Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn áp dụng một số trò chơi vận động vào giờ học nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 8 trường thcs quang lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.52 KB, 15 trang )

1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, mà TDTT là biện pháp hàng đầu để
tăng cường sức khoẻ. Nó là một yếu tố của nền giáo dục XHCN. Hoạt động TDTT
là một yêu cầu không thể thiếu trong việc thực hiện mục đích giáo dục, đào tạo
thanh-thiếu niên - học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. TDTT
cịn là một trong những hình thức rèn luyện quan trọng nhất để phát triển cơ thể,
một yếu tố cần thiết để đào tạo con người mới cho xã hội và là cơ sở để tiếp thu tốt
các mặt: đức - trí - thể - mĩ, quân sự và lao động sản xuất.
Đảng và Nhà nước ta định hướng cho sự phát triển TDTT trong thời kỳ
hiện nay được thể hiện ở Chỉ thị 36/CT-TW: “Phát triển TDTT là một bộ
phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và
Nhà nước nhằm nuôi dưỡng, phát huy yếu tố con người, công tác TDTT
nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống
lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng
cao năng xuất lao động, xã hội và chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Đảng
và Nhà nước ta luôn xác định con người là vốn quý nhất của xã hội, là sản
phẩm vô giá của dân tộc. Bác Hồ sinh thời đã dạy: “Muốn có Chủ nghĩa xã hội
thì phải có con người Xã hội chủ nghĩa”, vì vậy phải làm thế nào để cho thế hệ
trẻ trở thành lớp người mới, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đúng với phương châm:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
(Hồ Chí Minh)
Trong sự nghiệp đổi mới nhằm tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người ln chiếm vị trí quan trọng
hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có
con người xã hội chủ nghĩa” . Trong hình mẫu và phẩm chất con người, thể lực
và thể chất đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vì
thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến cơng tác thể dục thể thao và đưa nền Thể
Dục Thể Thao (TDTT) của nước mình lên tầm cao mới. Mục tiêu của hệ thống


giáo dục quốc dân nước ta là hướng tới sự phát triển tồn diện cả về: đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà
trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục
khác. Việc tập thường xuyên, liên tục sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
vệ và tăng cường sức khoẻ tạo cơ xương phát triển, tạo dáng đi khoẻ mạnh, tim
khoẻ lên, lồng ngực nở ra, sự vận chuyển máu đi nuôi cơ thể tốt hơn, thải ra
được những chất có hại cho sức khỏe, nhờ vậy khí huyết được lưu thông,
người tập ăn ngon, ngủ tốt, học tập đạt kết quả cao hơn. Một trong những
nhiệm vụ của nhà nước là đảm bảo việc giáo dục một thế hệ trẻ khỏe mạnh,
phát triển cân đối về thể chất cũng như tinh thần.
Giáo dục thể chất, hay thể dục thể thao trong nhà trường là môn học được
học sinh ưa thích nhất cụ thể là lứa tuổi học sinh. Ở môn này rất phù hợp với
đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính của các em, giúp củng cố và nâng cao
1

skkn


sức khoẻ phát triển cơ thể cân đối tạo điều kiện để học tập tốt các mơn học văn
hố khác. Qua khảo sát học sinh của trường có một số em rất muốn thể hiện
mình thơng qua các nội dung tập luyện tuy nhiên vẫn cịn khơng ít những em
chưa mạnh dạn, tích cực khi tập luyện dẫn đến thể lực ở mức trung bình, yếu.
Mỗi khi tham gia cường độ vận động cao thì khả năng chịu đựng của cơ thể
gặp khó khăn. Trị chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc
độ trong lứa tuổi 14, 15 là vô cùng cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng vì
lứa tuổi này q trình thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên các em rất hiếu
động, do vậy quá trình phát triển thể lực, cho các em sử dụng bài tập đa dạng
với các hình thức tập luyện phong phú các nhà khoa học cho rằng: “Khi phát
triển thành tích đỉnh cao phải có trình độ học tập tốt muốn có một thể lực tốt
chỉ có một con đường là thơng qua q trình luyện tập lâu dài, liên tục, có hệ

thống, có khoa học mới đảm bảo các tố chất thể lực phát triển tốt”, và yếu tố
thể lực đóng một vai trị quan trọng trong cuộc sống của mỗi em.
Bên cạnh những bài tập thể dục tay khơng, đội hình đội ngũ, điền kinh
khô khan thường dẫn đến sự nhàm chán trong giảng dạy và không tạo hứng
thú trong tập luyện cho các em học sinh thì việc đan xen những trị chơi vận
động vào tiết dạy của môn học thể dục là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ các vấn đề trên nêu trên, Qua việc tìm hiểm và thu thập các tài
liệu, xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết mà chương trình giáo dục
thể chất trong khu vực huyện Hậu Lộc nói chung và trường THCS Quang Lộc
nói riêng, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Áp dụng một số trò chơi vân
động vào giờ học nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học
sinh lớp 8 trường THCS Quang Lộc ”
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Nêu được những bất cập khi học môn thể dục.
- Đề tài đã giải quyết được sự yếu kém về thể lực và sức mạnh tốc độ của
học sinh.
- Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm
mục đích nâng cao nghiệp vụ cơng tác của bản thân góp phần vào việc nâng
cao thể lực và năng lực làm việc của học sinh sau khi hoàn thành chương trình
phổ thơng .
- Nêu được những khó khăn bất cập trong giảng dạy mơn thể dục trong
chương trình Thể dục THCS
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực
tiễn dạy học môn thể dục ở lớp 8
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn.
- Học sinh lớp 8 năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021trường THCS Quang
Lộc- Hậu Lộc - Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.

- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
2

skkn


- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
- Khó khăn về trình độ, thể lực học sinh khơng đồng đều.
- Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập.
- Thời lượng tập ít dẫn đến tình trạng thể lực của các em không được cải
thiện.
- Một số nội dung địi hỏi phải có nhiều thể lực, như chạy bền, bơi lội,
trong khi đó thể lực các em khơng cho phép.
- Cơ sở vật chất cịn q nghèo nàn ở các Trường THCS: khơng có nhà
tập, sân điền kinh, hồ bơi, sân cầu lơng nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc tăng
cường thể lực cho các em.
- Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung
trở lên. Phần khởi động của giáo viên khởi động chuyên môn. Riêng phần thể
lực trong khởi động thường bỏ qua không thể hiện trên giáo án và chưa được
quan tâm đúng mức...
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Tình hình chính trị địa phương:
Quang Lộc là một xã thuần nơng, nền kinh tế có phần khó khăn, nguồn kinh
phí hạn hẹp nên việc đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế.
Phong trào TDTT phát triển chưa mạnh, vì vậy chưa gây được hứng thú
cho các buổi tập luyện TDTT.
Trường THCS Quang Lộc, không phải là vùng trung tâm của huyện, vả lại

là một vùng thuần nông nên phong trào TDTT chưa được đầu tư đúng mức.
Tuy có nhiều sân bãi, nhiều diện tích đất trống nhưng chưa đi vào quy hoạch,
nên chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu tập luyện của học sinh
2.2.2. Nhà trường:
Điều kiện sân bãi của trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu tập luyện:
có 1 sân bóng đá mini, 1 hố nhảy và dụng cụ, kinh phí cung cấp cho ngành học
còn hạn chế. Do vậy chưa đáp ứng được cho việc giảng dạy và tập luyện của
các em .
- Về số lượng học sinh là 186 em, được chia làm 6 lớp; đội ngũ giáo viên
giảng dạy chuyên môn thể dục là 01 giáo viên.
Như vậy, qua những vấn đề phân tích trên cho ta thấy được cơ sở vật chất
của trường còn nhiều thiếu thốn về chất lượng và số lượng, sự quan tâm chưa
đúng mức của các ban ngành địa phương nên chưa đáp ứng được nhu cầu
giảng dạy. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể chất trong nhà
trường, mà cụ thể sẽ làm hạn chế sự phát triển thể chất của học sinh. Việc xem
xét sự phát triển thể lực của các em có một ý nghĩa rất quan trọng, qua so sánh
với các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cho chúng
ta nhận định rõ hơn tác dụng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.
3

skkn


2.2.3. Về đặc điểm gia đình học sinh:
Đa phần gia đình các em học sinh có điều kiện sống chưa đảm bảo, các em
còn phải tham gia lao động giúp gia đình chính vì vậy mà thời gian tập luyện
cịn thất thường, khả năng tiếp thu kỹ thuật ở mức hạn chế.
2.2.4. Thực trạng giảng dạy môn thể dục hiện nay.
Trong chương trình giảng dạy mơn thể dục ở trường THCS từ lớp 6 đến
lớp 9 các em chỉ được học các kỉ thuật của các môn điền kinh chứ các em

không được chú trọng đến vấn đề thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các
bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của
phân phối chương trình và các bài tập hướng dẫn trong sách giáo khoa thì:
- Thứ nhất: HS chỉ biết được kĩ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kĩ thuật đó
vào thi đấu thì khơng thực hiện được vì thiếu thể lực .
- Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu các
em phát triển thể lực là chính .
- Thứ ba : Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung
học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học
bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
Với phong trào rèn luyện sức khỏe rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu
những bài bổ trợ thể lực đối với các em học sinh lứa tuổi này là khơng khó. Để
các em phát triển thêm về thể lực, sức mạnh tốc độ cũng như có điều kiện để
phát triển kĩ thuật động tác trong các môn thể thao, kĩ thuật di chuyển từ kĩ
năng đến kĩ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tịi, đầu tư
vào giờ dạy một cách cơng phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện,
tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất
hứng thú về học mơn thể dục của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có
chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập
luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ
cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển mơn thể
thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
 Bảng kết quả đánh giá thể lực, sức mạnh tốc độ của học sinh các năm học
vừa qua.
Mức độ
Đạt

Chưa đạt

2018 - 2019


68%

32%

2019- 2020

72,3%

27,7%

2020 - 2021

70,8%

29,2%

Năm

4

skkn


* Chọn đối tượng.
Đối tượng tôi chọn là học sinh lớp 8 với 44 học sinh, tỷ lệ nam nữ giữa các
lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên
gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm
cịn lại để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên

bao gồm tổ 1,2 có 22 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài
tập bổ trợ bằng phương pháp trò chơi phát triển thể lực vào giảng dạy.
Gồm tổ 3,4 có 22 học sinh.
Số học sinh được chia bằng nhau và số lượng nam và nữ là như nhau
2.3. Biện pháp thực hiện các trò chơi vào giờ học thể dục để phát triển
thể lực, sức mạnh tốc độ.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học tôi đã nghiên cứu và vận dụng
đem vào giảng dạy các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực với thời gian
từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án).
* Nhóm các trị chơi phát triển thể lực.
- Để đạt được các tốt chất thể lực chung, cần xác định thông qua hệ thống
chỉ tiêu thành tích để lựa chọn một số trị chơi tương ứng phù hợp như:
2.3.1. Mèo đuổi chuột:
* Chuẩn bị :
Tập hợp học sinh nơi sạch sẽ thoáng mát, bằng phẳng. Các em nắm tay nhau
thành vòng tròn rộng, mặt quay vào phía trong. Giáo viên quy định tay của hai
em nắm ở trên cao đó là "lỗ hổng", hai tay nắm ở dưới thấp là nơi khơng có "lỗ
hỗng". Chọn một em đóng vai "mèo", một em đóng vai "chuột", hai em đứng
trong vòng tròn và cách nhau 3 - 4m.
* Cách chơi :
Khi có lệnh của giáo viên, các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và
nhún chân đồng thời đọc to các câu sau :
"Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây,
Tay nắm chặt tay,
Đứng thành vòng rộng.
Chuột luồn lỗ hổng,
Chạy vội chạy mau.
Mèo đuổi đằng sau,

Trốn đâu cho thoát !"
Sau từ "thoát", "chuột" chạy luồn qua các "lỗ hổng" chạy trốn khỏi "mèo", còn
"mèo" phải nhanh chóng luồn theo các "lỗ hổng" mà "chuột" đã chạy để đuổi
bắt "chuột". "Chuột" chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi, "mèo"
5

skkn


khơng được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp, "mèo " đập nhẹ tay vào người
"chuột" và coi như "chuột" bị bắt. Trò chơi dừng lại và các em đổi vai cho
nhau hoặc thay bằng đôi khác. Nếu sau 2 - 3 phút mà "mèo" vẫn khơng bắt
được "chuột" thì nên thay bằng đôi khác, tránh chơi quá sức. Các em không
được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các "lỗ hổng" các em
đứng theo vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.
- Lưu ý :
+ Giáo viên dạy các em học thuộc vần thơ trước khi chơi trò chơi.
+ Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó mới cho chơi chính thức. Trong quá
trình chơi giáo viên phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý
tránh vi phạm nội quy chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản
đường chạy của các bạn.
+ Giáo viên hướng dẫn để các em có thể tự tổ chức chơi và luyện tập ngồi giờ

Hình 1: minh họa trị chơi mèo đuổi chuột
2.3.2. Trị chơi chạy cây thơng tiếp sức
+ Cách chơi: Lớp chia làm hai đội và xếp thành hai hàng dọc và lần lượt
từng người của hai đội chạy theo hướng dẫn sau:
A → B → A → C → A →D →A
Chạy cho đến hết người cuối cùng, đội nào có người cuối cùng về trước sẽ
thắng

A

B

+ Đội a

+ Đội b

Hình 2: minh họa chạy cây thông tiếp sức

6

skkn

C

D


2.3.3. Trò chơi trồng cây nhớ Bác. ( SGK thể dục lớp 8)
Thơng qua các trị chơi này sẽ giúp thể lực cơ thể của các em tăng lên,
trong quá trình vận động cũng như giúp tăng oxy trong máu, từ đó dẫn đến khả
năng chịu đựng chống lại mệt mỏi và sức nhanh của các em cũng được cải
thiện đáng kể, đồng thời huyết áp của các em cũng được ổn định hơn, chỉ cịn
rất ít trường hợp là huyết áp khơng ổn định do khách quan.
2.3.4. Trị chơi Chuyển nhanh, nhảy nhanh
* Mục đích : Nhằm rèn luyên sự nhanh nhẹn khéo léo, phát triển sức mạnh
chân, giáo dục tinh thần tập thể.
- Chuẩn bị :
+ Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia

1,5 - 2m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6m. Các em đứng 2 chân rộng
bằng vai, thân trên ngả về trước.
+ Em đứng đầu của mỗi hàng cầm một quả bóng (hoặc một chiếc khăn).
* Cách chơi : Giáo viên phát lệnh "Chuẩn bị…!", những em đứng đầu của
mỗi hàng cầm bóng bằng 2 tay giơ lên cao. Khi thấy các em đã chuẩn bị xong,
giáo viên hô "Bắt đầu !" hoặc thổi một hồi cịi, em cầm bóng nhanh chóng
ngửa người, đưa bóng bằng hai tay cho bạn đứng sau mình, bạn số 2 đưa hai
tay ra trước nhận bóng rồi đưa bóng ra sau cho số 3 và tiếp tục lần lượt như
vậy cho đến em cuối cùng. Em cuối cùng sau khi nhận bóng, bước sang phải
một bước rộng hơn vai, kẹp bóng vào giữa 2 đùi, bật nhảy bằng 2 chân về phía
trước. Khi đến ngang em đứng ở đầu hàng, nhanh chóng đứng vào trước mặt
bạn rồi ngửa người chuyển bóng ra sau cho bạn. Trị chơi tiếp tục như vậy cho
đến hết, em cuối cùng sau khi nhảy xong, đứng vào đầu hàng, đưa bóng lên
cao bằng hai tay và hô to "Xong !". Giáo viên căn cứ vào đó xem hàng nào
xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc. Nếu để bóng rơi, nhặt bóng và
tiếp tục cuộc chơi bắt đầu từ chỗ bóng bị rơi.
Những trường hợp phạm quy :
+ Trao bóng trước lệnh.
+ Khơng trao bóng theo thứ tự, mà lăn bóng.
+ Khơng kẹp bóng nhảy, mà ơm bóng chạy.
2.3.5. Trị chơi Qua cầu tiếp sức
* Mục đích : Nhằm rèn luyện kĩ năng đi trên cao, khả năng thăng bằng và định
hướng trong khơng gian.
* Chuẩn bị :
+ 2 - 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, 2 - 4 ghế băng, mỗi chiếc cao
khoảng 0,2 - 0,3m, mặt ghế rộng 0,20 - 0,25m hoặc cầu thăng bằng.
+ Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m, cách vạch xuất phát 2 3m đặt một ghế băng dọc theo đường đi giả làm "cầu". Cách đầu bên kia của
ghế băng 5 - 6m kẻ một vịng trịn có đường kính 0,5m để một quả bóng vào
vịng trịn.


7

skkn


+ Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc có số người bằng nhau
thẳng hướng với "cầu" mỗi hàng là một đội thi đấu, cầu nọ cách cầu kia tối
thiểu 1,5m.
* Cách chơi :
Khi có lệnh, em số một của mỗi đội đi hoặc chạy đến ghế băng, trèo lên ghế,
đi từ đầu bên này sang đầu bên kia của ghế (giả như đi từ đầu cầu bên này sang
đầu cầu bên kia). Khi đi trên cầu cần thực hiện một trong những động tác sau:
đi thường hai tay chống hông, đi hai tay dang ngang, đi hai tay để sau gáy, đi
kiễng gót, đi nhún gót,… Đi đến đầu cầu bên kia, nhảy xuống, chạy xuống
cầm bóng rồi đi hoặc chạy ngược lại chiều vừa rồi về vạch xuất phát, trao bóng
cho bạn số 2, rồi chạy đi về tập hợp ở cuối hàng. Em số 2 sau khi nhận bóng
nhanh chóng mang bóng đến đặt bóng vào đích, khi đi về thực hiện động tác
tay không ở trên cầu như đã quy định, về đến vạch xuất phát đưa tay chạm tay
bạn số 3 rồi đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Em số 3 thực hiện như bạn số
một. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là
thắng cuộc.
Các trường hợp phạm quy :
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước.
+ Không đi trên ghế băng hoặc không thực hiện một trong các động tác quy
định khi đi trên ghế băng.
+ Khơng vịng qua vật làm chuẩn.
Ghi chú : + Khi để bóng rơi, nhặt bóng lên tiếp tục chơi (từ chỗ để rơi
bóng).
+ Ở mỗi ghế băng, giáo viên cần cử hai học sinh đứng giữ để ghế khơng
lung lay và bảo hiểm.

2.3.6. Hồng anh hồng yến
* Chuẩn bị :
– Trên sân, kẻ 2 vạch song song cách nhau 1m ở giữa sân. Cách đều 2 vạch ở
giữa sân khoảng 7 - 9m về mỗi bên, kẻ một vạch giới hạn dài. Học sinh đứng
thành hai hàng ngang ở vạch giữa sân, em này cách em kia tối thiểu 1m ; điểm
số từ một đến hết và đứng từng cặp theo số đã điểm. Cho hai hàng đứng quay
lưng vào nhau. Một hàng có tên là "Hồng Anh", hàng kia là "Hoàng Yến".
* Cách chơi :
– Khi giáo viên hơ tên hàng nào hàng đó phải chạy nhanh về vạch giới hạn bên
mình, đội cịn lại sẽ đuổi theo để bắt. Ví dụ giáo viên hơ : "Hồng… Anh" thì
cả hàng đó nhanh chóng chạy qua vạch giới hạn của bên mình, hàng mang tên
"Hồng Yến" phải nhanh chóng đuổi theo. Nếu đuổi kịp người chạy (trong khu
vực từ vạch xuất phát đến vạch giới hạn), thì vỗ nhẹ vào người bạn và người
chạy coi như bị bắt. Hàng nào có nhiều bạn bị bắt thì hàng đó thua cuộc. Trị
chơi có thể quy định, nếu người đuổi chạy quá vạch giới hạn của bên chạy thì
người đuổi cũng coi như bị bắt. Trị chơi này có thể dùng nhiều tên gọi khác
nhau, tuỳ theo khả năng, hiểu biết của học sinh mà giáo viên có thể quy định
cách chơi, cự li đuổi bắt hoặc đuổi bắt từng đơi một…để trị chơi thêm phần
8

skkn


hứng thú, nhằm rèn luyện sức nhanh và sự tập trung chú ý của học sinh.
- Phương pháp giảng dạy
+ Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn nội dung trị chơi và cách chơi, sau đó
cho học sinh thử 1 - 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình.
+ Khi phát lệnh chạy, giáo viên nên kéo dài dọng hô để các hàng ở "tư thế
chuẩn bị" sẵn sàng chạy hoặc đuổi. Khi chơi yêu cầu học sinh phải tập trung
chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng nhanh chóng và chạy hoặc đuổi thật

nhanh.
+ Trong khi chơi, giáo viên nên quy định cho các em phải chạy thẳng không
được chạy chéo dễ xô vào nhau gây nguy hiểm.
2.3.7. Trị chơi  Nhảy ơ tiếp sức
* Chuẩn bị :
Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4m, sau đó kẻ vạch xuất phát dài 4m, cách vạch
chuẩn bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0,6 - 0,8m kẻ 2 dãy ô vuông, mỗi dãy
10 ô, mỗi ô có cạnh 0,4 - 0,6m kẻ vạch đích dài 4m.
* Cách chơi :
–  Có 2 cách chơi.
+ Cách 1 : Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc, Khi có lệnh, các em số 1 bật nhảy
bằng 2 chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy 2 chân vào ơ số 2 và 3, nhảy chụm 2
chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích, thì quay lại, chạy về
vạch xuất phát đưa tay, chạm tay bạn số 2. Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và
cứ lần lượt (lượt đi thì bật nhảy, lượt về thì chạy) như vậy cho đến hết, hàng
nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
+ Cách 2 : Bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ơ số 10 thì quay lại, bật nhảy lần
lượt về ô số 1, chạm tay bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt (lượt
đi và về đều bật nhảy) như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy
là thắng cuộc.
Các trường hợp phạm quy :
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.
+ Khơng nhảy đủ các ơ quy định.
2.3.8. Trị chơi Chuyển đồ vật
* Chuẩn bị :
– Chia số học sinh trong lớp thành 2 - 4 đội có số người đều nhau, mỗi đội chuẩn
bị một quả bóng và một mẩu gỗ hoặc một đồ vật khác (tương đương với quả
bóng). Kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuất phát về phía trước 6 - 8m vẽ các
vịng trịn đường kính 0,3 - 0,5m, cách các vịng trịn này về phía trước khoảng
2 - 3m kẻ các hình vng có cạnh 0,4m. Khoảng cách đứng giữa các đội 2 3m. Bóng để vào trong vòng tròn, mẩu gỗ hoặc đồ vật khác để trong hình

vng.
* Cách chơi :
– Khi có lệnh chơi của giáo viên, những em đứng ở trên cùng của mỗi hàng chạy
nhanh lên chuyển quả bóng lên ơ vng và nhặt mẩu gỗ từ ơ vng về vịng
trịn, sau đó chạy về vỗ vào tay bạn số 2, xong về tập hợp ở cuối hàng. Bạn số
9

skkn


2 lại nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát, chạy nhanh lên chuyển mẩu gỗ từ
vịng trịn lên ơ vng và nhặt quả bóng từ ơ vng về vịng trịn, sau đó chạy
về vạch xuất phát vỗ vào tay bạn số 3, rồi đứng về cuối hàng. Bạn số 3 thực
hiện tương tự như vậy cho đến hết. Nếu ai làm bóng hoặc mẫu gỗ lăn ra ngồi
vịng trịn hay ô vuông, sẽ bị phạm quy và phải nhặt để vào đúng vị trí mới
được tiếp tục chơi. Nếu ai xuất phát trước cũng là phạm quy. Hàng nào về
trước, ít số lần phạm quy thì hàng đó thắng.
- Phương pháp giảng dạy
+ Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho nhóm học sinh làm
mẫu, giáo viên giải thích những trường hợp phạm quy để học sinh nắm được.
+ Cho học sinh chơi thử, giáo viên giải thích thêm, sau đó cho học sinh chơi
chính thức.
+ Khi các em chơi, giáo viên làm trọng tài và thống nhất với các đội khi chạy
về, chú ý chạy về bên phải hoặc trái của đội hình, tránh tình trạng chạy xơ vào
nhau.
+ Khi điều khiển trị chơi, giáo viên cũng có thể sử dụng cờ hiệu. Khi học sinh
đã chơi thành thạo, giáo viên có thể tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ, để
mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật. 
2.3.9. Trò chơi Trao tín gậy
- Mục đích : Nhằm rèn luyện sức nhanh, khéo léo linh hoạt, sự phối hợp

đồng đội
* Chuẩn bị :
- Kẻ 2 vạch giới hạn song song và cách nhau 10m. Cách 2 vạch giới hạn về
phía ngồi 1m vẽ 2 dấu nhân hoặc một vịng trịn nhỏ (cắm một cờ nhỏ trong
vòng tròn).
- Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu
gồm 8 - 12 em. Mỗi đội lại chia làm 2 nhóm đứng ở 2 bên vạch giới hạn, cách
cờ (theo chiều ngang) khoảng 1,5 - 2m. Em số một của mỗi đội cầm một tín
gậy (đường kính 3 - 5cm, dài 0,2 - 0,3m) bằng tay phải (ở phía sau của tín
gậy).
* Cách chơi :
– Khi có lệnh, số một chạy qua vạch giới hạn đến cờ của bên A, sau đó chạy
vịng về. Khi số một chạy đến cờ của bên A và bắt đầu vịng lại thì số 5 bắt đầu
chạy sang cờ B. Số một chạy sau, số 5 chạy trước. Hai người vừa chạy vừa
làm động tác trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn. Số một trao
tín gậy bằng tay phải, số 5 nhận tín gậy bằng tay trái, sau đó chuyển tín gậy
sang tay phải để làm động tác trao gậy cho số 2. Số 5 sau khi nhận được tín
gậy vẫn tiếp tục chạy đến cờ B thì quay lại. Khi số 5 bắt đầu chạy quay lại, thì
số hai xuất phát để cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số hai
nhận tín gậy bằng tay trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao tín gậy vào tay
trái số sáu. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, cặp đội nào xong trước, ít
phạm quy là thắng cuộc. Khi trao gậy xong về tập hợp ở cuối hàng của mình.
Trường hợp rơi tín gậy, có thể nhặt lên để tiếp tục cuộc chơi.
Các trường hợp phạm quy :
10

skkn


+ Xuất phát trước lệnh.

+ Khơng chạy vịng qua cờ.
+ Khơng trao tín gậy cho nhau ở trong khu vực giới hạn đã quy định.
2.3.10. Trò chơi: Ai kéo khoẻ
*Chuẩn bị :
- Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 0,2m - 0,4m, mỗi vạch dài 5 - 10m. Cứ
lần lượt 2 tổ vào chơi 1 lần. Những em này đứng thành 2 hàng dọc phía ngồi 2
vạch giới hạn tạo thành từng đôi một. Giáo viên điều chỉnh vị trí của từng em sao
cho cùng giới tính và thể lực tương đương nhau theo từng đội. Các em xoay người
đưa tay thuận về trước nắm lấy tay bạn. Cách nắm tay như sau : Taycủa người này
nắm lấy cổ tay của người kia (không được nắm theo kiểu 2 bàn tay nắm vào nhau,
vì như vậy dễ bị tuột ngã người ra sau rất nguy hiểm). Người chơi đứng 2 chân hơi
co, chân trước mũi bàn chân sát vạch giới hạn, vị trí 2 bàn tay nắm vào nhau ở
khoảng giữa 2 vạch giới hạn).
*Cách chơi :
- Giáo viên phát lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, thì từng đôi một các em co kéo
nhau, kéo đối thủ của mình làm sao cho bàn chân trước của bạn vượt qua 2
vạch giới hạn đến sân mình là thắng cuộc, ngược lại là thua. Mỗi lần chơi có
thể thực hiện 1 - 3 lần. Sau 3 lần đấu, ai được 2 lần là thắng cuộc. Nếu còn thời
gian và thấy sức khoẻ học sinh tốt, giáo viên có thể cho các em thực hiện thêm
1 lần nữa.
2.3.11. Trị chơi  Chuyển bóng tiếp sức
* Chuẩn bị :
- 2 - 4 quả bóng nhỡ (bằng nhựa, cao su hoặc da). Tập hợp học sinh thành 2 - 4
hàng dọc (có số người bằng nhau). Mỗi hàng tổ trưởng đứng trên cùng, Hai tay
cầm bóng giơ lên cao ở trên đầu.
* Cách chơi :
- Khi có lệnh, các em tổ trưởng đồng loạt quay người qua trái ra sau trao bóng
cho bạn số 2. Số 2 nhận bóng, sau đó quay người qua trái ra sau trao bóng cho
sơ 3. Bóng được tiếp tục chuyển như vậy cho đến người cuối cùng. Người cuối
cùng đưa bóng qua phải cho người phía trước và lần lượt chuyền bóng lên đến

tổ trưởng. Tổ trưởng cầm bóng bằng 2 tay, Giơ lên cao và nói to "Báo cáo…
Xong !". Đó là căn cứ để xác định tổ nào nhanh nhất, nếu ít phạm quy, tổ đó
thắng cuộc. Trong khi chuyền bóng, nếu ai để bóng rơi, người đó nhanh chóng
nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi.
Trường hợp phạm quy :
Chuyền bóng khơng lần lượt, mà cách qng. 
2.4. Kết quả thu được
- Sau một năm áp dụng các trò chơi vận động kết quả thu được rất khả quan,
thể lực các em cải thiện rõ rệt thông qua so sánh đánh giá kết quả:
+ Nhóm khơng áp dụng các trò chơi vận động tăng cường thể lực, sức mạnh
tốc độ:
11

skkn


Mức độ
Năm

Đạt

Chưa đạt

2018- 2019
72,9%
27,1%
2019- 2020
75,5%
24,5%
+ Nhóm có áp dụng các trò chơi vận động tăng cường thể lực,

sức mạnh tốc độ:
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Năm
2018- 2019

96,3%

3,7%

2019- 2020

99,2%

0,8%

2.5. Hiệu quả của giải pháp và khả năng ứng dụng.
Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực
nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng
lên rõ rệt.
Thứ nhất: các em được áp dụng các trị chơi vận động có tinh thần thoải
mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù có mệt khi tập luyện dưới trời trưa
nắng. Kết quả kiểm tra đánh giá về tố chất thể lực cũng như sức mạnh tốc độ
của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt.
Thứ hai: Từ cơ sở các trò chơi vận động giúp tăng cường thể lực đó ở
trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu
lạc bộ TDTT ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất
cũng như trình độ, thể lực, sức mạnh tốc độ chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh
các môn học khác.

Điều quan trọng là thể lực và sức mạnh tốc độ của các em tăng lên rõ rệt,
đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt
kết quả khá cao.
Khả năng ứng dụng:
Tất cả các trường trung học cơ sở trên địa bàn trong huyện đều có thể áp
dụng mơ hình này vì khơng cần sân bãi rộng
Phương pháp mới thực tế, gần gũi, thơng qua các trị chơi vận động dân
gian.
2.6. Bài học kinh nghiệm
Để đạt được những kết quả trên, người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn cần thực hiện tốt những yêu cầu sau.
- Giáo viên phải nắm được mục tiêu đã được lượng hoá trong bài.
- Nghiên cứu các cách tổ chức cho học sinh hoạt động, chiếm lĩnh kiến
thức, kỹ năng phù hợp với mục tiêu. (Lựa chọn nội dung, kiến thức để tổ chức,
cho học sinh hoạt động, dự kiến hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh hoạt).
- Nhận xét, khuyến khích thành quả của học sinh.
12

skkn


- Tạo điều kiện cho học sinh tự tập luyện.
- Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào quá trình luyện tập của bản
thân.
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi thực hiện, nghiên cứu đi vào đề tài ứng dụng cho học sinh lớp 8,
ở lứa tuổi 14,15 cho thấy thể lực của các em được nâng lên rõ rệt.
Việc đưa một số trò chơi vận động vào giờ học nhằm phát triển tố chất
thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh là hết sức cần thiết đối với giờ thực hành

ngoài trời, giúp cho các em vừa học vừa chơi và rèn luyện thể lực chung giúp
cho các em càng thích ứng được với cường độ vận động địi hỏi ngày càng cao
của mơn học.
Giảm bớt sự đơn điệu, nhàm chán của chương trình bộ mơn thể dục, đặc
biệt là môn chạy bền đối với học sinh bậc THCS.
Tăng cường lượng vận động theo đúng chủ trương của bộ giáo dục và
đào tạo
3.2. Kiến nghị
*  Đối với Phòng Giáo dục:
Hằng năm mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
cho giáo viên thể dục.
*  Đối với Nhà trường:
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao chuyên
môn.
Cần trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học và trang thiết bị cần thiết cho bộ môn.
*  Đối với giáo viên
Phải tạo các đồ dùng dạy học cần thiết để giờ học thêm sinh động lôi cuốn học
sinh.
Phải thường xuyên học hỏi trau dồi tri thức để làm giàu thêm vốn kinh
nghiệm của mình trong cơng tác giảng dạy.
Trong q trình giảng dạy, giáo viên nên phối kết hợp nhiều phương pháp dạy
học một cách linh hoạt nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
*  Đối với học sinh:
  Đảm bảo trang phục thể dục thể thao, sinh hoạt hợp lý.
Tự giác tích cực tập luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện đầy đủ
các bài tập về nhà.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng
dạy, tự bồi dưỡng và được sự nhiệt tình giúp đỡ của các đồng nghiệp, đã giúp
tơi có được những kết quả khiêm tốn đó, nó cũng là nguồn động viên tơi trong
q trình tìm tịi các phương pháp truyền thụ kiến thức cho các em học sinh

được tốt hơn.
Bản thân cá nhân đã hết sức cố gắng trong những điều kiện có thể, song
chắc chắn đề tài này sẽ không tránh khỏi những hạn chế.
13

skkn


Vì vậy cá nhân người viết đề tài rất mong được sự góp ý phê bình của các
các bạn đồng nghiệp để có được phương pháp dạy học ngày càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hậu Lộc, ngày 25 tháng 3 năm 2021
CAM KẾT KHÔNG COPY

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyễn Hữu Xuân

14

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Phạm ngọc Viễn – Lê Văn Xem – Mai Văn Muôn – Nguyễn Thanh Nữ
“Tâm lý học TDTT” – NXBTDTT Hà Nội1991.
2. Sinh lý thể thao – PGS Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên NXBTDTT
1995.
3. Lý luận phương pháp TDTT – Chủ biên Nguyễn Toán – Phạm Danh

Tốn 1995.
4. Trò chơi vận động vui chơi giải trí – Phạm Vĩnh Thơng – Hồng Mạnh
Cường – Phạm Mạnh Tùng NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1999.
5. Sinh lý học lứa tuổi trong hoạt động TDTT – Tập thể tác giả NXBTDTT Hà Nội 1995.
6. Tâm lý học các lứa tuổi - Dịch Nguyễn Văn Chu – NXBGDH Hà Nội
1983.
7. Sách giáo khoa điền kinh – TS Nguyễn Đại Dương- TS Võ Đức Phùng
– Nguyễn Văn Quảng NXBTDTT.
8. “ 100 trò chơi khoẻ “ Phạm Tiến Bình NXBTDTT Hà Nội 1985.

15

skkn



×