Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Luận văn " TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỐM SỨ NHÀ BẾP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.16 KB, 27 trang )



Trường đại học ngoại thương
Khoa kinh tế Ngoại thương




Khoá luận tốt nghiệp


TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU GỐM SỨ NHÀ BẾP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN



SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI THỊ VÂN NGA
LỚP : A9 - K38
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS. NGƯT. VŨ HỮU
TỬU



Hà nội – 2003

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Năm

Kim ngạch
xuất khẩu


sang Nhật Bản

(triệu USD)
Tổng kim
ngạch xuất
khẩu
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Tăng trưởng
(%)
(1) (2) (3)
(4)=(2)*100/(3) (5)=((2)năm
hiện tính-
(2)năm liền
trước))*100-
100
1984

46,5

250

18,60


1985

32,3


692,7

4,66

-30,54

1986

34

789,1

4,31

5,26

1987

51,1

854,2

5,98

50,29

1988

60,7


1038,4

5,85

18,79

1989

261

2472,2

10,56

329,98

1990

340,3

2524,6

13,48

30,38

1991

719,3


2188,9

32,86

111,37

1992

833,9

2917,7

28,58

15,93

1993

936,9

2985,2

31,38

12,35

1994

1179,3


4054,3

29,09

25,87

1995

1461

5621,4

25,99

23,89

1996

1546,4

7463,2

20,72

5,85

1997

1675,4


9484,3

17,66

8,34

1998

1514,5

9306,8

16,27

-9,60

1999

1786,2

11541,3

15,48

17,94

2000

2397,3


12881,3

18,61

34,21

2001

2447,7

13981,4

17,51

2,10

Nguồn: Key Indicators of Developing Asian and Pacific countries- 2002

Phụ lục 2: Cơ cấu các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật

Kim ngạch

1997
(triệu USD)

Tỷ trọng
trong tổng
kim ngạch (%)

Kim ngạch

1998
(Triệu USD)

Tỷ trọng
trong tổng
kim ngạch (%)

Tổng kim ngạch
1614,624


1481,349


1. Hải sản 360,413

22,3

347,103

23,4

2. Dệt may 325,049

20,1

320,923

21,7


3. Dầu thô 416,47

25,8

294,036

19,8

4. Than đá 46,859

2,9

46,777

3,2

5. Cà phê 25,011

1,5

37,922

2,6

6. Giày dép



27,377


1,8

7. Rau quả 8,484

0,5

6,571

0,4

8. Gạo 1,135

0,1

3,565

0,2

9. Cao su 5,662

0,4

2,624

0,2

10. Hạt điều 774

0


1,149

0,1

Tổng 189,857

73,7

1088,047

73,4

Nguồn: Thống kê Hải quan









Phụ lục 3: Quy định pháp luật áp dụng đối với hàng hoá tiêu thụ trên
thị trường Nhật Bản
Nguồn: Thị trường Nhật Bản- JETRO, 1997


1. Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng
1.1. Quy định về ghi nhãn sản phẩm
Trên thị trường Nhật Bản hiện nay có khoảng 100 mặt hàng thuộc 4

nhóm sản phẩm buộc phải dán nhãn: sản phẩm dệt, sản phẩm nhựa, đồ điện
và thiết bị điện, và các sản phẩm khác như ô, kính râm Các nhãn chất
lượng được dán lên sản phẩm gia dụng giúp cho người tiêu dùng biết các
thông tin về chất lượng sản phẩm và những lưu ý khi sử dụng.
1.2. Tiêu chuẩn công nghiệp- JIS
Tiêu chuẩn JIS do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp
Nhật Bản cấp cho nhà sản xuất dựa trên Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp
áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản trừ các sản
phẩm áp dụng tiêu chuẩn chuyên ngành. Khi kiểm tra chất lượng hàng hoá
chỉ cần kiểm tra Dấu tiêu chuẩn JIS là xác nhận được chất lượng của hàng
hoá.
1.3. Tiêu chuẩn nông nghiệp- JAS
Tiêu chuẩn JAS dựa trên Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản áp dụng
cho: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ và các nông sản chế biến.
Việc sử dụng Dấu JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện. Sản phẩm bị
buộc phải tuân theo các quy định về nhãn chất lượng JAS khi có đủ các
điều kiện: (1) Là nông sản đã có hoặc sẽ có tiêu chuẩn JAS quy định cho
nó. (2) Là sản phẩm có chất lượng khó xác định. (3) Là sản phẩm mà người
tiêu dùng cần được biết chất lượng của nó khi quyết định mua.


1.4. Các dấu chứng nhận khác
Các dấu chứng nhận khác gồm có Dấu Q, Dấu G, Dấu S, Dấu S.G,
Dấu Len, Dấu SIF

Dấu
chất
lượng
Ý nghĩa Phạm vi sử dụng
Dấu Q

Chất lượng và độ đồng
nhất của sản phẩm
Các loại sản phẩm dệt: quần áo trẻ con
và các loại quần áo khác, khăn trải
giường
Dấu G Thiết kế, dịch vụ sau Máy ảnh, máy móc, thiết bị, đồ thuỷ
bán và chất lượng tinh, đồ gốm, văn phòng phẩm, sản
phẩm may mặc và đồ nội thất
Dấu S Độ an toàn Đồ dùng giành cho trẻ con, đồ gia dụng,
thể thao
Dấu
S.G
Độ an toàn (bắt buộc) Xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đi xe
đạp và mũ bóng chày
Dấu
Len
Sợi len nguyên chất, quần áo len nguyên
chất, thảm, hàng dệt kim có trên 99.7%
len mới
Dấu SIF

Các hàng may mặc có
chất lượng tốt
Hàng may mặc như quần áo nam, quần
áo nữ, ô, áo khoác, balô và các sản
phẩm phục vụ cho thể thao

e.Dấu môi trường Ecomark
Dấu Ecomark được đóng trên các sản phẩm đáp ứng ít nhất một trong
các tiêu chuẩn sau: (1) Việc sử dụng sản phẩm không hoặc ít gây ô nhiễm

môi trường. (2) Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều ích lợi cho môi
trường. (3) Chất thải sau khi sử dụng không hoặc ít gây tác hại cho môi
trường.
2. Luật về thương mại
2.1. Luật trách nhiệm sản phẩm
Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói
chung và các sản phẩm nhập khẩu nói riêng nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Luật này quy định nếu một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho
người hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi
thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các
quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.
2.2. Luật vệ sinh thực phẩm
Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm, đồ uống,
gia vị thực phẩm, dụng cụ chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ
đựng và bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và
các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn tiêu dùng trên
thị trường Nhật Bản. Tất cả các loại hàng kể trên khi đưa vào sử dụng phải
có giấy phép của Bộ Y Tế và Phúc lợi Nhật Bản.
2.3. Các luật khác
Ngoài hai luật kể trên, trên thị trường Nhật Bản có rất nhiều các quy
định áp dụng đặc thù cho các nhóm sản phẩm khác nhau.
- Luật chống các bệnh truyền nhiễm trong súc vật nuôi
- Luật chống bệnh dại
- Luật kiểm dịch thực vật
- Luật trồng rừng từ cây non
- Luật chọn và bảo vệ các loài hoang dã
- Luật kiểm soát phân bón
- Luật về các dụng cụ y tế , mỹ phẩm và các loại thuốc
- Luật kiểm soát chất gây mê
- Luật kiểm soát ma tuý

- Luật kiểm soát gai dầu
- Luật kiểm soát chất kích thích
- Luật kiểm soát lương thực chính
- Luật độc quyền muối
- Luật độc quyền rượu
- Luật kiểm soát kiếm và súng
- Luật kiểm soát khí áp suất cao
- Luật kiểm soát chất nổ
- Luật kiểm soát các chất độc hại
- Luật điều chỉnh việc sản xuất, kiểm tra các chất hóa học và các vấn đề
liên quan
- Luật kiểm soát việc bắt chước mẫu mã, tái chế hay sản xuất lại tem bưu
điện và các mặt hàng tương tự
- Luật về lụa
- Luật kiểm soát việc bắt chước mẫu của dấu thu tiền và các con dấu
tương tự
- Luật điều chỉnh giá đường và các vấn đề liên quan
- Luật liên quan đến bảo tồn các loài thú hoang dã và giống cây cso nguy
cơ tuyệt chủng
- Luật ngoại thương
- Luật tạm thời về việc nhập khẩu các sản phẩm dầu cụ thể
- Luật bình ổn giá lụa tơ tằm




Phụ lục 4: Các mặt hàng có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Nhật
trong thời gian tới
Nguồn:
1. Hàng dệt may

Hiện nay, ngành dệt may đã xuất sang Nhật với kim ngạch khá cao
(khoảng 400-500 triệu USD) chủ yếu là hàng dệt kim. Tuy nhiên thị phần
của hàng dệt may trên thị trường Nhật chỉ có khoảng 2 % (so với 65% của
Trung Quốc; 8% Italia, 6% Hàn Quốc). Mục tiêu trước mắt của ngành dệt
may Việt Nam là đạt kim ngạch từ 0.8 đến 1.1 tỷ USD vào năm 2005 với
thị trường mục tiêu là thị trường đại chúng.
2. Hải sản
Hải sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật được đánh giá khá cao,
nhất là tôm. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Nhật
đạt mức 340-350 triệu USD/năm. Để đẩy mạnh xuất khẩu hải sản vào thị
trường Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý đến khâu chất
lượng và vệ sinh thực phẩm, trong đó việc lấy xác nhận trước về chất lượng
(pre-certification) đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó góp phần rất lớn
vào việc giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hóa lưu thông tại Nhật.
Mục tiêu tăng trưởng của ngành là 10%/năm, đạt kim ngạch 700 triệu USD
vào năm 2005.
3. Giày dép và sản phẩm da
Kim ngạch xuất khẩu giày da vào Nhật còn khiêm tốn so với tiềm
năng trên 1 tỷ USD/năm của ngành da giày Việt Nam. Năm 1997, kim
ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sang Nhật đạt 79 triệu USD, năm
1998 đạt 42 triệu USD. Trong thời gian tới, sau khi chính phủ Nhật giành
cho Việt Nam chế độ ưu dãi thuế quan MFN, các doanh nghiệp cần phải
đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trương Nhật, giúp cho ngành tránh được sự áp
đặt Quota của EU. Mục tiêu tăng trưởng của ngành là trên 20%/năm, đạt
kim ngạch 550 triệu USD năm 2005.

4. Than đá
Lượng than đá xuất khẩu sang Nhật đã đạt gần 1.4 triệu tấn/năm,
chiếm hơn 40% lượng than xuất khẩu của ta. Đối với ngành than trước mắt
cần phải tiếp tục củng cố và giữ vững các đầu mối tiêu thụ tại Nhật.

5. Cao su
Hiện nay, cao su xuất khẩu sang Nhật chỉ đạt 4000- 5000 tấn/năm
mặc dù thuế suất thuế nhập khẩu của Nhật là 0%. Lý do chủ yếu là chủng
loại cao su của ta không thích hợp với thị trường Nhật Bản (Nhật chủ yếu
mua cao su RSS của Thái Lan và có vai trò chủ đạo đối với tiêu thụ cao su
của Thái). Vì lý do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào Nhật cần nhanh
chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, cụ thể là giảm tỷ
trọng cao su 3L, tăng tỷ trọng cao su SR và cao su RSS. Nếu không làm
được việc này thì Bộ thương mại không thể xây dựng được đề án đẩy mạnh
xuất khẩu cao su vào Nhật. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cao su
thiên nhiên, các doanh nghiệp thuộc ngành cao su cần phối hợp với Tổng
công ty Hoá chất để tìm hiểu khả năng liên kết với Nhật trong việc phát
triển công nghiệp chế biến cao su vào thị trường Nhật.
6. Rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh
Các mặt hàng rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh là những mặt
hàng hoàn toàn có khả năng xâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật,
Hàng năm Nhật nhập khẩu tới gần 3 tỷ USD rau quả nhưng Việt Nam mới
bán được cho Nhật khoảng 7- 8 triệu USD/năm, chiếm chưa đầy 0.3 % thị
phần. Tiềm năng phát triển các mặt hàng này là rất lớn bởi người Nhật có
nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi, cam, dứa, xoài và đu
đủ, những loại này được trồng phổ biến ở nước ta. Rau quả Việt Nam có
một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung thì còn nhiều
yếu kém về mặt chất lượng và chưa đảm bảo thời hạn giao hàng. Do thực
phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải qua các khâu kiểm tra hết sức khắt khe
về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp ứng tiêu
chuẩn vệ sinh của Nhật, các doanh nghiệp của ta nên chú trọng hợp tác liên
doanh với Nhật để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng (như nhà máy chè Sông
Cầu, Bắc Thái đã làm và làm tốt trong thời gian vừa qua). Mục tiêu kim
ngạch đặt ra cho ngành là 20 triệu USD vào năm 2005 (tương đương với
kim ngạch xuất khẩu rau quả của Thái Lan sang Nhật năm 1996).

7. Gốm sứ
Nhập khẩu gốm sứ vào thị trường Nhật đang tăng mạnh trong những
năm gần đây. Thị phần các sản phẩm gốm sứ Châu Âu trên thị trường Nhật
rất cao (70% đối với sản phẩm sứ và 25% đối với sản phẩm gốm về kim
ngạch). Tuy nhiên, thị phần của Trung Quốc, Thái Lan và các nước Châu á
đang tăng dần lên. Đồ gốm sứ Việt Nam đã có mặt trên thị trường Nhật
nhưng kim ngạch còn khá khiêm tốn (khoảng 5 triệu USD/năm). Đây là
mặt hàng ta có thể nâng kim ngạch lên mức độ cao nếu các nhà sản xuất
quan tâm hơn nữa đến gốm sứ khâu tạo hình và đặc điểm của hệ thống
phân phối trên thị trường Nhật.
8. Sản phẩm gỗ
Đây là mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra có lợi thế nhất.
Nguyên nhân là người Nhật có nhu cầu sử dụng đồ gỗ khá lớn. Ngoài ra,
tuỳ ý thức về vấn đề môi trường đang ngày càng tăng nhưng chưa đến mức
khắt khe như Anh và một số nước EU. Mặt khác sản phẩm này không phải
qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh.









Phụ lục 5: Triển lãm và hội chợ quốc tế hàng tiêu dùng tại Nhật Bản
Nguồn: JETRO


1. All Japan Gift Festival in Tokyo

Ban tổ chức: Gift Goods Association of All Japan
Tel: 03- 3847- 0691
Thời gian: Vào tháng 1 hàng năm
2. Japan DIY (Do- it- yourself) Show in Osaka
Ban tổ chức: Japan DIY Industry Association
Tel: 03- 3256- 4475
Thời gian: Vào tháng 3 hàng năm
3. Japan DIY (Do- it- yourself) Show in Tokyo
Ban tổ chức: Japan DIY Industry Association
Tel: 03- 3847- 0691
Thời gian: Vào tháng 8 hàng năm
4. International Houseware Show (HIS)
Ban tổ chức: International Houseware Show Conference
Tel: 03- 3639- 8881
Thời gian: Vào tháng 6 hàng năm
5. Ambiente Japan
Ban tổ chức: MESAGO Messe Frankfurt Corporation
Tel: 03- 3262- 8441
Thời gian: Vào tháng 6 hàng năm
6. Tokyo International Gift Show
Ban tổ chức: Business Guide- Sha, Inc.
Tel: 03- 3843- 9851
Thời gian: Vào tháng 2 và tháng 9 hàng năm
7. Osaka International Gift Show
Ban tổ chức: Business Guide- Sha, Inc.
Tel: 06- 6263- 0075
Thời gian: Vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm
8. Fukuoka International Gift Show
Ban tổ chức: Fukuoka International Trade Fair Committee
Tel: 092- 711- 4829

Thời gian: Vào tháng 9 hàng năm
9. International Furniture Fair Tokyo (IFFT)
Ban tổ chức: International Development Association of the Furniture
Industry of Japan
Tel: 03- 5261- 9401
Thời gian: Vào tháng 11 hàng năm






















Phụ lục 6: Địa chỉ trang mạng các cơ quan hữu quan của Nhật Bản


1. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI)

2. JETRO

3. Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp JETRO

4. Foreign Investment Promotion Development Corporation
(FIND)

5. Manufactured Imports Promotion Organization (MIPRO)

6. Bộ Tài chính Nhật Bản

7. Hệ thống tư vấn Hải quan Nhật Bản

8. Hiệp hội thuế quan Nhật Bản

9. Hội đồng thuế quan và Hải quan Nhật Bản

10. Uỷ ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JISC)

11. Bộ Nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp

12. Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản

13. Bộ Ngoại giao Nhật Bản

14. Bộ Y tế và Phúc lợi Lao động Xã hội

15. Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế


16. Phòng Patent Nhật Bản

17. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản






Phụ lục 7: 18 Công ty gốm sứ thành viên trên Sàn Giao dịch Hàng thủ
công mỹ nghệ (tính đến ngày 21/11/2003)
Nguồn:

1. Thanh Cong Pocerlain and Pottery Joint Stock Company
(ThanhcongJSC)
2. Quang Vinh Co., Ltd (QuangVinh)
3. Bao Tam Co.,Ltd (B & T Co.,Ltd)
4. Minh Hanh Co.,Ltd (Minh Hanh)
5. Special Forest and Bamboo producst export company (SFOPRODEX
HANOI)
6. Nam Long Handicraft Wood Processing Corporation (Nam Long
Corporation)
7. Worldgems Company Limited (Worldgems Co.,Ltd)
8. The Thang Long Art Articles Export-Import Company (Artex
ThangLong)
9. TamDungSon Company Limited. (TDS Co., Ltd)
10. Truong Thinh Manufacturing and Trading Co., Ltd (Truong Thinh
Co., Ltd)
11. Quang & Artex Joint Stock Company (Quang & Artex JSC)

12. Haprosimex Saigon (Hapro)
13. Hanoi General Production and Import-Export Company Branch in
HoChiMinh City (Haprosimex HoChiMinh)
14. Ngoc Dong Company Limited (Ngoc Dong Co.,Ltd)
15. Artex SaiGon Import Export Jointstock Company for Fine Art and
Small Industry Products (Artex SaiGon)
16. VietNam National Bamboo & Rattan Import-Export Corporation
(BAROTEX VIETNAM)
17. Battrang Ceramic and Porcelain Export Co.,Ltd (HAMICO)
18. TNL-The Handicrafts Manufacturer & Exporter (TNL Co. Ltd.)


Phụ lục 8: Lịch sử phát triển nghề làm Gốm sứ ở Việt Nam
Nguồn: “Gốm Việt Nam”, bài “Nghề gốm ở Việt Nam”, trang 9- 20,
Trần Khánh Chương, Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2001

Nghề gốm Việt Nam đã trải qua năm giai đoạn phát triển, ở mỗi
giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong kỹ thuật và nghệ thuật.
3.1. Thời tiền sử
Gốm Việt Nam được xác định đã xuất hiện cách đây khoảng một vạn
năm ở Lũng Sàm, Pó Lúm, Thẩm Hoi, Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn
(Nghệ An), Hạ Long(Quảng Ninh), Bầu Trò (Quảng Bình) trong giai
đoạn bắc cầu từ thời đại đồ đá mới sang thời đại đồng thau. Gốm thời kỳ
này là gốm đất nung, xương đất dày và thô, có pha cát hoặc bã động vật,
chủ yếu được nặn bằng tay và nung trong bếp lửa, với các hoa văn trang trí
đơn giản như vạch chéo, văn chải, văn sóng đơn giản tạo ra bằng cách chải
răng lược, vạch nét chìm bằng que, ấn vỏ sò
Tiêu biểu trong thời kỳ này là đồ gốm của văn hoá Phùng Nguyên,
Đồng Đậu, Gò Mun thuộc Bắc Bộ; Đông Sơn, Sa Huỳnh ở Trung Bộ; Cầu
Sắt, óc Eo ở Nam Bộ.

Tuy nhiên trong thời kỳ này, sự phát triển của đồ đồng và sau đó là
đồ sành trắng có men đã đẩy gốm đất nung quay về bảo lưu dáng hình
truyền thống và phục vụ chủ yếu cho tầng lớp nghèo mà đồ đun nấu và
chứa đựng là chủ yếu.
3.2. Gốm từ thế kỷ I đến thế kỷ IX- Thời kỳ Bắc thuộc
Từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ IX, Việt Nam rơi vào sự thống trị của
phong kiến phương Bắc mà lịch sử vẫn thường gọi đây là thời kỳ ngàn năm
Bắc thuộc. Trong giai đoạn này, nghề gốm của người Việt vừa tiếp tục phát
triển trên vốn kinh nghiệm cổ truyền, có tiếp thu ảnh hưởng của Trung Hoa.
Gốm thời kỳ này đã có thêm chất liệu mới là sành xốp sử dụng đất sét trắng
không men hoặc phủ men, đồ sành nâu và gốm kiến trúc. Gốm đã có độ
nung cao, thân dày, một số đã tráng men màu trắng xanh lợt, hoa văn trang
trí hình học. Thời kỳ này đã có sự hình thành các lò sản xuất tập trung và
có tính chuyên môn hoá cao như hai trung tâm lớn là Thanh Hoá (gốm
trắng) và Thuận Thành- Bắc Ninh (gốm nâu). Phong cách Hán thể hiện rất
rõ trên các đồ gốm nên nhân dân ta thường gọi các sản phẩm này là Gốm
Hán Việt.
Ngoài ra ở miền Nam Trung Bộ, lúc bấy giờ là vương quốc Champa,
đồ đất nung, đặc biệt là các sản phẩm gạch để xây dựng các ngôi tháp
Chàm nổi tiếng ảnh hưởng phong cách ấn Độ giáo, khá phát triển.
3.3. Gốm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV
Thế kỷ thứ X đánh dấu thời kỳ phục hồi độc lập dân tộc sau mười thế
kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra giai đoạn phục hưng văn hoá
dân tộc.
Sản phẩm gốm thời kỳ này rất đa dạng và phong phú như thạp, liễn, chậu
ấm chén bát đĩa độc đáo với hoạ tiết chính là hoa, lá, chim, gà , cá, voi, hổ,
các hoa văn trang trí mang dấu ấn của Phật giáo là tôn giáo chính thống của
thời kỳ này.
Thời kỳ này đã bắt đầu có sự hình thành những vùng gốm có tính tập
trung và chuyên môn hóa cao thể hiện là sự hình thành cụm lò gốm Thanh

Hoá, với hai làng gốm Bồ Xuyên và Bạch Bát trên nền đất sét trắng; cụm lò
gốm Thăng Long với Bát Tràng và Chu Đậu là hai trung tâm xuất khẩu nổi
tiếng thế kỷ XV; cụm lò gốm Hải Dương với các lò gốm khoét sâu vào hốc
núi ở vùng Kiếp Bạc, Trạm Điền, Chí Linh với các sản phẩm sành nâu; lò
gốm Hương Canh, Thổ Hà, Phù Lãng.
Lò nung đã có một bước tiến lớn về kỹ thuật với việc sử dụng rộng
rãi các loại lò cóc, lò nằm khoét vào chân núi, lò rồng, việc sử dụng bao
nung , kỹ thuật nung chồng bằng con kê năm chân (lòng dong).
3.4. Gốm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
Sản phẩm gốm thời kỳ này rất đa dạng và phong phú với các thể loại
đất nung, sành nâu, sành xốp và sành trắng. Mỗi loại sản phẩm gắn với tên
tuổi một làng nghề mà từ đây những cái tên đó đã đi vào lịch sử nghề gốm
Việt Nam như những dấu son chói loà.
Nếu như ở thời kỳ trước đã bắt đầu có sự hình thành các vùng gốm có
tính tập trung cao thì ở thời kỳ này, hình thành các trung tâm sản xuất gốm
tính chất chuyên môn hoá cao nổi tiềng.
Miền Bắc có Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương sản xuất các
sản phẩm sành xốp và sành trắng hoa lam, gốm men màu, gốm tam sắc và
gốm men rạn; Thổ Hà (Bắc Giang), Hương Canh (Vĩnh Phú) làm đồ sành
nâu không men sắc đỏ; Phù Lãng (Bắc Giang) làm sành nâu có phủ men da
lươn sắc vàng (sử dụng phương pháp tạo lớp da bóng từ muối- men muối);
Đình Trung, Hiền Lê (Vĩnh Phúc) làm đồ đất nung; Vân Đình (Hà Tây)
làm ấm đất, nồi đất.
Miền Trung có Lò Chum ở Hàm Rồng (Thanh Hoá), Mỹ Thiện (Quảng
Ngãi) làm nồi đất nung, sành nâu; Lộc Thượng, Phú Vĩnh (Quảng Nam)
làm bát đĩa, nồi niêu
Về mặt kỹ thuật, người dân đã biết sử dụng biện pháp tạo hình bằng
bàn xoay nhanh, nung chồng theo lối ve lòng hoặc bằng con kê ba hoặc bốn
mấu, sử dụng rộng rãi các loại lò cóc, lò rồng, lò đàn, kỹ thuật vẽ hoa dưới
men và trên men đã đạt tới độ thuần thục.

3.5. Gốm thế kỷ XX
Thời kỳ này xuất hiện các sản phẩm gốm độc đáo mang nguồn gốc
Trung Hoa và đặc biệt xuất hiện sản phẩm sứ, dạng sản phẩm thứ năm của
đồ gốm Việt Nam, làm đầy đủ và phong phú cho bộ sưu tập gốm sứ Việt
Nam từ thời tiền sử đến thời hiện đại.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt đầu quá trình khai thác thuộc địa,
bên cạnh các cơ sở sản xuất gốm truyền thống, đã bắt đầu hình thành các cơ
sở gốm mới phần lớn của người Hoa ở Quảng Đông, Triều Châu, Phúc
Kiến sang sử dụng nguyên liệu khai thác tại chỗ cùng người Việt, sản xuất
chủ yếu đồ dân dụng, gốm nghệ thuật và gốm kiến trúc. Những cơ sở sản
xuất này nhanh chòng nổi tiếng vào đầu thế kỷ XX như Móng Cái (Quảng
Ninh), Cây Mai (Sài Gòn), Lái Thiêu (Bình Dương), Biên Hoà (Đồng Nai).
Các sản phẩm gốm này tuy mang dấu ấn Nam Trung Hoa, nhưng
càng ngày càng được Việt hoá để đáp ứng nhu cầu trong nước. Bình Dương
nổi tiếng với sản phẩm gốm men màu trên men (bát con gà), gốm hoa lam
kết hợp với gốm men da lươn, gốm men màu vẽ nét chìm hoa văn. Biên
Hoà thì nổi tiếng với loại men lửa trung phát triển do sự đóng góp của
trường Mỹ nghệ đồ gốm và đúc đồng, sản phẩm mang hoa văn chi tiết và
màu sắc tươi tắn rực rỡ.
Sản phẩm sứ Việt Nam ra đời trong những năm 60 của thế kỷ XX
cùng với sự ra đời của Nhà máy Sứ Hải Dương và sau đó là Nhà máy Sứ
Lào Cai.
Về mặt kỹ thuật, bên cạnh lối trang trí truyền thống, người ta đã áp dụng
nhiều phương pháp trang trí mới như vẽ hoa trên men, in hoa, dán hoa và
trang trí men màu từ các loại ô xít. Một số nhà máy sản xuất sứ gia dụng
còn được trang bị hệ thống thành hình xây máy, ép lăn, đổ rót, đổ rót áp
lực, lò nung lửa đảo, lò nung đường hầm đốt bằng khí gas hiện đại.














Phụ lục 9: Các trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam
Nguồn: Vietnamese Handicrafts & Traditional Craft Villages, Cục Xúc tiến
Thương mại, Bộ Thương mại, 8- 2003.

1. Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) xuất hiện từ thế kỷ XIV do
những người thợ gốm làng Bồ Bát (Thanh Hoá) nhập cư đến. Đây là làng
gốm nổi tiếng và phát triển bậc nhất ở Việt Nam. Bát Tràng có vị trí địa lý
và điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển nghề thủ công như nằm gần
kinh thành, gần sông Hồng, trước kia là một bến cảng sầm uất xuất khẩu
hàng đi các nước trong khu vực và trên thế giới Đặc biệt, nơi đây có
nguồn đất sét trắng là nguyên liệu rất cần thiết để sản xuất đồ gốm. Làng
Bát Tràng có số dân 6500 người, nằm trên vùng đất có diện tích 164 ha.
Hiện nay, làng Bát Tràng có hai thôn là Bát Tràng và Cao Giang với 1300
hộ sản xuất với doanh thu hàng năm lên đến 500 tỷ VND, trong đó tiêu thụ
nội địa gần 200 tỷ VND và xuất khẩu 300 tỷ VND. Thôn Cao Giang của
Bát Tràng ngày nay đã rất phát triển, sản xuất phần lớn sản phẩm xuất khẩu
ra thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gốm sứ gia dụng và gốm sứ mỹ
nghệ. Sản phẩm Bát Tràng hiện nay đã có chỗ đứng tại các thị trường Đài
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Australia,

Mỹ Gốm sứ Bát Tràng có phong cách riêng bởi sự nổi trội của 5 dòng
men khác nhau là men nâu, men lam, men trắng ngà, men xanh rêu và men
rạn. Gốm Bát Tràng tường chỉ nung một lần, nặng lửa nên sản phẩm đanh,
bền và chín đều. Sứ Bát Tràng làm từ đất cao lanh chịu nhiệt cao (1300
0
C).
Đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo dây chuyền thủ công, việc tạo dáng
bằng tay trên bàn xoay đòi hỏi trình độ và tài năng sáng tạo của người thợ
gốm. Hiện nay, Bát Tràng không những là một trung tâm gốm sầm uất mà
còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn, giàu chất văn hoá đối với khách du lịch
trong và ngoài nước.

2. Chu Đậu
Chu Đậu là tên lò gốm thuộc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, xuất
hiện từ thời Lý- Trần, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV- XVI và đã tàn lụi
vào thế kỷ XVII. Gốm Chu Đậu là tên gọi chung cho các lò gốm thuộc các
địa danh như Trạm Điền, Vạn Yên, Bãi Trụ, Phúc Láo, làng Ngói, làng
Cậy, Linh Xá, Chu Đậu, Quao, Bá Thuỷ, Hợp Lễ, Xích Đằng mà nay chỉ
còn làng Cậy và làng Quao là còn tiếp tục sản xuất. Gốm Chu Đậu đang
được sản xuất trở lại theo hướng phục hồi toàn bộ những màu men cổ xưa
của làng nghề Chu Đậu tại Xí nghiệp Gốm Chu Đậu, trực thuộc Công ty
Haprosimex Sài Gòn. Gốm Chu Đậu có hình dáng được kế thừa sự thanh
thoát của thời Lý, chắc khoẻ của thời Trần với các loại men trắng trong,
hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh rêu, vàng nhạt, vàng đậm, men tam thái.
Chu Đậu có năng lực sản xuất 60 container/năm với doanh thu 1 000 000
USD/năm đang xuất khẩu sản phẩm sang Tây Ban Nha, Hồng Kông, Nhật
Bản, Mỹ và được khách hàng đánh giá rất cao.
3. Phù Lãng
Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bên bờ sông Cầu được
coi là cái nôi của nghề gốm sành. Gốm sành Phù Lãng mang một vẻ rất

riêng bởi được khoác lên màu men vàng da lươn không một nơi nào có
được. Phù Lãng chủ yếu sử dụng men thực vật, không dùng men hoá chất.
Sản phẩm của Phù Lãng chủ yếu là đồ gia dụng và gốm sành nghệ thuật với
các màu men da lươn, tía, hồng, đen, vàng, da ếch Hiện nay, Phù Lãng có
khoảng 200 hộ làm nghề với 20 lò gốm thủ công đốt bằng củi, trong đó gần
10 hộ làm gốm xuất khẩu, còn lại làm tiểu, quách, vại và những sản phẩm
truyền thống. Doanh thu năm 2002 của Phù Lãng là 8 tỷ VND. Sản phẩm
Phù Lãng đã xuất khẩu sang các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Thuỵ
Điển, Na Uy, Mỹ, Châu Phi
4. Làng Quế
Làng Quế thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nằm ở hạ nguồn
sông Đáy là một trong những làng gốm lâu đời ở Việt Nam. Sản phẩm gốm
làng Quế rất dung dị, được tạo dáng trên bàn xoay, không phủ men, nhưng
lại được làm rất cẩn thận từ khâu xử lý đất, tạo dáng, hoa văn và 12- 15
ngày nung. Đất sét vàng của làng có khả năng tự chảy men tự nhiên khi
được nung ở một nhiệt độ nhất định. Làng Quế có hợp tác xã Quyết Thành
và gần 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ gốm, thu hút trên 500 lao
động và có khả năng sản xuất trên 200 m
3
sản phẩm mỗi tháng, có doanh số
khoảng 10 tỷ đồng/năm. Sản phẩm làng Quế đã có mặt ở rất nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới như Đài Loan, Đan Mạch, Nhật, Mỹ,
Hungary
5. Đông Triều
Đông Triều (Quảng Ninh) là một vùng gốm trẻ. Theo "Vietnamese
Handicrafts & Traditional Craft Villages- Ceramics" của Cục Xúc tiến Bộ
Thương mại Vietrade, nghề sứ ở Đông Triều bắt đầu từ năm 1955. Cùng
với thời gian nghề này được nhân rộng và đến nay trên địa bàn đã có
khoảng trên 50 lò đang ngày đêm hoạt động, chủ yếu tập trung tại khu vực
Cầu Đất và Vĩnh Hồng, thu hút được gần 1500 lao động địa phương. Sứ

Đông Triều được sản xuất từ đất cao lanh chịu lửa được khai thác trên địa
bàn xã Tử Lạng, Hải Dương và đất sét trắng dẻo ở Trúc Thôn. Sản phẩm
Đông Triều nặng lửa, nước men rất trong, sản phẩm bền. Các mặt hàng sứ
Đông Triều đã được xuất sang nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc,
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Đài Loan, Canada
6. Lò Chum
Làng gốm Lò Chum thuộc phường Nam Ngạn, Thanh Hoá, nằm bên
bờ sông Bến Ngự. Làng gốm Lò Chum nằm trên một diện tích khá chật hẹp
chỉ có 0.84 ha và cũng chỉ có trên 300 thợ làm gốm. Năng lực sản xuất là
300 000 USD/năm. Lò Chum nổi tiếng với sản phẩm gốm sành. Gốm Lò
Chum thuộc dòng gốm chịu lửa, thường được nung trong lò bầu ở nhiệt độ
cao lên tới trên 1200
0
C. Sản phẩm Lò Chum bên cạnh hàng dân dụng còn
có các sản phẩm nghệ thuật tinh xảo kết hợp phong phú và đa dạng của
nhiều loại men, chủ yếu là men nâu. Hiện nay gốm Lò Chum đã được xuất
sang các thị trường Nhật, Pháp
7. Biên Hoà
Làng gốm Biên Hoà nằm ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Gốm
Biên Hoà là sự kết hợp phong cách gốm Việt Nam, gốm Trung Hoa và gốm
Limoge của Pháp. Gốm Biên Hoà nổi tiếng với các loại đôn voi, đôn tròn,
các loại chậu hoa, tượng thú sử dụng men nhẹ lửa, màu men thanh thoát
trắng sữa hay trắng ngà. Các sản phẩm nghệ thuật khai thác văn hoá Chăm
đến các loại tượng dân gian của Việt Nam. Biên Hoà còn nổi tiếng bởi các
sản phẩm gốm đất nung (gốm đỏ) không phủ men. Đồng Nai có 250 doanh
nghiệp , các công ty TNHH và cơ sở sản xuất gốm sứ. Doanh thu hàng năm
là 8 triệu USD. Gốm Biên Hoà xuất khẩu đi hẫu hết các nước ở khu vực
châu Á, châu Âu, châu Mỹ, đem lại kim ngạch năm sau cao hơn năm trước.
8. Bình Dương
Bình Dương nằm trên cao nguyên giữa sông Sài Gòn và sông Đồng

Nai, có diện tích 2716 km và dân số 743 000 người. Bình Dương có nguồn
cao lanh chất lượng cao dễ khai thác và nguồn nhiên liệu củi đốt dồi dào.
Gốm Bình Dương đa dạng về mẫu mã và thiết kế chủ yếu là sản phẩm ở
dạng sành xốp men màu trắng ngà. Sản phẩm Bình Dương nổi tiếng là sản
phẩm "Bát con gà Lái Thiêu". Loại sản phẩm này phần lớn là đồ gia dụng,
được trang trí hoa văn trên men theo ba màu: đỏ tía- lá cây- đen hoặc đỏ-
đen- lam với hoa văn chính là con gà trống, cây chuối và cụm hoa cúc.
Hiện nay, Bình Dương có 125 cơ sở sản xuất với trên 500 lò gốm tập trung
chủ yếu ở huyện Thuận An và huyện Tân Uyên mỗi năm sản xuất hàng
triệu sản phẩm, thu về 60 triệu USD mỗi năm.
9. Vĩnh Long
Nghề gốm Vĩnh Long chủ yếu tập trung ở hai huyện Long Hồ và
Mang Thít dọc hai bờ sông Cổ Chiên và sông Mang Thít ngoài ra còn có
một số cơ sở ở thị xã Vĩnh Long. Vĩnh Long là địa phương duy nhất ở
Đông Nam Á chế biến đất sét có chứa sunfat nhôm tạo ra các sản phẩm
gốm trắng có màu trắng đặc trưng của nhôm giống các sản phẩm làng
Bavaria, Italia. Vĩnh Long còn nổi tiếng với sản phẩm gốm đất nung (gốm
đỏ). Do đặc điểm này mà sản phẩm gốm Vĩnh Long hầu như không có đối
thủ cạnh tranh từ Trung Quốc, Thái Lan Vĩnh Long có gần 100 cơ sở sản
xuất, thu hút khoảng 5000 lao động, với năng lực sản xuất 2 000 000
USD/năm. Sản phẩm Vĩnh Long đã xuất khẩu sang nhiều nước và khu vực
trên thế giới.











×