Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

bài giảng tư pháp quốc tế - chương 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 43 trang )

CHƯƠNG 8CHƯƠNG 8
QUAN HỆ HÔN NHÂN & GIA ĐÌNHQUAN HỆ HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾTRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm
Một quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố
nước ngoài phát sinh sẽ kéo theo hiện
tượng nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau cùng tham gia điều chỉnh mối quan
hệ đó.
2. Quan hệ hôn nhân và gia đình do Tư
pháp quốc tế điều chỉnh
• Chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài;
• Tài sản trong quan hệ hôn nhân gia đình đang
nằm ở nước ngoài (xác định tài sản chung, riêng
của vợ chồng; phân chia tài sản khi ly hôn, …);
• Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân
gia đình xảy ra ở nước ngoài hoặc theo pháp
luật nước ngoài (kết hôn, ly hôn, … ở nước
ngoài).
Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000
nêu rõ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài là:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài;
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú
tại Việt Nam;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.


3. Nội dung điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế đối với quan hệ hôn nhân và
gia đình
• Kết hôn;
• Ly hôn;
• Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng;
• Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng;
• Quan hệ giữa cha mẹ và con;
• Quan hệ nuôi con nuôi;
• Giám hộ.
II. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN CỦA
TƯ PHÁP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn
a- Xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, bao
gồm:
• Điều kiện về độ tuổi kết hôn,
• Những trường hợp cấm kết hôn,
• Các điều kiện kết hôn khác.
b- Xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn.
1.1 Giải quyết xung đột pháp luật về kết
hôn theo pháp luật các nước
1.1.1 Xung đột pháp luật về điều kiện kết
hôn. Đa số các nước đều áp dụng nguyên
tắc Luật nhân thân (Lex personalis).
1.1.2 Xung đột pháp luật về nghi thức kết
hôn. Áp dụng nguyên tắc Luật nơi tiến
hành kết hôn (Lex loci celebratinois)
1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo
pháp luật Việt Nam

1.2.1 Cơ sở pháp lý
• Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
• Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và
gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài;
• Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và
gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài;
• Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ
Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài.
1.2.2 Các nội dung cơ bản:
a- Điều kiện kết hôn: áp dụng nguyên tắc
Luật quốc tịch của các bên đương sự. Tuy
nhiên, nếu việc kết hôn được tiến hành tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam thì người nước ngoài còn phải
tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam
về điều kiện kết hôn và các trường hợp
cấm kết hôn.
b- Về nghi thức kết hôn: Áp dụng nguyên
tắc Luật nơi tiến hành đăng ký kết hôn.
Theo khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000, khoản 1 Điều 10 Nghị
định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002

thì: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam
và người nước ngoài, mỗi bên phải tuân
theo pháp luật của nước mình về điều kiện
kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam thì người nước ngoài còn phải
tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10
của Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam về
điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm
kết hôn.
Điều 11 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy
định: Việc kết hôn nếu thực hiện tại Việt
Nam thì phải được đăng ký và do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo
nghi thức quy định của pháp luật Việt
Nam (nghi thức dân sự), cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Giải quyết xung đột pháp luật về ly
hôn
2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
theo pháp luật các nước. Áp dụng nhiều
nguyên tắc khác nhau:
• Luật quốc tịch của các bên đương sự Lex
patriae);
• Luật nơi cư trú (Lex domicilli);
• Luật của nước có tòa án (Lex fori).
Hay áp dụng phối hợp các nguyên tắc
theo thứ tự ưu tiên:

• Luật quốc tịch chung của vợ và chồng,
trong trường hợp vợ chồng không có quốc
tịch chung thì áp dụng Luật quốc tịch
chung cuối cùng;
• Tiếp đến là Luật nơi hai vợ chồng có nơi
cư trú chung, nơi cư trú chung cuối cùng;
• Cuối cùng là Luật của tòa án nơi thụ lý vụ
việc.
2.2 Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa
Việt Nam với các nước
• Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì pháp luật
áp dụng để giải quyết ly hôn là Luật của nước mà
hai vợ chồng mang quốc tịch;
• Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch nhưng cùng cư
trú tại một nước ký kết thì việc ly hôn được giải
quyết theo Luật của nước ký kết nơi hai vợ
chồng cùng cư trú. Nếu trong thời điểm đưa đơn
ly hôn, hai vợ chồng không cùng cư trú ở một
nước ký kết thì cơ quan có thẩm quyền của nước
ký kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo
pháp luật của nước đó.
2.3 Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật
Việt Nam
2.3.1 Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-
CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và
gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài;
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và
gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài;
2.3.2 Nội dung cụ thể: Điều 104 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000.
3. Giải quyết xung đột pháp luật về
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
3.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quan
hệ nhân thân giữa vợ chồng có yếu tố
nước ngoài theo pháp luật các nước: Áp
dụng nguyên tắc Luật nhân thân của các
bên tham gia quan hệ hôn nhân và gia
đình.
3.2 Giải quyết xung đột pháp luật về quan
hệ nhân thân giữa vợ chồng có yếu tố
nước ngoài theo các hiệp định tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam với các nước và
theo pháp luật Việt Nam
3.2.1 Theo các hiệp định tương trợ tư
pháp: Áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch
(Lex patrae) của đương sự và nguyên tắc

Luật nơi cư trú (Lex domicilii) hoặc thường
trú của đương sự.
3.2.2 Theo pháp luật Việt Nam.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
không có những quy định riêng quy định
rõ luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ về
nhân thân giữa vợ và chồng có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều
7 và khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân gia
đình năm 2000 thì pháp luật áp dụng có
thể là luật Việt Nam (Luật Hôn nhân gia
đình và các quy định pháp luật khác có
liên quan về tài sản, nhân thân, …).
Khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân gia đình
năm 2000 quy định: “Các quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp
Luật này có quy định khác”.
4. Giải quyết xung đột pháp luật về
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
4.2 Giải quyết xung đột pháp luật trong
quan hệ tài sản giữa vợ chồng có yếu tố
nước ngoài theo pháp luật các nước
• Đối với các nước trong hệ thống Common
Law: áp dụng Luật nơi cư trú chính thức
của vợ chồng để giải quyết xung đột pháp
luật.
• Đối với các nước áp dụng Luật nhân thân

ở châu Âu: áp dụng nguyên tắc Luật của
nước mà vợ chồng cùng mang quốc tịch.
Trong trường hợp vợ chồng không cùng
quốc tịch thì Luật của nước nơi vợ chồng
sống chung có thể được áp dụng. Trong
trường hợp vợ chồng không có nơi sống
chung thì áp dụng Luật tòa án có thẩm
quyền để giải quyết.
4.3 Giải quyết xung đột pháp luật trong
quan hệ tài sản giữa vợ chồng có yếu tố
nước ngoài theo các hiệp định tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam với các nước và
theo pháp luật Việt Nam
4.3.1 Theo các hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam với các nước. Áp
dụng nguyên tắc Luật quốc tịch (Lex
patrae) của đương sự và nguyên tắc Luật
nơi cư trú (Lex domicilii) hoặc thường trú
của đương sự.
4.3.2 Theo pháp luật Việt Nam
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng
không có những quy định riêng để điều
chỉnh quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng
có yếu tố nước ngoài.
5. Giải quyết xung đột pháp luật về
quan hệ giữa cha mẹ và con
5.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quan
hệ giữa cha mẹ và con theo pháp luật các
nước
• Áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của

người con;
• Pháp luật một số nước còn áp dụng
nguyên tắc phân biệt con trong giá thú và
con ngoài giá thú.
5.2 Giải quyết xung đột pháp luật về quan
hệ giữa cha mẹ và con theo điều ước
quốc tế.
Công ước Lahay về nghĩa vụ cấp dưỡng
nuôi con ngoài giá thú được các nước
thành viên ký ngày 02/10/1973 áp dụng
các nguyên tắc:
• Luật nơi thường trú hiện tại của người
được cấp dưỡng (Điều 4 Công ước);
• Luật quốc tịch của người được cấp
dưỡng;
• Luật tòa án có thẩm quyền giải quyết
(Điều 6 Công ước).

×