Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

bài giảng tư pháp quốc tế - chương 1 những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 42 trang )

CHƯƠNG 1CHƯƠNG 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
TƯ PHÁP QUỐC TẾTƯ PHÁP QUỐC TẾ
I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ
PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế
• Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
có các dấu hiệu sau đây:
i. Quan hệ dân sự là đối tượng điều chỉnh
của Tư pháp quốc tế được hiểu theo nghĩa
rộng.
ii. Quan hệ dân sự do Tư pháp quốc tế
điều chỉnh luôn có “Yếu tố nước ngoài”.
“Dấu hiệu nước ngoài”“Dấu hiệu nước ngoài”
• - Dấu hiệu về mặt chủ thể: Có chủ thể
nước ngoài tham gia;
• - Dấu hiệu về mặt sự kiện pháp lý: Sự kiện
pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài
hoặc xảy ra ở nước ngoài;
• - Dấu hiệu về mặt tài sản: Tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
• Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài.
Điều 1 Bộ Luật dân sự năm 2005 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt


Nam quy định: “Bộ Luật dân sự quy định
địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho
cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
về nhân thân và tài sản trong các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động (sau đây gọi chung
là quan hệ dân sự)”.
Điều 1 Bộ Luật tố tụng dân sự năm
2004 quy định: “Bộ Luật tố tụng dân sự
quy định những nguyên tắc cơ bản trong
tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện
để tòa án giải quyết các vụ án về tranh
chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi
chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục
yêu cầu để tòa án giải quyết các việc về
yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động (sau
đây gọi chung là việc dân sự)”.
Điều 758 Bộ Luật Dân sự năm 2005 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các
quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó

theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài”.
Tương tự, theo khoản 2 Điều 405 Bộ
Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy
định: “Vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một
trong các đương sự là người nước ngoài
hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương
sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài”.
• Khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định:
• “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia
đình:
• a. Giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài;
• b. Giữa người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam;
2. Phương pháp điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế
Chính đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế có ý nghĩa quyết định đến phương
pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Có
02 phương pháp điều chỉnh của Tư pháp

quốc tế, đó là:
- Phương pháp điều chỉnh trực tiếp
(phương pháp thực chất).
- Phương pháp điều chỉnh gián tiếp
(phương pháp xung đột).
Phương pháp điều chỉnh trực tiếp: Là
phương pháp điều chỉnh bằng cách sử
dụng các quy phạm thực chất chủ yếu
chứa đựng trong điều ước quốc tế và các
quy phạm thực chất trong pháp luật quốc
gia để tác động vào quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài, giải quyết về mặt nội
dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài.
Phương pháp điều chỉnh gián tiếp: Là
phương pháp điều chỉnh bằng cách sử
dụng một hệ thống các quy phạm xung đột
chủ yếu chứa đựng trong pháp luật quốc
gia và các quy phạm xung đột chứa đựng
trong các điều ước quốc tế để lựa chọn hệ
thống pháp luật áp dụng giải quyết các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP
QUỐC TẾ
• 1. Phạm vi điều chỉnh rộng
• 2. Phạm vi điều chỉnh hẹp
• 3. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế Việt Nam
Nhìn chung, có thể thấy các nhóm quan hệ
thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Việt Nam bao gồm:
• - Năng lực chủ thể của thể nhân nước ngoài và
pháp nhân nước ngoài;
• - Xung đột pháp luật và lưa chọn pháp luật;
• - Xung đột thẩm quyền xét xử và xác định cơ
quan tài phán có thẩm quyền;
• - Ủy thác tư pháp quốc tế;
• - Công nhận và thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, trọng tài nước ngoài;
• - Các quan hệ pháp luật về sở hữu có yếu tố
nước ngoài;
• - Các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài
bao gồm cả hợp đồng thương mại quốc tế, hợp
đồng vận chuyển hàng hóa và hợp đồng vận
chuyển hành khách quốc tế;
• - Các quan hệ pháp luật về tiền tệ và tín dụng có
yếu tố nước ngoài(*);
• - Các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở
hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài(*);
• - Quan hệ thanh toán quốc tế(*);
• - Các quan hệ pháp luật về thừa kế có yếu tố
nước ngoài;
• - Các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài;
• - Các quan hệ về lao động có yếu tố nước
ngoài;
• - Các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài;
• - Trọng tài thương mại quốc tế(*)[1].


[1] Những nhóm quan hệ có dấu (*) thường
được tách ra thành các môn học riêng trong
chương trình đào tạo cử nhân luật.
III. ĐỊNH NGHĨA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp
luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia
đình, lao động (quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng), quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố
nước ngoài và các vấn đề khác có liên
quan.
IV. NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Khái niệm
• Trong khoa học pháp lý thì nguồn của
pháp luật là các hình thức chứa đựng và
thể hiện các quy phạm pháp luật.
Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm các
loại sau đây:
• - Điều ước quốc tế;
• - Tập quán quốc tế;
• - Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ);
• - Luật pháp của mỗi quốc gia.
2. Các loại nguồn của Tư pháp quốc tế
2.1 Luật pháp của mỗi quốc gia
Luật pháp của mỗi quốc gia được hiểu là một hệ
thống văn bản pháp quy (kể cả luật không thành
văn) của một quốc gia, bao gồm Hiến pháp, luật
và các văn bản dưới luật.
Ở Việt Nam, các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ Tư pháp quốc tế không nằm tập

trung ở một văn bản mà nằm rải rác ở các văn
bản pháp quy khác nhau ở nhiều ngành luật
khác nhau.
2.2 Các điều ước quốc tế
Có rất nhiều điều ước quốc tế đa
phương và song phương được ký kết
để điều chỉnh các quan hệ Tư pháp
quốc tế và số lượng các điều ước
này không ngừng tăng lên.
• Hội nghị La Haye về Tư pháp quốc tế (Hague
Conference on Private International Law)
• Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật
tư (Iinternational Institute for the Unification of
Private Law/Iinstitut International Pour
l’unification du Droit Prive – UNIDROIT)
• Liên minh Châu Âu (Europe Community - EC)
• Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên
hiệp quốc (United Nations Commission on
International Trade Law – UNCITRAL)
2.3 Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự
được hình thành trong một thời gian dài,
được áp dụng khá liên tục và một cách có
hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận
của đông đảo các quốc gia. Tập quán
quốc tế đôi khi vừa là nguồn của Công
pháp quốc tế vừa là nguồn của cả Tư
pháp quốc tế.
2.4 Thực tiễn tòa án và trọng tài
Thực tiễn tòa án (hay còn gọi là án lệ hoặc

tiền lệ án) được hiểu là các bản án hoặc
quyết định của tòa án mà trong đó thể
hiện các quan điểm của các thẩm phán
đối với các vấn đề pháp lý có tính chất
quyết định trong việc giải quyết các vụ
việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết
đối với các quan hệ tương ứng trong
tương lai.
• V. CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• 1. Các quan điểm khác nhau về hệ thống quy
phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế
• 1.1 Quan điểm thứ nhất: Tư pháp quốc tế chỉ
bao gồm các quy phạm xung đột.
• 1.2 Quan điểm thứ hai: cho rằng trong hệ thống
quy phạm của Tư pháp quốc tế gồm có quy
phạm xung đột (quy phạm xung đột trong các
điều ước quốc tế và quy phạm xung đột trong
pháp luật quốc gia) và quy phạm thực chất
thống nhất (quy phạm thực chất trong các điều
ước quốc tế).

×