Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Soạn bài theo hướng tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.18 KB, 4 trang )

TRAO ĐỔI VỀ CÁCH SOẠN BÀI THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH.

Th.S Trần Duy Ngọc
P. Chánh thanh tra Sở GD & ĐT Phú Yên.
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tăng cường thiết bị… thì việc
đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là một nhu cầu thiết thực và cấp
bách. Để phát triển các phương pháp dạy học tích cực, việc đầu tiên là phải đổi mới khâu
soạn bài.
Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản là thiết kế và
thi công, trong đó giai đoạn thiết kế có tác dụng định hướng cho thi công. Thiết kế bài dạy -
Soạn giáo án là khâu đầu tiên có tính quyết định thành công của quá trình dạy học. Soạn bài
cách hợp lý sẽ làm cho tiết học có hiệu quả hơn, nó giúp cho giáo viên:
- Dễ dàng ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.
- Có phương hướng tiến hành công việc rõ ràng hơn trong giờ lên lớp.
- Biết một cách rõ ràng học sinh cần học cái gì, những kết quả mà học sinh thu được
sau tiết học.
Soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh có những
đặc trưng cơ bản nào ?
Soạn bài theo hướng đổi mới có những đặc trưng cơ bản là:
- Những dự kiến của giáo viên phải tập trung vào các hoạt động của học sinh, trên cơ
sở đó giáo viên hình dung mình phải tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào.
- Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra
cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh.
- Bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua những hoạt
động do giáo viên tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng học sinh và tập
thể lớp, tăng cường mối liên hệ ngược trò - thầy và mối liên hệ ngang trò – trò.
Như vậy, bài soạn theo phương pháp dạy học tích cực có những điểm khác cơ bản
với bài soạn theo dạy học truyền thống như sau:
Điểm so sánh Bài soạn theo cách dạy học thụ động Bài soạn theo phương pháp dạy học
tích cực


Mục tiêu Giáo viên cần dạy gì ? Làm gì ?
Học sinh phải thuộc gì ?
Những kiến thức, kỷ năng nào học
sinh cần biết, cần đạt được ?
Tiếp cận kiến thức như thế nào ?
Vận dụng kiến thức như thế nào ?
Vai trò của
giáo viên
Là người phát thông tin. Là người
hoạt động chủ yếu ở trên lớp.
Là người tổ chức, hướng dẫn, và là
trọng tài.
Vai trò của
học sinh
Bị động, thụ động. Chủ động, tích cực, sáng tạo.
Hình thức
học tập
Cả lớp Theo cặp, theo nhóm, cá nhân. cả
lớp.
Thái độ, tinh
thần học tập
Thi đua cá nhân Cộng tác, giúp đỡ, thi đua trong tổ,
nhóm, lớp.
Hoạt động
dạy - Học
Giáo viên truyền đạt nội dung bài
học.
Học sinh nghe giảng và ghi chép.
Học sinh thảo luận để tự chiếm lấy
kiến thức.

Giáo viên giám sát, hướng dẫn các
hoạt động của học sinh.
Đánh giá Giáo viên đánh giá học sinh Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh
giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá học
1
sinh.
Soạn một bài học theo theo phương pháp dạy học tích cực thì cần lưu ý điều gì ?
Thứ nhất, lựa chọn nội dung thích hợp.
Những kiến thức có vấn đề để suy nghĩ tích cực thường không phải là loại trả lời câu
hỏi “ Cái gì ?” mà là loại trả lời câu hỏi câu hỏi “ Vì sao ?”, “ Như thế nào ?”, và có nhiều ý
nghĩa về lý luận thực tiễn. Thường thì loại kiến thức lý thuyết thuận lợi hơn cho việc giảng
dạy theo phương pháp tích cực hơn là loại kiến thức sự kiện. Tuy nhiên, nếu không chỉ đơn
thuần mô tả những sự kiện rời rạc mà đặt vấn đề phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện đó
thì vẫn có cơ hội để phát huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ: Trong dạy học Sinh học, trước khi soạn bài, cần xác định bài học thuộc dạng
bài nào trong các dạng bài sau:
Bài hình thành khái niệm sinh học; Bài về quy luật, định luật sinh học; Bài ứng dụng
vào thực tế; Bài thực hành, tham quan thiên nhiên; Bài ôn tập, luyện tập Để từ đó tìm ra
những nội dung bài học thuận lợi cho việc tổ chức tình huống có vấn đề, trong đó bộc lộ
những bài toán nhận thức và tiếp theo sẽ là việc hướng dẫn học sinh tự lực giải quyết vấn
đề nhằm chiếm lĩnh kiến thức mới.
Thứ hai, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Trước đây chúng ta thường xác định mục tiêu, yêu cầu của bài học một cách chung
chung, vì vậy không thể dựa vào đó để đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy và học. Cần
chuyển sang cách xác định mục tiêu của bài học càng cụ thể càng tốt, phát biểu
rõ những tiêu
chí làm căn cứ
cho việc triển khai và đánh giá sự thực hiện trên lớp.
Viết mục tiêu bài học phải tuân theo những quy tắc sau:
- Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh.

- Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải tiến trình bài học.
- Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học cần đạt
được.
- Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả
bài học.
- Mỗi đầu ra trong mục tiêu phải được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để
xác định rõ mức độ học sinh phải đạt được bằng hành động.
Như vậy, mục tiêu bài học là phải:
- Được xác định cho người học: Sau khi học xong học sinh phải đạt được kiến thức,
kỹ năng, thái độ gì ? Học sinh làm được gì ?
- Được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp.
- Phải cụ thể, có thể quan sát được, thống kê được, học sinh có thể đạt được và giáo
viên có thể đánh giá được sau khi học xong bài.
Khi xác định mục tiêu về kiến thức có thể sử dụng các động từ như: sắp xếp, liệt kê,
mô tả, định nghĩa….
Về kỹ năng có những động từ như: tính toán, phân loại, nhận dạng, vẽ…
Về thái độ có những động từ như: phản đối, hưởng ứng, bảo vệ, có ý thức….
Thứ ba, tạo động lực học tập.
Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh cần đặc biệt coi trọng việc xây
dựng và nuôi dưỡng động lực học tập ở mỗi học sinh, trong đó quan trọng là động lực bên
trong, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người học. Để duy trì và phát triển động lực học
tập của học sinh giáo viên phải: Biết tạo không khí thuận lợi cho học tập tích cực; Liên tục
đề ra những thử thách vừa sức; Làm cho các mục tiêu học tập luôn có ý nghĩa; Linh hoạt
thay đổi các hình thức động viên học tập.
Thứ tư, tổ chức các hoạt động của học sinh.
Khi soạn bài theo cách dạy truyền thống, giáo viên dự kiến chủ yếu là các hoạt động
trên lớp của chính mình thì khi soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực giáo viên phải
suy nghĩ rất công phu về cách tổ chức các hoạt động của học sinh, dự kiến những khả năng
2
diễn biến cùng những giải pháp điều chỉnh để chủ động hoàn thành bài học. Biên soạn các

phiếu học tập tốt, tổ chức tốt các kiểu hoạt động nhóm là mấu chốt để tổ chức các hoạt
động của học sinh.
Thứ năm, đánh giá kết quả bài học.
Điều này cần được tính ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học, nhằm giúp
cho giáo viên và học sinh kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh
hoạt động dạy và học.
Để có một bài soạn tốt, cần theo theo quy trình như thế nào ?
Mỗi môn học, mỗi loại bài có những đặc trưng riêng về các bước soạn giáo án,
nhưng có thể hình dung các bước cơ bản để soạn một giáo án như sau:
* Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu được thể hiện bằng các động từ có thể lượng
hóa được với 3 mức độ: Biết, Hiểu, Vận dụng. Phải đối chiếu với mặt bằng trình độ của học
sinh để quyết định thứ bậc cụ thể của mục tiêu.
* Xác định công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên và học sinh cần
chuẩn bị những đồ dùng dạy học cần cho bài học.
* Thiết kế các hoạt động dạy - học cụ thể: Đây là bước đặc trưng nhất, bao gồm:
- Lựa chọn các phương pháp dạy học sao cho đơn giản, phù hợp nhằm giúp
học sinh tự lực ở mức cao nhất và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh ở trên lớp. Mỗi bài học có
thể chia ra thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau và có thể được phân thành:
+ Hoạt động khởi động: Là hoạt động tổ chức lớp và đặt vấn đề cho bài
mới, mục mới
+ Hoạt động giải quyết vấn đề: Bao gồm những hoạt động nhằm đạt
được mục tiêu của bài học.
+ Hoạt động tổng kết và vận dụng những kiến thức thu được.
+ Hoạt động đánh giá kết quả bài học: Kết hợp đánh giá của giáo viên
với tự đánh giá của học sinh và cần phải: bám sát mục tiêu, đảm bảo được nhiều học sinh
và đảm bảo thời gian.
Có thể tóm tắt quy trình soạn bài như sau:
Xác định mục tiêu bài học


Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Các hoạt động dạy học
Đánh giá
Thay cho lời kết
Soạn bài là quá trình kiến tạo hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh nhằm
đạt được mục tiêu bài học, đồng thời cũng là yếu tố để phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập. Soạn bài học một cách chu đáo, phù hợp là khâu quyết định sự thành công
của tiết dạy bởi vì bài soạn chính là bản hướng dẫn hoạt động dạy - học trong tiết học. Tuy
nhiên không thể thực hiện một cách máy móc, rập khuôn mà cần được điều chỉnh cho phù
hợp với tình hình, trong tiết dạy người giáo viên sẽ thi công bản thiết kế của mình sao cho
đạt được hiệu quả cao nhất. Để có một bài soạn tốt cần lưu ý:
- Bài soạn không nhất thiết phải có 5 bước lên lớp cố định như trước đây vì chúng có
thể được thực hiện liên hoàn trong mỗi phần của bài giảng.
3

Nội dung
bài học.
Cơ sở vật
chất phục
vụ bài học.

Trình độ
học sinh.
Thời
lượng bài
học.
- Phần thiết kế các hoạt động trên lớp cần ghi rõ các hoạt động cụ thể của học sinh
và giáo viên kèm theo đó là hệ thống các phương pháp dạy học thích hợp kết hợp với việc
sử dụng các phương tiên dạy học.
- Nhất thiết phải có hoạt động khởi động của bài học và mỗi phần của bài học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ giáo dục và đào tạo, (2000), Tài liệu hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp giảng
dạy;
2. Bộ giáo dục và đào tạo,( 2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT môn Sinh học;
3. Trần Bá Hoành,( 1995) Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học sinh học
4

×