Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn xây dựng và sử dụng dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong giảng dạy địa lí tự nhiên lớp 10 nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.6 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG KĨ THUẬT KHĂN TRẢI
BÀN TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10
NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẨM
CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Quách Công Thọ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa Lí

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN TRONG
THANH
HỐ
NĂM
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TỰ
NHIÊN
LỚP
10 2021
NHẰM HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
0

skkn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN TRONG


GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 NHẰM HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
PHẦN 1 – MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước đây trong quá trình dạy học lấy giáo viên làm trung tâm thì hầu hết
các phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học đều nhằm mục đích hình thành các
kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như
hiện nay việc dạy học cần đổi mới theo hướng hình thành các phẩm chất và năng
lực cho học sinh. Để thực hiện được điều đó quá trình dạy học ngày nay đã xác
định nhà trường phải chú trọng tập trung vào việc tạo ra những cơ hội và điều
kiện học tập thuận lợi cho người học, yêu cầu này một mặt kích thích người học
phát huy cao độ tính tích cực học tập, mặt khác yêu cầu người giáo viên phải
khuyến khích, hướng dẫn và tổ chức học tập cho người học chủ động trong việc
chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm và giá trị cần thiết cho bản thân để họ có khả
năng thích ứng cao trong việc tiếp cận xu hướng dạy học mới. Trong xu hướng
đổi mới đó người dạy cần đổi mới cả về phương pháp và kĩ thuật dạy học nhất là
với những kĩ thuật dạy học tiên tiến hiện đại kích thích được người học. Hiện
nay có rất nhiều các kĩ thuật dạy học tiên tiến, trong đó có kĩ thuật “Khăn trải
bàn” là một kĩ thuật mới dựa trên sự kết hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc
nhóm, điều đó góp phần hình thành được những phẩm chất và năng lực cho học
sinh. Xuất phát từ những lý do trên, cũng như trong học kì I năm học 2020 –
2021 tôi được giảng dạy hai lớp 10 nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và sử
dụng dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong giảng dạy Địa Lí tự nhiên lớp 10
nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thơng qua việc việc vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào thực tiễn dạy học sẽ
nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong nhà trường
- Đề tài ra đời là nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ
được bắt đầu triển khai ở lớp 10 từ năm học 2022 – 2023 trong đó chú trọng đến

việc hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
- Nghiên cức vấn đề này sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân tôi
cũng như trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tuy đây là đề tài được sử dụng trong mơn Địa Lí nhưng do thực tế và
điều kiện thời gian nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở đề tài Xây dựng và Sử
dụng kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí tự nhiên ở trường
THPT Thạch Thành II với đối tượng áp dụng là học sinh lớp 10
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp thống kê, tính tốn
1

skkn


- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
PHẦN 2 – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận và mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Cơ sở lí luận
a. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục:
Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã
được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thơng qua, trong đó:
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn,
cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo

của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo
dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người
học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý
luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.
Bên cạnh đó chương trình giáo dục phổ thơng 2018 sắp được triển khai ở
lớp 10 bậc THPT từ năm học 2022 – 2023 trong đó nhấn mạnh đế sự hình thành
các phẩm chất và năng lực với 5 phẩm chất cơ bản đó là: Yêu nước, Nhân ái,
Trách nhiệm, Chăm chỉ và Trung thực. Cùng với đó là 10 năng lực:
+ Năng lực chung: Gồm các năng lực:
. Tự chủ và tự học
. Giao tiếp và hợp tác
. Giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực đặc thù: Đó là các năng lực:
. Ngơn ngữ
. Tính tốn
. Khoa học
. Công nghệ
. Tin học
. Thẩm mĩ
. Thể chất
b. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục mơn Địa Lí
Trong chương trình giáo dục Địa Lí phổ thơng 2018 đã cụ thể hóa những
mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, góp phần hình thành và phát
triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cốt lõi cũng như năng lực đặc thù
thông qua việc trang bị kiến thức phổ thông, cơ bản, thực tiễn, thiết thực về hệ
thống tự nhiên, dân cư, kinh tế và sự tương tác của chúng trên bình diện thế giới,

2

skkn


khu vực, Việt Nam; hình thành và phát triển những kĩ năng địa lí, vận dụng tri
thức địa lí trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên xã hội phù hợp với trình
độ học sinh. Đồng thời bồi dưỡng tình u, niềm tin, ý thức trách nhiệm đối với
mơi trường, con người và tương lai đất nước thế giới.
Ngoài ra Địa Lí cũng là mơn học góp phần hình thành các năng lực chung
cũng như những năng lực đặc thù, đó là các năng lực nhận thức khoa học địa lí,
năng lực tìm hiểu địa lí và năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học. Vì vậy
để hình thành các năng lực trên địi hỏi cần thơng qua các hoạt động nhóm,
phương pháp dạy học thảo luận, dạy học dự án, seminar…cũng như các kĩ thuật
dạy học tiên tiến như kĩ thuật động não, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải
bàn…
1.2. Cơ sở thực tiễn
Ý thức học tập của học sinh chưa cao, đa số các em chưa xác định rõ ràng
mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong tiết học. Nhiều học sinh tuy nắm rõ
kiến thức nhưng ngại trình bày, ỷ lại các học sinh khác. Ngồi ra nhiều giáo viên
địa lí chưa kích thích được tính tích cực, năng động của học sinh trong q trình
dạy học mơn địa lí.
Kĩ thuật “Khăn trải bàn” là kĩ thuật mới và hiệu quả, điều đó được thể
hiện:
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải
đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học
khá, giỏi.
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học,
toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

a. Thực trạng chung
- Đây là một kĩ thuật dạy học mới và hiện đại, nhất là đối với nền giáo dục nước
ta, đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà
trường THPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực.
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được tiến hành ở cấp THPT từ năm
học 2022 – 2023 với khối lớp 10 được tiến hành đầu tiên. Trong khi đó hiện nay
các kĩ thuật dạy học chủ yếu gắn với việc phát vấn, thuyết trình theo hướng lấy
người dạy làm trung tâm
- Mơn Địa Lí nói chung và Địa Lí lớp 10 nói riêng có nhiều kiến thức đại cương,
hình vẽ, tranh ảnh… điều đó địi hỏi sử dụng nhiều kĩ năng, cơng cụ địa lí để
miêu tả sinh động cũng như rõ ràng các kiến thức vì vậy tốn khá nhiều thời gian
trong giờ dạy.
b. Về phía nhà trường và giáo viên địa lí
- Các trường THPT nói chung và trường THPT Thạch Thành II nói riêng đều
quan tâm ủng hộ tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu và sử dụng các kĩ thuật
dạy học hiện đại tiên tiến vào hoạt động dạy học của bộ môn
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, nhất là điều kiện các lớp
học với sĩ số học sinh đông khoảng 45 em trong một lớp. Trong khi đó các
phương tiện dạy học chưa trang bị đầy đủ đến các lớp nhất là máy chiếu
3

skkn


Projector. Điều đó gây khó khăn cho khâu tổ chức, tốn nhiều thời gian và hiệu
quả giờ dạy.
- Các giáo viên Địa Lí đều đã được tập huấn và trang bị tài liệu về kĩ thuật dạy
học “khăn tải bàn”. Tuy nhiên một số giáo viên nói chung và giáo viên Địa lí nói
riêng vẫn cịn ngại và chưa tích cực sử dụng kĩ thuật này do một số hạn chế về
điều kiện tổ chức cũng như năng lực và ý thức học tập của học sinh

- Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ kĩ thuật khăn trải bàn nên việc triển khai áp dụng
còn lúng túng, hoặc do lo sợ khơng hồn thành tiết dạy. Ngồi ra cịn một số
giáo viên chậm đổi mời phương pháp cũng như chưa tâm huyết với nghề nghiệp.
c. Về phía học sinh
- Phần lớn học sinh nhất là học sinh ở địa bàn miền núi vùng cao chưa được làm
quen với các kĩ thuật dạy học mới trong đó có kĩ thuật khăn trải bàn.
- Ý thức học tập, làm việc nhóm cũng như tính tự giác của học sinh chưa cao.
Nhiều học sinh vẫn chưa có trách nhiệm với bản thân và với tập thể vì vậy cịn
dựa giẫm và ỷ lại khi hoạt động nhóm.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1 Những vấn đề chung về kĩ thuật khăn trải bàn
a. Thế nào là kĩ thuật "Khăn trải bàn"?
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt
động cá nhân và hoạt động nhóm.
b. Mục tiêu
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
- Hình thành và phát triển các phẩm chất của học sinh: Yêu nước, nhân ái, trách
nhiệm, chăm chỉ và trung thực
- Hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh ,
trong đó nổi bật là các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết
vấn đề và sáng tạo cùng với năng lực đặc thù đó là năng lực ngơn ngữ…
c. Tác dụng đối với học sinh
- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau
- Rèn luyện kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
- Phối hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho
học tập có sự phân hóa
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, hoặc cách chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn
nhau.

3.2 Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn"
- Chia học sinh thành các nhóm, (tùy điều kiện mỗi lớp cũng như điều kiện bố
trí bàn học và vị trí ngồi mà mỗi nhóm có thể từ 4 đến 8 học sinh) giao nhiệm vụ
thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
- Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh.
Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi
vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”
- Mỗi các nhân ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa bên dưới, làm việc độc lập
và viết ý kiến cá nhân vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn” sau đó tiến
4

skkn


hành thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa “khăn trải
bàn” như hình 1 sau đây:
Hình 1

Ý kiến cá nhân 1

Ý kiến cá nhân 4

Ý kiến chung
của cả nhóm

Ý kiến cá nhân 2

Ý kiến cá nhân 3
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...). Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời
hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng

vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống
nhất các câu trả lời trong thời gian vài phút.
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
- Một bước bổ sung sau khi học sinh viết ý tưởng của mình, là học sinh xoay tờ
‘khăn trải bàn’ này để có thể xem được cơng việc của một học sinh khác. Sau đó
học sinh phản hồi lại những gì được viết trong phần giấy ở trước mặt. Các em có
thể đồng ý, khơng đồng ý, hoặc tiếp tục với một suy nghĩ khác. Tiếp tục xoay
khăn này cho đến khi mọi người đã có thể đọc và viết vào hết các phần. Sau đó,
nhóm thảo luận về các ý tưởng và đi đến thống nhất về những gì sẽ viết ở giữa
khăn trải bàn.
- Sau khi các nhóm hồn tất cơng việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn
trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy
chiếu phóng lớn
- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được
khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. Các nhóm có thể ghi
bằng số hoặc đặt tên nhóm để làm hoạt động được sinh động hơn
3.3 Một số yêu cầu khi thực hiện kĩ thuật "Khăn trải bàn"
a. Đối với học sinh
- Tích cực tham gia trao đổi và thảo luận nhóm
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao có trách nhiệm và cố gắng
- Trình bày ý kiến cá nhân và ý kiến chung mang tính khái qt hóa
- Thực hiện đúng theo thời gian quy định
- Có tính tự giác và tinh thần trách nhiệm cao, không ỷ lại vào các cá nhân khác
trong nhóm.
b. Đối với giáo viên
5

skkn



- Lập nhóm, các nhóm nên có tối đa 8 thành viên
- Giao một chủ đề cho các nhóm.
- Cung cấp giấy A0 cho học sinh
- Hướng dẫn cụ thể những việc cần làm hoặc nêu nhiệm vụ cho các nhóm
- Phát triển các câu hỏi khuyến khích các q trình tư duy khác nhau
- Gợi nhắc học sinh thận trọng phân tích , tổng hợp và so sánh các ý kiến
- Dành đủ thời gian suy nghĩ cho học sinh.
3.4 Hướng dẫn sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong một số tiết học (Bài/
Mục) của chương trình địa lí tự nhiên lớp 10
a. Tiết 13 – Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
* Sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn trong mục II (Những nhân tố ảnh hưởng
đến lượng mưa) và III (Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất).
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm (Các nhóm có thể gọi tên theo số thứ
tự hoặc đặt tên cho từng nhóm để thêm sinh động. Ví dụ 5 nhóm lần lượt như
sau: 1- Kim, 2 - Mộc, 3 - Thủy, 4 - Hỏa, 5 - Thổ) sau đó giao cho mỗi nhóm một
tờ giấy A0. Trên tờ giấy A0 chia đếu thành phần trung tâm và các phần tương
ứng với số thành viên từng nhóm như hình 2
- Nhóm phối hợp với giáo viên cử ra nhóm trưởng và thư kí. Sau đó giáo viên
nêu cách thức tiến hành và ghi ý kiến vào giấy A0 đã chuẩn bị sẵn.
- Các nhóm thống nhất giao nhóm trưởng nhiệm vụ đơn đốc các thành viên
trong nhóm làm việc và tổng hợp các ý kiến sau đó thay mặt nhóm hoặc cử
thành viên trình bày. Thư kí ghi những ý kiến đã thống nhất và tổng hợp vào
chính giữa tờ giấy A0 (Phần ghi ý kiến chung).
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm tiến hành thảo luận với các
nhiệm vụ của từng nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Kim): Tìm hiểu ảnh hưởng của khí áp đến lượng mưa. Giải thích vì
sao lại có sự ảnh hưởng như vậy? Lấy ví dụ?
+ Trình bày và giải thích sự phân bố mưa ở ở khu vực xích đạo
- Nhóm 2 (Mộc): Tìm hiểu ảnh hưởng của Frông (và Dải hội tụ nhiệt đới - FIT)

đến lượng mưa. Giải thích vì sao lại có sự ảnh hưởng như vậy? Lấy ví dụ ở Việt
Nam?
+ Trình bày và giải thích sự phân bố mưa ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Nhóm 3 (Thủy): Tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến lượng mưa. Giải thích vì sao
các loại gió lại gây mưa khác nhau và vì sao miền ven Đại Tây Dương thuộc
Tây Bắc Phi nằm cùng vĩ độ như Việt Nam nhưng lại có khí hậu nhiệt đới khơ
cịn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều?
+ Trình bày và giải thích sự phân bố mưa ở ở hai vùng ơn đới.
- Nhóm 4 (Hỏa): Tìm hiểu ảnh hưởng của dịng biển đến lượng mưa. Giải thích
vì sao lại có sự ảnh hưởng như vậy? Lấy ví dụ những nơi mưa nhiều và mưa ít
do dịng biển nóng và lạnh đi qua?
+ Trình bày và giải thích sự phân bố mưa ở ở khu vực gần hai cực Bắc và Nam
- Nhóm 5 (Thổ): Tìm hiểu ảnh hưởng địa hình đến lượng mưa. Giải thích vì sao
lại có sự ảnh hưởng như vậy? Lấy ví dụ ảnh hưởng địa hình đến lượng mưa ở
nước ta?
+ Trình bày và giải thích sự phân bố mưa do ảnh hưởng của đại dương
6

skkn


Các cá nhân trong nhóm làm việc độc lập trong vòng 5 phút theo các nội
dung và nhiệm vụ đã giao và ghi ghi vào phần của mình trên góc giấy A 0 của
nhóm mình. Sau đó các nhóm thảo luận 5 phút để thống nhất ý kiến và thư kí
ghi ý kiến chung vào phần chính giữa của tờ giấy A 0 “Khăn trải bàn” như hình
2:
Hình 2
Ý kiến cá nhân 8
Ý kiến
cá nhân

7

Ý kiến cá nhân 1

Ý kiến chung của nhóm

Ý kiến

nhân 2

(1 – Kim; 2 – Mộc; 3 – Thủy;
Ý kiến

nhân 6

4 – Hỏa; 5 – Thổ)

Ý kiến cá nhân 5

Ý kiến

nhân 3

Ý kiến cá nhân 4

Hết thời gian thảo luận sau khi các nhóm đã hồn thành cơng việc, nhóm
trưởng cử đại diện lên treo và trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm
khác quan sát và nghe ý kiến sau đó nhận xét góp ý.
Bước 3: Giáo viên tóm tắt kết quả các nhóm đạt được và chuẩn hóa kiến thức
sau đó đánh giá quá trình làm việc cũng như kết quả làm việc các nhóm.

Kiến thức cần đạt của các nhóm như sau:
- Nhóm 1 – Kim: Áp thấp gây mưa nhiều, Áp cao mưa ít.
+ Vùng xích đạo: Mưa nhiều nhất
Giáo viên có thể bổ xung nếu học sinh chưa hồn thiện phần giải thích và lấy ví
dụ:
+ Áp thấp mưa nhiều vì hút gió và đẩy khơng khí ẩm lên cao thành mây sinh ra
mưa
+ Áp cao khơng khí khơng bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi khơng có gió thổi
đến nên mưa ít
+ Xích đạo mưa nhiều nhất vì tồn tại hạ áp xích đạo, dải hội tụ nhiệt đới, diện
tích rừng và đại dương lớn và dịng biển nóng xích đạo chạy qua
- Nhóm 2 – Mộc: Nơi có Frơng và dải hội tụ nhiệt đới đi qua gây mưa nhiều
+ Hai vùng chí tuyến Bắc và Nam: Mưa tương đối ít
Giáo viên có thể bổ xung nếu học sinh chưa hồn thiện phần giải thích và lấy ví
dụ:
+ Frơng và dải hội tụ mưa nhiều: Do có sự tranh chấp giữa khối khí nóng và
lạnh cũng như gặp gỡ của khối khí xích đạo Bắc và Nam Bán Cầu nên gây mưa
+ Ví dụ ở Việt Nam: Tháng IX Trung Bộ mưa nhiều do có nhiều Bão và Dải hội
tụ nhiệt đới hoạt động
7

skkn


+ Hai vùng chí tuyến mưa tương đối ít: Do có áp cao Cận chí tuyến, xuất phát
của một số dịng biển lạnh, thường có gió Mậu dịch hoạt động.
- Nhóm 3 – Thủy: Gió thổi từ đại dương vào gây mưa nhiều, gió thổi từ lục địa
ra mưa ít. Miền có gió Tây ơn đới và gió mùa thì mưa nhiều , có gió Tín phong
thì mưa ít
+ Hai vùng ôn đới: Mưa nhiều

Giáo viên hướng dẫn và giải thích thêm nếu học sinh trình bày chưa đầy đủ và
chính xác:
+ Gió từ đại dương mang theo nhiều hơi ẩm nên bốc lên cao tạo thành mây và
mưa. Gió từ lục địa khơng có hoặc có ít hơi nước nên ít mưa
+ Gió mùa và gió Tây ơn đới gây mưa nhiều do có tính chất ẩm hoặc thổi từ đại
dương vào mùa Hạ
+ Gió Tín phong mưa ít do có tính chất khơ
+ Hai vùng ơn đới mưa nhiều do có hạ áp ơn đới, gió Tây ơn đới hoạt động, có
Frơng ơn đới.
- Nhóm 4 – Hỏa: Nơi có dịng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều, nơi có dịng
biển lạnh chảy qua thì mưa ít
+ Khu vực gần hai cực Bắc và Nam: Mưa ít nhất.
Giáo viên bổ sung cho nhóm các kiến thức cịn thiếu:
+ Nơi có dịng biển nóng thì lượng hơi nước bốc lên nhiều sinh ra mây và gây
mưa. Ngược lại dòng biển lạnh thi hơi nước không bốc lên được nên mưa ít
+ Gần hai Cực mưa ít do có áp cao Cực, gió Đơng Cực, dịng biển lạnh và
khơng khí q lạnh nên hơi nước khơng bốc lên được.
- Nhóm 5 – Thổ: Sườn khuất gió và đỉnh núi cao mưa ít. Sườn đón gió thì mưa
nhiều.
+ Gần đại dương thường mưa nhiều hơn xa đại dương và Bờ Tây các đại dương
mưa nhiều hơn Bờ Đông các đại dương (Tùy thuộc vào dịng biển nóng hay lạnh
chảy ven bờ và vị trí xa gần đại dương).
Giáo viên có thể bổ sung:
+ Sườn đón gió chặn và làm hơi ẩm bốc lên cao nên gây mưa. Sườn khuất gió
do là khơng khí khơ thổi đến nên ít mưa
+ Gần đại dương do có nhiều hơi nước nhất là có dịng biển nóng chảy qua nên
mưa nhiều, càng vào sâu trong lục địa hơi nước càng ít nên mưa càng giảm.
+ Bờ Tây đại dương thường có dịng biển nóng chảy qua nên mưa nhiều, cịn bờ
Đơng hay có dịng biển lạnh chảy qua nên mưa ít.
b. Tiết 17 – Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước

sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
* Sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn trong mục II ( Một số nhân tố ảnh hưởng
tới chế độ nước sông)
Bước 1: Tương tự như Bước 1 mục a của mục 3.4 nhưng được chia làm 6 nhóm
trong đó giáo viên có thể đặt tên nhóm như sau để tạo khơng khí sinh động
(Nhóm 1 – Châu Á; Nhóm 2 – Châu Âu; Nhóm 3 – Châu Phi; Nhóm 4 – Châu
Mĩ; Nhóm 5 – Châu Đại Dương; Nhóm 6 – Châu Nam Cực)

8

skkn


Bước 2: Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc mục II bài 15 trang 57 sách giáo khoa
để hoàn thành nhiệm vụ và trả lời các câu hỏi giáo viên giao cho từng nhóm về
ảnh hưởng của các nhân tố đến chế độ nước sơng như sau:
- Nhóm 1 – Châu Á: Tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ mưa
+ Chế độ mưa ảnh hưởng đến chế độ nước của sơng ngịi ở những vùng nào là
chủ yếu? Chế độ mưa đã ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngịi vùng đó như
thế nào? Lấy ví dụ minh họa ở nước ta về mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế
độ nước sơng.
- Nhóm 2 – Châu Âu: Tìm hiểu ảnh hưởng của băng tuyết
+ Băng tuyết ảnh hưởng đến chế độ nước của sơng ngịi ở những vùng nào là
chủ yếu? Băng tuyết đã ảnh hưởng đến chế độ nước của sơng ngịi vùng đó như
thế nào?
- Nhóm 3 – Châu Phi: Tìm hiểu ảnh hưởng của nước ngầm:
+ Nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước của sơng ngịi ở những vùng nào là
chủ yếu? Nước ngầm đã ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngịi vùng đó như
thế nào?
- Nhóm 4 – Châu Mĩ: Tìm hiểu ảnh hưởng của Địa thế:

+ Địa thế ảnh hưởng đến yếu tố nào của chế độ nước sông? Ảnh hưởng của địa
thế đến chế độ nước của sông ngòi biểu hiện như thế nào?
+ Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam hãy cho biết vì sao các
sơng ở Miền Trung nước ta khi có lũ thường lên rất nhanh?
- Nhóm 5 – Châu Đại Dương
+ Thực vật ảnh hưởng đến chế độ nước sơng như thế nào? Vì sao?
+ Ở lưu vực của sơng, rừng phịng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở
đó?
- Nhóm 6 – Châu Nam Cực: Tìm hiểu ảnh hưởng của Hồ đầm
+ Hồ đầm ảnh hưởng đến chế độ nước sơng như thế nào? Vì sao?
+ Lấy ví dụ minh họa về ảnh hưởng của hồ đầm đến chế độ nước sông ở Việt
Nam?
Các cá nhân trong nhóm làm việc độc lập trong vịng 3 - 5 phút theo các
nội dung và nhiệm vụ đã giao và ghi ghi vào phần của mình trên góc giấy A 0 của
nhóm mình. Sau đó các nhóm thảo luận 3 phút để thống nhất ý kiến và thư kí
ghi ý kiến chung vào phần chính giữa của tờ giấy A 0 “Khăn trải bàn” như hình
sau:
Hình 3
ÝÝkiến
kiếncácánhân
nhân86
Ý kiến

nhân
Ý7

kiến

Ý kiến
nhân


nhân
56

Ý kiến
kiến cá
cá nhân
nhân 11
Ý

Ý kiến chung của nhóm
(1 – Châu Á; 2 – Châu Âu; 3 – Châu
Phi; 4 – Châu Mĩ; 5 – Châu Đại
Dương; 6 – Châu Nam Cực)

skkn

Ý kiến

nhân
Ý 2

kiến
Ý cá
kiến

nhân
nhân 3
2


9


Ý kiến cá nhân 5

Ý kiến cá nhân 4

Ý kiến cá nhân 4
Ý kiến
cá nhân
3 cơng việc, nhóm
Hết thời gian thảo luận sau khi các nhóm
đã hồn
thành
trưởng cử đại diện lên treo và trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm
khác quan sát và nghe ý kiến sau đó nhận xét góp ý.
Bước 3: Giáo viên tóm tắt kết quả các nhóm đạt được và chuẩn hóa kiến thức
sau đó đánh giá q trình làm việc cũng như kết quả làm việc các nhóm.
Kiến thức cần đạt của các nhóm như sau:
- Nhóm 1 – Châu Á:
+ Chế độ mưa: quy định chế độ nước sơng ở miền khí hậu nóng và địa hình thấp
của khu vực khí hậu ôn đới
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ví dụ: Ở Việt Nam chế độ mưa theo 2 mùa
nên nước sông cũng theo 2 mùa: Mùa lũ trùng mùa mưa và Mùa cạn trùng với
mùa khơ.
- Nhóm 2 – Châu Âu:
+ Băng tuyết quy định chế độ nước sông ở miền ôn đới lạnh và các sông bắt
nguồn từ vùng núi cao
+ Giáo viên giải thích, bổ sung cho học sinh: Vùng lạnh và núi cao mùa đơng
nước đóng băng nên nước sông cạn, mùa xuân băng tan nước sơng dâng cao

- Nhóm 3 – Châu Phi:
+ Nước ngầm điều hịa chế độ nước sơng ở vùng đất đá dễ thấm nước
+ Giáo viên bổ sung: Ở nơi đất đá dễ thấm nước thì mùa mưa đất đá giữ bớt
nước nên giảm lũ lụt, mùa khô cung cấp lại nước ngầm cho nước sơng làm nước
sơng bớt cạn.
- Nhóm 4 – Châu Mĩ:
+ Địa thế ảnh hưởng đến tốc độ dịng chảy nên sơng càng dốc thì chảy càng xiết
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích: Vì sơng ngịi Miền Trung có đặc
điểm nhỏ, ngắn và dốc nên lũ thường lên nhanh
- Nhóm 5 – Châu Đại Dương:
+ Thực vật giúp điều hòa dòng chảy
+ Giáo viên có thể giải thích rõ nếu học sinh trình bày chưa đầy đủ như sau:
Mùa mưa thực vật giữ bớt nước, giảm tốc độ dòng chảy nên giảm tác hại của lũ
lụt. Mùa cạn thực vật cung cấp nước ngầm làm nước sơng bớt cạn
- Nhóm 6 – Châu Nam Cực:
+ Hồ đầm giúp điều hịa chế độ nước sơng
+ Giáo viên giải thích và lấy ví dụ rõ cho học sinh: Biển Hồ ở Cam – Pu -Chia
nối với sông Mê Kông nên mùa mưa nước sông chảy vào Biển Hồ làm giảm lũ
lụt, mùa khô nước từ Biển Hồ chảy ra sông Mê Kông làm cho nước sông Cửu
Long của Việt Nam bớt lũ lụt vào mùa mưa, bớt cạn kiệt vào mùa khô.
c. Gợi ý một số tiết học (Bài/ Mục) khác của chương trình địa lí tự nhiên lớp
10 có thể sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”.
STT

Tiết

Bài học/Tên Bài

Tên mục


Nội dung thảo luận theo
10

skkn


PPCT
1

2

3

9

12

19

4

20

5

23

Bài 9 – Tác động
của ngoại lực đến
địa hình bề mặt Trái

Đất
Bài 12 – Sự phân
bố khí áp. Một số
loại gió chính

II – Tác
động
của
ngoại lực

Bài 17 – Thổ
nhưỡng quyển. Các
nhân tố hình thành
thổ nhưỡng
Bài 18 – Sinh
quyển. Các nhân tố
ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân
bố sinh vật
Bài 21 – Quy luật
địa đới và quy luật
phi địa đới

II – Các
nhân tố hình
thành đất

II – Một số
loại
gió

chính

kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Khái niệm, tác nhân chính
và kết quả của Q trình
phong hóa lí học, hóa học
và sinh học
Nguồn gốc hình thành,
phạm vi phân bố, hướng
thổi và tính chất của Gió
Tây ơn đới, Gió Mậu dịch,
Gió mùa và Gió địa phương
Vai trị của các nhân tố: Đá
mẹ, khí hậu, sinh vật, địa
hình, thời gian và con người
đối với sự hình thành đất
Vai trị của các nhân tố: Khí
hậu, đất, sinh vật, địa hình
và con người đến sự phát
triển và phân bố sinh vật

II– Các nhân
tố ảnh hưởng
tới sự phát
triển và phân
bố sinh vật
Cả bài
Khái niệm,Nguyên nhân và
biểu hiện của quy luật địa
đới và quy luật phi địa đới.


4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
4.1. Đối với hoạt động giáo dục
a. Về mặt định lượng.
Trong năm học 2020 – 2021 tôi giảng dạy trong học kì I khối lớp 10, đó là
các lớp 10C6 và 10C7. Để thấy được sự hiệu quả của kĩ thuật này tôi đã thực
nghiệm kĩ thuật khăn trải bàn ở lớp 10C7. Sau một thời gian tôi áp dụng kĩ thuật
này tôi đã làm các bài kiểm tra test nhanh dưới dạng trắc nghiệm, tôi thấy có sự
khác biệt rõ rệt giữa các lớp tơi sử dụng và không sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Điều đó được thể hiện qua cả điểm số thu được sau khi làm bài kiểm tra test
cũng như qua phiếu thăm dị thái độ của học sinh. Kết quả đó được thể hiện ở
hai bảng như sau :
- Lớp 10C6: Sử dụng các kĩ thuật dạy học truyền thống (Lớp đối chứng)
- Lớp 10C7: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (Lớp thực nghiệm).
Bảng 1: Kết quả thực nghiệm trên tổng số học sinh giảng dạy ở lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng qua bài kiểm tra test nhanh như sau:
Điểm Điểm 9-10

Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4

Điểm < 3

Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số

Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
lượng Lệ lượng Lệ lượng Lệ lượng Lệ lượng Lệ
Lớp (HS) (%) (HS) (%) (HS) (%) (HS) (%) (HS) (%)

Tổng
Số
90
HS
11

skkn


10C6

1

2.2

5

11.1

32

71.1


7

15.6

0

0

45

10C7

5

11.1

12

26.6

25

55.6

3

6.7

0


0

45

Bảng 2: Kết quả khảo sát nhanh thái độ của học sinh khi hoạt động theo kĩ
thuật khăn trải bàn ở lớp thực nghiệm trong năm học 2020 – 2021 như sau:
Thái độ Rất Thích Bình Căng thẳng, Nhàm Tổng
Số lượng và tỉ lệ
thích
thường
mệt mỏi
chán
số
Số lượng
(HS)
16
23
4
2
0
45
Tỉ lệ
(%)
35.6 51.2
8.8
4.4
0
100
b. Về mặt định tính.

Thơng qua việc sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn giáo viên đã góp
phần hình thành được ở học sinh các năng lực chung đó là năng lực tự chủ và tự
học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên
cạnh đó kĩ thuật này cũng đã hình thành và phát triển đượcđặc thù đó là năng
lực ngơn ngữ của học sinh.
Cùng với việc hình thành được các năng lực thì kĩ thuật này cũng đã góp
phần phát triển được các phẩm chất cho học sinh. Trong đó phẩm chất trách
nhiệm và chăm chỉ được hình thành rõ nét.
Ngồi ra theo như quan sát và nhận thấy của giáo viên thì sau khi được
thực nghiệm bằng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn thì học sinh có nhiều thay đổi
như sau:
- Học sinh đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động nhóm
- Nhiều học sinh có khả năng làm việc độc lập tốt hơn và có tinh thần trách
nhiệm cá nhân cao hơn.
- Khả năng tương tác giữa học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên được
nâng cao hơn đáng kể
- Kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn
- Năng lực phối hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc nhóm tạo được nâng
cao
- Nâng cao hứng thú của học sinh đối với mơn địa lí nói chung và phần địa lí tự
nhiên nói riêng
- Tạo khơng khí học tập sinh động, giảm bớt sự nhàm chán mệt mỏi và uể oải
khi tiếp thu những kiến thức khó mang tính đại cương của phần địa lí tự nhiên.
4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Đối với bản thân thì từ sáng kiến này có thể học tập để áp dụng kĩ thuật khăn
trải bàn ở các phần khác của chương trình địa lí lớp 10 cũng như chương trình
địa lí 11 và 12.
- Đối với đồng nghiệp và nhà trường thì đây là một tài liệu tham khảo để bổ
sung cho các kĩ thuật dạy học tích cực hiện nay nhất là kĩ thuật khăn trải bàn.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
12

skkn


Trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành cũng như chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 chuẩn bị áp dụng trong năm học 2022 – 2023 ở khối
lớp 10 bậc Trung học phổ thơng thì việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tiên tiến là
rất quan trọng. Đó là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc
hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trong số các kĩ thuật dạy học
tiên tiến thường được áp dụng hiện nay như: Các mảnh ghép, động não, ổ bi,
khăn trải bàn… thì kĩ thuật khăn trải bàn được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến
do có sự phối hợp tốt giữa cá nhân và nhóm. Tuy nhiên để thực hiện kĩ thuật này
đòi hỏi người hướng dẫn và người học cần những điều kiện nhất định về kĩ
năng, tổ chức, phương tiện. Ngoài ra người học cũng cần có tính tự giác và trách
nhiệm cao khi hoạt động cá nhân và nhóm. Vì vậy tơi đã thực nghiệm kĩ thuật
dạy học khăn trải bàn ở một số lớp đã phụ trách của học kì I năm học 2020 –
2021. Từ thực tế giảng dạy trên tối thấy đây là một kĩ thuật tốt, hiệu quả và rất
phù hợp với việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Tôi mong rằng
sáng kiến này sẽ là kinh nghiệm cho bản thân đồng nghiệp cũng như là tư liệu
tham khảo cho các giáo viên khác khi áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào quá
trình giảng dạy.
2. Kiến nghị
a. Đối với nhà quản lí giáo dục:
- Hướng dẫn cụ thể rõ ràng việc sử dụng những kĩ thuật dạy học mới và tiên
tiến. Từ đó có các cách thức đánh giá, nhận xét người học phù hợp hơn với sự
hình thành phẩm chất và năng lực trong suốt quá trình học
b. Đối với nhà trường:
- Khuyến khích giáo viên tích cực xây dựng và sử dụng các kĩ thuật dạy học tiên

tiến hiện nay trong đó có kĩ thuật khăn trải bàn.
- Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho các lớp học, phòng học nhất là các phương
tiện dạy học hiện đại như máy chiếu Projector hoặc ti vi…
- Tạo ra các buổi trao đổi học tập kinh nghiệm với những giáo viên đã sử dụng
kĩ thuật khăn trải bàn một cách hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức và thái độ học tập cho học sinh để từ đó học sinh có thể có
trách nhiệm cao hơn trong hoạt động học như như làm việc nhóm.
c. Đối với giáo viên:
- Các giáo viên nhất là giáo viên địa lí cần trao đổi kinh nghiệm và thực hành
các kĩ thuật dạy học tích cực, tiên tiến trong đó có kĩ thuật khăn trải bàn nhằm
hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh qua mơn địa lí.
- Cần tìm hiểu và nghiên cứu kĩ các nội dung, tiết học, bài mục có thể áp dụng
được kĩ thuật khăn trải bàn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tơi cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
Quách Công Thọ
13

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT


Tên tài liệu tham khảo

1

Tư liệu và kiến thức về kĩ thuật khăn trải bàn trên
Internet

2

Video hướng dẫn sử dụng kĩ thuật dạy học khăn
trải bàn.

Tác giả/Nguồn tham
khảo
Internet

You Tube

/>3

4

Chương trình tập huấn ETEP Modul 2: Sử dụng
phương pháp dạy học và giáo dục phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh THPT.

Bộ giáo dục và Đào tạo

Dạy Và Học Tích Cực Một Số Phương Pháp Và
Kĩ Thuật Dạy Học


Nguyễn Lăng Bình
(Chủ biên)

Chương trình ETEP

Đỗ Hương Trà

5

Dạy Học Tích Hợp Phát Triển Năng Lực Học
Sinh

Trường Đại học sư
phạm Hà Nôi.
Nhà xuất bản Đại Học
Sư Phạm

14

skkn


MỤC LỤC

MỤC

NỘI DUNG
PHẦN 1: MỞ ĐẦU


TRANG
1

1

Lí do chọn đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

1

3

Đối tượng nghiên cứu

1

4

Phương pháp nghiên cứu

1

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2


1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

4

4

Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

11

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12


1

Kết luận

12

2

Kiến nghị

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

15

skkn


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Quách Công Thọ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Thạch Thành II

TT


Cấp đánh giá
xếp loại

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

1.

Xây dựng và sử dụng sơ đồ
trong giảng dạy bài Thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
và Thiên nhiên phân hóa đa
dạng (Ban cơ bản)

Ngành GD cấp
tỉnh

C


2010-2011

2.

Sử dụng chương trình Chart
trong Word 2010 để vẽ một
số dạng biểu đồ cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học
mơn địa lí

Ngành GD cấp
tỉnh

C

2018-2019

3.

Sử dụng Power Point 2016
tạo trị chơi ơ chữ phần khái
qt nền kinh tế - xã hội thế
giới (Địa Lí 11) nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học

Ngành GD cấp
tỉnh

C


2019-2020

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.

16

skkn


----------------------------------------------------

17

skkn



×