Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào việc phát huy vai trò của các lực lượng tham gia phòng chống dịch covid 19 ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.65 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
cb&ad

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO VIỆC PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA PHỊNG CHỐNG DỊCH
COVID-19 Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LỚP DT17 - NHÓM 11 - HK213
NGÀY NỘP: 14/8/2022
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Võ Đậu Hoàng Nam

2114133

Nguyễn Nguyên Nguyễn

2110405

Trương Thanh Nhàn

2111891

Phạm Quang Nhật


2114298

Lê Thị Quỳnh Nhi
2114312
TP Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 2022

Điểm số


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................5
5. Kết cấu đề tài.............................................................................................................5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: DỊCH BỆNH COVID 19 Ở TPHCM DƯỚI GĨC NHÌN CỦA
NGUN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1. Ngun lý mối liên hệ phổ biến............................................................................5
1.1.1. Khái niệm.....................................................................................................5
1.1.2. Nội dung......................................................................................................7
1.1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận.....................................................................7
1.2. Dịch bệnh Covid-19 dưới góc nhìn của ngun lý mối liên hệ phổ biến...........8
1.2.1. Dịch bệnh Covid-19 và các yếu tố tạo thành dịch bệnh Covid-19................8
1.2.2. Quá trình vận động và phát triển của dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay........................................................................................................9
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO VIỆC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA PHỊNG CHỐNG
DỊCH COVID-19 Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

2.1. Vai trò của các lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay............................................................................13
2.1.1. Chủ trương, chính sách chung của Thành phố Hồ Chí Minh trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh Covid-19........................................................................13
2.1.2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh ....14
2.1.3. Những lực lượng tham gia cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19 tại
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.........................................................................16
2.2. Phát huy vai trò của các lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19
tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay......................................................................20

1


2.2.1. Thực trạng hoạt động của các lực lượng tham gia phịng chống dịch bệnh
Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................20
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của các lực lượng tham gia cơng tác phịng
chống dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh......................................22
2.2.3. Giải pháp để phát huy tối đa vai trò của các lực lượng tham gia cơng tác
phịng chống dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh...........................23
2.3. Một số bài học lý luận và kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của các lực
lượng tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay............................................................................................................................... 23
2.3.1. Bài học lý luận...........................................................................................23
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn......................................................25
KẾT LUẬN................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................28
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ...........................................................................29

2



TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai ngun lý cơ bản đóng vai
trị quan trọng nhất trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin. Nguyên
lý đã tạo ra cơ sở lý luận để từ đó xây dựng nên quan điểm tồn diện, địi hỏi trong
hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với
các sự vật hiện tượng khác, với các yếu tố giữa các mặt của sự vật, hiện tượng đó, rút
ra được mối liên hệ tất yếu của hiện tượng từ đó tạo nên nhận thức đúng đắn về sự
vật, hiện tượng. Mà như Lênin đã viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn
bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp”
của sự vật đó. Chúng ta khơng thể làm được điều đó một cách hồn toàn đầy đủ,
nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm
sai lầm và cứng nhắc”1. Bởi vậy việc nghiên cứu về nguyên lý về mối quan hệ phổ
biến và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nó vào đời sống đóng vai trị hết sức
quan trọng trong việc góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt
động cải tạo hiện thực của con người.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã từng bước vào nhiều cuộc chiến
với quy mơ, tính chất khác nhau. Từ cuối năm 2019, có một cuộc chiến khơng có
tiếng súng nhưng lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trên
phạm vi tồn cầu. Đó là cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Đại dịch này đã để lại
những hậu quả hết sức nặng nề: hàng triệu người chết, nền kinh tế bị tàn phá nghiêm
trọng, và hàng ngàn hệ lụy khác làm cho đời sống con người ngày càng khó khăn.
Bối cảnh đó địi hỏi các nước phải bắt tay vào cơng cuộc phịng chống dịch bệnh và
lực lượng tham gia phịng chống dịch bệnh có vai trị quyết định “sự thành bại” của
cơng cuộc tuy gian lao nhưng đầy vinh quang này.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của Covid-19 nhất cả
nước, vì vậy nơi đây nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các lực lượng tham gia chống
dịch.


1. V.I.Lênin (1976), Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Tính đến ngày 30/9/2021 có 187.275 người tham gia hỗ trợ phòng chống dịch
COVID-19 trên đại bàn thành phố, trong đó lực lượng do cán bộ, ngành trung ương,
các tỉnh, thành phố là 28.989 người với 2.335 bác sĩ, 5.011 điều dưỡng; giáo viên, sinh
viên các trường y khoa là 4.760 người; 6.103 chiến sỹ quân y; 175 cán bộ chiến sỹ y tế
đến từ lực lượng y tế thuốc Bộ Công an. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của các lực
lượng phòng chống dịch vẫn cịn nhiều hạn chế. Điều đó địi hỏi phải có những giải
pháp đưa ra để khắc phục và phát huy tối đa vai trò của các lực lượng tham gia phịng
chống dịch.
Từ lý do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng nguyên lý mối liên
hệ phổ biến vào việc phát huy vai trò của các lực lượng tham gia phòng chống dịch
Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Thơng qua nguyên lý mối liên hệ phổ biến, rút ra phương hướng và
giải pháp để vận dụng vào việc phát huy vai trò của lực lượng tham gia phòng chống
dịch bệnh Covid-19.
Nhiệm vụ:
 Trình bày hệ thống lý luận nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến.
 Phân tích thực trạng của việc phát huy vai trò lực lượng tham gia phòng chống
dịch bệnh.
 Nhận thấy được sự cần thiết của việc vận dụng mối liên hệ phố biến vào việc phát
huy vai trò của lực lượng phòng chống dịch Covid-19.
 Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc phát huy vai trò của lực lượng lao động
trong phòng chống dịch bệnh.
Phạm vi nghiên cứu
4


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
 Phạm vi không gian: Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận.
 Phương pháp thu thập số liệu.
5. Kết cấu đề tài
- Dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM dưới góc nhìn của ngun lý mối liên hệ phổ biến
— Nguyên lý mối liên hệ phổ biến.
— Dịch bệnh Covid-19 dưới góc nhìn của ngun lý mối liên hệ phổ biến.
- Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào việc phát huy vai trò của các lực lượng
tham gia phòng chống dịch Covid-19 ở TP.HCM hiện nay.
— Vai trò của các lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.
— Phát huy vai trò của các lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19
tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
— Một số bài học lý luận và kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của các lực
lượng tham gia phịng chống dịch bệnh Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: DỊCH BỆNH COVID 19 Ở TPHCM DƯỚI GĨC NHÌN CỦA
NGUN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên

lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan.
Trong đó, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là một trong hai ngun lý cơ bản và đóng
vai trị cốt lõi trong phép biện chứng duy vật.

5


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1.1.1. Khái niệm
“Nguyên lý” theo triết học là những luận điểm - định đề khái quát nhất được hình
thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự nhiên,
xã hội và tư duy; rồi đến lượt mình chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp
theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp... phục vụ cho các hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người.
“Liên hệ” là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng
nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Chẳng hạn, vận động của vật thể có liên hệ hữu
cơ với khối lượng của nó bởi sự thay đổi vận tốc vận động tất yếu làm khối lượng của
nó thay đổi; các sinh vật đều có liên hệ với mơi trường bên ngồi. Ngược lại, “cơ lập”
là trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng đến
các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi. Chẳng hạn, sự biến đổi các nguyên tắc
đạo đức không làm quỹ đạo chuyển động của trái đất thay đổi, hay những thay đổi xảy
ra khi các hạt cơ bản tương tác với nhau cũng khó làm cho các nguyên tắc đạo đức
thay đổi.
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc
giữa các đối tượng với nhau. Ví dụ: mối liên hệ giữa cung và cầu, cung và cầu tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau, từ đó tạo nên q trình vận động, phát triển không ngừng
của cung và cầu.
“Mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, đồng thời
cũng dùng để chỉ những mối liên hệ tồn tại trong nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.

Ví dụ: các mơn học có mối liên hệ phổ biến với nhau, như khi làm bài mơn tốn phải
vận dụng kiến thức ngữ văn để đọc hiểu đề, khi làm bài thi môn vật lý phải vận dụng
kiến thức toán học.
“Mối liên hệ phổ biến nhất” là mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng
của thế giới và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật. Ví dụ: mối liên
hệ giữa cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức.
6


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối tượng, mà là hệ thống các liên hệ đối
tượng. Vậy nên cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là tính thống nhất vật chất
của thế giới. Theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những
dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
1.1.2. Nội dung
“Khơng có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cô lập, tách rời với các sự vật hiện
tượng khác mà chúng luôn nằm trong mối liên hệ qua lại với nhau”. Nghĩa là, chúng
tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau, góp phần quy định sự tồn
tại và phát triển của nhau.
1.1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử - cụ thể với những yêu cầu đối với
chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ
của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối
liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của
“tổng hịa những quan hệ mn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận

thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính,
nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét
7


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh
tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết
trung (lắp ghép vào nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ
phổ biến).
1.2. Dịch bệnh Covid-19 dưới góc nhìn của ngun lý mối liên hệ phổ biến
1.2.1. Dịch bệnh Covid-19 và các yếu tố tạo thành dịch bệnh Covid-19
COVID-19 (viết tắt của “coronavirus disease 2019” nghĩa là bệnh virus corona
2019) là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona
SARS-CoV-2 và các biến thể của nó. Trường hợp đầu tiên được biến đến được xác
định ở Vũ Hán, Trung Quốc. Virus gây viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có
sự lây lan từ người sang người. Căn bệnh này nhanh chóng lây lan trên tồn thế giới,
dẫn đến đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 kéo dài với nhiều diễn biến khó lường và đã gây ra nhiều tác
hại toàn diện cho hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới về cả kinh tế và
xã hội, từ cấp vĩ mô đến vi mô. Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn kinh tế và xã hội
nghiêm trọng. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên diện rộng, bao gồm cả tình trạng
thiếu lương thực, do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các cơ sở giáo dục và
các khu vực cơng cộng bị đóng cửa. Căng thẳng chính trị gia tăng. Nhiều thơng tin sai

lệch được lan truyền qua mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Đại dịch
Covid-19 đã đặt ra các vấn đề về phân biệt chủng tộc và địa lý, công bằng sức khỏe, sự
cân bằng giữa nhân quyền và nghĩa vụ y tế.
Tính đến 13/7/2022, có 563.115.258 triệu ca nhiễm, 6.377.055 triệu ca tử vong
trên toàn thế giới. Việt Nam có 10.757.257 ca nhiễm và 43.090 ca tử vong.
Covid-19 có nhiều triệu chứng khác nhau, từ gần như khơng có triệu chứng đến
chết người.
— Các triệu chứng phổ biến: sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác.

8


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
— Các triệu chứng ít gặp hơn: đau họng, đau đầu, đau nhức, tiêu chảy, da nổi mẩn
hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái, mắt đỏ hoặc ngứa.
— Các triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, mất khả năng nói hay cử động hoặc thấy
lú lẫn, tức ngực.
Phương thức lây truyền chính là từ người sang người, qua các giọt dịch hô hấp
của cơ thể khi mà người có mầm bệnh hắt hơi, ho hoặc thở ra. Các nhà khoa học và
quan chức có trách nhiệm đã xác nhận ba cách lây truyền: truyền trực tiếp, truyền tiếp
xúc và truyền khí dung.
— Truyền trực tiếp: các giọt dịch hơ hấp của người có mầm bệnh bắn trực diện vào
cơ quan hô hấp của người khác (thường là mũi, miệng, một số trường hợp là mắt),
khi ở gần nhau.
— Truyền tiếp xúc: các giọt dịch hơ hấp của người có mầm bệnh bám trên vật thể nào
đó, rồi người khác chạm phải, tay có dính mầm bệnh lại vơ tình quệt lên mắt,
ngốy mũi hay cầm thức ăn cho vào miệng.
— Truyền khí dung - cịn gọi là truyền qua khơng khí: mầm bệnh bay lơ lửng
trong khơng khí, người khác chẳng may hít phải hoặc tiếp xúc qua niêm mạc.
Các yếu tố tạo thành Đại dịch Covid-19.

— Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao và dễ lây lan.
— Thời gian ủ bệnh lâu (từ 2 -14 ngày), khó phát hiện do nhiều trường hợp có triệu
chứng khơng rõ ràng, hoặc khơng có triệu chứng.
— Chưa có thuốc đặc trị và vaccine chưa phổ biến.
— Hệ thống y tế chưa đáp ứng đủ yêu cầu dẫn tới số ca tử vong tăng cao.
— Thiếu sự cách ly giữa những người mắc bệnh và những người nghi nhiễm.
— Sự di chuyển, tụ tập của con người.
— Thiếu nhận thức về mối đe dọa của Covid-19 dẫn đến tâm lý chủ quan.
1.2.2. Quá trình vận động và phát triển của dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay

9


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày 23/1/2020, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên
là hai cha con người Trung Quốc nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy. Từ đó, trên địa bàn
thành phố đã xuất hiện rải rác những ca nhiễm Covid-19, phần lớn là đến từ các trường
hợp nhập cảnh.
Tính đến hết năm 2020, thành phố ghi nhận 149 trường hợp mắc Covid-19, trong
đó có 143 trường hợp đã điều trị khỏi, 6 ca đang điều trị và 16 người đang được theo
dõi. Trên tồn địa bàn có 2.301 người được cách ly tập trung và 125 người được cách
ly tại nhà.
Sau một năm thành công chống chọi được với Covid-19, nhiều người có tâm lý
chủ quan, xem nhẹ cơng tác phịng chống dịch cùng với sự lây lan q nhanh, khó
kiểm sốt của biến chủng Delta, dịch bệnh Covid-19 đã lây lan mạnh mẽ trên toàn địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 29/4/2021, thành phố ghi nhận ca nhiễm biến chủng Delta đầu tiên tại
quận Bình Tân. Ngày 27/5/2021, Bệnh viên Nhân dân Gia Định phát hiện 3 trường
hợp có triệu chứng đến khám và được tầm sốt, chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2. Từ 3

trường hợp này, thành phố điều tra, truy vết hàng hoạt chùm ca nhiễm trong cộng
động, điển hình là chùm ca liên quan đến điểm truyền giáo Phục Hưng tại Gị Vấp.
Sau đó, tất cả các quận, huyện, TP Thủ Đức đều ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
Nếu vào thời điểm đầu tháng 5/2021, số ca mắc chỉ lẻ tẻ ở vài quận, huyện (tương
đương cấp độ 1) thì chỉ sau 4 tuần, chỉ số lây nhiễm đã chuyển sang cấp độ 2 (từ 20-50
ca mắc/100.000 dân/tuần). Sau đó, số ca mắc trong tuần tiếp tục tăng nhanh từ 1.674
ca/tuần lên 3.317 ca/tuần. 
Dịch bệnh tiếp tục lan rộng, đến ngày 7/7/2021, chỉ số lây nhiễm trong cộng đồng
đã chuyển sang cấp độ 3 (từ 50 đến dưới 150 ca mắc/100.000 dân/tuần). Đây cũng là
thời điểm số ca nhập viện tăng nhanh từ 3.313 ca/tuần lên 11.069 ca/tuần, số ca từ
vong có hiện tượng tăng dân mỗi ngày. Đến ngày 16/7/2021, tình trạng dịch của thành
phố tiếp tục chuyển sang cấp độ 4 (>150 ca/100.000 dân/tuần). Từ 18/7/2021 đến

10


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
30/9/2021, mỗi ngày đều ghi nhận trên 3.000 ca dương tính, đỉnh điểm là 8.499
ca/ngày vào ngày 3/9/2021. Số ca tử vong tăng cao, khoảng 200 ca/ngày, đỉnh điểm là
658 ca /ngày vào ngày 1/9/2021.
Tính đến ngày 30/9/2021, có 381.413 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Sau khi thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của chính phủ, nhiều đợt giãn cách xã
hội, các chiến dịch tiêm vaccine phịng bệnh, tình hình dịch tại thành phố Hồ Chí
Minh đã bước đầu được kiểm sốt, số ca dương tính giảm xuống khoảng 1.000
ca/ngày trong tháng 10 và số ca tử vong giảm rõ rệt.
Ngày 1/10/2021, thành phố bắt đầu mở cửa và cho phép các loại hình dịch vụ
hoạt động trở lại, số ca dương tính có dấu hiệu gia tăng trong tháng 11 (khoảng 1.500
ca/ngày) nhưng đã nhanh chóng bị khống chế và đã giảm trở lại.
Tính đến 18 giờ ngày 26/12/2021, có 500.696 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại

thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế cơng bố, bao gồm 500.098 trường hợp nhiễm
trong cộng đồng, 598 trường hợp nhập cảnh.
Ngày 1/1/2022, thành phố Hồ Chí Minh cơng bố 5 ca nhiễm biến thể
Omicron đầu tiên. Ngày 8/1, lần đầu tiên kể từ khi đánh giá cấp độ dịch, thành phố trở
thành vùng xanh. Chiều 18 tháng 1, Việt Nam phát hiện 3 ca nhiễm biến thể
Omicron trong cộng đồng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuối tháng 2/2022,
biến chủng Omicron được cho là chiếm ưu thế trong cộng đồng.
Sau Tết Nguyên Đán, số ca dương tính trên địa bàn thành phố gia tăng trở lại do
người dân từ các tỉnh thành trở lại thành phố học tập, làm việc sau Tết, sự gia tăng
giao lưu tiếp xúc, biến động dân cư và trẻ đi học trở lại. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí
Minh đã trải qua năm 2021 với rất nhiều người bị mắc Covid-19, do đó sau khi những
bệnh nhân này khỏi bệnh thì sẽ có một lượng lớn người đã có miễn dịch tự nhiên với
Covid-19. Bên cạnh đó, thành phố đã tích cực tiêm mũi 3 với số lượng khá cao
(khoảng 4 triệu người); còn mũi 2 đã tiêm tất cả những người đủ điều kiện nên có
11


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
miễn dịch tốt hơn. Do đó, từ khi phát hiện ca Omicron cộng đồng đầu tiên ngày 19/1,
ca nhiễm ở thành phố tăng nhanh, song số tử vong, can thiệp ECMO giảm; phần lớn
F0 chuyển nặng trên 65 tuổi, nhiều bệnh nền.
Bước vào tháng 5/2022, số ca nhiễm trên địa bàn thành phố giảm rõ rệt (<50
ca/ngày) và khơng có bất kỳ ca tử vong nào. Chiều ngày 5/7, xuất hiện 3 trường hợp
nhiễm biến thể mới Omicron BA.4 và BA.5 ghi nhận trên địa bàn thành phố. Đến nay,
số ca dương tính có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. 
Từ ngày 27/4/2021 đến 13/7/2022, hệ thống y tế đã ghi nhận 606.801 ca dương
tính và 20.343 ca tử vong trên tồn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 

Biểu đồ số ca dương tính mỗi ngày tại TP. HCM từ 27/4/2021 đến 1/7/2022


12


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Biểu đồ số ca tử vong mỗi ngày tại TP. HCM từ 27/4/2021 đến 29/6/2022

13


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua những phân tích ở chương 1, nhóm tác giả nhận thấy ngun lý về mối liên
hệ phổ biến đã cung cấp những tri thức trong việc giải quyết vấn đề bằng cách nhìn
nhận qua nhiều mặt, cân nhắc các mối liên hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau. Cụ thể,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng
khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong
thế giới. Để nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề, ta phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng
dưới góc nhìn của mối liên hệ phổ biến. Bên cạnh đó cần phải tuân thủ nguyên tắc toàn
diện và nguyên tắc lịch sử - cụ thể nhằm tránh phiến diện siêu hình, chiết trung và
ngụy biện.
Covid-19 là một bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm sốt dẫn
đến việc bùng nổ đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới và gây ra nhiều tác hại trong mọi
mặt đời sống. Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng chịu tác
động khơng nhỏ của đại dịch. Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ, rõ ràng
về dịch bệnh để có đường hướng giải quyết phù hợp. Dưới góc nhìn mối liên hệ phổ
biến, ta đã thấy được các yếu tố tạo thành dịch bệnh Covid-19 cùng quá trình vận động
và phát triển của dịch bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, biết được Covid-19 có
mối liên hệ chặt chẽ với các sự vật, hiện tượng khác. Dựa vào đó, có thể đưa ra các

biện pháp để phòng chống đại dịch một cách hiệu quả.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO VIỆC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA PHÒNG CHỐNG
DỊCH COVID Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Vai trị của các lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.1.1. Chủ trương, chính sách chung của Thành phố Hồ Chí Minh trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh Covid-19.

14


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Thành phố Hồ Chí Minh có đóng góp rất quan trọng vào cơng tác phịng, chống
dịch, thay đổi tư duy, biện pháp trong phòng, chống dịch, "đi trước đón đầu", thực
hiện các thí điểm có tính chất quyết định trong phòng, chống dịch và giữ được bản lĩnh
trong lúc khó khăn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cấp, các ngành, các địa
phương. Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một "thành phố xanh", đóng
góp vào những thành quả chung nói trên, có vai trị nịng cốt của ngành Y tế thành
phố.
Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và hưởng ứng Lời kêu gọi
của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kế thừa và liên tục điều chỉnh, hồn
thiện các biện pháp phịng, chống dịch. Với tinh thần đặt tính mạng, sức khỏe và người
dân lên trên hết, trước hết, khi chưa có đủ vacxin và thuốc chữa bệnh, thành phố Hồ
Chí Minh bắt buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính để bảo vệ sức khỏe, tính
mạng người dân.
Thủ tướng yêu cầu thần tốc, thần tốc và thần tốc hơn nữa trong tiêm vaccine cho
toàn bộ các đối tượng theo quy định; đẩy mạnh tuyên truyền, đi từng ngõ, gõ từng nhà,
rà từng người. Đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine cho trẻ em 12-17 tuổi để mở cửa lại
trường học từ sau Tết gắn với an toàn dịch bệnh… Tiếp tục triển khai các biện pháp

kiểm soát rủi ro, thực hiện hiệu quả chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.
Cùng với đó, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương chuyển đổi số trong ngành y
tế, tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế, củng cố y tế cơ sở, y tế dự phòng,
củng cố năng lực Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, phát huy sức mạnh của
ngành y tế, quan tâm, chăm lo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của thành phố.
Hàng loạt biện pháp quyết liệt đã được triển khai. Trung ương quyết định tăng
cường lực lượng quân đội, công an, y tế cho Thành phố, thiết lập hàng trăm trạm y tế
lưu động trong thời gian ngắn; điều trị F0, cung cấp thuốc và hướng dẫn điều trị tại
nhà; ưu tiên vaccine. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai Chiến
dịch tiêm chủng vaccine, góp phần để Việt Nam từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất
thấp trở thành một trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.
15


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
2.1.2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh
Thường trực Ban Chỉ đạo gồm 3 đồng chí do đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch
UBND thành phố là Trưởng ban Ban Chỉ đạo. Đồng chí Lê Hịa Bình, Phó Chủ tịch
Thường trực UBND thành phố là Phó Trưởng ban Thường trực và đồng chí Phạm Đức
Hải ngun Phó Chủ tịch HĐND thành phố làm Phó Trưởng ban chuyên trách. Cùng
với đó cịn có 12 đồng chí khác làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và 38 thành viên.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh, kịp thời báo cáo
Ban Thường vụ Thành ủy để chỉ đạo, triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng
ngừa, ngăn chặn, khống chế, dập tắt kịp thời dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe cho
nhân dân và phục hồi kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Đợt dịch thứ 4, UBND
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh
với phương châm “5 tại chỗ”, tập trung vào các giải pháp: truyền thông, vận động,
giám sát phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dập dịch triệt để, tổ chức điều
trị hiệu quả. Trong thời gian thực hiện kiểm soát triệt để, nghiêm ngặt, giãn cách xã
hội, người dân đã ủng hộ, chấp hành và tham gia thực hiện từ đường phố đến khu dân

cư. Các đơn vị, địa phương cũng thiết lập các chốt kiểm soát, tăng cường tuần tra,
kiểm soát việc chấp hành các quy định về giãn cách xã hội. 
Nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người
dân trong thời gian giãn cách xã hội, thành phố mở các điểm tập kết, trung chuyển
hàng hóa nơng sản, thực phẩm tại 03 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Mơn; huy
động các sàn thương mại điện tử và các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử cùng
tham gia với hệ thống phân phối hàng hóa hiện có của thành phố; chỉ đạo 22 quận,
huyện và thành phố Thủ Đức thực hiện việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người
dân bằng phương thức “đi chợ hộ” thông qua Tổ COVID-19 cộng đồng, các lực lượng
tình nguyện tại địa phương, đáp ứng trên 99,8% số hộ có nhu cầu.
 Đối với cơng tác y tế, thành phố đã khẩn trương, nỗ lực thực hiện thần tốc xét
nghiệm tầm soát trên diện rộng cho toàn bộ người dân song song với hoạt động xét
nghiệm tầm sốt định kỳ đối với các nhóm nguy cơ. Đồng thời, công tác tiêm vắc xin

16


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
được tăng cường, đẩy mạnh, đảm bảo tiến độ và an toàn, chủ động huy động các
nguồn lực y tế, tổ chức tiêm chủng đa dạng với nhiều hình thức. Bên cạnh việc điều trị
bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại các bệnh viện, thành phố còn triển khai mơ hình thí
điểm chăm sóc và quản lý F0 tại nhà. Mơ hình với 327 Tổ phản ứng nhanh, 536 Trạm
Y tế lưu động chịu trách nhiệm hỗ trợ, chăm sóc, quản lý và kịp thời cấp cứu cho bệnh
nhân. Liên quan đến công tác an sinh xã hội, việc chăm lo an sinh xã hội cho người
dân được các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện với phương châm “không để người dân
nào thiếu ăn, thiếu mặc” đến nay, thành phố đã có 3 đợt hỗ trợ, chi trên 7.800 tỷ đồng.
2.1.3. Những lực lượng tham gia công tác phịng chống dịch bệnh Covid-19 tại thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.
 Lực lượng y tế
Ngành y tế cũng nghiên cứu thành lập “Khoa COVID”; xây dựng hệ thống cảnh

báo và xác định ngưỡng năng lực điều trị COVID-19; có lộ trình phục hồi. Bên cạnh
việc huy động tổng lực nhân viên y tế từ tất cả các cơ sở khám chữa bệnh công lập và
tư nhân trên địa bàn, ngành y tế thành phố đã nhận được sự hỗ trợ rất kịp thời và quý
báu về nhân lực đến từ 132 đơn vị. Thành phố  Hồ Chí Minh đã thành công trong việc
triển khai "mũi giáp công thứ nhất" khi xây dựng và triển khai hiệu quả mô hình điều
trị 3 tầng, tạo sự liên kết thơng suốt với nhau, bao gồm: các bệnh viện hồi sức tích cực
ở tầng 3, các bệnh viện dã chiến ở tầng 2, các đơn vị thu dung tại tầng 1. 
Bộ Y tế đã huy động toàn bộ nhân lực tinh nhuệ nhất của các bệnh viện trung
ương đầu ngành cùng với các bệnh viện tuyến cuối của Bộ Quốc phòng và các bệnh
viện thuộc Bộ Công an cùng với thành phố gấp rút xây dựng các trung tâm hồi sức tích
cực. "Mũi giáp công thứ hai" là tập trung nguồn lực thích hợp cho cơng tác điều trị ở
tuyến cơ sở, chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng. Từ đó, tổ chức xét nghiệm nhanh phát
hiện F0 kết hợp với phát túi thuốc điều trị tại nhà, kết hợp với tổ chức tư vấn và hướng
dẫn cách tự chăm sóc tại nhà từ xa, triển khai khám chữa bệnh, cấp cứu tại nhà…nhờ
đó đã giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và
các bệnh viện dã chiến. 
17


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống
dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế để chủ động bóc tách nguồn lây nhiễm mạnh
và thực hiện các biện pháp phịng, chống dịch phù hợp, ban hành quy trình phát hiện
và xử lý khi có F0 trong cộng đồng và trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
các khu vực khác phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, vừa đảm bảo an tồn, vừa
khơng làm gián đoạn các hoạt động. Trong công tác điều trị, thành phố Hồ Chí Minh
tiếp tục phát huy hiệu quả của mơ hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở
nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể; nâng cao năng lực điều trị
của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với
các tình huống diễn biến của dịch bệnh.

 Lực lượng Quân đội
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, triển khai
đồng bộ các biện pháp phòng, chống trong các cơ quan, đơn vị; chủ động phối hợp với
các sở, ban, ngành tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố, Quân khu 7 triển khai
kịp thời nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả trong cơng tác phịng, chống dịch trên địa
bàn. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp xây dựng kế hoạch
phòng, chống dịch; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư, sẵn sàng
ứng phó với những kịch bản ở cấp độ cao; lực lượng quân y các đơn vị tiến hành khám
sàng lọc, test nhanh không để dịch bệnh lây nhiễm trong cơ quan, đơn vị; tăng cường
quản lý quân số, sức khỏe cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ; duy trì nghiêm các ca, kíp
trực sẵn sàng cho các tình huống; phối hợp chặt chẽ với địa phương, theo dõi, giám
sát, nắm chắc tình hình dịch bệnh.
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Thành phố đã chủ động báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ
Quốc phòng tăng cường nhân lực và nhiều phương tiện, trang thiết bị y tế hỗ trợ Thành
phố phịng; phối hợp đẩy mạnh thơng tin, tun truyền tình hình dịch Covid-19, để cán
bộ, chiến sĩ và nhân dân đề cao cảnh giác, không hoang mang, lo lắng, định hướng dư
luận xã hội và chủ động đấu tranh, phản bác có hiệu quả các thơng tin xun tạc, sai
trái về tình hình và cơng tác phịng, chống dịch trên internet, mạng xã hội, xuyên tạc

18


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” và chức năng, nhiệm vụ của Quân đội, tạo hiệu ứng, chia
sẻ và lan tỏa sâu rộng trong nhân dân.
Thực hiện phương châm chỉ đạo “bình tĩnh, chủ động, quyết liệt, thần tốc truy
vết, khoanh vùng, dập dịch”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Thành phố kịp thời phối hợp với Sở
Y tế và các cơ quan chức năng tham mưu UBND Thành phố thành lập Sở Chỉ huy
điều hành, chỉ đạo phòng, chống dịch tại UBND Thành phố; tham mưu thành lập và
xây dựng quy chế hoạt động tại các Trung tâm cách ly tập trung, bệnh viện điều trị

Covid-19 do Thành phố quản lý.
Bộ Tư lệnh Thành phố chủ động đề xuất cho UBND Thành phố triển khai thực
hiện 13 nhóm giải pháp khẩn cấp về phịng, chống dịch Covid-19; thiết lập và phục vụ
tại 62 bệnh viện điều trị Covid-19; trong đó, lực lượng quân sự phục vụ, quản lý 20
bệnh viện, 08 khu cách ly, với hơn 6.000 giường bệnh điều trị cho người dân; chủ
động xây dựng kế hoạch, phương án, tập trung lực lượng tổ chức, quản lý, duy trì
nghiêm quy định và tham gia phục vụ các khu cách ly, bệnh viện dã chiến và thực hiện
giãn cách xã hội, huy động hơn 36.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tham gia phục vụ tại
các Trung tâm cách ly, bệnh viện dã chiến - thu dung điều trị Covid-19, khu phong tỏa
của các địa phương.
Trung đồn Gia Định và Tiểu đồn Kiểm sốt Qn sự 31 phối hợp với các lực
lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở nhân dân chấp hành
nghiêm các biện pháp về phòng, chống dịch tại 12 điểm chốt, trạm kiểm sốt chính cấp
Thành phố và 251 chốt tại các quận, huyện, kịp thời xử lý hiệu quả các tình huống, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn 
 Đồn viên thanh niên, tình nguyện viên và các tổ chức Xã hội
Tuổi trẻ và các tổ chức Xã hội trong cả nước nói chung và thành phố nói riêng đã
thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện bằng nhiều hoạt động chung tay cùng cộng
đồng đẩy lùi dịch Covid-19. Các đội thanh niên tình nguyện đã vào từng hàng quán
trên địa bàn để gặp từng người dân hướng dẫn khai báo y tế, đến tại các khu chợ - nơi
nhiều người dân đi qua để phát khẩu trang y tế đạt chuẩn, các tờ rơi tuyên truyền
19



×