Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.61 KB, 18 trang )


Sáng kiến kinh nghiệm
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HIỆP HÒA
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
DẠY TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI
Người viết : Nguyễn Thị Lệ Hằng
Chức vụ : Phó Hiệu Trưởng
Đại Thành, tháng 10 năm 2012
- 1 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU………………………………………………………….03
1. Đặt vấn đề………………………………………………… 03
2- Mục đích: 03
II. CƠ SỞ KHOA HỌC: 04
1- Cơ sở lý luận: 04
2- Cơ sở thực tiễn: 05
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: 05
1- Thời gian: 05
2- Địa điểm: 05
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1- Thuận lợi: 05
2- Khó khăn: 06
3- Đề xuất những giải pháp: 06
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 13
1- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : 13


2- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 13
VI. KẾT QUẢ: 13
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 14
1- Kết luận 14
2- Kiến nghị 16
VIII. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ: 17
1- Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa nhận xét, đánh giá.17
2- Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT Bắc Giang nhận xét, đánh giá 18
- 2 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
I. MỞ ĐẦU:
1- Đặt vấn đề.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với con người.
Với sức hấp dẫn đặc biệt riêng của mình, âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến
đời sống tinh thần của con người. Đối với trẻ thơ âm nhạc là nguồn sữa nuôi
dưỡng thế giới tinh thần của bé. Ngay từ khi lọt lòng mẹ cất tiếng khóc chào
đời, bé đã được sống trong những lời ru ngọt ngào, yêu thương của mẹ, của bà.
Có thể nói âm nhạc có mặt trong đời sống hàng ngày của trẻ. Do đó, cho trẻ
tiếp xúc với âm nhạc chu đáo sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện
của trẻ. Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả nhất để góp phần phát triển năng
lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, và thể chất, tạo cơ sở hình thành nhân cách và
phát triển toàn diện cho trẻ. Nhận thức rõ điều đó, là một giáo viên đang trực
tiếp làm công tác qu¶n lý chăm sóc và dạy dỗ trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non
- 3 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
Đại Thành, tôi luôn suy nghĩ nghiên cứu, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các

đồng nghiệp để tìm ra một số giải pháp dạy tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-
4 tuổi
2- Mục đích.
Nghiên cứu đề tài này để tìm ra một số giải pháp, cách tổ chức môn giáo
dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi để đạt kết quả. Thông qua vệc đổi mới các hình
thức tổ chức môn giáo dục âm nhạc nhằm:
+ Phát triển cảm xúc âm nhạc, khả năng cảm nhận về tai nghe, độ cao, cảm
giác tiết tấu, hình thành giọng hát và những động tác diễn cảm.
+ Phát triển những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.
+ Phát triển tình cảm đạo đức và nhu cầu âm nhạc của trẻ.
Mục đích của giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non là đưa âm nhạc đến với
đời sống trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hóa âm nhạc, góp
phần giáo dục thẩm mỹ đạo đức, đẩy mạnh sự phat triển trí tuệ cho trẻ. Giáo
dục âm nhạc ở lứa tuổi Mầm non là mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi
lẽ những ấn tượng về cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc mà trẻ tiếp nhận được ở
độ tuổi này không chỉ khơi dậy cho trẻ những cảm xúc chân thực đầu tiên với
âm nhạc, mà còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ
II. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1- Cơ sở lý luận.
Giáo dục âm nhạc là nội dung quan trọng trong chương trình đổi mới hình thức,
phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Âm nhạc có phương tiện phản ánh biểu
hiện bằng âm thanh, không cụ thể như màu sắc trong hội họa hay ngôn ngữ
trong văn học mà âm nhạc có ngôn ngữ biểu đạt thông qua sắc thái tình cảm và
cảm xúc của con người. Thông qua môn giáo dục âm nhạc phát triển ở trẻ khả
năng trải nghiệm những xúc động trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc.
- 4 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
Khả năng thể hiện âm nhạc một cách độc lập sáng tạo góp phần hình thành tính

độc lập, sáng tạo và có nhu cầu hát múa trong đời sống hàng ngày của trẻ. Mặt
khác âm nhạc còn rất cần thiết trong các hoạt động khác để trẻ thêm hứng thú:
Hát trong giờ thể dục buổi sáng, hát lúc dạo chơi, hát cho trẻ nghe trước giờ
ngủ trưa, trong các giờ học khác hoặc cho trẻ tự hoạt động âm nhạc theo ý
thích. Ngày lễ, ngày hội được coi là một điều kiện, phương tiện giáo dục hiệu
quả. Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non ngày lễ, ngày hội có tác động rất lớn đến trẻ ở
nhiều phương diện. Mà trong các buổi lễ âm nhạc giữ vai trò quan trọng không
những hấp dẫn mang lại niềm vui cho trẻ mà được tham gia vào các buổi lễ, hội
giúp cho khả năng cảm thụ âm nhạc thêm sâu sắc, những kỹ năng hoạt động âm
nhạc, năng khiếu ở trẻ thêm phát triển.
Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc là một phương tiện hiệu quả nhất để góp
phần phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất tạo cơ sở hình thành
nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục âm nhạc nói chung như nhà sư
phạm lỗi lạc Xukhômlixin đã nói: “Không phải là đào tạo nhạc sỹ, mà trước hết
là giáo dục con người.
2- Cơ sở thực tiễn.
Qua nhiều năm giảng dạy trong năm học 2011-2012 tôi được phân công:
Phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách nuôi dưỡng –phụ tráchchuyên môn nhà
trẻ .Do vậyviệc tiếp cận với trẻ gặp rất nhiều khó khăn .Nguyên nhân chính là
do hàng ngày không thường xuyên tiếp cận trẻ .Bên cạnh đó là hàng ngày thấy
giáo viên tiếp xúc với âm nhạc chưa được chu đáo ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển toàn diện của trẻ.
Do vậy trong năm học 2011-2012 tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải
pháp dạy tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi Trường Mầm
non Đại Thành” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- 5 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1- Thời gian: Thực hiện từ 20/9/2011 đến 20/05/2012
2- Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi thôn Hà Nội – Trường Mầm non Đại
Thành.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Qua điều tra thực trạng lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi do tôi phụ trách. Trường
Mầm non Đại Thành còn có một số thuận lợi và khó khăn sau:
1- Thuận lợi.
- Ở độ tuổi này đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ tương đối đồng đều.
- Giáo viên nắm chắc nội dung, yêu cầu, tính chất, hoạt động âm nhạc cho
trẻ tai nhóm lớp.
- Cơ sở đồ dùng tương đối đầy đủ (tự làm)

2- Khó khăn.
- Các nhóm lớp còn học nhờ, học tạm ở tại các khu trong xã.
- Chưa có phòng hoạt động âm nhạc với thiết bị cơ sở vật chất chưa cao
- Đài băng, trang phục cho các chủ đề, chủ điểm chưa có.
- Đồ dùng dụng cụ âm nhạc còn thiếu nhiều so với tình hình hiện nay.
3- Đề xuất những giải pháp.
3.1- Chủ động tạo điều kiện đầy đủ các phương tiện để giáo dục âm
nhạc cho trẻ một cách thuận lợi và hiệu quả:
- Sử dụng phương tiện dạy học trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là
rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho quá trình dạy học và giáo dục âm nhạc
cho trẻ trở nên dễ dàng hấp dẫn và sinh động. Một trong những phương tiện
dạy học không thể thiếu của môn giáo dục âm nhạc là đàn và đài catxet.
- 6 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ: Lần đầu tiên được nghe bài hát “Làm chú bộ đội” của chú Hoàng
Long do cô giáo đàn và hát, trẻ sẽ cảm nhận rất rõ tính chất hào hùng, mạnh mẽ

của bài hát với am hình tiết tấu mô tả bbước đi đều trong đường nét giai điệu
khỏe khoắn, lời ca giản dị, dễ hiểu, gần gũi với trẻ mẫu giáo bé tạo nên một bức
tranh sinh động về cuộc diễu binh của các chú bộ đội tí hon. Sau đó cô giáo có
thể thay đổi nhiều hình thức cho trẻ nghe đàn, nghe đài băng, làm động tác
minh họa. Một vài lần như vậy trẻ sẽ cảm thụ toàn bộ hình tượng âm nhạc trong
tác phẩm một cách hấp dẫn, thú vị, kết quả là trẻ sẽ có cảm xúc chung về bài
hát.
Đối với trẻ mẫu giáo bé những xúc cảm và hứng thú âm nhạc vẫn chưa ổn
định, nhanh chóng xuất hiện và cũng nhanh chóng mất đi ngay, Vì vậy giáo dục
âm nhạc không chỉ diễn ra trong hoạt động chung có mục đích học tập mà còn
cần những thời gian khác trong ngày để củng cố, giúp trẻ nắm được những kỹ
năng, kỹ xảo hoạt động âm nhạc.
Mặt khác môn giáo dục âm nhạc còn được lồng ghép, tích hợp trong nhiều
môn học khác và các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì thông qua âm nhạc trẻ có
thể “học mà chơi, chơi mà học” tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái trong các hoạt
động vì vậy theo tôi các lớp cần có đủ đàn và đài băng.
Ngoài ra tôi cũng chủ động tạo ra các phương tiện dạy học để giáo dục âm
nhạc cho trẻ đạt kết quả cao. Tôi đã tạo ra một số loại trò chơi mô phỏng hình
dáng nhạc cụ như: đàn ghi ta bằng bìa cứng, kèn bằng nhựa, sáo bằng gỗ các
đồ chơi âm nhạc tuy không có âm thanh nhưng hình thức giống như các nhạc
cụ thật trông rất hấp dẫn.
Tôi cũng chuẩn bị các đạo cụ như: cờ, hoa, mũ giấy, khăn nơ, gậy, búp bê,
các con giống (gà, vịt, thỏ, chó, ), tranh ảnh, cần trong dạy học âm nhạc.
Đồng thời tôi trao đổi với phụ huynh vận động ủng hộ một số dụng cụ âm nhạc
- 7 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
như đàn ocgan, , đồ chơi bằng nhựa, trống, kèn bằng nhựa, xúc xắc, chuông
nhỏ, Để dụng cụ âm nhạc của lớp thêm phong phú phục vụ tích cực cho việc

hoạt động âm nhạc của trẻ đạt hiệu quả.
3.2- Thường xuyên tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ theo
thời gian biểu:
Giáo dục âm nhạc là một nội dung quan trọng trong chương trình đổi mới
hình thức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. gồm các hoạt động âm nhạc
sau:
- Tiết rèn kỹ năng
- Tiết tổng hợp
* Loại tiết rèn kỹ năng gồm các bước sau:
Vào đầu giờ học tôi cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ nhàng tạo cho trẻ một tâm
trạng thoải mái khi bước vào tiết học. Sau đó cùng trẻ trò chuyện về chủ đề, nội
dung có liên quan đến bài hát sẽ dạy.
Dạy hát: Tôi giới thiệu với trẻ bài hát mới, hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát.
Khi dạy trẻ tôi đã tìm hiểu nắm vững bài hát của trẻ để chọn các biện pháp phù
hợp để tiết học đạt hiệu quả.
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ hát bài: “Cháu đi mẫu giáo” của nhạc sỹ Phạm Minh
Tuấn, đa số trẻ lớp tôi đều đã thuộc bài hát này, vì vậy sau khi giới thiệu tên bài
hát, có thể trẻ hát cùng co những lần hát sau tôi có thể thay đổi hình thức để gây
hứng thú cho trẻ khi hát.
Ví dụ 2: Khi dạy trẻ hát bài: “Lá xanh” của nhạc sỹ Thái Cơ, đây là bài hát
mới lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc, nên khi hát cho trẻ nghe tôi phải hát 2,3 lần
chú ý cho trẻ hát đúng với những từ có luyến láy.
Vận động theo nhạc: Cô giáo giới thiệu hình thức vận động như gõ đệm theo
nhịp phách, làm vận động minh họa sau đó cô giáo làm mẫu cho trẻ xem, cô
- 8 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
dạy trẻ vận động hoặc múa theo bài hát dần dần hình thành cho trẻ kỹ năng vận
động theo nhạc.

Ví dụ: Khi cho trẻ hát bài: “Du con” Dân ca Nam Bộ với giai điệu thiết tha
sâu lắng, chứa đựng bao tình yêu thương của mẹ dành cho con đã khơi dậy tình
cảm trong trẻ, góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức và nhân cách của
trẻ.
Trò chơi âm nhạc: Cô giới thiệu tên trò chơi. Nếu là trò chơi mới cô nêu
cách chơi cách tổ chức cho trẻ chơi, nếu là trò chơi cũ cô gợi ý cho trẻ nhắc lại
cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi
* Loại tiết tổng hợp.
Loại tiết này được tiến hành khi trẻ đã học được một số bài hát, vận động
theo nhạc.
Cô tổ chức cho trẻ tự hát và vận động theo nhạc một số bài hát đã học. Để
cho tiết học thêm sinh động, trẻ hứng thú, tôi đã tổ chức dưới hình thức sinh
hoạt văn nghệ. Có thể sử dụng các dụng cụ âm nhạc, đạo cụ, trang phục, cờ, nơ,
hoa, quạt, quần áo khuyến khích động viên trẻ kịp thời để trẻ mạnh dạn tự tin
khi biểu diễn.
Ví dụ: Trong tháng 5 có ngày sinh Bác Hồ 19/5 tôi tổ chức liên hoan văn
nghệ “Nhớ ơn Bác” cho trẻ hát và biểu diễn một số bài về Bác mà trể đã được
học như: “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Nhớ ơn Bác”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui
đại thắng”, cô hát cho trẻ nghe một bài hoặc 2 bài và đố trẻ tên bài hát đó.
Ví dụ: Cũng trong buổi liên hoan văn nghệ: “Nhớ ơn Bác” cô cũng có một
tiết mục tham gia, cô hát cho trẻ nghe bài hát: “Bác Hồ người cho em tất cả”
- Cho trẻ chơi một trò chơi âm nhạc.
3.3- Tích hợp môn giáo dục âm nhạc vào các môn học khác và hoạt
động trong ngày của trẻ.
- 9 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
Trong các giờ học khác:
Việc lồng ghép, tích hợp môn giáo dục âm nhạc vào các môn học khác giúp

cho trẻ dễ dàng tiếp thu một cách thoải mái, không gò bó, phản ánh được đúng
tính chất tiết học của trẻ mầm non “học mà chơi- chơi mà học”.
Ví dụ 1: Trong giờ làm quen với môi trường xung quanh với đề tài: Quan sát
trò chuyện về một số con vật sống trong rừng đối với trẻ mầm non, nhất là
những trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé thì các con vật sống trong rừng còn rất
xa lạ đối với trẻ. Nhưng trong giờ dạy này cô có thể cho trẻ hát bài: “Đố bạn”
qua bài hát trẻ có thể dễ dàng nhớ được tên cũng như một vài đặc điểm của một
số con vật sống trong rừng: trèo cây nhanh thoăn thoắt là con khỉ, chú hươu sao
trên đầu có hai cái lá, bác voi thì có hai cái tai rất là to, còn dáng đi phục phịch
chính là bác gấu đen.
Ví dục 2: Trong giờ tạo hình với đề tài “Vẽ ông mặt trời buổi sáng” cô có
thể cho trẻ hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời” của nhạc sỹ Tân huyền”. Qua bài hát
ông mặt trời trong trí tưởng tượng của trẻ có nhiều dáng vẻ khác nhau: Ông mặt
trời đang tỏa nắng, ông mặt trời có mắt mũi và miệng cười rất tươi, ông mặt trời
cạnh chùm mây, kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ trong bức vẽ.
Thông qua bài hát, còn khơi gợi ở trẻ những xúc cảm, tình cảm, lòng biết ơn
của trẻ đối với cô giáo.
- Các hoạt động trong ngày của trẻ: Hát trong giờ tập thể dục buổi sáng, trẻ
rất hứng thú nêú vừa tập thể dục, vừa kết hợp với hát
Ví dụ: Như bài “Ồ sao bé không lắc”, “Cô dạy em bài thể dục buổi sáng”
hoặc bài “Nào chúng ta cùng tập thẻ dục”.
Ví dụ: Cô đưa trẻ đi thăm vườn hoa, cô cho trẻ hát bài: “Màu hoa”, “Ra chơi
vườn hoa”, thông qua bài hát cộng giáo dục cho trẻ biết bảo vệ vườn hoa không
hái hoa, bẻ cành.
- 10 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
- Hát trong giờ hoạt động ngoài trời:
Đầu giờ chơi cô có thể ổn định trẻ bằng việc ch trẻ hát một số bài liên quan.

Ví dụ: Trong chủ đề “Gia đình” cô cho trẻ hát “Cả nhà thương nhau” của
nhạc sỹ Phạm Văn Minh sau đó gợi ý cho trẻ về từng thành viên trong gia đình
và thảo luận về các góc chơi.
Trong các hoạt động góc có góc nghệ thuật. Cô cho trẻ hát, vận động nghe
băng một số bài hát trong chủ đề như: “Mẹ yêu không nào”, “Cả nhà thương
nhau”, “Cháu yêu bà”.v.v
- Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa:
Tôi cho trẻ nghe băng về một số bài hát ru: “Ru con- Dân ca Nam Bộ”, “Ru
em- Dân ca Xê Đăng”, “Cò lả- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ” để đưa trẻ vào
giấc ngủ một cách êm ái, nhẹ nhàng.

- Trong giờ hoạt động chiều:
Một số buổi chiều trong tuần, tôi dành để ôn luyện một số bài hát đã học
hoặc hướng dẫn trẻ hát bài hát mới, hoặc có thể cho trẻ tự hoạt động âm nhạc
theo ý thích. Đây là thời gian để giúp trẻ củng cố lại những kiến thức âm nhạc,
góp phần hình thành cho trẻ kỹ năng hoạt động âm nhạc. Cho trẻ tự hoạt động
âm nhạc theo ý thích còn là hình thức thể hiện tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, tôi có kế hoạch giúp đỡ trẻ
qua hình thức tự hoạt động âm nhạc một cách tế nhị, khéo léo.
Có thẻ nói âm nhạc luôn có mặt trong đời sống hàng ngày của trẻ. Âm nhạc
làm cho cuộc sống của trẻ thêm vui vàthú vị.
3.4- Cho trẻ sinh hoạt thường kỳ tại phòng hoạt động âm nhạc.
- 11 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi đã học trên lớp, theo tôi có thể bố trí 2 tuần một lần đưa trẻ đến
phòng hoạt động âm nhạc thời gian hoạt động của trẻ có thể tiến hành từ 25-30
phút. Với hình thức này, tre được ôn luyện, củng cố lại các bài hát theo tiếng
đàn của cô phụ trách. Trẻ được nghe hát với các hình thức phong phú hơn,

được múa hát tập thể và chơi trò chơi âm nhạc. Cô giáo kết hợp cùng cô phụ
trách phòng âm nhạc để chọn nội dung, xây dựng các chương trình dễ gây hứng
thú cho trẻ khi hoạt động ở phòng âm nhạc.
Trẻ được tập tham gia ca hát với các hình thức nâng cao: Hát đối đáp, hát
tốp ca, hát song ca, hát đơn ca, hát liên khúc Trẻ được nghe cô phụ trách
phòng âm nhạc hát, nghe qua băng, xem video, nghe nhạc kết hợp xem tranh,
hoặc nghe kể chuyện, cô nhạc nền trẻ được luyện tập các kỹ năng vận động
theo nhạc, tập các động tác múa cơ bản, tập các điệu múa dân gian của các dân
tộc, nhảy múa theo các điệu nhạc nước ngoài quen thuộc,
Theo tôi nghĩ, như vậy trẻ sẽ cảm thụ được âm nhạc, có kỹ năng hoạt động
âm nhạc một cách tự nhiên mà không phải gò bó áp đặt. Bên cạnh đó còn có
trang phục kèm theo càng thêm sinh động và hứng thú hơn.
3.5- Tổ chức cho trẻ thưởng thức âm nhạc:
Tôi có kế hoạch tổ chức cho trẻ tập trung tại phòng hoạt động âm nhạc,
thưởng thức hoạt động âm nhạc, thưởng thức nghệ thuật với các hình thức:
- Xem video ca nhạc tuổi thơ, cho trẻ xem chương trình Đồ rê mí. Với
những hình ảnh sinh động, hấp dẫn, do các bạn cùng biểu diễn theo các bạn
đồng trang lứa biểu diễn. Trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được sắc thái tình cảm của
bài hát, trẻ có thể hát theo một cách hứng thú.
- Phát động cuộc thi liên hoan văn nghệ hàng tháng. Mỗi lớp chuẩn bị 3 tiết
mục tham gia. Đến cuối tháng tập trung cả trường để thưởng thức tiết mục của
- 12 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm
các lớp. Với hình thức này nhằm rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin và
đồng thời phát hiện ra năng khiếu âm nhạc của các lớp.
3.6- Có kế hoạch xây dựng và luyện tập các chương trình chào mừng
ngày hội, ngày lễ.
Có thể nói ngày hội, ngày lễ được coi là một điều kiện, phương tiện giáo dục

hiệu quả, nó có tác động rất lớn đến trẻ ở nhiều mặt. Ngày lễ, ngày hội được tổ
chức với các tiết mục phong phú, hấp dẫn không chỉ đem lại cho trẻ niềm vui
mà còn làm phong phú thêm ở trẻ những xúc động, mới mẻ với không khí sôi
động, náo nhiệt. Được tham gia vào buổi lễ, hội khả năng cảm thụ âm nhạc của
trẻ thêm sâu sắc. Nhờ đó những kỹ năng hoạt động âm nhạc, năng khiếu ở trẻ
thêm phát triển. Ngoài ra còn tạo cho trẻ cơ hội, mạnh dạn, tự tin vào khả năng
của mình.
Những ngày hội, ngày lễ trong năm học như là: Ngày đến trường cùng bé,
ngày tế trung thu, ngày tết nguyên đán, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày quốc tế
phụ nữ 8/3, ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6.
Được tham gia vào ngày lễ, ngày hội, được nghe cô Hiệu trưởng trò chuyện
về ý nghĩa của ngày lễ, lời chúc mùng đơn giản, chân thành và dễ hiểu gợi lên
trong trẻ cảm xúc về ngày lễ. Đồng thời cùng với chương trình biểu diễn văn
nghệ phong phú, hấp dẫn cho dù ngày lễ, ngày hội đã đi qua nhưng ấn tượng về
nó sẽ còn mãi trong ký ức trẻ thơ.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Ngiên cứu chương trình đổi mới nội dung, hình thức chăm sóc giáo dục
trẻ 3-4 tuổi.
- Tài liệu về một số cơ sở khoa học giáo dục âm nhạc cho trẻ trước tuổi học
- Tạp trí giáo dục mầm non số 2 năm 2003.
- 13 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sỏng kin kinh nghim
+ Giỏo dc õm nhc cho tr Mm non- Tin s Lờ Minh H (biờn dch) .
+ Kch bn l hi trng mm non- Hong Vn Yn.
2. Phng phỏp tng kt kinh nghim.
Qua quỏ trỡnh nghiờn cu ti, qua thc t cỏch t chc hot ng giỏo dc
õm nhc cho tr ti lp ng thi thụng qua d gi, trao i vi ng nghip v

cỏch dy tt mụn giỏo dc õm nhc cho tr. Tụi cú ghi chộp li tỡm ra gii
phỏp.
VI. Kết quả:
Qua một năm nghiên cứu đề tài và áp dụng một số giải pháp giáo dục âm
nhạc cho trẻ mẵ giáo ( 3-4 tuổi) dô tôi phụ trách đã đạt đợc một số kết quả nh
sau:

* Đối với giáo viên :
Qua nghiên cứu đã nắm chác phơng pháp, yêu cầu để dạy tốt hoạt động giáo
dục âm nhạc. biết kết hợp với cô phụ trách phồng âm nhạc để chọn nội dung,
xây dựng các chơng trình tổng hợp phù hợp cho trẻ khi hoạt động ở phòng âm
nhạc nhằm củng cố và phát triển kỹ năng hoạt động âm nhạc ở trẻ
Biết kết hợp với phụ huynh tham gia đóng góp một số đồ dùng , dụng cụ âm
nhạc bằng đồ chơi để hoạt động âm nhạc của trẻ thêm phong phú , kích thích
tính sáng tạo của trẻ
* Đối với trẻ
- Trẻ húng thú tiếp thu đợc các kiến thức âm nhạc qua giờ học cũng nh trong
các hoạt động khác
- 90% trẻ có kỹ năng hoạt động giáo dục âm nhạc
- Âm nhạc thực sự đi vào cuộc sống hàng ngày của trẻ. Trẻ không hững tham
gia hoạt động âm nhạc ở lớp, mà khi trẻ ở nhà trẻ còn biết hát, múa làm vui lòng
ông bà, cha mẹ
* Đối với cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc
đầy đủ cùng với môi trờng sạch sẽ phù hợp với yêu cầu
- Từ thun lợi trên chất lợng dạy hiệu quả đợc tăng lên
- 14 -
Ngi thc hin : Nguyn Th L Hng Trng Mm Non i Thnh

Sỏng kin kinh nghim
Qua nghiên cứu và ng dụng một số giải pháp dạy tốt môn giáo dục âm nhạc

cho trẻ mẫu giỏo bé ( 3-4 tuổi ) do tôi phụ trách tại trờng Mầm Non Đại Thành
đã đạt đợc một số kết quả nhất định . Tôi mong rằng một số giải pháp trên
không chỉ áp dụng với các lớp ( 3-4 tuổi ) và còn có thể mở rộng ở phạm vi các
tuổi khác trong trờng.
VII. kết luận và kiến nghị:
1- Kết luận.
- Qua ngiên cứu đề tài tim ra một số giải pháp trong công tác giáo dục âm
nhạc cho trẻ tôi nhận thấy rằng:
+ Giáo dục âm nhạc là một nội dung quan trọng trong chơng trình đổi mới
hình thức, phơng pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Thông qua môn giáo dục âm nhạc phát triển ở trẻ khả năng trả nghiệm
những xúc động trong quá trình cảm thụ thể hiện âm nhạc , phát huy tính độc
lập sáng tạo ở trẻ
+ Âm nhạc là một phơng tiện hiệu quả nhát để góp phần phát triển năng lực,
thẩm mỹ, đạo đức , trí tuệ, thể chất tạo cơ sở hình thành nhân cách và phát triển
toàn diện cho trẻ . Không những thế qua nghiên cứu đề tài làm cho cơ sở vật
chất, đồ dùng phục vụ cho môn giáo dục âm nhạc đầy đủ phong phú hơn tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi làm tốt công tác giao dục âm nhạc cho trẻ .
+ Bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi để tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc
dới nhièu hình thứcphong phú hấp dẫn trẻ . Đến cuối năm 90% trẻ đã có kỹ
năng hoạt động giáo dục âm nhạc, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
* Bài học kinh nghiệm.
Qua một năm áp dụng một số giải pháp dạy tốt môn giáo dục âm nhạc cho
trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi) do tôi phụ trách đã rút ra đợc một số bài học kinh
ngiệm sau :
- Giáo viên phải nắm chác nội dung yêu cầu của môn hoạt động giáo dục âm
nhạc đạt hiệu quả cao.
- Cô giáo phải luôn gần gũi, yêu thơng, tôn trọng trẻ từ đó nắm bắt đợc tâm
sinh lý của trẻ, phát huy tính bạo dạn, tự tin, tính độc lập , sáng tạo cho trẻ
- Cô giáo phải linh hoạt, sáng tạo để tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc

để trẻ hứng thú tiếp thu các kiến thức mà không gò bó áp đặt.
- 15 -
Ngi thc hin : Nguyn Th L Hng Trng Mm Non i Thnh

Sỏng kin kinh nghim
- Cô giáo cần phải củng cố kỹ năng hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi,
lồng ghép tích hợp linh hoạt môn giáo dục âm nhạc vào các hoạt động hàng
ngày của trẻ. Đồng thời chủ động quan tâm tạo ra xung quanh trẻ những điều
kiện đầy đủ, thuận lợi cho viêc dạy tốt môn giáo dục âm nhạc
2- Kiến nghị.
- Theo tôi nên bổ xung cơ sở vật chất , đồ dùng âm nhạc: đàn, đài băng , ti
vi, trang phục biểu diễn cho mỗi lớp, vv
Trên đây là một số giải pháp để dạy tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo bé ( 3- 4 tuổi ). tôi rất mong nhận dợc nhiều ý kiến đóng góp để tôi có
thêm nhiều giải pháp tích cực hơn nũa trong việc dạy tốt môn giáo dục âm
nhạc cho trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngời viết

Nguyễn Thị Lệ Hằng
VIII. PHN NHN XẫT, NH GI:
1- Hi ng khoa hc Phũng GD&T Hip Hũa nhn xột, ỏnh giỏ.
















- 16 -
Ngi thc hin : Nguyn Th L Hng Trng Mm Non i Thnh

Sáng kiến kinh nghiệm

























2- Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT Bắc Giang nhận xét, đánh giá.















- 17 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

Sáng kiến kinh nghiệm


























- 18 -
Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Hằng – Trường Mầm Non Đại Thành

×