Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

LUẬN VĂN: Khoa học trở thành LLSX trực tiếp và vận dụng xem xét công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.71 KB, 15 trang )
















LUẬN VĂN:

Khoa học trở thành LLSX trực tiếp
và vận dụng xem xét công cuộc đổi
mới kinh tế Việt Nam















Mở Đầu

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong lực
lượng sản xuất. Vị trí của khoa học trong lực lượng sản xuất ngày càng tăng lên. thực
chất của cuộc cách mạng là ở chỗ đã tạo ra kỉ nguyên mới của sản xuất tự động hóa
với việc phát triển và ứng dụng điều khiển học và vô tuyến điện tử. Khoa học trở
thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong sản xuất, tạo ra những ngành
sản xuất mới, kết hợp khoa học kĩ thuật thành một thể thống nhất đưa đến những
phương pháp công nghệ mới đem lại những hiệu quả cao trong sản xuất, phát hiện và
đề ra những phương pháp khai thác nguồn năng lượng mới, chế tạo vật liệu mới, tạo
ra sự thay đổi trong chức năng của người sản xuất. Con người không còn thao tác
trực tiếp trong hệ thống kinh tế mà chủ yếu là sáng tạo, điều khiển quá trình đó một
cách tự động, tri thức khoa học trở thành một tất yếu trong hoạt động của người sản
xuất. Và hiện nay khoa học đang là lực lượng sản xuất trực tiếp.
Nhận thức được điều đó, các nước đang tập trung phát triển khoa học của
mình và ứng dụng vào sản xuất tạo thế và lực riêng cho mỗi quốc gia. Mà Việt Nam
không phải là ngoại lệ.
Khoa học trở thành LLSX trực tiếp và vận dụng xem xét công cuộc đổi mới kinh tế
Việt Nam.












Nội dung
1. Khoa học là gì? Khoa học đang trở thành LLSX trực tiếp.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ:
Khoa học là một khối liên kết kiến thức được gom góp từ những nỗ lực năng
động của con người để hiểu được thế giới dựa trên quan sát và thí nghiệm.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được hiểu như là mối quan hệ giữa
thông tin và công nghệ.
Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin
giữa xã hội và tự nhiên. Chính trong quá trình sản xuất, con người bằng trí tụê và lao
động được định hướng bởi trí tuệ đã không ngừng biến đổi các dạng vật chất, năng
lượng, thông tin. Năng lượng là số đo của các dạng vật chất trong các dạng khác
nhau. Trong phương thức sản xuất xã hội, sự vận động biến đổi của vật chất được
thực hiện thông qua các hệ thống công nghệ. Bởi vậy, bất kỳ một bước nhảy vọt nào
của hệ thống năng lượng cũng đều diễn ra với một cuộc cách mạng trong công nghệ.
Thông tin- là một dạng biểu hiện của vật chất đang vận động. Thông tin xã hội gắn
liền với sự vận động của dạng vật chất có tổ chức cao nhất - bộ óc con người.
Trong quá trình phát triển lịch sử của xã hội loài người đã từng diễn ra năm
bước nhảy vọt về chất của thông tin xã hội, được biểu hiện dưới năm hình thức thông
tin điển hình từ thấp đến cao: tiếng nói, chữ viết, kỹ thuật in ấn, các thiết bị truyền
thông bằng điện và điện tử, mạng internet. Cùng với đó là năm giai đoạn phát triển
của công nghệ với năm hệ thống công nghệ khác nhau về chất và phù hợp với chúng
là những hệ thống năng lượng đã và đang tồn tại trong lịch sử xã hội. Đó là giai đoạn
một với hệ thống công nghệ tự nhiên thô sơ, giai đoạn hai với hệ thống công nghệ cơ
khí thủ công, giai đoạn ba với hệ thống công nghệ cơ khí máy móc ở trình độ cơ khí
hoá, giai đoạn bốn với hệ thống công nghệ cơ khí máy móc ở trình độ điện khí hoá tự
động hoá bậc thấp, giai đoạn năm với hệ thống công nghệ trí tuệ, bao gồm công nghệ
thông tin và các loại công nghệ cao khác.

So sánh các giai đoạn phát triển cơ bản của thông tin và công nghệ, chúng ta
thấy chúng có mối quan hệ chặt chẽ và phù hợp với nhau cả về mặt thời gian và nội
dung, tính chất. Các cuộc cách mạng này biểu hiện trình độ phát triển ngày càng cao
hơn của vật chất.




Sự biến đổi phù hợp này là cơ sở để có thể gọi các cuộc cách mạng đó là cuộc
cách mạng thông tin - công nghệ. Thông qua các cuộc cách mạng này mối quan hệ
khoa học - công nghệ ngày càng bền chặt và sâu sắc hơn.
Mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ với LLSX. Vấn đề khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Khoa học và công nghệ tham gia vào quá trình biến đổi, cải tạo thế giới tự
nhiên và phát triển xã hội vì chúng là những yếu tố quan trọng của LLSX xã hội,
chúng có mặt ở tất cả mọi thành phần của LLSX: trong TLSX ( công cụ, kỹ thuật ),
trong con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học và công nghệ ( KH -
CN ) ngày càng có vai trò quan trọng trong LLSX xã hội.
Mối quan hệ giữa cách mạng thông tin - công nghệ và cách mạng LLSX.
Với cuộc cách mạng thông tin - công nghệ ( CM TT - CN ) lần thứ nhất đã
dẫn đến cuộc cách mạng LLSX lần thứ nhất. Con người biết chế tạo công cụ sản xuất
( CCSX ) từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên: gỗ, đất đá, xương - thành các
công, tên, hòn đá mài thành các công cụ để săn bắt thú rừng.
Bằng những CCSX thô sơ đó, bầy người nguyên thuỷ đã tách mình ra khỏi thế
giới động vật.
Cuộc CM TT - CN lần thứ hai, LLSX của xã hội đã có sự thay đổi về chất.
Con người biết chế tạo ra CCSX bằng kim loại thủ công: cày cuốc, cối xay nước, cối
xay gió - nhờ đó việc khai thác tự nhiên của con người có hiệu quả hơn.
Cuộc CM TT - CN lần thứ ba làm đảo lộn LLSX xã hội. CCSX cơ khí máy
móc ra đời, nó trải qua ba trình độ phát triển: cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá.

Nhờ đó, đã tạo ra những bước tiến khổng lồ trên con đường chinh phục tự nhiên và
phát triển xã hội.
Cuộc CM TT - CN lần thứ năm chuyển sang sử dụng nguồn tiềm năng trí tuệ -
trí lực, LLSX có một bước đột biến quan trọng chưa từng có trong lịch sử. Lần đầu
tiên, trí năng được trao cho máy móc. Đây là thời kỳ tri thức khoa học trở thành
LLSX trực tiếp.
Như vậy, ngày nay, khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp.
Khoa học đang trở thành LLSX trực tiếp trong nền sản xuất hiện đại.




Trước đây, nền sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp, khoa học không thể trực
tiếp đi vào sản xuất mà phải qua khâu thực nghiệm khoa học. Quá trình này diễn ra
rất chậm chạp, khoa học chỉ có thể biểu thị như một LLSX tiềm năng. Hiện nay, khi
sản xuất xã hội đạt đến trình độ phát triển cao, sản xuất đặt ra những vấn đề mới,
phức tạp, đòi hỏi khoa học phải có phương thức sản xuất phù hợp. Khoa học không
phục vụ sản xuất, nó đã tham gia một cách tích cực và chủ động và trở thành yếu tố
quan trọng nhất của quá trình sản xuất.
Mặt khác, hiện nay, xu hướng phát triển của khoa học là thống hợp khoa học,
tổng hợp tri thức. Vì vậy khoa học đã phát triển đến một trình độ nhất định và đủ sức
giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Khoa học trở thành LLSX được biểu hiện dưới nhiều hình thức: 1.3.1.
Tri thức khoa
học được vật thể hoá thành các công cụ, máy móc tinh vi hiện đại như:
máy vi tính, siêu tính, các loại công nghệ tự động hoá, rôbốt; các loại công nghệ
mới: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. điều này đã mang lại hiệu quả và
năng suất lao động cao, chất lượng tốt. Mặt khác tạo ra các loại vật liệu mới không có
sẵn trong tự nhiên, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết. Thực tế sản xuất ở các
nước công nghiệp phát triển, tri thức khoa học ngày càng chiếm một hàm lượng cao

trong giá trị sản phẩm. Lao động cơ bắp từng bước được thay thế bởi lao động trí tuệ.
Cụ thể những năm đầu của thế kỷ 20 khi sự phát triển của khoa học công nghệ chưa
gắn chặt với sản xuất thì lao động chân tay chiếm một tỷ lệ cao tới 9/10 giá trị sản
phẩm. Đến những năm 90 khi ở nhiều nước đang diễn ra cuộc CM KHKT thì tỷ lệ đó
giảm xuống còn 1/5 trong khi số lượng sản phẩm tăng 10 lần. Dự kiến tỷ lệ đó còn
tiếp tục giảm mạnh. Ngày nay, đối tượng lao động là sản phẩm của lao động, của
khoa học công nghệ trong đó hàm lượng vật liệu tự nhiên giảm. Vì vậy, nền kinh tế
tiết kiệm được tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên không còn là điều kiện tiên quyết
mà phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên con người với năng lực trí tuệ cao. Hiện nay lợi
thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động cơ bắp vì thế ngày càng mất giá.
Một tác nhân vô cùng quan trọng đối với sản xuất trong điều kiện nền kinh tế
thị trường hiện nay là thông tin, đặc biệt là thông tin khoa học công nghệ và thông tin
thị trường. Nhờ nắm bắt được thông tin mới có thể kịp thời thay đổi công nghệ để sản




xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng giúp
cho lưu thông hàng hoá nhanh chóng. Trong thời đại thông tin, chỉ cần chậm một
bước trong việc nắm bắt thông tin cũng có thể phải trá giá đắt như thua lỗ mất bạn
hàng, thiệt hại, thậm chí dẫn đến phá sản.
1.3.2 Một biểu hiện quan trọng của việc khoa học trở thành LLSX trực
tiếp là ở chỗ, khoa học cùng với quá trình giáo dục và đào tạo đã tạo ra những người
lao động mới: những con người lao động trí tuệ sáng tạo, vừa có tri thức chuyên sâu
một ngành nghề, vừa có hiểu biết rộng, tầm nhìn xa, bao quát, nhạy bén, vững vàng
trong nghề nghiệp. Hiện nay, ngoài chủ thể của quá trình sản xuất, con người là đối
tượng khai thác của chính bản thân mình. Trí tuệ con người trở thành nguồn năng
lượng vô tận của mọi sự biến đổi KH-CN và sản xuất. Mặt khác, hoạt động trực tiếp
tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động mà là của một bộ
phận người: Những người trực tiếp quản lý, những kỹ sư, những nhà công nghệ.

Người lao động chính là lực lượng sản xuất mạnh mẽ nhất, to lớn nhất, là nguồn lực
của mọi nguồn lực, là động lực của mọi động lực phát triển xã hội
1.3.3 khoa học học cò n trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý
điều hành sản xuất. đó cũng là một biểu hiện của việc biến khoa học thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ngày nay ở bất
kỳ cấp độ nào: trong một dây chuyền sản xuất, một xí nghiệp, một phân xưởng, hay
trong một liên hợp các xí nghiệp đều cần đến tri thức khoa học, nhất là tri thức khoa
học quản lý. Lao động quản lý chiếm ưu thế so với lao động sản xuất trực tiếp trong
nền kinh tế tri thức. Sự xích lại gần nhau giữa người lao động và nhà quản lý làm cho
giá trị thặng dư được tạo ra do lao động sống sản xuất trực tiếp và lao động vật hoá,
lao động quản lý. Như vậy LL-SX có tính xã hội hoá, quốc tế hoá cao.
Việc khoa học đang trở thành LL-SX trực tiếp là một đặc trưng cơ bản của nền
sản xuất hiện đại, đồng thời cũng chứng tỏ rằng khoa học công nghệ ngày càng gắn
bó và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
2. Tại sao KH-CN lại trở thành LLSX trực tiếp?
Trong những giai đoạn lịch sử trước đây, do sự phát triển còn lệch pha giữa
KH-CN với sản xuất mà phần nào sức mạnh của KH-CN đối với sản xuất nói riêng,
đối với sản xuất xã hội nói chung còn bị hạn chế. Ngày nay, khi sự phát triển đồng




điệu của KH-CN đã tạo nên cuộc cách mạng KH-CN hiện đại làm biến đổi tận gốc
LLSX xã hội thì ảnh hưởng của những cuộc cách mạng này nên sự phát triển của thế
giới là vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và cũng có thể nói là vô hạn.
Vậy, tại sao cuộc cách mạng KH-CN ngày nay lại có được sức mạnh kì diệu
đó?
Một là, trong cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, các yếu tố KH-CN và sản xuất
đã thâm nhập, gắn bó bền chặt với nhau với vai trò dẫn đường của khoa học. Nó
không chỉ được hiểu đơn thuần là kĩ thuật ( các phương tiện vật chất kĩ thuật) mà

gồm 4 yếu tố cơ bản: phần cứng của công nghệ( kĩ thuật) và 3 yếu tố của phần mềm
là con người, thông tin và tổ chức quản lý. Với việc KH-CN trở thành LLSX trực
tiếp và việc khai thác và sử dụng triệt để 3 yếu tố của phần mềm đã làm cho cuộc
cách mạng của KH-CN thực sự trở thành cuộc cách mạng về trí tuệ với vai trò quyết
định của tri thức( kinh tế tri thức, vốn tri thức, năng lượng tri thức hay trí năng, vật
liệu tri thức ). sự khai thác nguồn trí năng là đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng
KH-CN hiện đại. đó chính là sự biến đổi tận gốc LLSX xã hội - làm tiền đề, cơ sở
cho mọi sự biến đổi khác trong xã hội.
Hai là,với cuộc cách mạng khoa học_ công nghệ hiện đại , các yếu tố riêng
biệt của quá trình sản xuất được kết hợp chặt chẽ hưu cơ với nhau thành một hệ
thống liên hoàn : máy công tác - máy động lực - các phương tiện vận chuyển vừa
tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
Ba là, cuộc cách mạng KH-CN đã cho ra đời những hệ thống công nghệ mới
với bốn trụ cột chính:công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới. Các hệ thống công nghệ đã liên kết đồng bộ với nhau vơi vai trò dãn đầu là
công nghệ thông tin đẻ cùng tác động mạnh mẽ , có hiẹu quả cao lên nền sản xuất xã
hội.
Bốn là, cuộc cách mạng KH-CN hiẹn đại đã làm thay đổi về chất quá trình sản
xuất. Con người ngày càng có vai trò quan trọng và quyết định đối với sản xuất. Con
người dược tách dần ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp. Trí năng- năng lực trí tuệ
của con người đã trở thành nguồn năng lượng mới của công nghệ và sản xuất và dã
hình thành nên nhưng con ngươi lao động kiểu mới, có tri thức, có kĩ năng,kĩ xảo và
năng lực toàn diện.




Năm là,cuộc cách mạng KH-CN dã tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của năng
suất lao động nhờ sự thay đổi cua cơ cấu LLSX, của phân công lao đông xã hội trong
phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới.

Những đặc trưng trên cho thấy KH-CN đã tác động đén sự thay đỗi có tính
chất cách mạng trong LLSX và tác đọng mạnh mẽ ,sâu sắc toàn diện lên mọi mặt cũa
đòi sống xã hội
3. .Thực tế sự phát triễn kính tế Mỹ là một dẫn chứng quan trọng ,tiêu
biẽu cho quan điẽm :KH-CN đang là LLSX trực tiếp .
Trước đây ,đã có những lúc thế giói chứng kiến sự bùng nổ kinh tế Mỹ
.Nhưng đến những năm 70,khi công nghiệp hoá thế giới đạt đến đỉnh cao thì kinh tế
Mỹ lại chững lại do đây là nền kinh tế chủ yếu dựa vào cơ sở nguồn tài nguyên vật
chất ,sức lao động- đang mất dần ưu thế cạnh tranh.lập tức KH-CN vào cuộc .Những
năm 80 tập trung nghiên cứu công nghệ cao:công nghệ thông tin ,công nghệ sinh học
,năng lượng ,vật liệu mới.việc ứng dụng vào sản xuất dã làm cơ sở chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ,hình thành nền kinh tế mới(kinh tế tri thức )tạo ra bước ngoặt mới cho
nền kinh tế Mỹ .Theo tổng thống Mỹ:đầu tư vào KH-CN chính là đầu tư vào tương
lai nước Mỹ.Nguyên nhân tăng trưởng nhanh do công nghệ cao tạo ra năng suấ cao
và nhiều việc làm mới .Kết quả là làm giảm chi phí sản xuất ,hạ giá thành sản phẩm
,tăng thu nhập cho người lao động .Công nghệ cao tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị
trên cơ sở sử dụng tài nguyên phi vật chất mà tốn ít tài nguyên vật chất và sức lao
động . Công nghệ cao tạo ra nhiều việc làm mới ,ngành nào cũng cần dùng tới nó và
là việc làm có thu nhập cao.Cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi ,tỉ lệ lao động áo
xanh chiếm 17%,lao động áo trắng chiếm 83% tổng lao động xã hội .Khoa học công
nghệ
đã làm cho Mỹ giỡ được vai trò đầu tàu của mình trong nền kinh tế thế
giới.Thực tiễn các ở các nước cho thấy vai trò của khcn là đầu tàu cho sự phát triển
kinh tế đất nước .ở các nước phát triển đó là nguyên nhân tạo ra những thứ bậc kinh
tế đầu thế giới.
Từ nhận thức và thực tiễn trên ,một lần nữa có thể nhấn mạnh :khoa học dang
là LLSX trực tiếp.Khoa học được vật hoá ,được kết tinh trong mọi nhân tố của





LLSX:đối tượng lao động ,tư liệu lao động ,kĩ thuật ,phương pháp công nghệ đến
người lao động.
Những cuộc cách mạng vẫn đang diễn ra ,bên cạnh những mặt tích cực còn có
những tiêu cực .Đó là việc các thành tựu của nó được áp dụng vào trong chiến tranh
,các cuộc khủng bốđang lan tràn khoa họcắp thế giới ,cuộc chiến con người ngày
càng khốc liệt và thiệt hại nặng nề .bên cạnh đó là nguy cơ cuộc khủng hoảng sinh
thái toàn cầu .Vì vậy ,KHCN phải hướng vào mục tiêu chung :vì sự sống của con
người ,về sự tiến bộ và phát triển của xã hội .KHCN phải giữ vai trò chủ đạo trong
chiến lược phát triển bền vững (công nghệ xanh ,công nghệ sạch),khcn phải gắn với
những giá trị nhân văn ,nhân đạo .Chỉ khi đó ,khcn mới thực sự trở thành chiếc chìa
khoá vang của mọi sự biến đổi ,phát triển của xã hội .
4. khoa học với sự phát triển kinh tế Việt Nam
4.1 .thực trạng chung về LLSX và nhận định mới của Đảng về khoa học .
Nước ta còn nghèo ,tư liêu lao động còn giản đơn ,thủ công ;khoa học còn
kém phát triển so với thế giớí và khu vực ;một số kết quả nghên cứu được đánh giá
tốt nhưng lại chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tại của đất nước .Đối tượng lao động
chủ yếu từ tự nhiên yéu tố đang mất dần lợi thế trong nền kinh tế tri thức .Đặc biệt
,con người với tư cách là chủ thể cao nhất của quá trình sản xuất :thông minh ,sáng
tạo ,dễ nắm bắt cái mới nhưng còn kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ,chưa đáp
ứng được yêu cầu mới của nền kinh tế do chất lượng giáo dục và đào tạo còn kém
.Mặtkhác,trong công tác tổ chức quản lý chưa thực sự gắn bó với khoa học ,với đào
tạo chuyên nghiệp .
Nhận thức được điều đó ,Đảng và Nhà nướcđã có sự thay đổi trong tư duy
,quan niệm về phát triển khoa học nước ta đang trong thời kì mới - thời kì CNH-
HĐH đất nước .Nghị quyếthội nghị trung ương 2 BTCkhoá 8 xác định : CNH- HĐH
phải bằng và dựa vào KHCN và KHCN là động lực ,nền tảng cho CNH- HĐH đất
nước.
Đại hội 9 tiếp tục nhận định :gắn sự phát triển khcn với con người ,phải phát
huy nguồn lực trí tuệ với sức mạnh tinh thần của người Việt ,coi sự phát triển giáo

dục và đào tạo ,KHCN là nền tảng và động lực cho quá trình CNH- HĐH đất nước .
4.2.Bước phát triển mới của KHCN




4.2.1Hoạt động khoa học và việc phát triển ,đổi mới LLSX
-Trong quá trình HĐH,HĐHtrong sản xuất trước hết là hiện đại hoá trong
LLSX.Đi đôi với phát triển nội lực khoa học ,Việt Nam đã tranh thủ tận dụng mọi cơ
hội để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài .Cụ thể là nhập công nghệ
và đưa vào sản xuất cả phàn cứng :trang thiết bị máy móc và phần mềm là các quy
trình sản xuất .
-Phát tiển các loại hình đào tạo :chính quy,không chính quy,từ xa,phổ cập giáo
dục các các cấp đã góp phần nâng cao trinh độ và hành trang cho quá trình phát triển
đẩt nước.
-Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nghiên cứu khoa học kích
thích khả năng nghiên cứu của cán bộ .
Số lượng cá nhân ,tổ chức tham gia nghiên cứu khoa học tăng rõ rệt với chất
lượng ngày một cao.Hiện nay,nước ta có khoảng 1150 tổ chức nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ với 1,8 triệu người có trình độ đại học và cao đảng trở
lên.Mặt khoa họcác ,khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học được nâng lên đangs kể
.Một số nơi đã phổ cập tin học ,ngoại ngỡ trở thanh môn học quan trọng trong các
nhà trường.
Tỉ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ trong tổng chi của ngân sách Nhà
nước tăng từ 0,78%(1996)lên2,13%(2002).Nhờ đầu tư vào chiều sâu ,cho đến
nay,1/3 số thiết bị khoa học của cơ quan
nghiên cứu là thiết bị thế hệ mới.
4.2.2 KHCN hiện đại đã làm cho LLSX thay đổi đồng bộ giữa TLSX hiện
đại và con người hiện đại ,nâng cao trình độ xã hội hoá nền sản xuất.
- ứng dụng công nghệ phần mềm vào các quy trình sản xuất ,vào viẹc đánh giá

,thiết kế ,xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng .
- Nghiên cứu ,ứng dụng một số lĩnh vực chọn lọc ;công nghệ na nô, linh
kiện điện tử, ứng dụng tin học.
- Phổ cập kiến thức và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và
đào tạo ,trong hệ thông cac trương hiện nay đều có trang bị máy vi tinh dáp ứng
nhu cầu công nghệ thông tin .
- Về việc ứng dụng công nghệ sinh học :




ứng dụng công nghệ en-zim,protein vào công nghiệp thực phẩm .
ứng dụng công nghệ vi sinh vào chọn giống và tạo giống mứi trong nông
,lâm ,thuỷ sản. Phát triển các xí nghiệp nhân giống cây, sản xuất hạt giống chất
lượng cao, tập trung vào nhóm cây lương thực , rau , hoa quả , lâm nghiệp ,vật nuôi ,
thuỷ sản.
úng dụng công nghệ vạt liệu tiên tiến vào việc xử lý môi trường ,sử dụng vật
liệu nhiệt dẻo cho kĩ thuật điện và điện tử .
ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo máy vào việc tạo phôi ,công nghệ gia công
.
công nghệ sơ chế được ứng dụng vào trong sơ chế ,phân loại ,lam sạch sản
phẩm. Công nghệ chế biến được ứng dụng trong những ngành sản xuất ra những sản
phẩm có lợi thế và triển vọng xuất khẩu như: gạo, thuỷ sản ,cà phê vv.
công nghệ bảo quản được ứng dụng trong công nghệ làm khô lúa và hoa màu
,đạc biệt là công nghiệp bảo quản lạnh rau quả và sản phẩm chăn nuôi. kết quả nổi
4.2.3 . Những kêt quả nổi bật của hoạt động KHCN nưóc ta.
- KHCN đã góp phần phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
thông qua việc cung cấp dữ liệu, căn cứ khoa học để đổi mới nhận thức và tư duy
trong việc xác định rõ con đường đi lên CNXH. Thí dụ ,70 đề tài thuộc các
chương trình khoa học xã họi cấp Nhà nước đã cung cấp 485 nhóm ý kiến ,kiến

nghị khoa học cho trung ương và các cơ quan Nhà nước .
- Khoa học đã cung cấp căn cớ cho việc xác định phương hướng chiến
lược phát triển kinh tế xã hội đến 2010, xác định những ngành sản xuất, lĩnh vực
hoạt động và những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho sự tăng
trưởng và phát triển nhanh của một số ngành, lĩnh vực như thuỷ sản, bưu chính
viễn thông, du lịch, chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp và nông nghiệp, điều
chỉnh các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế.
- KH-CN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và rút ngắn khoảng
cách về trình độ khoa học giữa Việt Nam và các nứơc thông qua việc tập hợp lực
lượng cán bộ khoa học và công nghệ. Qua đó, đã hình thành nhiều tập thể khoa
học mạnh, tập trung vào những hướng nghiên cứu mũi nhọn như công nghệ nano,
công nghệ ren, công nghệ sinh học thông qua hoạt động nghiên cứu, hàng nghìn




cán bộ khoa học bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, đồng thời, thu hút được sinh
viên các trường đại học tham gia nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo ở bậc đại học. Việc trao đổi khoa học với nước ngoài ngày càng được tăng
cường và mở rộng.
- KH-CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống thông qua việc áp
dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao
phục vụ xuất khẩu tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Các kết quả cụ
thể đang được ghi nhận và đánh giá cao trong các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nghệ điện tử, truyền thông và công nghệ thông
tin.
Như vậy, nhờ KH-CN kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là hiện đại hoá trong
lực lượng sản xuất, nhà nước phải xây dựng nền khoa học nội sinh kết hợp với
chuyển giao công nghệ nước ngoài. Song cần phải tỉnh táo tránh trở thành bãi thải

công nghệ của các nước khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, nhà nước cần quan tâm
hơn nữa tới hoạt động khoa học, có chính sách về vốn ngân sách, Chính sách ưu đãi
cho người tham gia hoạt động khoa học dể thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng
dụng khoa học vào sản xuất. đi đôi với phát triển khoa học công nghệ là việc đẩy
nhanh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm taọ ra những con người mới xã hội chũ
nghĩa đáp ứng được nhu cầu về khoa học công nghệ trong nền sản xuất hiện đại.




Kết luận

Như vậy, khoa học công nghệ đã, đang và sẽ là lực lượng sản xuất trực tiếp.
Vì vậy, đầu tư cho khoa học công nghệ chính là đầu tư cho tương lai của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên khoa học công nghệ cũng có mặt trái của nó, đó là nguy cơcác cuốc
chiến tranh công nghệ cao, nguy cơ về cuộc khủng hoảng môi trường sinh thái ;nguy
cơ phân hoá xã hội gay gắt Vì vậy trong hoạt đông nghiên cứu và ứng dụng khoa
học cần có sự quản lý mang tính quốc gia quốc tế. Bên cạnh đó là chinhs sách đãi
ngộ hợp lý cán bộ khoa học ;nâng cao chất lượng giaó dục đào tạo tao ra nhưng con
người mới vừa là chủ thể của lao đông vừa là đối tượng cửa lao dộng . Đối với Việt
Nam trong thời kì kội nhập cần có chiến lược đúng đắn cho khoa hoc công nghệ tiên
tới hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Ngay từ bây giờ
phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển LLSX,đó là :
-Tiếp tục coi giáo dục đào tạo là quốc sách.
-Khai thác hợp lí và có hiệu quả diều kiện tự nhiên.
-ứng dụng nhanh và có hiệu quả thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ .
-Mở rộng hợp tác quốc tếvề kinh tế :đơn phương và đa phương.









Dang mục tài liệu tham khảo:


- Phạm Thị Ngọc Tâm : KHCN với nhận thức biến đổi thế giới ,Nhà xuất bản khoa
học xã hội.
- Tạp chí KH-CN ,số 7 , năm 2001.




- Tạp chí cộng sản ,số 6 ,năm 2004.













Mục lục


Mở đầu
Nội dung
1 Khoa học là gì ? KH đang trử thành LLSXtrực tiếp
1.1 Mối quan hệ KH-CN.
1.2 Mối quan hệ KH-CN.Vấn đề KH trở thành LLSX trực tiếp.
1.2.1 Mối quan hệ CMTT-CNvà CMLLSX
1.2.2 Vấn đề KH và LLSX
1.3.Biểu hiện là LLSX trực tiếp của KH
1.3.1 Biểu hiện trong TLSX
1.3.2 kết tinh trong người lao động
1.3.3 trong tổ chức ,quản lý
2 . Tại sao KH-CN lai có được sức mạnh đó ?
3. Thực tế KH-CN ở các nước
4.KH với sự phát triển kinh tế VN
4.1 Thực trạng chung về LLSXvà nhanl định mới
4.2 Bước đổi mới
Kết luận

×