Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn thiết kế bài giảng e learning bằng phần mềm ispring suite cho bài cấu trúc lặp nhằm nâng cao tính tự học cho học sinh trường thpt thường xuân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 17 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối
với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện
phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”.
E-Learning là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của
Internet. Giáo viên và học sinh đều có thể tham gia học và đào tạo trên hệ thống
E-learning trên máy tính, máy tính bảng, hoặc điện thoại thơng minh có kết nối
Internet. Thơng qua E-learning giáo viên có thể trực tiếp giảng dạy cho học sinh
hoặc gửi, lưu trữ những bài giảng, dữ liệu bài học trên hệ thống bằng các hình
ảnh, video, âm thanh. Và học sinh có thể theo dõi nhiều bài giảng theo phương
thức online hoặc offline, trao đổi với giáo viên- học sinh khác, tạo chủ đề thảo
luận trong forum, thực hiện các bài kiểm tra,…
Do E-learning không rào cản về địa lý và thời gian, chính vì vậy học sinh
có thể linh động sắp xếp thời gian học tập cho phù hợp với nhu cầu cuộc sống
của mình. Vì việc học E-learning khơng có sự ép buộc và thối thúc của thầy cô.
Người học sẽ tự chủ động tham gia học và lên kế hoạch học tập linh động và
hiệu quả. 
Các khóa học E-learning cho phép học sinh tiếp cận khơng giới hạn
nguồn tài nguyên, các tài liệu có sẵn, và những tài liệu ln được cập nhật liên
tục. Vì vậy, khi cần bất cứ kiến thức nào bổ trợ, hay cần ơn bài, cần xem lại bài
thì học sinh có thể truy cập và sử dụng bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khơng giống
như một buổi học một lần, khóa học elearning có sẵn trên mạng, bạn có thể học
lại nhiều lần cho đến khi nắm vững kiến thức.
Để tạo bài giảng E-learning , tơi sử dụng phần mềm Ispring Suitel Việt
hóa. iSpring Suite là một trong những phần mềm chuyên dụng dùng để thiết
kế bài giảng E-Learning. Phần mềm có tất cả các tính năng cần thiết cho một
bài giảng E-Learning chuyên nghiệp và đặc biệt cịn có thanh cơng cụ tích hợp
vào chương trình PowerPoint.
Tơi đã khai thác nhiều tính năng trong phần mềm Ispring, Việt hóa phần
mềm để tạo ra bộ câu hỏi trắc nghiệm với giao diện tiếng Việt cho học sinh dễ


dàng thực hiện và hoàn thành được bài học của mình.
Trên thực tế bộ mơn Tin học THPT thường ít được học sinh quan tâm,
u thích vì nó không thuộc tổ hợp môn thi ĐH nào. Nhất là Tin học lớp 11, một
nội dung kiến thức cần rất nhiều sự tư duy sâu và khả năng sáng tạo. Mặt khác
học sinh dễ nhận thấy tin học 10, 12 thường là các chương trình ứng dụng, dễ
hiểu, dễ vận dụng, dễ hình dung, cịn Tin học 11 thường rất ít ứng dụng dễ thấy,
do vậy khó tiếp cận, khó gần gũi đối với các em học sinh. Trong nhiều năm
giảng dạy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho học sinh u thích mơn tin học, đặc
biệt là Tin học 11 là một việc làm rất cần thiết và cần đầu tư.
Đối với nội dung Tin học 11, học sinh được làm quen với ngơn ngữ lập
trình bậc cao. Thơng qua đó học sinh có thể lập trình cho những bài tốn cụ thể.
Khi học về ngơn ngữ lập trình, học sinh được học về ba cấu trúc lệnh: tuần tự, rẽ
nhánh và lặp. Trong đó lệnh lặp là lệnh hoạt động phong phú và cho kết quả
tuyệt vời nhất, nhưng đồng thời nó cũng là lệnh khó nhất đối với học sinh và
1

skkn


cũng là lệnh được áp dụng nhiều nhất để giải quyết các bài tốn trong Tin học.
Vì vậy, đối với bài “Cấu trúc lặp” với thời lượng trên lớp là bốn lăm phút có thể
học sinh vẫn chưa đủ để vận dụng cấu trúc lặp trong việc giải quyết các bài tốn
thực tiễn, nên học sinh có thể xem lại bài học bất cứ lúc nào, có thể học lại nhiều
lần cho đến khi nắm vững kiến thức.
Từ những vấn đề đã dẫn ra ở trên, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại
trường THPT THƯỜNG XUÂN 2 tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi
phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến
thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó
hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan

trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những
yêu cầu môn học, sau đó việc ứng dụng của nó vào cơng việc thực tiễn đời sống
xã hội. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài Thiết kế bài giảng E-Learning bằng
phần mềm iSpring Suite cho bài “Câu trúc lặp” (SGK – Tin học 11) nhằm
nâng cao tính tự học cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong trường phổ thơng, đặc biệt
là dạy học lập trình ở Tin học lớp 11.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thơng nói chung và
mơn Tin học nói riêng.
- Giúp học sinh bước đầu tiếp cận với bài giảng E – Learning, tiếp cận với cách
dạy và học trực tuyến.
- Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Bài cấu trúc lặp (SGK – Tin học 11)
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý thuyết của mơn Tốn, là môn học cơ sở cho sự phát triển tư
duy lập trình trong Tin học.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết của Ngơn ngữ lập trình Pascal. Sự hoạt động tuần tự
từng bước của máy tính khi thực hiện chương trình.
- Phân tích đánh giá mức độ học sinh hiểu vận dụng, giải được các bài toán
trong Tin học, từ đó xây dựng, giới thiệu các bài tốn phù hợp với từng đối
tượng học sinh.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lý thuyết và thực tiễn đã cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục đối với
sự phát triển của quốc gia. Giáo dục thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực
thông qua 2 phương thức chủ yếu: đào tạo truyền thống (mặt đối mặt) và đào tạo
từ xa. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 với vai trị trung tâm của công nghệ
thông tin trong việc kết hợp các công nghệ với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật

lý, kỹ thuật số và sinh học, đã tạo ra những thay đổi đột phá về tư duy và
phương thức giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
Giáo dục 4.0 hướng tới khai thác tiềm năng công nghệ số và nguồn dữ
liệu lớn để tạo ra xu hướng mới, đó là xã hội học tập và thực hiện sứ mạng học
2

skkn


tập suốt đời nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp 4.0,
nơi mà con người và máy móc cùng kiến tạo nên một thế giới mới, người học sẽ
học tập theo đam mê chứ không không cố nhồi nhét kiến thức vào đầu và phải
quyết định những gì cần học để dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với
nền cơng nghiệp hiện đại theo hướng tư duy sáng tạo. Xã hội học tập và học tập
suốt đời cũng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo triển khai trong thời gian qua. Nghị quyết số 29/NQ-TW
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Khóa XI) đã chỉ rõ một trong các nhiệm vụ, giải
pháp cơ bản thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam là
“hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học
tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”. E-learning là xu thế tất yếu để hiện
thực hoá chủ trương này, bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống,
nhờ tính tương tác cao dựa trên truyền thơng đa phương tiện, tạo điều kiện cho
việc “cá nhân hoá” nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của người
học, cho phép người học tiếp cận tối đa với thế giới hiện đại và tri thức nhân
loại, tạo cơ hội tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi theo tiến trình phát triển của
CNTT với chi phí hiệu quả. Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới như đã
trình bày trong phần trên cho thấy vai trị của E-learning trong sự phát triển đất
nước trong thời đại số. Đó là một giải pháp mang tính chiến lược trong phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bao
gồm nâng cao chất lượng đào tạo, gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục, phục vụ

đào tạo lại và đào tạo nâng cao cũng như phát triển năng lực số (digital literacy)
của nguồn nhân lực. Đối tượng của E-learning bao gồm giáo dục phổ thông,
giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp sau ra trường. Trong đó, nếu áp dụng
E-learning trong giáo dục phổ thông chủ yếu phải dựa trên đầu tư nhà nước, áp
dụng E-learning trong giáo dục nghề nghiệp dựa vào đóng góp của người học và
doanh nghiệp, thì E-learning trong giáo dục đại học đòi hỏi một hệ thống chính
sách phù hợp để tối ưu hóa nguồn kinh phí đầu tư từ nhà nước và huy động
nguồn lực tối đa từ xã hội.
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông
đang rất được nhà nước và xã hội quan tâm. Giáo viên phải chuyển dần từ
phương pháp dạy học truyền thống (giáo viên giữ vai trị trung tâm) sang
phương pháp dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy
và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Ngồi ra, giáo viên cịn phải bồi dưỡng
cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và
vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu trên, giáo
viên phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy
học vì những lí do sau: 
- Thứ nhất, nó phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong hệ thống giáo dục
của phương Tây, cơng nghệ thơng tin chính thức được đưa vào chương trình học
phổ thơng từ rất sớm. Người ta nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về cơng nghệ
thơng tin đã có ích cho tất cả các mơn học khác nhau. Do đó, việc ứng dụng nó
vào dạy học ở trường phổ thông Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển của
thời đại.
3

skkn


- Thứ hai, cơng nghệ thơng tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện

dạy học, các phần mềm dạy học như Activestudio, Powerpoint, Violet, iSpring
Suite  …sẽ giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học
sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên
tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh và ngược
lại. Do đó, ứng dụng cơng nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin
bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình.
Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức. 
-Thứ ba, học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về
các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh
trực quan (hình tư liệu, bản đồ, những đoạn phim tư liệu …) Như vậy, ngày nay
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối với
hệ thống giáo dục Việt Nam vì nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để dẫn
dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy
sáng tạo của học sinh. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong
quá trình lĩnh hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Từ đó, hình thành cho người học kĩ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư
duy và hứng thú, hăng say trong học tập.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong lập trình, điều thú vị nhất là vận dụng các câu lệnh để máy tính
thực hiện đưa ra kết quả theo mong muốn của người lập trình. Các ngơn ngữ lập
trình bậc cao đưa ra ba cấu trúc lệnh: tuần tự, rẽ nhánh, lặp. Như đã nêu ở phần
lí do, lệnh lặp là lệnh hoạt động phong phú và cho kết quả tuyệt vời nhất, nhưng
đồng thời nó cũng là lệnh khó nhất đối với học sinh, và cũng là lệnh được áp
dụng nhiều nhất để giải quyết các bài tốn trong Tin học.
Nếu học sinh khơng nắm được lệnh này thì:
+ Đa số các bài tốn các em khơng viết được chương trình.
+ Các kiểu dữ liệu có cấu trúc như kiểu mảng, kiểu xâu học sinh không
vận dụng được.
Muốn hiểu được câu lệnh lặp đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic tốt.

Đối với học sinh khá giỏi thì đây là lệnh khó, cịn đối với học sinh trung bình và
yếu, nếu giáo viên khơng có phương pháp phù hợp để các em có thể hiểu được
thì đây thực sự là mê cung đối với các em.
Trên thực tế, ở trường THPT Thường Xuân 2, học sinh trung bình, yếu,
kém chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 80%) nên câu lệnh lặp là kiến thức thực sự khó
với các em. Khi dạy bài này, để học sinh hiểu rõ bản chất của cấu trúc lặp và vận
dụng để giải quyết các bài tốn cụ thể khơng phải chỉ trong thời lượng bốn lăm
phút trong một tiết học học sinh hiểu ngay được. Chỗ nào còn chưa rõ, học sinh
có thể xem lại bài giảng E-Learning ở phần đó để thực hiện được nhiệm vụ học
tập.
Và đặc biệt trong việc ứng dụng phần mềm Ispring để soạn bài giảng ELearning có nhiều cơng cụ phong phú giúp học sinh hứng thú học tập hơn.
Trong đó có tính năng chèn Bài trắc nghiệm. Khi chọn “Chèn trắc nghiệm”
chương trình sẽ kích hoạt phần mềm iSpring QuizMaker cho phép soạn bài trắc
4

skkn


nghiệm hoặc phiếu khảo sát. Đây là một ưu điểm rất mạnh của ISpring Suite.
Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm này cho phép soạn 11 kiểu câu hỏi trắc
nghiệm và 12 kiểu câu khảo sát khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn,
điền khuyết…. Sau khi làm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của
người làm đồng thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giáo viên nếu ứng
dụng trực tuyến. Giao diện thanh cơng cụ của trình soạn đề trắc nghiệm của
ISpring Suite cũng hoàn toàn bằng tiếng Việt và thiết kế rất đơn giản, dễ sử
dụng trong khi nếu chỉ dùng PowerPoint thì giáo viên khơng thể soạn được bài
kiểm tra trắc nghiệm theo chuẩn e-learning được.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu dạy bài “Cấu trúc lặp” với tình hình
thực tế dạy nội dung này ở trường THPT THƯỜNG XUÂN 2, tôi chọn đề tài:
Thiết kế bài giảng E-Learning bằng phần mềm iSpring Suite cho bài “Câu

trúc lặp” (SGK – Tin học 11) nhằm nâng cao tính tự học cho học sinh trường
THPT Thường Xuân 2.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
3.1 Giới thiệu cách cài đặt phần mềm iSpring Suite 
- Tải phần mềm iSpring Suite  tại />- Nháy đúp chuột vào biểu tượng vừa tải, tuần tự theo các bước sẽ cho kết quả
thành cơng
- Tiến hành việt hóa phần mềm Ispring Suite tham khảo tại link sau
/>Sau khi cài đặt nháy chuột vào chữ Ispring trên Menu của powerpoint kết
quả hiện ra như sau

3.2 Các bước sử dụng iSpring Suite để tạo bài giảng E-Learning
Bước 1: Thiết kế bài giảng trên powerpoint
Khởi động phần mềm PowerPoint và thực hiện soạn bài giảng trên phần mềm
này như bình thường.
Bước 2: Sử dụng các tính năng của iSpring Suite để hồn thiện nội dung bài
giảng
Để tạo bài trắc nghiệm làm theo các bước sau:

5

skkn


- Chọn slide cần chèn, trên thanh công cụ của Powerpoint, chọn iSpring Suite
=>
chọn Quiz
- Khi xuất hiện cửa sổ chương trình iSpring QuizMaker mở tệp chứa bài khảo
sát hoặc bài kiểm tra cần chèn ở phần Recent Quiz (nếu đã có sẵn)
Hoặc có thể tạo trực tiếp các bài trắc nghiệm trên iSpring trong phần Servey

- Khi đã tải lên xong/ tạo xong chọn Save and Return to Course để kết thúc

Để quay màn hình, làm theo các bước sau:
- Chọn iSpring Suite 9 => chọn Screen Recording.
- Trên cửa sổ iSpring Cam Pro xuất hiện =>chọn vào New Recording
- Khi hộp thoại Recording Settings xuất hiện bạn có thể tùy chọn một số kiểu
quay dưới đây 
+ Screen: Chỉ quay màn hình.
+ Camera: Quay hình thơng qua webcam.
+ Screen and Camera: Quay màn hình và quay hình thơng qua webcam.
6

skkn


- Chọn vào nút Start a new recording để bắt đầu quay màn hình.
- Bấm phím F10  => cửa sổ iSpring Cam Pro xuất hiện.
- Vào Home => chọn Save and Return to Course là xong.

Để Ghi âm/ghi hình và đồng bộ thực hiện như sau: 
- Chọn slide cần ghi hình/ghi âm => Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng
trong slide.
- Vào tab iSpring Suite 9 => chọn Record Video (nếu muốn ghi hình), chọn
Record Audio (nếu muốn ghi âm)
- Khi chọn Record Video => Hộp thoại Record Video Narration sẽ xuất hiện bạn
chọn Start Record => chọn Next Animation => chọn OK
- Khi chọn Record Audio => Hộp thoại Record Audio Narration sẽ xuất hiện
bạn chọn Start Record => chọn Next Animation => chọn OK

Bước 3: Thêm thông tin giáo viên và nhà trường

Thêm các thông tin về giáo viên, người soạn bài giảng, nhà trường trong bài
soạn bằng cách:
- Chọn Presentation Resources => Presenters => chọn “Add” sẽ xuất hiện hộp
thoại Edit Presenter Info
- Nhập đầy đủ các thông tin vào như Name, Title, Email, Wed site, Phone, Info
=> Chọn OK để kết thúc
7

skkn


Bước 4: Thiết lập thuộc tính cho slide
- Vào iSpring Suite 9 => chọn Slide Properties
- Cửa sổ Slide Properties xuất hiện với các chức năng tương ứng là
+ Thẻ “Title” thay đổi tiêu đề của slide
+ Thẻ “Advance” giúp đặt tính năng chuyển slide: với 2 chế độ On-Click
(chuyển sang slide tiếp bằng tay) hoặc Auto (tự động chuyển slide) hoặc có thể
chọn cả hai. 
+ Thẻ “Lock” cho phép khóa slide lại và tại slide bị khóa thì khơng thẻ kéo
thanh trước để bỏ qua hoặc chọn”< TRƯỚC” hoặc chọn “TIẾP THEO >” được.
+ Thẻ “Layout” cho phép tùy chỉnh bố cục của từng slide.

8

skkn


Bước 5: Xuất bản bài giảng 
- Vào iSpring Suite 9 => chọn Publish => Xuất hiện hộp thoại Publish
Presentation. Chọn một trong các kiểu xuất bản:

+ My Computer: Xuất bản trên máy tính
+ iSpring Cloud: Xuất bản đến đám mây iSpring (phải mua bản quyền của
Ispring thì mới dùng được dạng này)
+ iSpring Learn: Xuất bản đến LMS của iSpring tương tự như iSpring Cloud,
(có thể chia sẻ cộng đồng)
+ LMS: Xuất bản dạng chuẩn E-Learning, tương thích với các website ELearning theo chuẩn AICC, SCORM
+ YouTube: Xuất bản đến YouTube.

3.3 Tổ chức cho học sinh tự học bài giảng E-Learning
Để nâng cao tính tự học cho học sinh, tôi đã tiến hành cho học sinh tự học
qua bài giảng E-Learning rồi đánh giá năng lực tự học, khả năng tiếp thu kiến
thức của học sinh qua hệ thống câu hỏi tương tác của phần mềm Ispring Suite
như sau:
Phần chuẩn bị:
- Giáo viên soạn bài giảng E-Learning theo hướng dẫn ở mục 3.2
- Giáo viên chép bài giảng đến từng máy học sinh trên phịng bộ mơn
Tiến trình bài dạy:
- Học sinh tự học qua bài giảng (20-30 phút), mỗi máy 2 học sinh trao đổi trả lời
các câu hỏi tương tác của bài giảng .
- Giáo viên đánh giá khả năng tự học, tiếp thu kiến thức của học sinh qua hệ
thống câu hỏi tương tác trong bài giảng: giáo viên ghi nhận thang điểm đạt được
của từng nhóm học sinh.
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức của bài học.
- Học sinh ghi nhận kiến thức.
9

skkn


3.4 Minh họa bài giảng E-Learning


Sile giới thiệu

Sile kiểm tra bài cũ
10

skkn


Sile nội dung bài học

Đưa ra các ví dụ thực tế dễ hiểu
11

skkn


Đối với mục phân loại lặp có đưa ra 2 ví dụ tặng hoa hồng cho bạn gái, giúp học
sinh hứng thú trong học tập

Trong phần minh họa câu lệnh for-do, có quay video viết chương trình bằng
Pascal giúp học sinh nhanh chóng biết cách vận dụng
12

skkn


Phần ví dụ có quay video minh họa hoạt động của bài toán bằng phần mềm
Crocodile giúp học sinh hiểu được bản chất câu lệnh lặp


Đưa ra bài tốn tính giai thừa có áp dụng cấu trúc lặp mà học sinh đã được biết
trong tốn học, giúp học sinh hình thành được cách giải quyết bài toán
13

skkn


Phân nhóm học sinh theo yêu cầu, các nhóm lựa chọn gói câu hỏi tương ứng với
nhóm, tương tác trực tiếp trên máy tính để hồn thành nội dung của nhóm (máy
tính sẽ chấm điểm của nhóm)

Đưa ra dạng câu hỏi tương tác chọn từ trong danh sách từ có sẵn
14

skkn


Đưa ra câu hỏi tương tác dạng sắp xếp trình tự
3.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả giờ dạy
Tổ chức cho học sinh viết bài thu hoạch dưới hai hình thức: trắc nghiệm
và bài tập tự luận. Sau đây tôi xin đưa ra hệ thống câu hỏi để kiểm tra khả năng
hiểu bài của học sinh.
Phần câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Cú pháp biểu diễn câu lệnh for-do dạng tiến là
A, For <biến đếm>=<giá trị đầu> To <giá trị cuối> Do <câu lệnh>;
B, For <biến đếm>=<giá trị đầu> To <giá trị cuối> Do <câu lệnh>
C, For <biến đếm>:<giá trị đầu> To <giá trị cuối> Do <câu lệnh>;
D, For <biến đếm>:=<giá trị đầu> To <giá trị cuối> Do <câu lệnh>;
Câu 2: Cú pháp biểu diễn câu lệnh for-do dạng lùi là
A, For <biến đếm>=<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> Do <câu lệnh>;

B, For <biến đếm>=<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> Do <câu lệnh>
C, For <biến đếm>:<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> Do <câu lệnh>;
D, For <biến đếm>:=<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> Do <câu lệnh>;
Câu 3: Hoạt động nào là lặp với số lần biết trước
A, Chạy quanh sân cho đến khi nào mệt
B, Chạy 10 vòng sân
C, Học bài cho đến khi nào thuộc
D, Đếm tiền cho đến khi mỏi tay
Câu 4: Muốn in ra cac số nguyên liên tiếp từ 120 ta viết câu lệnh thế nào cho
15

skkn


đúng?
A, for i:=1 to 20 do write(I);
B, for i:=20 to 1 do write(I,’ ‘);
C, for i:=1 to 20 do write(’ ‘);
D, for i:=20 to 20 do write(I,’ ‘);
Câu 5: Muốn in ra 20 chữ cái ‘a’ ta viết câu lệnh thế nào cho đúng?
A, for i:=1 to 20 do write(‘i‘);
B, for i:=20 downto 1 do write(‘a’);
C, for i:=20 downto 1 do write(i);
D, for i:=1 to 20 do write(i);
Câu 6: Xét chương trình sau:
Var s,i:integer;
Begin
S:=0;
for i:=1 to 5 do s:=s+i;
write (s);

End.
Kết quả của chương trình trên là:
A, 15
B, 1
C, 0
D, 2
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 7: Hãy viết chương trình tính và đưa ra màn hình tổng các số nguyên chẵn
trong đoạn [1..100].
Câu 8: Hãy viết chương trình tính an với a, n được nhập vào từ bàn phím.
* Sau đây là hướng dẫn trả lời cho phần kiểm tra đánh giá:
- Trắc nghiệm:

Câu 1 2
3
4
5
6
D
D
B
A
B
A
- Tự luận: Chương trình được viết bằng ngơn ngữ lập trình Pascal như sau:
Câu 7: Chương trình Pascal
Var s,i:integer;
Begin
S:=0;
for i:=1 to 100 do

if I mod 2 = 0 then s:=s+i;
write (s);
End.
Câu 8: Chương trình Pascal
Var s,i:integer;
Begin
Writeln (‘nhap a, n:’);
Readln (a,n);
S:=1;
For i:= 1 to n do s:=s*a;
write (s);
End.
16

skkn


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đề tài Thiết kế bài giảng E-Learning bằng phần mềm iSpring Suite cho
bài “Câu trúc lặp” (SGK – Tin học 11) nhằm nâng cao tính tự học cho học
sinh trường THPT Thường Xuân 2 được thực hiện tại lớp 11B1 trường
THPT Thường Xuân 2. Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp dạy học thông
thường vào dạy học bài Cấu trúc lặp ở lớp 11B2. Sau khi dạy xong và tiến
hành kiểm tra, đánh giá ở 2 lớp thể nghiệm; có thể thấy được kết quả trong
bảng so sánh sau:
Kết quả thu hoạch
Lớp
Số học sinh Yếu - kém
Trung bình Khá

Giỏi
Điểm 0-4
Điểm 5&6 Điểm 7&8 Điểm 9&10
11B1 45
0%
25%
65%
10%
11B2 42
7%
50%
43%
0%
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu
thực nghiệm sư phạm thu được, tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các
lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Tức là việc sử dụng hình thức dạy
học dự án đã nâng cao hiệu quả dạy học, tăng tỉ lệ HS khá, giỏi, giảm tỉ lệ HS yếu,
kém.
III. Kết luận, kiến nghị
Khi sử dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng mình đã áp dụng
đúng với đối tượng học sinh của mình. Học sinh nắm được cú pháp, y nghĩa hoạt
động và đã bước đầu vận dụng câu lệnh vào các bài tốn đơn giản thành cơng.
Đạt được các nội dung kiến thức theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng đề ra.
Đề tài này mang tính khả thi rất cao, cụ thể là: trong tiết học, học sinh đã tự
phát hiện được bản chất của câu lệnh lặp, chủ động tìm tịi kiến thức, tự phát
hiện và giải quyết được vấn đề do giáo viên đặt ra. Kết quả là có nhiều học sinh
dễ dàng vận dụng được câu lệnh lặp để giải quyết các bài tốn.
Q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này bản thân đã cố gắng tìm tịi,
học hỏi, tham khảo tài liệu để xây dựng đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình triển
khai đề tài vẫn cịn một số thiếu sót, hạn chế rất mong nhận được sự góp ý của

đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Lữ Thị Lâm

17

skkn



×