Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.29 KB, 39 trang )

Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư nước ngoài trở thành một xu hướng
mạnh đối với các nước phát triển trên thế giới. Đối với các nước chậm phát triển và
đang phát triển thì vốn và công nghệ là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhiều quốc gia đã
sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển.
Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và để đưa đất nước phát
triển nhanh, Đảng ta khẳng định “Phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực
bên ngoài”.
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Trong
những năm qua, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã quyết tâm đưa tỉnh Hà Tĩnh
phát triển kinh tế, dần dần thoát khỏi tỉnh nghèo. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh năm 2005 đã xác
định mục tiêu: “Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các công trình Kinh tế - Xã hội đã
được xây dựng; tận dụng mọi nguồn lực cho đầu tư sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, trọng tâm là
công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo nhiều sản phẩm có giá trị, có chất lượng và sức
cạnh tranh cao, nhằm tạo tiền đề vững tin đưa Hà Tĩnh ra khỏi tỉnh nghèo vào thời kỳ 2006-2010”.
Để góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của tỉnh nhà, là một người con được sinh ra
và lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Tĩnh”.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Lê Thị Mỹ Ngọc và các cô chú,
anh chị trong Phòng đầu tư nước ngoài, Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đã đóng góp
ý kiến, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài này được hoàn thành.

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
1
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ


1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về đầu tư
Cho đến nay, đầu tư không phải là một khái niệm mới đối với nhiều người, nhất là
đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, thuật
ngữ này lại được hiểu rất khác nhau. Có người cho rằng đầu tư là phải bỏ một cái gì
đó vào một việc nhất định để thu lại một lợi ích trong tương lai. Nhưng cũng có người
lại quan niệm đầu tư là hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Nói chung
đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy
định khác của Pháp luật có liên quan.
1.1.2 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn để thiết lập
cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành quản lý, điều hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh đó nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh của Việt Nam ngày
31/07/2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản nào khác của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để trực tiếp tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận theo hình thức của Luật đầu tư
nước ngoài”.
Như vậy, cho dù các khái niệm về FDI có khác nhau nhưng hoạt động này đều đưa
đến một mục đích cuối cùng là lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
FDI là một bộ phận của hoạt động đầu tư nước ngoài, đây là hình thức đầu tư
trong đó người bỏ vốn đầu tư và người sử dụng vốn là một chủ thể. Có nghĩa là các

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
2
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào
quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ
vốn đã bỏ ra.

Theo cách phân chia của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp được
thực hiện dưới các dạng sau:
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là một loại hình đầu tư, trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa
thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư,
trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân
chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh
ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và được cơ quan có
thẩm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y.
Doanh nghiệp liên doanh
Do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng
hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành
lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu
tư. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh
trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước
ngoài hoặc các bên nước ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận. Theo luật đầu tư
nước ngoài của Việt Nam, vốn góp của bên nước ngoài không thấp hơn 30% vốn
pháp định của doanh nghiệp liên doanh và trong quá trình hoạt động không được giảm
vốn pháp định.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
3
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân
người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và
tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài được thành lập theo hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo luật
pháp nước chủ nhà.

Trong ba loại hình đầu tư trực tiếp trên đây, hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa
dạng, không đòi hỏi vốn lớn, các bên tham gia hợp đồng vần là những pháp nhân
riêng, thời hạn hợp đồng thường ngắn. Những nhà đầu tư nước ngoài ít có tiềm lực
thường thích loại này.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình được nước chủ nhà ưa chuộng vì có điều
kiện để học tập kinh nghiệm quản lý, đào tạo lao động, gián tiếp nhanh chóng có chỗ
đứng trên thị trường thế giới. Loại hình đầu tư này được nước chủ nhà áp dụng đối
với mọi công cuộc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội vì sự phát huy tác dụng của
các kết quả đầu tư này đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lúc đầu không được người nước ngoài ưa
thích vì họ muốn chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà, còn nước chủ nhà cũng không thích
vì muốn được chia sẻ lợi ích, học tập kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên hình thức này
ngày càng được các chủ đầu tư ưa thích vì được tự mình quản lý và hưởng lợi nhuận
do kết quả đầu tư tạo ra.
1.2 Nguyên nhân hình thành đầu tư nước ngoài
Khi tiến hành bất cứ một hoạt động đầu tư nào thì người đầu tư phải cân nhắc
xem nó có đem lại hiệu quả hay không. Việc bỏ ra một khối lượng vốn lớn và rủi ro
lớn cũng làm cho không ít các nhà đầu tư nản lòng. Tuy nhiên hoạt động đầu tư vẫn
diễn ra từng ngày, từng giờ và nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà
còn mở rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
4
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện sự di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế
(nước di đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn trong nước thấp, nước nhận đầu tư
lại có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn; chính sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn
giữa các nước làm xuất hiện lưu chuyển dòng vốn đầu tư giữa các nước).
Như vậy, sự xuất hiện của đầu tư nước ngoài về thực chất đều dựa trên nguyên tắc

lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế. Đây là nguyên tắc chung cho cả lý
thuyết thương mại và di chuyển các nguồn lực sản xuất quốc tế. Mặt khác, các quan
điểm lý thuyết cũng cho rằng đầu tư nước ngoài có vai trò to lớn đối với sự phát triển
của nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu tư.
Đầu tư nước ngoài ra đời do việc mở rộng thị trường ra nước ngoài để khai thác lợi
thế về công nghệ, kĩ thuật, quản lý của các nước đi đầu tư mà các nước nhận đầu tư
chưa có hoặc còn kém phát triển. Hoặc có thể giải thích vì các nước kém phát triển
thường dùng hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch, làm tăng giá nhập khẩu nên các
công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài.
Sự hình thành đầu tư nước ngoài bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Một là, do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển lượng sản xuất,
kết quả làm cho chi phí sản xuất hàng hóa giữa các nước không giống nhau, chênh
lệch nhau về giá cả hàng hóa, sức lao động, tài nguyên, vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí
địa lý... Do vậy, tiến hành đầu tư ra nước ngoài cho phép tận dụng lợi thế so sánh ở
mỗi nước để giảm chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển....
Hai là, Ở các nước công nghiệp phát triển, ty suất lợi nhuận có xu hướng giảm
dần và kèm theo là hiện tuợng thừa “tương đối” tư bản ở trong nước nên các nước này
đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy họ trở thành
nguồn cung cấp vốn chính cho nền kinh tế toàn thế giới.

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
5
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
Ba là, sự quốc tế hóa kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công lao
động khu vực và quốc tế phát triển theo hương mới. Chính điều này đã đòi hỏi ở mỗi
nước phải không ngừng đầu tư và phát triển để theo kịp trình độ của khu vực và thế
giới. Do đó, nhu cầu vốn là rất lớn nhưng lại cũng khan hiếm đối với những nước kém
phát triển. Đó chính là động lực để kích thích đầu tư ra nước ngoài.
Bốn là, đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích ràng buộc về chính trị và kinh tế.
Năm là, tình hình bất ổn định và an ninh quốc phòng cũng là nguyên nhân khiến

các nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo toàn vốn phòng chống rủi
ro khi có sự cố về chính trị xảy ra trong nước.
1.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
- Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn với tỷ lệ theo quy định của
pháp luật đầu tư mỗi nước. Cũng theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 2000 thì phần vốn góp của Bên nước ngoài (các Bên nước ngoài) vào vốn
pháp định của đầu tư liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thỏa thuận
của các Bên nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính
phủ quy định.
- Quyền hành quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100%
vốn thì xí nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý. Chủ đầu
tư nước ngoài có quyền thuê người Việt Nam vào làm thuê trong các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài và trả lương; nhưng người Việt Nam không phải là chủ của
doanh nghiệp như trong hình thức liên doanh.
- Lợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi và lỗ được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp
định sau khi đã nộp thuế, lợi tức cho nước chủ nhà.

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
6
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
-FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ
hay từng phần doanh nghiệp hoặc mua lại cổ phiếu đê thôn tính hay sát nhập các
doanh nghiệp với nhau.
1.4 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
Thực tế phát triển của quan hệ quốc tế trong đầu tư những thập niên qua của
các nước trên thế giới cho thấy: không chỉ các nước giàu đầu tư sang các nước nghèo
mà bản thân các nước giàu cũng đầu tư sang nhau với tỷ trọng khá lớn. Các nước giàu
đầu tư sang các nước khác không chỉ vì mục tiêu kinh tế tìm lợi nhuận mà cả vì mục
tiêu chính trị. Các nước chậm phát triển không chỉ tiếp nhận đầu tư của các nước phát

triển mà cũng đầu tư sang các nước khác, mặc dù vẫn thiếu vốn cho sự phát triển kinh
tế - xã hội trong nước. Nguồn gốc sâu xa của xu thế trên đây là do sự tác động đồng
thời của bản thân hoạt động đầu tư đơi với cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu
tư.
1.4.1 Đối với nước nhận đầu tư
FDI có tác động hai mặt tời nền kinh tế của cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu
tư. Đối với các nước đang phát triển, để phát triển kinh tế - xã hội thì phải đương đầu
với sự thiếu thốn gay gắt các thứ cần thiết cho sự phát triển. Còn đối với các nước
phát triển thì mặc dù họ thu hút FDI không phải do thiếu vốn đầu tư nhưng khi tiếp
nhận FDI, các nước này cũng thu được những lợi ích nhất định. Chúng ta cùng xem
xét những lợi ích và ảnh hưởng tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư.
1.4.1.1 Lợi ích của FDI đối với nước nhận đầu tư
FDI đem đến cho các nước nhận đầu tư những nguồn nhân lực bổ sung quan trọng,
trong đó phải kể đến ba nguồn lực cơ bản nhất là vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản
lý.

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
7
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
- Về vốn, đối với các nước đang phát triển thì vốn FDI có vai trò rất quan trọng, nó
được coi là một “cú huých” giúp các nước này thoát dần ra khỏi “vòng luẩn quẩn của
sự nghèo đói”. Các nước này trên còn đường phát triển của mình vấp phải một trở
ngại đó là thiếu vốn đầu tư do tích lũy nội bộ của nền kinh tế rất thấp. Nhưng đổi lại,
tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực giá rẻ là những thứ sẵn có ở các nước đang
phát triển, cũng là những thứ mà các nhà đầu tư nước ngoài đang cần.
-Về công nghệ, trong hoạt động FDI, nhà đầu tư không chỉ đầu tư vốn bằng tiền mà
còn chuyển cả máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ vào nước nhận đầu tư.
-Về kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài được cung cấp
thông qua FDI cũng tạo ra những lợi ích quan trọng đối với nước nhận đầu tư. Những
lợi ích gián tiếp này xuất hiện khi những nhân viên địa phương, nững người đào tạo

để đảm nhiệm các vị trí quản lý, tài chính và kỹ thuật trong một chi nhánh của công ty
đa quốc gia rời khỏi công ty và tham gia thành lập các công ty khác. Tương tự như
vậy, lợi ích có thể xuất hiện khi những kỹ năng quản trị cấp cao của các công ty đa
quốc gia thúc đẩy những nhà cung ứng, tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh ở các địa
phương cải tiến phương thức quản lý của chính họ.
FDI góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế.
Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế là hệ quả tất yếu của sự di chuyển
vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào nước nhận đầu tư. Những nhân tố này
không chỉ bổ sung những nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng mà còn làm tăng hiệu
quả của sự tăng trưởng kinh tế. Khi có hoạt động FDI tại một nước thì tất yếu có nhu
cầu về đất đai, nhân công và tạo ra sản phẩm, do đó nhước chủ nhà sẽ thu được khoản
tiền từ hoạt động này như tiền thuê đất, tiền thuế... mà các doanh nghiệp FDI phải nộp
cho nhà nước. Những khoản này cũng đóng góp không nhỏ vào GDP của một nước và
từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
8
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
FDI góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng chế
lượng nguồn nhân lực.
FDI có thể tạo thêm nhiều việc làm cho nước nhận đầu tư, bao gồm cả việc làm
trực tiếp và gián tiếp. Việc làm trực tiếp được tạo ra khi các công ty nước ngoài trực
tiếp tuyển dụng lao động của nước nhận đầu tư. Việc làm gián tiếp được tạo ra bởi các
doanh nghiệp có liên quan, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào,
tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có nhiều việc
làm là điều kiện tiên quyết đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.
1.4.1.2 Những tác động tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư
Những tác động tiêu cực đối với cạnh tranh:
Chính phủ nước nhận đầu tư đôi khi lo lắng rằng chi nhánh của các công ty đa
quốc gia nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của họ có thể có sức cạnh tranh lớn hơn

các doanh nghiệp trong nước. Các công ty đa quốc gia nước ngoài có khả năng rút
tiền ở bất cứ đâu để tài trợ cho chi phí sản xuất ở nước nhận đầu tư. Vì thế nó có thể
độc chiếm thị trường nước nhận đầu tư bằng cách đặt giá thấp hơn các doanh nghiệp
trong nước và đẩy các doanh nghiệp trong nước vào tình trạng phá sản. Một khi thị
trường bị độc quyền hóa, công ty đa quốc gia nước ngoài sẽ tăng giá cao hơn mức giá
phổ biến trên thị trường cạnh tranh, độc quyền hóa sẽ gây hại đối với nền kinh tế nước
nhận đầu tư. Điều này đặc biệt đúng ở các nước có rất ít doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh một cách hiệu quả với các công ty nước ngoài thường là các nước đang
phát triển. Nó khó xảy ra hơn đối với các nước công nghiệp phát triển.
Những tác động tới độc lập chủ quyền quốc gia:
Rất nhiều chính phủ nước nhận đầu tư lo ngại ràng FDI đi kèm với những thiệt
hại về độc lập kinh tế. Vấn đề là những quyết định cơ bản có thể gây ảnh hưởng tới
nền kinh tế nước nhận đầu tư sẽ do công ty mẹ đưa ra, các công ty này không có một

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
9
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
cam kết thực sự nào với nước nhận đầu tư. Do đó, chính phủ nước nhận đầu tư không
có khả năng kiểm soát thực sự. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học bác bỏ lý lẽ vô
căn cứ và không hợp lý đó.Trong một thế giới nơi mà các doanh nghiệp từ các quốc
gia phát triển đang đầu tư ngày càng nhiều hơn vào thị trường của nhau không thể có
chuyện một nước có thể xâm hại nước khác mà không làm tổn thương chính họ.

Những tác động tiêu cực đối với chuyển giao công nghệ:
Có ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành chuyển giao công
nghệ chậm hoặc thực hiện việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, do đó cần phải xem
xét kỹ và có những đánh giá khách quan về vấn đề này:
Thứ nhất, mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư nước ngoài là thu lợi nhuận,
do vậy họ muốn tận dụng và khai thác tối đa những lợi thế về công nghệ và sở hữu
công nghệ của mình. Những công nghệ còn khả năng khai thác có hiệu quả trong

nước họ sẽ không có ý định chuyển giao sang các nước khác.
Thứ hai, các công ty xuyên quốc gia của nước ngoài không muốn trao cho các
nước tiếp nhận đầu tư những công nghệ để họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của
chính mình. Bởi vậy, thay vì việc trông chờ vào công nghệ tiên tiến nhất thông qua
FDI, nước tiếp nhận đầu tư nên quan tâm tới vấn đề công nghệ phù hợp và phát triển
các lợi thế địa phương nhằm từng bước nâng cao năng lực công nghệ của đất nước.
1.4.2. Đối với nước đi đầu tư
1.4.2.1 Lợi ích của FDI đối với nước đi đầu tư
Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất là tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán
của nước đi đầu tư được lợi do thu nhập từ hoạt động đầu tư. FDI còn có thể tạo ra tác
động có lợi đối với tài khoản vãng lai nước đi đầu tư nếu chi nhánh của công ty ở
nước ngoài tạo ra nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu từ nước đi đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
10
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
Lợi ích xuất hiện khi các công ty đa quốc gia của nước đầu tư học được kinh
nghiệm quý giá từ hoạt động của nó ở thị trường nước ngoài.
FDI nâng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những lợi thế sản
xuất của nước tiếp nhận đầu tư, làm hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi
nhuận của vốn đầu tư.
FDI còn làm cho nước đi đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín
trên trường quốc tế. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và có thị trường tiêu
thụ ở nước ngoài và các nước xuất khẩu vốn mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh
được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
FDI cho phép các công ty kéo dài chu kỳ sống của các sản phẩm mới được tạo ra
trong nước. Thông qua đầu tư trực tiếp, các công ty của các nước phát triển chuyển
được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối chu kỳ sống của chúng
sang nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng như các sản phẩm mới ở các nước này
hoặc ít ra cũng như các sản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường nước nhận đầu tư,

nhờ đó mà tiếp tục duy trì được việc sử dụng các sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận
cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó FDI còn giúp các chủ đầu tư phân tán được rủi ro khi tình hình kinh
tế, chính trị trong nước bất ổn định. FDI giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước
theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động khu vực và quốc
tế mới.
1.4.2.2 Những tác động tiêu cực của nước đi đầu tư
Đối với việc hiệu ứng việc làm, vấn đề nghiêm trọng nhất nảy sinh khi FDI
được xem là hình thức thay thế sản xuất trong nước. Một hậu quả hiển nhiên là FDI sẽ
làm giảm số lượng việc làm trong nước. Nếu thị trường lao động ở nước đi đầu tư có

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
11
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
một tỷ lệ thất nghiệp thấp, điều này có thể không là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nước đi
đầu tư phải đối mặt với nạn thất nghiệp, mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn.
Cán cân thanh toán của nước đi đầu tư cũng bị ảnh hưởng nều FDI thay thế xuất
khẩu trực tiếp hoặc mục đích hoạt động là đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước từ
những nước có chi phí sản xuất thấp hơn.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH HÀ
TĨNH TRONG THỜI KÌ 1993-2005
2.1 Khái quát về tình hình FDI tại Việt Nam trong thời gian qua
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong hơn 17 năm qua, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã
trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1988 đã tăng liên tục và đạt đỉnh cao nhất vào năm
1996; trong 9 năm đó đã có 1.998 dự án với số vốn đăng ký đạt 30.395 triệu USD,
chiếm 48,2% tổng vốn đăng ký trong hơn 17 năm qua, bình quân 1 năm đạt 3.377,2

triệu USD.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1997- 2002, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã gần như
liên tục bị sút giảm; trong 6 năm này đã có 2.695 dự án được cấp phép mới, với tổng
vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 10.932,3 triệu USD, bình quân 1 năm đạt 1.822,1
triệu USD.
Giai đoạn thứ ba tính từ năm 2003 đến nay, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã liên tục
tăng lên; trong giai đoạn này đã có 1.890 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
12
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
ký mới và bổ sung đạt 10.567,7 triệu USD, bằng 34,8% trong 9 năm đầu và đạt xấp xỉ
bằng tổng vốn trong 6 năm từ 1997-2002, bình quân 1 năm đạt hơn 4 tỷ USD, cao
nhất trong 3 giai đoạn.
Cả năm 2005, nước ta thu hút 5,853 tỷ USD vốn FDI, tăng 45,2% so với năm
2004, cao nhất trong 8 năm gần đây. Trong đó số dự án được cấp phép đầu tư mới là
850 với số vốn đăng ký 3,9 tỷ USD, tăng 25% về số dự án và 87% về số vốn đăng ký
mới so với năm 2004. Số dự án tăng vốn là 458 lượt dự án với số vốn bổ sung là 1935
triệu USD, bằng cả về số dự án và số vốn bổ sung của năm 2004. Tổng số vốn
FDI nước ta thu hút đạt trên 5,8 tỷ USD, vượt hơn 29% so với kế hoạch đặt ra của
năm là 4,5 tỷ USD.
Cơ cấu đầu tư phân theo ngành của vốn FDI đăng ký như sau: Khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm có tỷ trọng lớn nhất 67,5% về số dự án và 60,6% tổng vốn
đầu tư đăng ký (với 3969 dự án, 30,5 tỷ USD vốn đăng ký). Đứng thứ hai là khu vực
dịch vụ chiếm tỷ trọng 19,5% về số dự án và 32,1% về vốn đăng ký (1145 dự án, 16,1
tỷ USD). Khu vực nông nghiệp chiếm 13% về số dự án và 7,3% về vốn đầu tư đăng
ký (770 dự án, vốn cấp mới 3,7 tỷ đồng).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo các lĩnh vực (tính đến tháng 10/2005) - Tr.USD
STT Lĩnh vực Số dự án Vốn đầu tư Vốn thực hiện
1 CN nặng 1.161 12.210,08 6.326,31

2 CN nhẹ 1.633 8.206,71 3.189,37
3 Xây dựng 304 3.942,21 2.157,90
4 CN thực phẩm 257 3.083,78 1.882,98
5 CN dầu khí 27 1.891,19 4.555,11
6 Nông-Lâm nghiệp 649 3.367,28 1.678,27
7 Thuỷ sản 110 303,47 152,22
8 Xây dựng văn phòng, căn hộ 110 3.884,11 1.692,61
9 GTVT-Bưu điện 158 2.907,51 716,68
10 Khách sạn-Du lịch 171 2.849,07 2.121,81
11 XD khu đô thị mới 4 2.551,67 51,29
12 Dịch vụ khác 416 1.112,82 350,99
13 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 201 1.103,26 273,05

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
13
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
14 XD hạ tầng KCX-KCN 20 986,10 521,37
15 Tài chính-Ngân hàng 53 702,55 611,93
(Tin từ Báo ĐT, TBKT , www.vneconomy.com.vn các ngày 2-4/11)

Phân theo vùng và lãnh thổ: Tính chung từ 1988 đến hết tháng 10 năm 2005, đã có
17 địa bàn đạt trên 500 triệu USD, trong đó có 9 địa bàn đạt trên 1 tỷ USD, đó là:
Tp.HCM đạt 15.137,2 triệu USD; Hà Nội 10.841,4 triệu USD; Đồng Nai 8.712,4 triệu
USD; Bình Dương 4.784,4 triệu USD; Bà Rịa - Vũng Tàu 3.802,8 triệu USD; Hải
Phòng 2.346,9 triệu USD; Quảng Ngãi 1.350,1 triệu USD;Quảng Ninh 1.205,1 triệu
USD; Đà Nẵng 1.017,7 triệu USD
Những địa bàn đạt trên 500 triệu USD là: Lâm Đồng 935,5 triệu, Vĩnh Phúc 765 triệu,
Long An 752,8 triệu, Thanh Hoá 719,7 triệu, Hải Dương 657,6 triệu, Hà Tây 642,3
triệu; Khánh Hoà 538,2 triệu, Kiên Giang; 501 triệu.
Chia theo vùng thì lớn nhất là Đông Nam Bộ 33.172,5 triệu USD, tiếp đến là đồng

bằng sông Hồng 15.933,1 triệu USD, duyên hải Nam Trung Bộ 3.630,6 triệu USD,
Đông Bắc 1.991,2, đồng bằng sông Cửu Long 1.838,8 triệu USD, Bắc Trung Bộ
1.385,5 triệu USD, Tây Nguyên 1.013,5 triệu USD và cuối cùng là Tây Bắc 104,8
triệu USD
10 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (tính đến tháng 10/2005) - Tr.USD
STT Địa phương Số dự án Vốn đầu tư Vốn thực hiện
1 TP. HCM 1.772 11.937,64 5.963,94
2 Hà Nội 636 9.236,43 3.154,63
3 Đồng Nai 688 8.408,88 3.731,94
4 Bà Ria-Vũng Tàu 119 2.177,35 1.224,52
5 Hải Phòng 178 1.948,88 1.203,92
6 Dầu khí ngoài khơi 27 1.891,19 4.555,11
7 Vĩnh Phúc 87 726,42 413,67
8 Thanh Hoá 16 701,96 410,35
9 Long An 94 690,23 292,58
10 Hải Dương 72 627,50 376,01
(Tin từ Báo ĐT, TBKT , www.vneconomy.com.vn các ngày 2-4/11)

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
14
Chuyên đÒ luận văn tốt nghiệp
Phân theo đối tác đầu tư: Nước ta đã thu hút vốn từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó, các nước châu Á là đối tác lớn nhất, chiếm 76,5% về số dự án và 70,6% về
vốn đăng ký. Các nước châu Âu đứng thứ hai, chiếm 17,1% về số dự án và 21,7 về
vốn đăng ký. Các nước châu Mỹ chiếm 6% về số dự án và 6% về vốn đăng ký, còn lại
là các nước ở các khu vực khác.
10 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
(tính đến tháng 10/2005) – Tr.USD
STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư vốn thực hiện
1 Đài Loan 1.384 7.739,90 2.961,44

2 Singapore 383 7.508,93 4.180,78
3 Hàn Quốc 1.004 5.391,92 2.504,74
4 Hồng Kông 351 3.683,71 1.940,50
5 B.V.Islands 243 2.623,56 1.267,26
6 Pháp 162 2.136,86 1.165,36
7 Hà lan 60 1.886,33 1.784,53
8 Thái Lan 125 1.474,08 716,82
9 Malaysia 175 1.471,38 843,51
10 Hoa Kỳ 245 1.398,48
(Tin từ Báo ĐT, TBKT , www.vneconomy.com.vn các ngày 2-4/11)
Doanh thu của khu vực có vốn FDI đạt 21 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 11130 triệu
USD (chưa kể dầu thô), chiếm 34,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Giá trị
nhập khẩu là 11082 triệu USD. Nộp ngân sách nhà nước 1,129 tỷ USD tăng 41% so
với năm 2004, tạo việc làm cho hơn 800 nghìn lao động. Với sự gia tăng vốn, doanh
thu, xuất khẩu, nộp ngân sách và tạo việc làm, FDI với cơ cấu đầu tư của nó đã có tác
động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện
đại hoá, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm tăng kim ngạch xuất
khẩu, góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005

Sinh viên: Nguyễn TiÕn Huy
15

×