Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Skkn một số giải pháp chỉ đạo nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại trường mầm non thị trấn nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN

Người thực hiện: Mai Thị Thanh Huyền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý

THANH HOÁ, NĂM 2021

skkn


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi.


2.2.2. Khó khăn.
2.2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tự học, tự bồi
dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng
yêu cầu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin
trong việc xây dựng giáo án điện tử.
2.3.3. Tăng cường chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát huy
tính chủ động tích cực của trẻ trong các hoạt động.
2.3.4. Tăng cường công tác biểu dương, khen thưởng kịp thời
tạo động lực phấn đấu thi đua dạy tốt và nhân rộng điển hình lan
toả sâu rộng trong nhà trường.
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ học sinh
để giáo dục trẻ theo các nội dung của giáo dục mầm non, tăng
cường cơ sở vật chất thực hiện các chuyên đề trọng tâm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

skkn

Trang
1
1
2
2

2
2
2
3
3
3
4
4
4

9
11
15
15
16
17
17
18


skkn


1

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục là sự nghiệp quan trọng của đất nước và được coi là nền tảng của
sự phát triển khoa học kỹ thuật: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề

nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [1].
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục” [2].
Từ thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển đất nước trên hành trình hội
nhập quốc tế cho thấy “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên sẽ có
tính quyết định tới việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của quốc gia”
[3]. Và “Đổi mới căn bản toàn diện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”
[4] theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ- TW ngày 04/11/2013 của hội nghị lần
thứ tám Ban chấp hành Trung ương kháo XI. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09
tháng 06 năm 2014 của Chính phủ và nghị quyết số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25
tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ “Công tác bồi dưỡng
nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên theo quy định đánh giá chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non” [5]. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ
giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục
Như Bác Hồ kính u đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho
một nền giáo dục tốt” [6]. Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục
trong giai đoạn mới đòi hỏi đội ngũ giáo viên không ngừng đổi mới, nâng cao
chất lượng, hiệu quả giảng dạy, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu chung của giáo dục mầm non
có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất
lẫn tinh thần. Đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho trẻ phát triển ngày càng khoẻ
mạnh và thông minh. Để thực hiện tốt việc đó thì đội ngũ cán bộ giáo viên là
một trong những nhân tố quan trọng để góp phần cho sự thành cơng. Trong

những năm gần đây đội ngũ giáo viên của trường mầm non Thị trấn có tuổi đời
rất trẻ nên rất năng động và nhiệt tình trong cơng việc và cơ bản đáp ứng được
u cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo
quy định.
Tuy nhiên chất lượng của đội ngũ giáo viên trẻ còn nhiều hạn chế, kinh
nghiệm trong giảng dạy cịn ít, phương pháp lên lớp cịn lúng túng, khả năng
giao tiếp, ứng xử các tình huống sư phạm chưa linh hoạt. Khả năng ứng dụng
công nghệ thơng tin của một số giáo viên cịn yếu. Do đó chưa phát huy được
vai trị tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động, chưa chú ý đến việc tận dụng

skkn


2

khai thác được quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục trẻ. Điều đó ảnh
hưởng lớn đến chất lượng chuyên môn giáo dục trẻ. Để nâng cao chất lượng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục
trong tình hình mới, trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các trường mầm non
nói chung và trường mầm non Thị Trấn nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp
chỉ đạo nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm
non Thị Trấn Nga Sơn” để nghiên cứu với mong muốn được góp phần nhỏ bé
vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực chuyên môn, nâng cao chất
lượng trên trẻ, phát huy được tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ tại trường
mầm non Thị Trấn - Nga Sơn - Thanh Hóa
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Đội ngũ giáo viên mầm non đang trực tiếp thực hiện cơng tác chăm sóc
giáo dục trẻ tại trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục là hiện tượng xã hội, diễn ra trong quá trình trao truyền tri thức,
kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ và các hệ thống
ký hiệu khác nhau nhằm kế thừa, duy trì sự tồn tại, tiến hố và phát triển của
nhân loại.
Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “Quốc kế dân sinh” phải lấy giáo
dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi giáo dục. Chăm lo
cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhân tố quyết định đến
sự phát triển của xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì
lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” [7].
Trong sự nghiệp trồng người thì sự đóng góp của đội ngũ giáo viên là hết sức
quan trọng, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hồn thiện nhân cách cơng dân. Như cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, giỏi về
chun mơn, có tính nhân văn cao thì mới có chất lượng cao, tạo sự chuyển biến
của đội ngũ giáo viên hiện nay mới đảm bảo thực hiện nội dung và phương
pháp giáo dục. Đây là vấn đề then chốt của sự nghiệp giáo dục mà chúng ta phải
trăn trở vượt qua mọi khó khăn để giải quyết cho bằng được” [8].
Cơng tác bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên là q trình tác động tới tập
thể, cá nhân giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy


skkn


3

học, học tập trong và ngoài nhà trường để giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng,
chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhằm nâng cao phẩm chất
năng lực sư phạm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Vậy
vấn đề ở đây là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm có ảnh hưởng tới chất lượng giảng
dạy của giáo viên hay không? Đời sống vật chất và tinh thần có làm ảnh hưởng
đến chất lượng đội ngũ hay khơng? Có làm giảm lịng nhiệt tình của giáo viên
hay khơng? Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hay khơng?
Một loạt vấn đề đặt ra câu hỏi và người cán bộ quản lý phải nghiên cứu và có
những biện pháp phù hợp với thực tiễn nhà trường.
Trong mỗi nhà trường muốn khơng ngừng phát triển đi lên thì việc nâng
cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là vấn đề cần thiết. Trong tất cả
các điều kiện thiết yếu của nhà trường thì yêu cầu về đội ngũ cán bộ giáo viên là
yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Bởi một nhà trường có một cơ sở vật
chất khang trang nhưng đội ngũ giáo viên yếu kém, khơng phát huy được vai trị
trách nhiệm của mình thì sự đầy đủ về vật chất cũng trở nên vô nghĩa, chất
lượng giáo dục của nhà trường không thể nâng cao được.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt
quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Chính vì vậy mà tôi luôn
quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để nghành học mầm non xã
nhà, có đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất
lượng chun mơn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với cơng việc,
coi trường như nhà, q trẻ như con, có như vậy thì chất lượng giáo dục mới đạt
hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thuận lợi:

- Trường mầm non Thị trấn đóng trên địa bàn Thị trấn, điều kiện cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chun mơn đạt chuẩn
trở lên, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ
chun mơn, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Ln hồn thành mọi
nhiệm vụ được giao.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo
huyện Nga Sơn, của Đảng uỷ, HĐND, UBND Thị trấn đã tạo điều kiện đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất và mở các lớp bồi dưỡng các Nghị quyết, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ….
- Phụ huynh trong trường đặc biệt là Ban đại diện hội Cha mẹ học sinh rất
quan tâm đến tất cả các hoạt động trong trường trong đó có đầu tư tu sửa cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác Ni dưỡng - Chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
- Tỷ lệ huy động trẻ đạt kế hoạch được giao.
2.2.2. Khó khăn:
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nhà trường cịn có những khó khăn hạn
chế đó là:

skkn


4

Đa số giáo viên trẻ nên kinh nghiệm cịn ít, khả năng tổ chức các hoạt động
thiếu linh hoạt, chưa thật sự sáng tạo trong công tác chuyên môn, việc ứng dụng
công nghệ thông tin tuy đã được triển khai rộng rãi đến toàn bộ giáo viên nhưng
việc khai thác cịn hạn chế, khi xử lý tình huống trên lớp còn lúng túng.
Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “Lấy trẻ làm
trung tâm” giáo viên cịn nói nhiều, chưa linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng các
phương pháp để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực.

Đồ dùng trang thiết bị dạy học cho trẻ mang tính chất đối phó chưa đầy đủ
và phong phú, để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng và thực hiện.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với
nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay.
Trước tình hình thực trạng như vậy, tơi suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp
chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm
non Thị Trấn Nga Sơn.
2.2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát:
Kết quả khảo sát đầu năm tháng 09/2020 . (Ở phần phụ lục 1)
Qua bảng khảo sát ta thấy:
Chất lượng giáo viên, số giáo viên khá, tốt còn thấp đạt 46,7%. Số trẻ đạt
(chưa cao chỉ đạt: 63,7%. Số trẻ chưa đạt cịn nhiều chiếm: 36,3%.
Trước tình hình thực trạng như vậy, tơi suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp
chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Góp phần khơng
ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường
mầm non Thị Trấn Nga Sơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng để
không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Để không ngừng củng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân tránh nguy cơ
“Tụt hậu”, không đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục hiện nay, luôn lấy trẻ
làm trung tâm trong các hoạt động giáo dục. Ngay từ đầu năm học mới tôi đã
định hướng để giáo viên xác định rõ nghề dạy học luôn đặt ra cho giáo viên
những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất và năng lực. Địi hỏi người giáo
viên ln ln phải làm mới bài dạy tránh cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Do
vậy người giáo viên phải luôn say sưa học tập, rèn luyện để khơng ngừng nâng
cao kiến thức, có năng lực và trình độ. Việc tạo điều kiện cho giáo viên lần lượt
đi học tại chức ở các trường đại học đóng vai trị rất quan trọng bởi đi học sẽ
giúp giáo viên nhận biết cơ bản về lí luận, về phương pháp cập nhật những kiến

thức mới để áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Số giáo viên đã học và đang học tại chức vào ngày thứ bảy, chủ nhật là 3
đồng chí.
Giáo viên được đi học đã có chuyển biến về nhận thức của ngành, nắm bắt
được phương pháp chung của các hoạt động dạy học và chăm sóc, giáo dục trẻ
chủ động hơn.

skkn


5

Ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ sư phạm.
Nhà trường cịn khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ.
Liên hệ với các trung tâm bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ mở lớp bồi dưỡng kĩ
năng tin học cho giáo viên trong trường như: soạn thảo văn bản, phần mềm
powerpoint, Elearning..., học văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ. Đến nay có14 /15
giáo viên có trình độ chuẩn CNTT, 13 giáo viên có trình độ A2 ngoại ngữ.
Thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp đối với
giáo viên có tay nghề cịn non, giáo viên mới tuyển trong năm. Chú trọng bồi
dưỡng thêm phương pháp dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục: Tổ chức hội
giảng, dự giờ dạy tốt. Bồi dưỡng công tác tự học tập của giáo viên. Đối với giáo
viên khá - tốt, bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong, sự sáng tạo linh
hoạt cho giáo viên.
2.3.1.1. Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên qua các chuyên đề:
Hoạt động chuyên đề là hoạt động cơ bản, giúp giáo viên trực tiếp giảng
dạy tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong chun mơn. Là Phó hiệu
trưởng phụ trách chun môn, qua mỗi lần tổ chức hoạt động chuyên đề, tôi thấy
chất lượng giảng dạy của người giáo viên được nâng lên, phát huy được năng
lực, sáng kiến của từng thành viên trong tổ, nhân rộng những kinh nghiệm tốt,

cách làm hay trong tổ, trong tồn trường, từ đó khơng ngừng nâng cao chất
lượng dạy học.
Tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức chuyên đề, giáo
dục mầm non theo kế hoạch định hình chuyên đề trọng tâm trong năm học theo
hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo, Phòng GD&ĐT và định hướng đầu năm
của trường, tổ đề ra như: Hoạt động phát triển ngôn ngữ: Làm quen văn học, chữ
viết;  Hoạt động phát triển vận động; Hoạt động làm quen với toán; Hoạt động
khám phá; chuyên đề ứng dụng CNTT… cho toàn giáo viên được dự và đúc kết
rút kinh nghiê ̣m sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiê ̣n
đại trà đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung
những khiếm khuyết giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình. Ngoài
viê ̣c tổ chức chuyên đề, BGH đề ra kế hoạch phân công giáo viên lên tiết kiến
tập chun đề cho tồn trường kiến tập. Trước đây mỡi khi tổ chức kiến tập
thường chỉ định mô ̣t giáo viên khá hoă ̣c giáo viên lớp điểm dạy cho cả trường
cùng dự, sau khi dự giờ mức đô ̣ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, mô ̣t số giáo
viên đi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc, ghi chép không đầy đủ nên kết quả
qua buổi kiến tập không cao. BGH đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi lần
kiến tập phân công giáo viên có trình độ khác nhau( tốt, khá, trung bình) chuẩn
bị và lên tiết kiến tập. Khi kiến tập xong một hoạt đô ̣ng nào đó 100% giáo viên
đến dự đều nêu ý kiến đóng góp cho hoạt động, giáo viên được nêu ý kiến, được
nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp phần nào cũng lắm bắt học hỏi được để
nâng cao hơn chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Được trực tiếp chuẩn bị hoạt
động, được lên lớp, được sự góp ý xây dựng động viên của ban giám hiệu và các
đồng nghiệp giáo viên nào chưa mạnh dạn cũng mạnh dạn hơn, tiếp thu ý kiến
của đồng nghiệp để lần sau dạy đạt yêu cầu cao hơn. Với biê ̣n pháp này giúp
giáo viên học tâ ̣p lẫn nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn,

skkn



6

chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh
nghiê ̣m.
  Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hô ̣i cho giáo viên trao đổi kinh nghiê ̣m
về viê ̣c thực hiê ̣n, đối chiếu với viê ̣c thực hiê ̣n của đồng nghiê ̣p để rút ra những
tồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt chúng tôi thực sự thấy hiê ̣u
quả với những buổi thao giảng và các buổi hội thảo chuyên đề, sau mỗi hoạt
động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành
viên trong Hô ̣i đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và
đầy tinh thần xây dựng, luôn được tôn trọng, xem xét hưởng ứng.
Hơn thế nữa, để mở rô ̣ng tầm nhìn và tạo cơ hô ̣i học tâ ̣p cho giáo viên,
chúng tôi còn tổ chức các đợt tham quan, học tâ ̣p tại các trường trong huyện và
huyện bạn từ đây giáo viên đã học hỏi được nhiều điều mới mẻ mà mình chưa
có, Ban giám hiệu có điều kiê ̣n so sánh, bổ sung và học tâ ̣p những vấn đề mà
trường chưa tổ chức, thực hiê ̣n. Sau mỗi đợt tham quan học tâ ̣p nhà trường có
thêm diê ̣n mạo mới về cách trang trí, về đồ dùng đồ chơi, về phương pháp đổi
mới trong các hoạt đơ ̣ng.
Hình ảnh 1: Lớp bồi dưỡng chun đề tại trường (kèm theo ở phụ lục 2)
2.3.1.2. Bồi dưỡng thông qua dự giờ, đúc rút kinh nghiệm giờ dạy của
giáo viên
- Chỉ đạo tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm lớp: Trường chúng
tơi có 10 nhóm lớp, được chia thành 2 tổ chuyên môn: Tổ mẫu giáo, Tổ nhà trẻ.
Với 15 giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở các tổ mơn chun, do đó việc
dự giờ thăm lớp của các giáo viên nếu không thực hiện tốt sẽ mất đi một cơ hội
tốt để giáo viên phát triển được chun mơn cho mình. Vì vậy, chúng tơi đã chỉ
đạo các tổ chun mơn tích cực, chủ động trong công tác dự giờ thăm lớp đối
với mỗi giáo viên. Hàng tháng, chúng tơi đều có lịch cụ thể cho mỗi tổ chuyên
môn sinh hoạt, mỗi tổ được bố trí sinh hoạt hai buổi trong tháng để cán bộ quản
lí chun mơn đi sâu sát hơn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động chun

mơn của mỗi tổ. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ trưởng tổ chức
điều hành việc trao đổi giữa các thành viên, ngồi ra nhiệm vụ mà chúng tơi đặt
lên hàng đầu đó là tổ chức dự giờ đối với mỗi giáo viên trong các tổ. Sau khi
bàn bài, thường các giáo viên sẽ đưa ra những vướng mắc trong chun mơn của
mỗi tuần, trên cơ sở đó chúng tơi chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch để
thành lập các chuyên để đổi mới dạy học. Mỗi tổ sẽ thành lập một chuyên đề
bàn về những vướng mắc chung nhất đối với mỗi giáo viên, tổ trưởng chuyên
môn sẽ trực tiếp chỉ đạo chuyên đề, Hiệu phó chỉ đạo chung các tổ. Hai tuần
trên một tháng chúng tôi cũng tổ chức được ít nhất một chuyên đề của một tổ, có
những tuần cả 2 tổ đều có tiết dạy chuyên đề. Trong mỗi tiết dạy chuyên đề
chúng tôi đều chọn các giáo viên dạy một cách phù hợp và thường chia ra để tạo
điều kiện cho mỗi giáo viên đều có cơ hội tham gia chuyên đề một cách có hiệu
quả nhất. Vai trị của tổ trưởng chun mơn và Hiệu phó là cùng với các giáo
viên dạy chuyên đề đó soạn bài và trao đổi về bài dạy trước khi giáo viên giảng,
trực tiếp chỉ đạo giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy chuyên đề.
- Hoạt động dự giờ thường xuyên của các giáo viên:

skkn


7

Khác với cách làm trước đây, các giáo viên hầu như chỉ được tham gia dự
giờ nhân dịp các ngày lễ mang tính chất thao giảng của mỗi giáo viên (Mỗi dịp
kỉ niệm, các giáo viên thường đăng kí tham gia thao giảng một hoạt động để
chào mừng và các giáo viên trong tổ đến dự giờ) do đó việc tổ chức rút kinh
nghiệm cho mỗi hoạt động học còn rất hạn chế, phần lớn các giáo viên chỉ dự
giờ chứ ít khi rút kinh nghiệm vì cho rằng đó là hoạt động chào mừng. Cũng
chính vì lí do trên mà công tác dự giờ của giáo viên kém hiệu quả, giáo viên
chưa thực sự ý thức tự giác trong trao đổi bài với đồng nghiệp và dần đánh mất

cơ hội tham gia góp ý bài dạy cho đồng nghiệp, các đóng góp ý kiến thường chỉ
tập trung vào các cán bộ chỉ đạo như Tổ trưởng hay Hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng. Xuất phát từ những thực tế đó, bản tôi đã chú ý khắc phục để đưa ra
những cách làm khác nhau giúp giáo viên tích cực chủ động hơn trong việc dự
giờ thăm lớp. Căn cứ vào lịch dạy trên lớp của mỗi giáo viên, chúng tôi đã cùng
với các tổ trưởng chuyên môn lên lịch dự giờ cụ thể cho mỗi giáo viên. Việc làm
này đã giúp giáo viên tự giác, tích cực hơn rất nhiều trong hoạt động dự giờ.
Nếu như trước đây giáo viên e ngại khơng đến dự giờ đồng nghiệp vì làm họ
mất tự nhiên và nhiều người không thông cảm cho rằng người đi dự là tinh vi
này nọ,... thì nay giáo viên đã chủ động hơn vì có lịch cụ thể. Đây là một hoạt
động theo tơi là rất có hiệu quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đó chất
lượng bài dạy sẽ cao hơn rất nhiều, cịn người dự thì khơng phải chỉ được dự giờ
một tuần 1, 2 hoạt động theo quy định, mà có khi được dự cả 5, 6 hoạt động. Sau
mỗi hoạt động, cả người dạy và người dự đều rút được kinh nghiệm để chủ động
hơn cho các bài sau.
Hình ảnh 2: Dự giờ thăm lớp (kèm theo ở phụ lục 2)
- Hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên:
Hoạt động rút kinh nghiệm là một hoạt động quan trọng nhất trong việc dự
giờ, thăm lớp. Nắm được vai trò và ý nghĩ của hoạt động đó, là Hiệu phó phụ
trách chuyên môn tôi đã chủ động giúp giáo viên thực hiện tốt nhất quyền tự chủ
của mình. Khác với cách làm trước đây, giáo viên ít khi được góp ý bài dạy của
đồng nghiệp hoặc có góp ý cũng rất e dè chưa mạnh dạn thì nay chúng tơi đã tạo
điều kiện để giáo viên khắc phục tình trạng này bằng cách cho giáo viên ghi lại
những ý kiến đóng góp của mình vào phiếu dự giờ, khi sinh hoạt chun mơn,
mỗi giáo viên dựa vào phiếu đó để phát biểu ý kiến xây dựng tiết dạy. Nếu trong
tiết dạy có nhiều ý kiến đóng góp trái ngược nhau thì Tổ trưởng sẽ trực tiếp
thống nhất ý kiến với các giáo viên để đi đến kết luận và có thể chỉ đạo giáo viên
dạy lại tiết dạy đó để mỗi giáo viên thực sự hết những thắc mắc băn khoăn về
tiết dạy. Đây là hình thức để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, giúp bản
thân mỗi giáo viên phải nghiêm túc dự giờ, tự học tập, nghiên cứu sâu hơn các

tiết dạy của đồng nghiệp, mạnh dạn tự tin vào khả năng chuyên môn của bản
thân hơn, giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi xử lí tình huống.
Hình ảnh 3: Họp đúc rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn
(kèm theo ở phụ lục 2)

skkn


8

2.3.1.3. Bồi dưỡng qua các hội thi:
 Bồi dưỡng qua phong trào hội thi, hội giảng: Hình thức bồi dưỡng này thu
hút được nhiều giáo viên tham gia, thông qua hoạt động hội thảo này giáo viên
càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn bổ sung kiến thức kỹ năng cho
giáo viên mầm non.
Việc tổ chức hội thi cho giáo viên là một hình thức có tác dụng rất lớn cho
việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo viên
được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia thao giảng đòi hỏi giáo viên
phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức,
phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy;
đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ
chơi phục vụ, hỗ trợ trong tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo
viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau.
+  Tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi.
- Đối với hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Xây dựng kế hoạch, đặt lịch thi thống nhất trong ban giám hiệu, sau đó phổ
biến kế hoạch của hội thi đến toàn thể giáo viên.
Giáo viên nghiên cứu bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học (ĐDDH) và các điều
kiện cần thiết của tiết dạy. Giáo viên thực hiện tiết dạy giỏi đó để ban thi đua
nhà trường dự, nhận xét, đánh giá.

Sau khi dự giờ các tiết dạy giỏi của giáo viên Ban thi đua chấm thi nhận
xét, rút kinh nghiệm cho từng đồng chí, những điểm nào mới, tiến bộ, phù hợp
thì phổ biến, nhân rộng cho giáo viên toàn trường học tập và áp dụng. Ngược lại
những nhược điểm cũng cần phải rút kinh nghiệm chung cho toàn trường.
- Đối với giáo viên thi cấp huyện, cấp Tỉnh
Với  tiết dạy đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh, Ban
giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện về vật chất: Đầu tư trang bị ĐDDH,
mua sách báo, tài liệu tham khảo, băng hình… tạo mọi điều kiện về tinh thần  để
giáo viên có điều kiện chuẩn bị tốt nhất cho bài dạy. Khuyến khích động viên
giáo viên trong tường hỗ trợ lẫn nhau, phát huy tính đồn kết giúp đỡ nhau cùng
phát triển.
Nhờ tổ chức tốt các hội thi, động viên khuyến khích hỗ trợ kịp thời, khơng
tạo áp lực, tâm lý thoải mái cùng với sự giúp sức nhiệt tình của đồng nghiệp nên
chất lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh của
nhà trường ngày một tăng đáng kể.
Sau mỗi lần tổ chức thi, giáo viên trong trường tham gia thi đã nhanh
chóng nắm vững chun mơn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc
cha mẹ phụ huynh học sinh. Đồng thời qua hội thi đã tuyển chọn công nhận và
tôn vinh giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi - cơ ni giỏi, động
viên, khen gợi, khích lệ giáo viên kịp thời. Đồng thời cũng là căn cứ để các cấp
quản lý đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà trường, từ đó tơi đã xây dựng
kế hoạch hàng tháng để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cịn hạn chế.
Hình ảnh 4: Giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp
(Kèm theo ở phần phụ lục 2)

skkn


9


2.3.2. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin trong
việc xây dựng giáo án điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là việc làm cần thiết
trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên, giúp giáo viên tạo
sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Qua
những lần dự giờ thường xuyên tôi đã nắm được thực trạng của giáo viên trong
trường. Có một vài giáo đã thực hiện xây dựng được giáo án điện tử để phục vụ
các hoạt động giáo dục tại nhóm lớp nhưng q trình thực hiện còn lung túng,
chưa hiệu quả, chưa khoa học, chưa thực hiện theo một trình tự nhất định.
Vì vậy tơi đã mày mò học tập kinh nghiệm nắm được các bước xây dựng
giáo án điện tử hướng dẫn cho giáo viên trong trường, giúp giáo viên tự tin hơn
trong việc xây dựng giáo án và khai thác các tư liệu cần thiết trên internet qua
các bước sau:
Bước 1: Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet. [8]
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục
và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp
dẫn hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm
những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng
dụng Cơng nghệ thơng tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai
thác tài liệu phù hợp với nội dung yêu cầu của từng chủ đề. Muốn tìm hình ảnh
trên internet vào Google để tìm hình ảnh.
Hình ảnh 5: minh họa hướng dẫn giáo viên vào các trang wed truy cập
hình ảnh (Kèm theo ở phần phụ lục 2)
Khi xuất hiện hình ảnh cần tìm, copy hình ảnh đưa về File lưu hình ảnh để
khi tìm được dễ dàng hơn.
Bước 2: Sử lí hình ảnh bằng phần mềm Paint
Sau khi đã có hình ảnh nhưng hình ảnh đó khơng theo ý muốn ta có thể sử
dụng phần mềm Panit để cắt bỏ hình ảnh theo ý muốn. Phần mềm Paint có sẵn
trong chương trình Window, chỉ cần nhấp chuột vào
Start/Program/Accessories/Panit.

Bước 3. Sử dụng phần mềm powerpoint: .
- Chèn chữ nghệ thuật: Vào Insert WorrdArt (Chữ A) xuất hiện hộp thoại
WordArt Gallery sau đó vào kiểu chữ theo ý muốn nhấn OK. Xuất hiện hộp
thoại Edit WordArt Text chọn kiểu chữ, cỡ chữ rồi đánh nội dung vào trong
khung sau đó nhấn OK.
- Chèn hình ảnh: Vào file lưu giữ hình ảnh rồi chọn hình ảnh copy và
Paste vào sile cần chèn.
- Tạo hiệu ứng: Vào SlideShowchọn CustomAnimation xuất hiện hiệu ứng
- Chèn âm thanh vào Slieder: Vào Insert - > Movies and Soued - > Souds
from file -> chọn phai tiếng theo ý của mình -> ok. Xuất hiện hộp thoại
Microsopt office Power Point xuất hiện -> có 2 cách chọn
+ Nếu chọn Automaticcally (tiếng ra cùng một lúc),
+ Nếu chọn When clieked (Kích chuột thì mới lên tiếng)

skkn


10

- Chèn Video vào Slieder: Tương tự như chèn âm thanh Vào Insert - >
Movies and Soued - > Movie from file -> chọn video theo ý của mình -> ok.
Khi làm xong muốn chạy bài tập vào Slide Show => view Show, hoặc nhấn
fím F5.Với các bước làm đó tôi hướng dẫn nhân ra đại trà cho tất cả giáo viên
trong trường xây dựng một giáo án cụ thể thực hiện tại nhóm lớp, vận dụng
thực hiện vào hoạt động giáo dục hàng ngày, qua hội thi giáo viên dạy giỏi, thao
giảng dạy mẫu chuyên đề “ lấy trẻ làm trung tâm” đạt hiệu quả.
Với các bước làm đó tôi hướng dẫn cho giáo viên thực hiện xây dựng một
giáo án cụ thể và đã áp dụng vào các chủ đề thực hiện tại nhóm lớp.
Ví dụ: Hướng dẫn thiết kế giáo án tổ chức họat động khám phá khoa
học

Khám phá khoa học là một hoạt động thường khô và tìm đồ dùng cũng khó
vì vậy việc ứng dụng cơng nghệ có nhiều hình ảnh tươi sáng và hấp dẫn với trẻ
hơn. Do đó tơi đã hướng dẫn giáo viên soạn giáo án điện tử đề tài: Nhận biết số
7 (Chủ đề: Thế giới thực vật). Lớp MG 5 - 6 tuổi
+ Bước 1: Tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm tranh ảnh về thực vật theo địa chỉ
đường dẫn: http: google.com
+ Bước 2: Tải về máy bắt đầu thiết kế các slide để dạy trẻ phần lập số và
phần chơi củng cố. Ở phần lập số tôi chỉ đạo giáo viên đặt các bé gái, bông hoa
theo hiệu ứng xuất hiện. Ở phần trò chơi luyện tập đặt hiệu ứng chuyển bé gái,
bông hoa vào tủ (slide Show -> Custom Animation -> Mo tion Paths -> Draw
Custom Paths -> Scribble -> ok )
+ Bước 3: Làm hoàn chỉnh các slide tiết học.
Hình ảnh 6: minh họa hướng dẫn giáo viên thiết kế giáo án điện tử “Tạo
nhóm, đếm đến 7 và Nhận biết số 7”( kèm theo ở phần phụ lục 2)
Với các hoạt động cho trẻ làm quen với tập hợp số lượng và số đếm tôi chỉ
đạo giáo viên có thể cho trẻ chơi các trị chơi con số của trẻ trong ngơi nhà tốn
học của Millie giúp trẻ rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, nhận biết các chữ số...
Ở các hoạt động nhằm củng cố, ôn luyện các kiến thức mà trẻ đã được cung
cấp theo từng chủ đề, từng nội dung giáo dục trong tuần, trong ngày và tạo ra
những đồ chơi đồ dùng, những học liệu mở để trẻ có được nhiều cơ hội trải
nghiệm, hình thành kỹ năng phân loại, phán đốn, tư duy logic, khái quát hoá sự
vật hiện tượng. Sau khi hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên thiết kế xong giáo án.
Tôi tiếp tục chỉ đạo giáo viên dạy mẫu để tất cả giáo viên dự giờ và rút kinh
nghiệm để nhân ra diện rộng. Từ đó nâng cao năng lực giáo viên trong việc ứng
dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục trên trẻ.
Hình ảnh7: Giáo viên áp dụng giáo án điện tử
( Kèm theo ở phần phụ lục 2)
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho
trẻ làm quen với các hoạt động, nhằm đem đến cho trẻ những giờ học sinh động
và hấp dẫn, trẻ khơng cịn nhàm chán và buồn ngủ. Với bản thân tôi đã được học

qua các lớp bồi dưỡng tin học nên có chút kỹ năng sử dụng máy vi tính tơi đã
hướng dẫn giáo viên tự thiết các hoạt động cho trẻ làm quen với hoạt động tạo
hình bằng giáo án điện tử để phát huy tích cực và sự hứng thú của trẻ.

skkn


11

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là việc làm cần thiết
trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên. Giúp giáo viên tạo
sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục.
Như vậy, việc chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào
việc tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ đã mang lại hiệu quả cao, tạo sự
hứng thú mạnh mẽ cho trẻ khi tham gia hoạt động làm cho việc tiếp thu kiến
thức đạt hiệu quả cao, trẻ mạnh dạn chủ động hơn trong quá trình học tập. Thể
hiện sự hồn nhiên tích cực qua việc tri giác hình ảnh trên máy, trẻ tự đặt ra các
câu hỏi khám phá cho cơ.
Kết quả: Tồn trường có 10/10 nhóm lớp thực hiện soạn giáo án điện tử, có
8/10= 80 % nhóm lớp dạy bằng giáo án điện tử , 13/15 = 86.6 % giáo viên thực
hiện thành thạo việc xây dựng giáo án điện tử.
2.3.3. Tăng cường chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát huy tính
chủ động tích cực của trẻ trong các hoạt động.
Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng chương
trình giáo dục mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường đặc
biệt chú trọng để quan tâm phát triển khả năng của từng trẻ. Thực hiện chuyên
đề  “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, nhà trường chú ý xây
dựng mơi trường trong và ngồi lớp học. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng
đối với sự phát triển của trẻ về các mặt Đức- Trí- Thể- Mỹ và lao động. Nó được

ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động
tích cực, sáng tạo, trẻ được khuyến khích tham gia vào mọi hoạt động trong nhà
trường. Khi chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm tôi yêu cầu giáo viên xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội. cụ
thể như sau:
2.3.3.1. Xây dựng môi trường vật chất
Để trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trường học tập tốt nhất ở
ngay tại khu vực lớp và trường thì tơi phải làm đẹp mơi trường bên ngồi lớp
học và mơi trường trong lớp học.
* Xây dựng môi trường hoạt động trong lớp
Trong lớp học khơng thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để các lớp học
thêm lơi cuốn trẻ, tôi hướng dẫn các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học
với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh, những cây hoa tươi
đẹp…Môi trường có khơng gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với
cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phán ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa
phương, ln thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động
chính được duy trì thường xun, chúng khơng cần được duy chuyển đi hoặc
đóng lại. Vì thế tôi đã hướng dẫn giáo viên làm đẹp môi trường lớp học từ cách
bố trí, sắp xếp các góc trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp
mắt mà vẫn gọn gàng, ngăn nắp, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất.
Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận
tiện khi liên kết giữa các góc chơi, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc

skkn


12

theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn.

Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ
năng.
- Cách sắp xếp các góc hoạt động: Tơi hướng dẫn giáo viên xắp xếp vị trí
các góc chơi phải hợp lý, thuận tiện và có đủ khơng gian cho trẻ hoạt động. Các
góc yên tĩnh (góc học tập, góc sách…) xa góc hoạt động ồn ào (góc phân vai,
góc xây dựng…), giáo viên có thể dễ dàng quan sát được tồn bộ hoạt động của
trẻ, diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và đồ
dùng trong lớp.
Ví dụ: Góc phân vai - chủ đề Thực vật, nếu tôi hướng dẫn giáo viên bố trí
hai hoạt động vừa có cửa hàng rau, vừa nấu ăn (chế biến các món ăn từ rau củ)
thì diện tích phải rộng hơn, số lượng trẻ chơi nhiều hơn so với một hoạt động
trong cùng góc.
Hình ảnh 8: Góc nấu ăn bán hàng (Kèm theo ở phần phụ lục 2)
Tơi hướng dẫn giáo viên xắp xếp góc nấu ăn, bán hàng có khoảng rộng,
cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ, nhất là việc tạo ranh
giới giữa các góc sao cho phù hợp với khơng gian của lớp.
Ví dụ: sử dụng tủ đựng đồ quay lại tạo thành ranh giới cho các góc chơi,
ranh giới ở các góc chơi khơng che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát
của giáo viên
Tôi hướng dẫn giáo viên thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề
nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ
Sau khi kết thúc một chủ đề, các góc sẽ được sắp xếp lại với các đồ dùng,
đồ chơi phù hợp với chủ đề mới.
- Đặt tên các góc:
Tơi hướng dẫn giáo viên thay đổi vị trí, tên gọi, các góc sau mỗi chủ đề
nhằm tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Đặc biệt là khi đặt tên
các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực
hiện, tên góc rõ ràng để tích hợp lồng ghép chữ cái, được viết theo đúng quy
định mẫu chữ hiện hành
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “Thư viện của

gia đình bé”, nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt
“Thư viện của các loại cây”…
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc:
Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức phát triển của trẻ và phù
hợp với đặc điểm địa phương. Trên thực tế trường đã trang bị các đồ dùng đồ
chơi cần thiết cho các lớp như: Gạch xây dựng, các loại đồ chơi gia đình, các
loại rau củ quả… nhưng số lượng cịn hạn chế, giáo viên phải tìm tịi nguyên vật
liệu, làm đồ chơi bổ sung cho các góc. Sử dụng các loại phế liệu, nghuyên vật
liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ chơi cho trẻ như: Các loại chai lọ, vỏ hộp
su su, hộp bánh kẹo. ống hút, đá sỏi, lá cây, xốp màu…để làm đồ dùng đồ chơi.
Mỗi loại vật liệu có thể dùng cho các góc và cho các hoạt động khác nhau: Vỏ
hộp sữa su su làm cây tre, hoặc hàng rào, hộp bánh kẹo chơi bán hàng hoặc làm

skkn


13

ngơi nhà…Có những loại vật liệu được sủ dụng nhiều lần cho các góc chơi và
các chủ đề chơi khác nhau.
Ví dụ: Các hộp bánh kẹo, hộp bánh snack, các loại quả dùng để chơi bán
hàng ở góc phân vai của chủ đề Gia đình, khi sang chủ đề Têt và mùa xuân,
được dùng làm nguyên liệu cùng với giấy màu xanh, dây buộc để gói bánh
chưng, bánh tét hoặc trang trí thành các hộp q, giỏ q ở góc tạo hình.
Những đồ chơi dễ làm, khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, chẳng hạn như
tô, vẽ tranh để trang trí, dùng bút dạ vẽ thêm các chi tiết trên các hòn sỏi theo sự
tưởng tượng của trẻ làm đồ chơi theo ý thích để trưng bày, hoặc mang các chai
nhựa, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sò…đến lớp làm đồ dùng đị chơi. Ngồi ra vận động
phụ huynh hỗ trợ thêm các loại đồ chơi bằng nhựa, lõi như các loại rau củ quả,
các con vật nhằm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi cho lớp.

Hình ảnh 9: Đồ dùng đồ chơi các góc (Kèm theo ở phần phụ lục 2)
- Trưng bày, trang trí góc hoạt động: Tơi hướng dẫn giáo viên việc bố trí
trưng bày các thiết bị đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với mục tiêu yêu cầu giáo
dục của chủ đề, khi triển khai chủ đề nào, mơi trường các góc phản ánh được
chủ đề đó.
Ví dụ: Chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên các góc hoạt động đều
được trưng bày thể hiện nội dung của chủ đề:
+ Góc xây dựng: Trưng bày gạch các loại, các loại cây, hoa, sỏi, ngôi nhà,
hàng rào…(chơi xây bể bơi bé yêu…)
+Góc phân vai: Có các mặt hàng như quầy thuốc, hoa, cây, cái ô, phao
bơi…(chơi đóng vai bán hàng)
+Góc tạo hình: Sáp màu, bảng, đất nặn…vẽ cắt dán, gấp ơ
+Góc thiên nhiên: Đồ chơi với nước, giấy các loại
+Góc âm nhạc: Dụng cụ, trang phục biểu diễn
+Góc sách của bé: Bổ sung một số sách truyện chủ đề Nước và các hiện
tượng tự nhiên: Cô mây, sự tích hoa hồng…
Thế nhưng khi chuyển sang chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ các
góc được thay đổi với cách trưng bày khác như:
+ Góc xây dựng: Vỏ hộp sữa, nước ngọt, gạch xây dựng, mơ hình lăng Bác,
cây hoa, thảm cỏ…(xây Lăng Bác)
+ Góc phân vai: Vỏ sò ốc các loại, một số loại quả, dưa hấu…(chơi bán
hàng, chế biến món ăn từ hải sản)….
Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ
thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn. Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi
có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ. Màu sắc, hình dạng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp
dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra bàn ghế và đồ dùng cá nhân của trẻ phải
được xếp gọn gàng, tránh che khuất các mảng trang trí và các góc hoạt động.
Kết quả: Khi hướng dẫn giáo viên áp dụng biện pháp trên tơi nhận thấy:
Cách sắp xếp các góc hoạt động hợp lý, phù hợp mục tiêu, yêu cầu giáo dục của
từng chủ đề và điều kiện thực tế của lớp học. Tên các góc chơi đơn giản, dễ

hiểu, gần gũi đối với trẻ. Đồ dùng đồ chơi các góc tương đối phong phú, sử dụng
các nguyên vật liệu mở, đảm bảo an toàn đối với trẻ.

skkn


14

* Xây dựng mơi trường bên ngồi lớp học
Đến với mơi trường ngồi lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau
khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các
kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát
triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá mơi
trường xã hội, trẻ được hịa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ
đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà
học”.
Để sử dụng một cách có hiệu quả thì đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường
tơi luôn luôn sáng tạo trong việc tận dụng môi trường giáo dục bên ngoài lấy trẻ
làm trung tâm bằng cách làm đẹp nó, làm mới nó mỗi ngày để có sự đổi mới
trong nội dung cho trẻ khám phá.
Ví dụ: Vườn thiên nhiên của bé, có vườn thuốc nam, vườn rau sạch, vườn
hoa. Hôm nay giáo viên hướng dẫn tưới nước cho cây, rau với những dụng cụ
vừa sức với trẻ, ngày mai lại hướng dẫn trẻ ngắm, nhìn, quan sát phát hiện cây
gì mới so với hơm qua, khuyến khích trẻ trang trí cho vườn cây đep hơn, mới lạ
hơn với những đồ dùng do cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn.
Hình ảnh 10: Vườn rau sạch (Kèm theo ở phần phụ lục 2)
Sau khi hướng dẫn giáo viên xong, theo kế hoạch của phòng giáo dục và
đào tạo Nga Sơn Trường tôi phát động hội thi: “Xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm”. Tất cả các nhóm lớp trong trường đã tích cực hưởng ứng
và hội thi dã diễn ra đạt kết quả cao, tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh

đặc biệt là sự đánh giá rất cao của lãnh đạo địa phương và phịng giáo dục
Huyện Nga Sơn.
Hình ảnh 11: Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm” (Kèm theo ở phần phụ lục 2)
2.3.3.2. Xây dựng môi trường xã hội ấm cúng thân thiện
Trong xã hội hiện nay khơng ít giáo viên chưa biết cách xử lý phù hợp và
kiềm chế đối với trẻ cá biệt, vẫn cịn tình trạng dọa nạt trẻ chưa đúng lúc, vẫn có
nhiều dư luận khơng tốt cho bậc học mầm non. Vì thế bản thân tơi xây dựng kế
hoạch biện pháp cụ thể trong việc xây dựng môi trường. sạch đẹp an tồn và mơi
trường xã hội thân thiện để phụ huynh yên tâm khi gửi trẻ vào trường.
Môi trường thân thiện không chỉ môi trường về vật chất mà môi trường về
tâm lý, tình cảm. Phải tạo bầu khơng khí ấm cúng, thoải mái và an toàn cho trẻ.
Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Tạo tâm lý
tin cậy, mong muốn sẻ chia, gần gũi, biết cách lắng nghe trẻ, chia sẻ cảm xúc
kinh nghiệm, chia sẻ ý tưởng…, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự
tin diễn đạt trước đám đông, động viên trẻ tự tin vảo bản thân bằng các câu nói “
Con sắp làm được rồi”, “ Không sao đâu”, “ Làm lại đi nào”…. Cần kiên nhẫn
đối với trẻ, tránh thúc ép căng thẳng khi luyện tập, tôn trọng sự khác biệt, tôn
trọng ý kiến cá nhân của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau.
Không cần can thiệp q nhiều vào q trình trẻ chơi, nếu khơng cần thiết. Cân

skkn


15

bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động có chủ đích. Khơng hù dọa, chê bai,
trách mắng, đánh trẻ.
Tạo mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong trường. Tạo bầu khơng khí thân ái, phân công trách nhiệm hợp lý rõ ràng.

Quan tâm đến nhau. Bên cạnh đó cần tạo dựng mối quan hệ thân thiết với cha
mẹ trẻ, phối hợp kịp thời để tạo sự thống nhất trong chăm sóc- giáo dục trẻ. Thu
hút, mở rộng sự tham gia của cha mẹ trẻ vào quá trình giáo dục, thường xuyên tổ
chức cho cha mẹ trẻ thăm quan các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp.
Mặt khác, tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu đưa ra các biện
pháp để ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện tượng làm tổn
thương đến danh dự và lòng tự trọng của trẻ.
Cứ như vậy từ những việc làm thiết thực hàng ngày. 100% nhóm lớp đã
xây dựng được mơi trường trong và ngồi lớp học xanh sạch, đẹp. Góp phần tạo
nên cảnh quan sư phạm nhà trường xanh sạch đẹp, an toàn thân thiện và ấm
cúng, chan hịa tình u thương.
2.3.4. Tăng cường cơng tác biểu dương, khen thưởng kịp thời tạo động
lực phấn đấu thi đua dạy tốt và nhân rộng điển hình lan toả sâu rộng trong
nhà trường.
Một yếu tố không thể thiếu được là động viên, khen thưởng kịp thời và
thích đáng với những thành tích của giáo viên, học sinh. Bởi, thơng qua biểu
dương, khen thưởng để nhân rộng tấm gương tiêu biểu điển hình và phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi giáo viên nhằm thúc đẩy phong trào
dạy học ngày càng phát triển đi lên. Qua đó, khích lệ các thầy cơ giáo ln gắn
bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ cho học sinh
học tập đạt kết quả cao tiến tới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để
phong trào này thực sự có ý nghĩa thiết thực địi hỏi người cán bộ quản lý làm
tốt việc đánh giá đội ngũ, phát hiện những giáo viên có cố gắng vươn lên trong
quá trình tự học, tự rèn luyện và biểu và học sinh đạt thành tích cao trong trong
phịng trào dạy tốt, học tốt dương những giáo viên
Hình ảnh 12: Động viên, khen thưởng giáo viên (Kèm theo ở phần phụ lục 2)
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo
dục trẻ theo các nội dung của giáo dục mầm non, tăng cường cơ sở vật chất
thực hiện các chuyên đề trọng tâm.
Phối kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc Chăm sóc, ni dưỡng, giáo

dục trẻ là một kỹ năng sư phạm đòi hỏi mỗi giáo viên cần tiến hành thực hiện
trong suối năm học. Việc thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường - giáo viên và
phụ huynh là việc làm cần thiết tạo nên sức mạnh tổng hợp để mọi cơng việc của
nhóm lớp, của nhà trường đi tới thành công. Tuy nhiên sự phối hợp này không
dễ dàng chút nào, bởi thực tế cho thấy đã có trường hợp giáo viên và phụ huynh
không đồng nhất quan điểm, dẫn đến chưa tạo được sự tin tưởng của phụ huynh
đối với giáo viên, đối với nhà trường. Vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên
truyền để chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ học sinh trong mọi

skkn


16

hoạt động của nhà trường. Tôi chỉ đạo giáo viên lựa chọn các nội dung tuyên
truyền:
* Nội dung giáo dục: Tuyên truyền về nội dung chương trình giáo dục
mầm non mới, về các hoạt động của nhóm lớp, của nhà trường. Tuyên truyền
nội dung giáo dục các chuyên đề thực hiện trong năm học. Tuyên truyền một số
nội dung giáo dục trẻ theo chủ đề,
* Nội dung chăm sóc - nuôi dưỡng:
Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học: Về quá trình phát
triển của trẻ em, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi bé ở trường,
các loại bệnh theo mùa, cách ăn mặc theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở
trẻ mầm non, cách phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Tun truyền về việc tiêm chủng mở rộng, về kết quả cân đo và khám sức
khoẻ định kỳ, về tình hình sức khoẻ của trẻ.
* Vận động Cha mẹ học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất:
Vận động cha mẹ học sinh đóng góp mua đồ dùng học tập, đồ chơi đầy đủ
cho trẻ, đóng góp xây dựng theo thoả thuận.

* Tơi chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hình thức tuyên truyền như sau:
Tuyên truyền qua bảng thông báo ở góc tuyên truyền cho cha mẹ của nhà
trường hoặc tại mỗi nhóm lớp.Trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ
đón, trả trẻ. Tổ chức họp phụ huynh định kỳ (2 lần/1 năm): Thơng báo kết quả
chăm sóc giáo dục trẻ, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà
trường kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ. Phát thanh
tuyên truyền tới phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ.
* Tôi chỉ đạo giáo viên tuyên truyền bằng các phương pháp :
- Giáo viên luôn giữ một thái độ lịch sự và mô phạm đối với phụ huynh khi
giao tiếp.
- Lập hồ sơ theo dõi trẻ: Giáo viên cần ghi chép đầy đủ, chi tiết các về hoạt
động, về tình trạng sức khoẻ của trẻ trong ngày, trong tháng.
- Lưu ý cha mẹ trẻ về tác động của giáo dục gia đình, cơng khai với cha mẹ
trẻ về chương trình giáo dục.
- Duy trì các cuộc họp cha mẹ trẻ theo định kỳ. Giành thời gian lắng nghe
những điều phụ huynh bày tỏ, giải quyết ổn thảo các bức xúc ở cha mẹ trẻ.
Hình ảnh 13: Giáo viên tuyên truyền với phụ huynh ở góc phụ huynh
cần biết (Kèm theo ở phần phụ lục 2)
Kết quả: Qua việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền tạo được niểm tin
tưởng của các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày càng đông, trẻ ăn bán trú
tại trường đạt 100%. Thực hiện đầy đủ các khoản đóng góp theo thảo thuận, hỗ
trợ nhà trường làm sân chơi, mua đồ dùng phục vụ cho chuyên đề “giáo dục phát
triển vận động”, mua máy xay thịt và một số đồ dùng khác phục vụ hoạt động
CSNDGD trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua việc thực hiện “ Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao năng lực chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn” như đã nêu trên,

skkn



17

trong năm qua đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, về
chun mơn, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần học tập để nâng cao tay
nghề. Đặc biệt là đội ngũ đã thực sự gắn bó với nghề, đã đóng góp rất lớn trong
việc hoàn thành các mục tiêu đề ra của nhà trường, trong việc xây dựng trường
vững mạnh làm cho nhà trường ngày càng ổn định về số lượng, chất lượng ngày
càng được nâng cao.
* Đối với hoạt động giáo dục: (Kèm theo các bảng khảo sát cuối năm ở phần
phụ lục 3)
Chất lượng giáo dục trên trẻ không ngừng được củng cố. Góp phần phát
triển tồn diện 5 mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ và lao động cho trẻ. Đáp ứng
được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của quá trình đổi mới giáo dục và những
yêu cầu cấp bách hiện nay về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở
trường mầm non.
* Đối với bản thân:
Có nhiều kinh nghiệm, vững vàng, tự tin, trong quá trình chỉ đạo giáo viên
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Đặc biệt công tác bồi dưỡng
năng lực chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao.
* Đối với đồng nghiệp:
Thành công sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được hội đồng khoa học nhà
trường đánh giá cao, được các đồng nghiệp ở trường áp dụng rộng rãi trong q
trình tổ chức thực hiện chun mơn thu được kết quả rất tốt. Giáo viên cũng đã
có những kiến thức sâu hơn trong công tác công tác giáo dục trẻ.
* Đối với nhà trường:
Chất lượng thực hiện chuyên môn trên cơ, trẻ có nhiều chuyển biến mạnh
mẽ, khơng ngừng được củng cố, nâng cao và duy trì thường xuyên. Góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường ngày càng vững chắc.

Như vâ ̣y:
Nhìn vào bảng khảo sát cuối năm so sánh với kết quả khảo sát đầu năm ta
thấy sự khác biệt rõ ràng về phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, xây
dựng môi trường giáo dục, mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Mức độ đạt được của trẻ cuối năm so với đầu năm cao hơn rất nhiều (tăng 21,2
%). Tỷ lệ trẻ đạt 96,4%, tỷ lệ trẻ chưa đạt còn 3,6%. Điều này chứng tỏ các giải
pháp đưa ra có tác dụng rất lớn trong nâng cao năng lực chuyên môn của đội
ngũ giáo viên trường Mầm non Thị Trấn Nga Sơn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển giáo dục. Trong nhà trường đội
ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, do đó tìm ra những
biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trị thiết thực
của người cán bộ quản lý trong tình hình hiện nay nhằm đưa đội ngũ giáo viên
mạnh về số lượng, vững về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là việc làm
thường xuyên lâu dài của lãnh đạo nhà trường.

skkn


18

Hơn nữa mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục trẻ phát triển toàn
diện. Muốn đạt được mục tiêu này khơng có con đường nào khác là phải bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy học. Giáo viên
phải thường xuyên học hỏi, cập nhập thơng tin trình độ để có thể đáp ứng được
nhu cầu học tập của trẻ, chính vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên là cơ hội để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn

nhau. Song việc bồi dưỡng cần phải có kế hoạch cụ thể, sát thực, có như vậy
mới mang lại hiệu quả cao.
Như vậy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy phải là một quy trình khép kín, từ bồi dưỡng lý luận đến thực tiễn là q
trình lâu dài và khơng thể nóng vội được. Phải kiên trì thường xun mới đào
tạo được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ để giảng dạy
tốt đào tạo những nhân tài cho đất nước để góp phần đáp ứng với yêu cầu của
giáo dục, có thế mới đào tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện, có tài, có đức để sau
này giúp ích và phục vụ cho đất nước.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi tuy không phải là vấn đề mới nhưng
ln mang tính thực tiễn cao và có tầm quan trọng hàng đầu trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Thực tế từ những biện pháp trên trường tơi đã thu được
những kết quả tốt và đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển của sự nghiệp
giáo dục của huyện nhà.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với phòng giáo dục
Cần tăng cường mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên có điều kiện tham gia để nắm vững việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay.
* Đối với UBND Thị Trấn:
- Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các lớp. Tích
cực xây dựng để nhà trường có đủ điều kiện trở thành trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia mức độ II.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao năng lực chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non. Kính mong sự góp ý của Hội đồng khoa
học các cấp để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn về công tác chuyên
môn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hiệu trưởng

Nga Sơn, ngày 22 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người làm sáng kiến

Mai Thị Liên

Mai Thị Thanh Huyền

skkn


19

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 2 luật giáo dục sửa đổi năm 2019.
2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm
học 2016-2017.
3. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định
4. Nghị quyết 29/NQ- TW ngày 04/11/2013 của hội nghị lần thứ tám Ban chấp
hành Trung ương kháo XI
5. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ và nghị
quyết số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo

6. Câu nói của Bác Hồ khi nước nhà vừa giành được độc lập, ngày 10 tháng 8
năm 1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số
146/SL
7. Trích lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đến dự và phát biểu tại “Lớp
học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc”, ngày 13-9-1958. 
8. Báo giáo dục Việt Nam - Thủ tướng nói tại đại hội giáo dục tồn quốc ngày
24/03/1956
9. Hướng dẫn xây dựng giáo án điện tử trên VLOS

skkn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẪ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SKKN NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP
PHÒNG GD& ĐT, CẤP SỞ GD& ĐT THANH HÓA.
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thanh Huyền
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng Trấn Nga Sơn
TT Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá
xếp
loại
(Phòng,
Sở,
Tỉnh)
1

2
3
4


5

Một số biện pháp hướng dẫn trẻ
Phịng giáo
3-4 tuổi hoạt động tạo hình và
dục nga sơn
phát triển ý tưởng sang tạo
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu Sở giáo dục và
giáo 3 tuổi qua ca dao, đồng dao đào tạo Thanh
Hóa
Nâng cao chất lượng hoạt động
Phịng giáo
góc cho trẻ 4- 5 tuổi
dục nga sơn
Một số kinh nghiệm sưu tầm
Phòng Giáo
tuyển chọn các bài đồng dao cho
dục Nga Sơn
trẻ 4- 5 tuổi theo chủ đề
Ứng dụng những thí nghiệm
Sở giáo dục và
khoa học vui vào công tác giáo
đào tạo Thanh
dục trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm
Hóa
non Thị Trấn Nga Sơn

skkn


Trường mầm non Thị
Kết quả Năm học
đánh giá đánh
giá
xếp
xếp loại
loại(A, B
hoặc C)
B

2009-2010

C

2010-2011

B

2014-2015

A

2015-2016

C

2017-2018


PHỤ LỤC

I. Phụ lục 1 : Bảng khảo sát đầu năm
Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên
TT
Nội dung khảo sát
Xếp loại
Tổng
số
T % K %
Đ % CĐ %
1
Phẩm chất nhà giáo
15
8 53,3 7 46.7 0
0
0
0
2
Phát triển chuyên môn,
15
7 46.7 8 53,3 0
0
0
0
nghiệp vụ
3
Xây dựng môi trường
15
8 53,3 7 46.7 0
0
0

0
giáo dục
4
Phát triển mối quan hệ
giữa nhà trường, gia
15
8 53,3 7 46.7 0
0
0
0
đình và cộng đồng
Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ
- Nhà trẻ
Kết quả trên trẻ
T
Đạt
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
Số trẻ
T
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1 Phát triển thể chất
47
31
66
16
34

2

Phát triển nhận thức

47

25

53,2

22

46,8

3

Phát triển ngôn ngữ

47

25

53,2

22

46,8

4


PTTC-QHXH

47

25

53,2

22

46,8

- Mẫu giáo
Kết quả trên trẻ

T
T

Nội dung khảo sát

1

Phát triển thể chất

2

Đạt

Số trẻ


Chưa đạt

Số trẻ

%

Số trẻ

%

234

200

85,5

34

14.5

Phát triển nhận thức

234

198

84,6

36


15,4

3

Phát triển ngôn ngữ

234

200

85,5

34

14.5

4

PTTC-QHXH

234

198

84,6

36

15,4


5

Phát triển thẩm mỹ

234

198

84,6

36

15,4

skkn


×