Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Những vấn đề pháp lý cơ bản về điều ước quốc tế theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.54 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ
BẢN VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ –
THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Học viên :
Đinh
Lâm
Lớp
:
MSSV
:
Ngành
: QTKD
Chuyên ngành
:
kinh doanh
Hệ
:
Niên khoá :

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2010


Thanh

luaät


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................2
3. Bố cục của đề tài ............................................................2
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU ƯỚC
QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm chung về điều ước quốc tế .........3
1.1.1. Định nghóa Điều ước quốc tế .............................3
1.1.2. Hình thức của điều ước quốc tế .......................3
1.1.3. Phân loại điều ước quốc tế ................................4
1.1.4. Chủ thể ký kết điều ước quốc tế ..................5
1.2. Trình tự và thủ tục ký kết điều ước quốc tế
....................................................................................6
1.2.1. Trình tự ký kết ........................................................6
1.2.2. Bảo lưu điều ước quốc tế .................................10
1.2.3. Hiệu lực của điều ước quốc tế .......................11
CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU
ƯỚC QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp
luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước

quốc tế ...................................................................15
2.1.1. Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước ....15
2.1.2 Pháp lệnh năm 1998 ............................................17
2.2. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước
quốc tế năm 2005 .................................................18

HV: Đỗ Thành Công


Luận văn tốt nghiệp
2.2.1. Sự cần thiết ban hành luật ký kết gia nhập và
thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 ..........................18
2.2.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản của luật ......19
2.2.2.1. Khái niệm điều ước quốc tế theo luật 19
2.2.2.2. Nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực
hiện .........................................................................................20
2.2.2.3. Về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế
với ...........................................................................................21
2.2.2.4. Các hình thức chấp nhận sự ràng buộc
của ..........................................................................................21
2.2.2.5. Thẩm quyền ký kết ................................22
2.2.2.6. Trình tự và thủ tục ký điều ước quốc tế
...................................................................................................23
2.2.2.7. Về gia nhập điều ước quốc tế ............25
2.2.2.8. Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế .....26
2.2.2.9. Thực hiện điều ước quốc tế ................27
KẾT LUẬN ............................................................................28
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................30

HV: Đỗ Thành Coâng



Luận văn tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tình hình thực tế đối với sự đổi mới, phát triển về
mọi mặt trên nhiều lónh vực khác của đời sống kinh tế,
chính trị xã hội trên toàn cầu. Các quốc gia không
ngừng tăng cường hợp tác với nhau để cùng tồn tại và
tiến lên một bước, phát triển mới trên cơ sở gia nhập
và ký kết các điều ước quốc tế.
Không nằm ngoài quy luật và mục đích quan trọng đó,
nước ta - một quốc gia độc lập có chủ quyền hoàn
toàn, tất cả với 60 mươi năm tồn tại và tìm tòi học hỏi
để hoàn thiện của mình đã xác lập các mối quan hệ
quốc tế với hầu hết các quốc gia trên thế giới nói
chung và thiết lập quan hệ điều ước quốc tế trên thế
giới nói riêng với số lượng lớn. Điều này càng chứng
tỏ rằng, khẳng định mạnh mẽ hơn khi chúng ta ban hành
Pháp lệnh 1998 sửa đổi bổ sung pháp lệnh 1989 và gần
đây nhất là luật ký kết, gia nhập và điều ước quốc
tế được quốc hội thông qua ngày 14 tháng 01 năm 2005
và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, trên cơ sở
nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong
những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã không
ngừng tăng cường chỉ đạo công tác đối ngoại thông qua
đường lối chính sách được chỉ rõ trong các văn kiện Đại
hội đảng và đặc biệt là chúng ta đã cụ thể hoá chủ
trương đó tại điều 14 của Hiến pháp 1992. Từ đó từng bước hoàn thiện hơn về công tác trên theo đó nước

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam thực hiện hoà

HV: Đỗ Thành Công

Trang 0


Luận văn tốt nghiệp
bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu về hợp tác quốc tế với
tất cả các quốc gia trên thế giới.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế đang là một vần
đề cấp thiết cần được sự quan tâm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền của Nhà nước ta vẫn
quan tâm đến công tác điều ước quốc tế. Vì vậy, người
viết rất hy vọng khi chọn đề tài này sẽ giúp hiểu thêm
về công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước
quốc tế hiện nay ở Việt Nam nói riêng và theo pháp
luật quốc tế nói chung. Nhằm đảm bảo cho công tác
điều ước quốc tế của nhà nước ta trong tương lai sẽ đạt
được hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy thì đây
là một vấn đề rất khó khăn phức tạp, nên khi nghiên
cứu đề tài này chúng ta cần phải nghiên cứu trên
phạm vi rộng lớn và khoảng thời gian dài, làm sáng tỏ
được những quy định của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế, qua đó tìm ra những điểm tương thích và
những điểm bất cập của pháp luật điều ước quốc tế
của Việt Nam và công ước viên 1969 về luật ký kết,
gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế.

3. Bố cục của đề tài:
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề pháp lý cơ bản về điều
ước quốc tế.
Chương 2: Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước
quốc tế theo pháp luật Việt Nam.

HV: Đỗ Thành Công

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp
Kết luận.
Trước sự cố gắng của bản thân và với sự quan tâm
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè. Hy
vọng rằng tiểu luận sẽ góp một phần nhỏ bé vào
việc học tập cũng như nghiên cứu pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chính vì vậy, rất mong
được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn quan
tâm đến nội dung của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Tp, Hồ Chí Minh, tháng 1 năm
2010

HV: Đỗ Thành Công

Trang 2



Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU ƯỚC
QUỐC TẾ
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1.1.1. Định nghóa Điều ước quốc tế.
Hiện nay, trong khoa học Luật quốc tế có rất nhiều
quan điểm khác nhau về điều ước quốc tế. Trong đó,
định nghóa về điều ước quốc tế được sử dụng rộng rãi
và phổ biến nhất là định nghóa về điều ước quốc tế
được ghi nhận trong công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ra đời vào ngày 25/05/1969. Theo đó điều
ước quốc tế được hiểu là “một hiệp ước quốc tế ký
kết bằng văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn
kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của
nó là gì” (mục a, khoản 1, điều 2, công ước viên 1969).
Như vậy, điều ước quốc tế trước hết là một hiệp
định quốc tế được ký kết bằng văn bản. Nghóa là công
ước viên chỉ xem các điều ước quốc tế là các thoả
thuận thành văn.
1.1.2. Hình thức của điều ước quốc tế.
* Ngôn ngữ của điều ước quốc tế.
Ngôn ngữ của điều ước quốc tế là do các bên ký
kết thoả thuận. Đối với điều ước quốc tế song phương;
ngôn ngữ của điều ước quốc tế là ngôn ngữ chính của
hai nước, được soạn thảo làm hai bản có giá trị pháp lý
như nhau. Mỗi văn bản đều ghi bằng ngôn ngữ chính của
hai bên. Đối với điều ước quốc tế đa phương, các bên
ký kết thoả thuận một số ngôn ngữ làm ngôn ngữ


HV: Đỗ Thành Công

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp
chính của điều ước (một số ngôn ngữ thường sử dụng
như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ả Rập...)

HV: Đỗ Thành Công

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp
* Tên gọi của điều ước quốc tế
Hiện nay, trong khoa học luật quốc tế không có quy
định chung về tên gọi và tiêu chí để đặt tên cho điều ước quốc tế. Thông thường trên thực tế điều ước là
tên gọi chung cho tất cả các văn kiện pháp lý quốc tế
do các chủ thể luật quốc tế ký kết. Tuy nhiên, qua thực
tiễn ký kết điều ước quốc tế trong những thập kỷ gần
đây, các quốc gia thành viên thường đặt tên gọi như
Hiến chương, Công ước, Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định
thư cho điều ước của họ.
* Cơ cấu của điều ước quốc tế.
Các điều ước quốc tế cơ cấu gồm ba thành phần:
lời nói đầu, phần chính và phần cuối cùng.
- Lời nói đầu nêu lên lý do kết cấu điều ước,
nguyên tắc ký kết, tên gọi của các bên tham gia ký
kết, bối cảnh ký kết và mối liên hệ với các điều ước

quốc tế khác.
- Phần chính của điều ước quốc tế: là phần quan
trọng nhất của điều ước. Phần này ghi nhận các quyền
nghóa vụ của các bên, phần này thường được chia thành
các chương, từng điều, khoản.
- Phần cuối cùng của điều ước quốc tế. là phần
quy định về hiệu lực của điều ước quốc tế, ngôn ngữ
soạn thảo, điều kiện gia nhập, thời điểm có hiệu lực
của điều ước, quy chế giải quyết tranh chấp, về sửa
đổi, huỷ bỏ, bổ sung điều ước...
1.1.3 Phân loại điều ước quốc tế:
Phân loại điều ước quốc tế thông thường được dựa
vào nhiều tiêu chí khác nhau và hiện nay đa số các điều

HV: Đỗ Thành Công

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp
ước quốc tế được phân loại dựa vào các tiêu chí cơ bản
như: số lượng các bên tham gia, mức độ tham gia, đối
tượng của các điều ước...
- Căn cứ vào số lượng các bên tham gia có điều ước quốc tế đa phương và điều ước quốc tế song phương:
+ Điều ước quốc tế đa phương là điều ước quốc tế
được ký kết từ ba chủ thể trở lên nó thường được chia
làm hai loại là điều ước quốc tế đa phương phổ biến và
điều ước quốc tế hạn chế.
+ Điều ước quốc tế song phương là loại điều ước
quốc tế được ký kết giữa hai chủ thể của luật quốc tế

với nhau, trừ trường hợp điều ước quốc tế được ký với
ba bốn chủ thể khác nhau nhưng có quy định về quyền
và nghóa vụ rạch ròi giữa hai bên thì cũng được xem là
điều ước quốc tế song phương. Tuy nhiên, đa số các điều
ước quốc tế song phương mang tính chất đóng.
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của điều ước,
điều ước quốc tế được chia làm: điều ước về chính trị,
điều ước về kinh tế, điều ước về văn hoá, khoa học,
chính trị...
- Căn cứ quyền năng của chủ thể ký kết: điều ước quốc tế giữa các quốc gia, điều ước quốc tế giữa
quốc gia và tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế giữa
các tổ chức quốc tế.
- Căn cứ và mục đích ký kết chúng ta có hai loại như:
điều ước thành lập tổ chức quốc tế, điều ước về các
lónh vực chuyên môn.

HV: Đỗ Thành Công

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp
Nhìn chung, việc phân loại điều ước quốc tế như trên
chỉ mang tính chất tương đối, nó không có giá trị pháp
lý mà chỉ giúp chúng ta xem xét vấn đề một cách có
hệ thống và có ý nghóa trong việc tra cứu, lưu trữ.
1.1.4 Chủ thể ký kết điều ước quốc tế.
Chủ thể ký kết điều ước quốc tế cũng chính là
chủ thể của luật quốc tế bao gồm:
- Quốc gia có chủ quyền

- Các tổ chức quốc tế (liên quốc gia)
- Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập
- Toà thánh Vantican.
Vấn đề cần phải lưu ý: khi tiến hành ký kết điều ước quốc tế thì không phải chính quốc gia, các dân tộc
đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế chính
phủ, hay Vatican tham gia vào quá trình ký kết điều ước
quốc tế, mà thông qua đại diện của mình. Khi đại diện,
các cá nhân nhân danh Nhà nước mình hoặc tổ chức
quốc tế liên chính phủ của mình chú không nhân danh
cá nhân mình. Những người này gọi là đại diện trực tiếp
ký kết điều ước quốc tế. Theo pháp luật quốc gia có
hai loại đại diện trực tiếp ký kết điều ước quốc tế là
đại diện đương nhiên và đại diện uỷ quyền. Điều 8 công
ước viên 1969 về luật ký kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế quy định tương tự.
Như vậy, chủ thể ký kết của Luật quốc tế có ý
nghóa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu lực của điều
ước, điều ước sẽ bị coi là vô hiệu lực khi có sự vi phạm
rõ ràng về chủ thể ký kết theo pháp luật của quốc
gia.

HV: Đỗ Thành Công

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp
1.2. Trình tự và thủ tục ký kết điều ước quốc
tế.
1.2.1 Trình tự ký kết:

Việc ký kết điều ước quốc tế có ảnh hưởng đến
lợi ích của quốc gia và tác động mạnh mẽ tới đời sống
của nhân trên quốc gia đó. Vì vậy, các quốc gia luôn
thận trọng trong việc ký kết điều ước quốc tế. Trong
pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia đều quy
định trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế. Quá trình
ký kết điều ước quốc tế là quá trình phức tạp, bao
gồm các giai đoạn từ đàm phán, soạn thảo, ký kết,
phê chuẩn.
* Đàm phán:
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng để cho một
điều ước quốc tế có thể ra đời. Thực chất của đàm
phán là quá trình, thương lượng đấu tranh để đi đến thoả
thuận, thống nhất. Đây là giai đoạn xem xét dự thảo
điều ước, các bên tham gia đàm phán sẽ đánh giá một
cách đầy đủ, thận trọng sự tác động của điều ước đối
với pháp luật quốc gia. Đôi khi vì đảm bảo tuyệt đối lợi
ích của quốc gia, mà không bên nào thoả hiệp với bên
nào, nên dẫn đến tình trạng bế tắc. Vì vậy, trong quá
trình đàm phán luôn đòi hỏi các bên tham gia bày tỏ
thiện chí và sự hợp tác để điều ước được hình thành,
cũng như không bên nào được ép buộc bên nào.
Để đàm phán điều ước quốc tế thì các bên có thể
tiến hành theo một trong các hình thức sau:
- Đàm phán thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở
nước ngoài.

HV: Đỗ Thành Công

Trang 8



Luận văn tốt nghiệp
- Đàm phán tại các hội nghị của các tổ chức quốc
tế.
- Tổ chức hội nghị để đàm phán giữa hai bên.
Sau khi quá trình đàm phán kết thúc thì các bên sẽ
tiến hành cụ thể hoá những gì đã đạt được trong quá
trình đàm phán bằng các điều khoản của điều ước
quốc tế trong đó quy định rõ quyền và nghóa vụ của
các bên tham gia.
* Soạn thảo và thông qua văn bản điều ước:
Nếu đàm phán thành công, văn bản dự thảo điều ước sẽ được soạn thảo chính thức để các bên thông
qua. Việc soạn thảo văn bản điều ước do một cơ quan có
thẩm quyền do các bên lập ra thực hiện hoặc do một cơ
quan bao gồm đại diện của các bên thực hiện.
Sau khi văn bản điều ước quốc tế đã được soạn
thảo, các bên tiến tới biểu thị sự nhất trí của mình một
lần nữa bằng việc thông qua văn bản đó. Thông qua
văn bản điều ước là thủ tục không thể thiếu trong quá
trình ký kết điều ước. Vì nó thể hiện ý chí mong muốn
của các bên về sự ra đời của điều ước. Có nhiều cách
thức thông qua văn bản điều ước như ký tắt, thoả
thuận miệng hoặc thông qua nhất trí (100% phiếu thuận)
đối với điều ước quốc tế song phương. Hoặc sử dụng
phương thức bỏ phiếu biểu quyết đối với điều ước quốc
tế đa phương, phương thức này chỉ được coi là hợp lệ khi
có 2/3 số phiếu thuận trở lên (điều 9 khoản 2 công ước
viên 1969).


HV: Đỗ Thành Công

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp
Văn bản điều ước quốc tế được các bên thống
nhất thông qua là văn bản cuối cùng, các bên không
thể đơn phương sửa đổi, chỉnh lý hoặc bổ sung.
* Ký điều ước quốc tế.
Ký điều ước được coi là giai đoạn không thể thiếu
trong quá trình ký kết điều ước quốc tế, việc ký điều ước quốc tế thể hiện sự nhất trí của các bên đối với
điều ước đó về mặt pháp lý. Có ba hình thức ký sau:
- Ký tắt: là việc các vị đại diện các bên tham gia
xây dựng văn bản ký xác nhận văn bản điều ước đã
được thông qua. Việc ký tắt sẽ bảo lưu cho Chính phủ
các bên quyền ký hoặc không ký làm phát sinh hiệu
lực của điều ước. Vì vậy, sau khi ký tắt điều ước vẫn
chưa phát sinh hiệu lực. Trường hợp áp dụng ký tắt: điều
ước quốc tế đã được soạn thảo xong nhưng do các bên
nhận thấy điều ước đó chưa cần thiết phải thực hiện
ngay hoặc còn có thể thay đổi.
- Ký ad referendum (ký tượng trưng): là việc ký của
các vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý tiếp theo
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của
các quốc gia.
- Ký chính thức (ký đầy đủ): là việc ký của vị đại
diện vào văn bản điều ước xác nhận văn bản điều ước quốc tế là văn bản chính thức. Ký chính thức
nhằm thể hiện sự ràng buộc của các bên với điều ước đã ký. Nếu điều ước không quy định những thủ tục
khác (như phê chuẩn hay phê duyệt) thì sau khi ký chính

thức, điều ước quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực.
* Phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế.

HV: Đỗ Thành Công

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp
Phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế là hành
vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận điều ước đối có hiệu lực đối với các quốc gia mình. Nhằm
chính thức xác nhận đồng ý rằng buộc với một điều ước quốc tế nhất định. Phê chuẩn do cơ quan quyền lực
tối cao của nhà nước tiến hành, còn phê duyệt do cơ
quan hành pháp (chính phủ) thực hiện.
Thông thường thì trong lónh vực đặc biệt quan trọng như: những điều ước quốc tế có nội dung liên quan đến
lãnh thổ và biên giới quốc gia, các điều ước về
quyền và nghóa vụ của công dân, sự tham gia của quốc
gia vào tổ chức quốc tế... thì đặt ra các vấn đề phê
chuẩn. Vấn đề này hoàn toàn do pháp luật quốc gia quy
định mà không chịu ràng buộc bởi bất kỳ một văn
bản nào. Thực tiễn cho thấy thẩm quyền phê chuẩn thì
được quy định ở ngay chính điều ước đó, còn thẩm quyền
phê duyệt do pháp luật quốc gia quy định.
Việc phê chuẩn hay phê duyệt điều ước quốc tế
không phụ thuộc vào ý chí của các bên. Nếu điều ước
quốc tế không được phê chuẩn thì cũng không phạm
pháp luật quốc tế.
Sau khi điều ước quốc tế được phê chuẩn, các bên
liên quan tiến hành như phê chuẩn. Theo thông lệ quốc
tế, việc trao đổi như phê chuẩn diễn ra như sau: đối với

điều ước quốc tế song phương. Lễ trao đổi thư phê chuẩn
được tổ chức ở nước không diễn ra lễ ký kết. Đối với
điều ước quốc tế đa phương, các bên thoả thuận gửi thư
phê chuẩn đến bộ ngoại giao của nước được bảo quản
điều ước quốc tế hoặc Ban thư ký của tổ chức quốc tế

HV: Đỗ Thành Công

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp
có trách nhiệm bảo quản điều ước. Các cơ quan này
có ý nghóa vụ phải ghi nhận và thông báo cho các bên
ký kết điều ước về các quốc gia này đã gửi thư phê
chuẩn điều ước.
Điều ước quốc tế cần phải được phê duyệt là
những điều ước được ký kết nhân danh chính phủ hoặc
có điều khoản quy định phê duyệt.
* Gia nhập điều ước quốc tế
Là hành động của chủ thể ký kết đồng ý chấp
nhận sự ràng buộc với một điều ước quốc tế đa
phương. Các chủ thể ký kết có thể gia nhập điều ước
quốc tế đa phương khi điều ước quốc tế đó cho phép
hoặc được các thành viên của điều ước quốc tế đó
thoả thuận chấp nhận.
Thủ tục gia nhập điều ước quốc tế do từng điều ước quy định. Có các hình thức gia nhập như sau: gia nhập
bằng các gửi thư xin gia nhập đến nước bảo quản điều ước quốc tế hoặc ban thư ký của tổ chức quốc tế bảo
quản điều ước quốc tế, gia nhập bằng cách trực tiếp
ký vào văn bản điều ước. Các quốc gia gia nhập không

có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ những
điều khoản của điều ước
quốc tế. Các quốc gia này chỉ có quyền bảo lưu điều ước.
1.2.2. Bảo lưu điều ước quốc tế.
“Bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn
phương, bất luận hình thức hay tên gọi gì do một quốc gia
đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt
hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc

HV: Đỗ Thành Công

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp
sửa đổi những tác dụng pháp lý của một số quy định
của điều ước trong việc áp dụng pháp lý của một số
quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với
những quốc gia này” (theo mục d điều 2 công ước viên
1969). Như vậy, bảo lưu là quyền của các chủ thể của
luật điều ước quốc tế những quyền này không được
thừa nhận một cách tuyệt đối mà nó bị hạn chế bởi
một số trường hợp sau:
- Đối với điều ước quốc tế song phương, vấn đề bảo
lưu không được đặt ra. Vì vậy, khi một bên không đồng ý
với một số điều khoản nào đó của điều ước thì các
bên sẽ phải tiến hành đàm phán lại để đi đến một sự
thống nhất.
- Khi điều ước quốc tế đa phương mà trong đó có
điều khoản quy định cấm bảo lưu thì các quốc gia thành

viên của điều ước đó phải tuyệt đối tuân theo.
- Khi điều ước quốc tế đa phương bảo lưu một số
điều khoản nhất định thì các quốc gia thành viên của
điều ước đó, mà không được sử dụng quyền bảo lưu
của mình để làm thay đổi những điều khoản còn lại của
điều ước.
Bên cạnh những quy định về bảo lưu như trên, thì
công ước viên 1969 cũng trao cho các chủ thể của luật
điều ước quốc tế quyền năng đối với việc rút bảo lưu
hoặc tuyên bố huỷ bỏ bảo lưu, trừ khi điều ước quốc
tế có quy định khác.
Tuy nhiên, do việc bảo lưu có ảnh hưởng trực tiếp
đối với hiệu lực của điều ước nên việc một số quốc
gia đưa ra tuyên bố bảo lưu, rút bảo lưu hay huỷ bỏ bảo

HV: Đỗ Thành Công

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp
lưu đều thông báo bằng văn bản cho các quốc gia hữu
quan biết. Như vậy, quy định về bảo lưu như trên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể của luật quốc tế
trong việc thực hiện điều ước quốc tế. Đồng thời cũng
giúp cho các chủ thể khắc phục khó khăn của mình khi
tham gia điều ước.
1.2.3. Hiệu lực của điều ước quốc tế.
* Hiệu lực của điều ước
Vấn đề hiệu lực của điều ước có ý nghóa quan

trọng trong việc thi hành điều ước và nghóa vụ giữa các
bên ký kết. Một điều ước quốc tế chỉ phát sinh hiệu
lực khi nó đáp ứng điều kiện có hiệu lực của điều ước.
Đó là, các điều kiện về năng lực của các bên ký kết,
ý chí của các bên ký kết, đối tượng và hình thức của
điều ước.
Năng lực của các bên ký kết: điều ước quốc tế
phải được ký kết kết bởi các chủ thể của luật quốc
tế và theo đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền ký kết
của pháp luật quốc gia các bên ký kết. Điều ước được
ký kết mà vi phạm về điều kiện năng lực của chủ thể
ký kết sẽ không phát sinh hiệu lực. Điều ước mà ký
kết vi phạm về thẩm quyền và thủ tục ký kết theo
pháp luật quốc gia sẽ bị vô hiệu trừ khi có sự thừa
nhận về thẩm quyền, thủ tục này của quốc gia ký kết
điều ước.
Ý nghóa của các bên ký kết: điều ước phải được
ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và
nghóa vụ. Điều ước được ký kết trên cơ sở lừa dối, ép
buộc cưỡng chế sẽ không phát sinh hiệu lực. Các bên

HV: Đỗ Thành Công

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp
phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa
các quốc gia và các quy phạm Jus Cogen của luật quốc
tế. Điều ước đã ký mà vi phạm các quy phạm Jus Cogen

sẽ bị vô hiệu.
Đối tượng và hình thức của điều ước: Một điều ước
quốc tế phát sinh hiệu lực khi có đối tượng phù hợp với
pháp luật quốc tế. Đối tượng của điều ước được coi là
phù hợp với luật quốc tế. Hình thức của điều ước quốc
tế có thể là văn bản thoả thuận bằng miệng.
* Không gian và thời gian có hiệu lực của điều
ước :
Điều ước quốc tế phụ thuộc vào “Thể thức và thời
gian ấn định bởi những quy định của điều ước, hoặc tuỳ
theo sự thoả thuận giữa các quốc gia tham gia đàm
phán” (theo điều 24 công ước viên 1969). Thời điểm bắt
đầu có hiệu lực được các bên quy định cụ thể trong điều
ước hoặc các bên có số lượng tham nhập hoặc phê
chuẩn. Thời điểm này phụ thuộc vào sự thoả thuận của
các bên tham gia ký kết.
Thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế là
khoảng thời gian điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực.
Có hai loại điều ước quốc tế: điều ước vô thời hạn và
điều ước có thời hạn.
Không gian có hiệu lực của điều ước được hiểu là
số lượng các quốc gia chịu sự chi phối của điều ước và
khoảng không gian của trái đất chịu sự chi phối của
điều ước quốc tế đó (Châu Nam cực, khoảng không vũ
trụ).
* Điều ước quốc tế hết hiệu lực:

HV: Đỗ Thành Công

Trang 15



Luận văn tốt nghiệp
Điều ước quốc tế hết hiệu lực là điều ước quốc tế
không còn là giá trị ràng buộc quyền và nghóa vụ của
các bên tham gia, là điều ước hết thời hạn có hiệu lực
của điều ước, điều ước hết hiệu lực trong những trường
hợp sau:
- Tự động hết hiệu lực khi chấm dứt thời hạn có
hiệu lực của điều ước theo quy định của điều ước, khi
các bên đã thực hiện xong quyền và nghóa vụ quy định
trong điều ước hết thời hạn, khi xảy ra chiến tranh điều ước quốc tế hết hiệu lực đối với quốc gia tham chiến
(đối với các quốc gia không tham chiến điều ước quốc
tế vẫn có hiệu lực).
+ Bãi bỏ điều ước quốc tế là hành vi đơn phương
của một chủ thể ký kết tuyên bố điều ước chấm dứt
hiệu lực đối với chủ thể này trong khuôn khổ điều ước
quy định. Đối với điều ước song phương, một bên tuyến
bố ký kết bãi bỏ, nhưng vẫn có hiệu lực đối với quốc
gia ký kết khác.
+ Huỷ bỏ điều ước quốc tế là hành vi đơn phương
của một quốc gia tuyên bố điều ước chấm dứt hiệu lực
đối đối quốc gia này mà không cần có các quy định
sẵn trong điều ước quốc tế. Tuy nhiên, quốc gia này
phải chứng minh được cơ sở pháp lý để huỷ bỏ điều ước, không vi phạm nguyên tắc Pacta Sunt Servanda. Cơ sở
tuyên bố huỷ bỏ điều ước quốc tế là một bên chỉ
hưởng quyền mà không thực hiện nghóa vụ, một hay
nhiều bên vi phạm nghiêm trọng những điều khoản của
điều ước, thay đổi hoàn cảnh dẫn đến việc không thực
hiện điều ước.


HV: Đỗ Thành Công

Trang 16



×