Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn sử dụng bản đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo bài để nâng cao hiệu quả ôn thi thpt quốc gia môn lịch sử ở trường thpt cẩm thủy 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1.Mở đầu.
1.1.Lí do chọn đề tài

Trang
1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Điểm mới của sáng kiến.

2

2.Nội dung.

2

2.1.Cơ sở lí luận.

2


2.2. Thực trạng

6

2.3. Giải pháp thực hiện

6

2.4. Hiệu quả

17

3.Kết luận, kiến nghị.

18

3.1. Kết luận.

18

3.2. Kiến nghị.

19

skkn


SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
THEO BÀI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1.

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến những thay đổi sâu sắc và nhanh
chóng đối với cả nhân loại; nó tác động trực tiếp đến quan niệm, lối sống và tư duy
của con người; đồng thời, chi phối các mối quan hệ kinh tế, chính trị – xã hội của mỗi
quốc gia. Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh
trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt khơng thể thiếu một nguồn nhân lực chất
lượng cao, mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của giáo dục – đào tạo. 
Để thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế thì vấn đề nguồn lực con người là vấn đề cần được quan tâm. Đổi mới
phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn và cũng là con đường
duy nhất để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn xã hội.
Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
giáo dục. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên
và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức
và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của
người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức
rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà
thực ra là yêu cầu giáo viên khơng ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trị
mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tị mị của học sinh, mài sắc
thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và
khả năng sáng tạo. giúp cho học sinh nhớ kiến thức hiểu vấn đề và đặc biệt là các kỹ
năng thực hành và sáng tạo của học sinh.
Nếu giáo viên dạy không hay, không tạo được sự hứng thú học sinh dễ chán và
lơ là trong q trình học và ơn tập hoặc giáo viên chỉ dạy lại mà khơng có cách đổi
mới hình thức và phương pháp thì càng làm cho học sinh mệt mỏi, thiếu hứng thú và
không ghi nhớ nội dung kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tơi cũng ln
tìm tịi cách dạy sao cho hợp lí nhất với việc ơn tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức,

hăng hái hơn trong học tập và cũng không quá nặng nề trong việc học ôn tập, tôi đã
lựa chọn “Sử dụng bản đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo bài để
1

skkn


nâng cao hiệu quả việc ôn thi Trung học phổ thông quốc gia cho học sinh ở
trường THPT Cẩm Thủy 1” .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
-Nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú chohọc sinh ôn tập thi THPTQuốc gia.
-Giúp học sinh khái quát kiến thức toàn bài trong một thời gian ngắn và vận dụng
câu hỏi trắc nghiệm thực hành hoàn chỉnh bài học trên lớp.
-Giúp học sinh nắm vững kiến thức từng bài, từng phần, hình dung một cách
tổng thể bài học trong chương trình.
-Học sinh vững kiến thức, tự tin trong các kì thi và đạt điểm cao cho môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Thực tế việc học ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử ở nhà trường hiện nay.
Giáo viên giảng dạy khối 12 thực hiện ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử.
Bộ đề minh họa và chương trình thi THPT Quốc gia môn Lịch sử của Bộ
GD&ĐT năm 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về sơ đồ tư duy và xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Phương pháp khái quát, tổng hợp.
Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
v.v...
1.5. Những điểm mới của SKKN.

Dựa vào thực tế việc ôn tập thi THPT Quốc gia nói chung và đặc thù mơn Lịch
sử trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia.
Nhằm đạt được kết quả tốt cho việc thi THPT Quốc gia, giáo viên sử dụng sơ đồ
tư duy từng bài, từng chủ đề, kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo bài để ôn
tập hiệu quả kiến thức, đáp ứng kì thi THPT Quốc gia môn Lịch sử hiện nay.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
I. KHÁI LƯỢC VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY.
1.Khái lược về bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một
phương tiện ghi chép đầy đủ sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó “sắp
xếp” ý nghĩ.
2

skkn


Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý
thưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển thành các nhánh tượng trưng
cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các nhánh chính lại được phân
chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3,…Trên các nhánh ta có thể thêm các hình ảnh hay
các kí hiệu cần thiết. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với
nhau khiến bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng
mà các ý tưởng thông thườn không thể làm được.
Tư duy của bản đồ là dùng hình ảnh, đường nét, màu sắc, ngơn ngữ ghi lại nhận
thức của mình về các kiến thức bài học cụ thể để định hướng phát triển tư duy và ghi
nhớ kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong não bộ của mỗi học sinh.
2.Tác dụng của “Bản đồ tư duy” trong hoạt động dạy ôn thi THPT quốc gia

môn Lịch sử.
Bộ môn Lịch sử trong nhà trường THPT là một trong những bộ mơn có số tiết
dạy ít (1,5 tiết/ tuần), nhưng kiến thức dài, khó, độ khái qt tổng hợp rất lớn. Chính
vì vậy, việc dạy- học cũng gặp nhiều khó khăn. Để giờ dạy có hiệu quả thì cả người
dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩ nếu không sẽ không đủ thời
gian. Bản đồ tư duy được xem là một kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh học
được phương pháp học tập chủ động chiếm lĩnh kiến thức môn học. Thực tế ở trường
phổ thông cho thấy, học sinh có xu hướng ngại học mơn Lịch sử, đặc trưng môn học
phải ghi chép nhiều, nhiều sự kiện mốc thời gian, khó nhớ. Các em thường học bài
nào biết bài đó, học phần sau khơng biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thống
kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào
bài học sau. Do đó việc sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy và học, sẽ giúp
học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát
triển tư duy.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập tích cực, chủ động tối đa tiềm năng của bộ
não. Việc học sinh vẽ bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của
học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt,
thẳng, cong,…), các em tự vẽ nên trên mỗi bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách
trình bày kiến thức mơn học của từng học sinh và bản đồ tư duy do các em tự thiết kế
nên các em sẽ yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình.
Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm này của bản đồ
tư duy nên người thiết kế bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố
cục để ghi thông tin cần thiết nhất và logic, vì vậy, sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học
sinh dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả. Điều này sẽ khắc phục hiện trạng
thường thấy: thầy đọc – trò chép. Đồng thời rèn luyện khả năng khái quát kiến thức
bài học bằng những từ khóa quan trọng. Đây vẫn là khâu trọng yếu trong quá trình
học tập môn Lịch sử hiện nay.
3

skkn



Bản đồ tư duy có thể sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của
các trường THPT hiện nay. Người dạy và người học có thể thiết kế bản đồ tư duy trên
giấy, bìa, bảng phụ hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy.
3.Các bước cụ thể để tạo lập một sơ đồ tư duy.
Bước 1: Xác định ý chính, từ khóa chính: Sơ đồ tư duy được tạo lập từ những
từ khóa chính. Đối với mơn Lịch sử, từ khố là những từ, những cụm từ chính.
Bước 2: Vẽ “lõi” kiến thức từ trung tâm tờ giấy. Học sinh nên bắt đầu vẽ sơ đồ
tư duy từ trung tâm tờ giấy - Đây được coi là phần lõi của sơ đồ, cũng chính là kiến
thức cơ bản hoặc tên bài.
Bước 3: Vẽ những nhánh tiêu đề phụ. Từ phần lõi, học sinh sẽ tạo ra những
nhánh với nội dung là những phần kiến thức nhỏ hơn cùng các tiêu đề phụ. Các tiêu
đề phụ này nên sử dụng chữ in hoa và thể hiện bằng những nhánh lớn, in đậm. Những
nhánh lớn cần được tô đậm hơn và bắt đầu nhỏ dần khi toả ra xa. Đặc biệt, tất cả các
nhánh đều phải được kết nối với phần “lõi” của sơ đồ.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp nhỏ hơn. Ở bước này, học sinh cần vẽ nối tiếp vào
nhánh lớn để tạo ra những nhánh nhỏ hơn. Ở những nhánh nhỏ, chúng ta chỉ nên tận
dụng từ khóa và hình ảnh gợi mở. Tất cả các nhánh nhỏ của một nhánh lớn nên tỏa ra
từ một điểm và có cùng một màu.
Bước 5: Trang trí sơ đồ bằng hình ảnh minh họa. Lúc này, học sinh hãy phát
huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, học sinh hãy vẽ những hình ảnh có
sức gợi tả tốt nhất để chỉ cần nhìn vào hình ảnh đó, chúng ta có thể liên tưởng ngay
đến kiến thức cần nhớ.
II. KHÁI LƯỢC VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
1.Khái lược về trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể
hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết,
kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con người

trong nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách quan đã
được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm tra kiến thức qua các môn học.
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ biến
trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức của người học, ở nước ta trắc nghiệm
4

skkn


khách quan được sử dụng trong các kỳ thi học kì, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia
trong ba năm học 2016-2017; 2017-2018: 2018-2019 và đang tiếp tục sử dụng trong
năm học năm học 2019-2020 trên phạm vi cả nước vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa
để xét tuyển vào đại học của các trường đại học, cao đẳng, THCN trong cả nước.
2. Sơ đồ quá trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm.
Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực nhận thức của người học
một việc vô cùng quan trọng là cần phải xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm có chất
lượng, có thể mơ tả qua các bước sau:
-Dựa vào cấu trúc, yêu cầu của đề minh họa của Bộ để xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm ôn tập cho phù hợp.
-Căn cứ vào nội dung bài học, giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi và bộ đề thi,
kiểm tra theo các cấp độ nhận thức.
-Tiến hành kiểm tra, khảo sát theo đơn vị lớp, khối 12.
-Căn cứ vào bài làm của người học, thu thập số liệu cho từng câu hỏi từng đề thi.
-Sử dụng máy tính và các phần mềm: Excel, SPSS, Eview, …. Để phân tích đánh
giá chất lượng từng câu hỏi, từng đề thi theo các tiêu chuẩn như độ khó, độ phân biệt,
độ tin cậy….
-Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.
-Đối với những câu, đề đạt yêu cầu, tiến hành hoàn thiện để trở về bước 3 tiếp tục
kiểm tra, đánh giá.
Qua các bước trên ta thấy, quá trình xây dựng và triển khai đánh giá bằng trắc

nghiệm khách quan cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nó chỉ chấm dứt khi người
dạy nhận thấy hình thức này khơng cịn phù hợp với bài học hoặc chủ đề phần đang
giảng dạy.
3. Một số ưu nhược điểm của trắc nghiệm khách quan.
3.1.Ưu điểm
-Học sinh dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời đúng nhất
trong số những câu trả lời gợi ý.
- Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được kiến thức của chương trình. Học sinh trả
lời ngắn gọn.
- Người soạn có điều kiện tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình thơng qua
việc đặt câu hỏi.
- Người chấm ít tốn cơng và kết quả chấm là khách quan vì khơng bị ảnh hưởng
tâm lý khi chấm.
3.2. Nhược điểm
5

skkn


- Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn dựa vào kỹ năng của
người soạn thảo.
- Người ra đề tốn nhiều công sức và thời gian.
- Cho phép và đơi khi khuyến khích sự phỏng đốn của học sinh.
4. Tác dụng của câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm khách quan ngày càng được áp dụng rộng rãi do tính ưu việt của nó
và trong thực tiễn đã được hiện thực hóa trong kì thi THPT Quốc gia hiện nay. Nó là
sự lựa chọn cần thiết và đang được sử dụng trong các kỳ thi, kiểm tra đánh giá. Tuy
nhiên, trong một số mơn học thì trắc nghiệm khách quan không phải là sự lựa chọn tốt
để đánh giá năng lực nhận thức của người học, có lúc cần phải chọn hình thức tự luận
hoặc kết hợp trắc nghiệm khách quan với hình thức khác. Đối với tổ hợp khoa học xã

hội (Sử, Địa, GDCD) thì trắc nghiệm khách quan có vai trị, tác dụng rất quan trọng
để đánh giá năng lực của học sinh.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Từ năm học 2016-2017 môn Lịch sử được xếp vào thi tổ hợp xã hội để xét tốt
nghiệp, xét đại học, cao đẳng, THCN đây cũng là điểm mới và là sự đột phá trong
cách thi mới mà Bộ giáo dục thực hiện thí điểm. Với 8 mơn học (Tốn, Văn, Ngoại
ngữ, Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa) đây là những môn thường niên trong thi tốt nghiệp và thi
đại học nhiều năm nên vấn đề ôn thi đã được các nhà trường chuẩn bị cho việc học ôn
từ năm lớp 10, 11, 12 và tâm lí phụ huynh, học sinh cũng đã quen và có sự chuẩn bị từ
khi con thi vào lớp 10 THPT.
Riêng mơn Lịch sử là mơn học khó, nhiều kiến thức, tâm lí chung là học sinh
ngại học nên việc dạy ôn rất khó đặc biệt là dạy như thế nào để gây hứng thú, tránh
đơn điệu nhàm chán, học sinh vừa được học ôn thoải mái nhưng vẫn nắm vững kiến
thức, tích cực trong ơn tập đạt điểm từ trung bình trở lên và hướng tới điểm 10 tuyệt
đối.
Trước thực trạng trên để ơn tập có hiệu quả đây chính là bài tốn địi hỏi vấn đề
đổi mới cách học, cách ôn như thế nào cho hiệu quả đối với học sinh khối 12 đảm bảo
thi THPT quốc gia là vấn đề cần phải giải quyết.
2.3.Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Năm học 2017-2018 khi bắt đầu mới ôn nên tôi thường hệ thống lại kiến thức
đã học bằng cách dạy lại chương trình (trần lại cho nhuyễn). Trong q trình dạy tơi
thấy học sinh khơng hào hứng mà có biểu hiện uể oải, khơng tập trung. Qua một thời
gian ôn tập trên lớp, tôi tiến hành khảo sát qua bài kiểm tra, cộng với kì thi khảo sát
THPT quốc gia lần 1 của nhà trường thì kết quả cho thấy chất lượng rất thấp. Đa số
học sinh đạt điểm dưới trung bình, thậm chí có vài em điểm dưới 1(điểm liệt), điểm từ
6

skkn



trung bình trở lên chỉ chiếm 40%. Từ kết quả đó, bản thân tơi rất băn khoăn, trăn trở
khơng biết cần phải có cách ơn như thế nào để giúp học sinh hứng thú học, không đơn
điệu và nhàm chán, giúp các em hiểu bài, nhớ lâu và có kĩ năng làm bài để đạt kết quả
mong đợi. Tôi đã nghiên cứu lại tổng thể nội dung kiến thức xem cần phải làm gì
bằng cách lên khung ơn tập của chương trình 12.
Bước 1: Tổng thể chương trình lớp 12 gồm 27 bài với tổng số tiết 52 tiết, cụ thể:
TT
Bài, tên bài
Tiết theo
Ghi chú
PPCT
1 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau
1
Chiến tranh thế giới hai (1945- 2000).
2 Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu(19452
1991) Liên bang Nga (1991-2000)
3 Bài 3: Các nước Đông Bắc á
1
4 Bài 4: Các nước Đông nam á
2
5 Bài 5: Các nước Châu phi và Mĩ la tinh
1
6 Bài 6: Nước Mĩ
1
7 Bài 7: Tây Âu
1
8 Bài 8: Nhật Bản.
1
9 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ
2

Chiến tranh lạnh
10 Bài 10: Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế
1
tồn cầu hóa…
11 Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ
1
1945- 2000
12 Kiểm tra viết
1
13 Bài 12. Phong trào DTDC ở Việt Nam từ 19192
1925
14 Bài 13. Phong trào DTDC ở Việt Nam từ 19252
1930
15 Bài 14. Phong trào cách mạng 1930- 1935
2
16 Bài 15. Phong trào dân chủ 1936- 1939
1
17 Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng
3
khởi nghĩa tháng Tám 1945…
18 Bài 17. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau
2
ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
19 Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến
3
toàn quốc chống thực dân Pháp…
20 Bài 19. Bước phát triển mới của cuộc kháng
1
7


skkn


21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

chiến toàn quốc chống thực dân Pháp…
Bài 20. Cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực
dân Pháp kết thúc
Ơn tập
Kiểm tra học kì 1
Bài 21. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh
chống đế quốc Mĩ ở miền Nam…
Bài 22. Nhân dân hai miền trức tiếp đương đầu
với đế quốc Mĩ xâm lược…
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội ở
miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam…

Ơn tập và làm bài tập lịch sử
Kiểm tra 1 tiết
Lịch sử địa phương
Bài 24. Việt Nam trong những năm đầu sau
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng CNXH và đấu tranh
bảo vệ Tổ quốc
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên
CNXH (1986- 2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 19192000.
Ôn tập và làm bài tập Lịch sử
Kiểm tra học kì 2

2
1
1
3
3
2
1
1
2
1
Giảm tải
1
1
1
1


Bước 2.
Căn cứ vào chương trình tổng thể và nội dung từng bài, với bộ mơn Lịch sử,
kiến thức chủ yếu là lí thuyết, lượng kiến thức vừa dài, lại nhiều sự kiện mốc thời
gian. Bởi vậy tôi đã chọn cách dạy ôn bằng việc sử dụng “Sơ đồ hóa kiến thức trọng
tâm” qua các bài cụ thể để dẫn dắt học sinh kết hợp việc sử dụng phương pháp đàm
thoại, nêu vấn đề để gợi mở triển khai nội dung, gợi lại kiến thức đã học giúp các em
nhớ, hệ thống kiến thức một cách tuần tự.
GV sử dụng sơ đồ hóa cụ thể sau:

BÀI 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1935.
8

skkn


I. SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột Kinh tế VN khủng hoảng
nhân dân Việt Nam để khắc phục hậu quả do
Đời sống ND cực khổ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
gây ra…-> mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân
Mâu thuẫn dân tộc sâu
VN với Pháp sâu sắc.

PHONG
TRÀO
CÁCH

sắc


MẠNG
1930-

NGUYÊN Chính sách khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp
với phong trào yêu nước, cách mạng của nhân
NHÂN

1931.

dân VN -> tình hình chính trị căng thẳng.

ĐSC
nhân
quốc
định

1

VN ra đời (đầu năm 1930) kịp thời lãnh đạo
dân đấu tranh thực hiện nhiệm vụ chống đế
và phong kiến.-> đây là nguyên nhân quyết
dẫn đến sự bùng nổ của phong trào 1930-

Phong
2

Tháng 2/1930, diễn ra cuộc bãi
công của 3000 công nhân đồn
điền cao su Phú Riềng


trào

Tháng 3-4/1930, ở nhiều địa
phương, phong trào đấu tranh của
công nhân, nông dân tiếp tục …

CÁCH
trên

tồn
MẠNG
quốc
1930-

01/5/1030, cơng nhân khắp nơi
xuống đường biểu tình, chào mừng
ngày Quốc tế Lao động.

1931

9

skkn


Trong các tháng 6,7,8 liên tiếp nổ
ra nhiều cuộc đấu tranh của công
nhân, nông dân và các tầng lớp lao
động khác trên cả nước.



viết
Nghệ
Tĩnh

Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh
dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh ...
Là đỉnh cao của phong trào cách
mạng 1930- 1931.
Thời
gian
địa
điểm
ra
đời

Nghệ An: - Xô viết ra
đời từ tháng 9/1930.
- Tại các huyện: Thanh
Chương, Nam Đàn,
Anh Sơn, Nghi Lộc,
Hưng Yên, Diễn Châu
Hà Tĩnh: - Xô viết ra
đời từ cuối năm 1930đầu 1931.- Tại các
huyện: Nghi Xn, Can
Lộc, Hương Khê

Chính quyền Xơ viết Nghệ- Tĩnh

là chính quyền cách mạng của
quần chúng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng
Hình thức chính quyền: theo kiểu Xơ
viết (mơ hình của nước Nga).

Chính
sách

Chính trị:
- Kiên quyết trấn áp bọn phản CM.
- Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
-Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được
thành lập.

tiến
bộ

Kinh tế:- Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc, 10
phong kiến đặt ra.
- Chia lại ruộng đất công cho nông dân.
skkn
- Giảm
tơ, xóa nợ.


Văn hóa- xã hội:
-Khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ.
-Bãi bỏ các hủ tục, mê tín, dị đoan…
Thực dân Pháp lo sợ trước sức

mạnh của phong trào khủng bố
đàn áp dã man -> từ giữa năm
1931, phong trào tạm lắng.

Kết
quả

3

KẾT

Khẳng định đường lối lãnh đạo
đúng đắn của Đảng, quyền lãnh
đạo của giai cấp công nhân đối
với CM Đông Dương.

QUẢ,
Ý

Ý

NGHĨA,

nghĩa

BÀI
HỌC

- Được đánh giá cao trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc

tế.
- ĐCS Đông Dương được công
nhận là phân bộ độc lập, trực
thuộc Quốc tế Cơng sản
Có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu
tiên của Đảng và quần chúng cho
Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau
này.

HỘI
NGHỊ
LẦN
THỨ
NHẤT
BCH
TRUNG
ƯƠNG
LÂM
THỜI
ĐCS
VIỆT
NAM

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
-Xây dựng khối liên minh công – nông.
- Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh và giữ chính
quyền bằng bạo lực.
Thời gian và địa điểm: tháng 10/1930, tại Hương
Cảng- Trung Quốc.

Chủ trì: Đ/c Trần Phú

skkn

11


Nội
dung
HN

Nội
dung
của

- Quyết định đổi tên ĐCS Việt Nam thành

ĐCS Đông Dương
- Cử ra BCH T.Ư chính thức do Trần Phú
làm Tổng Bí thư.
- Thơng qua Luận cương chính trị của
ĐảngTính chất CM: lúc đầu làm CMTS DQ
sau đó phát triển, bỏ qua thời kỳ TBCN
tiến thẳng lên CNXH.
Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến, đánh đổ
đế quốc

Luận
cương
chính


Động lực: cơng nhân và nơng dân.
Lãnh đạo: Đảng cộng sản Đơng Dương

trị.
Hình thức và phương pháp đấu tranh:
bạo lực cách mạng “ võ trang bạo động”

Đánh giá:

Ưu điểm: Luận
cương 10/1930 làm
sâu sắc nhiều vấn đề
thuộc chiến lược của
CMVN mà Cương
lĩnh chính trị 2/1930
đã nêu.
-

Quan hệ CMTG: Là một bộ phận của
CMTG, nhấn mạnh vô sản Đông Dương
phải liên lạc mật thiết với vô sản thế
giới…

- Hạn chế:
+ Không vạch ra được đâu là mâu thuẫn
chủ yếu của XH thuộc địa…
+ Không đề ra được mối liên minh dân
tộc và giai cấp rộng rãi…
+ Không đánh giá đúng vai trò các giai

cấp tầng lớp khác…

12

skkn


Từ sơ đồ trên, giáo viên có thể tiến hành theo 2 cách sau:
Cách 1: Giáo viên vẽ sơ đồ đã thiết kế ở hình trên vào tờ giấy A 0 bằng cách
chuẩn xác hóa kiến thức khung (cơ bản) từ đó sử dụng câu hỏi đàm thoại và gợi mở
để học sinh tiếp tục tìm hiểu kiến thức cụ thể để hồn thiện bài học một cách tuần tự
có hệ thống và chi tiết từng nội dung. Bằng hình ảnh trực quan, học sinh quan sát lưu
lại trong não bộ một hệ thống khung kiến thức, từ đó giải mã khung kiến thức bằng
việc giải quyết nội dung qua sự gợi mở của giáo viên. Trong sơ đồ hóa, giáo viên sử
dụng bút màu để ghi đậm các từ, cụm từ (gọi là từ khóa) để dễ quan sát, gây sự chú ý,
nhớ lâu hơn, chính xác hơn giúp học sinh không bị nhầm khái niệm này với khái niệm
khác, không nhầm kiến thức phần này với kiến thức phần khác, đảm bảo tính chính
xác giúp cho việc xác định đáp án đúng trong đề nhanh chóng và chính xác hơn.
Cách 2: Giáo viên sử dụng phần mềm sơ đồ hóa trên máy tính để chiếu hình
ảnh lên máy chiếu cho học sinh quan sát.
Trước khi chiếu sơ đồ hóa kiến thức, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh như:
Bài này các em cần nắm những kiến thức cơ bản nào? (hs liệt kê kiến thức) sau
đó giáo viên chốt. Sau khi chốt kiến thức, giáo viên chiếu sơ đồ hóa kiến thức ở hình
đã thết kế ở trên cho học sinh quan sát và ghi nhớ, từ đó giáo viên sử dụng phương
pháp nêu vấn đề, vấn đáp học sinh tìm hiểu cụ thể nội dung bài học. Qua sơ đồ hóa
kiến thức giáo viên sẽ nhấn mạnh các từ, cụm từ mang tính chất từ khóa để học sinh
khắc sâu, nhớ lâu kiến thức để vận dụng vào việc giải quyết câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
Khi ôn tập tôi đã thực hiện theo 2 cách làm trên vì căn cứ vào đặc trưng mơn
Lịch sử thì sơ đồ hóa kiến thức đã chứng tỏ được ưu thế và hiệu quả trong nhiều bài

để ôn tập cho học sinh. Đặc biệt là những bài dài, nhiều kiến thức.
Sau đó dựa vào các nội dung chính trong bản đồ tư duy, GV tiếp tục hướng
dẫn gợi mở để phân tích kĩ hơn nội dung kiến thức bài học. Việc sử dụng bản đồ tư
duy trong bài học này giúp cho GV nêu vấn đề, vấn đáp và học sinh dựa vào SKG và
hồi tưởng lại kiến thức đã học để trả lời theo hệ thống thiết lập thành một bảng hệ
thống kiến thức đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Đồng thời khi nội dung bài học đã
được hệ thống tinh gọn trên bản đồ tư duy, GV và học sinh có nhiều thời gian tìm
hiểu, nhớ và nhắc lại kiến thức đã học trong bài.
Sau khi nội dung kiến thức đã được gợi lại qua bản đồ tư duy, giáo viên sẽ sử
dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã được xây dựng theo nội dung kiến
thức bài học để học sinh tiếp tục được kiểm tra kiến thức bản thân qua bài trắc nghiệm
khách quan.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
13

skkn


Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài học để thiết lập nên câu hỏi trắc nghiệm
khách quan theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (thấp; cao). Các mức độ
đó phải được phủ tồn bộ kiến thức bài học .
A. Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Hậu quả lớn nhất cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã đem đến
cho xã hội Việt Nam là gì?
A. Làm cho đời sống của giai cấp nông dân thêm cực khổ.
B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
C. Đời sống của giai cấp tư sản, tiểu tư sản bấp bênh.
D. Giai cấp địa chủ bị phá sản hàng loạt, đời sống khó khăn.
Câu 2: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định
sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?

A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh
D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân
Câu 3: Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương B. Mặt trận dân chủ Đông Dương
C. Hội phản đế Đông Dương
D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 4: Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai
C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, địi độc lập cho dân tộc
D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hịa bình
Câu 5: Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu
diễn ra ở đâu?
A. Miền Trung
B. Miền Bắc
C. Miền Nam
D. Trong cả nước
Câu 6: Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị(10/1930) là:
A. Công nhân, nông dân
B. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
C. Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản
D. Cơng nhân, nơng dân và trí thức
Câu 7: Từ năm 1930 kinh tế Việt Nam khủng hoảng suy thối bắt đầu từ lĩnh vực
nào?
A. Nơng nghiệp
B. Cơng nghiệp C. Thủ cơng nghiệp
D. Thương nghiệp
Câu 8. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 như thế nào?

A. Bước đầu phát triển.
B. Phát triển mạnh mẽ.
C. Khủng hoảng trầm trọng
D. Bước vào thời kỳ suy thoái.
Câu 9.  Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra tại đâu?
A. Thanh Hóa- Nghệ An
B. Nghệ An- Hà Tĩnh
C. Hà Tĩnh – Qng Bình
D. Thanh Hóa – Hà Tĩnh.
14

skkn


Câu 10. Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)?
A. Báo cáo chính trị.
B. Luận cương chính trị.
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
D. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng
B. Câu hỏi phần thơng hiểu:
Câu 11: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào khơng thuộc Luận cương chính trị
tháng 10/1930?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết
liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”
Câu 12: Bài học kinh nghiệm về lực lượng cách mạng được rút ra trong phong trào

cách mạng 1930-1931 là gì?
A. Về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
B.Xây dựng khối đồn kết dân tộc
C. Xây dựng khối liên minh cơng nông
D. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận thống nhất
Câu 13: Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ
C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, địi độc lập cho dân tộc
D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hịa bình
Câu 14: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã trưởng
thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận:
A. Là một phân bộ của quốc tế cộng sản
B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh
C. Là một Đảng lãnh đạo cách mạng
D. Là một Đảng của giai cấp cơng nhân
Câu 15. Chính sách kinh tế nào khơng phải do chính quyền Xơ Viết Nghệ Tĩnh thực
hiện trong những năm 1930-1931?
A. Bãi bỏ thuế thân.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Xóa nợ cho người nghèo.
D. Chia ruộng đất cơng cho dân cày.
Câu 16. Lực lượng quan trọng tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là:
A. trí thức phú nơng
B. công nhân và nông dân
C. tư sản và tiểu tư sản
C. Nơng dân và trí thức
Câu 17. Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính
tri của Đảng (10/1930) là
A. thực dân Pháp và tư sản mại bản.

B. đế quốc, tư sản phản cách mạng.
C. phong kiến, đế quốc
D. đế quốc, phong kiến và tư sản...
15

skkn


Câu 18. Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông
Dương là
A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.
B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.
D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Câu 19. Từ giữa năm 1931 phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra như thế nào?
A. Phát triển sôi nổi, mạnh mẽ hơn.
B. Bùng nổ lẻ tẻ, yếu ớt
C. Dần lắng xuống.
D. Hồn tồn chấm dứt.
Câu 20. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào 1930-1931 là gì?
A. Bãi cơng chính trị.
B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
C. Mít tinh địi quyền dân chủ.
D. Đưa u sách cải thiện đời sống.
C. Câu hỏi vận dụng:
Câu 21. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 lại có tác động, ảnh
hưởng đến Việt Nam?
A.Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp.
B.Việt Nam là thị trường độc chiếm của Pháp.
C. Vì cuộc khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng trên tồn thế giới.

D. Vì kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Câu 22. Vì sao nói Xơ viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 –
1931?
A. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.
B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến.
D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
Câu 23: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931
A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”
B. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hịa bình”.
C. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”.
D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”.
Câu 24. Vì sao chính quyền được thành lập ở Nghệ - Tĩnh trong phong trào 1930 –
1931 được gọi là Xô viết?
A. Chính quyền đầu tiên của cơng nơng.
B. Chính quyền do giai cấp cơng nhân lãnh đạo.
C. Chính quyền được tổ chức theo nhà nước kiểu mới.
D. Chính quyền được tổ chức theo kiểu Xô viết ở nước Nga.
Câu 25. Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị(10/1930) là gì?
A. Đánh giá khơng đúng khả năng cách mạng của giai cấp nơng dân.
B. Khơng đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.
16

skkn


C. Xác định động lực cách mạng là giai cấp cơng nhân, nơng dân, tiểu tư sản trí thức.
D. Xác định tính chất Cách mạng Đơng Dương.
Câu 26. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931 được thể hiện như
thế nào?

A. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam
B. Phong trào đã hình thành được khối liên minh công- nông vững chắc
C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.
D. Phong trào đã thành lập chính quyền cách mạng Xơ Viết - Nghệ Tĩnh
Câu 27. Mâu thuẫn cơ bản nào tồn tại trong xã hội Việt Nam những năm 1930-1931?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chính quyền thực dân.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
Câu 28. Nguyên nhân quyết định dẫn tới sự phát triển mạnh của phong trào cách
mạng 1930-1931 là gì?
A. Đời sống của nhân dân lao động đói khổ trầm trọng.
B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào.
D. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 29. Phong trào đấu tranh nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng
khởi nghĩa tháng Tám 1945?
A. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.
Câu 30. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong
trào yêu nước trước năm 1930?
A. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
B. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
D. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Với các bài trong chương trình, tương tự cũng làm theo các bước và cách thức
như vậy. Giáo viên phải tạo sơ đồ khung tư duy từng bài cụ thể trong chương trình từ

đó hồn thiện các nhánh và đó cũng là cách đi hồn thiện bài ơn tạo sự mới mẻ trong
cách dạy dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung, tạo ra sự hứng thú cho người học. Sau
khi hoàn tất sơ đồ tư duy, công việc tiếp theo là xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm theo nội dung kiến thức đã ơn tập. Kết hợp sơ đồ hóa và câu hỏi trắc nghiệm
khách quan theo bài như vậy sẽ giúp cho học sinh không những nhớ kiến thức mà còn
17

skkn


chắc, nắm kiến thức một cách hệ thống và đặc biệt sẽ được kiểm nghiệm những nội
dung đã học qua việc làm bài trắc nghiệm khách quan. Học sinh vừa học lí thuyết và
được thực hành, do đó kết quả thi sẽ đảm bảo chất lượng bài làm.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến.
Trong học kì I(năm học 2017- 2018) thực hiện cách ôn tập là dạy lại kiến thức giống
như các tiết dạy chính khóa trên lớp theo từng tiết học của năm học với lối nghĩ là trần lại cho kĩ
nhưng khi khảo sát đề theo cấu trúc thi THPT quốc gia của bộ và kết quả khảo sát điểm học sinh đạt
được rất thấp cụ thể:

TT
1
2
3

Lớp
G-K(%)
TB(%)
Y(%)
K(%)
Ghi chú

12A5
10(23,8%) 20(47,6%) 12(28,6%)
0
Tổng 42
12A6
8(20%)
15(37,5%) 17(42,5%)
0
Tổng 40
12A9
7(18,9%)
8(21,6%)
20(54,1%) 2(5,4%)
Tổng 37
Từ kết quả đó, bản thân tôi đã thay đổi cách dạy tạo hứng thú cho học sinh khi
tiếp cận kiến thức đã được học. Bằng việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức cơ bản qua
cách gợi mở, vấn đáp để tường minh nội dung bài học trên cơ sở đó giáo viên sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo bài đã giúp học sinh không chỉ hệ thống lại kiến
thức đã học mà học sinh cịn được thực hành ln thơng qua câu hỏi trắc nghiệm
khách quan giúp học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng khi làm bài để một lần nữa
chính xác hóa nội dung kiến thức đã học. Từ cách làm này, bản thân tôi đã thực hiện
khảo sát bằng việc cho học sinh kiểm tra theo cấu trúc thi THPT quốc gia của Bộ và
qua các lần khảo sát của nhà trường, đặc biệt là kết quả thi THPT quốc gia qua 2 năm
học: 2017-2018; 2018-2019 với kết quả như sau:
Năm học 2017- 2018:
TT
Lớp
G-K(%)
TB(%)
Y(%)

K(%)
Ghi chú
1
12A5
22(52,4%) 16(38,1%) 04(9,5%)
0
Tổng 42
2
12A6
20(50,0%) 15(35,7%) 05(11,9)
0
Tổng 40
3
12A9
16(43,2%) 15(40,5%) 6(16,2%)
0
Tổng 37
Năm học 2018-2019
TT
Lớp
G-K(%)
TB(%)
Y(%)
K(%)
Ghi chú
1
12A6
30(69,8%) 10(23,3%) 03(6,9%)
0
Tổng 43

2
12A7
20(51,3%) 13(33,3%) 06(15,4)
0
Tổng 39
3
12A10
16(43,2%) 16(40,5%) 5(16,2%)
0
Tổng 37
Trong năm học 2019-2020 bộ môn Lịch sử chúng tôi cũng đang tiếp tục thực
hiện cách dạy này với mục đích giữ vững và nâng cao chất lượng bộ môn trong thi
THPT, năm nay với quy chế là 70% điểm thi trong việc xét tốt nghiệp THPT đối với
học sinh. Rất kì vọng mơn Lịch sử sẽ góp phần giúp học sinh có điểm cao để học sinh
18

skkn


đạt được kết quả tốt nghiệp cao nhất và trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng
chuyên nghiệp theo nguyện vọng.
3.Kết luận, kiến nghị.
3.1.Kết luận.
Nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu quan trọng của nhà trường nói chung
và cá nhân giáo viên đang trực tiếp giảng dạy nói riêng. Với đặc trưng mỗi mơn học
đều có những phương pháp, cách thức ôn thi khác nhau, những cách thức và phương
pháp đó đều đem lại những hiệu quả nhất định cho bộ mơn. Kì thi THPT quốc gia
theo cách thức thi mới đó là thi tổ hợp - thi trắc nghiệm khách quan. Để đáp ứng yêu
cầu môn học, đặc biệt để kết quả ôn tập chất lượng người giáo viên đã chủ động tìm
tịi cách dạy, cách ôn sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Qua việc sử dụng sơ đồ tư

duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong việc ôn thi môn Lịch sử, tơi đã phần nào
giúp học sinh có cách tiếp cận mới, hăng hái hơn, chủ động hơn, lĩnh hội kiến thức
một cách hệ thống, tuần tự khắc sâu kiến thức ôn, học sinh nhớ lâu và chính xác kiến
thức đáp ứng một cách cơ bản chương trình và kì thi THPT quốc gia mà Bộ giáo dục
và đào tạo đề ra.
3.2.Kiến nghị.
Để ôn thi THPT quốc gia hiệu quả hơn nữa, đề nghị Sở GD&ĐT chỉ đạo tổ
chức các đợt tấp huấn chuyên đề hiệu quả. Sớm có các bộ đề minh họa chất lượng và
tổ chức thi khảo sát chung trong tỉnh.
Trên đây là SKKN của tôi. Qua SKKN này rất mong các bạn đồng nghiệp tiếp
nhận và cho tơi những ý kiến góp ý để tơi hồn thiện hơn trong việc ôn thi THPT
quốc gia những năm học tới đạt hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 7 năm 2020
SKKN này do tơi làm, khơng coppy dưới
bất kì hình thức nào nếu sai tơi chịu hồn
tồn trách nhiệm
Tác giả

Nguyễn Lương Oanh

19

skkn




×