Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh trường THPT thường xuân 2 qua một số tác phẩm ăn học trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.17 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu

2

1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu

2
3
3

2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học
môn Ngữ văn.
2.3.1. Giáo dục một số kĩ năng sống qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu).
2.3.2. Giáo dục một số kĩ năng sống qua bài Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu.
2.3.3. Giáo dục một số kĩ năng sống qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da
hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
2.3.4. Giáo dục kĩ năng sống qua một số tác phẩm văn học khác trong
nhà trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,


với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

3
4
4
5
6
7
11
13
16
17

3. Kết luận, kiến nghị

19

3.1. Kết luận
3.2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

19
21

1


NÂNG CAO KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THƯỜNG XUÂN

2 QUA DẠY HỌC MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ
TRƯỜNG.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Kỹ năng sống là một trong ba cái đích (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà
mỗi môn học cần đạt được, đặc biệt là môn Ngữ văn ở trường THPT. Hiện nay,
nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy
cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở nước ta, để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới
mạnh mẽ theo hướng: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và
học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục đang chuyển từ hướng trang bị kiến
thức sang hướng trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương
pháp giáo dục phổ thông cũng đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Dự
thảo lần thứ 14) đã nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất
nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên
một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh, trung thực, có tư
duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng
nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa
cạnh tranh. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện trên không thể đạt
được nếu không giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, giáo dục kĩ năng
sống là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giáo dục hiện đại. Bởi đây là
yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập.
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có
năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con

người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh
bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu
lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ
ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe mà còn gửi gắm, kí thác những tư tưởng,
tình cảm, những ước mơ, khát vọng của mình. Những tư tưởng, tình cảm ấy sẽ
đến với người đọc, người học bằng con đường của mối cảm hòa giữa những trái
tim đồng điệu. Học sinh sẽ được khóc, được cười, được hạnh phúc hay khổ đau
cùng tác giả, cùng nhân vật trong tác phẩm. Tâm hồn các em sẽ trở nên trong
sáng, cao đẹp hơn. Tư tưởng của các em sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Tóm lại, văn học có giá trị giáo dục lớn lao, nó có thể thay đổi hoặc nâng cao tư

2


tưởng, tình cảm con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời
làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
Tuy nhiên, đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những
nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những
bài giảng về đạo đức. Bởi vì, văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ
cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đẹp của những hình tượng sinh động,
đầy sức thuyết phục. Vì vậy, tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập
tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền trong long người đọc, nó gợi ra
những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài
học, những đề nghị về cách sống. Có lẽ, vì thế, môn Ngữ văn là một trong những
bộ môn đặc thù có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh.
Từ việc nhận thức sâu sắc giá trị giáo dục và thẩm mĩ của văn học kết hợp
với mục tiêu và nhu cầu giáo dục con người toàn diện như đã nói, chúng tôi đã
lên kế hoạch tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào từng tiết học cụ
thể, đặc biệt là tiết đọc hiểu văn bản trong nhà trường THPT và bước đầu thu

được hiệu quả tương đối khả quan. Với lí do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh THPT Thường Xuân 2 qua dạy học một số
tác phẩm văn học trong nhà trường. Mục đích là để giúp các em bổ trợ một số
kiến thức về kỹ năng sống thông qua môn học và một phần thực tế cuộc sống
liên quan đến bài học. Qua đó, có thể giúp các em có điều kiện ứng phó, thích
nghi phù hợp trong cuộc sống. Đồng thời, giúp các em tiếp tục tự rèn luyện từ
những bài học kĩ năng sống đã học trên lớp vào trong sinh hoạt và trong cuộc
sống nói chung. Điều này còn vô cùng quan trọng vì các em là học sinh cuối
cấp, các em cần có một hành trang đầy đủ để tự mình bước đi một cách vững
chắc, đúng hướng trên con đường tiến về tương lai.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua môn học và một phần thực tế
cuộc sống liên quan đến bài học, giúp các em học sinh có được và nâng cao hơn
nữa những bài học kĩ năng sống cần thiết, phù hợp. Từ đó, các em có thể vận
dụng để ứng phó, thích nghi trước những tình huống của cuộc sống và tiếp tục tự
rèn luyện trong sinh hoạt, trong cuộc sống nói chung để sống an toàn, lành mạnh
ở hiện tại và tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi một đề tài nhỏ, tôi chỉ xin được tập trung vào vấn đề: định
hướng, rèn luyện một số kĩ năng sống cần thiết cho học sinh THPT Thường
Xuân 2 qua một số tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện thành công đề tài, tôi có sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
3



2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
“Kỹ năng sống” (được nhắc đến như một thuật ngữ) là cụm từ hay “xuất
hiện” những năm gần đây trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,
cộng đồng. Vậy kĩ năng sống là gì? kĩ năng sống có cách phân loại như thế nào?
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống, ví dụ:
- Tổ chức y tế thế giới cho rằng: Kĩ năng sống là khả năng có hành vi thích ứng
và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức
của cuộc sống hàng ngày.
- Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc thì: Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay
đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về
tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
Từ những quan niệm trên cho thấy, kĩ năng sống bao gồm một loạt những kĩ
năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Có thể đưa ra
một nhận định chung như sau về kĩ năng sống: Kĩ năng sống là khả năng làm
chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã
hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Ngành giáo dục nước ta đã phân loại kĩ năng sống theo 3 nhóm như sau:
- Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm các kĩ năng cụ thể như
sau: tự nhận thức, tự xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sợ hỗ
trợ, tự trọng, tự tin...
- Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác, gồm các kĩ năng cụ thể như
sau: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ
sự cảm thông, hợp tác...
- Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, gồm: tìm kiếm và xử lí
thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề...
Các cách phân loại như trên cũng chỉ là tương đối, bởi trên thực tế, các kĩ năng
sống thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau.
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến vấn đề đưa giáo
dục kĩ năng sống vào nhà trường. Một số nước đã đưa kĩ năng sống thành một

môn học riêng biệt, còn đa số nước thường tích hợp kĩ năng sống vào một phần
nội dung của môn học, chủ yếu là các môn khoa học xã hội, trong đó có môn
Ngữ văn. Người giáo viên có thể sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy-học
tích cực để tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ
năng sống trong quá trình học tập. Hiện nay, có một số phương pháp, kĩ thuật
dạy -học tích cực thường được áp dụng như: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu
hỏi, kĩ thuật "khăn phủ bàn", kĩ thuật "phòng tranh", kĩ thuật "công đoạn", kĩ
thuật "mảnh ghép", kĩ thuật động não....
Khi giảng dạy, người giáo viên cần vận dụng các kĩ thuật đó để giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh. Một bài giáo dục kĩ năng sống thường trải qua 4 giai
đoạn: Khám phá - Kết nối - Thực hành - Vận dụng.
Như vậy, các bước giáo dục kĩ năng sống cũng gần giống với các bước
dạy - học trên lớp, đặc biệt là với các phương pháp mới đang được quan tâm
4


hiện nay. Với các phương pháp dạy -học tích cực kết hợp với các bước giáo dục
kĩ năng sống, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng kĩ năng sống vào những bài học
cụ thể trong những môn học cụ thể, đặc biệt là môn Ngữ văn các cấp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Chúng ta đều đồng ý rằng, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô
cùng cần thiết, bởi thực tế cho thấy: có một khoảng cách khá xa giữa nhận thức
và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví
dụ: nhiều người biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, có thể bị ung thư vòm
họng, ưng thư phổi... nhưng vẫn cứ hút; có những người là luật sư, công an...
hiểu rõ pháp luật nhưng vẫn phạm pháp.. Đó là do họ đã thiếu kĩ năng sống cần
thiết trong cuộc sống.
Như vậy, kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp
sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn

đề một cách tích cực và phù hợp, do đó, họ thường thành công hơn trong cuộc
sống. Ngược lại, một cá nhân thiếu kĩ năng sống sẽ thường gặp khó khăn trong
cuộc sống: khó khăn khi đưa ra quyết định, khó khăn khi ứng phó với những thử
thách, khó khăn trong việc hợp tác, tạo lập các mối quan hệ...và sẽ ảnh hưởng
không tốt đến sức khoẻ, học tập, công việc...Như vậy, giáo dục kĩ năng sống
không chỉ giúp cho sự phát triển của cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Vì thế, giáo dục kĩ năng sống trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và bức
thiết đối với thế hệ trẻ. Hơn nữa, thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất
nước, nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hịên tốt trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu
sắc về về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt,
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ luôn
được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những
khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực...Nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ
bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, sống ích kỉ, thực dụng, dễ phát triển
lệch lạc về nhân cách. Ở các trường THPT hiện nay, đang nổi lên những vấn đề
làm nhức nhối các bậc phụ huynh, các thầy cô, nhà trường và cả xã hội như: bạo
lực học đường, nghiện hút, đua xe máy, ăn chơi sa đoạ, cờ bạc, rượu chè, mại
dâm, ...Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực ấy
chính là do các em thiếu kĩ năng sống cần thiết (như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ
năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết vấn
đề, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp...). Chính việc thiếu kĩ năng sống đó
đã làm cho các em dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động, va vấp, sa ngã...Vì thế, giáo
dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện được hành
vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc. Kĩ năng
sống sẽ giúp các em có khả năng ứng phó được với các tình huống của cuộc

5



sống, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, cộng đồng; sống
tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Đối với học sinh miền núi, đặc biệt là học sinh trường THPT Thường
Xuân 2 đa số học sinh ngoan, hiền lãnh, thật thà, chất phác. Tuy nhiên, đó cũng
là hạn chế của chính học sinh. Vì kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích
ứng linh hoạt và tích cực. Song, đa số học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2
khả năng thích ứng với các tình huống còn chậm, ít nhanh nhạy, thiếu sự linh
hoạt.. Bởi vì, các em ít được tiếp xúc, đối mặt với những tình huống phức tạp
của cuộc sống. Hơn nữa, các em đa số là những con người thuần tính, suy nghĩ
còn đơn giản nên nếu phải đối mặt với các tình huống đặc biệt thì sẽ thiếu kinh
nghiệm để giải quyết vấn đề. Chính vì thực trạng bức thiết đó, thiết nghĩ trách
nhiệm của những nhà giáo dục như chúng ta càng trở nên to lớn và nặng nề.
Chúng ta không chỉ trang bị những kiến thức khoa học cần thiết mà còn phải
giáo dục những kĩ năng sống cho các em, giúp các em sống tốt, sống đẹp, sống
có ích hơn cho cuộc đời. Với những băn khoăn, trăn trở ấy, và với trách nhiệm
của một nhà giáo dục thiếu niên, tôi đã mạnh dạn lồng ghép vào môn học của
mình những bài học kinh nghiệm, những kĩ năng sống cần thiết để giáo dục học
sinh trong quá trình giảng dạy. Qua thực tế giáo dục tích hợp kĩ năng sống, tôi
cảm nhận được học sinh của mình có những thay đổi rõ rệt về nhận thức, cách
làm việc, cách giải quyết vấn đề và cả trong giao tiếp... theo chiều hướng tích
cực. Tất nhiên, việc giáo dục kĩ năng sống là cả một quá trình nhận thức, rèn
luyện, tu dưỡng nên không phải trong ngày một, ngày hai là có thể thay đổi tất
cả. Vì vậy, tôi mong rằng, nếu chúng ta cùng góp sức theo quy tắc góp gió làm
bão, giụm cây làm rừng thì chắc chắn sẽ có tương lai tốt đẹp.
Trong khuôn khổ một đề tài nhỏ, tôi xin được đưa ra một vài phương
pháp, cách thức thực hiện của bản thân trong quá trình lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh thông qua một số tác phẩm văn học cụ thể trong chương
trình Ngữ văn THPT.

2.3. Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học
môn Ngữ văn.
Như trên đã nói, với đặc trưng là một môn KHXH và nhân văn, môn Ngữ
văn có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các văn bản khác, giúp học sinh hiểu biết
về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người. Đồng thời,
môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và
định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì thế, môn Ngữ văn
có những khả năng và ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh.
Mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của
giáo dục kĩ năng sống. Vì vậy, có thể triển khai giáo dục kĩ năng sống vào môn
Ngữ văn mà không phải đưa thêm một thông tin, kiến thức nào để làm nặng
thêm nội dung môn học. Quá trình học tập và giảng dạy môn Ngữ văn theo
hướng giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong
6


học tập, hình thành thái độ, hành vi, có động lực tìm hiểu, cân nhắc các lựa chọn
và quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề hiệu quả.
Khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một giờ học
cụ thể, một bài học cụ thể, người giáo viên vẫn tiến hành theo cấu trúc bình
thường như những giờ học khác, riêng việc giáo dục kĩ năng sống thì thực hiện
theo 4 giai đoạn đã nói (khám phá – kết nối – thực hành – vận dụng). Có thể nói,
kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái
độ, hành vi, và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống tốt sẽ luôn
vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một
cách tích cực, phù hợp. Vì thế, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn
luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.
Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với học sinh THPT bởi

vì: Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ
quyết định sự phát triển của đất nước. Nếu không có kĩ năng sống, các em không
thể thực hiện tốt được trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và quốc gia
dân tộc.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu
sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, “sức đề kháng” chưa cao nên dễ bị
lôi cuốn kích động. Việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống vào tiết dạy văn vì thế
trở thành một nhu cầu bức thiết. Thông qua môn Ngữ văn, học sinh được trang
bị những kĩ năng cần thiết để bước vào đời. Từ đó, học sinh có cơ hội thực hành
và phát huy tối đa năng lực của bản thân.
Sau đây, tôi xin được trình bày cụ thể một số bài học giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh thông qua một số tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Ngữ
văn THPT. Với khuôn khổ một đề tài nhỏ, tôi chỉ xin được đưa ra một số bài học
giáo dục kĩ năng sống trong 3 tác phẩm tiểu biểu là: Vội vàng (Xuân Diệu),
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), trích đoạn Hồn Trương Ba, da
hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
2.3.1. Giáo dục một số kĩ năng sống qua bài thơ Vội vàng (Xuân
Diệu).
Vội vàng là một bài thơ hay, tiêu biểu cho phong cách và quan niệm thơ
ca của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện rất rõ triết lí sống, quan niệm sống, khát
vọng sống của nhà thơ, một khát vọng mạnh mẽ, say mê và cuồng nhiệt. Khi
giảng dạy bài thơ này, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực như: phương pháp thảo luận, tranh luận, trình bày một phút, động não... để
khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, giáo dục kĩ năng
sống cho HS như: giáo dục kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giao tiếp...
2.3.1.1. Giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo.
Giáo viên yêu cầu HS thảo luận, tranh luận với nhau để làm rõ triết lí sống,
quan niệm sống, khát vọng sống của nhà thơ trong bài thơ. Muốn làm được điều
này, HS buộc phải tư duy sáng tạo, động não để tìm hiểu qua một số phương


7


diện như: ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu..., đặc biệt là những hình ảnh mới mẻ,
độc đáo, đầy sáng tạo của bài thơ.
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách
mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới. Là
khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng – quan
điểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ.
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với những sáng
kiến, biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng
hơn những người khác. Tư duy sáng tạo là một kĩ năng sống quan trọng. Với học
sinh, tư duy sáng tạo được khẳng định qua học tập. Sau khi đã suy nghĩ, tranh
luận, thảo luận với nhau, học sinh dễ dàng đưa ra ý kiến của mình. Các em có
thể nhận thấy, bài thơ Vội vàng chính là khát vọng cháy bỏng của nhà thơ về một
cuộc sống trần thế đầy tươi đẹp và xuân sắc. Nhà thơ đã triển khai điều đó qua
mạch cảm xúc và luận lí rõ ràng:
- Đoạn đầu (4 câu đầu): Là khát vọng táo bạo của nhà thơ - muốn đoạt quyền
năng của tạo hoá: tắt nắng đi, buộc gió lại để lưu giữ hương thơm, sắc màu cho
cuộc sống. Điều này cho thấy một tình yêu mạnh mẽ, mãnh liệt đến thiết tha,
cuồng nhiệt của nhà thơ với cuộc đời này.
- Đoạn 2 (9 câu tiếp): Lí giải tại sao nhà thơ lại có ước muốn táo bạo và mãnh
liệt ở bốn câu đầu. Trong con mắt non xanh, biếc rờn của nhà thơ, cuộc sống
chính là một thiên đường - thiên đường ngay trên mặt đất này - thiên đường với
đầy đủ màu sắc, hương thơm, nhạc điệu... Thiên đường ấy cứ ngồn ngộn, phơi
bày, mời gọi con người thưởng thức: ong bướm tuần tháng mật, hoa đồng nội
xanh rì; lá cành tơ phơ phất, yến anh đắm say khúc tình si, ánh sáng chớp hàng
mi, thần vui gõ cửa mỗi sớm mai, tháng giêng ngon như cặp môi gần... Một
cuộc sống tươi đẹp, tràn căng sức sống, sức xuân như thế làm sao nhà thơ không

yêu, không quý, không say đắm và không muốn tận hưởng cho được.
- Đoạn 3 (16 câu tiếp theo): Nhà thơ bộc lộ quan niệm về thời gian của mình.
Theo Xuân Diệu, thời gian một đi không trở lại. Thiên đường tươi đẹp ấy rồi sẽ
phôi pha, sẽ chia lìa, tan tác, bởi: xuân tới - xuân qua, xuân non- xuân già, xuân
hết- tôi mất. Tuổi trẻ đâu có thắm lại hai lần. Mọi thứ có thể thay đổi khi thời
gian trôi qua: năm tháng chia phôi, sông núi tiễn biệt, con gió xinh hờn vì phải
bay đi, chim dứt tiếng gieo thi vì sợ độ phai tàn sắp sửa...Tất cả là do sự trôi
chảy của thời gian, thời gian có thể làm thay đổi tất cả, xóa nhòa tất cả, chon vùi
tất cả, trong khi cuộc đời con người là hữu hạn "còn trời đất nhưng chẳng còn tôi
mãi". Vì thế, nhà thơ bâng khuâng, nuối tiếc, đau khổ.
- Đoạn cuối: Là hành động sống gấp gáp, vội vàng của nhà thơ khi thấy thời
gian một đi không trở lại. Nhà thơ muốn ôm, muốn riết, muốn thâu, muốn say,
muốn hôn, muốn cắn... vào cuộc sống, giữ ghì lấy cuộc sống tươi đẹp này mà
tận hưởng, thưởng thức, nếu không nó sẽ tàn phai đi. Đó chính là khát vọng và
lời giục giã sống vội vàng, mãnh liệt, cuồng nhiệt đến say mê của nhà thơ.
Có lẽ vì thế, bài thơ được coi là phát ngôn của nhà thơ về lẽ sống, là sự trân
trọng từng giây, từng phút cuộc sống của nhà thơ Xuân Diệu.
8


Tất cả đều được biểu hiện qua những hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu mới
mẻ, đầy sức sáng tạo của nhà thơ. Nội dung trên của bài thơ được tác giả triển
khai qua một mạch luận lí logic, chặt chẽ và học sinh phải vận dụng tư duy sáng
tạo của mình để cảm nhận, lĩnh hội. Và khi đã cảm nhận, lĩnh hội được thì học
sinh mới có thể hiểu được những giá trị sống, quan niệm sống của tác giả trong
bài thơ. Khi giảng dạy phần này, giáo viên định hướng cho học sinh quá trình tư
duy sáng tạo để tìm ra mạch luận lí của bài thơ. Đồng thời, qua đó, nắm bắt giá
trị nội dung của tác phẩm. Đây cũng là một kĩ năng để rèn luyện tư duy, trí
tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ cho học sinh – một kĩ năng cần thiết trong
cuộc sống.

2.3.1.2. Giáo dục kĩ năng xác định giá trị của cuộc sống:
Thông qua nội dung của bài thơ, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi, các
tình huống cụ thể để học sinh ứng phó, giải quyết.
Ví dụ: Bài thơ là quan niệm sống vội vàng của tác giả, em hiểu sống vội vàng là
sống như thế nào? em có đồng ý với cách sống vội vàng của tác giả không? Mục
đích sống, giá trị sống của nhà thơ qua bài thơ là gì? Mục đích sống của em là
gì?
Qua nội dung này, tôi định hướng để giáo dục học sinh Kĩ năng tự nhận
thức, Kĩ năng xác định giá trị: Chúng ta không nên mải mê đi tìm hạnh phúc ở
những nơi xa vời. Hạnh phúc tồn tại ở ngay quanh ta. Cuộc sống hạnh phúc, có
ý nghĩa đôi khi chỉ là được đón bình minh, được ngắm hoa nở, được nghe tiếng
chim hót ... Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống ban tặng chúng ta. Món quà
ấy thật phong phú, đa dạng. Chúng ta hãy mở rộng hồn mình để đón nhận cuộc
sống, để cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống tươi đẹp này. Mỗi ngày, chúng ta
hãy dành thời gian để thấy vẻ đẹp bí ẩn của thiên nhiên và những điều kì diệu
trong cuộc sống. Bằng những định hướng trên, tôi mong muốn học sinh nhận ra
ý nghĩa của cuộc sống, nhận thấy hạnh phúc đích thực là gì để thêm yêu đời, yêu
cuộc sống hơn.
2.3.1.3. Giáo dục kĩ năng ứng phó với thời gian:
Trong bài thơ, nhà thơ có quan niệm độc đáo, mới mẻ về thời gian. Sự
trôi chảy của thời gian không phải là tuần hoàn như quan niệm của các nhà thơ
xưa, mà theo XD, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Chính vì xuân tới
/ xuân qua, xuân non / xuân già, xuân hết / tôi mất… Nên Xuân Diệu nuối tiếc
thời gian, vội vàng chạy đua với thời gian để sống gấp, sống vội, sống hết mình
với mọi giác quan…
Hiểu được ý nghĩa của thời gian, ý nghĩa của cuộc đời, giáo viên cần rèn
luyện cho học sinh kĩ năng ứng xử phù hợp với quỹ thời gian quý báu của mình.
HS Phải biết sắp xếp thời gian hợp lí cho mọi hoạt động trong học tập, cuộc
sống để thời gian không trôi đi một cách uổng phí trong cuộc đời.
Sau khi hướng dẫn để học sinh tiếp thu được nội dung như trên, tôi sẽ

cung cấp thêm cho học sinh một số câu thơ trong các bài khác của Xuân Diệu,
một số nhận định, ý kiến có cùng hoặc gần quan điểm với nhà thơ nhằm giúp

9


học sinh khắc sâu kiến thức, thêm tư liệu viết văn đồng thời giáo dục kĩ năng tự
nhận thức, kĩ năng xác định giá trị.
Xuân Diệu từng giục giã:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!
Em em ơi tình non sắp già rồi
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi ...
Pa-ven Cooc-sa-ghin trong “Thép đã tôi thế đấy” đã trải qua quá trình tìm
đường vất vả để rút ra những chiêm nghiệm quý báu về cuộc sống: “Cái quý giá
nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao
cho khỏi xót xa, ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ
thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình...”
Từ nội dung bài học và những ví dụ dẫn ở trên, tôi định hướng để giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh: Tuổi trẻ của con người một đi không trở lại. Vì
vậy khi đang con trẻ chúng ta hãy sống sao cho có ý nghĩa để sau này không
phải nuối tiếc điều gì. Và nhấn mạnh: Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất
trong cuộc đời của các em. Ở tuổi này, các em đang tràn trề sinh lực, tâm hồn
vô tư trong sáng. Các em nên trân trọng những gì mình có. Hãy tận dụng sức
lực của tuổi trẻ để học thật tốt, chơi thật vui và có những kỉ niệm thật đẹp với
thầy cô, bạn bè, mái trường. Tôi đặc biệt chú ý đến những học sinh chưa ngoan,
chưa có sự cố gắng trong lớp hoặc có biểu hiện chán nản, buông xuôi trong học
tập với mong muốn thay đổi suy nghĩ của các em. Thông qua nội dung giáo dục
kĩ năng sống này các em hiểu được thế nào là cuộc sống đích thực, có ý nghĩa và
biết tự nhận thức về chính bản thân mình. Từ đó khơi gợi ở học sinh những đam
mê, lí tưởng và hoài bão cao đẹp giúp các em sống có ích, có tinh thần trách

nhiệm với bản thân và với mọi người.
2.3.1.4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phát triển ngôn ngữ và kĩ
năng bày tỏ quan niệm sống:
Để tổng kết nội dung bài học, tôi đưa vấn đề cho học sinh thảo luận và
tranh luận:
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống mới mẻ,
tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc. Lại có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Vội
vàng” chỉ thể hiện một tư tưởng hưởng lạc, sống gấp. Ý kiến của anh (chị)?
Học sinh tự do trình bày quan điểm của mình, lí giải, lập luận để bảo vệ
quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm của người khác. Phần trình bày
vấn đề giúp các em thêm tự tin trong giao tiếp, nâng cao năng lực sử dụng tiếng
Việt đồng thời được bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Tôi căn cứ vào đó
để biểu dương những nhận thức đúng đắn, tích cực và uốn nắn những nhận thức
có biểu hiện lệch lạc ở học sinh. Khi nghe ý kiến trình bày của các học sinh, tôi
nhận xét, chốt ý : “Vội vàng” thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực và
có giá trị nhân văn. Quan niệm sống vội vàng trong bài thơ là sống hết mình với
cuộc đời, tận dụng từng giây phút của tuổi trẻ để sống có ích.
Sau khi khẳng định vấn đề, tôi liên hệ nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
các em: Các em cần phân biệt quan niệm sống vội vàng mang ý nghĩa nhân văn
tích cực của Xuân Diệu với quan niệm sống vội, sống gấp của một bộ phận
10


thanh niên trong xã hội ngày nay. Một số biểu hiện như yêu sớm, ăn chơi, hưởng
lạc... không phải là quan niệm sống vội vàng mang ý nghĩa tích cực mà là lối
sống ích kỉ, buông thả, không có trách nhiệm với bản thân và người khác.
Tôi đưa ra một số ví dụ, dẫn chứng cho nhận định trên, từ đó giúp các em
rút ra bài học cho bản thân mình: Lứa tuổi học sinh (tuổi trẻ) là khoảng thời
gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Nó chỉ đến một lần và không bao giờ
quay trở lại. Hãy tận dụng thời gian, phát huy sức trẻ để học tập tốt và vui chơi

có ích, để sau này không phải nuối tiếc vì đã để tuổi trẻ trôi đi một cách uổng
phí, nuối tiếc vì đã sống một cách nhạt nhoà.
2.3.2. Giáo dục một số kĩ năng sống qua bài Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu:
Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tự sự triêt lí của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới của văn học. Khi học tác
phẩm, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh nhiều bài học, nhiều kĩ năng cuộc
sống thông qua hình tượng trong tác phẩm. Cụ thể:
2.3.2.1. Giáo dục kĩ năng ứng phó với những căng thẳng.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây
căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên có những tình huống gây căng thẳng cho
người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại. Khi bị
căng thẳng mỗi ngưới có tâm trạng, cảm xúc và hành động khác nhau. Cũng có
khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là cảm xúc, suy nghĩ theo hướng
tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến thể chất tinh thần của con người.
Kỹ năng ứng phó căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, tự tin, sẵn
sàng ứng phó với những căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi
gặp những căng thẳng người có kĩ năng sống sẽ xác định được nguyên nhân, hậu
quả cũng như biết cách ứng phó một cách tích cực.
Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, giáo viên có thể đặt câu hỏi
bằng cách đưa ra một đoạn văn: “… Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt
đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ
như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng noi chẳng rằng lão trút
cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng, quất tới tấp vào lưng
người đàn bà. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két,
rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông
nhờ”.
Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề chống trả cũng không
tìm cách chạy trốn…”.
Đó là những nghịch cảnh éo le của cuộc sống. Khi đọc đoạn văn trên, tôi
nhận thấy sự bất bình căng thẳng hiện lên trong đôi mắt của các học sinh. Tôi

giúp các em giải quyết căng thẳng và bức xúc bằng một câu hỏi gợi mở: Nguyên
nhân vì sao mà người phụ nữ ấy lại không kêu la, không chống trả, không tìm
cách chạy trốn? Khi các em tìm được câu trả lời: Vì đức hi sinh của người mẹ, vì
tình thương con, vì cuộc sống khó khăn bế tắc mà người phụ nữ phải cam chịu.
Không khí lớp dường như đã dịu trở lại, tôi nhận thấy các em không còn sự căng
11


thẳng, bức xúc nữa nhưng vẫn còn nhiều học sinh tỏ ra băn khoăn. Nhiều học
sinh đã thể hiện rõ sự cảm thông xen lẫn xót xa, thương cảm cho người phụ nữ
nghèo khổ, bất hạnh ấy. Từ đó, tôi liên tưởng lồng ghép để giáo dục kĩ năng ứng
phó với căng thẳng cho các em: Trong cuộc sống các em sẽ gặp không ít những
khó khăn bế tắc và sự căng thẳng. Lúc đó đòi hỏi các em cần sự tỉnh táo để xác
định nguyên nhân, ứng phó với căng thẳng sao cho ít gây tổn thương nhất.
Từ đó, giới thuyết thêm cho các em hiểu rằng: Kỹ năng ứng phó với căng
thẳng rất quan trọng, vì nó giúp chúng ta biết suy nghĩ và ứng phó một cách
tích cực khi gặp căng thẳng. Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn
hại đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của bản thân. Từ đó, xây dựng được mối
quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp các kĩ năng khác như:
Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy
sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹ năng giải quyết vấn đề…Như vậy, rèn
luyện được kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời, học sinh còn rèn luyện
thêm được các kĩ năng liên quan khác. Đó cũng là cách tự làm giàu cho vốn
sống của bản thân học sinh.
2.3.2.2. Giáo dục kỹ năng nhận thức và tự nhận thức
Trong tác phẩm, nhân vật Phùng và Đẩu đã có quá trình nhận thức và tự
nhận thức về bản thân sau câu chuyện về người đàn bà làng chài. Từ bức tranh
mực tàu tuyệt mĩ như của một danh họa thời cổ đến cảnh cay đắng, nghiệt ngã
của gia đình làng chài; từ sự cam chịu tưởng chừng vô lí của người đàn bà đến

cái sự sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời của chị …là cả một quá trình nhận thức gian nan
của Phùng và Đẩu. Cả hai người nhận ra: cuộc sống không đơn giản, xuôi chiều
mà luôn chứa đựng những nghịch lí, những gồ ghề, thô ráp. Cần có cái nhìn đa
diện, nhiều chiều khi muốn đánh giá đúng bản chất vấn đề. Riêng Đẩu, anh còn
nhận ra một điều quan trọng: Anh có lòng tốt, có thiện chí nhưng thiếu thực tế.
Cuối cùng anh cũng rút ra được bài học quý báu: mọi vấn đề cần được giải
quyết dựa trên thực tế cuộc sống cụ thể của mỗi cá nhân.
Qua câu chuyện này, giáo viên có thể giáo dục kĩ năng nhận thức và tự
nhận thức cho học sinh: Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề, chúng ta phải nhìn
nhận, đánh giá ở tầm gần, ở nhiều góc cạnh, nhiều chiều khác nhau; đừng nhìn
nhận ở tầm xa, đừng nhìn nhận phiến diện một chiều mà đánh giá hời hợt, sai
lệch về sự vật, hiện tượng.
Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để
con người giao tiếp, ứng xử phù hợp, có hiệu quả trong cuộc sống. Có những lúc
chúng ta đánh giá sai về mình nên chần chừ, không quyết đoán và như vậy sẽ
đánh mất cơ hội. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có
những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản
thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Để nhận thức đúng về bản thân cần
được phải trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác, qua
tác phẩm văn học. Đồng thời với kĩ năng tự nhận thức là kĩ năng nhận thức các
tình huống của cuộc sống. Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, bao gồm nhiều
12


tình huống phức tạp. Chúng ta phải có cái nhìn đa diện, sâu sắc mới mong hiểu
đúng vấn đề. Từ đó, mới có thể ứng phó phù hợp, hiệu quả, tránh sai lầm, hối
tiếc về sau. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện cần thiết để giao tiếp và chung sống
với người khác.
2.3.2.3. Giáo dục kĩ năng chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của
người khác:

Trong tác phẩm, nhân vật người đàn bà làng chài hiện lên với số phận,
cuộc đời đầy đau thương, bất hạnh. Nỗi bất hạnh, lam lũ của chị in hằn trên nét
mặt, ánh mắt, dáng đi. Chị đặc biệt có đức tính nhẫn nhịn, chịu đựng. Nếu không
hiểu chị, ta dễ sai lầm rằng: sự chịu đựng của chị là vô lí, rất vô lí. Nhưng đằng
sau sự vô lí ấy là cả một sự có lí. Cái lí do lớn nhất, đẹp đẽ nhất, đáng trân trọng
nhất ở chị chính là tình yêu thương vô bờ bến đối với các con. Thì ra, đằng sau
vẻ nhếch nhác, lam lũ, đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhịn, đằng sau vẻ thất học là
một người phụ nữ giàu đức hi sinh, nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, có tình
yêu thương bao la với chồng con, là một người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Hiểu về
người đàn bà làng chài nghèo khổ ấy, chúng ta càng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn,
nhân cách của chị và vì thế, chúng ta càng cần phải cảm thông, chia sẻ với chị.
Sau khi phân tích cho học sinh thấy được cuộc đời, số phận của nhân vật,
giáo viên có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sẻ chia, yêu thương, thông cảm với
nỗi bất hạnh của nhân vật. Từ đó, biết cảm thông, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ
những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, biết trân trọng giá trị nhân
cách cao đẹp của con người. Đây là bài học đạo lí nhân nghĩa cần thiết phải giáo
dục cho học sinh trong thời đại mà bệnh vô cảm đang ngày càng trở nên đáng sợ
như hiện nay.
Đồng thời với nhân vật người đàn bà làng chài, chúng ta có thể cho học
sinh liên hệ, so sánh với các nhân vật có số phận bất hạnh khác trong chương
trình Ngữ văn 12 như: Mị trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), người vợ nhặt
trong “Vợ nhặt” (Kim Lân), Xô-cô-lốp trong “Số phận con người” (M. Sô-lôkhôp)... để học sinh thấy được rằng: Trong cuộc sống có nhiều mảnh đời, nhiều
số phận đau thương, bất hạnh. Mỗi người một số phận, mỗi người một nỗi đau.
Vì thế, chúng ta cần phải biết cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của họ. Có lẽ, đó sẽ
là món quà tinh thần quý giá mà chúng ta gửi đến họ, tri âm với họ. Điều này sẽ
mang lại cho họ và bản thân chúng ta niềm vui, hạnh phúc. Có làm được điều đó
cuộc sống này mới trở nên thân ái, tốt đẹp hơn. Khi giáo dục cho học sinh bài
học đạo lí này, người giáo viên có quyền tin rằng, mình đang bồi dưỡng để làm
giàu thêm đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, đặc biệt làm giàu thêm kĩ năng
sống cho các học trò yêu quý của mình.

2.3.3. Giáo dục kĩ năng sống qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng
thịt của Lưu Quang Vũ.
Vở bi kịch hiện đại này của tác giả Lưu Quang Vũ là một trong những vở
kịch đem lại nhiều cảm xúc cho học sinh trong quá trình học tập. Bởi vì, ngoài
việc phân tích để lĩnh hội giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, học sinh

13


còn được học, được giáo dục nhiều kĩ năng sống thông qua hình tượng nhân vật
và các sự kiện, tình huống giàu kịch tính trong văn bản.
2.3.3.1. Kĩ năng xác định giá trị bản thân
Đoạn trích được học trong SGK là một trong những đoạn tiêu biểu nhất,
kết tinh giá trị tư tưởng của toàn bộ tác phẩm. Thông qua cuộc đối thoại giữa
hồn - xác, hồn - những người thân, chúng ta có thể giáo dục cho học sinh nhiều
bài học về kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng xác định giá trị của chính mình. Khi
giảng dạy văn bản này, tôi rất ấn tượng với lời phát biểu tự tin của học sinh
Nguyễn Thị Huyền (lớp 12A3): em rất thích vở kịch này vì nhân vật Trương Ba
đã cho em hiểu thế nào là giá trị chân chính của cuộc sống con người. Sự sống
đúng là đáng quý vô cùng nhưng ý nghĩa của sự sống còn đáng quý hơn nhiều.
Có một điều chắc chắn em sẽ không bao giờ chấp nhận, đó là cuộc sống như
hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt.
Qua lời phát biểu của em học sinh, tôi thật sự vui mừng vì các em ít nhiều
đã nhận thức được giá trị đích thực của cuộc sống, của hạnh phúc trong cuộc
đời. Bài học nhận thức ấy các em chỉ có thể có được sau khi tìm hiểu, phân tích
nội dung của văn bản, đặc biệt là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba - xác hàng
thịt và cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba - người thân.
a. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
Phương
Hồn Trương Ba

Xác hàng thịt
diện
Phủ định sự lệ thuộc của linh Khẳng định sự âm u, đui mù
hồn vào xác thịt, coi xác thịt chỉ của thể xác có sức mạnh ghê
là cái vỏ bề ngoài, không có ý gớm, có khả năng điều khiển,
nghĩa. Khẳng định linh hồn vẫn làm át đi linh hồn cao khiết,
Mục đích
có đời sống riêng, nguyên vẹn, dồn hồn Trương Ba vào thế
trong sạch, thẳng thắn.
đuối lý, phải thỏa hiệp, quy
phục.
Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn Lắc đầu -> tỏ vẻ thương hại.
chân tay, thân thể, bịt tai lại ->
Cử chỉ
uất ức, giận dữ, bất lực.
Mày – ta -> khinh bỉ, xem Ông – tôi -> ngang hàng, thách
Xưng hô
thường.
thức
Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, Khi ngạo nghễ, thách thức, khi
Giọng điệu ngậm ngùi, thấm thía, tuyệt buồn rầu, thì thầm ranh mãnh,
vọng.
khi an ủi, vỗ về.
Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối Đặt nhiều câu hỏi phản biện ->

thắng thế, buộc được hồn
Kết quả
-> thua cuộc, chấp nhận trở lại Trương Ba quy phục.
với xác hàng thịt.
Cuộc đối thoại này thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong

một thân xác. Là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục
vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong mỗi con người. Diễn diến của
14


cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt, nhưng mức độ của cuộc tranh luận cứ yếu
ớt dần theo sự phản ứng của hồn. Và kết quả là xác hàng thịt thắng thế, còn hồn
Trương Ba đau đớn, bất lực, tuyệt vọng, cam chịu, chấp nhận chung sống với
xác thịt dung tục. Đó chính là bi kịch đớn đau của hồn Trương Ba: Linh hồn cao
khiết, thanh tao nhưng lại phải trú ngụ trong thân xác hàng thịt phàm tục, thô
thiển và bị thân xác chi phối, chế ngự, điều khiển, biến thành quái vật mang tên
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Qua cuộc đối thoại này, giáo viên giáo dục học sinh kĩ năng xác định giá trị
sống đúng đắn: Khi con người sống chung với cái dung tục sẽ bị cái dung tục
ngự trị, lấn át, tàn phá những gì tốt đẹp, cao quí trong con người. Vì vậy, hãy
xác định rõ giá trị của cuộc sống, của hạnh phúc để có lựa chọn đúng đắn, để
không rơi vào bi kịch đau đớn như hồn Trương Ba phải chịu.
b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân.
Người thân
Hồn Trương Ba
Mối quan
Tâm trạng
Nguyên
Phản ứng
Nguyên nhân
hệ
nhân
Buồn bã, đau
Trương Ba không còn là
khổ, muốn bỏ

Tê tái, đớn Hiểu những
Vợ
Trương Ba.
đi thật xa.
đau, bế tắc, gì mình đã,
Quyết liệt, dữ Tâm hồn con trẻ trong tuyệt vọng, đang và sẽ
lạnh gây ra cho
dội, xua đuổi, sáng, không chấp nhận “mặt
ngắt như tảng người thân là
Cháu
nguyền rủa.
sự dung tục.
rất tệ hại,
Thấy cảnh “cửa nhà tan đá”.
mặc

Thương cảm, hoang”, và không làm
không
hề
Con dâu
đau đớn, xót sao giữ được người cha
muốn.
xa
hiền hậu, vui vẻ, tốt lành
xưa kia.
Cuộc đối thoại trên càng tô đậm thêm bi kịch đau khổ đến tột cùng của
hồn Trương Ba. Ông càng xót xa hơn khi những người thân của mình cũng chịu
sự đau khổ, thậm chí họ còn đau khổ hơn lúc chôn ông xuống đất. Tác giả đưa
xung đột kịch lên tới đỉnh điểm dẫn tới quyết định đứt khoát, quyết liệt của hồn
Trương Ba: Quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, đòi lại sự sống cho cu Tị và

chấp nhận cái chết. Đó là cách giải quyết đúng đắn, đầy tính nhân văn và lòng tự
trọng của hồn Trương Ba.
Qua bi kịch đau đớn của hồn Trương Ba, giáo viên nhấn mạnh vào kĩ
năng xác định giá trị sống cho học sinh, giúp các em nhận ra ý nghĩa của sự sống
đúng như lời phát biểu của em học sinh Nguyễn Thị Huyền: “... Sự sống đúng là
đáng quý vô cùng nhưng ý nghĩa của sự sống còn đáng quý hơn nhiều”. Đây
quả là bài học quý báu được rút ra từ bi kịch của cuộc đời một con người.
2.3.3.2. Kĩ năng giải quyết tình huống nhằm xác định giá trị để sống
với chính mình và sống với người khác.

15


Qua các cuộc độc thoại, đối thoại của hồn Trương Ba, chúng ta thấy hồn
Trương Ba rơi vào lớp lớp các bi kịch. Để giải quyết đúng đắn bi kịch của mình,
hồn Trương Ba đã phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, đầy đau đớn và
cuối cùng hồn đã có lựa chọn đúng đắn, sáng suốt. Đây là cách giải quyết hợp
tình, hợp lí, đầy tính nhân văn và rất đáng trân trọng. Dù Đế Thích yêu cầu
Trương Ba phải sống với bất kì giá nào nhưng Trương Ba kiên quyết: Nếu sống
không phải là mình thì sẽ không sống với bất kì giá nào. Nhờ cách giải quyết
đúng đắn này, hồn Trương Ba trở về đúng bản chất tốt đẹp, cao khiết của mình,
lấy lại giá trị đích thực của bản thân. Và vì thế, ông lại có tất cả: Sự bất tử của
linh hồn trong sự sống và trong lòng của mọi người. Trương Ba chết
nhưng ông vẫn sống, sống trong tình cảm, trong “cõi nhớ” của mọi
người. Ông đã hóa thân vào đất, gửi hồn mình vào màu xanh cây lá,
vào hương vị thơm ngọt, mát lành của hoa trái vườn nhà. Điều tốt lành
đã được tiếp nối, phát huy mãi mãi qua các thế hệ. Đó là sự chiến thắng
của cái thiện, cái đẹp và của sự sống đích thực.
Qua thông điệp qúy giá này, chúng ta có thể giáo dục học sinh kĩ năng
giải quyết tình huống căng thẳng, phức tạp của cuộc sống. Từ đó, học sinh tìm ra

hướng đi đúng đắn nhất cho cuộc đời mình. Đồng thời, giúp các em sống hòa
hợp, thân thiện với mọi người.
2.3.3.3. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Trong đoạn trích, để giải quyết bi kịch của mình, hồn Trương Ba đã gọi
Đế Thích xuống. Việc gọi Đế Thích xuống trước hết là để Trương Ba bày tỏ
quan niệm sống của mình “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một
nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Đồng thời, cũng là để Đế Thích giúp
mình giải quyết mọi bi kịch đau đớn mình đang phải chịu. Ý nghĩa nhân văn hơn
là để kịp thời cứu sống một con người (cu Tị).
Như vậy, để giải quyết vấn đề phức tạp nào đó trong cuộc sống của bản
thân, chúng ta có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía những người mình tin tưởng. Kĩ
năng kìm kiếm sự hỗ trợ giúp các em có được những lời khuyên đúng đắn,
những gợi ý hợp lí, sáng suốt. Nếu quan niệm của người khác trái ngược với
mình thì đó cũng là ý kiến quý báu để ta xác định lại quan niệm của mình, để
mình có được sự lựa chọn và quyết định đúng đắn nhất.
Bài học nhận thức và giáo dục từ nhân vật hồn Trương Ba đã giúp các em
hiểu ra nhiều điều, nâng cao thêm được nhiều kĩ năng sống quý báu cho bản
thân để sống đúng, sống tốt, sống an toàn, lành mạnh, hạn chế ít nhất những bi
kịch, những rủi ro trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
2.3.4. Giáo dục kĩ năng sống qua một số tác phẩm văn học khác trong
nhà trường:
Ngoài ba tác phẩm quan trọng kể trên, khi học một số tác phẩm văn học khác
trong nhà trường, giáo viên cũng có thể giúp học sinh giáo dục một số kĩ năng
sống cần thiết:
Ví dụ:

16


Khi đọc tác phẩm “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng

Thủy”. Học sinh tự nhận thức bài học về tinh thần cảnh giác, về ý nghĩa của
lòng tin, về giá trị của hòa bình, về xác định giá trị, lợi ích riêng – chung trong
cuộc sống.
Qua tác phẩm “Tấm Cám” có thể giáo dục cho học sinh kĩ năng tự nhận
thức, kĩ năng xác định giá trị của cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo vệ
cái tốt, cái thiện, chống lại cái ác, cái xấu xa trong cuộc sống.
Như vậy, kĩ năng sống thật sự là cẩm nang cần có của mỗi thanh niên học sinh trong thời kỳ hội nhập. Các tác phẩm văn học trong nhà trường sẽ là
cầu nối đưa những kĩ năng sống của cuộc sống đến gần hơn với học sinh. Từ đó,
giúp nâng cao nhận thức, làm giàu thêm vốn sống cho các em, giúp các em sống
tốt hơn, tự tin hơn, thành công hơn trong cuộc đời.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Bằng những cách làm khác nhau (qua dạy - học bộ môn Ngữ văn và qua
các hoạt động đan xen…) nhằm giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh,
tôi nhận thấy một số kết quả như sau:
- Các em nhận biết và nâng cao được một số kĩ năng sống mà qua môn Ngữ văn
và một số hoạt động đã chuyển tải, không còn rụt rè, thụ động mà tỏ ra tích cực,
linh hoạt, sôi nổi hơn trong học tập và sinh hoạt.
- Hạn chế được những em có cuộc sống “khép kín” (do nhiều nguyên nhân)
hoặc quá say mê “thế giới ảo” của Internet, game…mà quên đi những hoạt động
chung quanh của bạn bè, của cộng đồng và xã hội. Qua đó, còn hạn chế được
những tác nhân tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh
tích cực.
- Giúp các em thích ứng được với cuộc sống mà đôi khi những biến động, bất
trắc khôn lường có thể xảy ra, dù là tự nhiên hay xã hội, nhất là xã hội ngày
càng hiện đại, phát triển.
- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh, tăng
năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của mình.
Trong giai đoạn hiện nay, dạy học phải bám sát mục tiêu phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh, đòi hỏi người học phải tự mình khám phá,

chinh phục kiến thức. Đồng thời, qua những kiến thức đó, người giáo viên cần
phải hình thành và nâng cao thêm cho học sinh những kĩ năng cơ bản trong cuộc
sống. Quan trọng hơn nữa là giúp học sinh có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách
nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp
hằng ngày, có suy nghĩ và hành động tích cực, có quyết định đúng đắn trong giải
quyết vấn đề, có quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác
trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống.
Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy học làm cho giờ học nhẹ
nhàng hơn, học sinh có hứng thú học và hiểu bài sâu sắc hơn. Tuy nhiên, việc
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là cả một quá trình. Vì vậy, để đánh giá hiệu
quả của giáo dục kĩ năng sống trong dạy học bộ môn là công việc không dễ.
17


Mặc dù vậy, sau khi có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các
tác phẩm văn học, tôi nhận thấy học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học,
các em hứng thú, say mê hơn, tiếp thu bài học tốt hơn. Giờ dạy học văn trở nên
nhẹ nhàng hơn, không cứng nhắc, không bị dập khuôn máy móc. Sau bài học,
học sinh đã rút ra được nhiều bài học nhân sinh có giá trị tích cực. Học sinh
nhận thức được thế nào là cuộc sống đích thực? Để có cuộc sống đích thực con
người cần làm gì? cần phải sống như thế nào? Từ đó các em sẽ có định hướng
đúng đắn, tốt đẹp cho tương lai của mình. Bên cạnh đó, với việc áp dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh đã tự tin hơn trong giao tiếp,
trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức...., nâng cao hơn kĩ năng sống của bản thân.
Dưới đây là bảng kết quả kiểm tra, đánh giá sau khi áp dụng giáo dục để
nâng cao kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn học giữa 2 lớp (lớp
đối chứng 12A4 và lớp thực nghiệm 12A3 tại trường THPT Thường Xuân 2,
năm học 2015 – 2016):
Kết quả
Giỏi

Khá
TB
Yếu
Kém

(Điểm 9-10) (Điểm 7-8) (Điểm 5-6) (Điểm 3-4) (Điểm1-2)
Lớp
số
12A3
(Thực
37
3 8,1%% 22 59,5% 12 32,4% 0 0%
0
0%
nghiệm)
12A4
(Đối
35
0 0%
8
22,9% 17 48,5% 8 22,9% 2
5,7%
chứng)
Bảng kết quả đã cho thấy phần nào tính khả quan của đề tài trong việc
lồng ghép giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn.
Sẽ còn nhiều bài học kĩ năng sống mà các em được học trong chương trình Ngữ
văn và vì thế, nếu chúng ta thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống đồng bộ, có lộ
trình thì thiết nghĩ hiệu quả sẽ cao hơn nữa.

18



3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Thông qua quá trình tìm hiểu và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh bằng các tác phẩm Văn học, chúng ta có thể khẳng định rằng: Kỹ năng sống
là nhu cầu cần thiết, bổ ích đối với mọi người, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh.
Đây là lứa tuổi cần phải tăng cường và thường xuyên rèn luyện kĩ năng sống,
bởi đó là lứa tuổi “giao thoa” giữa cái tốt và xấu, đúng và sai, tiêu cực và tích
cực, giữa thích nghi, năng động và khép kín. Giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống
là một quá trình đòi hỏi con người phải biết đối diện với rất nhiều tình huống
khác nhau và phải thích nghi, lựa chọn, quyết định để tìm cách giải quyết vấn đề
một cách tối ưu nhất. Nhờ đó, con người có thể tồn tại, phát triển và thành công.
Kĩ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không phải chỉ để sống mà là “công
cụ” rất hữu hiệu để đạt đến thành công, hạnh phúc trong cuộc sống nói chung.
Nếu không được sớm giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống thì học sinh sẽ “chơ
vơ, lạc lõng” và thụ động trong bất kỳ một công việc, tình huống nào dù nhỏ
nhất sau này. Với ý nghĩa tích cực, thiết thực và khoa học trên, kĩ năng sống rất
cần và “xứng đáng” đưa vào chương trình trường phổ thông như nhiều môn học
hỗ trợ khác. Tuy nhiên, thực trạng của việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh không phải lúc nào cũng được ưu tiên chú ý, bởi những “áp lực”
khác đã và đang lấn át khiến các em phải đối mặt. Hy vọng bằng một số giải
pháp và bài học giáo dục ít ỏi, bước đầu có thể giúp các em có được chút “vốn
liếng” về kĩ năng sống cho bản thân trong học tập và cuộc sống. Nếu chúng ta
quan tâm vấn đề giáo dục kĩ năng sống đúng mức và thực hiện có lộ trình thì
chắc chắn sẽ đạt kết quả mong muốn đúng với tính chất, ý nghĩa kĩ năng sống
mà chúng ta kỳ vọng.
3.2. Kiến nghị.
Sau khi thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thấy cần có một vài kiến nghị:
Phía nhà trường:

- Đưa vào sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy của
giáo viên, đặc biệt là những thiết bị hỗ trợ cho phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực như hiện nay (máy chiếu, bảng, biểu, tranh ảnh, bản đồ tư duy…).
- Xếp thời khóa biểu gọn gàng, hợp lí để giáo viên chủ động trong công việc và
có nhiều thời gian cho việc soạn giảng.
Phía phụ huynh:
- Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục ý thức học tập của học sinh.
- Hiểu được tầm quan trọng và dành sự quan tâm đúng mức cho môn Ngữ văn.
Phía học sinh: Cần có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động học bài cũ,
soạn bài mới, đọc tác phẩm và ý thức tự giáo dục các kĩ năng sống cần thiết cho
bản thân thông qua mỗi bài học cụ thể.
19


Trong khuôn khổ một đề tài nhỏ, có thể bài viết còn những thiếu sót, hạn
chế, rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép của người khác.
Người thực hiện
Vi Thị Hà

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông.

(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
2. Thẩm bình tác phẩm ngữ văn12 (Nhà xuất bản giáo dục)
3. Những lời bình về tác giả, tác phẩm ngữ văn 12 (Nhà xuất bản giáo dục)

21



×