Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA
KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Thanh toán quốc tế
Tên đề tài : QUY TRÌNH KIỂM TRA
BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG ACB CHI NHÁNH ÔNG
ÍCH KHIÊM
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Phương Quỳnh
Ngày nộp báo cáo: 19/12/2012
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Thanh toán quốc tế
Tên đề tài : QUY TRÌNH KIỂM TRA BỘ
CHỨNG TỪ TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG ACB CHI NHÁNH
ÔNG ÍCH KHIÊM
Danh sách nhóm
Nguyễn Hồng Linh 092070
Lê Hải Linh 091849
Đặng Thùy Ái 094608
Huỳnh Lệ Phương Thanh 092097
Trường đại học Hoa Sen i
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Trích yếu


Qua đề án “Phân tích nội dung và quy trình trong thanh toán bằng L/C - dẫn chứng cụ
thể tại một Ngân Hàng”, nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng mà cụ thể là quy trình thanh toán bằng thư tín
dụng (L/C). Ngoài việc đọc và học hỏi tài liệu giảng dạy trên lớp, chúng tôi còn tham khảo
qua internet và thảo luận với nhau. Nhờ đó, chúng tôi đã hoàn thành đề án này và tích lũy
được nhiều kiến thức cho bản thân.
Mục tiêu
Tìm hiểu Quy trình kiểm tra Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân
hàng ACB – chi nhánh Ông Ích Khiêm. Từ đó thấy được các mặt đạt được và hạn chế trong
quy trình và đưa ra một số kiến nghị. Đây cũng là dịp giúp chúng tôi củng cố thêm kiến thức
về môn học Thanh toán quốc tế nói chung và quá trình kiểm tra Bộ chứng từ , từ đó rèn luyện
những kỹ năng nền tảng cần thiết cho định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm ta Bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C.
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm tra Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân
hàng ACB.
Kết quả cần đạt được
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về Quy trình kiểm tra Bộ chứng từ trong thanh toán
quốc tế tại ngân hàng.
- Một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm tra.
- Có khả năng chọn lọc, tổng hợp thông tin trên nhiều nguồn dữ liệu.
- Rèn luyện khả năng phân tích, nhìn nhận các vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau khi
nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị của bản thân.
- Rút ra những bài học, kinh nghiệm từ những trường hợp thực tế qua quá trình tìm hiểu
để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tài liệu nội bộ của
phòng Thanh toán quốc tế tại ngân hàng ACB – chi nhánh Ông Ích Khiêm và các thông tin
trên báo chí và internet để làm dẫn chứng cụ thể.
Trường đại học Hoa Sen ii

Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Mục lục
Trang
Danh sách nhóm i
Trích yếu ii
Mục tiêu ii
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ii
Kết quả cần đạt được ii
Phương pháp nghiên cứu ii
ii
Mục lục iii
Lời cảm ơn 1
Nhập đề 2
Chương 1: Cơ sở lý luận 3
1. Cơ sở về kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế 3
1.1. Khái niệm các loại chứng từ trong thanh toán quốc tế 3
1.2. Những quy tắc , chính sách quy định về giao thương trong thanh toán quốc tế 3
1.2.1. UCP 600 3
1.2.2. ISBP 681 4
2. Nội dung kiểm tra các loại chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán quốc tế 5
2.1. Kiểm tra nội dung thư tín dụng (L/C) 5
2.2. Kiểm tra nội dung bộ chứng từ 8
2.2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange) 8
2.2.2. Hoá đơn thương mại (Commercial voice) 8
2.2.3. Vận tải đơn (Bill of Landing) 9
2.2.4. Chứng từ bảo hiểm ( Insurance policy/ insurance certificate) 10
2.2.5. Phiếu đóng gói (Packing List) 11
Chương 2: Thực trạng về việc kiểm tra Bộ chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi
nhánh Ông Ích Khiêm 12
1.Tổng quan ngân hàng ACB chi nhánh Ông Ích Khiêm 12

2. Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán tại ngân hàng ACB 12
2.1. Kiểm tra Bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C xuất trình 12
2.2. Sơ đồ thanh toán 14
3. Thực trạng kiểm tra Bộ chứng từ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB 15
3.1. Kiểm tra Thư tín dụng (Letter of Credit) 15
3.2. Kiểm tra Bộ chứng từ của Công ty TNHH MTV TM và DV Huỳnh Lê 20
Trường đại học Hoa Sen iii
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
3.2.1. Kiểm tra hóa đơn thương mại 20
3.2.2. Kiểm tra phiếu đóng gói hàng hóa 22
3.2.3. Kiểm tra vận đơn 23
3.2.4. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm 24
3.2.5.Kiểm tra giấy chứng nhận nguồn gốc 26
3.2.6. Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 27
3.2.7. Kiểm tra Hối phiếu (Bill of Exchange) 28
3. Rủi ro và biện pháp trong quy trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế 28
3.1. Rủi ro 28
3.2. Biện pháp 29
Kết luận 30
Trường đại học Hoa Sen iv
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Lời cảm ơn
Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên môn Thanh toán quốc tế,
cô Nguyễn Phương Quỳnh đã trang bị những kiến thức cơ bản và hướng dẫn chúng tôi thực hiện
đề án này. Tiếp theo xin cảm ơn cô Đỗ Thị Phương Lan đã giúp cung cấp cho chúng tôi bộ chứng
từ thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng ACB và giúp chúng tôi giải đáp một vài thắc mắc liên
quan. Cuối cùng xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã nỗ lực đóng góp ý kiến cùng nhau
hoàn thành đề án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Trường đại học Hoa Sen 1

Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Nhập đề
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng hình thành rõ rệt
mà nét nổi bật là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế đã từng bước hoà
nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thiết lập được nhiều mối
quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát
triển mạnh mẽ và đa dạng.
Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được cho sự phát triển thương mại quốc tế,
thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện với các phương thức thanh toán
ngày càng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là các phương thức thanh toán có sử dụng bộ chứng từ.
Tuy nhiên, trong thực tế, các rủi ro trong thanh toán là điều không thể tránh khỏi đối với các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng không ít trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bộ chứng từ
thanh toán không hoàn thiện, không trung thực, giả mạo Xác định được tầm quan trọng của bộ
chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu, việc hoàn thiện công tác thiết lập và xuất trình bộ chứng từ
để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong thanh toán đã trở nên nhu cầu bức thiết trong bối
cảnh hiện nay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các tổ chức ngân hàng-
người trung gian giữa người mua và người bán. Chính vì vậy, việc kiểm tra Bộ chứng từ của
ngân hàng đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro.
Trường đại học Hoa Sen 2
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Cơ sở về kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
1.1. Khái niệm các loại chứng từ trong thanh toán quốc tế
Trong mua bán thương mại quốc tế, kết quả cuối cùng mà hai bên mua và bán mong muốn
là người bán thu được tiền và người mua nhận được hàng, và thông thường người bán chỉ giao
hàng khi người mua trả tiền hoặc cam kết trả tiền. Vậy lấy gì để đảm bảo cho việc người bán
giao đúng, đủ hàng và người mua trả đúng tiền cái này là nhờ ngân hàng, và ngân hàng thông
qua chứng từ để kiểm tra tính xác thực của từng thương vụ.

Có thể phân loại chứng từ như thế này:
- Chứng từ do nhà xuất khẩu ban hành: Invoice, list, CA,C/Q
- Chứng từ do cơ quan quản lý tại nước XK ban hành: CO, ISO nói chung là các chứng
chỉ.
- Chứng từ Vận tải: Bill, lịch tàu, lịch trình, lý trình, thông báo nhận hàng
Người nhập khẩu yêu cầu những chứng từ gì thì người xuất khẩu phải xuất trình những
chứng từ đó. Mỗi loại chứng từ có chức năng và tác dụng riêng. Các chứng từ phải đảm bảo tính
chính xác, thống nhất và hợp pháp thỏa mãn được yêu cầu của người mua (Nhập khẩu) thì người
mua mới trả .
1.2. Những quy tắc , chính sách quy định về giao thương trong thanh toán
quốc tế
1.2.1. UCP 600
Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng
phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để quyết định chứng từ, thể
hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không.
Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng
phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình
để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không . Thời hạn này không bị rút ngắn hoặc
không bị ảnh hưởng bằng cách nào khác, nếu ngày hết hạn hay ngày xuất trình cuối cùng rơi
đúng vào hoặc sau ngày xuất trình.
Việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23,
24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo
lịch sau ngày giao hàng như mô tả trong các quy tắc này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào
cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng.
Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như dữ liệu của tín dụng, của
bản thân chứng từ và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn
với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ quy định khác hoặc với tín dụng.
Trong các chứng từ, trừ hóa đơn thương mại, việc mô tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực
hiện, nếu quy định, có thể mô tả một cách chung chung, miễn là không mâu thuẫn với mô tả
hàng hóa trong tín dụng.

Trường đại học Hoa Sen 3
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Nếu tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ, trừ chứng từ vận tải , chứng từ bảo hiểm hoặc
hóa đơn thương mại mà không quy định người lập chứng từ hoặc nội dung dữ liệu của các chứng
từ, thì các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như đã xuất trình, nếu nội dung của chứng từ thể
hiện là đáp ứng được chức năng của chứng từ được yêu cầu và bằng cách khác phải phù hợp với
mục (d) điều 14.
Khi các địa chỉ của người thụ hưởng và của người yêu cầu thể hiện trong các chứng từ quy
định thì các địa chỉ đó không nhất thiết là giống như các địa chỉ quy định trong tín dụng hoặc
trong bất cứ chứng từ quy định nào khác nhưng các địa chỉ đó phải ở trong một quốc gia như các
địa chỉ tương ứng quy định trong tín dụng. Các chi tiết giao dịch (telefax, telephone, email và các
nội dung tương tự khác) được ghi kèm theo địa chỉ của người yêu cầu và của người thụ hưởng sẽ
không được xem xét đến. Tuy nhiên, nếu địa chỉ và các chi tiết giao dịch của người yêu cầu thể
hiện như một bộ phận địa chỉ của nội dung về người nhận hàng hoặc bên thông báo trên chứng từ
vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải ghi đúng như trong thư tín dụng.
Người giao hàng hoặc người gởi hàng ghi trên các chứng từ không nhất thiết là người thụ
hưởng của tín dụng. Một chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào khác, không phải là người
chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người thuê tàu phát hành miễn là chứng từ vận tải đó
đáp ứng yêu cầu của các điều 19, 20, 21, 22, 23 hoặc 24 của quy tắc này.
1.2.2. ISBP 681
Những quy định, tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng thể hiện trong văn bản ISBP
681 là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy ban ngân hàng
của UCP. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với
những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.
Những quy tắc về hối phiếu được quy định và cách tính ngày đáo hạn trong ISBP:
• Thời hạn:
Thời hạn: Phải phù hợp với các điều kiện trong L/C.
Nếu một hối phiếu được ký phát có thời hạn thì ngày đáo hạn của nó phải được xác định từ
bản thân hối phiếu đó.
Nếu L/C quy định hối phiếu có thời hạn 60 ngày kể từ ngày vận tải đơn.

Nếu thời hạn là xxx ngày sau ngày vận tải đơn thì ngày hàng bốc lên tàu được coi là ngày
vận tải đơn, ngay cả khi ngày bốc hàng lên tàu là trước hoặc sau ngày vận tải đơn.
Cách tính ngày đáo hạn là ngày tiếp theo, VD: 10 ngày sau hoặc từ ngày 1/3 là ngày 11/3.
Nếu một vận tải đơn thể hiện nhiều ghi chú bốc hàng lên tàu xuất trình theo một L/C yêu cầu
hối phiếu ký phát, ví dụ 60 ngày sau ngày vận tải đơn, thì ngày sớm nhất được dùng để tính
ngày đáo hạn.
VD: L/C yêu cầu giao hàng ở cảng ở Việt Nam, và vận tải đơn ghi chú hàng đã bốc lên
tàu A từ cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) ngày 1/5 và lên tàu B ở cảng Hải Phòng ngày 15/5 thì hối
phiếu sẽ được tính là 60 ngày sau ngày 1/5.
Nếu L/C yêu cầu hối phiếu ký phát, và nhiều bộ vận đơn được xuất trình theo một hối phiếu
thì ngày vận tải đơn cuối cùng được dùng để tính ngày đáo hạn.
Trường đại học Hoa Sen 4
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
• Ngày đáo hạn.
Nếu một hối phiếu quy định ngày đáo hạn là một ngày cụ thể thì nó phải phù hợp trong L/C.
Nếu một hối phiếu được ký phát xxx ngày sau ngày xuất trình:
- Chứng từ phù hợp hay không phù hợp nhưng ngân hàng trả tiền không thông báo từ chối
thì ngày đáo hạn là xxx ngày từ ngày ngân hàng này nhận được chứng từ.
- Nếu ngân hàng trả tiền từ chối và sau đó chấp nhận thì ngày đáo hạn là xxx ngày là muộn
nhất sau ngày ngân hàng này chấp nhận hối phiếu.3
- Ngân hàng trả tiền phải thông báo ngày đáo hạn cho người xuất trình, việc tính ngày đáo
hạn cũng sẽ áp dụng với L/C thanh toán về sau.
• Ngày ngân hàng, ngày gia hạn, chuyển tiền chậm.
Việc thanh toán phải được thực hiện ngay vào ngày đến hạn tại nơi mà hối phiếu hoặc các
chứng từ đòi tiền, miễn là trong ngày làm việc của ngân hàng, nếu ngoài thì sẽ là ngày làm việc
đầu tiên sau ngày đến hạn.
• Ký hậu.
Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần thiết.
• Số tiền.
Tên bằng chữ và số phải bằng nhau, ghi bằng đơn vị tiền tệ trong L/C.

Phù hợp với hóa đơn (nếu lớn hơn thì phải có sự đồng ý liên quan giữa các bên).
• Hối phiếu được ký phát như thế nào?
Hối phiếu phải được ký phát đòi tiền bên đã được quy định trong L/C
Người thụ hưởng ký phát.
Hối phiếu đòi tiền người yêu cầu.
• Cách sửa chữa và thay đổi.
Sửa chữa và thay đổi nếu có thì phải được người ký phát ký xác nhận.
Nếu ngân hàng ghi chú trong L/C về việc không cho phép sửa chữa trong L/C thì việc sửa
chữa và thay đổi không được chấp nhận ngay cả khi được người ký phát xác nhận.
2. Nội dung kiểm tra các loại chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán quốc tế
2.1. Kiểm tra nội dung thư tín dụng (L/C)
Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ.
Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà người xuất khẩu cứ tiến hành
giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của
L/C thì vi phạm hợp đồng.
Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương. Nội dung L/C cần kiểm tra:
Trường đại học Hoa Sen 5
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
 Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing).
- Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C và để
ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán
- Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp ( nếu
có).
- Ngày mở L/C : là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng
hạn hay không.
 Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank).
Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không. Còn
người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp
đồng mua bán ngoại thương hay không.
 Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo ( advising bank), ngân hàng trả tiền

( negotiating bank or paying bank), ngân hàng xác nhận ( confirming bank).
 Tên và địa chỉ người thụ hưởng ( beneficiary hoặc L/C có ghi In favour of ).
 Tên và địa chỉ người mở L/C.
 Số tiền của L/C ( amount).
Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên của đơn
vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp đồng không.
 Loại L/C ( form of documentary credit)
Ðối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang
miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C).
Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng có uy tín thì nên lựa
chọn L/C có xác nhận.
 Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C.
Khi kiểm tra phải lưu ý: Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C ( date of issue)
và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian
giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của người bán, cộng với thời gian lưu giữ
và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C. Ðịa điểm hết hiệu lực :
thường là tại nước người bán.
 Thời hạn giao hàng ( shipment date or time of delivery)
Thời hạn giao hàng có thể được ghi như sau:
- Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later than
hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2000 or earliest September 1st, 2001.
- Trong vòng : shipment must be effected during
- Khoảng: shipment must be about
- Ngày cụ thể: shipment must be effected on
Trường đại học Hoa Sen 6
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Trong trường hợp hợp đồng quy định thời gian giao hàng bằng cách nào thì L/C phải quy
định bằng cách ấy căn cứ vào hợp đồng ,người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở
L/C theo đúng như vậy không?
 Cách giao hàng.

Có nhiều cách giao hàng mà người nhập khẩu có thể cụ thể hoá trong L/C như:
- Giao hàng một lần: partial shipment not allowed.
- Giao hàng nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định: partial shipment
allowed, VD: During October 2000: 100 MTS; During November 2000: 100 MTS.
- Giao hàng nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến, giới hạn số
chuyến, VD: Total 1000MTS, each shipment minimum 50 MTS to maximum 100 MTS the
interverning period between 20 to 10.
- Giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau: Shipment is equal monthly in September,
October, November and December 2000 for total 4000 MTS.
 Cách vận tải.
Trong L/C cho phép chuyển tải hay không, nếu cho phép thì phải ghi transshipment
permitted; không cho phép ghi : transhipment not allowed.
Chuyển tải có thể thực hiện tại một cảng chỉ định do người chuyên chở và người nhập khẩu
lựa chọn : transhipment at port with through Bill of Lading acceptable.
Người xuất khẩu không thể chấp nhận L/C quy định việc chuyển tải một cách cứng nhắc
khiến cho người xuất khẩu gặp khó khăn hoặc không thể thuê phương tiện vận tải phù hợp.
 Phần mô tả hàng hoá ( Description of goods).
Người xuất khẩu phải kiểm tra: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả
hàng hoá phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không? Người bán có năng lực thực
hiện hay không?
 Các chứng từ thanh toán ( documents for payment).
Khi nhận L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh:
- Số loại chứng từ phải xuất trình.
- Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại ( thông thường lập 3 bản).
- Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại.
- Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ.
- Quy định cách thức trả tiền. Trong hợp đồng quy định cách nào thì L/C phải quy định
bằng cách đó.
Trường đại học Hoa Sen 7
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh

2.2. Kiểm tra nội dung bộ chứng từ
2.2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange)
Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký
phát trên hối phiếu.
Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong thời hạn hiệu lực của
L/C hay không. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký
phát hối phiếu đòi tiền.
Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị giá của L/C và phải bằng
100% trị giá hoá đơn.
Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như L/C quy định hay không.
Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: tên và địa chỉ của người
ký phát ( drawer), người trả tiền ( drawee). Theo UCP- 600, người trả tiền là ngân hàng mở L/C.
Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng không.
Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu
trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông báo
hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo.
Một số trường hợp bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hối phiếu
- Hối phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quan.
- Hối phiếu chưa ký hậu.
- Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá
hoá đơn.
- Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C.
- Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xác.
2.2.2. Hoá đơn thương mại (Commercial voice)
Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không.
Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại ) so với
nội dung của L/C quy định có phù hợp không.
Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? Nếu hoá đơn không phải do
người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do
bên thứ ba lập: commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable.

Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không?
Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện
đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận
đơn đường biển.
Trường đại học Hoa Sen 8
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng, giấy phép
xuất nhập khẩu và các thông tin khác ghi trên hoá đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên
phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù hợp với L/C và các
chứng từ khác.
Bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương :
- Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C
và các chứng từ khác.
- Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C.
- Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng
hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C.
- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác.
- Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L.
- Không có chữ ký theo quy định của L/C.
2.2.3. Vận tải đơn (Bill of Landing)
Kiểm tra số bản chính được xuất trình.
Kiểm tra tính xác thực của vận đơn: phải kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở
( hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao
nhận và tư cách pháp lý. Nếu chỉ có chữ ký của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp lý
hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên quan tư cách pháp lý của người đó thì chứng từ sẽ không
được ngân hàng thanh toán.
Kiểm tra mục người gửi hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chấp nhận một chứng từ vận tải mà
trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong L/C không quy định như vậy.
Kiểm tra mục người nhận hàng: đây là mục quan trọng trên B/L và luôn được quy định rõ
trong L/C nên người lập vận đơn phải tuân thủ quy định này một cách nghiêm ngặt.

Kiểm tra mục thông báo ( Notify): Mục Notify trên B/L sẽ ghi tên và địa chỉ đầy đủ của
người làm đơn xin mở L/C.
Kiểm tra tên cảng xếp hàng ( port of loading) và cảng dỡ hàng ( port of discharge) có phù
hợp với quy định của L/C hay không.
Kiểm tra điều kiện chuyển tải: Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải ( transhipment
prohibited), trên B/L không được thể hiện bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải. Nếu việc
chuyển tải xảy ra, ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ này khi tên cảng chuyển tải, tên tàu và
tuyến đường phải được nêu trên cùng một vận đơn.
Kiểm tra nội dung hàng hoá được nêu trên B/L có phù hợp với quy định trong L/C và các
chứng từ khác hay không. Nội dung này bao gồm: tên hàng hoá, ký mã hiệu hàng hoá, số lượng,
số kiện hàng hoá, tổng trọng lượng hàng hoá. Đặc biệt ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã
hiệu hàng hoá ghi trên thùng hàng, số hiệu container hoặc số hiệu lô hàng được gửi trên tàu với
nội dung L/C và Packing List.
Trường đại học Hoa Sen 9
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Kiểm tra đặc điểm của vận đơn: có thể là vận đơn đã xếp hàng ( shipped on board B/L)
hoặc vận đơn nhận hàng để xếp ( received for shipment B/L)- loại vận đơn này không được ngân
hàng chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người nhập khẩu.
Kiểm tra mục cước phí: có phù hợp với quy định của L/C hay không. Nếu vận tải đơn nêu
cước phí phải thu freight to collect thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận chứng từ này.
Cần lưu ý các sửa đổi bổ sung trên B/L phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu đồng
thời kiểm tra các thông tin như số L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ khác như hoá
đơn, hợp đồng
Nhà nhập khẩu phải kiểm tra ngày ký phát vận đơn có hợp lệ hay không.
Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn:
- Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông
báo không phù hợp theo quy định của L/C.
- Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập( chữ ký và con dấu)
- Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối
với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này.

- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác.
- Các điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C.
- Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm,
hoá đơn
2.2.4. Chứng từ bảo hiểm ( Insurance policy/ insurance certificate)
Kiểm tra loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không: chứng thư
bảo hiểm ( Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).
Kiểm tra số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của L/C.
Kiểm tra tính xác thực của chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm có được ký xác nhận của
người có trách nhiệm hay không.
Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểm. Trong thực tế các L/C đều quy định giá
trị bảo hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn. Do vậy thanh toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên chứng
từ bảo hiểm và hoá đơn theo quy định của L/C.
Kiểm tra tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay không.
Đồng thời kiểm tra việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có hợp lệ hay không? Ngoại
trừ có quy định khác, tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu ( người thụ
hưởng) và việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu phải được thể hiện
bằng hình thức ký hậu để trắng ( blank endorsed) tương tự như trường hợp chuyển quyền sở hữu
đối với chứng từ vận tải.
Kiểm tra ngày lập chứng từ bảo hiểm: Căn cứ theo UCP 600 chứng từ bảo hiểm phải được
lập trước hoặc trùng với ngày B/L. Nếu ngày lập chứng từ bảo hiểm sau ngày lập vận đơn, ngân
hàng sẽ từ chối thanh toán.
Trường đại học Hoa Sen 10
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Kiểm tra nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: các mô tả về hàng hoá và số liệu khác
phải phù hợp với L/C và các chứng từ khác. Theo UCP-600, việc mô tả hàng hoá có thể chung
chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C.
Kiểm tra các dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: tên tàu, cảng xếp
hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không.
Kiểm tra các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thường phải phù hợp với quy

định của L/C.
Kiểm tra phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa? ( đối với trường hợp L/C quy định phải
ghi rõ).
Kiểm tra các điều kiện bảo hiểm có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không.
Các bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm:
- Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C.
- Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm không chính xác.
- Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập
khẩu.
- Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác.
- Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lên tàu hoặc không nêu ngày lập chứng từ bảo hiểm.
- Không nêu số lượng bản chính được phát hành.
- Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm.
- Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoăc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định
L/C.
2.2.5. Phiếu đóng gói (Packing List)
Mô tả hàng hoá, số lượng, trọng lượng hàng trên một đơn vị bao gói có phù hợp với quy
định của L/C hay không. Ðiều kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không.
Các thông tin khác không được mâu thuẫn với nội dung L/C và các chứng từ khác.
Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói:
- Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định L/C.
- Thông tin về các bên liên quan không đầy đủ và chính xác.
- Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng
Trường đại học Hoa Sen 11
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Chương 2: Thực trạng về việc kiểm tra Bộ chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á
Châu chi nhánh Ông Ích Khiêm
1. Tổng quan ngân hàng ACB chi nhánh Ông Ích Khiêm
Ngày 25/11/2005, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khai trương chi nhánh Ông Ích Khiêm
tại số 132 Ông Ích Khiêm, Phường 5, Quận 11.

Chi nhánh Ông Ích Khiêm (Điện thoại: 08-406 5500, Fax: 08-406 6650) đã được thành
lập nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các tầng lớp dân cư
tại quận 11 và khu vực lân cận, khách hàng nội bộ trong cao ốc ACB.
Ngân hàng Á Châu, chi nhánh Ông Ích Khiêm hoạt động với các chức năng:
- Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân cư.
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Cho vay tiêu dùng, mua nhà ở, xây dựng sửa chữa nhà.
- Các dịch vụ thẻ ngân hàng.
- Thanh toán quốc tế.
- Chuyển tiền nhanh Western Union.
- Giao dịch ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác.
Chi nhánh Ông Ích Khiêm được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh trong
hệ thống ACB. Khách hàng của chi nhánh ACB Ông Ích Khiêm có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi
nơi trong toàn hệ thống, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (Home banking,
Phone banking, Internet banking, Mobile banking).
Sự ra đời của chi nhánh Ông Ích Khiêm đã nâng tổng số các chi nhánh và phòng giao dịch
trên cả nước của ACB lên 58 đơn vị. Tính đến nay, tổng tài sản của Ngân hàng Á Châu đạt
22.575 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động đạt 20.709 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 8.597 tỷ đồng,
lợi nhuận trước thuế hơn 322 tỷ đồng, khách hàng giao dịch tài khoản tiền gửi hơn 215.000
khách hàng. So với cùng kỳ năm 2004, tổng tài sản của ACB đã tăng hơn 53%, tổng huy động
tăng hơn 59%, dư nợ cho vay tăng hơn 38%, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 41% và lượng khách
hàng tiền gửi tăng hơn 30%.
2. Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán tại ngân hàng ACB
2.1. Kiểm tra Bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C xuất trình
Trường đại học Hoa Sen 12
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Trường đại học Hoa Sen 13
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
2.2. Sơ đồ thanh toán
Trường đại học Hoa Sen 14

Giao hàng cho
Huỳnh Lê
NH ACB-Ông Ích
Khiêm
Gửi BCT
Gửi BCT
Ngân hàng ANZ
Cty TNHH MTV
TM và DV Huỳnh

Yêu cầu Huỳnh Lê
thực hiện cam kết

Y.cầu thanh toán
Chấp nhận
Công ty Pan Pac
Forest Products
Limited
Ngân hàng ANZ
Chấp nhận
T.Toán
Không chấp nhận
Thông báo
Ngân hàng ANZ
Cty Pan Pac Forest
Products Limited
Thông báo cho
Huỳnh Lê sửa đổi
BCT
Không

chấp
nhận
Công ty Huỳnh Lê
bổ sung BCT
GĐ gửi lý do từ
chối mở L/C cho
công ty Huỳnh Lê
Không chấp thuận
GĐ CN ACB-Ông
Ích Khiêm
Phòng khách
hàng
Cty TNHH MTV
TM và DV Huỳnh

Xuất trình chứng
từ làm căn cứ để
xin mở L/C
Phòng TD NH
ACB-Ông Ích
Khiêm
Yêu cầu mở
L/C
Thẩm định
KT, rà soát,
cho ý kiến
Mở L/C
Chấp nhận
Chuyển tiếp
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh

Giải tích sơ đồ
Bước 1: Công ty Huỳnh Lê xuất trình giấy tờ cần thiết để xin mở L/C.
Bước 2: Ngân hàng ACB thẩm định yêu cầu và chuyển đến phòng khách hàng.
Bước 3: Phòng khách hàng kiểm tra , rà soát và xin ý kiến cầu giám đốc chi nhánh.
- Không chấp nhận, giám đốc gửi lí do từ chối và yêu cầu bổ sung bộ chứng từ.
- Chấp nhận, ngân hàng mở L/C cho Công ty Huỳnh Lê và chuyển tiếp cho ngân hàng
ANZ.
Bước 4: Ngân hàng ANZ thông báo cho công ty Pan Pac.
- Không chấp nhận, thông báo cho Huỳnh Lê sửa đổi L/C.
- Nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng.
Bước 5: Công ty Pan Pac gửi bộ chứng từ cho ngân hàng ANZ và đề nghị thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng ANZ chuyển yêu cầu thanh toán cho ngân hàng ACB
Bước 7: Ngân hàng ACB kiểm tra bộ chứng từ và đề nghị công ty Huỳnh Lê thanh toán.
Bước 8: Ngân hàng ACB chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng ANZ.
3. Thực trạng kiểm tra Bộ chứng từ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB
3.1. Kiểm tra Thư tín dụng (Letter of Credit)
Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing):
- Số hiệu: FIN 700.
- Ngày mở: 29/09/2011.
- Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trường đại học Hoa Sen 15
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank):
Ngân hàng TMCP ACB (Asia Commercial Bank)
Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo:
- Tên ngân hàng: ANZ National Bank Limited.
- Địa chỉ: Wellington, New Zealand.
Loại L/C ( form of documentary credit): Trường 40A.
Irrevocable L/C
Tên và địa chỉ người mở L/C: Trường 50.

- Tên: Công ty TNHH MTV TM và DV Thanh Lê.
- Địa chỉ: 1/6 Nguyễn Du, phường 7, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C: Trường 31D.
- Ngày: 30/11/2011.
- Địa điểm: New Zealand.
Trường đại học Hoa Sen 16
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Tên và địa chỉ người thụ hưởng: Trường 59.
- Tên: Pan Pac Forest Products Limited.
- Địa chỉ: 1161 State Highway 2 Wairoa road, Napier, New Zealand.
Số tiền của L/C ( amount): Trường 32B.
USD 66,150.00
Thời hạn giao hàng: Trường 44C.
30/10/2011.
Cách vận tải: Trường 43T.
Cho phép chuyển tải: Transhipment allowed.
Cách giao hàng: Trường 43P.
Giao hàng 1 lần: Partials shipment not allowed.
Trường đại học Hoa Sen 17
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Phần mô tả hàng hóa: Trường 45A.
- Tên hàng: New Zealand Radiata Pine.
- Trọng lượng: 294 M3
- Giá cả: USD 66,150.0
Quy định cách thức trả tiền: Trường 42C.
Trả ngay 100% giá trị hợp đồng.
Trường đại học Hoa Sen 18
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
Các chứng từ liên quan:
 Đầy đủ các chứng từ được nêu trong trường 46A. Riêng phiếu đóng gói hàng hóa bị thiếu

mất 1/3 tờ và giấy chứng nhận người thụ hưởng.
 Nhận xét:
- L/C chính là cơ sở để tiến hành kiễm tra các chứng từ hợp lệ trong mỗi bộ chứng từ thanh
toán quốc tế của 1 doanh nghiệp. Đây cũng chính là điểm mấu chốt xác nhận xem bộ
chứng từ có tồn tại hay không thông qua ngân hàng thông báo. Điều này tránh trường hợp
thanh toán tiền cho công ty không tồn tại, gây tổn thất cho doanh nghiệp cũng như ngân
hàng.
- Kiểm tra L/C cần phải cẩn thận để không gây ra sai sót dẫn đến thất thoát cho ngân hàng,
nếu như doanh nghiệp không ký quỹ 100%, ngân hàng sẽ lãnh hậu quả nếu hàng hóa
không đúng như ghi trong hợp đồng thương mại.
Trường đại học Hoa Sen 19
Đề án: Thanh toán quốc tế GV: Nguyễn Phương Quỳnh
3.2. Kiểm tra Bộ chứng từ của Công ty TNHH MTV TM và DV Huỳnh Lê
3.2.1. Kiểm tra hóa đơn thương mại
- Nhà xuất khẩu: Pan Pac Products Limited , 1161 State Highway 2 Wairca Road, Napier ,
New Zealand.
- Ngân hàng nhà xuất khẩu: BNZ, Welling , New Zealand.
- Nhà nhập khẩu: Công ty TNHH MTV TM và DV Huỳnh Lê, 1/6 Nguyễn Du, phường 7,
quận Gò Vấp , TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Số Hóa đơn : 7987.
- Số L/C : OIK0911ILS90764.
- Số Hợp đồng : 115189.
- Cảng đi : Cảng Napier, New Zealand.
- Điều kiện giao hàng : CIF, cảng Cái Lái.
- Tên tàu giao hàng : Kola Permasan 068N.
 Các thông tin đều trùng khớp với L/C : về nhà xuất khẩu , nhà nhập khẩu khớp với trường 59,
số L/C trường 20, ngân hàng xuất khẩu trường 50, số hợp đồng trường và đều kiện giao hàng đều
trùng 45A , cảng đi , cảng đến trường 44E và 44F .
Trường đại học Hoa Sen 20

×