do hậu quả của nạn bạo hành gia đình, có cả trường hợp nạn
nhân đang được điều trị tại bệnh viện còn nhận cả những lời đe dọa về tinh
thần và tính mạng, nhiều phụ nữ trú ngụ tại nhà tạm lánh để được giúp đỡ.
Qua phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia
đình này do những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
Nguyên nhân chủ quan:
+ Do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế.
+ Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia
quyền còn nặng.
23
+ Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình
còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu.
Nguyên nhân khách quan:
+ Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch
về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan gây
nên nạn bạo hành trong gia đình.
+ Năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế,
hình thành ở họ tư tưởng tự ty, hẹp hòi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên
nạn bạo hành gia đình đối với người phụ nữ.
+ Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói
trăng hoa
Hậu quả của bạo lực gia đình
Khỏi cần nói, chúng ta cũng biết, bạo hành
gia đình gây ra những hậu quả xấu về sức
khoẻ như: gây thương tật, tàn tật vĩnh viễn;
đặc biệt bạo hành gia đình gây ảnh hưởng
nặng nề tới sức khoẻ sinh sản cho người phụ
nữ như: các bệnh viêm nhiễm đường sinh
sản, HIV/AIDS, rối loạn phụ khoa, nạo thai
không an toàn, các biến chứng do nạo thai,
xảy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân…
Ngoài ảnh hưởng về thể chất, bạo hành gia đình còn gây ra nhiều hậu quả
xấu về sức khoẻ tâm thần cho người phụ nữ như: stress sau chấn thương,
trầm cảm, lo lắng, rối loạn/hoảng loạn, mất trí nhớ…, và bạo hành gia đình
dù với bất kỳ hình thức nào cũng đều là nỗi đe doạ ghê gớm đối với xúc cảm
24
của người phụ nữ. Mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởng của bạo lực gia
đình lớn hơn tất cả các nguyên nhân tạo ra các tổn thương khác đối với phụ
nữ. 28% phụ nữ bị ngược đãi đã từng tới phòng cấp cứu tại một thành phố
lớn yêu cầu được nhập viện vì các tổn thương, và 13% đề nghị điều trị y
khoa nghiêm trọng.
Điều đáng lo ngại là tình trạng bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng,
“song hành” cùng xã hội văn minh hiện đại.
Trẻ em làm nhân chứng hoặc là nạn nhân của bạo lực sẽ có thể đi đến niềm
tin rằng, bạo lực là phương thức hữu lý để giải quyết xung đột giữa con
người với nhau. Các cậu bé trai học hỏi rằng, phụ nữ không có giá trị hoặc
đáng tôn trọng gì, và chúng thấy bạo lực hướng trực tiếp vào phụ nữ thì càng
dễ lạm dụng phụ nữ khi lớn lên. Các bé gái làm nhân chứng bạo lực gia đình
ở trong chính nhà mình thì về sau dễ trở thành nạn nhân của chồng. Chúng
ta cũng có thể thấy rằng trẻ em là nạn nhân trực tiếp của những hành vi bạo
lực gia đinh. Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, hành vi bạo lực trong cách
cư xử của bố mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt
cả cuộc đời.
Tê liệt bởi nỗi khiếp sợ
Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những
đứa trẻ phải chứng kiến tình trạng bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã
nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng
kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ.
Một em gái 15 tuổi kể lại: "Từ khi công việc làm ăn sa sút, bố cháu thường
xuyên uống rượu say xỉn và quay ra đánh đập, hành hạ mẹ con cháu. Những
lúc đó bố chẳng khác chi tên côn đồ hung hãn. Bố nhốt mẹ vào trong nhà mà
đánh. Hàng xóm, tổ hoà giải đến cũng không làm cho bố thôi hành hạ mẹ.
25