Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kns cho học sinh lớp 3a trường th thị trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.67 KB, 25 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ở trường tiểu học, ngoài hoạt động giảng dạy và học
tập, giáo dục kĩ năng sống cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong q trình
giáo dục trẻ em. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện
thể chất nâng cao hiểu biết và đặc biệt nó là một mặt hoat động khơng thể thiếu
trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi ngời, khả năng ứng xử phù hợp với những ngời khác và với xà hội, khả
năng ứng phó tích cực trớc các tình huống của cuộc sống. [Có
thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con ngời biến
kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành
mạnh. Ngời có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trớc
những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề
một cách tích cực và phù hợp; họ thờng thành công hơn trong
cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính
mình. Ngợc lại ngời thiếu kỹ năng sống thờng bị vấp váp, dễ bị
thất bại trong cuộc sống] (GDKNS trong các môn học ở Tiểu học - Tài
liệu dành cho giáo viên lớp 3).
Nhưng thực trạng hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các
trường tiểu học cịn hạn chế, chưa có nét chuyển biến rõ rệt, vì tư tưởng của phụ
huynh và giáo viên chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức văn hóa, việc dạy và
rèn kĩ năng sống cho các em còn mang tính hình thức cho có. Giáo dục kĩ năng
sống chưa được quan tâm đúng mức nên đa phần học sinh ở các cấp học phổ
thông và cả những học sinh tốt nghiệp các trường đại học kĩ năng sống còn hạn
chế, nhiều em hành xử những việc cơ bản nhất cũng khơng biết, một số học sinh
cịn có tính ích kỉ khơng đồn kết với bạn, nhiều em nói tự do với thái độ cử chỉ
chưa lễ phép với người lớn…, chính vì thế trong những năm gần đây vấn đề bạo
lực học đường có nguy cơ gia tăng, học sinh vi phạm pháp luật xuất hiện ở rất
nhiều lứa tuổi, điều này là nỗi lo của phụ huynh, thầy cô và cả xã hội.
Học sinh tiểu học, nhất là các em ở các lớp đầu cấp rất hiếu động, hay bắt
chước, dễ bị lôi cuốn với các diễn biến của mơi trường xung quanh khi các em


nhìn thấy. Vì vậy, đối với lứa tuổi này, giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức
quan tâm, gẫn gũi với các em, phát hiện những biểu hiện lệch lạc, chia sẻ kịp
thời những vướng mắc của các em, dạy cho các em biết phân biệt cái đúng, cái
sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn
mực đạo đức và thói quen đạo đức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của các em, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em. Giáo dục kĩ
năng sống cho các em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo
viên, phụ huynh và các tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường, địa phương.
Giáo dục kĩ năng sống là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết với các em
học sinh. Chính sự cần thiết ấy, tơi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3A trường Tiểu học
Thị Trấn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1

skkn


- Giúp học sinh có hành vi thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp
hành pháp luật, …
- Giúp học sinh có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự
chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết các vấn đề.
- Trang bị cho học sinh các kĩ năng cơ bản: Học để biết, Học để làm, Học
để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học .
- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3A,
trường Tiểu học thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát tình hình thực tế việc rèn luyện kĩ năng sống tại nhà trường.
- Dự giờ đồng nghiệp.
*Phương pháp thực nghiệm:
- Vận dụng những kinh nghiệm dạy tại lớp.
- Rút kinh nghiệm tại trường.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1:Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là q trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch
nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái
đơ, giúp cá nhân có ý thức bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện cơng
việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức cuộc sông hàng ngày. KNS
được hình thành nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mơi trường sống và giáo
dục.
2.1.2: Vai trị của giáo dục kỹ năng sống:
Trẻ em như một tờ giấy trắng, những gì được vẽ bên trong tờ giấy trắng
đó sẽ tồn tại với trẻ đến suốt đời. Chúng ta vẽ thái độ, trẻ sẽ được thái độ.
Chúng ta vẽ nhân cách, trẻ sẽ hình thành nhân cách. Tiểu học là khoảng thời
gian tốt nhất để vẽ nên con người của trẻ, bởi đó là lứa tuổi trẻ mê khám phá và
dễ tiếp thu nhất trong đời. Rèn kỹ năng sống ở bậc tiểu học khơng chỉ giúp trẻ
hình thành nên những hành vi tích cực và khả năng nghi với mọi hoàn cảnh cuộc
sống, tạo nên bản lĩnh của người thành cơng sau này, mà cịn giúp trẻ tự tin hơn
để khám phá và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vn.
Vậy, làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh?
[Giỏo dc KNS l giỏo dc cỏch sống tích cực trong xã hội hiện đại, là

xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu
cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng
thích hợp. Giáo dục KNS là một q trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và
biện pháp cụ thể, là một quá trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi nhiều lực lượng
tham gia, trong đó nhà giáo dục đóng vai trị cố vấn, nhà tổ chức, hướng dẫn,
2

skkn


khuyến khích và động viên người học] (Giáo dục KNS trong các môn học ở
Tiểu học – Tài liệu dành cho giáo viên lớp 3) và để thực hiện tốt Quyết định số
2994/QĐ-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo
dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học,
dựa trên cơ sở những định hướng nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong
các môn học cho các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông, trong nhiều
năm gần đây tôi cũng rất quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho học sinh
thông qua lồng ghép vào các môn học và các tài liệu về giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh Tiểu học song hiệu quả chưa đạt như mong muốn.
2.1.3.Yêu cầu của việc rèn kĩ năng sống đối với học sinh lớp 3
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt kết qủa tốt thì giáo viên phải
nghiên cứu, xây dựng đặt ra các yêu cụ thể phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.
Từ đó, qua cơng việc giảng dạy cũng như các hoạt động hàng ngày giáo viên
phải theo dõi để phân định các nhóm kĩ năng cịn hạn chế. Trên cơ sở đó phân
định đúng các nhóm cần được bổ sung để giáo dục học sinh đạt đúng yêu cầu đề
ra.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao
tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình,
biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một
cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại

trường.
Kĩ năng sống được chia thành hai nhóm dưới đây:
Nhóm 1: Kỹ Năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
- Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn
bè thầy cô giáo.
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi cơng cộng.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo
đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế,
nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, khơng có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu
mình với người khác, thậm chí có nhiều em cịn khơng dám nói hoặc khơng biết
nói lời xin lỗi khi các em làm sai.
- Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kĩ năng quan
trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta khơng rèn luyện
thường ngày.
Nhóm 2: Kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
- Các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, kĩ năng quan sát, kĩ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm.
- Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
- kĩ năng kiểm sốt tình cảm – kĩ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá
nhân có hại cho bản thân và người khác.
- Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.
Dựa vào tâm lí lứa tuổi, đối với học sinh lớp 3, kĩ năng sống cần rèn luyện
đó là:
Kĩ năng tự phục vụ.
Kĩ năng giao tiếp.
Kĩ phòng tránh tai nạn thương tích.
3

skkn



Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
Kĩ năng quản lí thời gian.
Kĩ năng hợp tác. [ 4]
2.2.Thực trạng của việc rèn kĩ năng sống trong trường tiểu học
Thị Trấn Nga Sơn.
2.2.1: Công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện:
Trong những năm gần đây, thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp
ngành về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Ban giám hiệu trường tiểu
học Thị trấn Nga Sơn đã rất chú trọng, quan tâm sâu sát đối với việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh bằng cách tổ chức học chuyên đề lồng ghép kỹ năng
sống vào các môn học và tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hàng
tháng ban giám hiệu nhà trường kiểm tra kế hoạch của giáo viên tổng phụ trách
đội xây dựng , nhưng vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ giáo viên chưa nắm vững
tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi vì:
- Giáo viên chưa nắm hết bản chất, nội dung, vai trò của giáo dục kĩ năng
sống đối với học sinh tiểu học. Giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh, hiểu một cách đơn giản: dạy kĩ năng sống là liên hệ, là tuyên
truyền giáo dục lồng ghép trong các bài học ở các mơn học nếu có liên quan.
- Trong kế hoạch bài dạy của giáo viên đã có lồng phần nội dung giáo dục
kĩ năng sống, nhưng sơ sài, qua loa, chiếu lệ.
- Mỗi giáo viên đều có kế hoạch hoạt động NGLL theo năm, tháng và
theo chủ đề. Hàng tháng có tổ chức cho học sinh hoạt động tuy nhiên còn giáo
viên còn ngại đầu tư nên kết quả chưa cao.Việc tổ chức cho học sinh tham gia
sân chơi đầu tuần phó mặc cho Đội và học sinh tự tìm hiểu.
2.2.2.Về phía học sinh:
Học sinh lớp 3A trường tiểu học Thị Trấn đa phần là học sinh xã ngồi và
có học sinh ăn bán trú, con của các gia đình có điều kiện khá giả, bố mẹ đều là
cán bộ công chức nhà nước hoặc là những người đang làm kinh doanh nên cuộc
sống vật chất của các em rất đầy đủ, mỗi gia đình chỉ có một đến hai con nên các

em được ơng bà, bố mẹ cưng chiều, chăm sóc từng li từng tí, các em cần gì đều
được ơng bà, bố mẹ đáp ứng đầy đủ, do điều kiện công việc nhiều nên thời gian
mà bố mẹ gần gũi để chia sẻ những vướng mắc trong sinh hoạt hàng ngày của
các em còn ít, bố mẹ chỉ quan tâm đến việc văn hóa của con em mình, các mặt
giáo dục khác đều phó mặc cho giáo viên và nhà trường. Chính vì vậy, học sinh
lớp tôi rất tự tin về kiến thức văn hóa, cịn trong sinh hoạt hàng ngày nhiều em
thiếu nhiều kỹ năng sống như:
Kĩ năng giao tiếp: khơng có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với
người khác, thậm chí có nhiều em cịn khơng dám nói hoặc khơng biết nói lời
xin lỗi khi các em làm sai, cịn chơi một số trò chơi nguy hiểm trong nhà trường,
Một số học sinh gặp thầy cô giáo khác trong và ngồi nhà trường khơng chào
hỏi.
Kĩ năng hợp tác: Một bộ phận học sinh các kĩ năng nghe nói, đọc, viết,
chia sẻ trong nhóm, nói trược đám đơng cịn hạn chế.
Kĩ năng ra quyết định: Một bộ phận học sinh còn có biểu hiện, việc làm khơng
lành mạnh với bạn trong trường: ăn cắp vặt, chia bè, gán ghép đơi, nói tục, ăn
quà…
4

skkn


Kĩ năng tự phục vụ: nhiều em chưa biết soạn sách vở theo thời khóa biểu,
khơng biết cầm chổi qt lớp, không biết nhổ cỏ, dọn vệ sinh lớp học, sân
trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một số em chưa cao…
2.2.3 Kết quả khảo sát kĩ năng sống của học sinh:
Với những thực trạng trên, sau một tháng theo dõi học sinh, tôi đã phân
nhóm, đánh giá về thực hiện kĩ năng sống của lớp 3A do tôi chủ nhiệm (tại thời
điểm tháng 10 đầu năm học 2020 - 2021) như sau:


số
35

Kĩ năng giao tiếp –
Hòa nhập cuộc sống
Tốt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
6 17,2 17 48,5 12 34,3

Kĩ năng học tập,
lao động, vui chơi
Tốt
Đạt
Chưa đạt
SL %
SL
%
SL
%
9 25,7 10 28,5 16 45,8

Như vậy, qua bảng số liệu trên việc quan tâm đến công tác giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện là việc làm rất

thiết. Mà việc hình thành cho học sinh kĩ năng sống là nhiệm vụ của gia đình,
nhà trường và xã hội. Đối với học sinh tiểu học, vai trò của nhà trường trong
việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng quan trọng. Một trong những
nguyên nhân dân đến hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong các nhà trường chưa cao là do giáo viên chủ nhiệm lớp.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vai trò
của người giáo viên chủ nhiệm là quyết định. Chính vì vậy tơi đã tìm tịi, nghiên
cứu, vận dụng một số biện pháp “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3” .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
[Việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường được thực hiện thông qua
dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là
lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục;
mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm
KNS. Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các
môn học và hoạt động giáo dục; mà ngược lại, còn làm cho giờ học và hoạt động
giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh. Vì
vậy, người giáo viên cần phải nắm được nội dung giáo dục KNS cho học sinh
trong nhà trường] (Giáo dục KNS – Tài liệu dành cho giáo viên lớp 3, trang 27.)
Giải pháp 1. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học.
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện
kế hoạch hoạt động theo chỉ đạo của nhà trường, tôi đặc biệt quan tâm đến việc
dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học trong
trường. Đây là việc làm mà không phải giáo viên nào cũng quan tâm. Giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các môn học được đưa vào mục tiêu
cụ thể từng môn học, bài học mà tập trung nhiều nhất là môn Tiếng Việt, môn
Đạo đức và môn Tự nhiên và Xã hội. Bản thân tôi đã chú ý từ khâu soạn bài, tôi
đã nghiên cứu kĩ nội dung từng bài học và chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống
phù hợp để đưa vào từng hoạt động trong bài dạy.
a) Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua mơn Tốn:

5

skkn


Dạy theo hướng trải nghiệm , khám phá và phát hiện rèn kĩ năng sống . Có
thể thấy rằng trong thực tế cuộc sống, những em học giỏi Toán thường khi lớn
lên và trưởng thành, họ luôn là những người nhạy bén, linh hoạt và thành cơng.
Mơn Tốn rèn cho HS rất nhiều kĩ năng trong đó kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư
duy, tưởng tượng...
Vì vậy, với thời lượng 5 tiết/ tuần, việc tích hợp để rèn kĩ năng sống cho các
em là vô cùng cần thiết. Muốn vậy địi hỏi mỗi giáo viên thơng qua hoạt động
học tập phải kích thích, lơi cuốn cho học sinh trải nghiệm, khám phá.
Cho nên mỗi tiết học tôi thường giúp HS tự phát hiện, phân tích và vận dụng
kiến thức theo 5 bước:
1. Gợi động cơ, tạo hứng thú.
2.Trải nghiệm.
3. Phân tích, khám phá, rút ra bài học.
4.Tổ chức cho học sinh thực hành
5.Vận dụng
Ví dụ 1: 1, Tính nhẩm:
55000 - 50000 = 5000
55000 – 25000 = 30000
55000 - 5000 = 50000
55000 - 2000 = 53000
2, Tính hợp lí nhất:
a, 234 + 187 + 166 + 213
b, 1500 + 345 – 500 -245
= ( 234 + 166) + ( 187 + 213)
= ( 1500- 500) + ( 325 – 245)

= 400 + 400
= 1000 + 100
= 800
= 1100
3, Tính nhanh:
a, 23 x 6 + 23 x 4=
b, 12 x 3 + 12 x 6 + 12=
= 23 x ( 6 + 4)
= 12 x ( 3+ 6 + 1)
= 23 x 10
= 12 x 10
= 230
= 120
c, 12 x 4 + 12 x 3 + 36=
= 12 x4 + 12 x3 + 12 x3
= 12 x ( 4 + 3 +3 )
= 12 x 10
= 120
Ví dụ 2: Bác Hai đi chợ mua 2 kg gạo hết 20000đ, mua 3 bó rau hết 6000
đồng. Hỏi mẹ mua 4kg gạo và 1 bó rau thì trả bao nhiêu tiền?
Học sinh có thể giải bài toán bằng cách rút về đơn vị song có em có khả
năng tính nhanh thì sẽ nhận thấy mẹ mua gạo gấp đôi của bác Hai nên trả bằng
20000 x 2 = 40000 đồng, mua 1 bó rau bằng 2000 đồng. Vậy mẹ phải trả là
42000 đồng.
Như vậy thơng qua các bài tốn thực tế hàng ngày các em biết vận dụng các
kĩ năng tính tốn linh hoạt hơn, thực tế và gần gũi với các em hơn.
b) Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt:
6

skkn



Môn học này giúp học sinh nâng cao vốn ngôn ngữ khi nói và viết, ngồi ra
thơng qua mơn học giúp học sinh có kĩ năng thuyết trình một vấn đề trước mọi
người, có những lập luận chặt chẽ thuyết phục hoặc những câu chuyện, những
bài tập đọc có ý nghĩa nhân văn giúp các em thấy cuộc sống đáng yêu, đáng
được trân trọng và nhân ái, bao dung hơn.
[Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp học
sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các KNS cần thiết, phù hợp
với lứa tuổi, giúp các en nhận thức được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống,
biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng
vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người
thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động
trong mọi điều kiện, hồn cảnh] (TL GDKNS trong các môn học ở tiểu học –
Dành cho GV lớp 3)
Mỗi phân môn trong môn Tiếng Việt đều tích hợp nội dung giáo dục kĩ
năng sống nhất định cho học sinh. Trong chương trình mơn Tiếng Việt có nhiều
bài thể hiện rất rõ kĩ năng sống như: Viết thư; giới thiệu về tổ học tập; báo cáo
về các hoạt động tháng của tổ, viết quảng cáo…. Dạy những bài có nội dung
như thế này, tơi đã dẫn dắt các em trải nghiệm cuộc sống một cách tự nhiên, nhẹ
nhàng, tôi luôn để học sinh thoải mái thể hiện suy nghĩ. Có thể có câu trả lời
chưa đúng, tơi không cho dừng ngay câu trả lời và cũng không tỏ thái độ phê
bình mà cho học sinh nhận xét và trả lời giúp bạn, giáo viên là người uốn nắn
sửa sai về từ, câu, để học sinh hiểu vấn đề, sau đó cho học sinh nói lại theo cách
hiểu của mình.
Như vậy, mơn Tiếng Việt rèn cho học sinh các kĩ năng: Tự nhận thức về
bản thân, lắng nghe tích cực, kiên định, đặt mục tiêu, giao tiếp cởi mở, tự tin,
biết lắng nghe tích cực, thể hiện sự thơng cảm…
Ví dụ 1: Bài tập đọc tuần 7: Tập đọc – Kể chuyện: Trận bóng dưới
lịng đường.

* Các kĩ năng cần được giáo dục học sinh là:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Thực hiện nếp sống văn minh, tôn trọng
luật lệ giao thông.
Kĩ năng ra quyết định : - Tôn trọng luật lệ giao thông để đảm bảo tính
mạng cho mình và cho người khác.
* Phương pháp tiến hành:
- Sau khi cho học sinh trả lời câu hỏi :
Vì sao trận đấu phải dừng lại lần 1?
Vì sao trận đấu dừng hẳn?
-Tôi cho học sinh nhận xét về việc làm của các bạn.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4, đóng vai:
- Cuối cùng cho học sinh ra quyết đinh: Nếu em là một trong các bạn chơi
trận bóng đó em sẽ làm gì? Em nói gì với các bạn?.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét bình chọn nhóm đóng vai tốt.
* Sau bài học, học sinh thấy việc cần thiết phải tôn trọng luật lệ giao
thông hằng ngày thể hiện nếp sông văn minh đồng thời tuyên truyền lan tỏa
những việc làm, hành động đẹp trong thực hiện an tồn giao thơng.
c) Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức:
7

skkn


Nội dung môn đạo đức chứa nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống
như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng bày tỏ ý kiến, kĩ năng tự phục vụ và quản lí thời
gian….Vì vậy, bất cứ nội dung bài đạo đức nào cũng hàm chứa những hành vi
đạo đức giáo dục hướng tới hành vi chuẩn mực, thói quen của học sinh.
Khi dạy môn đạo đức, tôi vận dụng các phương pháp đặc trưng của bộ
môn như bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý, phương pháp sắm vai xử lí
tình huống hoặc thảo luận nhóm… Tạo cơ hội cho học sinh tham gia thực hành,

trải nghiệm nhiều kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Qua bài học, các
em biết cư xử đúng đắn như biết u thương, quan tâm chăm sóc ơng bà; biết
đoàn kết với bạn bè trong nước và bạn bè Quốc tế; biết quan tâm, giúp đỡ hàng
xóm láng giềng; biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơng, phân biệt được những
việc nên làm, những việc không nên làm,chia sẻ vui buồn với bạn bè…
Qua môn Đạo đức còn rèn cho học sinh kĩ năng biết giữ lời hứa, đảm
nhận trách nhiệm về việc làm của mình, kỹ năng tự phục vụ bản thân không phụ
thuộc vào người lớn chủ động về thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ,
đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân, thông cảm với bạn bè, giao
tiếp hợp tác với mọi người,…
Ví dụ: Dạy bài 2: Giữ lời hứa.
* Các kĩ năng cơ bản cần được giáo dục là:
+ Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán đánh giá những thái độ, việc
làm không biết giữ lời hứa.)
+ Kĩ năng ra quyết dịnh phù hợp trong các tình huống thể hiện việc giữ lời hứa.
+ Lập kế hoạch tự biết giữ lời hứa trong cuộc sống.
* Phương pháp tiến hành:
- Tôi tổ chức cho HS thảo luận nhóm đơi ( nội dung bài tập 1)
- Sau đó, cho đại diện một số nhóm lên xử lí tình huống.
Qua bài tập này, rèn cho học sinh kĩ năng việc giữ lời hứa sẽ làm cho mọi
người tôn trọng và tin tưởng vào bản thân em.
Hoạt động cuối của tiết một, học sinh liên hệ thực tế và tự đánh giá được
những công việc mà bản thân đã làm được và những việc chưa làm được. (Rèn
kĩ năng tư duy phê phán).
Đến tiết 2, học sinh biết lập kế hoạch mình sẽ giữ lới hứa với mọi người
và trong từng hoàn cảnh phù hợp trong trường hợp những việc làm sai trái thì
phải biết dừng lại, khuyên can hoặc thậm chí kiên quyết khơng giữ lời hứa. Tôi
cho lớp nhận xét, tuyên dương những học sinh đã biết giữ lời hứa, đồng thời
cũng khuyến khích động viên những học sinh chưa biết giữ lời hứa. Từ đó, giúp
cho học sinh biết giữ lời hứa trong học tập với cô giáo, giữ lời hứa với bạn bè,

người thân và mọi người xung quanh…
d.Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Tự nhiên và Xã
hội:
[Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giúp học sinh nắm được một số kiến hức
cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về số sự vật, hiện tượng trong TN –
XH. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về TN – XH, việc giáo dục kỹ
năng sống qua mơn TN – XH sẽ góp phần khơng chỉ khắc sâu thêm kiến thức
của mơn học mà cịn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết
giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.]
(GDKNS trong các môn học ở Tiểu học – TL dành cho GV lớp 3)
8

skkn


Khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên phải chuẩn bị công phu những
đồ dùng như tranh ảnh, vật thật. Để tiết dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần lựa chọn
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa học sinh. Giúp các em phát huy
tính chủ động độc lập sáng tạo gắn với đời sống xung quanh của trẻ. Việc sưu
tầm được tài liệu, đồ dùng, thiết bị dạy học phong phú, đồng thời ứng dụng công
nghệ thông tin hiệu quả, tạo cơ hội cho các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh
kiến thức. Giáo viên tạo điều kiện cho các em tham gia thực hành, tạo cơ hội
cho các em được trải nghiệm, được trình bày trước các bạn trong nhóm hay
trước lớp….Đây là cơ hội tốt nhất cho các em rèn kĩ năng sống.
Môn Tự nhiên và Xã hội rèn cho học sinh các kĩ năng sống chủ yếu: kĩ
năng tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân, ứng xử phù hợp liên
quan đến sức khỏa của bản thân, kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ, phát triển kĩ
năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập, kĩ năng kiên định và từ chối, kĩ
năng tư duy phê phán….…
Ví dụ: Dạy bài: Vệ sinh thần kinh

* Các kĩ năng cần được giáo dục là:
- Tìm kiếm và xử lí thơng tin.
- Kĩ năng kiên định thực hiện đúng các trạng thái tâm lí thoải mái vui vẻ.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: biết thực hiện giờ giấc đảm bảo, không chơi
điện thoại, điện tử quá nhiều; biết nói khơng với các chất kích thích
* Đồ dùng: Tranh minh họa sách giáo khoa, máy tính, đèn chiếu.
* Phương pháp tiến hành:
- Hoạt động 1: Giáo viên chia nhóm, học sinh thảo luận 4: Quan sát tranh
và nêu hoạt động nào có lợi, hoạt động nào có hại cho cơ quan thần kinh.
- Đại diện nhóm lên chỉ trên màn chiếu và phân tích các ở mỗi hình.
- Hoạt động 2: Cho học sinh tìm hiểu những gì trong hình đưa vào cơ thể
có lợi hay có hại.
- Hoạt động 3: Tổ chức trị chơi đóng vai: Có bạn hay người lạ mời bạn
các chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, bia, ma túy.
Qua bài học rèn cho học sinh kĩ năng kiên định thực hiện nói khơng với
chất gây nghiện, biết tham gia những hoạt động có lợi cho cơ quan thần kinh.
Hoặc Dạy bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
* Các kĩ năng cần được giáo dục học sinh là:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin. Biết phân tích, phán đốn hậu quả
của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân và người khác
trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
* Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
* Phương pháp tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 để chỉ ra các trò chơi dễ gây
nguy hiểm cho bản thân và cho người xung quanh.
- Cho HS nêu các trò chơi các em thường chơi ở trường học và nêu những
trò chơi có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho bạn.
- Giáo viên đưa ra tình huống: Bạn bảo em trèo lên mái nhà xe lấy quả
bóng, em sẽ làm gì lúc đó?

- Học sinh thảo luận nhóm bốn đưa ra các cách xử lí tình huống.
9

skkn


- Đại diện một số nhóm lên đóng vai, nhóm khác theo dõi và đặt mình vào
nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn
cách ứng xử có hiệu quả trong việc khơng chơi các trị chơi nguy hiểm.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh có cách lựa chọn đúng.
* Qua bài học, học sinh đã tự ra quyết định khơng tham gia các trị chơi
nguy hiểm đối với bản thân và người khác, ln có ý thức phịng trách các trò
chơi nguy hiểm ở cứ nơi nào.

Trò chơi: Tiếp sức trong giờ học Tự nhiên và xã hội
Giải pháp 2. Làm tốt công tác bồi dưỡng, tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức về vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho bản thân, phụ
huynh của lớp phụ trách.
Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, trước hết bản thân
giáo viên phải hiểu và nắm vững vai trò của giáo dục kĩ năng sống với học sinh
tiểu học. Vì vậy, khi nhà trường triển khai các đợt tập huấn, bản thân tơi tích cực
tham gia học tập với thái độ nghiêm túc, bên cạnh đó tơi đã khơng ngừng tự tìm
tịi nghiên cứu tài liệu, dự giờ để học hỏi các đồng nghiệp về giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh và tự bồi dưỡng nhận thức của mình về giáo dục kĩ năng sống
đối với học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng, Chính vì sự tự học, tự bồi
dưỡng như vậy, bản thân tơi tự nhận thấy rằng đói với việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh không phải tự một mình làm được mà phải có phối hợp với
phụ huynh học sinh lớp phụ trách. Vì vậy, tơi đã tun truyền về tầm quan trọng
của việc giáo dục kĩ năng sống giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao được nhận
thức để cùng phối hợp với giáo viên giáo dục các em đạt kết quả tốt nhất.

- Đầu năm học, tôi học tập nghiên cứu chuyên đề rèn kĩ năng sống cho
học sinh Tiểu học, do Bộ Giáo dục- Đào tạo phát động; qua đó giúp tôi hiểu
được rằng chương trình học chính khố thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các
kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế học sinh sẽ học tốt nhất khi có
được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận
thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi học sinh tiếp thu được những kĩ năng giao
tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì các em sẽ nhanh
chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.
10

skkn


- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học của lớp, tôi đã triển khai cách
đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22 để phụ huynh cùng kết hợp theo dõi
đánh giá.
- Trước khi hội nghị phụ huynh đầu năm, tơi đã tìm hiểu, sưu tầm tài liệu
để trao đổi cùng với phụ huynh.
Ví dụ: Trao đổi cùng với phụ huynh một số kĩ năng sống cơ bản của con
em mình như:
+ Kĩ năng giao tiếp: Cần giúp các em về cách chào hỏi, nói lời cảm ơn,
xin lỗi, biết quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với mọi người…
+ Kĩ năng tự nhận thức: Giúp cho các em đang ở lứa tuổi lớp 2 thì nhận
thức việc học tập ở lớp, ở nhà như thế nào? Khi vui chơi nên chơi những trị chơ
có lợi, tránh những trị chơi nguy hiểm…
+ Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Giúp các em biêt một số
tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Biết cách ứng phó khi gặp tình huống
căng thẳng…
- Hàng ngày ở trên lớp, tơi đã tạo ra các nhóm học tập theo từng đối tượng
để học sinh được đánh giá lẫn nhau. Giáo viên tập trung đánh giá sự tiến bộ của

học sinh, coi trọng sự động viên khuyến khích học sinh để giúp học sinh tích cực
và vượt khó trong học tập, rèn luyện, giúp học sinh phát huy tất cả những khả
năng đảm bảo công bằng, kịp thời và khách quan theo đúng thơng tư 22..

Học sinh học tập theo nhóm.
- Bản thân tôi tự nhận thấy, khi đi sâu nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh thì cần phải kiên trì, tâm huyết, dành nhiều thời gian cho cơng việc
thì mới có kết quả như mong muốn. Vì, giáo dục kĩ năng sống đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng đối với việc hình thành phát triển con người tồn diện.
+ Nâng cao nhận thức cho phụ huynh để phụ huynh thấy được tầm quan
trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chính sự thay đổi về nhận
thức mà các bậc phụ huynh đã đồng tình ủng hộ, thay đổi về phương pháp giáo
dục con cái, quan tâm đến hướng dẫn tập thói quen cho con.
+ Học sinh chuyển biến rõ rệt về nề nếp, vệ sinh cá nhân, ý thức chấp
hành, lễ phép chào hỏi, vui chơi an toàn, thân thiện tự tin, tất cả học sinh lớp tôi
chủ nhiệm mạnh dạn tham gia học tập vui chơi…
Giải pháp 3. Tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp:
11

skkn


Hoạt động NGLL là một trong những nội dung giáo dục tồn diện học
sinh.Với mục đích là tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu các bộ
môn văn hóa bằng cách tổ chức ngồi giờ học.Từ đó giúp các em trang bị đầy đủ
khả năng để có thể hòa nhập xã hội. Trong hoạt động này giáo viên chủ nhiệm là
người trực tiếp chỉ đạo, cố vấn và giúp các em hoàn thành được các kĩ năng cơ
bản như: kĩ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kỹ năng
xây dựng quan hệ cá nhân….tạo cơ hội phát triển toàn diện nhân cách và các kĩ
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi.

Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp 3 gồm 9 chủ đề theo từng
tháng, đó là:
STT
Tháng
Chủ điểm
1
9
Mái trường thân yêu của em
2
10
Vòng tay bạn bè
3
11
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
4
12
Uống nước nhớ nguồn
5
1
Ngày Tết quê em
6
2
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
7
3
u q mẹ và cơ giáo
8
4
Hịa bình và hữu nghị
9

5
Bác Hồ kính yêu
Tùy vào từng chủ điểm và nội dung của chủ điểm do nhà trường và Đội
phát động để lựa chọn hình thức cho phù hợp tránh gây nhàm chán cho học sinh
a) Hoạt động văn hóa văn nghệ :
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong
sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều
thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, thi kể chuyện, rung chuông
vàng, sân chơi đầu tuần. Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ
năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. đây là hoạt động được các em học sinh
yêu thích và đặc biệt phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Sau những
giờ học căng thẳng, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ giúp các em tăng
thêm hiểu biết, sảng khối tinh thần.
Vì vậy, trong những dịp tổ chức chào mừng những ngày lễ lớn trong năm
học hoặc hoạt động ngoại khóa do đội tổ chức, tơi ln khuyến khích các em
tham gia và cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của phụ huynh nên các em tự nguyện
tham gia với số lượng nhiều và luyện tập rất nhiệt tình.

12

skkn


Học sinh múa hát trong buổi hoạt động ngoại khóa.
- Qua các dịp tham gia giao lưu các hoạt động văn nghệ kết quả của lớp
đạt kết quả cao so với khối, nhưng điều mà bản thân học sinh và phụ huynh đều
phấn khởi vui mừng hơn cính là các em được tham gia vào các hoạt động chung
của tập thể tạo cho các em thêm yêu quý cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Các em đều
mạnh dạn, tự tin hơn và tình cảm bạn bè gắn bó với nhau hơn .
b) Hoạt động vui chơi giải trí.

- Trong một số buổi đầu giờ học hoặc buổi ra chơi giữa giờ, tơi đã hướng
dẫn cho các em chơi trị chơi dân gian và cùng tham gia chơi với các em.
- Qua các trò chơi tạo cho các em biết làm việc theo đúng yêu cầu và thân
thiện với thầy cơ và bạn bè.

Cơ trị cùng tham gia trị chơi dân gian
c) Hoạt động lao động vệ sinh.
Đây là một loại hình đặc trưng của HĐNGLL. Thơng qua lao động cơng
ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngồi ra lao động cơng ích cịn
góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao
động lành mạnh. Lao động cơng ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống
như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp
trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật ra trong
nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia các hoạt động này.Có chăng chỉ là
ép buộc và hình thức. Nhưng đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em
thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hồn cảnh khắc
nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động.
Do đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã chia lớp thành các nhóm lao động.
Trong mọi hoạt động, giáo viên ln phải là người làm mẫu để các em bắt chước
và hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ lao động hiệu quả. Vào cuối một số
buổi, tơi hướng dẫn từng nhóm các công việc để học sinh biết lao động vệ sinh
lớp học sạch, đẹp, an toàn khi lao động.
13

skkn


- Hầu hết học sinh có ý thức ln giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ. Các em
đã biết tham gia các công việc vừa sức như quét lớp, nhặt lá, kê bàn ghế. Ở gia
đình, các em biết giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với khả năng của mình.


Học sinh làm vệ sinh trong và ngồi lớp học
Thông qua hoạt động này, giúp học sinh rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân
như soạn sách vở đầy đủ theo thời khóa biểu, biết giữ vệ sinh cá nhân, biết
trang phục đúng quy định…
d) Hoạt động xã hội, nhân đạo.
Bước đầu đưa HS vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu
biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó
mang một ý nghĩa vơ cùng to lớn.Thông qua hoạt động này, các em sẽ được bồi
dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Để học sinh hiểu được ý nghĩa
các hoạt động nhân đạo, trong một số buổi sinh hoạt lớp, tôi kể cho học sinh
nghe những hoạt động của “Hội người mù” Nga Sơn hoặc những câu chuyện về
người khuyết tật đã vươn lên trong cuộc sống và các sản phẩm do những người
khuyết tật làm ra. Vì vậy, mỗi lần phát động học sinh ủng hộ người khuyết tật
các em đều tham gia rất tích cực, có nhiều em đã tiết kiệm thêm vài buổi ăn sáng
để ủng hộ với mức cao hơn rất nhiều so với mức phát động.

14

skkn


Học sinh quyên góp ủng hộ “Trung tâm khuyết tật tình thương”
Thơng qua hoạt động này, bồi dưỡng thêm về nhân cách con người, các
em biết cảm thông, thương yêu chia sẻ với những người có hồn cảnh khó khăn.
Trong cuộc sống hàng ngày, các em biết giúp đỡ bạn trong lớp có hồn cảnh khó
khăn trong học tập như : bút, vở, đồ dùng học tập, đồ chơi…
Giải pháp 4. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và gia đình để
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là là giúp các em phát triển đồng đều

các lĩnh vực: thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẫm mĩ. Phát
huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tịi,
biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tình huống khác
nhau.
Cần giúp các em có được những mối liên kết mật thiết với những bạn
khác trong lớp, các em biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử,
biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm
học sinh khác nhau, giúp các em ln cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách
mới. Điều này liên quan tới việc các em có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không
đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận
một học sinh đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho học sinh sự tự tin, thoải mái
trong mọi trường hợp nhất. Vì vậy, vai trị của giáo viên chủ nhiệm trong việc
phối hợp với gia đình và giáo viên bộ môn để giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh cũng hết sức quan trọng.
a) Vai trò của các giáo viên bộ môn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
Thời gian học chính khóa, học sinh học 7 buổi/ tuần trong đó có 9 tiết của
giáo viên bộ mơn. Vì vậy, việc phối hợp với giáo viên bộ mơn và tổng phụ trách
đội để rèn kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết. Tôi thường xuyên trao đổi
với giáo viên bộ môn để nắm bắt được chất lượng học tập của từng học sinh,
đồng thời tôi cũng chia sẻ với giáo viên bộ môn về kĩ năng học tập, kĩ năng giao
tiếp…của từng nhóm học sinh trong lớp để giáo viên nắm bắt kịp thời và có kế
hoạch giúp đỡ và rèn luyện trong các giờ học tiếp theo. Cuối mỗi tuần, tôi gặp
gỡ và trao đổi với giáo viên bộ mơn để nắm bắt tình hình học tập và sự tiến bộ
15

skkn


của học sinh ở từng môn học và cùng giáo viên bộ mơn tìm biện pháp giáo dục
phù hợp với đối tượng học sinh còn hạn chế..

Qua dự giờ, thấy thấy được giáo viên bộ môn rất chú trọng rèn kỹ năng
sống cho học sinh như kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm sự
hỗ trợ…. Do vậy, việc vận dụng các kĩ năng sống vào sinh hoạt và học tập, học
sinh lớp tôi khá tự tin.

Hình ảnh giờ học Mỹ Thuật.
b) Vai trị của gia đình trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ:
Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trị và
tác động vơ cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là
nơi trẻ  được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng
giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Giáo dục con cái
trong gia đình khơng phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm
đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Nó được xác định
trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như trong Hiến pháp, Luật
Hơn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, …gắn với quan
hệ máu mủ ruột thịt và tình u thương sâu sắc của ơng bà, cha mẹ với con cái
nên giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa lớn
nhất. Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành
giáo dục trong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm
vụ khác nhau.
16

skkn


Chính vậy gia đình là một chỗ dựa đầu tiên và vững chắc để trẻ chia sẻ,
bày tỏ. Nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em. Một trong những kĩ năng đầu
tiên mà gia đình cùng với giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự
trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng
như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ ln

cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Vì vậy, để các em sau này trở
thành con người phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của đất nước thì
việc giáo dục kĩ năng sống cho các em ngay từ những năm đầu cấp học là vô
cùng quan trọng, cần thiết. Giáo dục kĩ năng sống cho các em phải cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, các bậc phụ huynh.
Bản thân giáo viên và các bậc phụ huynh phải luôn gần gũi, thân mật với
các em, chia sẻ kịp thời những vướng mắc cũng như phát hiện kịp thời những
biểu hiện lệch lạc của các em, giúp các em sửa chữa kịp thời, giáo viên và cha
mẹ phải là tấm gương cho các em noi theo.

Giáo viên kết hợp với phụ huynh tổ chức sinh nhật cho học sinh

Ban đại diện hội cha mẹ học sinh tổ
chức Tết Trung thu.
Đặc biệt, năm học 2020-2021 là một năm học do tình hình dịch bệnh
Covid-19 vẫn đang cịn tiếp diễn phức tập. Tơi đã lập nhóm Zalo của lớp để trao
đổi thông tin với các bậc phụ huynh về việc các em phịng chống dịch. Qua
nhóm Zalo tơi cùng với phụ huynh hướng dẫn cho các em kỹ năng tự phòng
chống dịch như rửa tay bằng xà phịng, ở nhà khơng ra đường khi không thật cần
thiết và khi ra đường phải đeo khẩu trang, tránh việc tụ tập đông người. Giúp
17

skkn


cho các em nâng cao ý thức tự quản lý bản thân, tự quản lý thời gian và kỹ năng
tự học ở nhà. Qua mùa dịch, các em lớn hơn, tự tin hơn trong việc tự bảo
vệ mình, và học tập được nâng cao rõ rệt.

Học sinh sát khuẩn tay trong mùa dịch COVID-19

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Từ những cố gắng học hỏi, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, tơi
cần từng bước một giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy,
thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp, tôi thấy các em đã biết và làm quen
được một số kỹ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công, công việc, lắng
nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến,
thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất. Các em biết làm việc trong tập thể. Các em
biết quét lớp, chăm sóc cây đơn giản và biết tránh những việc làm xấu như nói
khơng bánh kẹo khơng rõ nguồn gốc, các hình dán đẹp mắt được bán ở gần
trường học … dứt khốt với những lời dụ dỗ, lơi kéo vào những thói hư tật xấu.
Ở mơn đạo đức, qua các bài học giáo viên lồng ghép thêm giáo dục các em biết
chào hỏi lễ phép, kính trọng ơng bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, biết chia
sẻ yêu thương, giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè, và những người có cơng lao
to lớn.Bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày, biết xác định
các giá trị hành vi đạo đức. Ở môn tự nhiên xã hội, giáo dục các em yêu thiên
nhiên, gần gũi với thiên nhiên, động vật, thực vật để từ đó các em biết giá trị của
sống quan trọng như thế nào để từ đó các em cảm nhận được bảo vệ môi trường
là hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Trong sinh hoạt hằng ngày các em biết sử dụng đúng các quy tắc : ứng xử
giao tiếp với mọi người , biết thông cảm chia sẻ với mọi niềm vui, nỗi buốn với
mọi người xung quanh . Luôn luôn là một người mẫu mực, trung thực là niền tự
hào của cha mẹ.
2.4.1. Kết quả khảo sát kĩ năng sống của học sinh
18

skkn


Tôi đã theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện về các mặt kĩ năng sống của

lớp 3A tại thời điểm cuối tháng 4 năm 2021 như sau:

số
35

Kĩ năng giao tiếp –
Hòa nhập cuộc sống
Tốt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
19 54,2 16 45,8
0
0

Kĩ năng học tập,
lao động, vui chơi
Tốt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL %

21
60
14
40
0
0

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
lớp tơi đã có sự chuyển biến rõ nét so với đầu năm và đa số học sinh đều có khả
năng tự phục vụ, năng đợng, mạnh dạn, tự tin trong giao, được rèn luyện kĩ năng
tự lập; kĩ năng nhận thức, biết thương yêu bạn bè, biết giúp đỡ bạn cùng tiến …
thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống và được rèn kĩ năng tự kiểm
sốt bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng
khiếu vẽ, thể dục, …. Chính vì vậy, trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp, do
đội và nhà trường tổ chức lớp tôi luôn đạt giải nhất, của khối như làm bưu thiếp
chúc mừng nhân Ngày 20 – 10; thi nhảy bao bố vào dịp 26 – 3; thi múa hát sân
trường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam…
Các em được rèn luyện kĩ năng xã hội; kĩ năng về cảm xúc, giao tiếp;
chung sống thân thiện, tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng
như ở gia đình. Các em được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ
sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh theo mùa và các tệ nạn xã hội.
2.4.2. Về phía giáo viên:
Trong giảng dạy luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, chú trọng
hình thức học nhóm, chủ động tương tác với học sinh để phát huy mọi khả năng
của các em.
Giáo viên ln gần gũi chuyện trị với học sinh, tham gia vui chơi cùng
các em trong các giờ ra chơi, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống
xảy ra giữa các em học sinh trong lớp và động viên khen thưởng kịp thời sự tiến
bộ của các em giúp các em tự tin hơn trong mọi hoạt động.
Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ các em. Mạnh dạn góp ý cho phụ huynh về

những vấn đề mà phụ huynh chưa hiểu hết yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên và phụ huynh tạo nên hiệu quả cao
trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Qua q tình cơng tác giảng dạy và nghiên cứu tài liệu để có được kết quả
trên, tơi muốn gửi tới bạn bè đồng nghiệp và phụ huynh học sinh những thơng điệp
mang tính thuyết phục với một số điều cần làm để rèn kĩ năng sống như sau:
* Một số điều người lớn cần làm giúp các em rèn luyện kĩ năng sống:
Trước hết người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối
xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Việc học của trẻ nếu ln đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ
tự tin vào năng lực của bản thân và chúng hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời
gian và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các
em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ
19

skkn


nào khơng quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần
thiết cho tương lai của các em.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của
xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tơi luyện
những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một mơi trường lành mạnh, an tồn,
tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời
gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành
trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cơ giáo tiểu học ln giữ vai trị vơ
cùng quan trọng. Vì thế theo bản thân để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học

sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:
- Là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng,gần gũi đối xử công bằng với
học sinh và đảm bảo an toàn cho học sinh.
- Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ
năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
- Tập trung vào việc đầu tư soạn giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các môn
học.
- Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt
các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
- Cùng với phụ huynh học sinh đoàn kết, phối hợp với nhau để đưa các em
trở thành những học sinh có đủ đức và tài qua sự kết hợp giáo dục tồn diện về
đức, trí, thể, mỹ, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình
huống xảy ra trong cuộc sống, một cách có hiệu quả thiết thực và có hiệu quả
cao trong phong trào giáo dục tồn diện. Tồn khối nói chung, lớp 3A nói riêng
quyết tâm thực hiện các tiêu chí thi đua xây dựng phong trào, gương tốt việc tốt
và học tấp tốt năm điều Bác Hồ dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuy theo sức của
mình. Chính vì vậy mà các em đã thực hiện được một cách tích cực” theo các
quy định của trường, lớp. Hình thành và phát triển các kỹ năng ứng xử hợp lý
các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt .
3.2. Kiến nghị
* Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kĩ năng sống:
Khơng doạ nạt: vì mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ
hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hồn tồn có hại cho đứa trẻ và sẽ không
giúp cho hành vi của các em tốt hơn.
Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả
năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân
của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng khơng
nên nói những lời không hay đối với trẻ.
Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự

phục tùng một cách thái q khơng có sự thoả thuận giữa các bên, khơng tạo
điều kiện phát triển tính tự lập ở các em.
Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận
của não bộ.
20

skkn



×