Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Skkn vận dụng kiến thức liên môn thiết kế bài dạy theo chủ đề sinh học và vấn đề điều khiển sinh sản ở động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
-------o0o-------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO
CHỦ ĐỀ:

“SINH HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở
ĐỘNG VẬT, SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI”
(Sinh học 11, chương trình cơ bản)
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NỤ
Chức vụ: Phó hiệu trưởng

Cấp học: Trung học phổ thơng
Lĩnh vực: Sinh học

THANH HĨA NĂM 2021

skkn


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG
Phần mở đầu

1
2


3
4
5
6

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy
học tích hợp liên mơn trong mơn Sinh học ở trường THPT.
1
Cơ sở lí luận
2
Cơ sở thực tiễn
Chương II: Phương pháp dạy học tích hợp liên mơn. Áp dụng phương
pháp dạy học tích hợp liên mơn trong dạy học sinh học, chủ đề: Sinh học
và vấn đề điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
I. Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp liên mơn.
1
Khái niệm dạy học tích hợp liên mơn
2
Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn
3
Tiến trình dạy học theo phương pháp tích hợp liên môn
4
Về kĩ thuật dạy học

5
Về thiết bị dạy học và học liệu
6
Về kiểm tra, đánh giá
II. Phương pháp dạy học tích hợp liên mơn trong dạy học chủ
đề: Sinh học và vấn đề điều khiển sinh sản ở động vật và sinh
đẻ có kế hoạch ở người.
1
Cơ sở lí thuyết của phương pháp tích hợp liên mơn trong dạy học chủ đề
Vận dụng kiến thức liên môn để thiết kế bài dạy theo chủ đề: Sinh
2
học và vấn đề điều khiển sinh sản ở động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở
người
Chương III: Thực nghiệm sư phạm và hiệu quả của việc áp dụng
phương pháp dạy học tích hợp liên môn chủ đề: “ Sinh học và vấn đề
điều khiển sinh sản ở động vật và vấn đề sinh đẻ có kế hoạch ở người”
1
Thực nghiệm sư phạm
Ưu điểm, nhược điểm và một số lưu ý của dạy học tích hợp
2
liên mơn trong thực tế

skkn

TRANG
1
1
1
1
2

2
2
3
3
3
5
5
5
5
6
7
7
8
8
8
9

30
30
34


Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2

skkn

34

37
38
40


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

skkn


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua dân số Việt Nam tăng nhanh. Hiện nay, Việt Nam là một

trong những nước có quy mơ dân số lớn. Năm 2015, dân số Việt Nam đạt trên 91,7 triệu
người. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118
người, tăng 876.475 người so với dân số 96.903.947 người năm trước. Dân số tăng
nhanh và quy mô dân số lớn đã và đang gây áp lực rất lớn đến nhiều mặt của cuộc sống
như cung cấp lương thực, giáo dục, y tế, công ăn việc làm, nhà ở, tài ngun, mơi
trường… Vì vậy, một mặt cần nâng cao năng suất chăn nuôi, cây trồng; Mặt khác cần
phải chủ động điều chỉnh dân số, giảm tỉ lệ tăng dân số.
Hiểu được tầm quan trọng của Sinh học trong việc điều khiển sinh sản ở động vật
và sinh đẻ có kế hoạch ở người, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong việc tìm tịi kiến thức mới và vận dụng vào thực tế tốt hơn.
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đang từng bước thực hiện đổi mới
đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh. Qua thực tế, quá trình dạy học việc kết hợp
kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một mơn học là việc
làm hết sức cần thiết. Điều đó địi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
môn mình dạy, mà cịn phải khơng ngừng trau rồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức hướng dẫn các em học sinh giải quyết tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn
học một cách thiết thực, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy học tích hợp liên
mơn sau đây tơi xin trình bày và thực hiện một bài dạy nhỏ đối với mơn Sinh học liên
mơn Tốn học, mơn Vật lí, mơn Hóa học, Địa lí, Cơng nghệ, Giáo dục công dân và kĩ
năng sống để giảng dạy chủ đề: Sinh học và vấn đề điều khiển sinh sản ở động vật,
sinh đẻ có kế hoạch ở người" Sinh học 11 chương trình cơ bản.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn vào soạn
giảng trong mơn Sinh học ở trường trung học phổ thơng là có hiệu quả.
- Đề xuất cách thức soạn giảng một số tiết học trong môn Sinh học lớp 11 theo
phương pháp dạy học tích hợp liên mơn có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cách xây dựng một kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học tích

hợp liên mơn một cách có hiệu quả ở trường phổ thơng hiện nay.

skkn


2

- Hướng dẫn học sinh học theo nhiều hình thức: cá nhân, theo cặp, học theo
nhóm và báo cáo kết quả, nhận xét, góp ý, đánh giá, tự đánh giá lẫn nhau…
4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng dạy học của bài dạy: Lớp 11B3, 11B4 Trường THPT Lê Hồng
Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Kế hoạch bài dạy tích hợp liên mơn chủ đề "Sinh học và vấn đề điều khiển sinh
sản ở động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở người".
5. Phạm vi nghiên cứu
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong điều khiển sinh sản
ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Liên hệ thực tế đời sống và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo
vệ sức khỏe sinh sản thuộc bài 47 - Sinh học lớp 11 - Chương trình cơ bản.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm và phương pháp trực quan để học
sinh có khả năng thể hiện hết tính sáng tạo, tìm tịi, nghiên cứu khoa học.
- Tham khảo tài liệu các bộ mơn: Tốn học, Hóa học, Vật lí, Địa lí, Cơng nghệ,
Giáo dục cơng dân.
- Sưu tầm: Các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật, hình ảnh các biện
pháp tránh thai; Tư liệu, tranh ảnh, hình vẽ, đĩa hình... về các biện pháp điều khiển
sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Kế hoạch bài dạy có thiết kế hoạt động dạy học theo nhóm kết hợp với
phương pháp trực quan.
- Sưu tầm thơng tin: Trên mạng internet, sách giáo khoa, hình ảnh thực tế vận

dụng kiến thức liên môn
- Nghiên cứu về chương trình, nội dung sách giáo khoa Sinh học, đặc biệt bài
47 – sách giáo khoa 11 chương trình cơ bản và giới thiệu một số phương pháp, kĩ
thuật dạy học hiện đại có thể vận dụng, đề xuất các biện pháp sử dụng.
- Nghiên cứu thực tiễn: thông qua việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn để biết được
thực trạng việc vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học
sinh học ở trường THPT hiện nay.
- Thực nghiệm sư phạm:
+ Soạn 01 kế hoạch bài dạy cụ thể chủ đề: Sinh học và vấn đề điều khiển sinh sản
ở động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở người, sinh học 11 chương trình cơ bản theo phương
pháp tích hợp liên mơn.
+ Tiến hành giảng dạy ở lớp 11B3, 11B4.

skkn


3

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Cơ sở lí luận
Trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động hiện nay, giáo dục
phổ thông nước ta đã và đang thực hiện những bước chuyển biến mới quan trọng: từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực của người học.
Chương trình giáo dục hiện nay của Việt Nam đang đặt vai trò của người học lên
hàng đầu thay vì vai trị người thầy trong dạy học truyền thống. Phẩm chất, năng lực
người học được coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá hiệu quả của giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là xóa bỏ hồn tồn phương

pháp dạy học truyền thống mà là sự cải tiến có hiệu quả phương pháp dạy học truyển
thống và kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học hiện đại. Vận dụng các kĩ thuật
dạy học hiện đại nhằm phát huy năng lực người học, sử dụng một cách tối đa các
phương tiện dạy học, áp dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp vào việc dạy
học.
Trong các tài liệu tập huấn của dự án Việt Bỉ, dự án VVOB, dạy học dự án,
dạy học tích hợp liên mơn, dạy học hợp đồng, phương pháp bàn tay nặn bột,
phương pháp nhóm chuyên gia, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, tia chớp, bể
cá... được đề cập tới như là những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, cho
hiệu quả rõ rệt trong việc phát huy năng lực, phẩm chất người học và cần được
phổ biến rộng rãi trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Một trong những phương pháp dạy học tích cực được áp dụng phổ biến hiện
nay ở trường phổ thơng đó là dạy học tích hợp liên mơn. Dạy học tích hợp liên mơn là
một trong những phương pháp hiệu quả trong việc gắn những nội dung kiến thức sách
vở với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh chủ động gắn kết lí thuyết với thực hành bộ
môn.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Nhiều năm gần đây, sự áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật
dạy học hiện đại ở trường THPT đã mang lại những kết quả khả quan đối với cả các
cấp quản lí cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Mặc dù vậy, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng bước đầu đã đạt được, việc
đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THPT vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế.

skkn


4

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học, được chứng kiến tồn bộ q trình áp
dụng PPDH hiện đại ở trường phổ thông tại Việt Nam, bản thân tôi nhận thấy:

- Việc đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay vẫn cịn nặng về lí
thuyết, khi đi vào thực tiễn thì chỉ được thực hiện nửa vời, chưa quyết liệt, triệt để. Ở
trường phổ thông, việc đổi mới chỉ thấy được rõ nét nhất là thông qua các giờ dạy học
mẫu, thao giảng… Số giáo viên thực sự tâm huyết, coi đổi mới là phương châm dạy
học chưa nhiều.
- Chế độ đãi ngộ cũng như cơ sở vật chất, các chính sách khuyến khích của các
cấp trong ngành, số lượng học sinh quá đông trong một lớp học, việc kiểm tra, đánh
giá thường xuyên đối với hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học hiện đại…tất
cả những điều này chưa thực sự tạo nên động lực thực sự cho giáo viên đứng lớp
quyết tâm thực hiện đổi mới dạy học.
Từ thực tế về đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học phổ thông
như đã nêu trên, bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương
pháp dạy học đối với cả học sinh và giáo viên. Mặc dù quá trình thực hiện cịn nhiều
hạn chế, song tơi đã và đang áp dụng một cách có hiệu quả việc sử dụng phương pháp
dạy học hiện đại nói chung và dạy học tích hợp liên mơn nói riêng vào mơn Sinh học.
Trong SKKN này, tơi xin mạnh dạn trình bày việc sử dụng phương pháp dạy học tích
cực này trong việc soạn, giảng chủ đề: Sinh học và vấn đề điều khiển sinh sản ở
động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh học 11, chương trình cơ bản.

skkn


5

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN. ÁP DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
CHỦ ĐỀ: “Sinh học và vấn đề điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế
hoạch ở người” – sinh học 11 chương trình cơ bản.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN

1. Khái niệm dạy học tích hợp liên mơn
Dạy học tích hợp liên mơn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động
dạy học cịn "liên mơn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc
chắn phải dạy kiến thức "liên mơn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên
môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học
tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào q trình dạy
học một mơn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo
dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng... Mức độ tích hợp cao hơn
là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học
sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn
đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên mơn là
những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở
sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã
hội.
2. Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn
a. Đối với học sinh: các chủ đề liên mơn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh
động, hấp dẫn, dễ tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích
hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết
các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc
b. Đối với giáo viên: ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu
hơn những kiến thức thuộc các mơn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước
đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học mơn
học của mình, giáo viên vẫn thường xun phải dạy những kiến thức có liên quan đến

skkn



6

các mơn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên mơn đó; Hai là,
với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trị của giáo viên khơng cịn là
người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học
của học sinh cả ở trong và ngồi lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ mơn liên quan có
điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
3. Tiến trình dạy học theo phương pháp tích hợp liên mơn
a) Đề xuất vấn đề
Để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn
đề. Nhiệm vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
như: giải thích một sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tình
huống trong học tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu... Dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự
nguyện thực hiện nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ cần giải quyết, học sinh huy động kiến thức,
kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi
vọng có thể tìm tịi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi. Lúc này vấn
đề đối với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề đó được chính
thức diễn đạt. Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải
quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để
vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề.
b) Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề
Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động để tìm các giải pháp để
giải quyết vấn đề. Trong q trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên để
học sinh có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ của học sinh. Thông qua trao đổi,
thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh xác định được các giải pháp khả
thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt ra,
đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề đó.
c) Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, học sinh

diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh
lý, hoàn thiện tiếp. Trường hợp học sinh cần phải hình thành kiến thức mới nhằm giải
quyết vấn đề, giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ
sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp
kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/
công thức mới… Trong q trình đó, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc thiết kế
phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem

skkn


7

xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết
được câu hỏi/vấn đề đặt ra.
d) Trình bày, đánh giá kết quả
Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được. Giáo viên chính xác hoá,
bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà học sinh đã
học được thông qua hoạt động giải quyết vấn đề. Học sinh ghi nhận kiến thức mới và
vận dụng trong thực tiễn cũng như trong các bài học tiếp theo.
4. Về kĩ thuật dạy học
Tiến trình dạy học nói trên được thể hiện cụ thể thành chuỗi hoạt động học của
học sinh. Mỗi hoạt động học của học sinh phải thể hiện rõ mục đích, nội dung,
phương thức và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Phương thức hoạt
động của học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng. Có nhiều kĩ
thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện các kĩ năng khác
nhau cho học sinh. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức
mỗi hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1 - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học

sinh phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản
phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ
sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất
cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác
với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó
khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; khơng để xảy ra tình
trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học.
Bước 3 - Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải
phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên
cần khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí
những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
Bước 4 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức
cho học sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức
mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

skkn


8

5. Về thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải đảm
bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học
và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập
tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học.
6. Về kiểm tra, đánh giá
Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ

với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá
về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thơng qua q trình
thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn
thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Để thực
hiện được điều đó, đối với mỗi hoạt động học trong cả tiến trình dạy học, cần mô tả
cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh phải hồn thành cùng với các tiêu chí đánh
giá cụ thể.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY
HOC CHỦ ĐỀ: SINH HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG
VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI.
1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp tích hợp liên mơn trong dạy học chủ đề:
- Có ý thức vận dụng những kiến thức liên mơn sau để giải quyết các vấn đề
bài học đặt ra:
+ Mơn tốn học: Biết vận dụng những kiến thức tốn học để tính tốn: Ngày
rụng trứng trong các biện pháp tránh thai.
+ Mơn hóa học: Biết được cách sử dụng hoocmơn trong điều khiển sinh sản
+ Mơn vật lí: Biết được các phương pháp: Sử dụng nhiệt độ nhằm nâng cao số
lượng vật nuôi. Lọc, điện di, li tâm trong điều khiển giới tính ở vật ni.
+ Mơn Cơng nghệ 10: Biết được kĩ thuật nuôi cấy phôi ở động vật.
+ Mơn Địa lí: Nắm được mức độ dân số gia tăng và quy mô dân số lớn ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống.
+ Môn giáo dục công dân: Biết được ý nghĩa của việc cân bằng giới tính.
+ Kĩ năng sống: Nắm được độ tuổi kết hôn theo quy định của nhà nước và luật
hơn nhân gia đình. Có những giải pháp thực tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản
thân, góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản, hạn chế việc có thai ngồi ý muốn.
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.

skkn



9

2. Vận dụng kiến thức liên môn để thiết kế bài dạy theo chủ đề: Sinh học
và vấn đề điều khiển sinh sản ở động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở người – Sinh học
11 chương trình cơ bản.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GIÁO VIÊN: Giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua bảng kế hoạch học tập
trước 1 tuần
Người thực
Thời gian
Nơi thực
TT
Nội dung công việc
hiện
thực hiện
hiện
Thu thập thông tin kiến Trước
bài Mạng internet,
thức sinh học thơng qua học 1 tuần
sách
giáo
kiến thức hóa học, vật lý về
khoa,
hình
1
Nhóm 1
một số biện pháp làm thay
ảnh thực tế
đổi số con và cơ sở khoa
vận dụng kiến

học của các biện pháp đó
thức liên mơn
Thu thập thơng tin kiến Trước
bài Mạng
thức sinh học thông qua học 1 tuần
internet, sách
kiến thức hóa học, vật lý và
giáo
khoa;
2
Nhóm 2
thực tiễn xã hội về một số
hình ảnh thực
biện pháp điều khiển giới
tế, kiến thức
tính và cơ sở khoa học của
liên mơn
các biện pháp đó
Thu thập kiến thức sinh Trước
bài Mạng
học thông qua kiến thức học 1 tuần
internet, sách
địa lí, giáo dục cơng dân,
giáo
khoa;
3
Nhóm 3
tốn học, kĩ năng sống...
hình ảnh thực
về các biện pháp tránh thai

tế, kiến thức
và tác dụng của các biện
liên mơn
pháp đó
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm phân cơng nhiệm vụ, tìm hiểu nội dung, vấn đề được giao. Thảo
luận, thống nhất ý kiến để có sản phẩm học tập tốt nhất trước khi bài học diễn ra.
- Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Được thể hiện trong buổi học. Lần lượt các nhóm lên trình bầy về sản phẩm
học tập của nhóm. Các nhóm cùng thảo luận về các vấn đề được giao.
HOẠT ĐỘNG 1:

skkn


10

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
THƠNG QUA KIẾN THỨC HĨA HỌC, VẬT LÍ VÀ KĨ NĂNG SỐNG
1 . Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Một số biện pháp làm thay đổi số con và thay đổi giới tính.
- Cơ sở khoa học của các biện pháp
- Ý nghĩa của việc cân bằng giới tính ở người
* Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: tìm hiểu kiến thức, nội dung được giao để thảo luận nhóm.
+ Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm hiểu, thảo luận để giải quyết vấn đề được
thầy cô giao.

- Năng lực chuyên môn
+ Năng lực ngơn ngữ: thuyết trình sản phẩm của nhóm...
+ Năng lực tính tốn: tính ngày rụng trứng,....
+ Năng lực tin học: tìm hiểu thơng tin, trình bày powerpoint
* Phẩm chất
- Trách nhiệm;
- Trung thực;
- Nhân ái;
- Chăm chỉ;
- Yêu nước.
2. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án PowerPoint;
- Sơ đồ tư duy;
- Giấy A0
3. Tiến trình dạy học
* Phương pháp:
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm và phương pháp trực quan để học
sinh có khả năng thể hiện hết tính sáng tạo, tìm tịi, nghiên cứu khoa học.
* Hình thức tổ chức hoạt động
- Nhóm 1 và nhóm 2 trình bày sản phẩm đã được chuẩn bị.
- Nhóm cịn lại nhận xét, đặt câu hỏi thảo luận
* Hoạt động của giáo viên:
GV tạo tình huống: Dẫn dắt vào bài thông qua một số câu hỏi cho các nhóm
thảo luận: Nhằm nâng cao năng suất vật ni đáp ứng nhu cầu của con người các em
hãy cho biết một số biện pháp tăng năng suất vật nuôi thông qua điều khiển sinh sản ở
động vật trong thực tế mà em biết ?
* Hoạt động của học sinh:

skkn



11

Các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến, đại diện các nhóm trình bày: Một số
biện pháp làm tăng năng suất vật nuôi thông qua điều khiển sinh sản ở động vật:
+ Tăng số lượng con ở vật nuôi;
+ Điều khiển giới tính ở vật ni.
* Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tổ chức cho học sinh phát biểu ý
tưởng, hình thành các chủ đề, phù hợp nhất.
Nhóm 1:
Thu thập thơng tin kiến thức sinh học thơng qua kiến thức hóa học, vật lý về
một số biện pháp làm thay đổi số con và cơ sở khoa học của các biện pháp đó:
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Nhóm 1 thống nhất nội dung đã được giáo viên cho chuẩn bị ở nhà. Một
thành viên của nhóm lên báo cáo kết quả đã chuẩn bị (trả lời):
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
ĐIỀU KHIỂN SỐ CON
Sử dụng hoocmôn và chất Sử dụng biện pháp hóa học (hoocmơn, chất kích
kích thích tổng hợp
thích tổng hợp) kích thích trứng chín và rụng. Sử
dụng thụ tinh nhân tạo → tạo ra hàng loạt cá thể
Thay đổi các yếu tố môi Sử dụng biện pháp vật lí: Thay đổi các yếu tố mơi trường
trường
như ánh sáng, nhiệt độ điều khiển sinh sản ở vật nuôi
Nuôi cấy phơi
Sử dụng biện pháp hóa học (hoocmơn, chất kích
thích tổng hợp) kích thích trứng chín và rụng →
Lấy trứng ra ngồi.
Cho trứng thụ tinh với tinh trùng trong ống

nghiệm, ni hợp tử phát triển → phôi → Cấy phôi
vào tử cung của con cái.
Thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh ngoài: Thụ tinh bên ngoài cơ quan sinh
sản của con cái.
Thụ tinh trong: Thụ tinh bên trong cơ quan sinh
sản của con cái.
- Các nhóm nhận xét, phản biện lẫn nhau, bổ sung.
* Giáo viên bổ sung, kết luận và hoàn thiện kiến thức.
1. Một số biện pháp làm thay đồi số con
a. Sử dụng hooc mơn và chất kích thích tổng hợp

skkn


12

Tiêm hoocmơn vào cá

Hoocmơn kích dục tố ở cá

* GV đặt câu hỏi cho các nhóm :
+ Hooc mơn và chất kích thích tổng hợp có tác động với sinh sản ở động vật
như thế nào ?
* HS dùng kiến thức hóa học trả lời: Hoocmơn sẽ đi theo đường máu đến
buồng trứng kích thích sinh sản ở buồng trứng → tăng số lượng trứng chín và rụng.
Tăng số lượng tinh trùng ở động vật → tăng số lượng con
GV vận dụng kiến thức hóa học bổ sung hooc mơn kích dục tố bản chất hóa
học là hợp chất Glicơprơtêin.
b, Thay đổi yếu tố môi trường: Thay đổi yếu tố mơi trường kích thích lên hệ

thần kinh và hệ nội tiết làm vật nuôi sinh sản nhanh và nhiều hơn:

(Thay đổi thời gian chiếu sáng ở gà nuôi làm cho gà đẻ trứng 2 quả/ngày)

skkn


13

GV đặt câu hỏi: Các nhóm cùng thảo luận:
+ Dựa vào kiến thức Vật lí giải thích nhiệt độ lại ảnh hưởng đến sinh sản ở động vật
?
HS: Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả. Đại diện học sinh lên trình bày:
Sự sinh sản của nhiều lồi động vật chỉ tiến hành trong phạm vi nhiệt độ thích hợp
nhất định. Nếu nhiệt độ mơi trường khơng thích hợp (cao hoặc thấp) so với nhiệt độ cần
thiết sẽ làm giảm cường độ sinh sản hoặc làm cho quá trình sinh sản đình trệ, là vì nhiệt
độ mơi trường đã ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh sản. Nhiệt độ mơi trường
lạnh q hoặc nóng q có thể làm giảm quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật.
Ví dụ 1 : cá chép chỉ đẻ khi nhiệt độ nước khơng thấp hơn 150C.

Ví dụ 2: Chuột nhắt trắng (Mus musculus) ni trong phịng thí nghiệm sinh sản
mạnh ở nhiệt  độ 180C, khi nhiệt  độ tăng quá 300C mức sinh sản giảm, thậm chí dừng
hẳn:

skkn


14

c, Ni cấy phơi

GV giải thích phương pháp ni cấy phôi thông qua kiến thức môn Công nghệ 10
- Phương pháp 1: Thụ tinh nhiều trứng để thu được nhiều phôi
- Phương pháp 2: Phân cắt phôi gây đa thai nhân tạo ( Tăng số lương lớn con, con
cái đẻ đồng loạt tiện chăm sóc)
Ví dụ: Ni cấy phơi ở bò

skkn


15

Đối với động vật chỉ đẻ 1 con trong vòng 1 lứa, thời gian các lứa xa nhau tiến
hành gây đa thai nhân tạo → tăng nhanh số lượng con trong đàn
* Giáo viên : Các nhóm thảo luận và vận dụng thực tiễn xã hội cho ví dụ thành tựu
của nuôi cây phôi đối với gia súc và động vật quý hiếm
* Học sinh: Các nhóm thảo luận nhanh cho được ví dụ trong thực tiễn.
Ví dụ:

skkn


16

TÊ GIÁC

HƯƠU SAO

HỔ TRẮNG

GẤU TRÚC


GV đặt câu hỏi cho các nhóm: Vận dụng kiến thức thực tiễn xã hội
Ni cấy phơi cho người được khơng, nhằm mục đích gì?
Học sinh: Nuôi cấy phôi đã được thực hiện ở người nhằm mục đích các cặp vợ
chồng vơ sinh có thể sinh con nhờ phương pháp này:

skkn


17

d, Thụ tinh nhân tạo
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn lấy ví dụ
về thụ tinh ngồi:

Dùng biện pháp hóa học
Tiêm hoocmơn kích dục
tố

Trứng chín và rụng hàng
loạt

skkn


18

Nặn trứng ra đĩa

Rót nhẹ tinh dịch lên

trên -> dùng lông gà đảo
đều

GV nhận xét ,bổ sung: Thụ tinh nhân tạo giúp đạt hiệu suất thụ tinh cao 80 - 90% hơn
so với thụ tinh ở điều kiện tự nhiên chỉ khoảng 40%.
* Thụ tinh trong
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiều kiến thức sinh học thơng qua kiến thức hóa
học và vật lí
- Điều kiện bảo quản tinh trùng ?
Học sinh vận dụng kiến thức hóa học và vật lí trả lời.
Ví dụ trong bảo quản tinh trùng:
Bình nitơ lỏng bảo quản tinh trùng

skkn

Ngân hành tinh trùng


19

GV nhận xét chốt kiến thức.
* Hoạt động của giáo viên: Yêu cầu nhóm 2 lên thực hiện nhiệm vụ
Nhóm 2:
Thu thập thông tin kiến thức sinh học thông qua kiến thức hóa học, vật lý
và thực tiễn xã hội về một số biện pháp điều khiển giới tính và cơ sở khoa học
của các biện pháp đó
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Nhóm 2 thống nhất nội dung đã được giáo viên cho chuẩn bị ở nhà, Nhóm
trưởng lên báo cáo kết quả đã chuẩn bị
- Vận dụng kiến thức Vật lí: Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như: Chọn lọc, li

tâm, điên di để tách tinh trùng thành 2 loại: Nhiễm sắc thể giới tính X và Y
- Vận dụng kiến thức Hóa học: Sử dụng hoocmơn để chuyển đổi giới tính theo
mong muốn
Các nhóm nhận xét, phản biện lẫn nhau, bổ sung ( Đặc biệt là cơ sở khoa học)
* Giáo viên bổ sung, kết luận và hoàn thiện kiến thức.
PHƯƠNG PHÁP LỌC TINH
TRÙNG

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI

skkn


20

Ví dụ:
NI GÀ TRỐNG LẤY THỊT

NI TẰM ĐỰC LẤY TƠ

Ví dụ: Ứng dụng một số hooc mơn hóa học trong điều khiển giới tính

skkn


21

Hoocmôn 17MêtyItestostêrôn
(Một loại hoocmôn
testostêrôn tổng hợp) kèm

vitamin C sử dụng làm thức
ăn cho cá tạo ra 90% cá rô
phi đực

* GV đặt vấn đề cho các nhóm thảo luận:
Vận dụng kiến thức xã hội trả lời câu hỏi : Tại sao cấm xác định giới tính thai
nhi ở người?
* HS: Thảo luận nhóm, nhóm trưởng đại diện trả lời câu hỏi
Trả lời: Hiện nay có những quan niệm khơng đúng về sinh con trai, con gái do
“ Tư tưởng trọng nam khinh nữ” nên mọi cặp vợ chồng đều tìm mọi cách để xác định
giới tính của thai nhi. Nếu thai là con gái thì có thể bị hủy bỏ. Điều này gây nên sự
mất cân bằng giới tính trong xã hội, hậu quả của mất cân bằng giới tính khó có thể
lường hết được.
GV liên hệ với thực tiến: Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam đang gia tăng
nhanh chóng. Theo tổng cục thống kê Dân số kế hoạch hóa gia đình: Dự tính, đến
năm 2050, Việt Nam sẽ có 2,3 đến 4,3 triệu nam giới khơng tìm được vợ để kết hơn.
Trình chiếu một số hình ảnh về hậu quả của mất cân bằng giới tính

NỮ

GV thơng qua bài học tuyên truyền cho học sinh không nên tồn tại tư tưởng phải
sinh con trai trong gia đình

skkn


×