0
Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động
du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Hà Thị Phương Lan
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Du lịch học
Chuyên ngành: Du lịch; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Nguyễn Thị Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan cơ sở lý luận các vấn đề về du lịch biển, đảo và bảo vệ môi
trường tự nhiên trong hoạt động du lịch. Trình bày thực trạng hoạt động du lịch và
công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long,
Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt
động du lịch tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Keywords. Du lịch; Môi trường tự nhiên; Quảng Ninh; Vịnh Hạ long
Content.
1. Lý do chọn đê
̀
tài
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Môi
trường vừa là điều kiện vừa là tài nguyên cho phát triển du lịch. Ngược lại, môi
trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên cũng chịu sự tác động sâu sắc của hoạt động
du lịch. Mặc dù môi trường tự nhiên có khả năng tự phục hồi nhưng nếu du lịch
phát triển ồ ạt sẽ gây lên những suy thoái môi trường trầm trọng. Do vậy, bảo vệ
môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động du lịch.
Do điều kiện thuận lợi về địa lý và sự hấp dẫn về tài nguyên hoạt động du
lịch ở Vịnh Hạ Long phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của hoạt động du lịch đã
ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên tại Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, công tác bảo vệ
môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế, hiệu quả còn chưa cao dẫn tới chất lượng môi trường chưa đảm bảo cho sự
thành công của hoạt động du lịch . Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du
lịch Vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho bảo vệ Di sản thiên nhiên, vừa có ý
nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của khu vực. Vì vậy, các tổ
chức du lịch, các nhà quản lý, các nhà khoa học, những người tham gia vào hoạt
động du lịch phải có trách nhiệm đóng góp sức lực và trí tuệ vì sự tồn tại và phát
triển Vịnh Hạ Long.
1
Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động
du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng đề tài sẽ
tìm ra những giải pháp tích cực nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên cho việc phát
triển bền vững.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lich Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh,
đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Cơ sở lý luận các vấn đề về du lịch biển, đảo và bảo vệ môi trường tự nhiên
trong hoạt động du lịch
Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt
động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong
hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Do hạn chế về nguồn lực và thời gian, luận
văn xác định phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Mô tả hiện trạng một số thành phần tự nhiên có thể
quan trắc được và có số liệu thống kê và nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn;
tác động của ngành du lịch đến môi trường tự nhiên; tập trung vào các hoạt động bảo
vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long.
- Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn nghiên cứu Vịnh Hạ Long là điểm du
lịch đã và đang phát triển và đã thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường tự
nhiên ở đây.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu được sử dụng
chủ yếu được thống kê từ 2008- nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu
Thu thập số liệu, tài liệu của cơ quan quản lý nhà nước về qui định của hoạt
động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch (Báo cáo môi trường quốc gia năm
2007, Báo cáo môi trường Vịnh Hạ Long năm 2010, Tài liệu khóa tập huấn về bảo
vệ môi trường du lịch cho cán bộ quản lý về du lịch, Thông tư hướng dẫn bảo vệ
môi trường Vịnh Hạ Long, Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường trong chương
trình đào tạo du lịch… )
2
Thu thập các số liệu, tài liệu tại cơ quan quản lý cấp địa phương phục vụ cho
tìm hiểu, nhận định các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu du lịch.
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn có sự tham gia thảo luận của người khách du
lịch và người làm du lịch về các vấn đề liên quan tới môi trường tự nhiên tại một số
điểm gần Vịnh Hạ Long. Tác động của du lịch tới môi trường tự nhiên. Nhận thức
của khách du lịch và người làm du lịch về vai trò của môi trường với du lịch. Hiệu
quả của các hoạt động bảo vệ môi trường (tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nâng cao
nhận thức, hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo vê môi trường…) cũng được tác giả và
người làm du lịch tham gia thảo luận, trao đổi một cách khách quan.
* Phương pháp khảo sát thực địa
Học viên trực tiếp đến Vịnh Hạ Long quan sát thực tế về tình hình hoạt
động du lịch và hiện trạng môi trường tự nhiên tại đây (học viên đã đến các điểm
như Hang Đầu Gỗ, Động Thiên Cung, Động Tam Cung, Hang Sửng Sốt, bãi tắm
TitTop, Khu du lịch Bãi Cháy)
* Phương pháp phỏng vấn theo phiếu điều tra
Học viên xây dựng bảng hỏi tiến hành điều tra phỏng vấn các đối tượng là
khách du lịch và người làm du lịch để có số liệu thông tin, đánh giá về môi
trường và công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3
chương:
Chương 1. Các vấn đề về du lịch biển, đảo và bảo vệ môi trường tư nhiên trong
du lịch.
Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trường tự
nhiên trong hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt
động du lịch ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNGTỰ NHIÊN TRONG DU LỊCH
1.1.1. Du lịch biển, đảo
1.1.1.1. Khái niệm
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[50,tr.5]
3
Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch sinh thái mà dựa vào thiên nhiên là bờ
biển, đảo để tắm, vui chơi…kết hợp với văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi
trường, có sự đóng góp bảo tồn và phát triển bền vững của cộng đồng địa phương
[6,tr.4]
Tóm lại du lịch biển chịu sự tác động mạnh của tự nhiên và khí hậu. Biển,
đảo có rất nhiều yếu tố tiềm năng để chúng ta có thể khai thác và phát huy được các
loại hình du lịch khác nhau. Từ tài nguyên bãi biển, trên biển, tài nguyên dưới đáy
biển, các bãi san hô, các loại thủy hải sản rất phong phú… là một hệ sinh thái mà ít
người được tận mắt nhìn thấy, nếu biết cách khai thác sẽ khơi dậy tính tò mò, tạo nên
cầu du lịch rất lớn.
1.1.2. Các loại hình du lịch biển, đảo
Du lịch tắm biển, nghĩ dưỡng
Du lịch tắm biển kết hợp với văn hóa ẩm thực, mua sắm
Du lịch tắm biển kết hợp tham quan di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng
cảnh, văn hóa lễ hội, phong tục tập quán bản địa
Du lịch sinh thái biển
Du lịch mạo hiểm, khám phá và trải nghiệm
1.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch biển, với trên 3000km bờ
biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong
xanh trải dài trên ven biển Việt Nam đó tạo những điều kiện thuận lợi cho du lịch
biển Việt Nam phát triển. Việt Nam là 1 trong hơn 20 quốc gia có vịnh “đẹp nhất
thế giới”, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa).
Vịnh Hạ Long (2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và là
một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới), vịnh Nha Trang - một trong những vịnh
đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forber bầu chọn là một trong 6
bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh…
Lịch sử kiến tạo địa chất qua nhiều niên đại đã chạm khắc nên bộ mặt lãnh
thổ nước ta nhiều đường nét hình khối độc đáo và không đơn điệu: núi trẻ và núi
già, núi đất và núi đá, cao nguyên cổ, đồng bằng phù sa mới, các vết đứt gãy và
hang động, thềm lục địa và hải đảo. Đặc biệt địa hình Việt Nam là những tài nguyên
có giá trị. Địa hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở lên với nhiều hệ
thống hang động như: Phong Nha, Hương Tích, Bích Động,
Đặc biệt hơn cả là địa hình núi và hang động ngập nước nhiệt đới điển hình ở
Vịnh Hạ Long mà giá trị của nó đã góp phần làm cho địa danh này được ghi tên vào
danh sách các di sản thiên nhiên thế giới, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Với 3/4 là
đồi núi và địa hình bờ nước, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí
4
hậu ổn định, chênh lệch nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa không cao, dồi dào
tiềm năng về du lịch chữa bệnh nên được du khách rất ưa thích. Đặc biệt những du
khách đến từ xứ lạnh hay đến Việt Nam để tránh rét, những du khách đến từ xứ
nóng tìm đến các “phòng lạnh thiên nhiên” như: Đà Lạt, SaPa, Tam Đảo,…
1.2. Bảo vệ môi trường tự nhiên trong du lịch
1.2.1. Một số khái niệm
Luật Bảo vệ Môi trường (2005) đã đưa ra khái niệm môi trường, theo đó:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật”(Điều 3). Theo khái niệm này, môi trường được hiểu là sự tổng hòa của
các thành phần tự nhiên. Nói cách khác, môi trường được hiểu là môi trường tự
nhiên.
Bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005) được chỉ ra là những
hoạt động góp phần gìn giữ cho môi trường tự nhiên trong lành; phòng ngừa, hạn
chế tác động xấu tới môi trường; phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện,
nâng cao chất lượng môi trường.
Môi trường du lịch được hiểu theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên,
kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”. Do
đó, “Bảo vệ môi trường tự nhiên trong lĩnh vực du lịch là các hoạt động cải thiện
và tôn tạo môi trường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô
nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [41, tr.22].
Nói cách khác, theo quan điểm của Luật Bảo vệ Môi trường Quy chế BVMT trong
lĩnh vực du lịch, bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch là bảo vệ, ngăn ngừa,
khắc phục các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch tới các thành phần môi trường tự
nhiên.
1.2.2. Nội dung
Những nội dung cơ bản về BVMT ở Việt Nam đã được quy định trong Luật
Bảo vệ Môi trường (2005), điều 3, bao gồm:
Phòng chống ô nhiễm môi trường
Phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường
Phòng chống, hạn chế tai biến môi trường
Hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh
thái rừng, biển
Bảo vệ đa dạng sinh học.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường
Thực hiện những cam kết quốc tế về BVMT
5
1.2.3. Nguyên tắc
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ
xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ
quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết
hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm
khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của
pháp luật
1.3 Tác động giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên
1.3.1 Tác động tích cực
- Bảo tồn thiên nhiên
- Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế
tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…)
- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu
như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng.
- Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo
thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…
- Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ
những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú…hoặc bảo tồn đa dạng
sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc
trao đổi và học tập với du khách
1.3.2 Tác động tiêu cực
- Hoạt động du lịch làm tăng áp lực chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du
lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước. Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các
nguồn nước ngầm do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của du khách, đặc biệt ở các
vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì
khai thác quá mức cho phép.
- Tăng sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế tại vùng ven
biển, miền núi trung du…
6
- Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của
phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát
triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc bị thay đổi hay suy giảm cùng
với việc phát triển các khu du lịch mới.
- Khu vực có tính đa dạng cao (khu rừng nhiệt đới, hang động, cảnh quan…cũng dễ
bị tổn thương do phát triển du lịch quá tải.
- Ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách gây phiền
hà cho người dân địa phương và du khách khác.
1.4. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
- Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong dự án phát
triển du lịch:
- Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:
- Nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển:
- Các tác động đầu ra
1.5.1. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên
1.5.1.1. Liên quan đến quản lý nhà nước
Tại Nepal, dự án bảo tồn khu vực Annapuna (ACAP) là một ví dụ điển hình
về việc xây dựng Quỹ bảo tồn từ các hoạt động du lịch, dự án được sử dụng tiền từ
nguồn thu vé vào cổng khu bảo tồn Annapuna (15 USD/khách nước ngoài và 1,5
USD/khách từ các nước trong khu vực Nam Á) cho các chương trình bảo vệ tài
nguyên, môi trường trong khu vực. Trong dự án Upper Mustang (phần mở rộng của
các chương trình ACAP), Chính phủ Vương quốc Nepal đã quyết định trích trả loại
60%lợi nhuận du lịch vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường trong khu
vực [41,tr.107]
1.5.1.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch
Một trong những kinh nghiệm được phổ biến cho lĩnh vực này là dự án Du
lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco tại Ecuador. Dự án này đã có biện pháp xây
dựng các điểm đón khách cách trung tâm cộng đồng khoảng 1km, để giảm bớt mật
độ xây dựng các cơ sở lưu trú tại các khu trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực
xảy ra giữa khách du lịch và người dân địa phương. Tại Senegan, dự án Du lịch
Nông thôn tổng hợp ở Casamance lại chú ý đến vấn đề hạn chế công suất phục vụ
của các nhà trọ, “khống chế công suất được đón tối đa 20-40 khách/lần và chỉ được
xây dựng ở các làng có số dân bằng hoặc lớn hơn 1000 người” chứ không cho phép
tăng công suất các cơ sở lưu trú cũ.
Vấn đề khác liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch là phải tiết kiệm
nhiên liệu và năng lượng thay thế củi đốt. Nhận thức được vấn đề này, tại Nepal dự
án ACAP đã đưa ra chương trình năng lượng thay thế củi đun, trước mắt là khuyến
7
khích việc sử dụng dầu hỏa trong các cơ sở lưu trú để phục vụ các nhu cầu của
khách du lịch. Trong đó ACAP đã cung cấp một khoản vay với lãi suất thấp cho
những người có khi dầu chấp nhận cung cấp dầu với giá thấp nhất; chuyên chở các
bếp dầu cũng như hỗ trợ việc sửa chữa và bảo dưỡng bếp [41,tr.112]
1.5.2. Liên quan đến cộng đồng địa phương
Trường Eco-Escuela de Espanol dạy tiếng Tây Ban Nha, được thành lập năm
1996 là một phần trong dự án bảo tồn quốc tế ở khu làng San Andes (Guatemala) là
một ví dụ. Trường nằm trong khu bảo tồn sinh quyển May, hàng năm đón 1.800 du
khách, chủ yếu từ Mỹ và Châu Âu, tạo việc làm cho 100 cư dân, mà 60% trong số
đó là những người trước đây làm nghề khai thác gỗ trái phép, săn bắn, đốt nương,
làm rẫy. Báo cáo giám sát năm 2000 cho thấy trong số các gia đình được hưởng lợi
từ hoạt động kinh doanh này phần lớn đã giảm hoạt động săn bắn và đốt nương rẫy.
Thêm nữa các hộ gia đình trong làng phần lớn được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián
tiếp từ ngôi trường khiến cho áp lực của cộng đồng với việc săn bắt động thực vật ở
đây giảm hẳn [41,tr.117]
1.5.3. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch
Tại Brazil, nơi có các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên phát triển mạnh,
công ty Aretic Edge Tour, chuyên tổ chức các tour du lịch mạo hiểm và du lịch sinh
thái đã áp dụng một số biện pháp để tổ chức khai thác du lịch dựa vào thiên nhiên
nhưng tích cực bảo vệ môi trường thiên nhiên như đặt ra các nguyên tắc tổ chức
gồm: giới hạn lượng khách cho mỗi nhóm tham quan dưới 10 người; không sử dụng
động thực vật tại điểm du lịch làm thức ăn; thực phẩm đem theo được chuẩn bị sẵn
và đóng gói; nước bẩn đổ xa nguồn nước sạch; rác đốt tại chỗ hoặc đem đi; đi hàng
một trên đường mòn; không cắm trại tại những nơi tập trung những đàn thú hoang;
dọn sạch nơi cắm trại trước khi rời đi [41,tr.123]
1.6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua công tác tìm hiểu tài liệu liên quan tới công tác bảo vệ môi trường tự
nhiên Vịnh Hạ Long trong phát triển kinh tế nói chung và trong hoạt động du lịch
Vịnh Hạ Long nói riêng. Tôi nhận thấy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới
vấn đề này:
Năm 2002, báo cáo của Viện QHPT Nông thôn “Quy hoạch tổng thể bảo tồn
phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến năm 2020”
Năm 2002, NXB Văn hóa dân tộc đã cho ra Bộ tài liệu: “Giáo dục bảo tồn
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” ở cả 3 cấp học: Tiểu học (5 cuốn), Trung
học Cơ sở (1 cuốn), Trung học Phổ thông (1 cuốn) dành cho giáo viên. Sở Giáo dục
- Đào tạo Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Tổ chức Bảo tồn động thực
vật quốc tế (FFI)
8
Năm 2003, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã có các “Văn bản pháp quy về quản
lý, bảo vệ và khai thác Vịnh Hạ Long”.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết trong tạp chí DLVN về môi trường
Vịnh Hạ Long trong phát triển du lịch như: Tạp chí DL số 01/2006 “ Tích cực đầu
tư mở thêm các tuyến điểm du lịch mới”;Tạp chí số 03/2007 “ Bảo vệ môi trường
cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch”; Tạp chí 10/2010 “Khai trương dự án
bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long”; Tờ gấp Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long của
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, năm 2010.
Ngoài ra còn có các thông tư của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về
công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long như: “Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi
trường Vịnh Hạ Long’’, 12/1996; Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008), “Báo
cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường 2009”; Tổng cụ Du lịch. Thông tư số
10/2006/TT- BTNMT (2006), “Hướng dẫn xây dựng cơ chế phát triển sạch trong
khuôn khổ Nghị định thư Kyoto” Bộ tài nguyên và môi trường.
Năm 2008, TS. Dương Thanh Nghị, báo cáo cấp bộ “ Nghiên cứu sự tích tụ
chất thải ô nhiễm hữu cơ dạng vết (PAHs, PCBs) trong môi trường nước, trầm tích,
sinh vật vùng biển ven bờ, đề xuất giải pháp quản lý và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ
trong môi trường biển (3 vùng trọng điểm Bắc, Trung, Nam)”
Năm 2008, Nguyễn Văn Trường, “Nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý phục
vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường khu vực Đông Triều
– Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”
Tiểu kết chương 1
Bảo vệ môi trường tự nhiên là một nội dung quan trọng của chiến lược và kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của quốc gia. Nếu
không đặt vị trí bảo vệ môi trường lên hàng đầu thì không thể đạt được mục tiêu
phát triển ngành du lịch tại địa phương hay một vùng.
Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ngành du lịch đang
chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái…Môi
trường là tiền đề, cơ sở phát triển du lịch và ngược lại du lịch tác động đến môi
trường trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Muốn bảo vệ môi trường tự nhiên bởi sự tác động của du lịch và các ngành
khác thì phải nhận thức được tính chất hoạt động của du lịch và đặc điểm các vùng
du lịch có liên quan ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngành kinh tế khác.
Do vậy, bảo vệ môi trường luôn là vấn đề có tầm quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội và đặc biệt đối với hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường tự
nhiên không chỉ mang nội dung trong quản lý nhà nước mà còn mang nội dung
chính trị, kinh tế, xã hội.
9
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VỊNH HẠ
LONG, QUẢNG NINH
2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long có diện tích 27.195,03 ha, bờ biển dài 50km là trung tâm
văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh đồng thời được xác định là một
trung tâm của tiểu vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố nằm hai bên Cửa Lục, phía
đông là Thị xã Cẩm Phả, khu vực phát triển công nghiệp và tập trung hầu hết các cơ
quan quản lý của tỉnh; phía tây là khu du lịch Bãi Cháy; phía nam là Vịnh Hạ Long
với bờ biển dài trên 20 km, diện tích 21.430,58 ha tự nhiên; phía bắc giáp huyện
Hoành Bồ. Vịnh Hạ Long nổi tiếng trong và ngoài nước, được công nhận là Di sản
Thiên nhiên Thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và
sống động. Hạ Long còn có những đền, miếu, di tích lịch sử văn hoá (núi Bài Thơ,
đền Đức Ông, chùa Long Tiên ) làm cho phong cảnh hữu tình, nên thơ bởi cảnh
quan thiên nhiên lại càng thêm hấp dẫn ở đây [13, tr.9]
Thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh, có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học
và văn hoá xã hội với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng
sông Hồng và ven biển. Có mối quan hệ kinh tế với thị trường quốc tế và khu vực
rộng lớn. Thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã tạo nên mối liên quan giao
lưu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó là mạng lưới đường bộ,
cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Đặc biệt là cảng nước sâu Cái Lân
giữ vai trò mở cửa ra biển cho cả nước ở phía Bắc để chuyển hàng hoá xuất nhập
khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài nước. Đồng thời còn
có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu
vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới.
2.1.2. Giá trị du lịch
- Giá trị cảnh quan
- Giá trị địa chất – địa mạo
- Giá trị về đa dạng sinh học.
- Giá trị văn hóa lịch sử
- Tiềm năng khác tạo điều kiện phát triển du lịch
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long
2.2.1 Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông
10
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống cung cấp nước
- Hệ thống cung cấp điện
- Khách sạn
- Y tế
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Các dịch vụ du lịch đa dạng, sản phẩm du lịch phong phú
- Dịch vụ giải trí tại Hang Trống và dịch vụ dù bay trên đảo Ti Tốp
- Cơ sở lưu trú.
- Không gian du lịch mở rộng
2.2.3 Các loại hình du lịch chính ở Vịnh Hạ Long
Du lịch tham quan
Du lịch chèo thuyền phao (Kayaking)
Du lịch văn hoá
Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long
Du lịch nghỉ dưỡng.
Du lịch nghỉ đểm trên Vịnh
2.2.4. Các tuyến, điểm du lịch có ý nghĩa với môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long
- Tuyến du lịch tổng hợp (3-4 ngày): Đi qua tất cả các điểm tham quan trong khu
vực Vịnh Hạ Long: đảo đầu Gõ- Đảo Bồ Hòn- Đảo Đầu Bê- Đảo Hang Trai- Đảo
Cống Đỏ.
- Tuyến du lịch Tâm linh- Huyền thoại (1-2 ngày): Với các điểm du lịch: Động
Thiên Long, động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ- Hang Sửng Sốt- động Tam Cung-
Hang Trinh nữ- Đảo Đầu Bê.
- Tuyến du lịch liên tưởng (1 ngày): đi qua các đảo có hình thù kỳ lạ như: Hòn Gà
chọi, Hòn Con chó, Hòn Thiên Nga,
- Tuyến du lịch hoài niệm (1-2 ngày): đi qua các khu vực Hang Luồn, làng chài Cửa
Vạn.
2.2.5. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh tính đến hết
tháng 9-2011 tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt hơn 5,8 triệu lượt. Trong đó,
khách quốc tế gần 2,4 triệu lượt, khách lưu trú đạt hơn 3,4 triệu lượt và tổng doanh
thu ước tính đạt hơn 3.300 tỷ đồng. Để có được những kết quả trên đó là do ngành
du lịch Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng dịch
vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
11
2.3. Hiện trạng môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long
Môi trường tự nhiên nói chung vốn rất nhạy cảm, dễ bị suy thoái. Vấn đề
môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long càng trở nên quan trọng bởi đây là khu vực có
sự phát triển xen kẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ này
đã tạo nên những sức ép tới môi trường và cảnh quan tự nhiên Vịnh Hạ Long. Qua
quá trình nghiên cứu có thể nhận thấy môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long đã bị ảnh
hưởng dưới tác động của hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội khác
2.3.1. Môi trường đất
Chất lượng đất có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, đất nhiễm dầu mỡ, có
dấu hiệu ngủy ngân tại các mẫu lấy ở cảng than và cảng hàng hóa. Tất cả các mẫu
đều nhiễm kim loại nặng ở mức thấp. Nguyên nhân, khu vực lấy mẫu đất bị pha tạp
có chứa nhiều tạp chất như đá, than, rác thải, vật liệu xây dựng, có dư lượng dầu,
mỡ trong đất do hoạt động của các phương tiện vận chuyển ô tô, tàu, toa
xe…[2,tr.38]
2.3.2. Môi trường nước
Nhìn chung, mọi hoạt động kinh tế -xã hội nói chung và du lịch nói riêng ở
Vịnh Hạ Long đều ít nhiều tác động tới môi trường nước. Hoạt động của các loại
tàu thuyền, cảng biển là nguyên nhân gây ô nhiễm dầu và nguy cơ tiềm ẩn của sự cố
tràn dầu, dầu loang dù xác suất nhỏ nhất cũng đe dọa tới môi trường nước Vịnh Hạ
Long. Theo đánh giá
tại Hang Đầu Gỗ đã có dấu hiệu bị ô nhiễm dầu và các chất hữu cơ do tập trung tàu
thuyền du lịch
2.3.3. Môi trường không khí
Nhìn chung môi trường không khí Vịnh Hạ Long đảm bảo cho phát triển du
lịch. Tuy nhiên môi trường tại một số điểm có nguy cơ ô nhiễm cục bộ về nồng độ
bụi lơ lửng, khí SO
2
, CO và bụi chì. Nguyên nhân do hoạt động của các phương tiện
cơ giới vận chuyển than, các phương tiện vận chuyển khách du lịch, hoạt động các
công trình xây dựng và ô nhiễm từ rác, chất thải [2,tr.40]
2.3.4. Hệ sinh thái và sinh vật biển
Hoạt động du lịch nói riêng và các hoạt động kinh tế - xã hội khác nói chung
đã làm suy thoái hệ sinh thái, đe dọa và làm suy giảm đa dạng sinh học vùng Vịnh
Hạ Long.
2.3.5. Cảnh quan tự nhiên
Khí hậu, cảnh quan tự nhiên, giá trị địa chất địa mạo và sự nguyên sơ của văn
hóa bản địa là những yếu tố thuận lợi của sự phát triển du lịch Vịnh Hạ Long.
Sự gia tăng của lượng khách du lịch dẫn tới nhu cầu phát triển các loại hình cơ
sở lưu trú và cơ sở dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, cảnh quan Vịnh Hạ Long đang bị phá
12
vỡ bởi sự gia tăng của lượng khách, các hành động của khách du lịch, các dịch vụ
du lịch như tàu thuyền, nhà hàng, khách sạn.
2.3.6. Chất thải trên Vịnh Hạ Long
Chất thải do khách du lịch và từ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Hàng ngày
trên Vịnh Hạ Long có khoảng trên 500 lượt khách tham quan, nếu tính một khách
thải khoảng 0,2kg/ngày thì lượng rác thải không nhỏ, thành phần rác thải chủ yếu là
vỏ đồ hộp, giấy bánh kẹo, đồ ăn thức uống. Trên Vịnh xuất hiện nhiều loại dịch vụ
cung cấp cho khách như lưu trú, nhà hàng, nên lượng rác thải từ các dịch vụ này
cũng không ít, thành phầm chất thải, nước thải chủ yếu từ các thức ăn thừa, vỏ đồ
hộp các loại, rác…
2.4. Những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường tự nhiên Vịnh Hạ
Long
- Việc xây dựng các cơ sở lưu trú
- Dịch vụ ăn uống
- Khách du lịch
- Phương tiện vận chuyển khách trên Vịnh
- Việc xây dựng các loại hình du lịch
2.5. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long
- Hoạt động công nghiệp
- Khai thác than
- Sản xuất và cung ứng vật liệu
- Khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
- Hoạt động giao thông – cảng biển.
- Quá trình đô thị hóa.
- Hoạt động của khu dân cư
2.6. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Vịnh Hạ Long
2.6.1.Các văn bản pháp lý có liên quan
Việc quản lý, bảo tồn giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
trước hết đều phải dựa trên các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết
(Công ước về quản lý bảo tồn di sản văn hóa và tự nhiên thế giới; Công ước về quản
lý vùng đất ngập nước - RAMSA; Công ước về đa dạng sinh học; Công ước về
buôn bán quốc tế những loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa; Công ước về ngăn
ngừa ô nhiễm dầu; Công ước về kiểm soát vận chuyển các chất độc hại xuyên biên
giới ) và rất nhiều các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách do Chính phủ, địa
phương ban hành như Luật Môi trường; Luật Thủy sản; Luật Giao thông đường
thủy nội địa…
13
Chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã ban hành một số văn
bản thể hiện rõ chủ trương, chính sách và quy định về công tác quản lý, khai thác
khu Di sản Vịnh Hạ Long.
2.6.2. Tổ chức, quản lý môi trường tự nhiên
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói
chung và bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long nói riêng được các cấp, các ngành đặc
biệt quan tâm. UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:
- UBND thành phố Hạ Long khẩn trương kiểm tra và có biện pháp quyết liệt để
chấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường Vịnh
Hạ Long. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi gây
ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long theo thẩm quyền.
- Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
các tổ chức, cá nhân có hoạt động trên Vịnh hạ Long không thải chất rắn, nước thải
chưa qua xử lý xuống Vịnh Hạ Long.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với
các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Phối hợp với
UBND thành phố Hạ Long, Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long và các ngành liên quan
trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên
Vịnh Hạ Long.
2.6.3. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải
Chất thải trên khu vực Vịnh Hạ Long chủ yếu là do khách du lịch và từ các
hoạt động cung cấp dịch vụ, các chất thải từ các làng chài trong khu vực Vịnh Hạ
Long, chất thải rắn từ các hoạt động khai thác đánh bắt trên Vịnh và nguồn rác từ
dòng hải lưu và rác từ trên các đảo.
Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải trên Vịnh Hạ
Long, Ban quản lý Vịnh Hạ Long giao thu gom rác trên Vịnh và tại các làng chài
cho tổ thu gom rác của cơ quan. Phương tiện chuyên chở bằng thuyền, có 04 thuyền
chuyên dụng và 06 thuyền chuyên thu gom rác nổi trên mặt nước, hang động, khu
vực làng chài và các bến thuyền xe. Qua khảo sát cho thấy lượng rác thu gom hàng
ngày đạt 60% rác trôi, 30% từ khách tham quan và 10% từ dân cư tại các làng chài.
Tổng số khối lượng rác thu gom hàng ngày đạt 6m3.
2.6.4. Thanh kiểm tra và giám sát
Phối hợp với các đơn vị liên quan như hải quan, công an kiểm soát môi
trường phát sinh từ trạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu trên địa bàn.
Công tác thanh tra kiểm tra định kỳ các hoạt động khai thác than, khoáng
sản nhằm hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực và gây áp lực đối với môi
14
trường vùng Vịnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ban quản lý Vịnh
Hạ Long trong việc bảo vệ môi trường như việc kiểm tra, thu gom chất thải, rác thải
do hoạt động phát triển du lịch.
Tiến hành xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.6.5. Thu phí bảo vệ môi trường tự nhiên
- Phí thăm Vịnh Hạ Long
- Phí thu gom chất thải
+ Cơ quan, xí nghiệp, đơn vị tập thể: từ 50 000 đến 2.000.000đ/ tháng
+ Hộ kinh doanh ăn uống, khách sạn: từ 30 000 đến 300 000đ
+ Hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ: từ 20 000đ đến 50 000đ
+ Hộ không kinh doanh : từ 2 000 đến 15 000 đ
+ Hộ có tập kết vật liệu xây dựng ở lề đường: từ 30.000 đến 50.000đ
2.6.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục
Để khắc phục, cải thiện tình hình môi trường tự nhiên khu du lịch và nâng
cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương và các tổ
chức cơ quan hữu quan đã tiến hành một số hoạt động tuyên truyền giáo dục cho
nhân dân thông qua các hình thức: đài, báo, xây dựng các biển tường kiên cố. Tổ
chức các lớp đào tạo ngắn ngày cho các cán bộ, nhân viên quản lý môi trường, các
chiến dịch truyền thông đã đưa các khẩu hiệu, thông điệp có tác dụng thiết thực nằm
nâng cao nhận thức cộng đồng.
Các hoạt động này đã đem lại một số kết quả: đối với các doanh nghiệp đặc
biệt là doanh nghiệp kinh doanh du lịch việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đã
tốt hơn. Các doanh nghiệp than đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để ngăn ngừa và khắc
phục hậu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khai thác than gây ra.
2.7. Những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên
Vịnh Hạ Long.
- Từng bước triển khai công tác quản lý, bảo tồn Di sản theo Quy hoạch bảo tồn
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đến năm 2020; phân vùng quản lý, khai thác,
thực hiện các dự án đầu tư, tôn tạo di sản; thực hiện quy hoạch khu dân cư trên
Vinh.
- Triển khai dự án nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ ban Quản lý Vịnh Hạ
Long.
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu thực hiện một số dự án, đề tài nghiên cứu khoa
học phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Di sản thế giới như dự
án trồng thử nghiệm san hô tại khu vực Cống Đỏ, đề tài nghiên cứu đặc tính cây cọ
15
đặc hữa của Hạ Long; đề tài nghiên cứu địa hình Karst hang động trên Vịnh Hạ
Long.
- Đưa chương trình giáo dục Di sản vào trường học ở các cấp.
- Thường xuyên có những chuyên mục Di sản Vịnh Hạ Long trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở Địa phương và Trung Ương
- Xây dựng, phát hành những ấn phẩm (tờ rơi, sách, tài liệu, tờ tin, băng, đĩa hình,
trang web Vịnh Hạ Long), tuyên truyền giáo dục cồng đồng tham gia bảo vệ môi
trường.
2.8. Một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long
Về tổ chức, quản lý môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long.
Về mặt thể chế chính sách.
Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Về hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường.
Về nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng
Tiểu kết chương 2
Từ khi Vịnh Hạ Long trở thành Di sản thiên nhiên thế giới (12/1994) đến nay
Tỉnh Quảng Ninh đã có những định hướng chỉ đạo quản lý, khai thác khu Di sản
phù hợp nhằm mục đích vừa bảo tồn được tính nguyên vẹn của Di sản, phát huy tốt
được giá trị tài nguyên vô giá của Di sản để phục vụ cho lợi ích kinh tế - xã hội.
Trong vấn đề quản lý môi trường cho khu vực vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết
cho việc bảo vệ Di sản thiên nhiên, vừa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ
tài nguyên môi trường phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững của
khu vực, cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực quản lý
bảo vệ môi trường của các cơ quan liên quan. Song, các công tác bảo vệ môi trường
chưa thực sự đạt hiệu quả bởi một số nguyên nhân như trình độ dân trí chưa cao, ý
thức tự giác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch của cộng đồng còn trở thành
thói quen trong đời sống, thêm vào đó là do tầm nhìn hạn hẹp chỉ vì lợi ích trước
mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài của những người dân bản địa, các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh doanh. Vì vậy, hoạt động kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng môi trường tự nhiên mà không thể nhanh chóng giải
quyết. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường còn ở mức độ nhẹ,
chưa đạt hiệu quả. Do đó, khai thác các giá trị tự nhiên phục vụ cho phát triển du
lịch đòi hỏi phải đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị môi trường. Khu du lịch Hạ
Long nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng, Di sản thiên nhiên thế giới – một trong
7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, hoạt động môi trường ở đây cần được đẩy mạnh và
nâng cao hiệu quả hơn
16
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VỊNH HẠ
LONG, QUẢNG NINH
3.1. Định hướng phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên trong thời
gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch
- Định hướng thị trường khách
- Phát triển sản phẩm du lịch
- Phát triển các tuyến tham quan
- Phát triển các loại hình nhà nghỉ, khách sạn
- Phát triển các phương tiện vận chuyển
- Xúc tiến quảng bá du lịch
- Phát triển thương mại
- Xây dựng các hình ảnh bổ trợ
3.1.2. Định hướng bảo vệ môi trường tự nhiên
Bảo tồn di sản
Bảo vệ môi trường của tỉnh phải gắn liền với Quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trình độ phân cấp thẩm quyền ban ngành và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hướng dẫn thực
hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, luật đa dạng sinh học.
Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách và các chủ trương quốc gia
bảo vệ môi trường
Giải quyết các vấn đề môi trường bức xức, các điểm nóng về môi trường.
3.2. Mô
̣
t sô
́
gia
̉
i pha
́
p ba
̉
o vê
̣
môi trươ
̀
ng tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh
Hạ Long
3.2.1 Giải pháp về nguồn lực con người
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
- Huy động tài chính cho công tác bảo vệ môi trường tự nhiên
3.2.2. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật
- Thiết lập hệ thống thu gom, xử lý chất thải
- Thành lập hệ thống quan trắc môi trường tự nhiên
- Bảo vệ các bãi triều, khôi phục rừng ngập mặn
3.2.3. Giải pháp tổ chức quản lý
- Kiểm soát môi trường tự nhiên
- Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm
- Nâng cao năng lực quản lý
17
- Giải pháp thể chế, chính sách.
- Giải pháp về đầu tư
Quy hoạch quản lý môi trường cho ngành du lịch; Dự án xây dựng nhà máy xử lý
nước thải Bạch Đằng; Cải thiện điều kiện vệ sinh tại các tàu du lịch và trên các đảo;
Cải tạo các bãi triều và rừng ngập mặn; Thành lập mạng lưới quan trắc môi trường
Vịnh Hạ Long; Thành lập trung tâm thuyết minh Vịnh Hạ Long
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường tự nhiên
* Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
- Nghiên cứu cụ thể hóa những quy định áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường,
bảo vệ môi trường trong các loại hình du lịch, cơ sở du lịch, các nhà hàng, khách
sạn, các ngành kinh tế khác….
- Có biện pháp giảm thiểu chất lỏng là dầu mỡ, nước la canh của các phương tiện
vận chuyển tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long
- Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đẩy mạnh hoạt động bảo
vệ môi trường: tuyên truyền, giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý và chủ cơ sở kinh
doanh du lịch trong công tác quản lý du lịch và cung cấp các kiến thức về quy định
đối với hoạt động môi trường….
- Hỗ trợ tuyên truyền các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn
môi trường; các chương trình du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
* Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh
- Đẩy mạnh hoạt động quan trắc, thanh tra, kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi
gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch. Hỗ trợ cán bộ quản lý cấp địa
phương trong công tác nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Sửa đổi chế tài xử phạt đối với các vi phạm BVMT nói chung và môi trường du
lịch nói riêng.
3.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch và các ngành kinh doanh khác
Các doanh nghiệp kinh doanh cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường theo quy định của nhà nước, hạn chế tới mức tối đa những tác động gây ô
nhiễm tới môi trường tự nhiên. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên cần được giáo dục,
tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng như hạn chế các hoạt động gây ô
nhiễm tới môi trường.
Xây dựng kế hoạch môi trường cụ thể cho ngành du lịch, các tổ chức các
nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải tham gia tuyên truyền cho công tác bảo
vệ môi trường
Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường do địa
phương tổ chức.
18
Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả khi đầu tư xây dựng, sửa chữa và đảm bảo
hài hòa với môi trường cảnh quan tự nhiên.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành, tàu du lịch cần thực hiện Tiếp thị xanh,
các khách sạn – nhà hàng cần thực hiện Nhãn sinh thái, đưa những nội dung về
BVMT và nguy cơ mất an toàn từ môi trường trên các ấn phẩm, chương trình, tổ
chức các chương trình du lịch ít gây hại tới môi trường; không đưa du khách tới các
vùng có vấn đề về môi trường, các khu vực cấm, không mua sản phầm từ tự nhiên.
Thực hiện thu gom chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch.
Mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức trong công tác bảo vệ môi trường cho các
ban, ngành có liên quan như than, du lịch, vận tải, công nghiệp
3.3.3. Đối với cộng đồng địa phương, khách du lịch
- Giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi
trường tự nhiên Vịnh Hạ Long
- Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường tự nhiên du lịch biển Vịnh Hạ
Long
- Tôn trọng và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại điểm du lịch, khu du
lịch; tránh gây lãng phí tài nguyên và xâm phạm đến tài nguyên tự nhiên Vịnh Hạ
Long
- Sử dụng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn về chất lượng
dịch vụ (tiêu chuẩn về quy trình xử lý chất thải, có ý thức tốt trong hoạt động bảo vệ
môi trường)
- Sử dụng các dịch vụ công cộng như thùng rác, nhà vệ sinh trên các tàu du lịch, tại
các đảo và hang động, tránh vứt rác không đúng nơi quy định.
Tiểu kết chương 3
Khu du lịch Hạ Long nói chung và khu vực Vịnh Hạ Long nói riêng là một
trong những khu du lịch trọng điểm của Quốc gia. Nhiều năm gần đây, với sự phát
triển du lịch mạnh mẽ, công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường đã nhận được
nhiều sự quan tâm của các ban, ngành và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hoạt động này chưa đạt hiệu quả
tối đa. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý, tăng cường tuyên
truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức cộng đồng địa phương là một việc làm hết
sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong khu vực Di sản thiên
nhiên Vịnh Hạ Long là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những yếu tố
cảnh quan và chất lượng nước của Vịnh Hạ Long được coi là một yếu tố mang tính
chất tổng hợp của cơ chế xuống cấp môi trường Vịnh Hạ Long. Vì vậy trong công
tác quản lý môi trường, yếu tố cảnh quan và chất lượng nước phải được đặt ở mức
19
ưu tiên cao nhất. Để công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả đòi hỏi cần phải có
nhiều thời gian, kinh phí và sự nỗ nực của tất cả các cơ quan liên quan, cùng với
việc thực hiện hóa kế hoạch quản lý môi trường sẽ góp phần bảo vệ tuyệt đối khu
Di sản thế giới Vịnh Hạ Long và lợi ích của người dân trong vùng Vịnh Hạ Long.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài bảo vệ môi trường tự nhiên Hạ Long, tác giả rút ra một số
kết luận sau:
1. Du lịch là ngành kinh tế - xã hội có quan hệ chặt chẽ với môi trường tự
nhiên. Mối quan hệ này thể hiện hai chiều:
* Sức hấp dẫn của môi trường tự nhiên là một trong những điều kiện để phát triển
du lịch. Các yếu tố này hấp dẫn đặc biệt bởi sự hoang sơ, trong lành, không bị ô
nhiễm. Sự suy giảm của môi trường tất yếu sẽ dẫn tới sự suy giảm về du lịch.
* Du lịch đồng thời tạo ra những tác động tích cực tới môi trường như nâng cao
nhận thức về môi trường khi hiểu được giá trị của môi trường, tăng thêm nguồn vốn
cho hoạt động nghiên cứu công nghệ, tuyên truyền, giáo dục…bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường còn lớn hơn rất nhiều
so với những tác động tích cực mà du lịch mang lại.
2. Hoạt động du lịch cùng với hoạt động kinh tế xã hội khác trong thời gian
vừa qua phát triển mạnh mẽ (như hoạt động khai thác than; hoạt động đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản;…) chính các hoạt động đó có tác động không nhỏ tới môi
trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường tự nhiên như ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm đất,…
3. Công tác bảo vệ môi trường tuy được quan tâm nhưng vẫn còn những vấn
đề bất cập (công tác quản lý chưa đến nơi; biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường chưa hiệu quả;…)
4. Trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên và thực trạng bảo vệ môi
trường đề tài đưa ra một số giải pháp (phân vùng bảo vệ môi trường; thiết lập hệ
thống thu gom, xử lý chất thải, rác thải; kiểm soát môi trường; Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng ; giải pháp giảm thiểu tác
động của hoạt động kinh tế; bảo vệ các bãi triều, khôi phục rừng ngập mặn;…)
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước
hết, tác giả xinh gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Hải, người đã
trực tiếp hướng dẫn và có ảnh hưởng nhiều nhất tới tác giả trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Tiếp đến, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND Tỉnh Quảng
Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Sở văn hóa Thể thao và Du
lịch tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Nhân đây, tác giả xin gửi lời cảm
20
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Bà Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng phòng Tài nguyên
du lịch – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự động viên, khích lệ của các quý thầy
cô giáo trong Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Do điều kiện hạn chế về khả năng, thời gian luận văn không tránh khỏi
những hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài
được hoàn thiện hơn.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững, NXB
Khoa học và kỹ thuật.
2 Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (2009), Báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi
trường Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
3 Ban quản lý Vịnh (2009), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
4 Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch (2008), Tài liệu khóa tập
huấn về bảo vệ môi trường du lịch cho cán bộ quản lý về du lịch, Hà Nội.
5 Bộ tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm
2007, Hà Nội
6 Lê Trọng Bình (2010) Một số giải pháp phát triển du lịch biển và ven biển
Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam
7 Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Bộ KHCN & MT – UBND)
(2010), Báo cáo nghiên cứu quản lý môi trường Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
8 Nguyễn Thế Chinh (2003), Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê -
Hà Nội.
9 Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật.
10 Tăng Văn Đoàn và những người khác (2008), Kỹ thuật môi trường, NXB
Giáo dục
11 La Tổ Đức (2003), Thế Giới khoa học Môi Trường, NXB Văn hoá thông tin.
12 Lưu Đức Hải (2000), Môi Trường cho sự phát triển bền vững, NXB
ĐHQGHN
13 Phạm Hoàng Hải (2000), Cẩm nang du lịch Hạ Long, NXB Thế giới – Ban
quản lý vịnh Hạ Long
14 Nguyễn Đình Hòe (2000), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa
học kỹ thuật.
21
15 Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà
Nội
16 Nguyễn Đình Hòe, (2002), Sổ tay hướng dẫn truyền thông môi trường, Sở
Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hải Dương, Hải Dương
17 Nguyễn Chu Hồi và những người khác (1996), Những vấn đề môi trường
liên quan đến các hoạt động kinh tế vùng ven biển Hải Phòng – Quảng Ninh, Tài
nguyên và Môi trường biển, NXB Khoa học Kỹ thuật.
18 Nguyễn Ngọc Khánh và những người khác (1998), Đánh giá tác động môi
trường cho phát triển du lịch Hạ Long, Hà Nội.
19 Lê Văn Khoa(2001), Khoa học Môi trường , NXB Giáo Dục
20 Lê Văn Khoa và những người khác (2006), Chiến lược và chính sách môi
trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
21 Nguyễn Đức Khiển (2001), Môi trường và phát triển, NXB Khoa học và kỹ
thuật Hà Nội.
22 Đặng Mộng Lân (2001), Các công cụ quản lý môi trường, NXB Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội
23 Luật bảo vệ môi trườngViệt Nam, Số: 52/2005/QH11
24 Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
NXB Giáo dục.
25 Phạm Trung Lương (1999), Định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2010, Hà Nội.
26 Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
27 Phạm Trung Lương (2002), Hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam, Hà
Nội.
28 Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch
bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
29 Phạm Trung Lương và những người khác (1999) Hoạt động du lịch biển Việt
Nam và các vấn đề về môi trường Hạ Long, tuyển tập báo cáo Hội thảo quốc gia
“Quản lý môi trường du lịch biển theo ISO 14000”.
30 Lê Văn Thăng và những người khác (2008), Giáo trình du lịch và môi
trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
31 Võ Văn Phú và những người khác (1998), Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
tính đa dạng sinh học, NXB giáo dục và đào tạo – Đại học Huế.
32 Thi Sảnh(2000), Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới, NXB Khoa học
Kỹ thuật – Ban quản lý Vịnh Hạ Long.
22
33 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), Báo cáo Kế hoạch bảo vệ môi
trường năm 2010 và định hướng bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015, UBND
Tỉnh Quảng Ninh.
34 Sở Tài nguyên - Môi trường (2008), Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và
quản lý chất thải – các công cụ pháp lý và kinh tế, NXB Cục Môi trường.
35 Sở tài nguyên và môi trường (2009), Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường
năm 2010, Quảng Ninh.
36 Sở tài nguyên và môi trường (2010), Dự án bảo vệ môi trường Thành phố
Hạ Long, UBND Tỉnh Quảng Ninh.
37 Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Ninh(2009), Báo cáo hiện trạng môi
trường tổng thể Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2010, Quảng Ninh.
38 Sở Du lịch Quảng Ninh (2010), Kiến nghị trung ương về tổ chức thực hiện
điểm chiến lược biển Việt Nam tại vùng ven biển và biển đảo Quảng Ninh, UBND
Tỉnh Quảng Ninh.
39 Sở du lịch Quảng Ninh(2020), Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long
– Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2015 và định hướng đến 2020,Quảng Ninh.
40 Tổng cục du lịch (2005), Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường trong
chương trình đào tạo du lịch, Hà Nội.
41 Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Quốc gia Hà Nội.
42 Trần Đức Thạnh(1999), Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, NXB Thế giới –
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.
43 Thông tư số 10/2006/TT- BTNMT (2006), Hướng dẫn xây dựng cơ chế phát
triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, Bộ tài nguyên và môi trường.
44 Tiêu chuẩn Việt Nam(2002), Tuyển tập 31 tiêu chuẩn VN về Môi Trường bắt
buộc áp dụng, Hà Nội.
45 Hoàng Việt và những người khác (1997), Đánh giá nhanh các nguồn ô
nhiễm vùng Vịnh Hạ Long, Tài nguyên và Môi trường biển, NXB Khoa học Kỹ
thuật.
46 Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi
trường 2009, Tổng cụ Du lịch.