Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Đề tài nghiên cứu đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575 KB, 118 trang )

Chương 1
Cơ sở lý luận sự tham gia của đoàn tncs hồ chí minh
vào hoạt động quản lý nhà nước Về công tác thanh niên
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm thanh niên
Theo Từ điển tiếng Việt: “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi
trưởng thành”
1
. Khái niệm này bao gồm 2 ý : thanh niên là người có độ tuổi còn
trẻ và đang trưởng thành. Thanh niên là một nhóm người, "một lớp cắt ngang
của xã hội" ở một độ tuổi nhất định, không phụ thuộc vào thành phần dân tộc,
tôn giáo, vùng miền, được nhìn nhận ở dưới nhiều góc độ khác nhau, từ triết học,
xã hội học, tâm lý học, góc độ luật pháp Từ các phân tích này, thanh niên có
thể được hiểu là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, bao gồm những người
trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng
lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong
hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội. Điều
này cũng có nghĩa là: Thanh niên không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp
xã hội đặc thù, có độ tuổi nhất định, có những đặc điểm đặc trưng khác với các
lứa tuổi khác về tâm lý, sinh lý, có tâm tư, nguyện vọng, có nhu cầu và hoài bão,
khát vọng theo lứa tuổi và giới.
1.1.2 Khái niệm công tác thanh niên
Theo Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như ý làm chủ biên thì công tác được
hiểu là "công việc của nhà nước, của đoàn thể" hoặc "thực hiện công việc của
nhà nước, của đoàn thể"
2
. Như vậy, công tác thanh niên có thể được hiểu là công
việc của nhà nước, của đoàn thể hay thực hiện công việc của nhà nước, đoàn thể.
Khái niệm này đúng, tuy nhiên chưa phản ảnh được tính mục đích của công tác
thanh niên. Tại Việt Nam, công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong


        ừ đ ể ế ệ ă à ộ

        ừ đ ể ế ệ ă à ộ
8
công tác quần chúng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước,
Đoàn Thanh niên và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh
niên phát triển, trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng của lực lượng thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, cũng có thể hiểu, công tác
thanh niên là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội vào một đối tượng cụ
thể là thanh niên theo những mục tiêu xác định.
Kể từ khi có Đảng, công tác thanh niên là hoạt động xã hội tự giác, trở
thành hoạt động chính trị - xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của
Đảng; Đảng luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động
của mình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham gia
thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề
xã hội vốn có của thanh niên; là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, văn hoá, xã
hội và là trường học cộng sản cho thanh niên học tập, rèn luyện và trưởng thành.
Từ những phân tích trên đây, công tác thanh niên được hiểu là hoạt động
có mục đích của tổ chức tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục, bồi
dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi nào đó của
thanh niên và của xã hội. Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàm
chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm
mục đích thoả mãn nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã
hội.
1.1.3 Khái niệm công tác Đoàn
Công tác Đoàn là tổng thể các mặt hoạt động của Đoàn, do cấp bộ Đoàn tổ
chức, có tác động đến các đối tượng thanh thiếu nhi, nhằm mục tiêu là hình
thành lý tưởng chính trị cho thanh niên (tức là mục tiêu chính trị) và tham gia
giải quyết các vấn đề xã hội của thanh niên, đáp ứng nhu cầu xã hội của xã hội
(tức là mục đích xã hội), góp phần giáo dục thanh niên trở thành những công dân

tốt,
những người đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, đoàn viên ưu tú và đảng viên
9
Đảng cộng sản Việt Nam. Công tác Đoàn do Đảng lãnh đạo, là một bộ phận
quan trọng của công tác Đảng.
Quan hệ công tác thanh niên và công tác Đoàn : Có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Công tác Đoàn là một phần quan
trọng của công tác thanh niên, thực chất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác
Đoàn trở thành nòng cốt trong công tác thanh niên.
1.1.4 Khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên.
1.1.4.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước :
1.1.4.1.1 Khái niệm quản lý: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân
công, hợp tác lao động, nảy sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục
tiêu chung. Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý càng cao và vai trò
quản lý cũng vì thế ngày càng tăng. Quản lý ở đây được hiểu là hệ thống các
hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tác động một cách có tổ chức và định
hướng vào đối tượng nhất định nhằm điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi
của con người phát triển theo những mục tiêu đã định. Quản lý là hoạt động rất
phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đáng chú ý là yếu tố
con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin,
yếu tố văn hóa.
1.1.4.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước xuất hiện cùng
với sự xuất hiện của nhà nước, là công cụ của nhà nước trong quản lý xã hội; là
một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của công dân. Theo cuốn Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng
thì quản lý nhà nước là "Hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước từ cơ quan
quyền lực Nhà nước (Quốc hội và HĐND các cấp); các cơ quan hành chính nhà
nước (Chính phủ, các bộ và UBND các cấp); cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân các cấp) "

3
. Xét về mặt chức năng thì
quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp; hoạt động

    ! "! #$%%ổ ậ ữ ụ ụ
10
hành chính của cơ quan hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Trong quản lý nhà nước, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp; đối tượng quản lý của nhà
nước là toàn bộ dân cư sống và làm việc trong lãnh thổ quốc gia, công dân đi
công tác, làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngoài.
Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
như : chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao v.v.
nhằm phục vụ các nhu cầu hợp pháp của nhân dân. Quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan
trong bộ máy nhà nước thực hiện, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu
nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của
nhân dân. Như vậy, quản lý Nhà nước có thể được hiểu là hoạt động của Nhà
nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức
năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.
1.1.4.2 Quản lý nhà nước về công tác thanh niên :
1.1.4.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên :
Theo TS Nguyễn Vĩnh Oánh thì "Quản lý nhà nước về công tác thanh
niên là hoạt động lập pháp và lập quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
chế định ra những quy định về công tác thanh niên; là hoạt động quản lý nhà
nước trong phạm vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà
nước về sự phối hợp tất cả cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến
công tác thanh niên, đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm
toàn diện của Nhà nước "

4
. Theo tác giả Vũ Trọng Kim thì "Quản lý nhà nước
về công tác thanh niên là hoạt động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh
niên, là sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính
sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh

  &'    # ( ###)*+ , #ễ ĩ ả à ướ ĩ ự ị ố
11
niên của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của
Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên"
5
.
Các khái niệm này về căn bản đúng, tuy nhiên chưa phản ảnh được đầy đủ
tính đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ. Trong vế "nhân dân làm chủ" bao hàm cả sự tham
gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua các tổ chức đại diện. Căn cứ vào những cách hiểu đó và từ khái niệm
quản lý nhà nước như trình bày ở phần trên, thì quản lý nhà nước về công tác
thanh niên ở đây được hiểu là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập
pháp, hành pháp, tư pháp về công tác thanh niên. Quản lý nhà nước về công tác
thanh niên là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước
đối với một đối tượng đặc biệt là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống
các cơ quan nhà nước đối với công tác thanh niên bằng chính sách, luật pháp,
cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng
bằng các chính sách, luật pháp, Nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực
xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công tác thanh niên.
Quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên cùng có chung chủ
thể quản lý là nhà nước, nhưng khác nhau tương đối về đối tượng quản lý và
phương pháp quản lý. Điều đó được thể hiện :
- Khi nói đến quản lý nhà nước đối với thanh niên là nói đến quản lý nhà

nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách tác động trực tiếp tới những thanh
niên cụ thể với tư cách là những công dân. Còn khi nói đến quản lý nhà nước về
công tác thanh niên là quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính
sách, cơ chế, tổ chức bộ máy tác động tới thanh niên với tư cách là một lực
lượng xã hội là chính, được tập hợp trong các tổ chức và thông qua tổ chức.
- Trong quản lý nhà nước về thanh niên, đối tượng quản lý là thanh niên,
còn trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đối tượng quản lý là những
tổ chức, những cơ chế, quan hệ phối hợp trong công tác thanh niên. Quản lý nhà

  -.'    #( ##) / . *+ , #%0ũ ọ ả à ướ ề ờ ỳ ớ ị ố
12
nước về thanh niên là quản lý trực tiếp của nhà nước đối với thanh niên, còn
quản lý nhà nước về công tác thanh niên là quản lý của nhà nước đối với thanh
niên một cách gián tiếp thông qua tổ chức hay các chủ thể khác tác động tới
thanh niên.
- Về phương pháp quản lý, nếu trong quản lý nhà nước đối với thanh niên,
phương pháp chính là mệnh lệnh mang tính quyền lực bắt buộc của chủ thể quản
lý, thì trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, bên cạnh phương
pháp mệnh lệnh, phương pháp quản lý chính sẽ là vận động, thuyết phục, tư vấn,
hỗ trợ, giúp cho thanh niên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và tự giác tuân
thủ pháp luật và các chính sách liên quan.
Thực tế cho thấy, do đặc điểm của hệ thống chính trị cũng như do đặc thù,
tầm quan trọng đặc biệt của đối tượng thanh niên cũng như công tác thanh niên,
cho nên nhà nước không thể thực hiện chức năng quản lý thanh niên một cách
độc lập, mà tiến hành quản lý thanh niên trong sự phối hợp chặt chẽ với các chủ
thể xã hội khác, đặc biệt là với các tổ chức thanh niên, các đoàn thể nhân dân
dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, trong
toàn bộ luận văn này, khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên được
sử dụng thống nhất, bao hàm cả những nội dung quản lý nhà nước về thanh niên.
1.1.4.2.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác thanh niên :

- Chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với công tác thanh niên; đối tượng quản lý
không chỉ là thanh niên mà còn là các chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tác
động đến thanh niên và các chủ thể xã hội tiến hành công tác thanh niên. Các
ngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp) căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đều
tiến hành công tác thanh niên (thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện,
giám sát thực hiện và xử lý các vi phạm đến các luật pháp, chính sách thanh niên
hoặc liên quan đến thanh niên).
13
- Do đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là
Đảng cầm quyền, công tác thanh niên cũng đồng thời là công tác của Đảng, do
Đảng trực tiếp lãnh đạo. Thực hiện đường lối của Đảng, các cấp, các ngành, các
tổ chức đều có nhiệm vụ tiến hành công tác thanh niên phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ được giao. Trong quá trình đó, bằng luật pháp, chính sách, cơ chế, tổ
chức bộ máy và nguồn lực, Nhà nước quản lý, điều phối các chủ thể xã hội trong
tiến hành công tác thanh niên. Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên
thông qua các chủ thể xã hội (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị -
xã hội khác và các đoàn thể nhân dân ) là đặc điểm đặc thù của Quản lý nhà
nước ở Việt Nam.
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý nhà nước
đối với một lực lượng xã hội cụ thể, mà những vấn đề của nó liên quan trực tiếp
đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho nên, quản lý nhà nước
về công tác thanh niên là một loại quản lý tổng hợp, đa diện và rất phức tạp, đòi
hỏi phải có sự phối hợp hài hoà, thống nhất rất cao giữa các ngành (lập pháp,
hành pháp, tư pháp), giữa các bộ phận trong cùng một ngành (ví dụ : giữa các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong ngành hành pháp), giữa các
cấp (từ trung ương đến cơ sở), giữa các chủ thể (chính quyền, đoàn thể nhân dân,
Đoàn thanh niên, các tổ chức ) tiến hành công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên không chỉ là quá trình áp dụng

các chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với thanh niên và tổ chức
thanh niên, mà do đặc thù lứa tuổi, đây đồng thời là quá trình vận động, thuyết
phục, tư vấn, hướng dẫn và giáo dục. Nói cách khác, trong quản lý nhà nước về
công tác thanh niên, bên cạnh việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính
(đôi khi chỉ là thứ yếu), Nhà nước còn sử dụng (có khi là chủ yếu) phương pháp
giáo dục, thuyết phục, tư vấn và vận động.
1.1.4.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên :
14
- Ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên
quan đến thanh niên và công tác thanh niên, như: các đạo luật, chiến lược,
chương trình, các chính sách nhằm bồi dưỡng và phát huy thanh niên.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật đối với thanh niên và công tác thanh niên.
- Chuẩn bị và tổ chức tho thanh niên tham gia một cách chủ động, tự tin và
có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có thực hiện các hoạt động
đối ngoại về mặt nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên.
- Điều phối hoạt động của các chủ thể xã hội khác trong công tác thanh
niên.
1.1.4.2.4 Thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác thanh niên được hiểu
từ góc độ thể chế và tổ chức bộ máy, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các cơ quan thuộc hệ thống nhà nước đối
với công tác thanh niên. Cụ thể:
- Quốc hội ban hành các văn bản luật liên quan đến thanh niên và công tác
thanh niên; quyết định ngân sách hàng năm cho công tác thanh niên, đồng thời
giám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên ở các cấp.
- Chính phủ ban hành, chỉ đạo thực hiện và giám sát việc thực hiện các
chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. Cụ thể : xác định
chương trình mục tiêu công tác thanh niên là một bộ phận trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm, 10 năm hoặc các chiến lược phát triển
theo vùng miền; chỉ đạo các bộ, ngành và các cấp chính quyền xây dựng và triển

khai chương trình thanh niên thuộc lĩnh vực hay địa bàn quản lý của mình; đồng
thời kiểm tra việc thực hiện chính sách thanh niên ở các ngành, các cấp.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức
thực hiện các chính sách thanh niên liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân
công phụ trách.
15
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với thanh niên
trong địa phương mình; cụ thể hoá các chính sách thanh niên phù hợp với đặc
điểm, tình hình của địa phương để trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với Đoàn thanh niên và chỉ đạo các ngành
chức năng trực thuộc phối hợp với Đoàn thanh niên cùng cấp trong việc triển
khai các chương trình công tác thanh niên.
1.1.4.2.5 Xác lập cơ chế phối hợp, cộng đồng trách nhiệm trong công tác
thanh niên. Cụ thể :
- Phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên
do Đoàn làm nòng cốt trong công tác thanh niên. Như đã phân tích ở phần trên,
do đặc điểm đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, khi mà ở đó Nhà nước là
của dân, do dân và vì dân, mọi công dân, trong đó có thanh niên đều có quyền và
trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước, khi mà ở đó Mặt trận và các đoàn thể
nhân dân thực sự trở thành cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện
cho quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, thì sự tham gia của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một
thực tế khách quan cần thiết. Sự "tham gia"
6
ở đây không có nghĩa là Đoàn thanh
niên bao biện, làm thay cơ quan nhà nước trong quản lý về công tác thanh niên,
mà là góp phần hỗ trợ thanh niên, thúc đẩy công tác thanh niên với các nhiệm vụ
cơ bản là : tham gia xây dựng chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên và
công tác thanh niên; vận động và tổ chức cho thanh niên tham gia thực hiện các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; cử đại diện tham gia hội đồng
nhân dân các cấp, tham dự các kỳ họp của các cơ quan lãnh đạo nhà nước bàn về
thanh niên và công tác thanh niên; tham gia giám sát việc thực hiện các chủ
trương, chính sách trong công tác thanh niên, thực hiện đối ngoại nhà nước trong
lĩnh vực thanh niên…
$
1Tham gia12      #3  Đạ ừ đ ể ế ệ ĩ à d a v o, góp ph n v oự à ầ à 405
16
Tóm lại, Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước đối với một đối tượng đặc biệt là
thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với công
tác thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy,
bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp, Nhà
nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm
vụ công tác thanh niên.
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng
sản Việt Nam về vai trò của thanh niên; về tổ chức Đoàn TNCS và sự tham gia
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước nói chung và
quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói riêng.
1.2.1 Một số quan điểm cơ bản của Mác, Ăngghen và Lênin về vai trò của
thanh niên và Đoàn TNCS trong quản lý nhà nước.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã sớm nhận thấy vai trò và
khả năng của thanh niên, đó là một lực lượng xã hội hùng mạnh, có khả năng
cách mạng to lớn và luôn hướng tới lý tưởng tiến bộ của thời đại. Theo đó, các
Đảng của giai cấp công nhân cần phải giáo dục thanh niên, tập hợp họ trong tổ
chức của những người cộng sản trẻ tuổi, chuẩn bị lực lượng làm nguồn bổ sung
sinh lực mới cho các Đảng cộng sản.
Khi bàn về thanh niên, Mác chỉ rõ “Những công nhân tiên tiến ý thức một
cách đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, qua đó cũng là tương lai của cả
loài người phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệm vụ giáo dục thế hệ công nhân trẻ”

7
.
Những công nhân trẻ mà Mác nói ở đây là những người đi theo lý tưởng của
Đảng, phấn đấu vì mục tiêu của Đảng với tư cách Đảng là đội tiên phong chiến
đấu, bộ tham mưu lãnh đạo của giai cấp công nhân. Qua đó Mác cũng đề ra
nhiệm vụ cho các Đảng cộng sản là phải lãnh đạo việc phát triển, hình thành thế
giới quan khoa học cho thanh niên, coi đó là công việc thiết thực để xây dựng
%
*6#0728 ( ))  à ề à ộ
17
Đảng, bởi lẽ, theo Mác :”Đảng của chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương
lai thuộc về thanh niên. Chúng ta còn là Đảng của những người đổi mới, vì sự
đổi mới mà thanh niên luôn ham thích. Chúng ta là Đảng của cuộc đấu tranh hy
sinh, xả thân chống lại những gì mục nát, mà thanh niên bao giờ cũng đi đầu
trong cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân ấy”
8
.
Thống nhất với những tư tưởng của Mác về vai trò của thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, Ang-ghen đã chỉ ra rằng thanh niên
không thể đứng ngoài chính trị, điều đó đòi hỏi phải tổ chức họ lại, “Họ là đạo
quân xung kích của giai cấp vô sản quốc tế và đội hậu bị của Đảng”
9
. Khái niệm
hậu bị được đưa ra trong ý nghĩa là thanh niên phải được tổ chức lại thành đội
xung kích cho bộ tham mưu của giai cấp vô sản, đồng thời khi được tổ chức lại,
được giáo dục cộng sản chủ nghĩa, họ là lực lượng hậu bị, tức là nguồn lực bổ
sung cho Đảng, là lớp sau của Đảng. Ang-ghen cho rằng, hiện thực cuộc sống
bằng cách này hay cách khác luôn cuốn hút thanh niên vào đời sống chính trị của
mỗi quốc gia, do đó các đảng cộng sản nếu không tìm mọi cách lôi kéo thanh
niên về phía mình thì tất yếu thanh niên sẽ bị lôi kéo bởi các thế lực chính trị

khác. Và tổ chức thanh niên cộng sản chính là tổ chức giúp đảng cộng sản tập
hợp, giáo dục thanh niên, là trường học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên, là tổ
chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên thông qua việc
tham gia vào quá trình quản lý nhà nước khi chính quyền thuộc về những người
cộng sản.
Phát triển tư tưởng của Mác và Ang-ghen về vai trò của thanh niên và vị
trí, vai trò của tổ chức Đoàn, Lênin cho rằng thanh niên là sinh lực chiến đấu của
Đảng. Người viết : “Người ta quan sát thấy thanh niên công nhân một khát vọng
nồng cháy không gì kìm hãm được sự vươn lên lý tưởng dân chủ và chủ nghĩa xã
hội. Sớm muộn thanh niên sẽ đến với chủ nghĩa xã hội nhưng bằng con đường
khác với cha anh họ”
10
. Tại Đại hội lần thứ III của Đoàn TNCS Nga, Lênin đã

# 9! :đ ẫ

# 9! đ ẫ
:
;<)= ( ))  $%à ề à ộ
18
chỉ rõ “Các đồng chí phải tự tiến hành giáo dục thành những người cộng sản
Đoàn TNCS phải là một đội xung kích, một đội ngũ mà ở đó mọi đoàn viên đều
có tinh thần chủ động và quyết tâm cao”
11
. Lênin cho rằng tổ chức Đoàn là
trường học đặc biệt, là nơi để đoàn viên thực hành dân chủ thực sự, là môi
trường tiên tiến để đoàn viên thực hành công bằng và bình đẳng xã hội Hơn thế
Đoàn còn là trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước và công việc xã hội
cho hàng triệu thanh niên. Cũng chính Lênin là người đã phát hiện ra rằng từ khi
chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện, thì đó cũng là lần đầu tiên việc giáo dục thế

hệ trẻ trở thành nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn Đảng, toàn xã hội mà mỗi gia
đình. Trong điều kiện ấy, Đoàn Thanh niên với chức năng giáo dục cộng sản chủ
nghĩa cho đoàn viên, thanh niên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
chính trị, xã hội và với Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó.
Tóm lại, từ những phân tích tư tưởng của Mác, Ang-ghen, Lênin trên đây,
có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều thống nhất quan điểm
trong việc đánh giá cao vai trò của thanh niên và của Đoàn TNCS đối với sự
nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và tương lai của mỗi dân tộc. Tuy
nhiên, muốn phát huy tốt nhất mọi mọi tiềm năng của thanh niên, trước hết họ
phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo bởi một Đảng cộng sản chân
chính và được hoạt động trong một tổ chức tiên tiến là Đoàn TNCS.
- Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS theo Mác, Ang-ghen và Lênin là tất yếu
khách quan; là một bộ phận của xây dựng Đảng. Đoàn là đội hậu bị của Đảng, là
tổ chức đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Nếu không xây dựng
một tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi (tức Đoàn TNCS) vững mạnh thì
sự nghiệp cách mạng của Đảng tất yếu sẽ khó khăn và hẫng hụt.
- Việc tổ chức Đoàn TNCS tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý
nhà nước và xã hội nói chung, quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói riêng

# 9! đ ẫ
19
là cần thiết và tất yếu, đảm bảo cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa được thấm
nhuần trong trái tim, khối óc mỗi thanh niên và cũng là cơ sở quan trọng để
Đoàn thực hiện vai trò là tổ chức đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của thanh
niên một cách có hiệu quả.
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và sự tham gia của
Đoàn Thanh niên vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
1.2.2.1. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò, vị trí quan trọng của
thanh niên đòi hỏi phải quan tâm chăm sóc, giáo dục và quản lý thanh niên.

Vào những năm đầu khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới ra đời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy : “Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà”.
12
Người giải thích khái niệm đó trên cơ sở khẳng định rằng sự phát triển
trong tương lai của đất nước và tiền đồ vẻ vang của dân tộc nằm trong tay thanh
thiếu nhi. Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng một khái niệm đầy hình ảnh nói về tuổi
thanh niên, Người nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ
tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"
13
. Tuy là một khái niệm được diễn đạt
bằng hình ảnh nhưng lại bao hàm tính khoa học rõ rệt phù hợp với sự phát triển
của lứa tuổi đẹp nhất đời người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò của thanh
niên trên cả hai bình diện xã hội và mối quan hệ kết nối quá khứ với tương lai
không thể tách rời nhau khi khẳng định: “Thanh niên là người tiếp sức cách
mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ
thanh niên tương lai”
14
. Vai trò này vô cùng quan trọng, quyết định vận mệnh
của dân tộc và vận mệnh của giai cấp công nhân. Điều này còn phản ánh một tất
yếu lịch sử không thể tránh khỏi, đó là sự “bàn giao thế hệ”. Mỗi thế hệ cách
mạng chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong một chặng đường
nhất định. Thế hệ đó tất yếu phải được thế hệ đi sau tiếp bước và dần dần thay
thế. Đó chính là “tiếp sức cách mạng”, “kế tục cách mạng” mà Bác Hồ đã đưa
vào khái niệm thanh niên.

 *+61 ! #)>)  :ồ ề ụ à ộ

# 9! $đ ẫ


# 9! đ ẫ
20
Trong ý nghĩa là lực lượng quyết định con đường đi lên của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh ngay
trong hiện tại với vai trò tích cực của mình thanh niên “Phải tham gia ý kiến vào
công việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện từ bây
giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác những việc trọng đại của
nước nhà”
15
.
Trong thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất của CNXH ở miền Bắc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhìn nhận thanh niên là lớp người "Xung phong trong công tác
phát triển kinh tế, văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng CNXH"; thanh niên là “lực
lượng cơ bản trong bộ đội, công an, dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật
tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc" và “trong mọi việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu
hiệu đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. ở miền Nam, Bác Hồ
luôn khẳng định vai trò của thế hệ trẻ với niềm tin vững chắc: “Các cháu thanh
niên miền Nam sinh ra và lớn lên trong hai cuộc đấu tranh yêu nước đã được
rèn luyện thành một thế hệ thanh niên vô cùng gan dạ, thông minh, không sợ
gian khổ hy sinh, quyết chiến quyết thắng”. Bằng sự đánh giá khách quan, khoa
học khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, Bác đi tới một dự báo đúng đắn,
nay đã thành hiện thực: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cường, chúng
ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước"
16
.
Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc, thanh niên cần được tập hợp, giáo dục và quản lý để gánh vác
trách nhiệm là người chủ tương lai của nước nhà.
1.2.2.2. Công tác thanh niên do Đoàn làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo

của Đảng là sự nghiệp "trồng người", là quá trình "Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau", quá trình hình thành lớp "người thừa kế xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên".

 *+6   *+ ' #  0ồ à ậ ậ ị ố à ộ
$
# 9! %đ ẫ
21
Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sự nghiệp
cách mạng và tương lai của dân tộc, Hồ Chủ tịch dành sự quan tâm đặc biệt đến
công tác thanh niên. Chính Người đã là một chiến sĩ tiên phong “đi vào quần
chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra tranh đấu giành tự
do, độc lập”
17
. Và cũng chính Người đã sáng lập, rèn luyện Đoàn Thanh niên
cộng sản, đã chỉ thị trực tiếp cho Trung ương Đảng ra Nghị quyết về công tác
thanh niên ngay sau khi Đảng được thành lập. Sau khi giành được chính quyền,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhà nước đề ra các chính sách thanh niên phù
hợp với từng thời kỳ cách mạng. Công tác thanh niên mà cơ bản là đào tạo, giáo
dục và phát huy thanh niên, theo Người, chính là sự tác động đồng bộ của các
chủ thể từ gia đình, đoàn thể, xã hội cho đến các cấp uỷ Đảng và Nhà nước.
Năm 1958, trong buổi nói chuyện với lớp học chính trị của các giáo viên
cấp II và cấp III toàn miền Bắc, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh luận điểm nổi tiếng:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”
18
. Luận điểm “trồng người” của Bác cho thấy rõ con người là nhân tố
quyết định sự thành công của cách mạng, sự tiến bộ xã hội và tiền đồ dân tộc.
Luận điểm “trồng người” của Bác cho thấy rõ tính chất lâu dài, gian khổ của
công việc, tức là của quá trình đào tạo, giáo dục mà Bác coi là công việc của cả

trăm năm. Luận điểm “trồng người” của Bác còn cho ta thấy được mục tiêu mà
nền giáo dục của ta phải đạt tới là đem lại một chất lượng mới cho từng con
người cũng như cho cả dân tộc.
Mục tiêu cuối cùng của công tác thanh niên là cách mạng hoá thanh niên,
biến quá trình kế tục tự nhiên (tre già măng mọc) thành quá trình kế tục cách
mạng theo tư tưởng "trồng người" của Bác Hồ và được Bác căn dặn trong Di
chúc thiêng liêng trước lúc đi xa: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Luận điểm cơ bản này được Chủ tịch
Hồ Chí Minh đúc kết từ thực tiễn sinh động hơn nửa thế kỷ lãnh đạo cách mạng.
%
 *+6   ;;    0:ồ ể ậ ậ ự ậ à ộ

 *+6   ;;    0:ồ ể ậ ậ ự ậ à ộ
22
Tư tưởng “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, “trồng người” chính là
tinh thần xuyên suốt, là nội dung quán xuyến trong mọi thời kỳ đối với công tác
thanh niên. Những tư tưởng này đã được Bác Hồ đưa vào cuộc sống từ khi
Người bắt tay xây dựng Đảng, rèn luyện Đoàn và đào tạo thế hệ thanh niên cách
mạng hồi đầu thế kỷ. Từ ý nghĩa lớn lao của vấn đề, từ nhiệm vụ mang tính quy
luật, Bác đã chỉ ra mục tiêu của sự nghiệp “trồng người” và “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” là hình thành lớp "người thừa kế xây dưng chủ nghĩa xã
hội vừa hồng, vừa chuyên”. Mối quan hệ giữa “hồng và chuyên” mà chúng ta
thường gọi là “Đức và Tài” hoặc “phẩm chất và năng lực”. Hồng (trong khái
niệm đầy đủ về đạo đức) theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: “quyết tâm suốt đời đấu
tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”
19
. Chuyên (trong
khái niệm về tài, về năng lực hoạt động thực tiễn) theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
có trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và quân sự. Bác dạy: “Đảng
yêu cầu cán bộ chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên

môn”
20
.
Để thực hiện nội dung và mục đích công tác thanh niên là hình thành lớp
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng vừa chuyên” không có cách
nào khác là phải giáo dục và tổ chức thanh niên. Trong giáo dục phải theo
phương châm giáo dục toàn diện, đó là : giáo dục, bồi dưỡng về lý tưởng cách
mạng; giáo dục, bồi dưỡng về chí khí cách mạng; giáo dục, bồi dưỡng về đạo
đức cách mạng; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa
học kỹ thuật và quân sự; giáo dục, bồi dưỡng về thể chất và nếp sống văn hoá.
Cũng theo Hồ Chủ tịch, muốn giáo dục toàn diện thanh niên thì cần phải tập họ
trong tổ chức của những người cộng sản trẻ, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi
của thanh niên, có trách nhiệm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền để thực
hiện tốt vai trò đại diện thanh niên của mình.

 *+6= ! #))  0:%ồ ề ụ à ộ
:
 *+6# 9! $:ồ đ ẫ
23
1.2.2.3 Đảng, Nhà nước phải luôn luôn "săn sóc" công tác thanh niên;
công tác thanh niên "phải liên hệ với lực lượng của Chính phủ".
Là Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Bác Hồ luôn chú trọng vấn đề
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên và công tác Đoàn.
Ngày 20 tháng 4 năm 1931, Bác đã trực tiếp gửi cho Ban chấp hành Trung ương
bức thư quan trọng trong đó đặt ra những yêu cầu cụ thể về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên - tổ chức trực tiếp giúp Đảng vận động
thanh niên. Người căn dặn: “Chi bộ phải chăm lo xây dựng Đoàn thanh niên cho
thật tốt”. Đồng thời, Bác luôn nhắc nhở “Trung ương và các cấp Đảng bộ địa
phương phải chăm sóc hơn nữa đến công tác thanh niên” trong đó có vấn đề
quan trọng là chăm lo công tác xây dựng Đoàn để “phát huy tác dụng tiên phong

của Đoàn về mọi mặt”. Vai trò tiên phong của tổ chức Đoàn theo Bác Hồ chính
là ở chỗ "Đoàn thanh niên là đội quân xung kích cách mạng của Đảng và Nhà
nước ta"
21
. Và muốn thực hiện được vai trò xung kích ấy, Đoàn không chỉ tập
hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, mà còn vận động và tổ chức
cho thanh niên xung kích thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia
quản lý nhà nước, coi đó là cách tốt nhất để Đoàn thực hiện chức năng đại diện
quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
Hồ Chủ tịch rất coi trọng vai trò của Nhà nước trong công tác thanh niên.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã chỉ thị thành lập Bộ thanh niên rồi
Nha thanh niên trong Chính phủ để chăm lo công tác thanh niên. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, Bác Hồ luôn nhắc nhở các Bộ,
ngành của Chính phủ ban hành những chính sách nhằm giải quyết các vấn đề
thuộc lợi ích chính đáng của thanh niên. Bác dạy rằng công tác thanh niên phải
“liên hệ với các lực lượng của Chính phủ”. Điều này có nghĩa rằng muốn đưa
công tác thanh niên đạt đến kết quả như mong muốn, trước hết Đảng cần tăng
cường sự lãnh đạo và cần tổ chức sự phối hợp giữa nhiều lực lượng, cả lực lượng
của xã hội và lực lượng của Chính phủ.

 *+6# 9! :ồ đ ẫ
24
Tóm lại, từ phân tích trên đây, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên đối với
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định sự cần thiết phải tăng
cường giáo dục thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện.
- Sự tăng cường quản lý nhà nước về thanh niên luôn luôn cần thiết, đòi
hỏi sự tham gia của các cấp chính quyền, các tổ chức, đặc biệt là của Đoàn thanh
niên cộng sản với trách nhiệm là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp
của thanh niên.

1.2.3. Sự phát triển tư duy lý luận và nhận thức của Đảng ta về sự tham gia
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác
thanh niên.
Hơn 75 năm đấu tranh cách mạng, Đảng đã ban hành và lãnh đạo thực
hiện 18 chủ trương quan trọng chuyên đề về công tác thanh niên, trong đó có 5
Nghị quyết của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng; 4 Nghị quyết, chỉ thị
của Ban Thường vụ hoặc Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng; 5 Chỉ thị, Quyết
định của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đây đồng thời là quá trình phát triển tư
duy, lý luận của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên, trong đó có sự tham
gia của Đoàn TNCS vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về thanh niên và công tác thanh
niên được chia thành các giai đoạn khác nhau, căn cứ vào nhiệm vụ cách mạng
cụ thể của mỗi giai đoạn. Cụ thể :
1.2.3.1. Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về thanh niên và
công tác thanh niên, giai đoạn 1930 - 1954 :
Đây là thời kỳ xây dựng Đảng, đấu tranh giành chính quyền và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là phát
triển tổ chức Đảng, lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cùng với quá trình
đó là phát triển tổ chức thanh niên cộng sản và các đoàn thể nhân dân, làm cơ sở
25
chính trị cho chính quyền nhân dân sau này. Chủ trương lớn của Đảng ta về công
tác thanh niên tập trung chính vào việc nâng cao nhận thức về vai trò của thanh
niên và vị trí của tổ chức Đoàn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Khi giành được chính quyền và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiệm vụ
chính trị quan trọng nhất lúc này là xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền
nhân dân, dốc toàn bộ nguồn lực về người và của cho cuộc kháng chiến chống
Pháp, xây dựng cơ sở vật chất bước đầu của chế độ xã hội mới do dân làm chủ.
Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên có sự phát triển mới về lý luận,
nhận thức, đó là công tác thanh niên gắn bó chặt chẽ với các lực lượng của Chính
phủ và trong sự phối hợp với các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị dưới sự

lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện qua một số văn bản quan trọng của
Đảng về vấn đề này :
1.2.3.1.1. án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động tại Hội nghị
BCH Trung ương Đảng lần thứ nhất, tháng 10/1930. Đây là văn kiện đặt nền
móng về lý luận vận động thanh niên trong phạm trù cách mạng vô sản và về xây
dựng Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS), tổ chức thanh niên kiểu mới lần đầu
tiên xuất hiện ở nước ta. Tại Văn kiện quan trọng này, Đảng ta đã khẳng định :
"Thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng quan trọng không thể
không kể tới được". Trong văn kiện này, tuy Đảng ta chưa đề cập đến việc Đoàn
tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên (vì thực tế Ta chưa giành được
chính quyền), nhưng Đảng ta đã xác định thanh niên có vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, không thể không kể tới được.
Và do vậy, đây là đối tượng cần được tập hợp, giáo dục, được định hướng theo
Đảng, theo chế độ mới xã hội chủ nghĩa, là cơ sở nền tảng đầu tiên cho việc thiết
lập và tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với đối tượng này sau khi giành
được chính quyền và vai trò của tổ chức Đoàn trong quá trình đó.
26
1.2.3.1.2. Nội dung xây dựng Đoàn và công tác thanh niên tại Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (đó là ngày 26/3/1931, sau này
được Đảng cho lấy làm ngày thành lập Đoàn).
Trong văn kiện này, Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải lập tức thành lập
tổ chức Đoàn, coi đó là nhiệm vụ của mỗi Đảng bộ địa phương và đảng viên.
Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã phân công 1 trong 3 đ/c Thường vụ trực
tiếp phụ trách công tác thanh niên ở cấp Trung ương. Theo Nghị quyết, phát triển
tổ chức cộng sản của thanh niên là cần thiết vì đó là nơi tập hợp thanh niên, giáo
dục thanh niên, vận động và tổ chức cho thanh niên tham gia thực hiện các
nhiệm vụ của cách mạng. Sau này khi đã giành được chính quyền, Đoàn thanh
niên sẽ là lực lượng tổ chức cho thanh niên thực hiện nhiệm vụ của Đảng và
chính quyền nhân dân.
1.2.3.1.3. Nghị quyết về vận động thanh niên, ngày 28/3/1935 do Đại hội

Đảng lần thứ nhất thông qua.
Trong văn kiện này, Đảng ta khẳng định rõ thanh niên là một lực lượng
cách mạng rất lớn, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, đồng
thời chỉ rõ hơn vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản với tư cách là tổ
chức tiên tiến và là đội tiên phong của thanh niên lao động. Quan điểm xuyên
suốt này phản ảnh tính đặc thù của quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở
nước ta sau này. Bởi vì, sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức thanh niên tới một
mức nào đó sẽ đủ sức đoàn kết, tập hợp, giáo dục và vận động thanh niên thực
hiện nhiệm vụ cách mạng của Đảng và dân tộc.
1.2.3.1.4. Chỉ thị về công tác thanh vận của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng (ngày 1/9/1947).
Trong văn kiện này, bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của thanh niên và
tổ chức Đoàn, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định động viên thanh niên đồng thời
phải chú ý đến quyền lợi thiết thực của thanh niên. Đây chính là quan điểm quan
trọng khẳng định sự cần thiết phải kết hợp hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ
27
của thanh niên với tư cách là công dân trong quá trình vận động thanh niên tham
gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. Cũng trong văn kiện này, lần đầu tiên
Đảng ta chỉ ra sự cần thiết phải lập ra một cơ quan chuyên trách, trực tiếp tham
mưu về công tác thanh niên. Mặc dù đây mới là cơ quan chuyên trách của Đảng,
nhưng đã thể hiện tư tưởng về việc hình thành bộ máy chuyên trách chăm lo
công tác thanh niên bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ các tổ chức thanh niên
cộng sản. Đảng cũng đã xác định rõ một trong các nhiệm vụ của Đoàn là liên hệ
mật thiết với cơ quan chính phủ về công tác thanh niên trong bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của thanh niên.
1.2.3.1.5. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công
tác thanh vận, tháng 7 năm 1950 có tên là : "Xây dựng tổ chức thanh niên
trung kiên gần Đảng, đẩy mạnh công tác thanh vận".
Tuy đây là văn kiện của Đảng chuyên bàn về xây dựng tổ chức Đoàn
thanh niên cộng sản, nhưng Đảng ta cũng đã ít nhiều đề cập đến vai trò của tổ

chức Đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội, trong đó có công tác
thanh niên. Nói cách khác, do đặc điểm đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta,
sự quản lý đối với thanh niên lúc này chủ yếu được thực hiện thông qua tổ chức
Đoàn thanh niên, tổ chức cộng sản trẻ gần Đảng nhất.
Tóm lại, qua phân tích các chủ trương của Đảng trong thời kỳ Đảng chưa
giành được chính quyền và trong thời kỳ Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thực
dân Pháp, có thể rút ra một số nhận xét sau :
- Đảng đánh giá rất cao vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng và dân tộc. Thanh niên là đối tượng mà Đảng, Nhà nước,
các đoàn thể, nhất là là Đoàn thanh niên phải đặc biệt quan tâm chăm lo tập hợp,
giáo dục, rèn luyện, vì sự trưởng thành của thanh niên, vì sự nghiệp lâu dài của
cách mạng Việt Nam.
28
- Đảng xác định Đoàn TNCS là tổ chức hậu bị của Đảng cộng sản, đại
diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Đoàn có trách nhiệm đoàn
kết, tập hợp và giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, và để thực hiện
trọng trách quan trọng đó, Đoàn phải liên hệ chặt chẽ với lực lượng của Chính
phủ, tham gia đề đạt ý kiến của thanh niên với cơ quan nhà nước, bàn và quyết
định các vấn đề liên quan đến thanh niên
1.2.3.2. Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về sự tham gia
của Đoàn TNCS vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên, giai
đoạn 1955 - 1975.
Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta dốc sức thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống âm mưu
chia cắt đất nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên cơ sở tiếp tục
khẳng định vai trò to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng và vị trí quan trọng của Đoàn Thanh niên trong tập hợp, giáo dục thanh
niên, chủ trương chung của Đảng trong giai đoạn này là phát triển mạnh mẽ tổ
chức Đoàn và các tổ chức thanh niên khác do Đoàn làm nòng cốt chính trị, coi
đây là các tổ chức giúp Đảng và Nhà nước trong đoàn kết, tập hợp, giáo dục

thanh niên, vận động thanh niên tham gia xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,
hỗ trợ và tạo điều kiện để Đoàn tham gia tích cực vào quản lý nhà nước về thanh
niên. Sau đây là một số chủ trương đó của Đảng :
1.2.3.2.1. Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đổi tên
Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động (TNLĐ)
Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam, ngày 19/10/1955, trong
đó xác định "Xây dựng Đoàn TNLĐ thành một tổ chức thật sự có tác dụng là lực
lượng dự trữ và cánh tay của Đảng". Trong quyết định này, bên cạnh khái niệm
xây dựng lực lượng trung kiên mà Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tháng 7/1950 lần đầu tiên đã đề cập, có sự phát triển, đó là: "Củng cố
Đoàn thanh niên trung kiên gần Đảng để tích cực giúp Đảng và Chính phủ Việt
29
Nam dân chủ, cộng hoà" là nhiệm vụ cần kíp, thiết thân của các cấp uỷ Đảng .
Đảng khẳng định : Đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của các cấp chính quyền
trong quản lý thanh niên và phát huy vai trò của họ phục vụ công việc của cách
mạng. Cũng lần đầu tiên một văn kiện của Đảng khẳng định một trong các mục
đích của phát triển tổ chức Đoàn là để tích cực giúp "Chính phủ Việt Nam dân
chủ, cộng hoà" trong công tác thanh niên.
1.2.3.2.2. Chỉ thị số 49 về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận,
ngày 17/9/1957 của Ban Bí thư Trung ương Đảng bổ sung 2 điểm mới : Đoàn
TNLĐ Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu của hệ thống chuyên
chính dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo; Đoàn là tổ chức gần Đảng nhất. Từ
chỗ Đoàn là tổ chức TN trung kiên gần Đảng đến Đoàn là tổ chức rất gần Đảng
và Đoàn là tổ chức gần Đảng nhất là sự phát triển cả về lý luận và nhận thức về
thanh niên và công tác thanh niên của Đảng. Cũng trong Chỉ thị này, lần đầu tiên
Đảng ta yêu cầu : Các ngành, đoàn thể, chính quyền từ Trung ương đến các cấp
khi có vấn đề liên quan đến thanh niên cần bàn với Đoàn thanh niên; cung cấp
cho Đoàn thanh niên thêm những phương tiện hoạt động.
Có 2 điểm lưu ý là tại Chỉ thị 49, Đảng ta khẳng định " chính quyền từ
Trung ương đến các cấp khi có vấn đề liên quan đến thanh niên cần bàn với

Đoàn thanh niên" và có trách nhiệm "cung cấp cho Đoàn thanh niên những
phương tiện hoạt động", phục vụ công tác vận động thanh niên. Đây là bước
phát triển rất quan trọng về tư duy lý luận và nhận thức của Đảng ta về phát huy
vai trò của tổ chức Đoàn tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
1.2.3.2.3. Chỉ thị số 105 về tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh
niên trong tình hình mới, ngày 29/9/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Trong Chỉ thị này, Đảng ta đã nhấn mạnh đến các nội dung giáo dục toàn
diện, bồi dưỡng và phát huy thanh niên với sự tham gia của các cấp, các ngành,
trong đó có hệ thống các cơ quan nhà nước, phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến đây, tư duy lý luận và nhận thức
30
của Đảng về phát huy vai trò của tổ chức Đoàn tham gia hoạt động quản lý nhà
nước về công tác thanh niên có bước phát triển mới, trong đó đáng chú ý là việc
hình thành cơ chế phối hợp liên ngành, xã hội hoá công tác thanh niên với vai trò
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và cộng đồng trách nhiệm của các
ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục thanh niên. Đây là vấn đề rất quan trọng
trong công tác thanh niên mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
1.2.3.2.4. Nghị quyết 181 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác
vận động thanh niên (ngày 25/9/1968). Vai trò của Đoàn tham gia quản lý nhà
nước về công tác thanh niên đã được khẳng định ở tầm cao mới, đó là : "Đối với
chính quyền, Đoàn là thành phần trong hệ thống chuyên chính vô sản, có nhiệm
vụ bảo vệ, xây dựng và củng cố chính quyền; gương mẫu chấp hành chủ trương,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống mọi hành động vi phạm
pháp luật, vi phạm quyền tự do dân chủ của quần chúng. Đoàn là người đại diện
cho quyền làm chủ tập thể của quần chúng thanh niên và phát huy vai trò làm
chủ của thanh niên đối với sự nghiệp quản lý kinh tế và phát triển văn hoá của
nước nhà”.
Nghị quyết 181 ra đời đánh dấu một bước phát triển rất quan trọng về mặt
lý luận của Đảng trong xây dựng Đoàn và phát huy vai trò của tổ chức Đoàn
tham gia hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Nghị quyết cũng

khẳng định vai trò rất quan trọng của Nhà nước đối với công tác thanh niên, đó
là chăm lo tạo ra môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, phục vụ công tác thanh
niên, công tác Đoàn và sự phát triển của thanh niên.
Tóm lại, qua phân tích các chủ trương của Đảng trong giai đoạn này, khi
mà cả nước dốc sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có thể
rút ra một số nhận xét sau :
31
- Đảng rất coi trọng công tác giáo dục thanh niên trên cơ sở nhận thức
đúng vị trí và vai trò của họ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Các chủ
trương về công tác thanh niên của Đảng đều hướng vào giáo dục một lớp thanh
niên xung kích trên mọi trận tuyến, hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng.
- Công tác thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của cấp uỷ và đảng viên, mà
còn là nhiệm vụ "cần kíp" của các ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền. Đoàn
TNCS không chỉ là là tổ chức hậu bị của Đảng cộng sản, mà còn là cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân, tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của thanh
niên.
- Việc Đoàn tham gia hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên
là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và thể chế chính trị ở Việt
Nam. Các cấp chính quyền có trách nhiệm bàn bạc, cùng với Đoàn thanh niên
giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh niên và cung cấp cơ sở vật chất cần
thiết để Đoàn thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình do Đảng giao
phó.
1.2.3.3. Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về sự tham gia
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác
thanh niên, giai đoạn 1976 đến nay.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là hàn
gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp khó khăn, tình hình chính trị thế giới
có những biến động lớn, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng, tác động mạnh

đến nhận thức, tư tưởng các tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên. Các chủ
trương công tác thanh niên của Đảng trong giai đoạn này tập trung vào nhiệm vụ
giáo dục thanh niên; phát huy và đề cao sự tham gia của Đoàn vào hoạt động
quản lý nhà nước về công tác thanh niên, nhất là trong việc thể chế hoá các chủ
trương lớn của Đảng về công tác thanh niên bằng chính sách, luật pháp của Nhà
nước đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
32

×