Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

So sánh quy trình tín dụng BIDV và EXIMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 57 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
Đề án Tín dụng Ngân hàng








Tháng 12/2012



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
Đề án Tín dụng Ngân hàng

GVHD: Nguyễn Phƣơng Quỳnh
Danh sách sinh viên nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Kiều Minh Uyên 093438 (Trƣởng nhóm)
2. Ngô Bích Phƣợng 091872
3. Trần Thị Kim Ngân 092079
4. Trần Nhƣ Quỳnh 092093


Tháng 12/2012
Ngày nộp báo cáo : / /
Ngƣời nhận báo cáo (Ký tên và ghi rõ họ tên)
__________________________________
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và EIB Trang i
TRÍCH YẾU
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam là sự phát triển ngày
càng mạnh của Ngành Ngân hàng. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến hoạt
động Tín dụng đặc biệt là Tín dụng doanh nghiệp – một hoạt động được xem là chủ chốt,
chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Việc cấp tín dụng
của Ngân hàng đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
Doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đem lại nguồn lợi nhuận
không nhỏ cho chính Ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi nhuận đạt được, Ngân
hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của mình. Do đó, việc
xây dựng cũng như sử dụng quy trình tín dụng một các hiệu quả cũng góp phần giảm
thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Với đề án này, thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá,
so sánh quy trình tín dụng của hai Ngân hàng BIDV và Eximbank, chúng tôi hướng tới
mục tiêu hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng thực tế của Ngân hàng.

Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và EIB Trang ii
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU i
MỤC LỤC ii
LỜI CÁM ƠN iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH, CHỮ VIẾT TẮT v
1. NHẬP ĐỀ 1
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1. Khái niệm quy trình tín dụng 2

2.2. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng 2
2.3. Quy trình tín dụng cơ bản 2
2.3.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 2
2.3.2. Phân tích tín dụng 3
2.3.3. Quyết định tín dụng và ký HĐTD 3
2.3.4. Giải ngân 3
2.3.5. Giám sát TD 4
2.3.6. Thanh lý hợp đồng tín dụng 4
3. SO SÁNH QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV VÀ EXIMBANK 5
3.1. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng BIDV 5
3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV 5
3.1.2. Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV 7
3.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Eximbank 19
3.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Eximbank 19
3.2.2. Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại Eximbank 21
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và EIB Trang iii
3.3. So sánh quy trình tín dụng giữa BIDV và Eximbank 32
3.3.1. Điểm giống nhau 32
3.3.2. Điểm khác nhau 33
4. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC QUY TRÌNH TÍN DỤNG
TẠI BIDV VÀ EXIMBANK 38
4.1. Ƣu nhƣợc điểm của quy trình tín dụng tại BIDV và Eximbank 38
4.1.1. Tại BIDV 38
4.1.2. Tại Ngân hàng Eximbank 40
4.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng tại BIDV và Eximbank 42
4.2.1. Giải pháp cho BIDV 42
4.2.2. Giải pháp cho Eximbank 43
4.2.3. Giải pháp chung 44
5. KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN viii
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ix

Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và EIB Trang iv
LỜI CÁM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến Cô Nguyễn Phƣơng Quỳnh, giảng
viên hƣớng dẫn Đề án Tín dụng ngân hàng đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho chúng
tôi những kiến thức cần thiết và bổ ích để chúng tôi hoàn thành đề tài, cùng sự góp sức
của các thành viên trong nhóm đã làm nên bài báo cáo hoàn chỉnh này.
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn
nên không tránh khỏi sự khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức. Chúng tôi rất
biết ơn và mong nhận đƣợc những ý kiến trao đổi và đóng góp từ Cô.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi sự may mắn.
Nhóm sinh viên thực hiện

Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và EIB Trang v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, CHỮ VIẾT TẮT
 Danh mục hình ảnh
Hình 1 – Sơ đồ quy trình tín dụng tại ngân hàng BIDV
Hình 2 – Sơ đồ quy trình tín dụng tại ngân hàng Eximbank
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và EIB Trang vi
 Danh mục các chữ viết tắt
NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc
NH : Ngân hàng
KH : Khách hàng
PGD : Phòng giao dịch

QHKH : Quan hệ khách hàng
TTDA : Tài trợ dự án
QLRR : Quản lý rủi ro
QTTD : Quản trị tín dụng
DVKH : Dịch vụ khách hàng
TCTD : Tổ chức tín dụng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
PGĐ : Phó Giám đốc
GĐ : Giám đốc
PTGĐ : Phó tổng Giám đốc
TGĐ : Tổng Giám đốc
RR : Rủi ro
TSĐB : Tài sản đảm bảo
HSTD : Hồ sơ tín dụng
TĐTD : Thẩm định tín dụng
QLN : Quản lý nợ


Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 1
1. NHẬP ĐỀ
Bài báo cáo này đƣợc thực hiện nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu đƣợc tầm quan
trọng và thực trạng của Quy trình tín dụng tại Ngân hàng, từ đó có cái nhìn rõ hơn về
Quy trình tín dụng thực tế tại Ngân hàng.Nhóm chúng tôi đã vận dụng những kĩ năng và
kiến thức đƣợc học trong bộ môn Tín dụng ngân hàng để ứng dụng vào việc tìm hiểu,
phân tích các quy trình tín dụng ở các Ngân hàng thƣơng mại, từ đó so sánh sự giống và
khác nhau giữa hai Ngân hàng BIDV và Eximbank.
Chúng tôi đã đặt ra và cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Biết đƣợc khái niệm và các vấn đề liên quan đến Quy trình tín dụng
Mục tiêu 2: Hiểu rõ về Quy trình tín dụng chung và tại các Ngân hàng

Mục tiêu 3: Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa BIDV và Eximbank
Mục tiêu 4: Biết cách trình bày báo cáo theo tiêu chuẩn ISO 5966
Mục tiêu 5: Phát huy khả năng làm việc nhóm
Trong quá trình thực hiện đề án này, chúng tôi đã có những sự phân công nhƣ sau:
 Trần Nhƣ Quỳnh và Nguyễn Kiều Minh Uyên tìm hiểu về “BIDV và Quy trình
tín dụng tại BIDV”
 Trần Thị Kim Ngân và Ngô Bích Phƣợng tìm hiểu về “Eximbank và Quy trình
tín dụng tại Eximbank”
 Nguyễn Kiều Minh Uyên và Ngô Bích Phƣợng phụ trách phần “So sánh điểm
giống và khác nhau giữa BIDV và Eximbank”
 Trần Nhƣ Quỳnh và Trần Thị Kim Ngân phụ trách “Ƣu, nhƣợc điểm trong quy
trình tín dụng của hai ngân hàng và giải pháp khắc phục”
 Nguyễn Kiều Minh Uyên tổng hợp, trình bày đề án
Để hoàn thành đề án này chúng tôi đã thực hiện qua nhiều bƣớc từ việc tìm kiếm
thông tin về Quy trình tín dụng từ các Ngân hàng, trên Internet, sau đó phân tích, đánh
giá, so sánh và cuối cùng là tổng hợp lại các thông tin. Chúng tôi sẽ trình bày một cách rõ
ràng dƣới đây để các bạn tiện theo dõi.
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 2
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc
cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi
chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đó là quá trình
đồng bộ, có tính chất liên hoàn, theo trình tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với
nhau. Quy trình tín dụng thƣờng có 6 bƣớc là: lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng,
quyết định và kí hợp đồng tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín
dụng.
2.2. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan

trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp
lý góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình
tín dụng có các tác dụng sau đây:
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của
từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về
mặt hành chính.
 Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động
tín dụng.
2.3. Quy trình tín dụng cơ bản
Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng
cho mình một quy trình tín dụng riêng. Dƣới đây là các bƣớc căn bản của một quy trình
tín dụng.
2.3.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Lập HSTD đƣợc thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với KH có nhu
cầu vay vốn. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ KH những
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 3
thông tin sau:Năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH; Khả năng sử dụng và hoàn
trả vốn của KH; Thông tin về bảo đảm tín dụng.
2.3.2. Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng
vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của
phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lƣợng
khả năng kiểm soát những rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt
hại có thể xảy ra. Mặc khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân
thực của hồ sơ vay vốn mà KH cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của KH làm
cơ sở quyết định cho vay.
2.3.3. Quyết định tín dụng và ký HĐTD
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ

vay vốn của KH. Đây là khâu cực kỳ quan trọng nhƣng rất dễ phạm phải sai lầm. Có hai
sai lầm cơ bản thƣờng xảy ra là quyết định cho vay đối với một KH không tốt và từ chối
cho vay đối với một KH tốt.Nhằm hạn chế sai lầm NH chú trọng hai vấn đề:
 Cơ sở ra quyết định tín dụng: Dựa vào các thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ
tín dụng giai đoạn trƣớc chuyển sang, các thông tin khác nhƣ thông tin cập nhật về tình
hình thị trƣờng, chính sách tín dụng của Ngân hàng…
 Quyền phán quyết tín dụng: Tùy theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ, quyền phán
quyết đƣợc trao cho hội đồng tín dụng hoặc một cá nhân phụ trách.
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả là chấp nhận hoặc từ chối cho vay, tùy vào
kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trƣớc. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng
hƣớng dẫn KH ký hợp đồng tín dụng và thực hiện tiếp các bƣớc tiếp theo. Nếu từ chối
cho vay, NH sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho KH.
2.3.4. Giải ngân
Giải ngân là phát tiền vay cho KH trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp
đồng. Đây là khâu quan trọng, nguyên tắc giải ngân là phải luôn gắn liền vận động tiền tệ
với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 4
2.3.5. Giám sát TD
Giám sát tín dụng là khâu quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay đƣợc
sử dụng đúng cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện sai phạm để chấn chỉnh kịp
thời. Các phƣơng pháp giám sát tín dụng gồm:
 Giám sát hoạt động tài khoản của KH tại Ngân hàng
 Phân tích Báo cáo tài chính của KH theo định kì
 Giám sát KH thông qua việc trả lãi định kì
 Viếng thăm, kiểm soát địa điểm hoạt động SXKD của KH đứng tên vay vốn
 Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay
 Giám sát hoạt động của KH thông qua mối quan hệ với KH khác
 Giám sát KH thông qua những thông tin thu thập khác
2.3.6. Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khâu này gồm các việc quan trọng cần xử lý nhƣ sau:
 Thu nợ cả gốc và lãi: Ngân hàng tiến hành thu nợ KH theo đúng những khoản đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng
 Tái xét hợp đồng tín dụng: Phân tích tín dụng trong điều kiện điều khoản tín
dụng đã đƣợc cấp nhằm đánh giá chất lƣợng tín dụng, phát hiện rủi ro để xử lý kịp thời
 Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu KH đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi,
Ngân hàng và KH làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lƣu
hồ sơ vay vốn của KH vào kho lƣu trữ
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 5
3. SO SÁNH QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV VÀ
EXIMBANK
3.1. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng BIDV
3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV
3.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng BIDV
 Tên đầy đủ tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
 Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT
OF VIET NAM
 Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Điện thoại: (+84 4) 2220.5544
 Fax: (+84 4) 2220.0399
 E-mail:
 Website: www.bidv.com.vn
 Swift code: BIDVVNVX
 Logo:
 Vốn điều lệ: 28.251.382.000.000 đồng
 Giấy phép thành lập và hoạt động số: 84/GP-NHNN do NHNN cấp ngày
23/4/2012
 Ngày niêm yết chứng khoán: 25/05/2012

 Mã chứng khoán: BIDV
3.1.1.2. Hoạt động kinh doanh
 Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền
gửi khác; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ
có giá khác
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 6
 Vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt Nam và nƣớc
ngoài; Vay vốn của NHNN dƣới hình thức tái cấp vốn
 Cho vay; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng
 Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và các giấy tờ có giá khác
 Bao thanh toán trong nƣớc, bao thanh toán quốc tế
 Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi đƣợc NHNN chấp thuận
 Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN; Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng
khác; Mở tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp
luật về ngoại hối; Mở tài khoản thanh toán cho KH
 Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thƣ tín dụng, thẻ ngân hàng trừ thẻ tín dụng; Thực hiện dịch vụ
thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác khi
đƣợc NHNN chấp thuận
 Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nƣớc và
ngoài nƣớc; tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi đƣợc NHNN chấp thuận
 Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các TCTD khác theo quy định của
Pháp luật
 Tham gia thị trƣờng tiền tệ: đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển
nhƣợng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá
khác trên thị trƣờng tiền tệ
 Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất,
ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác sau khi đƣợc NHNN chấp thuận bằng văn bản

 Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp
 Các hoạt động khác theo quy định của Pháp luật.
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 7
3.1.2. Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV

Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 8

Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 9

Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 10

Hình 1 – Sơ đồ quy trình tín dụng tại ngân hàng BIDV
3.1.2.1. Tiếp thị KH, phân tích, lập Báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt
đề xuất tín dụng
 Tiếp thị và nhận hồ sơ
Cán bộ QHKH tiếp nhận và hƣớng dẫn KH lập HSTD. Khi tiếp nhận Hồ sơ, Cán
bộ QHKH lập Phiếu tiếp nhận.
 Đánh giá, phân tích
Căn cứ HSTD, Cán bộ QHKH thực hiện: Đánh giá chung về KH; Đánh giá tình
hình tài chính của KH; Chấm điểm tín dụng KH; Phân tích, đánh giá về phƣơng án
SXKD, dự án đầu tƣ; Đánh giá về TSĐB theoquy định hiện hành của BIDV; Đánh giá
toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.


Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 11

 Lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Cán bộ QHKH lập Báo cáo đề xuất tín dụng và trình Báo cáo đề xuất tín dụng kèm
theo HSTDcho Lãnh đạo Phòng QHKH/TTDA/PGD.
 Phê duyệt đề xuất tín dụng
 Tại Chi nhánh
Lãnh đạo Phòng QHKH/TTDA kiểm tra lại nội dung trong Báo cáo đề xuất tín
dụng, ghi ý kiến, ký kiểm soát và trình PGĐ QHKH.
 Tại Hội sở chính
Lãnh đạo Phòng QHKH/TTDA kiểm tra lại nội dung trong Báo cáo đề xuất tín
dụng, ghi ý kiến, ký kiểm soát và trình GĐ/PGĐ Phòng QHKH:
 Thuộc thẩm quyền phê của GĐ/PGĐ Phòng QLRR tín dụng: Báo cáo đề
xuất tín dụng đƣợc trình GĐ/PGĐ Phòng QHKH phê duyệt rồi đƣợc chuyển cho Phòng
QLRR tín dụng để thẩm định rủi ro cùng HSTD
 Vƣợt thẩm quyền của GĐ Phòng QLRR tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng
đƣợc trình GĐ Phòng QHKH để lấy ý kiến trƣớc khi trình PTGĐ QHKH phê duyệt. Sau
khi PTGĐ QHKH phê duyệt, Báo cáo đề xuất tín dụng cùng HSTD đƣợc chuyển cho Bộ
phận QLRR để thẩm định rủi ro
3.1.2.2. Thẩm định rủi ro
 Tại Chi nhánh
Phòng QLRR tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Phòng
QHKH và PGD trực thuộc Chi nhánh.
Cán bộ QLRR thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định
rủi ro kèm theoHSTD trình Lãnh đạo Phòng QLRR.
Lãnh đạo Phòng QLRR kiểm tra lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý
kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
 Tại Hội sở chính
Ban QLRR tín dụng tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và HSTD từ phòng
QHKH hoặc từ Chi nhánh trong trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền phê duyệt Tổng giới hạn tín
dụng đối với một KH của Chi nhánh. Trình tự thẩm định rủi ro tƣơng tự nhƣ tại Chi
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại

So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 12
nhánh. Trƣờng hợp vƣợt quyền của Giám đốc Ban QLRR Tín dụng thì trƣớc khi trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, Giám đốc Ban QLRR Tín dụng phải có ý kiến và ký trên
Báo cáo thẩm định rủi ro.
3.1.2.3. Phê duyệt cấp tín dụng
 Tại Chi nhánh
 Trƣờng hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro:
PGĐ QHKH hoặc cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo
cáo đề xuất tín dụng
 Trƣờng hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:
 Khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của GĐ/PGĐ QLRR Tín
dụng: Có chữ ký phê duyệt của PGĐ QHKH trên Báo cáo đề xuất tín dụng và GĐ/PGĐ
QLRR Tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro
 Khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng Chi
nhánh: Cán bộ QLRR tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng; Hội
đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng trong Biên bản họp
 Tại Hội sở chính
 KHquan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính
PTGĐ/GĐ/PGĐ Phòng QHKH ký phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng và
PTGĐ/GĐ/PGĐ Phòng QLRR tín dụng ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Nếuthuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Trung ƣơng, thì Cán bộ
QLRR tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ƣơng.
 Khoản tín dụng vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh, trình Hội sở chính
TGĐ/PTGĐ/Giám đốc/PGĐ Phòng QLRR tín dụng ký phê duyệt đồng ý cấp tín
dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro của Ban QLRR tín dụng.Nếuthuộc thẩm quyền phê
duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Trung ƣơng, thì cán bộ QLRR tập hợp hồ sơ và sao
gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Trung ƣơng, sau đó Hội đồng tín dụng Trung ƣơng
kết luận cấp tín dụng trong Biên bản họp.

Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại

So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 13
3.1.2.4. Thực hiện các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
 Soạn thảo quyết định cấp tín dụng
Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng, Bộ phận QLRR soạn thảo Quyết định cấp
tín dụng, trình cấp có thẩm quyền ký, thông báo cho các bộ phận có liên quan.
Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng ký trên Quyết định cấp tín dụng.
Quyết định cấp tín dụng cùng toàn bộ HSTD đƣợc chuyển lại cho Bộ phận QHKH
để thực hiện các bƣớc tiếp theo.
Trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền Chi nhánh trình lên Hội sở chính,Phòng QLRR tín dụng
chuyển 01 bản gốc Quyết định cấp tín dụng cho Chi nhánh.
Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng nếu:
 Từ chối cấp tín dụng: Cán bộ QHKH soạn thảo văn bản từ chối cấp, trình cấp
có thẩm quyền ký và gửi cho KH
 Đồng ý cấp tín dụng: Cán bộ QHKH thƣơng thảo với KH về điều kiện tín dụng
 Soạn thảo và ký kết Hợp đồng
Căn cứ vào nội dung, điều kiện tín dụng đã phê duyệt, Bộ phận QHKH soạn thảo
Hợp đồng tín dụng.Ngƣời đại diện có thẩm quyền của BIDV và KH ký kết Hợp đồng.
 Hoàn thiện các điều kiện trƣớc khi giải ngân
Cán bộ QHKH đàm phán với KH để hoàn thiện các điều kiện trƣớc khi giải ngân theo
Quyết định cấp tín dụng. Cán bộ QHKH thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, thủ
tục công chứng; giao, nhận giấy tờ và TSĐB giữa BIDV và KH.
 Lƣu giữ hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống SIBS
Sau khi ký Hợp đồng, Bộ phận QHKH chuyển trả 01 bản gốc Hợp đồng tín dụng
cho KH và bàn giao toàn bộ HSTD sang Bộ phận QTTD. Bộ phận QTTD nhập thông tin
vào hệ thống SIBS.
Bộ phận QHKH bàn giao Hồ sơ gốc liên quan đến TSĐB cho Bộ phận kho quỹ để
lƣu giữ
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 14
3.1.2.5. Giải ngân/Phát hành bảo lãnh

 Tiếp nhận và lập Đề xuất giải ngân/phát hành bảo lãnh
Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm:
 Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân/phát hành bảo lãnh,
hạn mức tín dụng; nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân/bảo lãnh
 Lập Đề xuất giải ngân/Phát hành thƣ bảo lãnh
 Soạn thảo các thƣ bảo lãnh
 Trả chứng từ căn cứ giải ngân (01 bộ bản gốc) cho khách hàng
 Chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ phận QTTD để thực hiện bƣớc tiếp theo
 Trình duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh
Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ căn cứ giải
ngân/phát hành bảo lãnh, hạn mức tín dụng, sau đó lập Tờ trình giải ngân/phát hành bảo
lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Phê duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh
Căn cứ vào Đề xuất giải ngân của Bộ phận QHKH, Bộ phận QTTD và hồ sơ giải
ngân, cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân xem xét ra quyết định:
 Duyệt đồng ý giải ngân/phát hành thƣ bảo lãnh và ký trên Bảng kê rút vốn/Hợp
đồng tín dụng cụ thể/Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh
 Yêu cầu Bộ phận QTTD cùng Bộ phận QHKH hoàn thiện lại hồ sơ giải ngân
 Nếu từ chối giải ngân/phát hành bảo lãnh và ghi rõ lý do từ chối
 Thực hiện giải ngân và lƣu giữ hồ sơ
Hồ sơ giải ngân đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt đƣợc chuyển lại cho Bộ phận
QTTD.Bộ phận QTTD tiến hành:
 Chuyển cho Bộ phận DVKH bảng kê rút vốn vay/Hợp đồng tín dụng cụ thể (01
bản gốc), các chứng từ rút tiền vay của KH nhƣ Uỷ nhiệm chi và/hoặc giấy lĩnh tiền
mặt,… để thực hiện thanh toán cho KH, hạch toán kế toán
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 15
 Chuyển cho Bộ phận QHKH để chuyển trả cho KH: Hợp đồng tín dụng ngắn hạn
cụ thể,Bảng kê rút vốn (01 bản gốc), Giấy đề nghị cấp bảo lãnh theo hợp đồng cấp bảo
lãnh hạn mức (01 bản gốc), Thƣ bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh (01 bản gốc)

 Bộ phận QTTD nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS và lƣu giữ hồ sơ
3.1.2.6. Giám sát và kiểm soát
 Bộ phận QTTD
 Hàng tháng lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, các khoản vay điều
chỉnh lãi suất, ngày hết hạn của chứng thƣ bảo hiểm tài sản, danh sách Bảo lãnh đến hạn,
phí đến hạn thanh toán nhƣng chƣa thu để gửi Bộ phận QHKH đôn đốc KH trả nợ gốc và
lãi đúng hạn.
 Theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay của các KH, qua đó cảnh báo
dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận QHKH, lập thông báo yêu cầu Bộ phận QHKH kiểm tra, rà
soát khoản vay theo quy định
 Thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Bộ
phận QHKH, gửi kết quả sang Bộ phận QLRR để rà soát
 Quản lý, lƣu trữ các hồ sơ tín dụng theo quy định, thực hiện chức năng thông
tin, báo cáo thống kê
 Bộ phận QHKH
Theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay đã đƣợc giải ngân, nghĩa vụ
của KH đối với BIDV và thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Kiểm tra mục đích sử dụng vay vốn, tình hình thực hiện các cam kết, thực
trạng tài sản bảo lãnh. Rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tƣ, hiệu quả
của viêc cấp tín dụng cho KH. Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ QHKH phải lập biên
bản kiểm tra. Lập báo cáo kiểm tra đối với KH sử dụng vốn sai mục đích, không thực
hiện dung cam kết, phƣơng án SXKD của KH không hiệu quả và trình báo cáo cho cấp
có thẩm quyền. Bản chính biên bản kiểm tra và Báo cáo kiểm tra sẽ chuyển cho Bộ phận
QTTD để lƣu HSTD
 Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV
 Đánh giá lại giá trị TSĐB
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 16
 Thƣờng xuyên theo dõi, phân tích các biến động về hoạt động SXKD, tình hình
tài chính, tài sản, TSĐB của KH. Khi có dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay của KH chuyển

sang trạng thái nợ xấu, cán bộ QHKH báo cáo các dấu hiệu rủi ro kèm theo đề xuất
phòng ngừa cho Lãnh đạo Phòng QHKH thông qua và báo cáo tiếp lên cấp trên để xin ý
kiến chỉ đạo.
 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt
 Đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi, phí đến khi hoàn tất hợp đồng
 Bộ phận QLRR
 Phối hợp với Bộ phận QHKH và QTTD trong việc phát hiện kịp thời các dấu
hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý, trình lãnh đạo các phƣơng án thu hồi nợ xấu và
phƣơng án xử lý các khoản nợ xấu.
 Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập Dự phòng rủi ro; tổng hợp kết
quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Bộ phận Kế toán, giám sát việc thực
hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý danh mục
các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã đƣợc bán nợ, khoanh nợ.
3.1.2.7. Điều chỉnh tín dụng
 Căn cứ điều chỉnh
Khi KH đề nghị điều chỉnh tín dụng, Bộ phận QHKH đề xuất điều chỉnh tín dụng
trên cơ sở thông tin nắm bắt đƣợc trong quá trình theo dõi, kiểm tra, rà soát đánh giá hoặc
các thông tin từ Bộ phận QLRR, QTTD.
 Nội dung điều chỉnh
 Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh
 Gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, thời gian hiệu lực của Thƣ bảo lãnh
 Điều chỉnh điều kiện tín dụng, biện pháp bảo đảm TSĐB
 Nguyên tắc và trình tự thực hiện
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng sẽ là cấp có thẩm quyền phê duyệt điều
chỉnh tín dụng.Việc điều chỉnh phải đƣợc thực hiện tuần tự theo đúng trình tự thủ tục nhƣ
đối với một khoản tín dụng mới.
Trƣờng Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thƣơng mại
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 17
3.1.2.8. Thu nợ, lãi, phí
 Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí

Bộ phận QHKH thông báo và đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi, phí đúng hạn.Trong quá
trình theo dõi, Bộ phận QHKH biết trƣớc KH không có khả năng trả nợ đúng hạn thì áp
dụng biện pháp sau:
 KH có khả năng trả nợ trong thời gian gia hạn: Khi KH đề nghị cơ cấu lại nợ,
Bộ phận QHKH có thể xem xét đề xuất điều chỉnh tín dụng
 KH không có khả năng trả nợ ngay cả khi đƣợc gia hạn: Bộ phận QHKH thông
báo cho Bộ phận QTTD thực hiện chuyển nợ quá hạn và phối hợp thực hiện các bƣớc xử
lý thu hồi nợ quá hạn
 Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí
 Thu nợ gốc, lãi tự động
Ngay sau khi giải ngân, Cán bộ QTTD cài đặt thu nợ gốc, lãi tự động trên máy.
Định kì hàng tháng, Bộ phận DVKH thực hiện in các chứng từ thu gốc, lãi tự động để
chuyển cho KH cùng với sổ phụ.
 Thu nợ gốc, lãi, phí thủ công
 KH trả nợ đúng hạn: Bộ phận QTTD lập chỉ thị thu nợ gửi Bộ phận DVKH
để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí đến hạn và thực hiện kiểm tra, đối chiếu số dƣ sau khi
thu nợ gốc, lãi, phí
 KH trả nợ trƣớc hạn hoặc chỉ có khả năng trả một phần:
 Bộ phận QHKH thực hiện: Tính phí trả nợ trƣớc hạn trong trƣờng hợp
KH trả nợ trƣớc hạn; đề xuất điều chỉnh tín dụng theo quy định trong trƣờng hợp KH chỉ
có khả năng trả một phần nợ gốc, lãi, phí đến hạn và có đủ điều kiện cơ cấu nợ; lập Giấy
đề nghị thu nợ chuyển cho Bộ phận QTTD
 Bộ phận QTTD thực hiện: Kiểm tra đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phí trả
nợ trƣớc hạn rồi chuyển 01 bản gốc Giấy đề nghị thu nợ cho Bộ phận DVKH thực hiện
thu nợ, kiểm tra đối chiếu số dƣ sau khi thu nợ gốc, lãi, phí

×