Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng ngày pháp luật nước cộng hoà xhcn việt nam cho học sinh trường thpt hoằng hóa 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.69 KB, 19 trang )

Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỤC LỤC

TRANG
01

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

02

I. Lý do chọn đề tài

02

II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

05

III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

05

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

06

I. Cơ sở lý luận


06

II. Tình hình giáo dục pháp luật ở Trường trung học phổ thơng
Hoằng Hóa 2 hiện nay

06

III. Giải pháp thực hiện

08

IV. Kết quả

17

PHẦN III. KẾT LUẬN

17

I. Bài học kinh nghiệm

17

II. Kiến nghị

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


skkn

1


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức.
Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá
trình thi hành pháp luật và có vai trị hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng
Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác PBGDPL, đặc biệt là Chỉ thị số
32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của cán bộ, nhân dân.
Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị,
tư tưởng.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng,
thực hiện pháp luật.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác
định.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằn truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật
giúp đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần
nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng.
Tuy nhiên, kết quả của cơng tác PBGDPL vẫn cịn rất hạn chế, đặc biệt là ý
thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người
dân trong xã hội chưa cao, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, làm giảm tính nghiêm minh
của pháp luật.

skkn

2


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Ngày 20 tháng 06 năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật (Luật số 14/2012/QH13). Trong đó, tại Điều 8 Ngày Pháp luật nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức
nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi
người trong xã hội". Đây là ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 - đạo luật cơ bản
đầu tiên của Nhà nước ta.
Ngày Pháp luật (ngày 09/11 hằng năm) được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp,
pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp
trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật
trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày
của người dân.
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân cơng dân có ý thức
tn thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những

hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác
nhau.
Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm,
bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt
của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo
dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền,
hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp
luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân
trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần
nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị
văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây cịn là mơ hình để vận động,
khuyến khích, kêu gọi tồn thể nhân dân chung sức, đồng lịng vì sự nghiệp xây
dựng và hồn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết tồn dân tộc
cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.

skkn

3


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Theo quy định tại Điều 11, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thi hình thức phổ
biến, giáo dục pháp luật rất đa dạng
1. Họp báo, thơng cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp
thơng tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng, loa truyền thanh, internet,

pa-nơ, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật
trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu
dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thơng qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp cơng
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính
trị và các đồn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ
sở.
7. Thơng qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng
cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm
cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2017, là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục cơng
dân ở trường Trung học phổ thơng Hoằng Hóa 2, tôi đã trực tiếp tuyên truyền, phổ
biến thông qua hoạt động ngoại khóa tìm hiểu một số quy định của pháp luật gắn với
lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng cho học sinh tồn trường.
Qua thực tiễn triển khai, áp dụng tại trường THPT Hoằng Hóa 2, huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tơi đã kiểm nghiệm và rút ra được kinh nghiệm hay,
hiệu quả cho mình. Xin được trình bày với đồng nghiệp. Đó là nội dung đề tài:
“Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2 ”.

skkn

4



Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu.
- Một là: Ý nghĩa và tầm quan trọng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam;
- Hai là: Tuyên truyền, phổ biến, tìm hiểu một số quy định của pháp luật gắn
với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông;
- Ba là: Giáo dục học sinh ý thức tơn trọng và chấp hành pháp luật nói chung
và nội quy nhà trường nói riêng;
- Bốn là: Liên hệ với học sinh.
2. Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu Luật Dân sự (BLDS) năm 2015, Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014…
- Tổ chức ngoại khóa bằng việc vận dụng các phương pháp, hình thức tuyên
truyền, giáo dục cho học sinh phù hợp và hiệu quả nhất.
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Khách thể.
Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2, tỉnh Thanh Hóa, năm học 2017-2018.
3. Phương pháp thực hiện.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận;
Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thảo luận, trao đổi tương tác; Phương pháp
quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm...
4. Thời gian thực hiện.
2 tiết (90 phút), Thứ Hai, ngày 06/11/2017.

5. Địa điểm:
Sân Chào cờ chính, trường THPT Hoằng Hóa 2.

skkn

5


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị quan trọng đặc biệt, vừa là cơng cụ
quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu
tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc khơng
ngừng xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện
thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.
Là khâu đầu tiên của q trình thi hành pháp ḷt, cơng tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này.
Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng
định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động
lực lượng của các đồn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin
đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động
thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước

và trong xã hội''.
Điều 31, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (Luật số: 14/2012/QH13) đã quy
định về: Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân:
“1. Căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục pháp luật ở từng cấp học và trình
độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm tổ
chức thực hiện giáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy mơn giáo dục công dân, giáo
viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật.”
Đối với hình thức giáo dục pháp luật trong trường trung học phổ thông của hệ
thống giáo dục quốc dân được thực hiện bằng 02 hình thức chủ yếu:
- Giáo dục chính khóa thơng qua mơn học Giáo dục cơng dân;
- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

skkn

6


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện bản thân và thực tế nhà trường, tơi đã tiến
hành: Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2.
II. Tình hình giáo dục pháp luật ở Trường THPT Hoằng Hóa 2 hiện nay
1. Thuận lợi:
Nội dung giáo dục pháp luật được Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình chính
khóa mơn Giáo dục cơng dân lớp 12. Từ năm 2017, môn Giáo dục công dân đã được
đưa vào nội dung thi trong Bài thi tổ hợp xã hội của kỳ thi THPT quốc gia. Điều đó
càng động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên và học sinh hứng thú, say mê trong hoạt
động dạy và học.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục cơng dân ở trường THPT

Hoằng Hóa 2 có 3 đồng chí, được đào tạo chính quy trong các trường Đại học sư
phạm; đạt chuẩn về trình độ chuyên mơn; có lập trường tư tưởng, chính trị vững
vàng; có phẩm chất đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh; có nghiệp vụ
sư phạm tốt; thường xuyên ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong soạn giảng; tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực
và phẩm chất học sinh. Đây là nhân tố quan trọng để bộ môn Giáo dục cơng dân nói
chung và cơng tác giáo dục pháp luật nói riêng đạt hiệu quả thiết thực.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy bộ môn Giáo dục
công dân cùng ngày càng tốt hơn, như: Tủ sách pháp luật, các phòng máy chiếu, hệ
thống máy tính nối mạng…
Mặt khác, hiện nay trong các trường THPT nói chung và trường THPT Hoằng
Hóa 2 nói riêng đã có Ban Pháp chế. Các giáo viên dạy Giáo dục công dân đều là
thành viên của Ban Pháp chế, Một trong những nhiệm vụ của Ban là tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến pháp luật cho học sinh, tạo cơ sở nhận thức để hình thành thói
quen và hành vi phù hợp với pháp luật, khơng trái pháp luật.
2. Khó khăn:
Thời lượng dành cho môn Giáo dục công dân không nhiều (1 tiết/ 1 tuần). Nội
dung giáo dục pháp luật chỉ tập trung ở lớp 12, còn khái quát, chưa đi vào cụ thể các
văn bản quy phạm pháp luật.

skkn

7


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Thực trạng trong đời sống còn có nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội; nhiều hành
vi vi phạm, coi thường pháp luật đã và đang ảnh hướng ít nhiều tới cơng tác giáo
dục pháp luật trong trường học.

III. Giải pháp thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch, đề cương ngoại khóa.
1.1. Về mục đích, u cầu:
Trong phạm vi buổi ngoại khóa, tơi chỉ tơi chỉ tập trung vào:
- Một là: Ý nghĩa và tầm quan trọng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam;
- Hai là: Tuyên truyền, phổ biến, tìm hiểu một số quy định của pháp luật gắn
với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông;
- Ba là: Giáo dục học sinh ý thức tơn trọng và chấp hành pháp luật nói chung
và nội quy nhà trường nói riêng;
- Bốn là: Liên hệ với học sinh.
1.2. Soạn đề cương cho buổi ngoại khóa.
- Soạn đề cương chi tiết trên Word với các minh chứng đảm bảo tính thực tiễn,
pháp lý và khoa học cao.
- Dự kiến các tình huống học sinh sẽ hỏi hoặc sẽ gặp trong q trình thực hiện.
1.3. Sưu tầm thơng tin, tư liệu về các nội dung liên quan (tình huống pháp luật,
câu chuyện pháp luật...)
Ở nội dung này, tôi chủ động tìm nguồn tư liệu trên mạng Internet.
1.4. Chuẩn bị các bài tập củng cố.
1.5. Đối với học sinh.
Gợi ý các cho các em tìm đọc Luật Dân sự năm 2015, Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2014... Đồng thời cung cấp cho các em một số tình huống pháp luật, một
số câu hỏi để các em nghiên cứu và chuẩn bị.
2. Địa điểm ngoại khóa: Tại Sân chào cờ, trường THPT Hoằng Hóa 2.
3. Tiến trình thực hành buổi ngoại khóa.
- Bước 1: Trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra (có thưởng bằng vở).
- Bước 2: Vận dụng và xử lý tính huống, bài tập trắc nghiệm.
- Bước 3: Giáo viên kết luận, dặn dò học sinh.

skkn


8


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Cụ thể:
3.1. Bước 1: Trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Câu 1. Người nào dưới đây là người thành niên?
A. Người dưới 16 tuổi.
B. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Trả lời: Đáp án đúng là C, vì Điều 20 BLDS năm 2015 quy định: Người
thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
Câu 2. Người nào dưới đây là người chưa thành niên?
A. Người chưa đủ 18 tuổi
B. Người dưới 15 tuổi
C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. Tất cả các phương án trên.
Trả lời: Đáp án đúng là D, vì Điều 21 BLDS năm 2015 quy định: Người chưa
thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Câu 3. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có những quyền nào?
A. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
B. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
C. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
D. Tất cả các quyền trên
Trả lời: Đáp án đúng là D, vì theo quy định từ điều 16 đến điều 20 BLDS
năm 2015 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ các quyền về dân sự, có
thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, mà khơng bị hạn chế, cho tới
khi người đó chết.

Câu 4. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi có quyền tự mình
mua bán các loại đồ dùng học tập, quần áo, thực phẩm được khơng?
A. Có.
B. Khơng, nhất thiết phải được bố mẹ đồng ý.
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì theo quy định của Điều 21 BLDS 2015, người từ
đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải

skkn

9


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Câu 5. Người 16 tuổi có thể tự mình mua xe máy được khơng?
A. Nếu có tiền thì có thể tự mua.
B. Phải được cha mẹ đồng ý.
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo quy định của Điều 21 BLDS 2015, người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự, Nhưng đối với các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, hoặc
các tài sản khác phải đăng ký như xe máy thì phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý.
Câu 6. Trong trường hợp nào, người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng lại
khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
A. Người bị bệnh tâm thần;
B. Người nghiện ma túy;
C. Người nghiện rượu dẫn đến phá tán tài sản
D. Tất cả các trường hợp trên.

Trả lời: Đáp án đúng là D, vì điều 22, 23,24 BLDS năm 2015 quy định người
bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy, người
nghiện rượu dẫn đến phá tán tài sản là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 7. Cá nhân có quyền thay đổi họ từ họ của cha đẻ sang họ của cha
ni khơng?
A. Có
B. Khơng
Trả lời: Đáp án đúng là đáp án A, vì Điều 27 Bộ Luật dân sự 2015 quy định
cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ trong 8
trường hợp, trong đó có trường hợp thay đổi họ cho con từ họ của cha đẻ sang họ
của mẹ đẻ hoặc ngược lại.
Câu 8. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng
nhận việc thay đổi họ trong trường hợp nào?
A. Thay đổi họ cho con theo họ của cha đẻ của con khi xác định cha cho con.
B. Thay đổi họ theo sở thích của cá nhân

skkn

10


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

C. Khi họ quá xấu, khó đọc, không phổ biến.
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì tại Điểm d, Khoản 1, Điều 27 BLDS năm 2015
quy định: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận
việc thay đổi họ trong trường hợp thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ
đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con. Đối với trường hợp cá nhân muốn
thay đổi họ theo sở thích, hoặc họ xấu, khó đọc, khơng phổ biến thì pháp luật khơng
cho phép.

Câu 9. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định lại dân tộc trong trường hợp nào?
A. Theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc
hai dân tộc khác nhau.
B. Theo dân tộc của địa bàn nơi mình đang sinh sống.
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 29
BLDS năm 2015 thì: Cá nhân có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác định lại dân tộc trong trường hợp xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ
đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
Câu 10. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân
tộc của con được xác định theo dân tộc của ai?
A. Nhất định phải theo dân tộc của cha đẻ.
B. Theo thỏa thuận của giữa cha, mẹ đẻ
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo quy định tại Điều 29 BLDS 2015 thì cá nhân
khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha
đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân
tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp khơng có
thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán
khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người
hơn.
Câu 11. Nếu một người bị mất Giấy khai sinh bản chính nhưng Sổ hộ tịch
vẫn đang lưu thì có được cấp lại Giấy khai sinh bản chính khơng?
A. Chỉ được cấp bản sao trích lục khai sinh.
B. Được cấp Giấy khai sinh bản chính.

skkn

11



Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Trả lời: Đáp án đúng là đáp án A, vì theo quy định của Nghị định
123/2015/NĐ-CP, nếu một người bị mất Giấy khai sinh bản chính nhưng Sổ hộ tịch
vẫn đang lưu thì khơng được cấp Giấy khai sinh đăng ký lại mà chỉ được cấp bản
sao trích lục khai sinh từ Sổ hộ tịch.
Câu 12. Khi sử dụng ảnh chụp, clip về một người trong các hội nghị, hội
thảo hay thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ quần chúng thì có cần phải xin
phép người đó khơng?
A. Có.
B. Khơng.
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo Điều 32 BLDS 2015, hình ảnh được sử dụng
từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao,
biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì khơng cần có sự đồng ý của người
có hình ảnh.
Câu 13. Gây thiệt hại trong trường hợp nào thì khơng phải bồi thường?
A. Gây thiệt hại trong trường hợp phịng vệ chính đáng.
B. Gây thiệt hại do vượt q u cầu của phịng vệ chính đáng.
C. Gây thiệt hại do uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích khác.
Trả lời: Đáp án A là đáp án đúng, vì theo quy định tại Điều 594 BLDS năm
2015 thì: Người gây thiệt hại trong trường hợp phịng vệ chính đáng khơng phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
Câu 14. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại về tài sản của người khác thì ai
phải bồi thường cho người bị thiệt hại?
A. Cha mẹ phải bồi thường.
B. Trường học phải bồi thường thiệt hại nếu người đó gây thiệt hại trong thời
gian trường học trực tiếp quản lý.
C. Cả hai phương án trên.
Trả lời: Đáp án đúng là C, vì theo quy định của Điều 586, 599 BLDS 2015 thì

người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần

skkn

12


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

còn thiếu. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý
mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Câu 15. Người say rượu điều khiển xe máy gây tai nạn thì có phải bồi
thường khơng?
A. Khơng.
B. Có.
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo Điều 596 BLDS 2015 thì người do uống
rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Câu 16. Người bị tâm thần gây thiệt hại cho người khác trong thời gian
bệnh viện trực tiếp quản lý thì ai phải bồi thường thiệt hại?
A. Người giám hộ
B Bệnh viện
C Không phải bồi thường.
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo quy định tại Điều 599 BLDS 2015 thì
người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian
bệnh viện trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại
xảy ra.
Câu 17. Những người nào sau đây vẫn được hưởng thừa kế trong trường

hợp người lập di chúc không cho họ hưởng di sản?
A. Con chưa thành niên của người lập di chúc.
B. Con đã thành niên nhưng thuộc hộ nghèo.
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì điều 644 BLDS 2015 quy định: Những người
sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế
theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không
được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai
phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà
khơng có khả năng lao động; trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản hoặc khơng có
quyền hưởng di sản.
Câu 18. Người nào khơng được quyền hưởng di sản của người đã mất ?
A. Vợ, chồng, con của người để lại di sản.

skkn

13


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

B. Người bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người để lại di sản
C. Con chưa thành niên của người để lại di sản.
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì Điều 621 của BLDS 2015 quy định về những
người không được quyền hưởng di sản trong đó có trường hợp người vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Câu 19. Hàng thừa kế thứ nhất gồm những người nào dưới đây?
A. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con ni của người chết.
B. Ơng, bà, anh, chị, em của người chết;
C Cơ, dì, chú, bác, cháu ruột của người chết.
Trả lời: Đáp án đúng là A. Điều 651 của BLDS năm 2015 quy định người

thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người ở hàng thừa kế
sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước
Câu 20. Em hiểu "Tảo hôn" là như thế nào?
A. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một hoặc cả hai bên chưa dậy thì.
B. Tảo hơn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi
kết hôn.
Trả lời: Đáp án đúng là B. Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: Tảo hơn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết
hôn (Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên)
Câu 21. Nhà nước ta có thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới
tính khơng ?
A. Thừa nhận
B. Khơng thừa nhận
Trả lời: Đáp án đúng là B. Theo Điều 8, Luật Hơn nhân và gia đình 2014 thì
Nhà nước ta khơng cấm nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính.
Câu 22. Hành vi nào sau đây là hành vi bạo lực gia đình?
A. Thường xuyên uống rượu.
B. Đánh đập vợ, con; đập phá đồ đạc của gia đình.

skkn

14


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

C. Chửi mắng, xúc phạm danh dự gia đình hàng xóm.
Trả lời: Đáp án đúng là B. Theo Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình

năm 2007.
Câu 23. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
A. Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác.
B. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là anh chồng với
em dâu, anh rể với em vợ
C. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì theo khoản 2 Điều 5 Luật hơn nhân& Gia đình
2014.
3.2. Bước 2: Vận dụng và xử lý tính huống.
Câu 24. Nam, nữ tổ chức đám cưới và sống chung với nhau như vợ
chồng  mà không đăng ký kết hơn như vậy có được pháp luật cơng nhận là vợ
chồng không?
Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình quy định năm 2014 quy định: Nam,
nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hơn thì khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ
và chồng. Nếu sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì
quan hệ hơn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Câu 25. Để kỷ niệm năm học cuối cùng ở Trung học phổ thông, Quyên và
các bạn rủ nhau đi chụp ảnh trong công viên. Trong lúc nhóm bạn đang vui
đùa chụp ảnh thì có một cơ phóng viên đến xin được chụp ảnh cả nhóm để đưa
lên báo. Nghe thế cả nhóm bạn của Quyên rất vui. Trong lúc nói chuyện, Qun
nghe cơ phóng viên nói mỗi người đều có quyền đối với hình ảnh của mình, nên
Quyên muốn được biết về nội dung của quyền này?
Trả lời: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là quyền nhân thân
nằm trong nhóm các quyền dân sự của cá nhân.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự
năm 2015. Nội dung quyền bao gồm :
"1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.


skkn

15


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù
lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây khơng cần có sự đồng ý
của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động cơng cộng, bao gồm hội nghị, hội
thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác
mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình
ảnh có quyền u cầu Tịa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi
thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật."
Câu 26. Giờ ra chơi, Thủy thấy Lan bạn học cùng lớp có thư gửi về từ
Trường Sa. Hôm nay Lan lại nghỉ học. Lan vẫn hay tâm sự với Thủy là bố Lan
công tác ở ngồi đó, Lan rất u bố và thường xun mong thư của bố. Thủy
háo hức định mở bức thư ra đọc xem có chuyện gì hay khơng, để cịn thông báo
cho Lan. Song một người bạn khác đã can ngăn Thủy khơng nên làm như thế vì
mọi người có quyền bí mật đời tư. Điều đó đúng hay khơng?
Trả lời: Ý kiến của người bạn là hồn tồn chính xác vì mỗi người có quyền
bí mật đời tư được quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 và Điều 38 Bộ luật dân
sự năm 2015.
Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định:

"2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thơng tin riêng tư khác.
Khơng ai được bóc mở, kiểm sốt, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín
và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư của người khác."
Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
"3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi
thơng tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

skkn

16


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Việc bóc mở, kiểm sốt, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện
tử và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực
hiện trong trường hợp luật quy định."
3.3. Bước 3: Giáo viên kết luận, dặn dị học sinh.
Học sinh tự tìm hiểu thêm nội dung Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, Bộ
Luật dân sự năm 2015… và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Kết thúc bằng một ca khúc do học sinh biểu diễn.
IV. Kết quả
Kết quả khảo sát, sau hoạt động ngoại khóa, đa số học sinh lớp có mức độ hứng
thú, hiểu biết, vận dụng và thái độ cao hơn nhiều so với trước khi ngoại khóa về nội
trên. Cụ thể:
Kết quả
Lớp


Trước ngoại khóa

Sau ngoại khóa

Tổng

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Yếu

số

Khối 10

15

57


189

111

101

194

65

12

372

Khối 11

21

72

174

96

127

178

51


7

363

Khối 12

55

105

143

57

155

167

37

1

360

Tổng

91

234


506

264

383

539

153

20

1095

PHẦN III. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm này, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức thực hiện Ngoại khóa tìm
hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hồ XHCN Việt Nam cho học
sinh thực có ý nghĩa và hiệu quả to lớn góp phần hưởng ứng Ngày Pháp luật nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều quan trọng là giáo viên phải chủ động tích lũy kiến thức pháp luật, tìm tịi
các hình thức, phương pháp phù hợp với đối tượng; đọc và nghiên cứu nhiều văn
bản quy phạm pháp luật; cập nhật các văn bản mới; thường xuyên sưu tầm tư liệu;…
để phục vụ cho hoạt động chun mơn của mình.
II. Kiến nghị

skkn

17



Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

Trên đây là kinh nghiệm của bản thân xin được chia sẻ cùng Qúy thầy cô và
các bạn đồng nghiệp. Tôi rất mong nhận được sự góp ý q báu của thầy cơ và các
bạn.
Xin trân trọng cám ơn./.
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Văn Bát

Lương Trọng Oanh

skkn

18


Lương Trọng Oanh – Mơn GDCD – THPT Hoằng Hóa 2 – Năm học 2017-2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
2. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ ban hành quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

3. Bộ Luật dân sự năm 2015.
4. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
5. Sách Giáo dục công dân lớp 11, lớp 12.
6. Website: của Bộ Tư pháp, các báo điện tử… và các tài liệu khác.

skkn

19



×