Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

LUẬN VĂN: Quan hệ phân phối trong nền kinh tế nước ta hiện nay pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.82 KB, 29 trang )















LUẬN VĂN:

Quan hệ phân phối trong nền
kinh tế nước ta hiện nay






a. Lời mở đầu


Đất nước ta đang từng bước đổi mới,quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội . Với đặc
thù riêng về chính trị đất nước , hoàn cảnh lịch sử… tác động gián tiếp trực tiếp làm
xuất hiện nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng và phong phú về các hình thức sở hữu
. Sự đa dạng về các hình thức sở hữu này đã làm xuất hiện nhiều hình thức phân phối


khác nhau. Mỗi một hình thức sở hữu nhất định nó sẽ làm nẩy sinh một hình thức phân
phối nhất định. Như vậy khi đI phân tích quan hệ phân phối trong nền kinh tế chúng ta
sẽ nắm bắt được các quan hệ kinh tế nhìn nhận được sự công bằng xã hội qua các hình
thức phân phối khác nhau.
Trong bất cứ một nền kinh tế nào phân phối cũng luôn chiếm giữ một vị trí vô
cùng quan trọng, là cây cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là lĩnh vực hoạt động kinh tế
nhạy cảm& phức tạp đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách kinh tế phảỉ nghiên cứu sâu
rộng mỗi một hình thức phân phối nó gắn liền với một chế độ chính trị pháp quyền nhất
định . Như vậy mỗi một chế độ chính trị xã hội khác nhau ta lại có một quan hệ phân
phối khác nhau ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ
thích ứng với sự chuyển đổi này là sự đa dạng về các hình thức sở hữu để phát huy hết
sức mạnh của nền kinh tế quốc dân. Cho nên làm xuất hiện nhiều quan hệ phân phối
như phân phối theo lao động ,phân phối ngoài thù lao lao động ,phân phối theo vốn và
tài sản
Quan hệ phân phối trong nền kinh tế nước ta hiện nay là một chủ đề rộng. Để có thể
tìm hiểu một cách có hệ thống,và sâu sắc hơn về quan hệ phân phối em xin được đi
nhiều hơn vào quan hệ phân phối theo lao động(là quan hệ phân phối chủ yếu ở nước ta
hiện nay) và một hình thức thể hiện rõ nét của nó đó là:hình thức thu nhập theo lao động



B. Nội dung
Chương I: Một số lý luận chung về quan hệ phân phối
I) Một số quan điểm và bản chất của quan hệ phân phối
1.1) Một số quan điểm về quan hệ phân phối
1.1.1) Quan điểm của Mac-Enghen .
Những quan hệ phân phối hay nó chính là nhu cầu động cơ khách quan, quan hệ
những lợi ích kinh tế phản ánh nhu cầu và động cơ khách quan của mỗi tác nhân kinh tế
trong tổng thể nèen kinh tế . Bởi vậy đến với quan điểm về phân phối Mac-Enghen có
quan điểm hời hợt đầu tiên “ trong qúa trình sản xuất , các thành viên của xã hội thích

nghi(tạo ra, cải biến) các sản phẩm của tự nhiên cho phù hợp với những nhu cầu của
con người, phân phối xác định tỷ lệ mỗi cá nhân thâm gia vào sản phẩm đã sản xuất ra ,
trao đổi đem lại cho cá nhân những sản phẩm nhất định mà anh ta muốn dùng phần
nhận được do phân phối để trao đổi…” Như vậy rõ ràng trong mọi nền kinh tế các tác
nhân kinh tế tham gia vào nền sản xuất xã hội thiết lập một quan hệ sản xuất nhất định,
quá trình sản xuất cho phép tạo ra những sản phẩm nhất định phục vụ cho nhu cầu của
xã hội và dưạ trên những nền tảng những quan hệ sản xuất của những tác nhân kinh tế
đó mỗi một tác nhân được nhận một sản phẩm nhất định do quá trình phân phối đem lại
.
Quan hệ phân phối là mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng.Dưới
chế độ xã hội nhủ nghĩa Mac cho rằng “ phân phối sản phẩm là do phương thức sản xuất
quyết định” như vậy trong xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa tồn tại hai phương thức sản
xuất khác biệt liệu có dẫn đến hai quá trình phân phối khác nhau không . Để hiểu rõ về
vấn đề này Mac đã đề cập đến các quan hệ phân phối ở từng khía cạnh trong từng xã hội
.
Phân phối và sản xuất: phân phối là nhân tố quyết định sản xuất cũng là nguồn thu
nhập , người lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm và qua đó họ dược hưởng tiền
công tiền lương, chế độ … người chủ sở hữu bỏ vốn sản xuất và họ thu được lợi nhuận,
cổ tức … Mac viết bản thân sự phân phối là sản vật của sản xuất không những về mặt
nội dung vì người ta chỉ có thể phân phối những kết quả của sản xuất thôi mà cả về mặt
hình thức, vì phương thức nhất định của việc tham gia vào sản xuất quy định hình thái
đặc thù của phân phối , hình thái đó theo đó người ta tham gia vào sự phân phối”
(1)




Trong xã hội tư bản người công nhân tham gia vào quá trình sản xuất họ sáng tạo ra
những giá trị lớn hơn nhữnh giá trị mà họ nhận được từ tay những nhà tư bản rất nhiều ,
họ bị nhà tư bản chiếm đoạt phần thặng dư đó . Như vậy trong xã hội tư bản không có

dược sự phân phối một cách công bằng, người lao động và người chủ sở hữu có sự khác
biệt khá lớn về hình thức phân phối . Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa – một chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất . Người lao động đồng thời cũng là người làm chủ trong quá
trình sản xuất , họ được hưởng lợi ích xứng đáng với thành quả lao động của họ , hay
nói cách khác trong xã hội chủ nghĩa phân phối cong bằng hơn cho mọi tầng lớp người
trong xã hội.
-Mối quan hệ giữa phân phối và tiêu dùng . Chế độ tư bản chủ nghĩa nhà tư bản chỉ
quan tâm duy nhất tới lợi nhuận và vì vậy họ đầu tư nâng cao năng xuất lao động vắt
kiệt sức của người công nhân. quá trình sản xuất tạo ra rất nhiều của cải cho xã hội và
nó là thành quả lao động của người công nhân nhưng rút cuộc nó lại phục vụ chủ yếu
cho nhà tư bản . Các nhà tư bản không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần…
trong khi đó giai cấp công nhân chỉ nhận được giá trị phân phối của nhà tư bản chỉ đủ
bù đắp lại sức lao động đã mất , đời sống của họ vẫn nghèo khổ cơ cực , có lẽ sự lệ
thuộc về kinh tế như vậy nhà tư bản mới giữ được họ ở tầng lớp thấp kém, làm thuê cho
họ được . Khi nghiên cứu sang chế độ xã hội chủ nghĩa Mac thấy rằng trong xã hội chủ
nghĩa vì sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu nên đã thiết lập chế độ phân phối công
bằng. Người lao động được hưởng đúng với sức lao động hao phí đã bỏ ra . Khi người
lao động có hu nhập cao họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn một mặt nâng cao được đời sống của
người lao động mặt khác nó làm cầu tiêu dùng tăng lên có tác dụng thúc đẩy sản xuất .
-Mối quan hệ giữa phân phối và trao đổi . Thực chất đây là mối quan hệ giữa hai khâu
trung gian trong quá trình phân phối và phân phối lại. Với giá trị nhận được từ trong quá
trình lao động người lao động có thể dùng nó để trao đổi lấy sản phẩm mà mình cần
thiết hơn điều đó được thực hiện trong quá trình trao đổi hàng hoá . Trong xã hội tư bản
cạnh tranh Mac đề cập đến sự sản xuất tràn lan , và sự cạnh tranh gay gắt làm cho quá
trình trao đổi sản phẩm nhiều khi bị gián đoạn giá cả trên thị trường bấp bênh không ổn
định , tình trạng lạm phát làm cho đồng lương danh nghĩa tăng đồng lương thực tế giảm
gây khó khăn cho người lao động .




Nhìn nhận về quan hệ phân phối của Mac-Enghen đã đề ra. Trên nền tảng đó Đảng và
Nhà nước ta nhận định rằng “ chúng ta phải sống phù hợp với kết quả lao động của
mình không tiêu dùng quá giới hạn mà mức sản xuất cho phép”
(2)
“thiết lập trật tự mới
xã hội chủ nghĩa , trên mặt trận phân phối , lưu thông để góp phần ổn định đời sống đẩy
mạnh sản xuất chuyển đổi tình hình kinh tế xã hội . Phát huy tác dụng đòn kéo và cầu
nối của phân phối … phân phối , lưu thông phải tham gia đắc lực vào cuộc đấu tranh
giữa hai con đường , mở rộng trận địa chủ nghĩa xã hội , điều tiết bằng được thu nhập
của các tầng lớp dân cư cho công bằng và hợp lý”
(3)

1.1.2) Quan đIểm về các quan diểm phân phối khác(Adámsmith,Ricardo,sismonvi)
Trước hết đến với quan điểm của Adáms.mith .Vềlý luận tiền theo ông trong xã hôI
nguyên thuỷ trước chủ nghĩa tư bản thì toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động .Điều
đó có nghĩa là Adámsmith đã khẳng định rằng một khi người lao động làm việc bằng
chính những tư liệu sản xuất và ruộng đât của mình , thì lẽ công bằng là người sản xuất
phải được sản phẩm toàn vẹn của lao động của họ
Nhưng khi sở hữu tư bản chủ nghĩa xuất hiện , người lao động bị tước đoạt hết tư
liệu sảnt xuất buộc họ trở thành những người làm thuê cho chủ tư bản .Trong điều kiện
như vậy người làm thuê chỉ được nhạn một phần tiền từ chủ sau khi đã làm việc cho chủ
một thời gian nhát định .Vạy tiền lưong của những người công nhân làm thuê không
phải là toàn bộ giá trị sản phảm mà lao động của họ làm ra ,mà chỉ là một bộ phận giá
trị đó. Ông chỉ ra mức bình thường của tiền lương và cho rằng tiền lương phải đạt được
ở mức tối thiểu .Theo Adamsmith,tiền lương không dược hạ thấp quá mức tối thiểu nếu
không đó sẽ là thảm hoạ đối với dân tộc .Bằng luận cứ khoa học ông chỉ ra rằng mức
tiền lương tối thiểu chỉ diễn ra ở những nước đang diễn ra sự thoái hoá về kinh tế.Còn ở
những nước phát triẻn nhanh thì tiền lương vượt ngoài mức tối thiểu .
Adámsmith cho rằng tiền lương cao sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế .cụ thể khi
tiền lương cao, người lao động phấn khởi tìm mọi cách đẻ tăng năng suất lao động ,

tăng thu nhập quốc dân nói chung .Đến lượt mình tăng thu nhập quốc dân đẫn đến khả
năng tăng tích luỹ tư bản và do đó tăng cầu về sản phẩm và suy đén cùng nó sẽ thúc đẩy
sản xuất phát triển



Mặc dù có những tư tưởng hợp lý như vậy nhưng Adámsmith vẫn không tránh
khỏi sự lẫn lộn giữa lao đông và sưc lao động và coi tiền lương là giá cả của sức lao
động .
Tiếp tục sự nghiệp này của Adamsmith,D.Ricảrdo cho rằng giá trị người lao động
tạo ra gồm :Tiền lương và Lợi nhuận và khẳng định khi tiền lương tăng thì lợi nhuận
giảm .Ông có ý đồ giải quyết việc xác định tiền lương theo quy luặt giá trị nhưng
khong thành công vì ông đã mắc phải sai lầm giống Adámsmith.một trong những công
lao to lớn của ông là ông đă phân tích được tiền công thực tế và xác định lương hàng
hoá mà người cong nhân mua được bằng tiền chưa quyết định địa vị xã hội của người
đó.Sự quyết đinh tình cảnh của công nhân phụ thuộc vào mối tương quan giữa tiền
lương và lợi nhuận .
Sí smonvi khi đén với quan đIểm về tiền lương ông có nhiều điẻm rõ ràng hơn
Adamsmithvà Ricardo.Ôcho rằng công nhân dân là ngươì tạo ra của cải vật chất cho xã
hội .Theo ông tiền lương phải ngang bằng toàn bộ giá trị sản phẩm của công nhân…
Như vậy một số nhà kinh tế học cổ điẻn trước C.MAC đã đạt dược một số thành
tựu nhất định trong việc giải quyết các vấn đè phân phối .Nhưng bên cạnh đó rõ ràng
trong nhận định của các ông vẫn còn những hạn chế nhất định.
Đến với những lý luận về quan hệ phân phối của các nhà kinh tế học cổ điển và lý
luận và lý luận của các Mác Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định riêng trên cơ
sở tổng hợp những ưu nhược điểm của các nhà kinh tế chính trị học tù đó rút ra cơ sở lý
luận về vấn đề quan hệ phân phối ở nước ta.





2. Bản chất của quan hệ phân phối và nguyên tắc phân phối ở nước ta.
Quan hệ phân phối là một mặt quan trọng trong nền sản xuất. Phân phối không chỉ
đơn thuần là phân phối giá trị sản xuất ra mà nó còn bao hàm cả phân phối nguồn lực
cho sản xuất.
Phân phối cho sản xuất là sự bảo đảm các yêú tố đầu vào về tư liệu sản xuất, về lao
động, nguyên nhiên liêu… cho quá trình sản xuất. Trong bất cứ một quá trình sản xuất
nào thì phân phối cho sản xuất luôn là vấn đề thiết yếu nó quyết điịnh hiệu quả kinh tế,
sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Khi phân phối cho quá trình sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế, nó có thể cho nhiều sản phẩm đầu ra hơn trong khi đầu vào không đổi. Rõ
ràng ở đây phân phối sản xuất đã đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy từ sự phân phối tư liệu sản xuất, cùng các yếu tố đầu vào khác đã tạo lên
những đặc trưng riêng của san phẩm đầu ra và từ những sản phẩm đầu ra đó người ta lại
tiến hàng phân phối và phân phối lại theo các hình thức khác nhau. Vậy thì ta thấy rằng
phân phối sản phẩm chẳng qua chỉ là kết quả của quá trình phân phối cho sản xuất, sự
phân phối này đã bao hàm trong quá trình sản xuất và quyết định cơ cấu sản xuất. Xem
xét sản xuất mà không quan tâm đến sự phân phối đó, sự phân phối bao hàm trong sản
xuất thì rõ ràng đó là một sự trừu tượng trống rỗng, còn sự phân phối sản phẩm thì trái
lại, đã bao hàm trong sự phân phối này là một yếu tố của sản xuất.
Trong quá trình phân phối cho sản xuất tạo nên cơ cấu sản xuất khác nhauvà từ đó
thiết lập lên quan hệ phân phối sản phẩm khác nhau như ta đã nói. Ơ nước ta chủ yếu là
hình thức công hữu về tư liệu sản xuất, kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể giữ vai trò chủ
đạo. Vì tư liệu sản xuất là bình đẳng cho mọi người lao động nên ở nước ta có được
quan hệ phân phối công bằng hơn cho người lao động. Tuy nhiên toàn bộ những sản
phẩm mà xã hội làm ra lhông phải đều được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân mà trước hết
những giá trị tạo ra đó phải được sử dụng để:
- Bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phí, hao mòn trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
- Lập quỹ dự phòng đề phòng thiên tai, tai nạn bất ngờ , quốc phòng an ninh…




- Để mở mang sản xuất, quá trình sản xuất ngày càng mở rộng, phát triển thì các tư
liệu sản xuất phải được thay đổi, đổi mới cùng với sự cải tiến của quan hệ sản xuất.
Phần còn lại mới được dành cho tiêu dùng. Trong phần này lại được phân phối cho
quá trình sản xuất để bù đắp lại những hao phí bỏ ra, quản lý hành chính, phúc lợi xã
hội…phần còn lại cuối cùng mới được dành cho tiêu dùng cá nhân. Như vậy tổng
sản phẩm xã hội vừa được phân phối để tiêu dùng cá nhân vừa được phân phối tiêu
dùng cho sản xuất.
2.2.Nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ phân phối ở nước ta đã hình thành lên một số
nguyên tắc phân phối chủ yếu sau.
2.2.1. Phân phối theo lao động.
La hình thức phân phối chủ yếu và rã nét nhất ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ
một nền sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì phân phối
theo lao động là một hình thức phân phối tỏ ra thích hợp nhất. Chính sự công hữu về
tư liệu sản xuất này đã thiết lập lên sự công bằng cho người lao động, quyền làm chủ
của người lao động. Người lao động sẽ được hưởng những thành quả lao động xứng
đáng với năng lực sản xuất của mình, giá trị lao động của họ đem lại cho xã hội, đó
cũng chính là cơ sở để tiến hành phân phối theo lao động. Khi mà nước ta chủ yếu là
kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể thì phân phối theo lao động là hoàn toàn phù hợp.
Hơn nữa nước ta hiện nay còn tồn tại sự khác biệt rất lớn giưuã các thành phần
lao động như lao động động trí óc, lao động chân tay, lao động giản đơn…Do xuất
phát từ nước nông nghiệp lạc hậulại đang định hướng lại theo con đường phát triển
kết hợp công nông nghiệp-dịch vụ nên có sự pha trộn không đồng đều giữa các
thành phần kinh tế vì vậy mà lao động cũng hình thành nhiều loại khác nhau. Chính
vì vậy mà kết quả lao động cũng rất khác nhau, do đó chúng ta muốn tiến hành phân
phối công bằng cho họ thì cần phải căn cứ vào giá trị mà lao động động của họ dã
tạo ra cho xã hội. Mặt khác trong xã hội hiện còn tồn tại khá nhiều những người có

tư tưởng ỉ lạ, ăn bám “ muốn trút bỏ gánh nặng lao động cho người khác ” trong tình
hình đó phân phối theo lao động là giải pháp hợp lý. đất nước ta mới chỉ đang ở giai
đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế còn nghèo nàn, sản phẩm quốc dân chưa
đủ để phân phát cho mọi người theo nhu cầu, hơn nữa lao động chưa trở thành nhu



cầu mà nó vẫn còn là phương thức sinh nhai của mỗi người, trong hoàn cảnh đó thì
phân phối theo lao động sẽ thúc đẩy mọi người lao động ngày một tích cực và hăng
hái hơn giúp cho sản xuất phát triển.
Như vậy để phân phối theo lao động cần đảm bảo các yêu cầu: Phải căn cứ vào số
lượng chất lượng lao động của mỗi người dể trả công cho người lao động ,phải trả
cong bằng nhau cho lao động như nhau,trả công khác nhau cho lao động khác nhau
khong phan biệt già trẻ , gái trai, dân tộc …Mặt khác phải giải quyết tốt mối quan hệ
giữa lợi ích vật chất với đông viên tinh thần cho người lao động,có vậy mới phát huy
khả năng lao động, sáng tạo của mọi người .Sau cùng để phân phối theo lao động
được công bằng hơn chúng ta cần đấu tranh chống lại hai sai lầm phổ biến đó là chủ
nghĩa bình quân và khuynh hướng đòi mở rộng quá mức khoảng cách bậc lương mà
không có căn cứ kinh tế .Thực hiện tốt phân phối theo lao động ở nước ta hiện nay
sẽ mang lại nhiều tác dụng to lớn ,nó sẽ góp phần tạo ra công bằng trong xã hội
,khuyến khích người lao dộng tích cực lao động hết năng lực và khong ngừng nâng
cao trình độ bản thân , qua đó tạo diều kiện phân bổ lao động hợp lý giữa các ngành
kịnh tế , thúc đẩy nền sản xuât xã hội phát triển.
2.2.2.Phân phối theo tài sản ,ng uồn vốn và những đóng góp khác
Nguyên tắc phân phối này cũng rất phù hợp cho thực trạng nền kinh tế nước ta
hiện nay khi mà chúng ta đang thực đa dang hoá các hình thức sở hữu trong kinh
doanh .Phân phối theo vốn taì sản và những đóng góp khác đựoc hiểu là quá trình trả
công cho vốn tài sản và những đóng góp khác đó nó được thể hiện thông qua lãi ,cỏ
tức ,lợi nhuận…Với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay bao gồm
chủ yếu là hình sản suất nhỏ lẻ ,hộ gia đình chưa thành lập được công ty lớn (vì

thiếu vốn)thì hình thức theo vốn tài sản cùng những đóng góp khác là một động lực
to lớn thúc đẩy huy động vốn trong dân chúng .
chúng ta biết rằng hiện nay, một phần lớn nguồn vốn còn đang nằm rải rác trong
tay người lao dộng , nhà tư bản nhỏ .Để huy động nguồn vốn này chúng ta không thể
áp dụng các biện pháp cưỡng bức vì nước ta là một nưóc theo chủ nghĩa xã hội .một
biện pháp tỏ ra hiệu quả trong vấn đề này,không có gì khác chính là những biên
pháp kinh tế mềm dẻo ,khuyến khích nguời dân . Muốn dân chúng góp vốn kinh



doanh thì nhà nước cần có những chính sách rõ ràng trong việc quy định lãi suất ,
lợi nhuận …thu được từ nguồn vốn tài sản đóng góp đó.
Huy động được nguồn vốn trong dân kích ứng được người dân mạnh dạn đầu tư
sản suất kinh doanh sẽ nlà một lợi thế lớn tạo đà cho nền kinh tế phát triển vững
mạnh và đó cũng là một trong những mục tiêu chiến lược của đảng ta.
2.2.3)Hình thức phân phối ngoài thù lao động thông qua quỹ phúc lợi xã hội
Hình thức phân phối này là một trong những hình thức phân phối không thể
thiếu trong một đất nước luôn vươn tới sư công bằng bình đẳng như nước ta
.Nguyên tắc phân phối này đảm bảo cho mọi người được hưởng một mức phân phối
cômg bằng và nó mang tính nhân đạo cao . Nhũng người làm việc với năng lực cao
hơn mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn sẽ được hưởng xứng đáng với
lao đông mình bỏ ra , ngoài phần lương cơ bản ra còn có khen thưởng .Điều đó giúp
cho người lao động hứng khởi trong sản xuất , người làm tốt sẽ làm ngày một tốt
hơn ,người làm chưa tốt thì không ngừng phấn đấu ,rèn giũa mình để làm việc lao
động tốt hơn .Không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ngươì lao đọng nó còn giúp
cho tưng nhà máy ,từng phân xưởng ,đôn vị sản xuất không ngừng nâng cao năng
suất tạo ra nhiều hơn của cải cho xã hôi.
Phân phối ngoài thù lao lao động thông qua quỹ phúc lợi xă họi mang tinh
chất nhân dạo cao. Qua hai hình thức phân phối đa xét ta thấy rằng nhửng ngưòi có
sức lao động , có vốn,hay có đóng gỏp khác cho quá trinh sản xuất xă hội họ sẽ được

hưởng những giá trị phân phối nhất định từ thành quả lao động ,đóng góp ấy.Thế
vậy còn nhưng người không có khả năng lao động(như người ốm yếu ,già cả mất sửc
lao đọng….) thì sao.Quan hệ phân phối trong xã hội chủ nghĩa mà cụ thể là nước ta
đảm bảo cho họ một mức sống ổn định tối thiểu .
Nhận định về hình thửc phân phối này ta thấy rằng nó tạo ra sức phát triển toàn diện
cho mọi thành viên trong xãhội,đúng theo quan điẻm mà đại hội VII của đảng dã đề
ra “coi con nguời là trung tâm của mọi sư phát triển gắn liền chíng sách phát triển
kinh tế với chíng sách phát triển xã hội”
2.2.4) Đến với đa quan hệ phân phối trên ta thấy đó là ba quan hệ phân phối phổ
biến và quan trọng , không thể thiếu đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện



nay. Các quan hệ phân phối này tạo nên các hình thức thu nhập khác nhau giữa các
tầng lớp dân cư ,phổ biến là các hình thức thu nhập sau:
Thứ nhất là: hình thức tiền công,tiền lương :
Cùng với quá trình chuyển nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang nền kinh tế thị trường là quá trình chúng ta dần dần thừa nhận sức lao
động là hàng hoá. Khi người lao đọng làm việc cho chủ doang nghiệp hoặc tổ chức
kinh tế quốc doanh người lao đọng nhận được một khoản thu nhập gắn với kết quả
lao dộng của họ . Về nguyên tắc khoản thu nhập đó phải dược tương xứng với số
lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến . Số thu nhập theo lao đong đó
dược gọi la tiền lương .Hay nói cách khác tiền lương chính là hình thức thu nhập
theo lao đọng .
Để cho người lao đọng thực sự yên tâm từ dó sẵn sàng mang hết sức sáng tạo của
mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh ,điều quan trọng trước hết ở chỗ là người
lao dộng phải được nhận đủ mức lương và nhận kịp thời ,mức lương đó phải ngày
một tăng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính họ. Do vậy trong cơ
cấu tiền lương thường bao gồm hai phần là tiền lương cơ sở và tiền thưởng . Phần
tiền lương cơ sở là phần lương tính chung cho người lao động có trình độ và điều

kiện làm việc như nhau còn phần tiền thưởng là phần tính riêng cho những cá nhân
lao động xuất sắc, đây là phần lương có tác dụng khuyến khích người lao động.
Tiền lương còn được các nhà kinh tế học thể hiện qua hai phạm trù đó là tiền
lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là phần tiền tệ mà người
lao động nhận được phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra. Trong điều kiện không có sự
biến động trên thị trường giá cả và thị trường tiền tệ thì sự nâng cao tiền lương danh
nghĩa cũng đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống của người lao động. Nhưng trong
tình trạng lạm phát, chẳng hạn tiền tệ giảm giá trị hàng hóa tăng giá trị khi đó mức tiền
lương danh nghĩa không phản ánh đúng mức thu nhập của người lao động. Khi ấy người
ta phải dùng đến tiền lương thực tế. Tiền lương thực tế chính là phần giá trị thu được từ
những giá trị vật chất, dịch vụ mà người lao động đã có được khi mua chúng bằng tiền
lương danh nghĩa. Mức tiền lương thực tế phản ánh chính xác nhất đầy đủ nhất thu nhập
thực tế của người lao động, nó cho biết đời sống của người lao động được nâng lên hay
giảm đi. Như vậy tăng thu nhập tiền lương thực tế sẽ làm tăng mức sống của dân cư.



Rõ ràng tiền lương có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người lao động, do đó
thông qua chính sách tiền lương, có thể tác động mạnh mẽ tới đời sống của người lao
động. Nghị quyết đại hội VII đã khẳng định “Đối với chính sách tiền lương và thu nhập,
khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế bảo vệ các nguồn thu nhập hợp pháp, điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ
phận dân cư, các ngành, các vùng đấu tranh ngăn chặn thu nhập phi pháp”.

Thứ hai là : hình thức lợi tức, lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường cái mà các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm trước
hết là lợi nhuận và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện ở lợi nhuận
nhiều hay ít. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa chi phí bán hàng và phí tổn sản xuất.
Trong lịch sử đã có nhiều nhà kinh tế học quan niệm rằng lợi nhuận chính là sự
trả công cho những ai dám mạo hiểm vay vốn đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh

và dám chấp nhận rủi ro, thậm chí phá sản. Để đạt lợi nhuận tất yếu các nhà sản xuất
kinh doanh phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau tìm mọi cách để giảm chi phí để thu lợi
nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường lưọi nhuận là động lực chi phối hoạt động
của người sản xuất kinh doanh. Chính lợi nhuận đã đưa doanh nghiệp đến các khu vực
sản xuất hàng hóa mà người tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ các khu vực ít người tiêu dùng.
Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng rộng rãi
và hiệu quả nhất. Lợi nhuận tạo điều kiện xúc tác cho thị trường hàng hóa ngày càng
hoàn thiện và đa dạng để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh ngoài phần thu nhập là
tiền lương, còn khoản thu nhập khác đó là lợi nhuận và phần này ngày càng tăng lên,
chiếm ưu thế trong tổng thu nhập. Tổng thu nhập mà mỗi người lao động nói chung mỗi
nhà sản xuất nói riêng nó vừa phải phản ánh kết quả lao động của mỗi người, vừa phản
ánh kết quả lao động của tập thể với tư cách là chỉnh thể. Để thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế cần phải phát huy tối đa sức sáng tạo của các nhà kinh doanh giỏi và
thạo với cơ chế thị trường. Đúng vậy cần không nâng cao thu nhập trong đó có lợi
nhuận của họ. Việc không ngừng nâng cao thu nhập cho họ đòi hỏi không ngừng cải
tiến cơ chế quản lý và các chinsh sách kinh tế, trong đó có chính sách phân phối lợi



nhuận. Việc đưa ra đúng cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận sẽ góp phần hình
thành quan hệ “làm chủ thực sự với côngviệc”.
Lợi tức chính là một phần từ lợi nhuận mà các tổ chức kinh tế trả cho người sở
hữu tiền tệ (đóng góp cổ phần vào doanh nghiệp) như vậy lợi tức có nguồn gốc từ lợi
nhuận, tuỳ theo hình thức mua bán cổ phiếu mà lợi tức được chi trả theo các phương
thức khác nhau. Lợi lức chính là động cơ để mọi người mua cổ phiếu cả doanh nghiệp,
thường thì những doanh nghiệp có uy tín sẽ thu hút được mọi mua cổ phiếu khi doanh
nghiệp phát hành cổ phiếu. Thông qua hình thức phát hành cổ phiếu giúp cho doanh
nghiệp có thể huy động vốn nhàn rỗi để mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng nguồn
vốn chủ sở hữu.

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện những công ty cổ phần,
đó là công ty cổ phần nhà nước và công ty cổ phần tư nhân, đều được nhà nước khuyến
khích mở rộng.
Thứ ba : Hình thức thu nhập từ quỹ tiêu dùng công cộng: đó là phần thu nhập
mà người lao động nhận được từ quỹ tiêu dùng chung của xã hội những khoản ưu đãi
nhất định như trợ cấp, bảo hiểm, các khoản ưu đãi…Đó chính là phần thu nhập mà
chính phủ trích ra từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho người lao động. Đây là hình thức
thu nhập phản ánh tính nhân đạo, quan tâm đến đời sống mọi tầng lớp nhân dân trong xã
hội của đảng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nguồn thu nhập bình quân đầu
người chưa cao. Các khoản trợ cấp , ưu đãi đảm bảo cho những người không còn khả
năng lao động hoặc bị tai nạn lao động một cuộc sống bình thường tối thiểu… Các
khoản bảo hiểm xã hội thường chỉ có ở thành phần kinh tế nhà nước, nó là nguồn thu
nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho những người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu
:
2.3 Kinh nghiệm thực hiện phân phối ở một số nước
2.3.1) Indonexia :
ở Indonexia các vấn đề chính được chính phủ quan tâm là giáo dục và tạo việc
làm. Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ một mặt chú trọng tăng cường giáo dục phổ
thông, một mặt đưa ra hệ thống đào tạo quốc gia về kỹ năng hướng nghiệp. Hệ thống
này có nhiệm vụ đào tạo công nhân các ngành nghề cơ bản như thêu, hàn, sửa chữa xe
hơi, xây dựng. Từ những năm 60 chính phủ Indonexia đã luôn tiến hành các chương



trình tăng cường việc làm ở khu vực nông thôn với một phần kinh phí do ngân sách cấp
và phần khác là viện trợ của nươc ngoài. Mục tiêu chính của chương trình là tăng cường
sản xuất lương thực mở ra các cơ hội việc làm và tạo ra sự phân phối thu nhập công
bằng hơn.
Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng, ở đây dân chúng ngày càng phụ thuộc
nặng nề hơn vào các chương trình của chính phủ hoặc nói cách khác nhân dân không

nắm vững hoặc làm chủ quá trình phát triển. ở Indonexia các tổ chức phi chính phủ có
đóng góp to lớn trong việc tiếp cận, giúp đỡ các tầng lớp nghèo khổ. Sự ra đời các tổ
chức này, một mặt do nhu cầu phải bổ sung những khiếm khuyết trong những chương
trình của chính phủ. Mặt khác có quan hệ chặt chẽ với việc suy giảm các nguồn tài trợ
từ ngân sách do thu nhập từ dầu lửa giảm. Hoạt động của các tổ chức này gồm bốn dạng
chính, huấn luyện, nghiên cứu, phát triển thực hiện các chương trình như sản xuất, tư
vấn… về các chức năng của các tổ chức này tỏng việc giảm bớt nghèo khổ có thể kể
đến là hỗ trợ, bổ sung và làm trung gian. Do tính chất quan liêu nặng nề, các chương
trình của chính phủ có thể không với tới các vùng các nhóm dân cư. Sự có mặt của các
tổ chức phi chính phủ ở những nơi bị bỏ trống này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Với tư
cách là người hỗ trợ, các tổ chức này làm chức năng cộng sự thực hiện các chương trình
của chính phủ giúp đỡ các tầng lớp nghèo, với tư cách là người trung gian họ chuyển
những nguyện vọng cảu tầng lớp nghèo đến các cơ quan của chính phủ.
2.3.2 )Singapore :
Đất nước giàu có và có thu nhập cao, việc giảm bớt nghèo khổ, chênh lệch thu
nhập lại có những điểm khác. Sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều thập
niên đã làm cho việc xoá bỏ nghèo khổ ở đây ít nan giải hơn. Một chiến lược quan trọng
nhằm làm giảm nghèo khổ là đầu tư vào con người. Trong những năm gần đây, chính
phủ Singapore đã có những cố gắng đáng kể để tăng kỹ năng và chất lượngcủa toàn bộ
lượng lao động, coi đó như là một phần của cải cách kinh tế của chính phủ. Chi phí cho
giáo dục tăng nhanh chủ yếu là tập trung cho các lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, đào tạo
chuyên ngành. Mặt khác các chính sách được áp dụng đều khuyến khích công nhân có
tay nghề cao. ậ Singapore sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động và giáo
dục có tác dụng toạ nên nguồn vốn nhân lực trong các hộ gia đình và cá nhân. Các biện



pháp trên không trực tiếp loại bỏ mức thu nhập thấp và những bất bình đẳng về của cải.
Nó chỉ giúp cho mọi cá nhân có được việc làm tốt với thu nhập xứng đáng.
2.3.3 )Thailand :

Trong các nước ASIAN , Thailand vẫn được coi là ít có sự can thiệp của chính
phủ vào đời sống kinh tế hơn cả. Những năm gần đây, Thailand đã thành công trong
việc phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ sinh đẻ hạ làm cho thu
nhập theo đầu người tăng một cách ổn định.
Thailand đã có nhiều thành tựu trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản
dưới nhiêù hình thức phong phú, có mục đích chung là nâng cao chất lượng cuộc sống
cho dân chúng. Một số dịch vụ có thể kể đến là :
1. Phúc lợi cho những khốn cùng trong xã hội. ở đây những người rơi vào hoàn
cảnh nan giải có thể được cung cấp tiền mặt, hiện vật, các chỉ dẫn hoặc tư
vấn. Một chương trình quan trọng khác là giúp đỡ vô danh và thầm yêu đối
với những phần tử khốn cùng do hoàn cảnh kinh tế xã hội gây ra.
2. Trợ giúp gia đình. Hình thức này nhằm mục đích củng cố gia đình như một
đơn vị cơ bản của xã hội. Đối tượng này là gia đình thiếu khả năng tự đảm
bảo được cuộc sống tối thiểu.
3. Phúc lợi trẻ em và thanh niên. Phúc lợi này bao gồm các dịch vụ cho trẻ em
tại gia đình khuyến khích các gia đình chăm sóc cho trẻ em lang thang cơ nhỡ
bảo vệ phúc lợi cho trẻ em hư hỏng chống bóc lột trẻ em và chăm sóc có tổ
chức khi cần.
4. Trợ giúp việc làm và cho vay vốn, vốn được cho vay không quá 4000bạt ,
không tính lãi hoàn trả trong 3 năm nhằm các gia đình tự tạo việc làm.
5. Phúc lợi chăm sóc và phục hồi chức năng cho những người tàn tật. Tham gia
hoạt động này là các tổ chức chăm sóc cho người tàn tật trên 17 tuổi bị lệ
thuộc không có bệnh truyền nhiễm, có khuyết tật như mù, mất khả năng về
chân tay hoặc có bệnh mãn tính. Những người tàn tật còn được dạy nghề
nhằm tạo khả năng tham gia vào lao động theo nguyện vọng của họ.
6. Trợ cấp tai nạn. Các nạn nhân có thể được hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật hay
dịch vụ tuỳ theo nhu cầu cụ thể của từng trường hợp nhằm giúp họ vượt qua
tai hoạ ổn định cuộc sống.




Tóm lại kinh nghiệm thực tế của các nước và lý thuyết kinh tế hiện đại đã chứng
minh rằng, giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập có mối quan hệ mật
thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế không chỉ dẫn đến
sự giàu có chung của đất nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhóm có
thu nhập thực hiện việc xoá đói giảm nghèo mặt không thể có tăng trưởng kinh tế
kéo dài nếu không áp dụng các chính sách phân phối thu nhập công bằng hơn.
Việc tăng thu nhập của đông đảo quần chúng nhân dân sẽ dẫn đến mở rộng thị
trường tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thông dụng kích sản xuất phát triển. Việc
chính phủ quan tâm đến giáo dục y tế và các dịch vụ xã hội khác có tác dụng
nâng cao chất lượng lao động ổn định xã hội. Tất cả những điều này đều rất quan
trọng cho quá trình phát triển sản xuất tiếp theo. Đó là những kinh nghiệm thực
tế hết sức quý báu đòi hỏi đảng và nhà nước ta phải biết chắc lọc và áp dụng vào
nền kinh tế nước nhà một cách linh hoạt.



Chương II: Thực trạng quan hệ phân phối và một số giải pháp cơ bản nhằm
hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới.

I/ Thực trạng phân phối theo lao động ở Việt Nam .
1)Nhìn lại quá khứ- phân phối theo lao động trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập
trung.
Trong thời kì kế hoạch hoá tập trung phân phối theo lao độngở Việt Nam đã có
rất nhiều điểm yếu kém thể hiện tư tưởng nóng vội của Đảng ta muốn nhanh chóng đạt
được nền sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà Các Mác đã nêu. Nhìn nhận một cách khách
quan cho ta thấy. Đảng và nhà nước đã xuất phát từ những nguyện vọng chính đáng, tất
cả vì nhân dân phục vụ nhưng Đảng ta đã vận dụng tư tưởng của Mác một cách quá
máy móc. Xây dựng quan hệ sản xuất trước khi xây dựng lực lượng sản xuất- trong điều
kiện đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh tàn phá lực lượng sản xuất còn nghèo nàn lạc

hậu nhưng nước ta đã thiết lập ngay chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chế độ sở hữu
nhà nước và kinh tế tập thể. Nhà nước nhấn mạnh số lượng sản phẩm làm ra mà không
qua tâm đến chất lượng sản phẩm. Về người lao động, nhà nước căn cứ vào ngày công
để từ đó tiến hành phân phối, không quan tâm đến năng suất lao động và trình độ tay
nghề. Chính những lí do chủ quan đó nên đã tạo ra những bước trì trệ trong nền kinh tế,
không kích ứng được nền kinh tế phát triển người lao động cảm thấy sức lao động của
họ không được đánh giá đúng mức.
Bình quân xã hội, bình quân sản phẩm đó làm cho người làm động trầy ì không
làm hết sức lao động của mình họ chỉ quan tâm đến ngày công lao động của mình vì nhà
nước chỉ căn cứ duy nhất trên ngày công đó để phân phối sản phẩm. Mặt khác trong quá
trình phân phối theo kiểu tem phiếu đó cũng xuất hiện nhiều tiêu cực như “ Người đến
trước thì hưởng miếng ngon” thiên vị mang tính chất riêng tư của cán bộ phân
phôi…Kẽ hở đó làm triệt tiêu những nhân tố tích cực trong nền kinh tế, những con
người dám hi sinh vì đất nước quên mình trong lao động. Có kẻ dựa dẫm “ làm bát nháo
báo cáo thì hay”. Thủ tiêu quan hệ tiền hàng nền kinh tế không có yếu tố cạnh tranh để
phát triển từ công bằng xã hội chuyển sang bình quân xã hội.
Trong hệ thống kinh tế, chỉ bào gồm kinh tế nhà nước kinh tế tập thể còn kinh tế
tư nhân thì bị chèn ép không có điều kiện phát triển. Vì được nhà nước bảo hộ nên sự



độc quyền của kinh tế nhà nước đã làm yếu tố cạnh tranh trong nên kinh tế bị triệt
tiêu.Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thường xuyên bị thua lỗ vì họ không quan tâm
đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất do họ đã có nhà nước gánh chịu “ Lỗ nhà
nước chịu, lãi nhà nước thu” vì sự không hiệu quả trong hoạt sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có
mức thu nhập không cao không đảm bảo được mức sống.
2) Tính tất yếu của phân phối theo lao động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Nhìn nhận thấy những yếu kém khi chúng ta quá dập khuôn mô hình kinh tế mà

Mác đưa ra Đảng và nhà nước ta đã dần khắc phục những điểm yếu đó từng bước cải tổ
nền kinh tế theo quan điểm của Mác nhưng thích ứng hơn với kinh tế thị trường. Đó là
việc làm cần thiết cứu nguy cho nền kinh tế thoát khỏi tình trạng của kế hoạch hoá tập
trung.
Trong nền kinh tế mở hiện nay chúng ta thiết lập nhiều quan hệ sản xuất mới
nhưng vẫn lấy kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm chủ đạo phát triển kinh tế nhiều
thành phần để tận dụng được thế mạnh của từng thành phần kinh tế đó. Do sự đa dạng
đó dẫn đến thiết lập các quan hệ phân phối theo lao động có nhiều điểm khác so với thời
kì kế hoạch hoá tập trung. Nhà nước cho phép sự hoạt động của nhiều thành phần kinh
tế tạo ra yếu tố cạnh tranh. Người lao động ngày nay có thể tự do tìm cho mình một
công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mình.Quan hệ phân phối trong thời kì
này công bằng hơn đối với người lao động. Người làm nhiều thì hưởng nhiểu , người
làm ít thì hưởng ít ngươì không làm thì không hưởng. Sự công bằng trong phân phối là
yếu tố kích ứng sự nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn , văn hoá …không những
của những người lao động hiện thời mà của mọi lớp người trong xã hội. Bởi vì xuất phát
từ lợi ích cá nhân của mình khi càng ngày sự phân phối càng công bằng hơn. Nền sản
xuất ngày càng có trình độ khoa học kĩ thuật cao hơn đòi hỏi trình độ tay nghề của
người lao động ngày một cao hơn, nếu họ không tự thân vận động , không bắt kịp với sự
thay đổi đó thì chính bản thân họ sẽ bị nền sản xuất loại trừ, xã hội loại trừ. Khi trình độ
tay nghề của người lao động được nâng lên kết quả dĩ nhiên là họ sẽ được nền sản xuất
chấp nhận và thu nhập của họ ngày càng cao, thu nhập đó là thành quả lao động chính



đáng với trình độ của họ và nó sẽ làm cho mức sống của họ ngày càng cao. Đó cũng
chính là mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Tuy nhiên không phải trong giai đoạn hiện nay sự bất công trongphân phối theo
lao động đã được dỡ bỏ hoàn toàn. Nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có những mặt
trái của nó và chúng ta có thể nhìn nhận thấy nó ngay trong vấn đề phân phối.
Sự đa dạng hoá về hình thức sở hữu có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực

của nó, quá trình sở hữu khác nhau ấy sẽ tạo ra quá trình phân phối khác nhau giữa các
tâng lớp dân cư. Như trong xã hội tư bản mà chúng ta đã đề cập chắc chắn nó sẽ làm
xuất hiện tình trạng chênh lệch nhau về thu nhập.
- Quá trình đào thải của xã hội đối với những người có tay nghề thấp trình độ văn hoá
thấp kết quả là xã hội lại xuất hiện ngày một nhiều hơn những người thất nghiệp
không có công ăn việc làm, trở thành những gánh nặng cho xã hội.
- Trong quá trình phân phối thành quả lao động đến tay người lao độngcũng còn nhiều
bất cập thực tế trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều kẻ “ ngồi mát ăn bát vàng” đó
chính là những mảnh vỡ còn sót lại của thời kì bao cấp. Cái tư tưởng kế hoạch hoá
tập trung quan liêu bao cấp đã ăn sâu vào tư tưởng một số người, kể cả tầng lớp lãnh
đạo.
Khi đề cập đến khía cạnh kinh tế nhà nước chúng ta thấy kinh tế nhà nước chưa
thực sự là gương mẫu để cho các thành phần kinh tế khác noi theo, chúng ta thấy ở
đó vẫn còn nhiều tình trạng không làm mà hưởng, làm ít hưởng nhiều, người có trình
độ thấp lại lãnh đạo người có trình độ cao hơn, tình trạng ô dù móc ngoặc không
phải là không có và người lao động không phải khi nào cũng được hưởng thành quả
lao động một cách công bằng.
3) Những giải pháp cho vấn đề phân phối theo lao động ở nước ta.
Cơ chế thị trường đã đưa lại nhiều thành tựu do các thành phần kinh tế được nơi
lỏng, tạo ra cơ hội phát triển sống động nền kinh tế, năng lực sản xuất tăng đáng kể.
Tính chủ động năng động được phát huy ở mọi người và ở mọi lĩnh vực cơ may về sản
xuất và việc làm ngày càng nhiều người lao động dễ dàng tìm cho mình nơi làm việc
theo tài năng sở trường và đồng lương hợp lý. Nhưng như đã nói ở trêncơ chế thị trường
cũng phát sinh những quan hệ những chừng mực mới gay gắt giữa thành phần kinh tế
quốc doanh- tập thể với các thành phân kinh tế cá thể , tư bản tư nhân, tư bản nước



ngoài. Trong mối quan hệ nàynhà nước không thể tập trung đầu tư bao cấp , ưu đãi cho
kinh tế quốc doanh tập thể như trước các thành phần kinh tế phải được cùng bình đẳng

trước pháp luật kinh tế quốc doanh cũng không còn là một hệ thống kinh tế độc quyền
như xưa, tuy thế mạnh nắm trong tay lực lượng vật chất kĩ thuật quốc gia to lớn. Nhưng
chúng ta thấy rằng trong giai đoạn hiện nay kinh tế nhà nước vẫn chưa phát huy được
sức mạnh của nó và chưa thể hiện được vai trò trụ cột trong nền kinh tế nhiều thành
phần này.Trong khi đó kinh tế tư nhân tư bản, kinh tế cá thể có ưu thế nhiều hơn về đầu
tư về trang thiết bị đang thích ứng nhanh nhạy với cơ chế thị trường và đang đạt được
những hiệu quả kinh tế rất khả thi. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp
tích cực cải tổ nền kinh tế hơn nữa trong thời gian tới cụ thể :
Một là: cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc doanh, tập thể vững mạnh cổ phần
hoá rộng rãi các xí nghiệp quốc doanh đồng thời ban bố luật phá sản đối với các xí
nghiệp làm ăn thua lỗ
Hai là ta cần thành phần kinh tế quốc doanh mạnh làm cơ sở kinh tế – xã hội để thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động đồng thời với việc thu hẹp phạm vi tương đối
số lao động nhân viên hưởng biên chế trong khu vực kinh tế nhà nước để tiết kiệm ngân
sách nhà nước, tiến hành các biện pháp thi biên chế công chức để tạo ra sự phấn đấu
tránh tư tưởng trì trệ của cán bộ công nhân viên nhà nước.
Thứ ba là ta cần các thành phần kinh tế quốc doanh làm cơ sở tạo lập một cơ sở hạ
tầng định hướng XHCN. Không có một cơ sở hạ tầng như thế, thì cũng không có một
nhà nước mang bản chất vô sản của dân, do dân và vì dân được. Trong nền kinh tế tập
trung mối quan hệ này tỏ rõ tính đồng nhất tương quan phù hợp sự ăn khớp nhịp nhàng.
Trong cơ chế thị trường sự biến động trong cơ cấu thành phần sự đa dạng phức tạp và
xu thể tăng của khu vực tư nhân , cá thể, tư bản tác động trực tiếp ngay vào sự ra đời
nhà nước cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Mâu thuẫn đã rõ, những
nghịch lý phát sinh còn nhiều nhưng mục tiêu xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ được
từ bỏ.
Giải pháp cho toàn bộ vấn đề này là phải thấy rõ được mối quan hệ biện chứng kéo
cách giữa ba nhân tố (vẽ hình)
Kiến trúc thượng
Nhà nước




tầng xã hội

cở sở hạ tầng xã hội





Nhân tố thứ nhất, kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa chứa hai sung lực: khu
vực kinh tế quốc doanh- tập thể và khu vực tư nhân cá thể tư bản. Nhân tố thứ
hai là cơ chế thị trường chứa hai sung lực: sức mạnh thị trường và những tiêu cực
của nó, lại tác động vào tất cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội.
Nhân tố thứ ba là nhà nước đã tạo dựng trên cơ sở hạ tầng và tác động trở lại cơ
sở hạ tầng xã hội.
Hơn lúc nào hết, trong cơ chế thị trường, nhànước nhân tố hàng đầu, thông qua
Đảng lãnh đạo nhà nước cơ quan quản lý xã hội, hành pháp và tư pháp, có nghĩa vụ tập
hợp toàn bộ nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển toàn diện kinh tế xã hội đất
nước.
Thứ tư. nước ta phải xây dựng cho được cơ sở kinh tế của CNXN , bằng con
đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, kết hợp những bước tiến tuần tự do
xuất phát điểm của nước ta thấp “ nền kinh tế vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu,
công nghiệp nhỏ bé kết cầu cơ sở hạ tầng kém phát triên. Cơ sở kĩ thuật chưa cao” đồng
thời ta phải đón đầu để hình thành những mũi nhon phát triển theo trình độ tiến tiến của
khoa học công nghệ thế giới tạo nền tảng tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền
của toàn bộ nền kinh tế. Đảm bảo cho thành phần kinh tế quốc doanh phát triển, hỗ trợ
đắc lực cho kinh tế tập thểđủ sức dẫn dắt các thành phần kinh tế khác theo đinh hướng
XHCN, tạo ra cơ sở kinh tế xã hội để thực hiện phân phối và mở rộng phân phối theo
lao động và từng bước thực hiện công bằng xã hội.

Cần phải đổi mới tận gốc quan niệm và phương pháp công tác cán bộ, từ khâu
đánh giá , tuyển chọn, sử dụng, bố trí cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt. Cuộc sống mới đòi
hỏi phải tập trung trong bộ máy nhà nước những con người có tài đức nhin xa thấy rộng
Kinh tế tập thị trường kinh tế

Quốc doanh thể tư nhân



dám làm, dám chịu tính toán hiệu quả, giữ nghiêm kỉ cương phép nước. Đánh giá lựa
chon cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cơ bản. Những người có bản lĩnh chính trị kiên
định với mục tiêu và lí tưởng của Đảng có lối sống lành mạnh cần kiệm liêm chính, gần
gũi quần chúng, có năng lực và phẩm chất ngang tàm nhiệm cụ. Phải dân chủ hoá công
tác cán bộ, mới tránh được tư thù, phe cánh họ hàng gia thế, bè phái, mới đề cao được
yêu cầu tuyển chọn thận trọng công tâm.
Tất cả lại gắn với công tác đào tạo bồi dưỡng theo chức danh để tạo ra được
những con người của XHCN đúng như lời Bác đã dạy “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
Giải quyết đối với hình thức phân phối tiền lương và lợi nhuận
Suy đến cùng vấn đề phân phối thu nhập, phân phối lợi ích kinh tế cho
người lao động, tập thể và xã hội được giải quyết như thế nào cho công bằng so
với sự đóng góp về lao độngtrong quá trình tạo ra lợi ích kinh tế. Một nền kinh tế
đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển ngày càng cao hoàn toàn có điều kiện
và khả năng thực tế để giải quyết tốt các lợi ích kinh tế. Đến lượt mình, việc giải
quyết tốt các lợi ích kinh tế lại tạo ra động lực mới cho sự phát triển.
Cần đổi mới cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận: vê cơ chế hình
thành lợi nhuận không nên xác đinh lợi nhuận bình quân theo cấu thành giá thành
như trước đây. Nhà nước nên quy định và điều chỉnh lại tỉ lệ lợi nhuận định mức
khác nhau. Nhà nước nên nâng tỉ lệ lợi nhuận định mức, còn đối với những sản
phẩm tính giá trị lớn, sản phẩm độc quyền , nhà nước nên hạ tỉ lệ lợi nhuận định

mức. Khi đó sẽ góp phần giải quyết dần những bất bình đẳng trong việc thu và
phân phối lợi nhuận trước đây. Bên cạnh đó nhà nước cần thông qua bộ máy
quản lý thực hiện việc kiểm tra, kiểm kê, kiểm sát để nắm chính xác các nguồn
vốn của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó buộc các đơn vị phải đi vào hoạt động
thực sự hiệu quả hơn
II)Vấn đề phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay
1/ Vấn đề phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay.
1.1/ Thực trạng chính sách tiền lương
1.1.1/ Nhận định chung về chế độ chính sách tiền lương của công nhân viên chức
trước tháng 9/1985.



Nền kinh tế nước ta từ trước tháng 9 năm 1985 là nền kinh tế theo kiểu kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Chế độ tiền lương trong giai đoạn này
mang tính chất hiện vật nhiều thông qua tem phiếu. Đồng thời nhà nước duy trì
chế độ bán cung cấp về nhà ở, điện, nước sinh hoạt. Hàng tháng cán bộ công
nhân viên chức chỉ phải trả tiền nhà, điện nước sinh hoạt bằng 1 % đến 5 % tuỳ
theo mức lương và chức vụ theo chế độ tính công, tính điểm nên không khuyến
khích được người lao động làm việc hết năng lực của mình.
Hình thức tiền lương này sớm mang tính bất cập, do sản phẩm được phân phối
đôi khi không đáp ứng được nhu cầu người lao động. Giá cả sinh hoạt ngàycàng
cao nhưng tiền lương danhnghĩa không tăng nên tiền lương thực tế ngày càng
giảm sút vì tiền lương.
Nhìn chung trong thời kì này chế độ tiền lương vừa bằng tiền và hiện và
bằng hiện vật với giá quá thấp vừa chắp vá và vừa bình quân kéo dài quá lâu nên
đã gây ra nhiều tiêu cực trong tổ chức, quản lý người lao động, trong lĩnh vực
phân phối lưu thông không phát huy được tiềm năng sáng tạo của những người
lao động cũng như tập thể sản xuất
1.1.2. Quá trình điều chỉnh chế độ tiền công tiền lương sau khi ban hành nghị

định 235/HD-BT & những ưu nhược điểm.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, tất yếu
phải đổi mới các chính sách kinh tế xã hội cũ trước đây cho phù hợp với cơ cấu
và cơ chế mớicủa nền kinh tế. Trong đó chính sách tiền công và tiền lương lao
động là hết sức cần thiết, nó thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong
sự hình thành và phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Sau 1/9/1985 nhà nước bắt đầu có những chính sách điều chỉnh tiền
lương. Cụ thể năm 1986- 1987 –1988-1989 liên tục tiến hành điều chỉnh mức
tiền lương làm cho mức đời sống của cán bộ công nhân viên nhà nước được nâng
lên ngày một cao hơn giảm dần hình thức phân phối theo hiện vật, chế độ tem
phiếu.
Nhà nước trực tiếp quy định định mức lao động, định mức tiền lương
duyệt quĩ lương, qui định thang lương, bậc lương cụ thể cho các đơn vị sản xuất



kinh doanh phải thực hiện. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu mà người sử
dụng lao động phải trả cho người lao động để đảm bảo mức sống tối thiểu cho
người lao động, nhà nước không quy định mức lương tối đa.
Đối với các cơi quan hành chính sự nghiệp ngoài mức lương chính được
tính theo bậc lương nhà nước còn quy định chế độ tiền thưởng đối với cá nhân
tập thể có thành tích. Đồng thời cho phép tất cả các cơ quan đơn vị thuộc lĩnh
vực này được tổ chức các hoạt động dịch vụ đời sống dưới nhiều hình thức để
tăng thêm thu nhập. Các cơ quan nghiên cưu khoa học ngoài phần ngân sách nhà
nước cấp, được trực tiếp kí kết hợp đồng với các cơ quan đơn vị khác để tăng
thêm thu nhập.
Ưu điểm: Những giải pháp mang tính thiết thực trên đã góp phần khuyến khích
những người lao động làm công ăn lương hăng say sản xuất góp phần chuyển
biến bộ mặt kinh tế đất nước. Đồng lương gắn liền với lợi ích người lao động nên

tạo ra không khí thi đua phấn đấu vì lợi ích “ sát sườn” ấy tiền công, tiền lương
ngày nay gắn liền với trình độ tay nghề kiến thức chung nó tạo ra sự ham học hỏi
nâng cao taynghề để có được mức thu nhập cao hơn tránh tình trạng “ Bình quân
đầu người, bình quân sản phẩm” như thời bao cấp.
Ngoài tiền công tiền lương theo giờ hành chính nhà nước cho phép làm thêm
ngoài giờ hành chính để người lao động tăng thêm thu nhập, trong quá trình phát
triển kinh tế hàng hoá khi chúng ta đã thừa nhận lao động là hàng hoá thì người
lao độngcó thể tự do bán sức lao động theo những hợp đồng nhất định và được
pháp luật bảo vệ.
Nhược điểm: Tuy nhiên vấn đề tiền công tiền lương vẫn còn tỏ ra có nhiều điểm
yếu kém cần khắc phục. Trong tình trạng phát triển không cân đối giữa các vùng,
ngành kinh tế tạo nên những mức chênh lệch tiền công tiền lương rất lớn, một bộ
phận dân cư có thunhập rất cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận
dân cư có thu nhập rất thấp dưới mức đủ sống. Ngay trong giai cấp công nhân sự
cách biệt về tiền lương ngày càng cao giữa người lao động trí óc và những người
lao động chân tay dễ dẫn đến tình trạng miệt thị coi thường nhau gây ra mất đoàn
kết nội bộ là sở hở để các thế lực thù địch nhòm ngó. Chế độ tiền lương trong
khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra còn quá thấp so với tình hình chi tiêu hiện nay khi



mà giá cả thị trường ngaỳ cang cao làm cho đời sống công nhân viên chức nhà
nước không được đảm bảo. Bên cạnh đó khu vực kinh tế tư nhân lại được trả
mức lương cao hơn nên thu hút được nhiều lao động có trình độ.
Nhà nước cho phép người lao động làm thêm ngoài giờ hành chính nhưng
không quy định chặt chẽ làm cho người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân
lao động quá sức, không đảm bảo điều kiện sức khoẻ. Tình trạng nhân công bị ép
lương vẫn còn khá phổ biến. Như vậyđòi hỏi chúng ta phải có những bước cải
biến, hoàn thiện tiếp theo của chính sách tiền lương. Chính sách tiền lương là
một bộ phận quan trọng hàng đầu trong hệ thống các quan hệ phân phối ở nước

ta hiện nay. Sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đổi mới đã đặt con người vào
vị trí trung tâm. Họ có thể phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình, khi lợi ích
kinh tế của họ được đảm bảo trước hết là tiền lương và nói rộng hơn là thu nhập.
Chính vì vậy, để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của nhân tố con người trong
nền kinh tế tất yếu và trước hết phải giải quyết vấn đề tiền lương với tư cách là
một trong những hình thức phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay.

1.2 Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết vấn đề tiền lương nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đối với những người làm công ăn lương thì thu nhập từ đồng lương phải là
nguờn thu nhập chính để nuôi sống họ, từ đó họ có thể hoàn toàn yên tâm say mê
với nghề nghiệp. Vì vậy, giải quyết vấn đề tiền lương sẽ có tác dụng kích thích
sự phát triển, ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động, trên cơ sở đó
nâng cao mức sống trên cho toàn xã hội.
Chúng ta phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền lương
không chỉ trong khu vực kinh tế nhà nước mà cả trong kinh tế ngoài nhà nước.
 Phải làm cho tiền lương thực sự trở thành giá cả của sức lao động. ở nước
ta hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường số lượng
lao động ngày càng được trưng dụng nhiều hơn với các ngành nghề đa dạng.
Người lao động có quyền tự do chọn lựa cho mình công việc, nơi làm việc
phù hợp.Nhưng dù làm việc gì, ở đâu thì chế độ tiền lương phải thực sự phản
ánh được giá trị sức lao động. Mức lương cho người lao động phải phản ánh

×