Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phan tich nhung dac sac nghe thuat trong kho tho dau va cuoi bai doan thuyen danh ca cua huy can ngu van 9 hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.24 KB, 5 trang )

Đề bài: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong khổ thơ đầu và cuối bài “Đoàn
thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Bài làm
Sau năm 1945, văn học Việt Nam bước sang thời kì văn chương Cách
mạng. mang đậm âm hưởng anh hùng ca bi tráng, oai hùng nhằm tiếp thêm động
lực, sức mạnh chiến đấu và xây dựng đất nước. Thoát ra khỏi cái tơi u sầu của
mình trong thời kì Thơ mới, Huy Cận thổi vào hồn văn của mình sự vui tươi,
phấn chấn về thiên nhiên, con người hăng say lao động kiến thiết nước nhà.
Đoàn thuyền đánh cá là một trong số những tác phẩm "thay máu" của ông, lấy
cảm hứng từ người dân miền biển và vẻ đẹp biển khơi phóng khống năng động.
Trong bài thơ, hai khổ thơ đầu và cuối có sự liên kết về nội dung và hình ảnh,
mở ra khoảng thời gian trước và sau khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá gây ấn
tượng đặc sắc cho người đọc.
Ra đời sau chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả tới vùng mỏ Quảng
Ninh, bài thơ được ví như một bức tranh tả thực cảnh đoàn thuyền của những
người dân chài lưới ra khơi đánh cá trên nền trời thăm thẳm. Hình ảnh tráng lệ,
đẹp đẽ cùng con người lao động tươi vui thể hiện sự tin tưởng, hi vọng và tự hào
của nhà thơ với công cuộc đổi mới đất nước. Khổ thơ đầu của bài thơ là cảnh
đoàn thuyền ra khơi đánh cá, khổ thơ cuối lại là cảnh đoàn thuyền trở về với
chuyến thu hoạch thắng lợi. Những hình ảnh, cảnh tượng lặp lại trong hai khổ
thơ mang đến suy nghĩ và liên tưởng về sự lặp vòng, vần xoay của vũ trụ cũng
như hoạt động của con người. Thời gian tuần hồn, từ hồng hơn tới bình minh
cũng giống như con người luôn luôn cố gắng phát triển sự nghiệp, cải tạo nước
nhà. Mở đầu bài thơ bằng cảnh hồng hơn, khi đồn thuyền đánh cá chuẩn bị nhổ
neo căng buồm ra khơi:

1


"Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa


Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi".
Đứng trên bờ để quan sát cảnh tượng hồng hơn kì vĩ, phóng tầm mắt ra xa, thu
vào trong ống kính của nhà thơ là hình ảnh mặt trời đỏ ối "như hòn lửa". Mặt
trời, biểu tượng của sự sống luôn rực rỡ và tráng lệ, nhất là khi được quan sát
giữa không gian rộng lớn. "Mặt trời xuống biển", người đọc có thể hình dung ra
đường chân trời, nơi giao thoa giữa ánh sáng chói chang và mặt nước in hằn sắc
đỏ cam kì vĩ. "Sóng đã cài then, đêm sập cửa", với người dân chài quanh năm
bám biển, biển chính là nhà, là nơi để về, là nơi cho họ thức ăn, nguồn sống.
Sóng "cài then", con sóng trở nên hiền hịa và êm dịu dưới màn đêm yên tĩnh,
"đêm sập cửa", cả bầu trời tối đen sau khi mặt trời tắt nắng. Ở đây, tác giả dùng
từ "cài then", "sập cửa", cũng giống như một ngôi nhà khi màn đêm buông
xuống đều cửa đóng then cài, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu sau ngày dài làm
việc vất vả. Thiên nhiên đối với người dân lao động thật gần gũi, giống như mái
ấm chở che, nuôi dưỡng họ trưởng thành. Trong thời khắc vạn vật chìm vào giấc
mộng như thế, những người dân vạn chài lại bắt đầu cơng việc thường nhật của
mình:
"Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Phép tu từ ẩn dụ "đồn thuyền đánh cá" chính là những người dân chài khỏe
mạnh, giàu sức sống. Cùng với con thuyền - kế sinh nhai, người dân biển đi theo
đoàn ra khơi đánh bắt cá. Tuy làm việc vào ban đêm, nhưng dường như, ta vẫn
cảm nhận được rõ ràng cái khí thế hừng hực như đồn quân ra trận. "Câu hát
căng buồm cùng gió khơi', ẩn dụ khí phách của người lao động với câu hát mạnh
2


mẽ, mang tầm vóc vũ trụ "cùng gió khơi". Câu hát hay là sức mạnh của người
lao động giúp con thuyền căng mới buồm, xứng đáng đứng cạnh thiên nhiên
mênh mông vĩ đại. Tác giả khéo léo lồng ghép sự tự hào, tự tin đặt ngang con

người sánh vai với vũ trụ, "cùng gió khơi" đưa thuyền ra xa, tìm về vùng đất nơi
có nhiều hải sản quý giá. Con người làm chủ thiên nhiên, khai thác thiên nhiên
để phục vụ cho đời sống kinh tế, hình ảnh con người chế ngự thiên nhiên vẫn
luôn là khao khát và mục tiêu, nhất là trong thời kì đổi mới, xây dựng đất nước
đương thời. Đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ này là ở những hình ảnh khơng gian,
con người hịa quyện làm một. Gói gọn trong một vài câu từ, khoảng thời gian từ
lúc mặt trời lặn cho đến khi màn đêm bao phủ đều được miêu tả bao quát. Trên
cái nền hùng vĩ ấy của thiên nhiên điểm xuyết hình ảnh con người, nhưng con
người khơng hề bé nhỏ, lạc lõng mà là đoàn người ra khơi, vẻ oai hùng ngang
hàng với năm châu bốn bể. Cảnh ra khơi huy hoàng, con người chinh phục thiên
nhiên gây ấn tượng mạnh cho người đọc ngay từ đầu tác phẩm. Cảnh tượng đặc
sắc, ngạo nghễ ở khổ đầu còn được tiếp tục lặp lại ở khổ thứ ba, miêu tả cảnh
đoàn thuyền đánh cá ra khơi nay đã trở về thắng lợi.
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi"
Hình ảnh "câu hát căng buồm với gió khơi" lặp lại ở khổ thơ đầu, khúc hát hào
hùng từ khi bắt đầu cuộc đi biển tới khi đoàn thuyền trở về, câu hát vui vẻ, phấn
chấn tiếp thêm sức mạnh cho những người dân chài đối diện với gian khó. m
hưởng ngân vang của bài ca thắng lợi, khi đi là những câu hát mang niềm kì
vọng, khát khao về một buổi ra khơi thành cơng, khi về là khúc hát, là lời reo hò
mừng vui khôn xiết cho những thành quả lao động đã gặt hái được. Và một lần
3


nữa, hình ảnh mặt trời lại xuất hiện trong câu thơ, nhưng thay vì là "mặt trời
xuống biển" thì ở đây là "mặt trời đội biển", mặt trời lên, một ngày mới, một sức
sống mãnh liệt mới. Sau một đêm lao động vất vả, lênh đênh ngoài biển khơi,
giờ đây, những người dân chài được đền đáp không chỉ bằng lưới cá đầy khoang

mà cịn là ánh bình minh rực rỡ, ánh sáng mang lại sự sung túc ấm no. "Mắt cá
huy hồng mn dặm phơi", biểu tượng của sự no đủ. Cá được mùa, mặt trời ấm
áp, báo hiệu một cuộc sống không phải chật vật cơm áo gạo tiền. Có lẽ, đối với
người lao động chân tay thuần túy, khơng có gì q giá hơn sóng n biển lặng,
tay lưới trĩu nặng vì cá tơm. Người dân chài giống như những tráng sĩ trở về với
chiến công hiển hách, vang dội, nhấn mạnh nét đẹp lao động, nét đẹp của những
cơ bắp dạn dày gió sương và những đôi tay khéo léo làm việc không quản gian
nan.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ phải kể đến câu thơ "Đồn thuyền chạy đua
cùng mặt trời". Được ví như nhãn tự của tác phẩm, Huy Cận nâng tầm con người
lên với tầm của vũ trụ. Quả cầu lửa của nhân loại, mặt trời lộng lẫy chói chang,
giờ đây, đồn thuyền với những người lao động cũng có thể sánh ngang với mặt
trời. Trải dài từ đầu đến cuối bài thơ là giọng điệu tự hào, trân trọng những con
người cống hiến, làm việc và sinh sống giữa thiên nhiên xoay vần, biến chuyển
không ngừng nhưng không hề xuất hiện sự bé nhỏ, sợ hãi. Tư thế của những
người dân vạn chài ln hướng về cuộc sống mới, nơi có ánh sáng rạng rỡ, "chạy
đua cùng mặt trời". Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn dồi dào năng lượng,
cũng giống như đất nước và con người Việt Nam, chìm trong chiến tranh, đạn
bom loạn lạc, nhưng khi tổ quốc bước vào thời kì xây dựng, người dân vẫn ln
sẵn sàng tiên phong, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.
Với lời thơ dứt khoát, mạnh mẽ cùng âm hưởng bản anh hùng ca, hình ảnh
thơ lặp lại, tương xứng ở khổ đầu và khổ cuối, tác giả đã mang đến một nức họa
4


với những khối màu vừa hài hòa, giao thoa vừa đối lập, tương phản. Đặc sắc
nghệ thuật của hai khổ thơ chính là ở chỗ, dùng những hình ảnh cũ nhưng nội
dung lại nói về cái mới, tạo nên sự hô ứng giữa không gian và thời gian. Không
gian tuần hồn, thời gian ngày đêm lặp vịng cũng giống như những người lao
động ln làm việc hăng say, hết mình cho sự nghiệp lớn lao của dân tộc.


5



×