Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục thiếu nhi và xây dựng đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.7 KB, 66 trang )

Mục lục
Phần mở đầu
I. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
IV. Phạm vi không gian nghiên cứu.
V. Phương pháp nghiên cứu.
VII. Kết quả nghiên cứu.
Phần nội dung
Thực trạng công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây
dựng Đội trong giai đoạn hiện nay
I. Một số khái niệm công cụ.
1. Đổi mới
2. Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
3. Xây dựng Đội
II. Thực trạng công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng
Đội trong giai đoạn hiện nay
1. Thực trạng công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng
1. Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống cho thiếu nhi.
2. Tổ chức các phong trào, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học tập.
3. Chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện vui chơi giải trí cho thiếu nhi
4. Phối hợp với các Bộ, ban ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội
tham gia chăm sóc, giáo dục thiếu nhi.
5. Tổ chức các phong trào chăm sóc, giáo dục thiếu nhi có hoàn cảnh
khó khăn.
6. Hội LHTN Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam tham gia công
tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
2. Thực trạng công tác xây dựng Đội
1. Chất lượng tổ chức Đội và đội viên.
2. Chất lượng và công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội
3. Công tác bồi dưỡng, phát triển đội viên lớn lên Đoàn.


4. Chất lượng công tác nhi đồng.
5. Thực trạng chất lượng phụ trách Đội
1
3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
1. Nguyên nhân.
2. Bài học kinh nghiệm
III- một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc,
giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh
vững mạnh.
1- Một số dự báo những yếu tố tác động tới công tác chăm sóc, giáo
dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội trong thời gian tới.
2- Phương châm và nguyên tắc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội:
3- Một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc,
giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững
mạnh:
3.1- Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức cho
cán bộ Đoàn, Hội, Đội, đoàn viên, thanh niên, các lực lượng xã hội về
trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi
đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh.
3.2- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của thiếu niên, nhi
đồng, trên cơ sở xây dựng nội dung chăm sóc, giáo dục phù hợp với lứa
tuổi, đối tượng, vùng miền, gắn với những chủ đề cụ thể, đồng thời tăng
cường đổi mới các phương thức hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, góp
phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh để thiếu niên, nhi đồng học
tập, rèn luyện và phát triển toàn diện.
3.4- Củng cố, xây dựng Đội TNTP Hồ CHí Minh vững mạnh,
xứng đáng là đội dự bị tin cậy bổ sung lực lượng thường xuyên cho
Đoàn và là lực lượng chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng trong và
ngoài nhà trường.

2
Phần mở đầu
I. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu.
Là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, được Bác Hồ sáng lập, lớn lên cùng
với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trải qua hơn 60 năm thành lập và phát
triển, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp
giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho các thế hệ măng non đất nước. Rất
nhiều lớp đội viên đã trưởng thành qua môi trường giáo dục, rèn luyện của Đội,
trở thành những lớp đoàn viên, rồi lớp Đảng viên như một quá trình tất yếu của
quy trình đào tạo lực lượng cách mạng cho Đảng.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước, công tác Đội và phong trào thiếu nhi đã và đang có những bước
phát triển mới trên cả hai mặt số lượng và chất lượng. Về mặt quy mô, tổ chức
Đội ngày càng được mở rộng với gần 9 triệu nhi đồng, 16 triệu thiếu niên và
hơn 22.000 giáo viên Tổng phụ trách trong nhà trường và hàng vạn đoàn viên,
thanh niên làm công tác phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư. Hoạt động Đội
được quan tâm đầu tư đã có những đổi mới, sáng tạo đi vào chiều sâu và đạt
kết quả tích cực. Chất lượng công tác Đội trong trường học được nâng lên, hoạt
động thiếu nhi ở địa bàn dân cư có tiến bộ, góp phần tạo ra môi trường chăm
sóc và giáo dục thiếu nhi, bồi dưỡng để bổ sung lực lượng thường xuyên cho
Đoàn.
Trong những năm qua, Ban Bí thư, Ban Thường vụ, Ban chấp hành
Trung ương Đoàn đã có nhiều chủ trương, nghị quyết nhằm đẩy mạnh công tác
chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội. Nhằm tạo chuyển biến
trong nhận thức và hoạt động của các cấp bộ Đoàn trong công tác chăm sóc,
giáo dục thiếu nhi, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá VII đã ban hành
Nghị quyết 10 về “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi
3
đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2000 – 2005”. Trong nửa
nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII vừa qua, việc triển khai Nghị

quyết đã thu được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động của tổ chức Đội, vai trò và vị thế của tổ chức Đoàn trong công tác chăm
sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và thuận lợi đó, hiện tại công tác Đội
và phong trào thiếu nhi cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách
thức. Trước sự vận động nhanh chóng của điều kiện xã hội, nhu cầu của thiếu
nhi, một số nội dung, hình thức hoạt động Đội do không bắt kịp đã trở nên lạc
hậu, tổ chức Đội ở nhiều nơi còn yếu, chất lượng hoạt động thấp. Thực tế cho
thấy, hoạt động chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội vẫn
được triển khai thường xuyên tại các cấp, tuy nhiên việc đánh giá, đổi mới nâng
cao hiệu quả hoạt động còn hạn chế, dẫn đến các hoạt động đi theo lối mòn,
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thiếu nhi. Xuất phát từ thực tế đó, việc
triển khai chuyên đề khoa học “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc
giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội” là rất cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn
cao. Bên cạnh đó, chuyên đề được triển khai gắn với tổng kết thực hiện Nghị
quyết 10 phục vụ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 14 tháng
1/2006.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác chăm sóc giáo dục
thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi
đồng và xây dựng Đội trong hoàn cảnh hiện nay: thuận lợi, khó khăn; nguyên
nhân và những yếu tố phát sinh.
4
- Xây dựng, đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.

- Thực trạng công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng
Đội.
- Những giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục
thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội.
2. Khách thể nghiên cứu:
Chuyên đề chọn khách thể nghiên cứu theo 4 nhóm chính sau:
 Nhóm cán bộ lãnh đạo làm công tác chỉ đạo Đoàn, Đội các cấp.
 Nhóm cán bộ, lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo nhà trường.
 Nhóm giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường.
 Nhóm cán bộ chỉ huy Đội, phụ trách Sao; đội viên, thiếu niên nhi
đồng trong nhà trường và ở địa bàn dân cư.
IV. Phạm vi không gian nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề được tập trung theo các trong điểm tại
3 miền: Bắc, Trung, Nam. Mặt khác, thông qua các hoạt động hội thảo và tập
huấn hàng năm do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức, Ban chủ nhiệm đề tài đã
khai thác tư liệu, phỏng vấn và lấy thông tin của các đơn vị Hội đồng Đội trên
toàn quốc.
V. phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
5
Chuyên đề tập trung phân tích tài liệu, thống kê, báo cáo khoa học có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu.
2. Phương pháp chuyên gia:
- Tổ chức hội thảo, toạ đàm, trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về những vấn
đề liên quan tới chủ đề nghiên cứu.
- Triển khai trao đổi, thảo luận các nội dung nghiên cứu của chuyên đề
gắn với các hoạt động chuyên môn của Hội đồng Đội Trung ương
VII. Kết quả nghiên cứu.
1. Sản phẩm khoa học:
- Hệ thống các giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc

giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội.
2. Sản phẩm cụ thể:
- Một báo cáo khoa học của chuyên đề với độ dài 60 trang.
6
Phần nội dung
Thực trạng công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng
Đội trong giai đoạn hiện nay
I. Một số khái niệm công cụ.
1. Đổi mới
“Đổi mới” theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như ý chủ biên là thay
đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước
1
. Được sử dụng phổ
biến gắn với công cuộc đổi mới đất nước, mở cửa kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm đổi mới thông thường được hiểu theo nghĩa
triệt để là làm thay đổi căn bản một sự vật hiện tượng, mang đến cho nó nội
dung và chất lượng mới. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài, khái niệm “đổi mới”
được vận dụng một cách linh hoạt, đổi mới mang nghĩa kế thừa làm cho tốt hơn
chứ không phải thay đổi hoàn toàn. Đổi mới hoạt động Đội được tiến hành dựa
trên cơ sở kế thừa kết quả của công tác Đội và phong trào thiếu nhi đạt được
trong những năm qua, vận dụng xây dựng các giải pháp triển khai phù hợp với
tình hình mới. Thực chất đổi mới ở đây mang hàm nghĩa nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh hướng dẫn
thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấu để trở thành người công dân
tốt của đất nước, người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chăm sóc,
giáo dục thiếu nhi của Đoàn được thể hiện qua nhiều nội dung, hình thức khác
nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của chuyên đề nghiên cứu, gắn với nội dung
1

i t i n ti ng Vi t. Đạ ừđ ể ế ệ Nxb V n hoá Thông tin 1998.ă
7
tổng kết Nghị quyết 10, chuyên đề tập trung làm rõ một số nội dung của Đoàn
tham gia chăm sóc, giáo dục thiếu nhi như sau:
- Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống cho thiếu nhi.
- Tổ chức các phong trào, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học tập.
- Chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện vui chơi giải trí cho thiếu nhi
- Phối hợp với các Bộ, ban ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội
tham gia chăm sóc, giáo dục thiếu nhi.
3. Xây dựng Đội
Nghị quyết 10 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ VII “Về
tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội
TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 - 2005” xác định công tác xây dựng Đội
được thực hiện thông qua một số nội dung sau:
 Nâng cao chất lượng tổ chức Đội và đội viên.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội
 Bồi dưỡng, phát triển đội viên lớn lên Đoàn.
 Củng cố nâng cao chất lượng công tác nhi đồng.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội
II. Thực trạng công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng
Đội trong giai đoạn hiện nay
1. Thực trạng Công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng
1.1 Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống cho thiếu nhi.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đoàn THCS Hồ Chí Minh là
giáo dục đạo đức, lối sống cho thiếu nhi, giúp các em hình thành niềm tin, lý
tưởng và đạo đức cách mạng, định hướng trở thành những công dân có ích của
8
đất nước. Trong những năm qua hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục
truyền thống quê hương đất nước cho thiếu nhi được các cấp bộ Đoàn đặc biệt
quan tâm. Từ Trung ương đến cơ sở được tập trung chỉ đạo với nhiều nội dung,

hình thức phong phú góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thiếu nhi trong và
ngoài nhà trường.
Công tác giáo dục truyền thống được tổ chức với nhiều hình thức hấp dẫn
mạng ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhân các ngày lễ lớn trong năm của Đảng,
Đoàn, Hội, Đội, của đất nước, dân tộc. Nhiều phong trào, như: Phong trào
“Hành trình về nguồn”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Những địa chỉ tình nghĩa”,
phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “áo lụa tặng bà”,
“Vì điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc”, công tác “Trần Quốc Toản”, được tổ
chức thường xuyên, liên tục ở các địa phương, cơ sở thu hút đông đảo thiếu nhi
tham gia, với những việc làm cụ thể, thiết thực: Thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ,
Đoàn, Hội, Đội nhân các ngày lễ, như: cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi
với Bác Hồ”, “Đội Thiếu niên tiền phong của chúng em”, “990 năm - Chủ
nhân Thăng Long”, “300năm thành phố của chúng em” tham gia cuộc thi
“Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước phôn vinh tiến vào thế kỷ 21”; toạ
đàm, nói chuyện truyền thống, gặp mặt các nhân chứng lịch sử; tổ chức thăm
quan các khu di tích lịch sử; thăm, tặng quà, giúp đỡ các gia đình thương binh
liệt sỹ, nhận đỡ đầu các mẹ Việt Nam anh hùng; tu sửa các đài tưởng niện,
nghĩa trang liệt sỹ, Đặc biệt là nhân dịp kỷ niện 50 năm chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ, 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, 60
năm nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam, cuộc thi “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh –
70 năm công hiến và trưởng thành”, “Âm vang điện biên”.
Giáo dục đạo đức, lối sống được đặc biệt coi trọng. Với mục tiêu giáo dục
toàn diện cho thiếu nhi và nâng cao chất lượng đội viên, các hoạt động giáo dục
đạo đức, lối sống cho thiếu nhi được tổ chức sâu rộng với nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, nội dung hấp dẫn, phù hợp với thiếu nhi, cụ thể như: Phát
9
động, duy trì và nhân rộng các phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu “Luật An toàn giao thông”, “Những điều cần cho sự
sống”, “Bảo hiểm với chúng em”, phát động phong trào đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông, phong trào “Vì màu xanh quê hương”, “Ngày thứ bảy tình

nguyện”, “Chủ nhật xanh”, “Kỳ nghỉ hồng”, phong trào thiếu nhi tham gia
phòng chống tệ nạn xã hội. Thông qua các hoạt động cụ thể “Vì thành phố sạch
đẹp, văn minh”, “Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững”, hưởng ứng “Tuần lễ
nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Ngày matuý thế giới”, thành lập các hòm
thư tố giác “Địa chỉ đen”, “Hòm thư cứu ban”, “Vì bạn bè”; thành lập và duy
trì hoạt động của các đội Tuyên truyền măng non, đội Cờ đỏ, xây dựng các
chương trình phát thanh măng non, Hiện nay, cả nước có 17.136 đội Tuyên
truyền măng non.
Các hoạt động giáo dục tình cảm thầy trò, tình thương bạn bè, tôn trọng lễ
phép với người lớn; tinh thần tương thân, tương ái và ý thức cộng đồng được
duy trì thường xuyên thông qua các cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”; tích cực
hưởng ứng “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn”. Nhiều mô
hình mới, cách làm hay được triển khai, như: Phong trào “Tấm áo tặng bạn”,
“áo lụa tặng bà”; xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo”; phong trào “Nuôi heo đất”;
tổ chức Chương trình văn nghệ với chủ đề “Vòng tay nhân ái”,…
Bên cạnh các hoạt động, phong trào, công tác giáo dục cho thiếu nhi còn
được triển khai thông qua nhiều hình thức như các kênh sách báo, phát thanh
cho thiếu nhi. Trong những năm qua số lượng sách báo, xuất bản phẩm dành
cho thiếu nhi ngày càng gia tăng với nội dung ngày càng thiết thực, gần gũi với
nhu cầu của thiếu nhi, qua đó góp phần giáo dục, định hướng hình thành nhân
cách cho thiếu nhi. Những con số thống kê những năm gần đây cho thấy số
lượng đầu sách và tủ sách dành cho thiếu nhi ngày càng tăng cả về số lượng và
chất lượng, các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho thiếu nhi cũng có
sự gia tăng đáng kể.
10
B1. Sách thiếu nhi
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tủ sách thiếu nhi
(Số lượng)
5047 5231 5322 5434 5527 5598

Sách thiếu nhi
(Đầu sách)
1230 1321 1432 1451 1449 1502
B2. Phát thanh thiếu nhi từ năm 2000-2005
Chương trình Số lượng
Chương trình phát thanh Vì trẻ em Việt Nam 765
Chương trình phát thanh Diễn đàn khát vọng 435
Chương trình phát thanh Người bạn thân thiết của tuổi thơ 357
Bản tin Tiếng nói tuổi thơ 120000
Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ 7
- Nhà xuất bản Kim Đồng: 1 tháng 60 đầu sách truyện.
- Báo Thiếu niên: phát hành 1 tuần 2 kỳ 12.000 tờ/kỳ.
- Báo Nhi đồng: phát hành 10.000đ tờ/tuần
- Báo thiếu niên dân tộc: phát hành 2 kỳ/tháng.
- Báo Hoa Học Trò: phát hành 500.000đ/kỳ/tuần.
1.2. Tổ chức các phong trào, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học tập.
Với phương châm “Học mà vui, vui mà học” các phong trào, các hoạt
động hỗ trợ học tập cho thiếu nhi được tổ chức sôi nổi với nhiều hình thức sáng
tạo. Nhiều phong trào được hình thành, như: Phong trào “Vượt khó yêu khoa
học”, “Vượt khó học tốt”, được các tỉnh, thành quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh
11
qua các năm học, tạo các đợt thi đua sôi nổi gắn với các ngày lễ lớn góp phần
giáo dục ý thức học tập, khích lệ tinh thần ham hiểu biết của đội viên, thiếu
niên; nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. Các hoạt động hỗ trợ học
tập, như: Ngày hội “Khám phá Internet”, “Giỏi toán tuổi thơ”, “Hương sắc
học trò”, ”hành trình khoa học”, “Hội thi tin học trẻ không chuyên hàng
năm”, thi hùng biện, kể chuyện Anh ngữ được tổ chức liên tục với nhiều nội
dung phong phú, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Gắn với việc phát động
các phong trào thi đua, các cơ sở đã chú ý chỉ đạo thành lập các mô hình học
tập, như: Các câu lạc bộ học tập, câu bộ môn học, câu lạc bộ sở thích, nhóm học

chung, “Đôi bạn cùng tiến”, tổ chức các đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Hoa
điểm mười”, “Hoa điểm mười tặng cô”, “Sao chiến công”, “Tuần học tốt hay,
giờ học tốt”, “Kính vạn hoa”; gặp gỡ, biểu dương thiếu nhi có hoàn cảnh khó
khăn vươn lên học tốt, các điển hình tiên tiến trong học tập, mở các chuyên mục
giới thiệu các gương thiếu nhi học giỏi, chăm ngoan trên hệ thống báo, đài góp
phần tạo không khí thi đua sôi nổi trong học tập của thiếu nhi cả nước. Bên
cạnh đó, từ Trung ương đến địa phương đã thành lập và duy trì các quỹ khuyến
học, khuyến tài hỗ thiếu nhi học tập: Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó, Quỹ hỗ trợ
Tài năng trẻ, Học bổng Đôrêmon, Học bổng Vừ A Dính, giải thưởng Kim
Đồng, Cùng với các cuộc vận động, các phong trào hành động cách mạng đã
giúp cho thiếu nhi cả nước có cơ hội được học tập, như Cuộc vận động “Vòng
tay bè bạn”; “Vì đàn em thân yêu”; phong trào “Thanh niên tình nguyện” mà
đỉnh cao là Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyên hè hàng
năm”; “ánh sáng văn hoá hè”, “Khăn hồng tình nguyện”; “Vượt khó và giúp
bạn vượt khó”, tổ chức các lớp học tình thương, vận động quyên góp ủng hộ các
thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Các hoạt động và phong trào trên đã có tác dụng tích cực trong việc
khuyến khích, động viên thiếu niên hăng hái thi đua học tập, nâng cao trình độ,
kết hợp định hướng học mà chơi, chơi mà học, giúp các em thiếu nhi có điều
12
kiện tìm hiểu những lĩnh vực, kiến thức mới. Đặc biệt thông qua các phong trào
trên đã tích cực hỗ trợ thiếu nhi các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
có điều vui chơi, học tập.
1.3. Chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện vui chơi giải trí cho thiếu nhi
Xuất phát từ nhiệm vụ bồi dưỡng và dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu,
trong những năm qua Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn quan tâm đầu tư và dành
nguồn lực cho công tác vui chơi giải trí trẻ em. Thực hiện mục tiêu giúp thiếu
nhi phát triển toàn diện, trong những năm qua các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
cho thiếu nhi được tổ chức triển khai thực hiện với nhiều nội dung phong phú,
đa dạng ở các cấp. Đặc biệt là phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ

vĩ đại thông qua các hoạt động, như: “Hội khoẻ Phủ Đổng”; “Ngày hội măng
non vui khoẻ”; tổ chức các giải thi đấu thể thao bóng bàn, cầu lông, bóng đá
mini, bơi lội, điền kinh, võ thuật, đồng diễn thể dục, tổ chức các trò chơi dân
gian,…
Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em được tổ chức thường xuyên,
đặc biệt là tổ chức các đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em,
tư vấn, hướng dẫn các em giữ giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ Đảng,
Chính quyền các địa phương, đơn vị hệ thống cung, nhà thiếu nhi, điểm vui
chơi liên tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, vui chơi,
giải trí, phát triển năng khiếu và rèn luyện phát triển thể lực của thiếu nhi. Tính
đến nay, cả nước có 300 nhà thiếu nhi, trong đó cấp tỉnh 56 nhà thiếu nhi, cấp
huyện có 254 nhà thiếu nhi, 1 Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung
ương, điểm vui chơi cho trẻ em thu hút hàng triệu lượt thiếu nhi đến tham gia
sinh hoạt. Nhiều hoạt động được tổ chức hàng năm với nội dung phong phú và
hấp dẫn như: Liên hoan các nhà thiếu nhi, Liên hoan “Tiếng khèn Đội ta”,
“Búp sen hồng”, “Bông Mai vàng”; các giải thể thao; các hội diễn; hội thi vẽ
tranh; các lớp năng khiếu,…Riêng hệ thống Cung, Nhà thiếu nhi trung bình mỗi
13
ngày thu hút 5 vạn thiếu nhi tham gia sinh hoạt. Cùng với sự phát triển của hệ
thống Cung, Nhà thiếu nhi, điểm vui chơi tại cộng đồng cũng quan tâm đầu tư
cả về số lượng và chất lượng hoạt hoạt động. Qua đó, nhiều hoạt động bổ ích
được tổ chức cho thiếu nhi như: Hội trại hè, hội thi sáng tác, thi đấu thể thao,
hội thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ”,…
B3. Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu nhi
Năm học Các cuộc thi do TƯ tổ chức Cuộc thi, hội diễn,
hội thao tại cơ sở
Tìm
hiểu
Vẽ Búp

sen
hồng
Thể dục
thể thao
Số em
tham gia
Số cuộc Số em
tham gia
2000-2001 1 2 1 1 357322 152 67281
2001-2002 1 1 1 1 379453 238 97682
2002-2003 1 2 1 1 421255 218 101002
2003-2004 1 2 1 1 445266 245 134545
2004-2005 1 2 1 1 478990 321 246745
Hiện nay cả nước có hơn 300 Cung, Nhà thiếu nhi, phần lớn được xây
dựng ở các địa điểm thuận lợi như trung tâm thành phố, thị xã, các trục giao
thông quan trọng hoặc bên các bờ hồ, bờ sông có cảnh quan đẹp. Một trong
14
những nhiệm vụ chủ yếu của các Cung, Nhà thiếu nhi là tổ chức các hoạt động
vui chơi, giải trí góp phần tập hợp giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng năng khiếu
cho thiếu nhi. Trong những năm qua Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung
ương đã chỉ đạo các Nhà thiếu nhi đã tích cực đầu tư cho tổ chức hoạt động vui
chơi cho thiếu nhi. Phần lớn các nhà thiếu nhi được đầu tư trang thiết bị phục vụ
vui chơi giải trí thiếu nhi từ các thiết bị thông thường như: bập bênh, cầu trượt
đu quay, tầu hoả, ô tô điện, trò chơi điện tử, con giống điều khiển bằng điện cho
đến các thiết bị hiện đại hơn như máy tính, nối mạng. Một số Nhà thiếu nhi tuy
thiếu vốn đầu tư vui chơi, nhưng đã chủ động liên doanh, liên kết với các tổ
chức doanh nghiệp, tổ chức vui chơi ; trượt patanh, đu quay, trò chơi điện tử…
Các Nhà thiếu nhi nhân ngày lễ lớn của đất nước, đã tổ chức tốt các hoạt động
vui chơi như bóng đá, bóng bàn, cờ vua, cầu lông; tổ chức các trò chơi dân tộc
như kéo co, ném còn, nhảy dây, chạy tiếp sức Một số Nhà thiếu nhi đã thường

xuyên tổ chức cho cán bộ phụ trách, thiếu nhi tham quan, du lịch, dã ngoại và tổ
chức đội tuyên truyền măng non, đội văn nghệ phục vụ thiếu nhi các huyện
vùng sâu, vùng xa; thiếu nhi nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động của Nhà thiếu
nhi đã tập trung thực hiện tốt công tác rèn luyện, bồi dưỡng năng khiếu thiếu
nhi. Các Nhà thiếu nhi đã tích cực mở rất nhiều loại hình lớp năng khiếu, bình
quân 10-20 loại hình. Đối với nhà thiếu nhi quy mô lớn mở 40-50 loại hình cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học tương đối đồng bộ. Bộ môn bóng đá, tin học, ngoại
ngữ được các em thích học, đặc biệt là bộ môn kèn đã phát triển phục vụ đắc
lực cho hoạt động Đội và sinh hoạt chính trị địa phương được chính quyền đầu
tư, xã hội ủng hộ ảnh. Hàng năm các Nhà thiếu nhi tổ chức hàng ngàn lớp năng
khiếu với hàng chục ngàn thiếu nhi theo học. Chất lượng giảng dạy của các Nhà
thiếu nhi không ngừng được cải thiện, nâng cao; hầu hết giáo viên, cộng tác
viên gắn bó thực sự tâm huyết, yêu trẻ, có trình độ chuyên môn sư phạm vững
vàng, dạy học có giáo án, lịch dạy cụ thể đã thu hút các em say mê học tập,
15
tham gia các cuộc thi văn hoá, nghệ thuật, TDTT… ở địa phương, khu vực,
trung ương và quốc tế đạt giải cao, đã phát hiện bồi dưỡng, cung cấp nhiều tài
năng cho địa phương và các trường chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi chung đó, công tác tổ chức các hoạt
động vui chơi, giải trí cho thiếu nhi thông qua hệ thống các Cung, Nhà thiếu nhi
còn gặp không ít khó khăn. Hệ thống nhà thiếu nhi chưa phát huy khả năng và
phạm vi hoạt động, hầu hết chỉ tập trung ở vùng đông dân có điều kiện hoạt
động thuận lợi, kinh tế phát triển. Tại các vùng sâu, vùng xa kinh tế chậm phát
triển, hoạt động của hệ thống nhà thiếu nhi chưa có tác dụng cao, đặc biệt là
trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí đáp ứng yêu cầu thiếu nhi. Cơ
sở vật chất cho nhà thiếu nhi hoạt động còn nghèo, nhiều nhà thiếu nhi không
có thiết bị vui chơi, giáo dục năng khiếu. Trừ một số nhà thiếu nhi ở thành phố,
thị xã, nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của các nhà thiếu nhi
đều thiếu. Bên cạnh đó, một số nhà thiếu nhi quản lý yếu, cơ sở vật chất xuống

cấp nghiêm trọng, thậm chí sử dụng một phần nhà thiếu nhi làm dịch vụ kiếm
lời. Đội ngũ cán bộ nhà thiếu nhi chưa kịp kiện toàn, còn thiếu và yếu: cán bộ
nhà thiếu nhi cấp huyện còn thiếu nhiều, đa số phải kiêm nhiệm; không ít cán
bộ chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệm vụ công tác Đội, văn hoá thể thao,
công tác quản lý cán bộ nhà thiếu nhi.
1.4. Phối hợp với các Bộ, ban ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội
tham gia chăm sóc, giáo dục thiếu nhi.
Thực hiện trách nhiệm của tổ chức trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu
niên nhi đồng, những năm qua các cấp bộ Đoàn đã chủ động phối hợp với các
cấp các ngành đoàn thể các tổ chức xã hội tạo sức mạnh tổng hợp trong công
tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Phối hợp với Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công an, Bộ Lao
động – Thương binh – Xã hội, Ban chỉ đạo Quốc gia về NSVSMT, Uỷ ban
BVCSGĐTE Việt Nam tổ chức thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ, chăm
16
sóc trẻ em. Đặc biệt, các cấp bộ đã chủ động phối hợp với Uỷ ban Mặt trận các
cấp triển khai thực hiện phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo
hiền”. Tổ chức tuyên dương gặp mặt, tặng quà các tấm gương hiếu thảo, bình
chọn gia đình 3 thế hệ, thành lập CLB “Ông kể cháu nghe”… đồng thời tổ chức
các phong trào xây dựng “Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”, “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”…phòng chống xâm hại trẻ
em.
Phối hợp với các Bảo hiểm Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong…tổ
chức xét duyệt và trao các giải thưởng, quỹ học bổng, như: Giải thưởng Kim
Đồng, cho cán bộ Chỉ huy Đội giỏi toàn quốc, học bổng Vừ A Dính, học bổng
Đôrêmon,…
Đặc biệt, trong “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” công
tác phối hợp giữa các cấp các ngành càng trở nên chặt chẽ, phát huy được sức
mạnh tổng hợp trong công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phối
hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn cơ

sở phối hợp với Đoàn thanh niên và các nghành triển khai, thực hiện cuộc vận
động “ Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” gắn với phong trào
“ Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” và cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”. Tập trung mở các đợt vận
động quyên góp, tổ chức các đợt thăm, tặng quà cho trẻ em đặc biệt khó khăn.
Phối hợp với Uỷ ban BVCSTE Việt Nam tham mưu cho Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chương trình hành động Quốc gia
vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010; quyết định về “Ngày gia đình Việt
nam”; ban hành chỉ thị về tổng kết 10 năm thi hành luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em ; quyết định 134 về chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt giai đoạn 1999- 2002. Nhân "Tháng hành động vì trẻ em và Ngày
Gia đình Việt nam, UBBVCSTE các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động phong
phú như: Tổ chức hội thi “ Nhà sáng tạo tí hon”, tìm hiểu luật BVCSGDTE,
17
tổ chức các hoạt động phẫu thuật mắt, môi cho trẻ em như; tổ chức gặp gỡ
biểu dương các gia đình tiêu biểu; đầu tư hỗ trợ nâng cấp các tụ điểm vui
chơi; tổ chức các hoạt động vận động gây quỹ bảo trợ trẻ em, các đợt thăm
tặng quà cho trẻ em đặc biệt khó khăn.
Phối hợp với Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai
các hoạt động phòng chống tệ nạn xâm hại trẻ em và giải quyết tình trạng trẻ
em lang thang cơ nhỡ đồng thời tổ chức mở các trung tâm tư vấn, các lớp học
nghề dành cho trẻ em đặc biệt khó khăn ở các địa phương.
Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, ngành Y tế, Giáo dục phối hợp với các
tổ chức quốc tế tổ chức các đợt khám chữa bệnh (chương trình vì nụ cười,
phẫu thuật mắt ) phát thuốc miễn phí, tặng phương tiện đi lại cho trẻ em tàn
tật, trẻ em nhiễm chất độc da cam, mở các lớp học nghề, cơ sở sản xuất tăm
tre, may mặc, mở các lớp học tình thương, học văn hoá cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
Phối hợp với Ngành Công an tăng cường các hoạt động kiểm tra giám
sát, đấu tranh ngăn ngừa tình trạng xâm hại trẻ em và chăm sóc, giáo dục trẻ

em làm trái pháp luật, trẻ em nghiện hút ma tuý; phối hợp với các ngành mở
các lớp học tình thương, tiến hành các hoạt động giáo dục thiếu nhi chậm
tiến tại cộng đồng.
Phối hợp với các ngành Tư pháp, Hội Cựu Chiến binh, Nông dân, Phụ
nữ, Liên đoàn lao động tổ chức nhiếu chương trình, hoạt động thiết thực góp
phần chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
Bên cạnh đó Đoàn thanh niên cũng phối hợp với các cấp. Ngành trong việc
thực thi và giám sát thực thi Công ước quốc tế quyền trẻ em, Luật Bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Đơn cử như thông qua các hoạt động phối hợp, các hình
thức tuyên truyền đa dạng của thiếu nhi đã góp phần tích cực trong việc tuyên
truyền về các nội dung như quyền trẻ em, nước sạch vệ sinh môi trường, an
18
toàn thực phẩm Thông kê cho thấy 5 năm trở lại đây, số các Đội tuyên truyền
măng non của thiếu nhi đã có sự gia tăng nhanh chóng, từ 15.476 đội năm 2000
tăng lên 19021 đội trong năm 2005, số trẻ em tham gia tuyên truyền về quyền
trẻ em lên tới 152.167 em.
B4. Đội tuyên truyền Măng non
Năm Số lượng Đội Số em tham gia
2000 15476 186550
2001 16988 194754
2002 17428 234686
2003 18231 245768
2004 18456 347885
2005 19021 401225
B5. Câu lạc bộ Quyền trẻ em.
Năm Số Câu lạc bộ Số em tham gia Số lượt em được
tuyên truyền
1997 16 316 74.900
1998 21 424 94.200
1999 27 578 108.700

2000 30 624 137.800
2001 32 654 150.985
2002 33 688 152.467
1.5. Tổ chức các phong trào chăm sóc, giáo dục thiếu nhi có hoàn cảnh
khó khăn.
* Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chăm sóc thiếu nhi, Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”,
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà
nước ban hành nhiều văn bản về cơ chế, chính sách, triển khai nhiều chương
19
trình, dự án quan trọng nhằm chăm lo cho thiếu nhi, như: tham gia sửa đổi Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban
hành kế hoạch số 40 về đẩy mạnh cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”. Hưởng
ứng cuộc vận động các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội được triển khai thực hiện với
nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với nhu cầu của thiếu nhi, hình
thành nhiều phong trào nhánh, các câu lạc bộ thu hút đông đảo cán bộ, đoàn
viên, hội viên, đội viên, thanh niên và các em thiếu nhi nhiệt tình hưởng ứng,
như: Phong trào “Phụ trách tình nguyện”, “Vì trẻ em”, “Ngày thứ bảy tình
nguyện”, “Ngày vì đàn em”, các câu lạc bộ, đội, nhóm “Thanh niên tình nguyện
vì trẻ em”, các điểm chăm sóc trẻ em trong mùa lũ tại đồng bằng Sông Cửu
Long được tổ chức sôi nổi, rộng khắp ở các địa phương, cơ sở với những việc
làm cụ thể, thiết thực, như: Xây dựng các công trình vì đàn em thân yêu, nhận
đỡ đầu, chăm sóc trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thu thập
chữ ký ủng hộ nạn nhân và trẻ em nhiễm chất độc da cam; tham gia vận động trẻ
em bỏ học trở lại trường, trẻ em lang thang cơ nhỡ trở về với gia đình; phối hợp
tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; tổ chức các lớp ánh
sáng văn hoá hè; tặng quà cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Tính từ năm 2000 đến
nay cả nước đã xây dựng được 37.747 công trình “Vì đàn em thân yêu” với trị
giá 35.495 triệu đồng; tổ chức 601.456 lượt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc

miễn phí cho thiếu nhi.
B6. Số công trình vì đàn em thân yêu
20
1139
3005
21790
6090
5763
0
5000
10000
15000
20000
25000
2000-
2001
2001-
2001
2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
Sè c«ng tr×nh
Trong những năm gần đây, cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” đã có
nhiều khởi sắc với những nội dung hình thức phong phú, ngày càng đáp ứng
nhu cầu của thiếu nhi. Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã chủ
động tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản về cơ chế, chính
sách, triển khai nhiều chương trình, dự án quan trọng thúc đẩy công tác Đội và

phong trào thiếu nhi: tham gia sửa đổi Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Hội đồng Đội Trung ương đã tham mưu Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban
hành kế hoạch số 40 về đẩy mạnh cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu" với
nhiều nội dung, hình thức cụ thể đáp ứng nhu cầu thực tế phong trào.
B7. Số liệu chăm sóc, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Năm
học
Câu lạc
bộ/nhó
m học
tốt
Lớp học tình
thương
Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó
Số
lớp
Số học
sinh
Cấp trung
ương
Cấp cơ sở
Xuất
đã
trao
Trị
giá
(triệu
đồng
)
Học

bổng
Xuất
quà
Số em
được
giúp
Trị
giá
(triệu
đồng)
2001 16698 1578 86974 700 140 72655 112041 171879 7974
2002 26410 1951 97553 780 156 73241 113441 181052 8967
2003 26511 1935 96755 1023 207 82345 145654 185678 8954
2004 27100 2034 101235 1324 211 84765 156703 184598 12311
2005 27456 2113 112078 1256 224 87239 161067 187290 11567
21
Công tác vận động giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn tiếp tục được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu. Hầu hết các đơn vị tỉnh
thành đã tổ chức các hoạt động như: ký kết giao ước thi đua, kết nghĩa các liên,
chi đội; trao học bổng, tặng quà và phương tiện hoạt động Đội; nhận đỡ đầu,
chăm sóc trẻ tàn tật, thu thập chữ ký ủng hộ nạn nhân và trẻ em nhiễm chất độ
màu da cam; tham gia vận động trẻ em bỏ học trở lại trường, trẻ em lang thang
cơ nhỡ về với gia đình; phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
dục thể thao, vui chơi giải trí
Các cấp bộ Đoàn đã tập trung xây dựng lực lượng làm công tác Đội: kiện
toàn, củng cố Hội đồng Đội các cấp; đào tạo bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ,
công tác Đội và công tác trẻ em; quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan
chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội. Đến nay 100% các tỉnh,
thành đã có phụ cấp chế độ cho giáo viên Tổng phụ trách Đội. Một số tỉnh,
thành đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết chế độ phụ cấp cho cán

bộ phụ trách Đội ở địa bàn dân cư, cán bộ chỉ huy Đội.
Phong trào "Phụ trách tình nguyện" hưởng ứng cuộc vận động "Vì đàn
em thân yêu" do Trung ương Đoàn phát động đã được các cấp triển khai cụ thể
bằng những chương trình phù hợp, với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy
động các nguồn lực phục vụ cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở các địa
phương. Từ năm 2004 đến nay, toàn quốc đã xây dựng 709 công trình trị giá 10
tỷ 157 triệu đồng; mở 1.764 lớp học tình thương với 42.709 em tham gia.
Những kết quả trên đã thể hiện sinh động tinh thần tình nguyện, sự cố gắng, nỗ
lực, sự quan tâm của lực lượng phụ trách Đội giành cho lớp đàn em. Cả nước có
hàng ngàn các đồng chí giáo viên - tổng phụ trách đạt danh hiệu giáo viên giỏi
các cấp; 2.506 đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Toàn quốc đã mở được 9.540 lớp tập huấn từ cấp liên đội đến cấp tỉnh,
thành cho 26.895 lượt cán bộ phụ trách Đội các cấp, 175.677 cán bộ Chỉ huy
đội, 243.567 phụ trách Sao Nhi đồng. Nhiều tỉnh, thành đã chú trọng việc trang
22
bị tài liệu nghiệp vụ, tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, toạ đàm, tổ chức các
hoạt động dã ngoại, giao lưu, hội thảo chuyên đề, hội trại viết sáng kiến kinh
nghiệm trong đội ngũ phụ trách thiếu nhi. Nhiều tỉnh, thành đã biên tập cuốn
cẩm nang nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi mang đặc thù của dịa
phương trang bị cho đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi các cấp. Các mô hình
"Phụ trách thiếu nhi" CLB "Phụ trách giỏi", "Những người phụ trách tình
nguyện", tiếp tục được duy trì nhân rộng ở các địa phương.
Phong trào tình nguyện "Vì trẻ em" được các cấp bộ Đoàn tổ chức có
hiệu quả thông qua các hoạt động "Phụ trách tình nguyện", "Ngày thứ bảy tình
nguyện", "Ngày vì đàn em", các chiến dịch "Mùa hè xanh", "Mùa hè tình
nguyện", "ánh sáng văn hoá" Mô hình tổ chức các điểm chăm sóc trẻ em
trong mùa lũ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các loại hình sinh hoạt
CLB của các đội, nhóm, CLB "Thanh niên tình nguyện vì trẻ em" được tổ chức
sôi nổi, rộng khắp ở các địa phương.
* “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn”

Thực hiện Chỉ thị số 02/2001/CT-TTg ngày 9/3/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về triển khai “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” 2001 –
2002, với vai trò được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, tổ chức thực hiện
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đề ra Chương trình hành động của
Đoàn Thanh niên thực hiện cuộc vận động và chủ động phối hợp với các cấp,
các ngành triển khai thực hiện cuộc vận động. Sau hai năm triện khai thực hiện
đã thu được những kết quả đáng phấn khởi.
Công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em đặc biệt khó khăn được tổ chức thường xuyên
liên tục với nhiều nội dung, hình thức đa dạng ở các cấp góp phần làm chuyển
biến căn bản về nhận thức và hành động của các lực lượng xã hội đối với công
tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Các hình thức tuyên truyền như:
Mít tinh, cổ động, các đợt ra quân tình nguyện; các buổi sinh hoạt văn hoá, văn
23
nghệ, thi đấu thể thao, các buổi thảo luận, toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề với các
chủ đề về trẻ em đặc biệt khó khăn; Hội thi “Phụ tráchthiếu nhi giỏi” được tổ
chức liên tục và sâu rộng ở các cấp bộ Đoàn. Đặc biệt là các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục về luật BVCSTE, về Quyền và bổn phận của trẻ em, hoạt động
của các đội tuyên truyền măng non…Sau 2 năm cả nước có 12.988 Đội tuyên
truyền măng non, 32 CLB Quyền trẻ em.
Các hoạt động sinh hoạt văn hoá, văn nghẹ, TDTT, vui chơi giải trí dành
cho trẻ em ĐBKK được tổ chức triển khai rộng khắp ở cơ sở. Nhân dịp tháng
hành động vì trẻ em, kỷ niệm ngày thành lập Đội, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
và Têt Trung thu hàng năm,…các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết
thực bổ ích: Hội trại “Vòng tay nhân ái”, giao lưu văn nghệ “Tiếng hát nhân
đạo”, “Trái tim yêu thương”; Liên hoan “Gặp mặt những trẻ em đặc biệt khó
khăn vượt khó học tốt”, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, thi đấu thể thao, phối hợp
tổ chức các hoạt động: Hội thi “Nhà sáng tạo tí hon”, tổ chức gặp gỡ biểu
dương các gia đình tiêu biểu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em; các cuộc
thi “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Trong thời gian 2 năm, cả nước đã

tổ chức trên 14.000 buổi liên hoan gặp mặt; gần 12.000 giải thi đấu thể thao và
giao lưu văn nghệ.
Các hoạt động hỗ trợ, tặng quà cho trẻ em được tổ chức ở hầu khắp các địa
phương, đơn vị. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã vận động, phối hợp
với các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều
hoạt động hỗ trợ cho trẻ em, như: Xây dựng trường học, tặng học bổng, đồ dùng
học tập, quần áo thông qua các hoạt động, các phong trào “Tuần lễ quyên góp
quần áo, đồ dùng học tập cho trẻ em đặc biệt khó khăn”, phong trào “1000
phòng học cho trẻ em”, “Vì trang sách tuổi thơ”, “áo trắng tặng bạn”, “Giúp
trẻ em vượt khó”. Trong 2 năm, các cấp, các ngành đã trợ cấp cho khoảng
80.000 em, nuôi dưỡng 102.000 trẻ em tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, 9.000
được chỉnh hình phục hồi chức năng, 800.000 em miễn học phí, trên 4.000.000
24
em được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây
dựng trường học văn hoá, dạy nghề, xây dựng nâng cấp các tụ điểm vui chơi,
cấp thuốc miễn phí, tặng sổ bảo biểm,…
Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, dạy văn hoá cho trẻ em đặc biệt khó
khăn được tập trung chỉ đạo và tổ chức hoạt động có hiệu quả của các cấp, các
ngành. Phối hợp với ngành Y tế tổ chức khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí
cho trẻ em đặc biệt khó khăn với trị giá 94,5 tỷ đồng. Phối hợp với các cấp, các
ngành tổ chức tuyên truyền về phòng chống matuý, HIV/AIDS, tổ chức Chương
trình “Vì nụ cười” đã phẫu thuật môi cho 8.000 trẻ em, tổ chức các mô hình cai
nghiện cho trẻ em tại cộng đồng.
Các hoạt tình nguyện nhận kết nghĩa, nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng trẻ em đặc
biệt khó khăn được toàn xã hội hưởng ứng với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”.
Trong 2 năm đã xuất hiện hàng ngàn tập thể, cá nhân đã dành tâm huyết, tiền
bạc, nhà cửa, ruộng vườn để chăm lo cho trẻ em.
Bên cạnh đó, thông qua phong trào “Thanh niên tình nguyện” các cấp bộ
Đoàn đã tổ chức sôi nổi ở các địa phương, đơn vị. Nhiều phong trào nhánh xuất
hiện, như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”, “kỳ nghỉ hồng”,

“ánh sáng văn hoá hè”, “Mùa hè tình nguyện”,…Trong 2 năm, các cấp bộ
Đoàn đã tổ chức và huy động hàng chục triệu thanh niên tham gia các đội hình
thanh niên tình nguyện tập trung và tình nguyện tại chỗ tập trung vào các hoạt
động tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, hướng dẫn trẻ em giữ
gìn vệ sinh cá nhân,… Chỉ tính riêng năm 2002, cả nước đã tổ chức được
22.000 Đội TNTN, huy động gần 4 triệu lượt Thanh niên, học sinh, sinh viên
tham gia, tổ chức được 15.516 lớp học văn hoá, 12.700 buổi ôn tập hè, tổ chức
trên 17.000 buổi diễn văn nghệ, chăm sóc sức khoẻ 28.750 em.
1.6. Hội LHTN Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam tham gia công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
25

×