Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hoàn cảnh ra đời và nội dung của chính sách kinh tế mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.43 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của
cha ông ta, trong hơn một nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân Việt Nam đã
đoàn kết, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, anh dũng, kiên cường, thông
minh và vươn lên trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt
Nam tạo nên những kỳ tích mới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước vững bước vào thiên
niên kỷ mới, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức.Trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo triệt để
chính sách kinh tế mới - NEP vào Việt Nam. Chính sự vận dụng này đã đưa
nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc của nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung; tạo được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng
đất nước.Để hiểu kỹ hơn chúng ta cùng tìm hiểu về chính sách kinh tế mới
NEP.


1
I. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của chính sách kinh tế mới.
1.Hoàn cảnh ra đời.
Sau cách mạng tháng 10 năm 1917, đầu năm 1918, Lênin đã đề ra kế
hoạch khôi phục và phát triển nền kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy
nhiên đến cuối năm 1918, kế hoạch đó đã phải hoãn lại vì ở Nga xảy ra nội
chiến Để đối phó với tình hình, Lênin và Đảng cộng sản Bônsevich phải thực
hiện chính sách "Kinh tế cộng sản thời chiến". Nội dung cơ bàn của chính sách
này là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi để lại cho họ mức ăn tối
thiểu. Đồng thời, xóa bỏ việc tự do buôn bán lương thực trên thị trường, thực
hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước.
Sau khi nội chiến chấm dứt, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù
hợp, nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất , nó


không kết hợp với kinh tế nông dân, ở một mức độ nào đó nó thoát ly khỏi
quần chúng nông dân, chính sách trưng thu lương thực thừa làm mất động lực
đối với nông dân. Nông trang tập thể chiếm 0.4% tổng số diện tích canh tác của
cả nước, được đầu tư rât nhiều tiền của nhưng số lương thực cung cấp cho nhà
nước chỉ chiếm 0.04% trong tổng số lương thực thừa. Cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Khủng hoảng
kinh tế - chính trị diễn ra sâu sắc, khối liên minh công - nông có nguy cơ tan vỡ
(thể hiện rõ ở cuộc bạo loạn Cronxtat gần Lêningrat). Do đó, chính sách kinh tế
mới được V.I.Lênin đề xướng để thay thế chính sách cộng sản thời chiến nhằm
tiếp tục kế hoạch xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới đã được
thông qua tại đại hội X của Đảng cộng sản Bônsevich.
2. Nội dung của NEP
a. Xóa bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa, thay vào đó là chính sách
thuế lương thực.
Theo chính sách này người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức
cố định trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất


2
canh tác. Nói cách khác, "thuế là cái nhà nước thu của nhân dân mà không bù
lại". Số lương thực còn lại sau khi nộp thuế người nông dân được tự do trao
đổi, mua bán trên thị trường.
Thuế ổn định và mang tính giai cấp. Điều này khuyến khích người nông
dân đầu tư sản xuất kinh doanh.
b. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó nhà nước nắm các ngành
công nghiệp lớn và các ngành kinh tế quan trọng.
Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ
như khuyến khích phát triển hàng hóa nhỏ của nông dân, thợ thủ công, giúp đỡ
họ về vốn, về khoa học công nghệ; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân: cho
phép tư bản tư nhân thuê hay mua lại các xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị

quốc hữu hóa, thông qua chính sách thuế để quan lý họ và có biện pháp hỗ trợ
(cho vay vốn, bán nguyên liệu, ...); củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà
nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh;
khuyến khích, ưu đãi, giúp đỡ kinh tế tập thể phát triển; phát triển có kiểm soát,
quản lý kinh tế tư bản nhà nước.
c. Mở rộng thị trường, phát triển thương nghiệp.
Tổ chức thị trường thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa
nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông dân, giữa công nghiệp và nông
nghiệp.
Mở rộng lưu thông trao đổi giữa các ngành và các vùng kinh tế trong nước,
cho phép tư bản tư nhân được tự do hoạt động (chủ yếu trên lĩnh vực bán lẻ) để
góp phần khôi phục kinh tế.
Phát triển mạnh quan hệ hợp tác với các nước tư bản phương Tây để tranh
thủ vốn, kỹ thuật và khuyến khích kinh tế phát triển.
d. Sử dụng các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước.


3
Theo Lênin: thực hiện chính sách kinh tế mới nghĩa là phải đẩy lùi về với
chủ nghĩa tư bản, phải dùng bàn tay của cả nhà tư bản để cày xới miếng đất xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Cũng theo Lênin: Chủ nghĩa tư bản nhà nước là sự can thiệp của nhà nước
vào các xí nghiệp tư bản tư nhân.
Thành phần tư bản nhà nước là hình thức kinh tế trung gian qua độ mà vốn
của nó do nhà nước và nhà tư bản cùng góp vốn kinh doanh. Nó bao gồm các
hình thức hợp tác kinh doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong
nước và ngoài nước.


4

II. Vận dụng NEP ở Việt Nam.
1.Đặc điểm nền kinh tế thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Từ khi hòa bình được lập lại năm 1954, miền Bắc nước ta đã bước vào
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ở thời kỳ này kinh tế miền Bắc hầu
như không phát triển được vì bị chiến tranh tàn phá và do phải chi viện cho
miền Nam.
Đến năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất cả nước ta cùng quá
độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ. Tính
chất sản xuất nhỏ thể hiện rõ nét ở các mặt như: cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ
yếu, đại bộ phận lao động và nhân công còn là thủ công, phân công lao động xã
hội kém phát triển, năng suất lao động xã hội rất thấp, tình trạng tổ chức và
quản lý kinh tế còn thiếu chặt chẽ.
Như vậy, Việt Nam và Nga sau cách mạng tháng 10 có nhiều điểm tương
đồng:
- Cả hai nước đều bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh (giao thông vận tải,
thành phố, làng mạc bị phá hủy, nạn đói liên tục hoành hành, lạm phát nghiêm
trọng, ...).
- Cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng bị các nước tư bản chủ nghĩa bao vây,
cấm vận về kinh tế.
- Hai nước đều có số lượng nông dân chiếm một phần rất lớn trong tổng số
lao động cả nước (lớn hơn số lượng công nhân), và kinh tế nông dân chiếm tỉ
trọng tuyệt đối.
- Ở cả hai nước đều tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
...
Tuy nhiên, Việt Nam và Nga cũng có nhiều điểm khác biệt:
- Trước khi đi lên chủ nghĩa xã hội, Nga đã là một nước tư bản chủ nghĩa,
ở Nga cơ bản đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, cơ sở vật chất hơn
hẳn Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu. Nếu coi công nghiệp hóa là một



5
đường hầm thì Việt Nam mới chỉ đứng ở đầu đường hầm còn Nga đã ở giữa
đường hầm, ở Nga bây giờ chỉ còn tiếp tục công nghiệp hóa với ý nghĩa là tiếp
tục giai đoạn cuối của quá trình công nghiệp hóa.
- Công nhân ở Việt Nam đại bộ phận là thủ công, trình độ thấp, ý thức tự
giác, kỷ luật chưa cao còn công nhân Nga đã trải qua một chặng đường dài
dưới chủ nghĩa tư bản nên tính tự giác, ý thức kỷ luật cao, cũng vì thế mà trình
độ tổ chức, quản lý kinh tế của Nga cao hơn hẳn ở Việt Nam.
- Nga là nước đầu tiên đi lên chủ nghĩa xã hội còn Việt Nam đi lên chủ
nghĩa xã hội khi mà chủ nghĩa xã hội đã hình thành hệ thống trên thế giới.
- Ở Nga sau cách mạng tháng 10 chỉ tồn tại có 5 thành phần kinh tế còn
Việt Nam do đã bình thường được quan hệ hóa với các nước trên thế giới nên
tồn tại cả thành phần kinh tế thứ 6: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
Từ những điểm tương đồng và những điểm khác biệt trên chúng ta có thể
thấy rõ hơn sự vận dụng NEP vào Việt Nam:
- Do đều có nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nạn đói liên tục xảy ra, đại
bộ phận người lao động là nông dân nên Việt Nam và Nga đều phải thi hành
những chính sách hợp lý để khuyến khích nông dân sản xuất.
-Do tồn tại nhiểu thành phần kinh tế nên phát triển kinh tế hàng hóa nhiểu
thành phần trong NEP cũng được Đảng và nhà nước ta vận dụng.
Tuy nhiên trong thời kì lịch sử mới hiện nay ở Viêt Nam đã xuất hiện một
thành phần kinh tế mới. Đó là thành phần kinh tế có vốn đảu tư nước ngoài,
điều này ở Nga sau cách mạng tháng 10 là chưa có, vì vậy Đảng và nhà nước ta
đã vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới NEP để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.


6
2. Đánh giá những thành quả trong việc vận dụng NEP vào:

a. Chính sách thuế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Vận dụng chính sách NEP trong thời kỳ đổi mới chúng ta đã rút ra được
nhiều chính sách nông nghiệp hợp lý như:
- Giao khoán ruộng đất cho nông dân để họ tự sản xuất, quản lý và sử dụng
lâu dài., cho phép phát triển trang trại.
- Xóa bỏ cơ chế định giá đối với nông sản bán theo nghĩa vụ đối với nông
dân.
-Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
...
Nhờ vậy mà nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng:
-Nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, nghể rừng
và thủy sản. Thành tựu nổi bật nhất là đã giải quyết vững chắc, an toàn lương
thực quốc gia. Sản lượng lương thực tăng nhanh: từ 21.5 triệu tấn (1990) lên
27.5 triệu tấn (1995) và 34.5 triệu tấn (2000), gần 36 triệu tấn (2002), bình
quân mỗi năm tăng 1.4 triệu tấn. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở
thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới (sau Thai Lan)
- Nông dân hăng hái tăng gia sản xuất, tích cực khai hoang mở rộng diên
tích canh tác, tích cực và sáng tạo trong công việc, làm việc tự giác vì lợi ích
của chính mình và xã hội. Đời sống nông dân ngày càng ổn định và được nâng
cao.
- Hình thành nhiều vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm như:
đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, vùng chuyên canh trồng cây
công nghiệp như cà phê ở Đắc Lắc, cao su ở Đồng Nai, Sông Bé, ... Các vùng
cây ăn quả tập trung cũng được hình thành. Nhiều mặt hàng nông sản đã chiếm
được vị trí đáng kể trong lâm ngạch xuất khẩu như: gạo cao su, cà phê, hạt tiêu,
hạt điều, ... . Tổng giá trị nông sản xuất khẩu đã chiếm khoảng 40% tổng giá trị


7

×