Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN kế hoạch bài dạy văn bản hai đứa trẻ của thạch lam (ngữ văn 11) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH BÀI DẠY VĂN BẢN
HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (NGỮ VĂN11)
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC HỌC SINH

LĨNH VỰC: NGỮ VĂN


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH BÀI DẠY VĂN BẢN
HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (NGỮ VĂN11)
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC HỌC SINH

LĨNH VỰC: NGỮ VĂN

Tác giả: ThS. Hoàng Thị Thanh Tĩnh
Số điện thoại: 0916 419278


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
II. Quá trình hình thành và hoàn thiện...................................................................1


III. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
IV. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.................................................................2
V.Cấu trúc của đề tài.............................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I.Cơ sở của đề tài...................................................................................................3
1.Cơ sở lý luận.......................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................5
II. Thiết kế mô hình thiết kế bài dạy.....................................................................7
1.Xác định mục tiêu bài học..................................................................................7
2. Xác định nội dung và phương tiện dạy học.......................................................9
3. Xác định phương pháp, hình thức dạy học và thiết kế mô hình kế hoạch bài
dạy.......................................................................................................................10
III. Thiết kế “Kế hoạch bài dạy văn bản Hai đứa trẻ củaThạch Lam (Ngữ văn
11) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”...........................18
IV. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá...........................................................31
V. Thực hành dạy học văn bản Hai đức trẻ -Thạch Lam(Tổ chức dạy học)......37
KẾT LUẬN.........................................................................................................45
I. Tính mới của đề tài..........................................................................................45
II. Tính khoa học.................................................................................................45
IV. Đề xuất kiến nghị..........................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................44


DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT

: trung học phổ thông

HS


: học sinh

GV

: giáo viên

GD & ĐT

: giáo dục và Đào tạo

KHGD

: kế hoạch giáo dục

PP/KTDH : phương pháp/ kĩ thuật dạy học
KWL

: Là hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu.
Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì
các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ
được ghi nhận vào cột K của biểu đồ.

NL

: Năng lực


ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học văn là đổi mới cách dạy, cách học, cách

kiểm tra đánh giá. Từ đó học sinh nắm được chương trình môn học, hiểu được
giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn chương, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, nhân
cách, năng lực tiếp nhận, kỹ năng giao tiếp và tạo lập văn bản cho học sinh.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt
đợng chun mơn, góp phần đởi mới chương trình giáo dục hiện hành từ giáo
dục nội dung chuyển sang định hướng phát triển năng lực người học. Đặc biệt
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện ở lớp 6 và các
lớp sau đó vào những năm tiếp theo. Tất cả những hoạt động này đã góp phần
đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn hiện nay ở trường phổ
thông.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thuận lợi, giáo viên trực tiếp dạy
học ở các trường THPT nói chung và bản thân tơi nói riêng đang gặp nhiều khó
khăn trong xây dựng kế hoạch dạy học mà trước hết là xây dựng kế hoạch bài
học. Phải xây dựng một kế hoạch đúng theo yêu cầu của việc phát triển phẩm
chất năng lực mới đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh. Trong
nhiều năm trực tiếp dạy học ở trường phổ thông tôi không ngừng tìm tòi, nghiên
cứu và thể nghiệm đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được hiệu quả, được
đồng nghiệp và học sinh ghi nhận, áp dụng, triển khai nhân rộng tại Trường
THPT Hà Huy Tập và nhiều đơn vị khác ở địa bàn tỉnh Nghệ An. Thành quả đầu
tiên của nhiều năm tìm tòi, đúc rút và thể nghiệm là tôi đã và đang xây dựng kế
hoạch dạy học môn Ngữ văn 11- THPT, trong đó có kế hoạch dạy văn bản “Hai
đứa trẻ” (Thạch Lam). Đây là một trong những bài học hay, nhưng khá khó
trong quá trình dạy học. Vì lẽ đó, quá trình xây dựng kế hoạch dạy học bài “Hai
đứa trẻ” cũng có nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có mợt kế hoạch xây
dựng bài học thật cụ thể, chi tiết để đem lại hiệu quả cho tiết học.
Đó là lí do tơi xin trình bày đề tài “Kế hoạch bài dạy văn bản Hai đứa
trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn11) theo định hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh”. Đề tài được Tổ chuyên môn đánh giá cao và hội đồng khoa
học Cấp trường ghi nhận và đề xuất xét sáng kiến dạy học cấp Ngành năm học
2021-2022.

II. Quá trình hình thành và hoàn thiện
Đây là đề tài mà bản thân tơi đã có trăn trở cả một quá trình từ hình thành ý
tưởng đến khảo sát, áp dụng và hoàn thiện:
- Năm học 2017 – 2018 hình thành ý tưởng.
- Năm học 2018 – 2019 tiến hành khảo sát thực tế ở một số trường THPT
trên địa bàn Thành Phố Vinh và một số đơn vị trong tỉnh.
1


- Năm học 2019-2020 đúc rút kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp và hoàn
thành thiết kế dạy học và kế hoạch bài dạy.
- Từ năm học 2020-2021 và năm học 2021 -2022 triển khai áp dụng ở
Trường THPT Hà Huy Tập và một số trường THPT ở Thành phố Vinh.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh.
- Khảo sát thực tế dạy học Ngữ văn 11 tại Trường THPT Hà Huy tập và
một số đơn vị khác ở địa bàn Nghệ An.
- Khảo sát kết quả, kiểm tra đánh giá học sinh qua các lớp có áp dụng và
chưa áp dụng đề tài để so sánh.
- Phân tích kết quả, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm.
IV. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
1. Đối tượng
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trong sách giáo khoa Ngữ văn
11, Tập 1 (chương trình cơ bản).
- Thực trạng dạy học truyện Hai đứa trẻ tại trường THPT Hà Huy Tập.
2. Mục đích
- Xác lập kế hoạch dạy học bài Hai đứa trẻ đạt hiệu quả theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực.
- Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm hoặc mợt đoạn trích tự sự hiện đại theo

đặc trưng thể loại.
- Đạt được mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh qua bài
học.
V. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc đề tài gồm các phần: Đặt vấn đề, Nợi dung, Kết ḷn, Phụ lục.
Trong đó, phần Nội dung của đề tài tập trung vào các phần chính:
1.Cơ sở của đề tài
2.Thiết kế mơ hình kế hoạch bài dạy
3.Thiết kế “ Kế hoạch bài dạy văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ
văn11) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”
4.Thực hành dạy học văn bản “ Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam)
5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá.

2


NỘI DUNG
I.Cơ sở của đề tài
1.Cơ sở lý luận
1.1. Yêu cầu đổi mới trong giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực người học
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về
đởi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phở
thơng, góp phần đởi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Và ngày 27
tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐTTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phở thơng nhằm tạo chủn biến căn
bản, tồn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ,
dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và
năng lực, hài hồ đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học
sinh.”
Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Công văn số
5555/BGĐT-GDTH ngày 8/10/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tổ
chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ Trung tâm
GDTX qua mạng. Đồng thời nhiều tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh
giá theo định hướng năng lực học sinh môn Ngữ văn THPT (2014) Bộ Giáo dục
Đào tạo đã được triển khai đến các địa phương và đến với giáo viên.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn THPT (ban
hành kèm theo) Thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT đã ghi rõ: Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp
học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người
lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt
đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện
và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào c̣c
sống lao đợng, khả năng thích ứng với những đởi thay trong bối cảnh tồn cầu
hoá và cách mạng cơng nghiệp mới.

3


Gần đây nhất, Công văn số 5512/BGĐT ngày 18/12/2021 của Bộ giáo dục
Đào tạo đã hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phở thơng có
nhiều cấp học. Trong đó có hướng dẫn việc xây dựng Kế hoạch bài dạy đối với

giáo viên.
Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đã có nhiều văn bản Hướng dẫn nhiệm vụ
Giáo dục Trung học từ các năm 2017 đến 2021đều nhấn mạnh nội dung, yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học.
Trên đây là những văn bản định hướng, hướng dẫn cho giáo viên nắm được
yêu cầu đổi mới dạy học. Đồng thời, giúp giáo viên hiểu được: để đổi mới dạy
học một trong những khâu cần người giáo viên thực hiện mợt cách nghiêm túc
đó là xây dựng Kế hoạch bài dạy. Xây dựng kế hoạch dạy học cẩn thận, tốt sẽ
giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả cao và đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển năng
lực, phẩm chất cho học sinh.
1.2. Khái niệm về dạy học phát triển theo năng lực
Dạy học phát triển theo năng lực là mô hình dạy học phát triển tối đa năng
lực của người học, trong đó người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học trên
nguyên lý:
- Lý luận gắn với thực tiễn.
- Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
1.3. Dạy học định hướng phát triển năng lực
Việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở trong các thành tố quá
trình dạy học như sau:
- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức đợ như nhận biết, tái hiện
kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình
huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được thông qua các
hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học: qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được
hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành
đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng
không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.
- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa

dạng gắn với thực tiễn.
- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông
qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của
học sinh trong các loại tình huống phức tạp khác nhau . Trên cơ sở này, các nhà
4


nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo dục
tuy có khác nhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm. Trong chuẩn
năng lực đều có những nhóm năng lực chung. Nhóm năng lực chung này được
xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước. Trên cơ sở năng
lực chung, các nhà lí luận dạy học bợ mơn cụ thể hóa thành những năng lực
chun biệt.
Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ
thành tố của năng lực cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá từng
thành tố của các năng lực thành phần.
1.4. Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy (hay còn gọi là giáo án) là bản thiết kế tổ chức các hoạt
động dạy và học đối với mỗi bài học cụ thể, hướng đến những mục tiêu cụ thể;
góp phần đáp ứng những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực được quy định
trong chương trình. Mỗi kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh được thiết kế để thực hiện
trong một hoặc nhiều tiết học, bao gồm cả hoạt động trên lớp và ngồi lớp, trong
và ngồi nhà trường. Mợt kế hoạch bài dạy hồn chỉnh gồm có các mục quy
định về mục tiêu, thiết bị dạy học và học liệu, tiến trình dạy học (gồm 4 hoạt
đợng chính: Mở đầu; Hình thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng).
Sở dĩ trước khi lên lớp, chúng ta phải có kế hoạch bài dạy vì: Kế hoạch bài
dạy giúp cho giờ học tránh được sự tùy hứng, giúp cho các hoạt động dạy và học
diễn ra theo một mục tiêu được định hướng, phù hợp với đối tượng học sinh, tạo
ra một quy chuẩn trong quá trình dạy học. Ngoài ra, kế hoạch dạy học là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dạy học trên lớp. Việc

chuẩn bị kế hoạch bài dạy càng chu đáo thì khả năng thành công càng cao.
Để kế hoạch bài dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
+Kế hoạch bài dạy phải ngắn gọn, ghi đủ những thông tin cần thiết để phục
vụ cho việc thực hiện các hoạt động trong tiết dạy.
+Kế hoạch bài dạy cần đảm bảo tính khoa học, có lớp lang, cấu trúc mạch
lạc, lơ gic
+Tính khả thi cao: Học sinh phải hiểu và thực hiện được các nhiệm vụ,
tránh sáo rỗng, cưỡi ngựa xem hoa...
+Kế hoạch bài dạy phải đa dạng hóa ở các hoạt động: phương pháp,
phương tiện dạy học, công nghệ số....làm cho bài dạy hấp dẫn, sinh động, tạo
hứng thú cho người học.
2. Cơ sở thực tiễn
Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục theo định hướng hình thành
phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới giáo dục
phổ thông hiện nay. Dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình
5


thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh không phải là chúng ta loại
bỏ phương pháp dạy học truyền thống, khơng phải là chúng ta loại bỏ hồn tồn
hình thức tở chức hoạt đợng giáo dục truyền thống để đởi mới mà là sự kết hợp
hài hồ, nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học truyền thống, hình thức tở
chức hoạt đợng giáo dục đã có với mục tiêu dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục
nhằm phát huy tính tích cực, chủ đợng, tự giác, đợc lập, sáng tạo của người học.
Vì vậy, Bộ giáo dục và Đào tạo đã thực hiện dự án đổi mới chương trình giáo
dục 2018. Chương trình đã được tập huấn đến với giáo viên theo các hình thức
trực tiếp và trực tún trong những năm gần đây. Trong đó, mợt trong những
quan điểm quan trọng trong xây dựng chương trình giáo dục là: Chương trình
giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông
qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại;

hài hồ đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học
dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tở
chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các
phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục
để đạt được mục tiêu đó.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là: Chương trình giáo dục
trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực
cần thiết đối với người lao động, ý thức về nhân cách công dân, khả năng tự học
và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực
và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề
hoặc tham gia vào c̣c sống lao đợng, khả năng thích ứng với những đởi thay
trong bối cảnh tồn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Từ yêu cầu về đổi mới trong giáo dục, trong những năm gần đây, Sở giáo
dục Nghệ An đã rất quan tâm đến việc tập huấn những nội dung về dạy học theo
định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Những đợt tập huấn vừa
giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới, vừa nắm được những
yêu cầu đổi mới về chương trình, mục tiêu, phương pháp dạy học...Vì vậy, dù
chưa thực hiện chương trình phổ thông 2018, nhưng giáo viên trong tỉnh đã có
những nhận thức, hành đợng để tiếp cận với việc dạy học theo tinh thần đổi mới.
Sau những đợt tập huấn của Bộ giáo dục và Sở giáo dục Nghệ An, các
nhà trường và giáo viên đã có những đợt nghiên cứu, tìm tòi và những việc làm
thể hiện tinh thần đổi mới của ngành giáo dục như: xây dựng kế hoạch hoạt
động chuyên môn, xây dựng kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn, xây
dựng kế hoạch cá nhân, xây dựng kế hoạch bài dạy. Trong đó, việc xây dựng kế
hoạch bài dạy theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực rất được giáo viên
chú ý vì nó liên quan trực tiếp đến việc lên lớp của mỗi giáo viên.
Trên địa bàn thành phố Vinh, ở các trường THPT nói chung và trường
THPT Hà Huy Tập nói riêng, tở chun mơn và giáo viên khá chú trọng việc
6



thực hiện dạy học theo nghiên cứu bài học và xây dựng Kế hoạch bài học theo
yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Nhiều bài học được đưa ra
nghiên cứu, soạn giảng ở các buổi sinh hoạt chuyên môn. Các buổi dự giờ, nhận
xét, đánh giá giờ dạy đã giúp giáo viên tiếp cận với yêu cầu đổi mới.
Tuy nhiên, chương trình hiện hành chưa đáp ứng được sự thay đổi về nội
dung chương trình, nên quá trình soạn bài theo yêu cầu phát triển phẩm chất và
năng lực còn nhiều khó khăn đối với giáo viên. Do vậy, ở trường THPT nói
chung và trường Hà Huy Tập nói riêng, hầu hết giáo viên cũng mới tiếp cận để
làm quen với yêu cầu đổi mới. Việc thiết kế Kế hoạch bài dạy đáp ứng yêu cầu
phát triển phẩm chất và năng lực cũng được tiến hành trong thời gian gần đây.
Nhưng không phải bài học nào trong chương trình hiện hành cũng có thể thiết kế
dễ dàng. Dù vậy, giáo viên cũng rất tích cực thực hiện để việc đón nhận Chương
trình giáo dục 2018 được dễ dàng hơn.
Đối với bộ môn Ngữ Văn, tại trường THPT Hà Huy Tập, giáo viên bộ môn
cũng đã bắt đầu thiết kế bài dạy theo yêu cầu của Công văn số 5512/BGĐT ngày
18/12/2021 của Bộ giáo dục Đào tạo. Tuy nhiên, việc thiết kế còn nhiều khó
khăn do nợi dung và thời lượng dạy của chương trình hiện hành còn nhiều bất
cập. Hơn nữa, nhiều bài soạn còn mang tính chất đối phó, chưa thực sự chú
trọng đến u cầu phát triển phẩm chất, năng lực. Có nhiều bản thiết kế bài học
còn mang tính chất chắp vá nên khó thực hiện trên thực tế giảng dạy.
Trước thực trạng trên, bản thân tôi cũng cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để xây
dựng Thiết kế bài học đáp ứng yêu cầu mới. Vì lẽ đó tơi đã thực hiện đề tài “Kê
hoạch bài dạy văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn11) theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.
II. Thiết kế mô hình thiết kế bài dạy
Để xây dựng Kế hoạch bài dạy cho một bài học, giáo viên cần xác định
được những nội dung cụ thể cần dạy và mục tiêu về phẩm chất và năng lực theo
yêu cầu cần đạt, từ đó xây dựng tiến trình dạy học của bài học và từ đó thiết kế

Kế hoạch bài dạy cụ thể.Tuy nhiên, trước khi xây dựng Kế hoạch bài dạy, chúng
ta cần thiết kế mô hình bài dạy theo các bước cụ thể sau:
1.Xác định mục tiêu bài học
Trên cơ sở kết quả cần đạt, giáo viên có thể xác định được các mục tiêu tối
thiểu học sinh cần phải đạt được sau quá trình dạy học. Yêu cầu cần đạt là mục
tiêu tối thiểu của bài học. Ở đây, khi dạy bài “Hai đứa trẻ”, giáo viên sẽ lựa chọn
các yêu cầu cần đạt liên quan đến truyện ngắn thể hiện ở cả bốn kĩ năng đọc viết - nói và nghe được quy định trong chương trình. Khi dạy bài “Hai đứa trẻ”,
giáo viên có thể xác định phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh như: Yêu
thương, đồng cảm với những con người nghèo khổ, sống tẻ nhạt, yêu thiên
nhiên, trân trọng vẻ đẹp bình dị, yêu cái đẹp, trân trọng những ước mơ của mỗi
con người, và nuôi dưỡng ước mơ, hướng tới cuộc sống tốt đẹp…
7


Căn cứ vào đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết
bị và hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học: Tùy vào việc lựa chọn hình
thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học dựa trên tình hình thực tế về cơ sở
vật chất, điều kiện dạy học của nhà trường và đặc điểm nội dung kiến thức, giáo
viên có thể xác định các mục tiêu phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc
thù tương ứng.
* Yêu cầu viết mục tiêu
(1) Trình bày mục tiêu theo biểu hiện của phẩm chất và năng lực.
- Đối với năng lực đặc thù: Mục tiêu về năng lực đặc thù cần cụ thể đến
thành tố và biểu hiện của năng lực. Viết mục tiêu về năng lực đặc thù cần ngắn
gọn, rõ ràng và được diễn đạt theo yêu cầu năng lực với các yêu cầu cụ thể cho
mỗi kĩ năng đọc - viết - nghe và nói.
- Đối với năng lực chung và phẩm chất: Chỉ nêu tên và biểu hiện nổi bật
của năng lực chung và phẩm chất mà bài học có lợi thế phát triển; liên quan mật
thiết đến nội dung bài học. Việc xác định mục tiêu phẩm chất, năng lực chung
cần được liên hệ với cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên, liên quan trực

tiếp đến phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học, kể cả cách thức đánh giá
mà người dạy sử dụng trong mỗi hoạt động của bài học.
(2) Mục tiêu về phẩm chất và năng lực được biểu đạt bằng động từ cụ thể,
lượng hoá.
(3) Mục tiêu cần được biểu đạt bằng động từ cụ thể, lượng hoá được. Mỗi
động từ thể hiện một dạng hoạt động mà HS phải tiến hành để qua đó lĩnh hợi
được kiến thức, phát triển được phẩm chất và năng lực và thơng qua việc lượng
hóa được.
* Một số lưu ý khi xác định mục tiêu bài dạy:
- Năng lực: Cần xác định các biểu hiện của năng lực chung và năng lực đặc
thù của bài học.
- Phẩm chất: Nêu cụ thể các hành vi, thái độ ( biểu hiện cụ thể của phẩm
chất cần phát triển gắn với nội dung bài học ) của học sinh trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
- Sử dụng các động từ Bloom để viết mục tiêu: Biết – hiểu – vận dụng –
phân tích – tởng hợp - đánh giá.
Chẳng hạn: Khi viết Mục tiêu về năng lực đặc thù của bài “Hai đứa trẻ”:
* Năng lực đặc thù:
- Biết thu thập thông tin liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”.

8


- Hiểu được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và
mối quan hệ của chúng trong tác phẩm.
- Hiểu những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nợi dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng mà Thạch Lam muốn gửi
gắm qua truyện ngắn.
- Nhận biết và phân tích được mợt số ́u tố nghệ tḥt tiêu biểu của trụn

ngắn Thạch Lam.
- Có khả năng tạo lập mợt văn bản nghị luận văn học: trình bày suy nghĩ,
cảm nhận của cá nhân về một nhân vật, một chi tiết, nghệ thuật... trong truyện
ngắn “Hai đứa trẻ”.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
Hoặc viết mục tiêu về phẩm chất:
Yêu thương, đồng cảm với những con người nghèo khổ, sống tẻ nhạt, yêu
thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp bình dị, yêu cái đẹp, trân trọng những ước mơ của
mỗi con người và nuôi dưỡng ước mơ, hướng tới cuộc sống tốt đẹp…
2. Xác định nội dung và phương tiện dạy học
2.1. Xác định nội dung
Để xác định được nội dung học cho bài “Hai đứa trẻ”, giáo viên cần căn cứ
vào yêu cầu cần đạt của bài học, mục tiêu bài học, vào đối tượng học sinh và
thực trạng nhà trường...
Việc lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học giúp giáo viên xác định được
chính xác nợi dung dạy học và tiến trình tổ chức thực hiện các hoạt động học tập
theo một trình tự nhất định để đạt được mục tiêu dạy học. Ngồi ra, giáo viên có
thể bở sung hoặc mở rộng thêm các nội dung dạy học có liên quan cho phù hợp
với trình đợ của lớp học, đáp ứng mục tiêu đặt ra. Dựa vào tính logic của các nợi
dung dạy học, giáo viên có thể bổ sung những nội dung này vào mạch nội dung
đã xác định trong KHGD một cách phù hợp.
Cách xác định nội dung dạy học
Sau khi xác định được mục tiêu dạy học, giáo viên cần lựa chọn được nội
dung dạy học phù hợp để đáp ứng mục tiêu đã xác định. Chẳng hạn:
- Xuất phát từ yêu cầu cần đạt: biết thu thập thông tin liên quan đến tác
giả Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, giáo viên xác định được nội
dung dạy học là “ Tìm hiểu chung” trong đó tìm hiểu những nét chính về tác
giả và tác phẩm.

9


- Xuất phát từ các mục tiêu:
+ Hiểu được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và
mối quan hệ của chúng trong tác phẩm.
+ Hiểu những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nợi dung văn bản.
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng mà Thạch Lam muốn gửi
gắm qua trụn ngắn.
+ Nhận biết và phân tích được mợt số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của
truyện ngắn Thạch Lam.
Giáo viên có thể lựa chọn và xác định nợi dung dạy học chi tiết cho bài “
Hai đứa trẻ” qua phần Đọc- hiểu với các nội dung trọng tâm:
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm xuống
3. Bức tranh phố huyện lúc đoàn tàu đến và đi qua: Cảnh đợi tàu.
2.2. Xác định phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học trước hết phải phù hợp với điều kiện của nhà trường
và phải là những phương tiện gắn liền với quá trình tổ chức tiết dạy và phục vụ
đắc lực cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy học. Vì vậy, phương tiện dạy
học cho bài “Hai đứa trẻ” cần có là:
- Sách giáo khoa, các nguồn học liệu khác, mạng, mô hình, hình ảnh, video
clip liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”…
- Máy chiếu, tivi, giấy A0, A4,…
- Phiếu học tập,…
3. Xác định phương pháp, hình thức dạy học và thiết kế mô hình kế
hoạch bài dạy
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung kiến thức đã xác định ở trên, giáo viên tiến
hành lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực,

chủ đợng sáng tạo. Đồng thời, giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy: trình bày rõ
cách thức triển khai các hoạt động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần ghi rõ:
Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, tổ chức thực hiện.
Giáo viên xây dựng chuỗi các hoạt động dạy học mà thực chất là các hoạt
động học của học sinh. Với việc xác định chuỗi các hoạt đợng, giáo viên có thể
hình dung tổng thể phương án dạy học để đảm bảo giải qút trọn vẹn mà khơng
bỏ sót bất kì mục tiêu nào của bài dạy và đảm bảo chúng được triển khai theo
trình tự phù hợp. Đây là bước trung gian để làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt
đợng học cụ thể trong tiến trình dạy học. Ngồi mạch nội dung kiến thức đã xác
định trong bài, giáo viên có thể bở sung hoặc mở rợng thêm các kiến thức có
10


liên quan cho phù hợp với trình độ của lớp học, đáp ứng mục tiêu đặt ra, nhưng
vẫn đảm bảo tính logic của kiến thức.
Chuỗi hoạt đợng dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học gồm:
Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Hình thành kiến thức mới-giải
quyết vấn đề-thực thi nhiệm vụ đặt ra/ Luyện tập/Vận dụng.
3.1. Cách tiến hành việc xác định phương pháp, hình thức dạy học
- Xác định nội dung trọng tâm của bài học: giáo viên cần xác định nội dung
kiến thức trọng tâm của bài học “Hai đứa trẻ”. Để xác định được kiến thức trọng
tâm, người dạy cần rà soát lại mục tiêu của Kế hoạch bài dạy, chọn ra đơn vị
kiến thức/kĩ năng thực sự mới đối với học sinh như:
+ Có kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại;
+ Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Hai đứa trẻ”
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng mà Thạch Lam muốn gửi
gắm qua truyện ngắn.
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của
truyện ngắn Thạch Lam.
- Xác định mục tiêu của các hoạt động: Từ mục tiêu chung của kế hoạch bài

dạy, giáo viên xác định mục tiêu cụ thể của các hoạt động tương ứng. Chẳng hạn:
Ở hoạt động khởi động thì cần xác định được mục tiêu là: kết nối kiến thức,
học sinh hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
Ở hoạt động hình thành kiến thức cần xác định được mục tiêu tương ứng là:
- Thu thập thông tin liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”.
+ Hiểu được các chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn, trong việc thể hiện nợi
dung văn bản.
+ Phân tích được bức tranh phố huyện ở những thời điểm chiều xuống, về
đêm và đêm khuya khi đồn tàu đi qua. Từ đó, hiểu được c̣c sống, số phận
con người.
+ Phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên.
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng mà Thạch Lam muốn gửi
gắm qua truyện ngắn.
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của
truyện ngắn Thạch Lam.
- Định hướng hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án đánh
giá đáp ứng mục tiêu cụ thể của các hoạt động và mục tiêu chung của bài dạy.
Nếu hoạt đợng cá nhân có thể giải quyết được thì sử dụng phương pháp gợi mở,
11


kết hợp với kĩ thuật KWL để các em làm việc cá nhân và hồn thiện phiếu học
tập. Sau đó cho các em tự đánh giá, nhận xét phiếu học tập của bạn. Nếu vấn đề
cần làm việc nhóm thì giáo viên cẩn tở chức hoạt đợng thảo ḷn nhóm để tìm
hiểu. Sau đó, học sinh đánh giá nhận xét bằng bảng kiểm hoặc Rubic.
- Xác định thời lượng: Tùy thuộc vào thời lượng được phân bố cho cả bài
học, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, dung lượng kiến thức, đợ khó của nhiệm
vụ, trình đợ của HS, điều kiện cơ sở vật chất…Giáo viên có thể dự kiến được
thời lượng tương ứng của từng hoạt động. Chẳng hạn: Tìm hiểu “Cảnh phố

huyện về đêm” giáo viên cần thời lượng khoảng 30 phút để tổ chức hoạt động
tìm tòi.
Cụ thể:

Hoạt động
học

Mục tiêu

(Thời gian)
HĐ 1:
Khởi động
(10phút)

HĐ 2:
Khám phá
kiến thức
(90 phút)

Năng lực thu thập
thông tin liên quan đến
tác giả Thạch Lam

Nội dung dạy PP/KTDH
học trọng
chủ đạo
tâm
Huy đợng,kích
hoạt kiến thức
trải nghiệm

nền của học
sinh về tác giả
và tác phẩm.

- Phân tích được các chi I. Tìm hiểu
tiết tiêu biểu, đề tài, câu chung
chuyện, sự kiện, nhân 1. Tác giả
vật và mối quan hệ của 2. Tác phẩm
chúng trong tác phẩm
II. Đọc hiểu
- Nhận xét được những văn bản.
chi tiết quan trọng trong 1. Bức tranh
việc thể hiện nội dung phố huyện lúc
văn bản.
chiều tàn

Phương án
đánh giá

- Đánh giá
của giáo
viên qua
-Đàmthoại, câu trả lời
của cá nhân
gợi mở
- Nêu và
giải quyết
vấn đề

Đàm thoại

gợi
mở;Dạy
học hợp tác
(Thảo luận
nhóm, thảo
ḷn cặp
đơi);
Thút
trình; Trực
- Phân tích và đánh giá 2. Bức tranh quan;
được chủ đề tư tưởng, phố huyện lúc
thông điệp mà văn bản đêm xuống
gửi gắm.
3. Bức tranh
- Nhận biết và phân tích phố huyện lúc
được mợt số ́u tố nghệ đêm khuyathuật tiêu biểu của thể Cảnh
đoàn
loại truyện ngắn.
tàu đến và
- Biết cảm nhận, trình tâm trạng đợi

Đánh giá
qua
sản
phẩm với
công cụ là
bảng KWL;
qua
hỏi
đáp;

qua
trình bày
do
giáo
viên đánh
giá
Đánh giá
qua quan
sát thái độ
của HS khi
thảo luận
do
GV
12


Hoạt động
học

Mục tiêu

(Thời gian)

Nội dung dạy PP/KTDH
học trọng
chủ đạo
tâm

bày ý kiến của mình về tàu.
các vấn đề thuộc giá trị

nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm Hai đứa III.Tổng kết:
Rút ra những
trẻ.
thành
công
- Năng lực giao tiếp- hợp đặc sắc về nội
tác.
dung và nghệ
- Năng lực giải quyết thuật của tác
vấn đề.
phẩm.
HĐ 3:
Luyện tập
(15 phút)

- Nhận biết và phân tích
được mợt số nét đặc sắc
về
nghệ thuật của
truyện ngắn.

Thực
hành
bài tập luyện
kiến thức, kĩ
năng
viết
- Năng lực giao tiếp và đoạn văn.
hợp tác.


HĐ 4: Vận - Viết thu hoạch của cá Liên hệ thực
dụng (10 nhân sau khi học xong tế đời sống để
phút)
làm rõ thêm
tác phẩm.
- Biết vận dụng bài học thông điệp tác
giả gửi gắm
vào cuộc sống.
trong
tác
phẩm.

Phương án
đánh giá
đánh giá

Vấn đáp,
dạy
học
nêu
vấn
đề, thực
hành; Kỹ
thuật:
động não.

Đánh giá
qua
hỏi

đáp;
qua
trình bày
do GV và
HS
đánh
giá.

Đàm thoại
gợi
mở;
Thuyết
trình;

Đánh
do.

giá

Đánh giá
qua quan
sát thái đợ
của
học
sinh.

3.2. Xây dựng mơ hình dạy học thơng qua các
động dạy học cụ thể

hoạt


Cách thức tổ chức hoạt động bao gồm:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với
khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn
thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh đợng, hấp dẫn, kích
thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp
nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi
thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và
có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; khơng có học sinh bị “bỏ qn”.
13


- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung
học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh
trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư
phạm nảy sinh mợt cách hợp lí.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: nhận xét về quá trình thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ và những ý kiến thảo ḷn của học sinh; chính xác hóa các kiến thức
mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Như vậy, trên cơ sở chuỗi hoạt động, mục tiêu, thời lượng và định hướng
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của từng hoạt động, giáo viên tiến hành
xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể cho bài “Hai đứa trẻ”.
* Cách thức thực hiện
- Thu thập và thiết kế dữ liệu dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của từng
hoạt động và phù hợp phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương pháp đánh giá như
các phương tiện trực quan (tranh, ảnh,vi deo...), câu hỏi, phiếu học tập, bài tập…
- Biên soạn nội dung: “Nội dung” là nội dung của nhiệm vụ mà giáo viên
giao cho học sinh trong bước “Chuyển giao nhiệm vụ” hay nội dung hoạt đợng

học của học sinh. “Nợi dung” có thể là câu hỏi, bài tập, xử lí tình huống… có tác
dụng kích thích học sinh huy đợng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để
thực hiện các thao tác tư duy và các hành đợng học tập cụ thể, từ đó tạo ra “kết
quả” thực hiện nhiệm vụ.
- Xác định sản phẩm cần đạt được: “Sản phẩm” chính là câu trả lời tương
ứng với “nội dung” do giáo viên biên soạn. “Sản phẩm” chính là căn cứ để giáo
viên định hướng cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, định hướng thảo luận và đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Đồng thời, “sản phẩm” cũng chính
là vấn đề giáo viên cần kết luận, cần “chốt” kiến thức/ kĩ năng cho học sinh ghi
vào vở sau mỗi hoạt động học tập. “Sản phẩm” cần tương thích và đáp ứng mục
tiêu dạy học.
- Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cụ thể. Tiến trình “tổ chức
hoạt động” bao gồm: (1) Chuyển giao nhiệm vụ; (2) Thực hiện nhiệm vụ; (3)
Báo cáo, thảo luận; (4) Kết luận, nhận định. Trong quy trình này giáo viên cần lưu
ý bước thứ (2), thứ (3) và thứ (4). Trong bước thứ (2), giáo viên cần dự kiến việc
mình cần làm để hỗ trợ, định hướng cho học sinh thực hiện nhiệm vụ như gợi ý,
hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ; giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh; lưu
ý những cá nhân hoặc nhóm có kết quả đúng/chưa đúng, kết quả hay/chưa hay,
kết quả khác biệt…Điều này hỗ trợ rất lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ của học
sinh và việc tổ chức thảo luận; đồng thời là cơ sở để giáo viên thực hiện việc
đánh giá quá trình. Ở bước thứ (3), giáo viên cần dự kiến tiến trình thảo luận,
bao gồm những câu hỏi phân tích, làm rõ, phát triển kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Những vấn đề/câu hỏi thảo ḷn giúp giáo viên có được “thơng tin ngược” về
14


việc học sinh hiểu hay không hiểu rõ vấn đề học tập, là con đường đưa đến sản
phẩm và cũng là cách thức để mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng. Đối với
bước thứ (4), giáo viên “kết luận/ nhận định” về kết quả đạt được của học sinh,
bao gồm cả kết quả cụ thể của hoạt động (câu trả lời, cách thức xử lí tình huống,

bài tập được giải, kết quả thí nghiệm…) và cả kết quả về thái độ, kĩ năng, thao
tác tư duy, bài học kinh nghiệm …mà học sinh có được trong quá trình thực
hiện và báo cáo kết quả.
Trong bài dạy “Hai đứa trẻ”, ở quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên
cần sử dụng kĩ thuật phản hồi tích cực nhằm đợng viên, khún khích, tạo đợng lực
cho học sinh trong quá trình học tập.
* Mơ hình dạy bài “ Hai đứa trẻ”
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: kết nối kiến thức, học sinh hứng khởi, có đợng lực, nhu cầu
tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Giáo viên sử dụng kĩ thuật KWL (Là hình thức tổ chức dạy
học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì
các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của
biểu đồ) để yêu cầu học sinh hồn thành bảng hoặc tở chức trò chơi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Tổ chức trò chơi “ Đi tìm ẩn số”
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 4 câu hỏi để tìm các ô chữ theo hàng
ngang. Sau khi trả lời được 4 ô chữ hàng ngang qua 4 câu hỏi, học sinh sẽ tìm từ
chìa khóa. Ẩn số được tìm ra.

HOẠT ĐỢNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu. Học sinh tiến hành thực hiện các nhiệm vụ để:
- Thu thập thông tin liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”.
15


- Hiểu được các chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn, trong việc thể hiện
nợi dung văn bản.

- Phân tích được bức tranh phố huyện ở những thời điểm chiều xuống, về
đê và đêm khuya khi đoàn tàu đi qua. Từ đó, hiểu được c̣c sống, số phận con
người.
- Phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng mà Thạch Lam muốn gửi
gắm qua truyện ngắn.
- Nhận biết và phân tích được mợt số ́u tố nghệ tḥt tiêu biểu của
truyện ngắn Thạch Lam.
b.Nội dung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
- Trình bày những nét chính về tiểu sử,
- Sự nghiệp sáng tác và phong cách Thạch Lam.
Nhiệm vụ 2: Đọc hiểu bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
- Cảnh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn.
- Cảnh chợ tàn nơi phố huyện.
- Tâm trạng của Liên.
Nhiệm vụ 3: Đọc hiểu bức tranh phố huyện lúc đêm xuống
- Các không gian lúc đêm xuống.
- Con người phố huyện trong đêm tối.
Nhiệm vụ 4: Đọc hiểu bức tranh phố huyện lúc đêm khuya - Chuyến tàu đêm và
tâm trạng đợi tàu.
- Lí do đợi tàu.
- Hình ảnh đồn tàu.
- Tâm trạng khi tàu đến và đi qua.
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đồn tàu.
- Thơng điệp của nhà văn muốn gửi gắm.
- Tổng kết, đánh giá về giá trị văn bản;
Lưu ý: Gắn với từng nhiệm vụ học tập, giáo viên lựa chọn phương pháp kỹ thuật
và hình thức dạy học phù hợp văn bản, trình độ học sinh và điều kiện học tập
của học sinh, nhà trường nhằm đạt hiệu quả của mục tiêu bài dạy.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
16


Củng cố và khắc sâu bài học thông qua:
- Nhận biết và phân tích được mợt số ́u tố nghệ thuật tiêu biểu của
truyện ngắn Thạch Lam.
- Có khả năng viết một đoạn văn: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá
nhân về nghệ thuật trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
b. Nội dung:
- Phát biểu một số cảm nhận của em về cảnh phố huyện về chiều và tâm
trạng của Liên trước cảnh chiều muộn.
- Phát biểu cảm nhận của em về cảnh phố huyện về đêm và tâm trạng của
Liên khi chờ tàu, tàu đến, tàu đi.
- Qua nhân vật Liên và một số nhân vật trong tác phẩm, em hiểu gì về tư
tưởng, tình cảm và dụng ý của Thạch Lam.
- Ấn tượng nhất của em về đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Thạch Lam
trong truyện Hai đứa trẻ.
c. Sản phẩm: Theo yêu cầu của từng nội dung, yêu cầu trình bày gọn.
d. Tổ chức thực hiện
- Trên lớp: Trình bày gọn các nội dung yêu cầu.
- Về nhà: Tiếp tục hoàn thiện: Viết bài thu hoạch; hồ sơ học tập….
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
- Viết thu hoạch của cá nhân sau khi học xong tác phẩm.
- Biết vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Tìm đọc một số truyện của Thạch Lam.
b. Nội dung
- Viết thu hoạch của cá nhân sau khi học xong tác phẩm.

- Biết vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Tìm đọc một số truyện của Thạch Lam.
c. Sản phẩm: Bài viết, sản phẩm thuyết trình, phiếu học tập theo yêu cầu
của bài học; nhật ký đọc sách; vi deo tự làm.
d. Tổ chức thực hiện
- Phân chia nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Phân chia học sinh tự đánh giá sản phẩm, chuyển sản phẩm cho bạn
đánh giá theo tiêu chí.
- Chấm mợt số sản phẩm của học sinh.
17


- Cách thức nộp bài qua hệ thống quản lý học tập: giáo viên nhận xét,
đánh giá sản phẩm của học sinh.
III. Thiết kế “Kế hoạch bài dạy văn bản Hai đứa trẻ củaThạch Lam
(Ngữ văn 11) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY “HAI ĐỨA TRẺ” (Thạch Lam)
NGỮ VĂN 11
Thời lượng: 3 tiết.
1. Mục tiêu
1.1.Phẩm chất
Từ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên và tấm lòng của Thạch Lam giúp học
sinh cảm nhận được tình yêu thương, sự đồng cảm với những con người nghèo
khổ, tình yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, yêu cái đẹp,
trân trọng những ước mơ của mỗi con người,và nuôi dưỡng ước mơ, hướng tới
cuộc sống tốt đẹp…
1.2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp; NL hợp tác; NL giải quyết vấn đề...
* Năng lực đặc thù:
- Biết thu thập thông tin liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn

“Hai đứa trẻ”.
- Hiểu được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và
mối quan hệ của chúng trong tác phẩm.
- Hiểu những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp Thạch Lam muốn
gửi gắm qua truyện ngắn.
- Nhận biết và phân tích được mợt số ́u tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện
ngắn Thạch Lam.
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học: trình bày suy nghĩ,
cảm nhận của cá nhân về một nhân vật, một chi tiết, nghệ thuật... trong truyện
ngắn “Hai đứa trẻ”.
2. Phương tiện và học liệu dạy học
- Phương tiện: Sử dụng tài khoản Microsoft Teams, một số phần mềm
khác,
- Sách giáo khoa, các nguồn học liệu khác, mạng, mô hình, hình ảnh, video
clip liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”…
- Máy chiếu, tivi, giấy A0, A4,…
18


- Phiếu học tập,…
3. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: kết nối kiến thức, học sinh hứng khởi, có đợng lực, nhu cầu
tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Giáo viên sử dụng kĩ thuật KWL để yêu cầu học sinh hoàn
thành bảng
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên tổ chức trò chơi “ Đi tìm ẩn số”, yêu cầu học sinh trả lời 4 câu
hỏi để tìm các ô chữ theo hàng ngang. Sau khi trả lời được 4 ô chữ hàng ngang
qua 4 câu hỏi, học sinh sẽ tìm từ chìa khóa. Ẩn số được tìm ra.

Câu hỏi 1: Hàng ngang gồm 7 chữ cái. Đây là nét đặc sắc trong giọng văn
của Thạch Lam. (Đáp án: Chất thơ.)
Câu hỏi 2: Hàng ngang gồm 14 chữ cái. Điền vào dấu (...): Truyện ngắn “
Hai đứa trẻ” có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và .... (Đáp án: Lãng mạn trữ
tình.)
Câu hỏi 3: Hàng ngang gồm 13 chữ cái: Tên tập truyện ngắn của Thạch
Lam gồm 12 tác phẩm ra đời năm 1938. (Đáp án: “Nắng trong vườn”.)
Câu hỏi 4: Hàng ngang gồm 8 chữ cái. Tên của phố huyện đã trở thành
không gian nghệ thuật trong nhiều sáng tác của Thạch Lam?(Đáp án: Cẩm
Giàng.)
Từ khóa: Gồm 7 chữ cái. Đây là biểu tượng của ước mơ, của khát khao
hạnh phúc vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống trong truyện ngắn “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam. (Đáp án: ĐOÀN TÀU)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ các câu
hỏi theo hàng ngang và trả lời nhanh suy nghĩ để tìm từ chìa khóa.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
19


- Cá nhân trình bày đáp án, lật ô chữ ở các hàng ngang, nếu học sinh trả lời
sai, các bạn khác bổ sung.
- Học sinh trả lời từ chìa khóa phải kết nối các ngữ liệu với bài học.

Bước 4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét tinh thần tham gia trò chơi của lớp.
- Giáo viên giới thiệu bài học.

HOẠT ĐỢNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Học sinh tiến hành thực hiện các nhiệm vụ để:
- Thu thập thông tin liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”.
- Hiểu được các chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn, trong việc thể hiện nợi
dung văn bản.
- Phân tích được bức tranh phố hụn ở những thời điểm chiều xuống, về
đê và đêm khuya khi đồn tàu đi qua. Từ đó, hiểu được c̣c sống, số phận con
người.
- Phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng mà Thạch Lam muốn gửi
gắm qua trụn ngắn.
- Nhận biết và phân tích được mợt số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện
ngắn Thạch Lam.
b. Nội dung
20


- Hoạt đợng cá nhân hồn thành bảng KWL để nắm bắt thông tin về tác giả
Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ” hoàn thành mục “Tìm hiểu chung”.
- Hoạt đợng nhóm để thảo ḷn, phân tích bức tranh phố huyện trong các
thời điểm: khi chiều tàn, khi đêm xuống và lúc về khuya.
c. Sản phẩm
- Cá nhân hoàn thiện bảng KWL thơng tin chính về tác giả Thạch Lam và
truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”.
- Sản phẩm thảo ḷn nhóm để tìm hiểu các chi tiết, phân tích cảnh phố
huyện ở những thời điểm khác nhau; hiểu được giá trị nghệ thuật, ý nghĩa tư
tưởng của tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi và phiếu học tập cho mỗi nhiệm
vụ học tập.
d.Tổ chức thực hiện

I. Tìm hiểu chung
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: Qua phần Tiểu dẫn kết hợp với việc tìm
hiểu về tác giả, em hãy hoàn thiện bảng KWL sau:
K(Điều đã biết)
Hãy trình bày
những điều đã biết
về tác giả Thạch
Lam và truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”.

W(Điều muốn biết)
Trước khi đọc- hiểu văn
bản, các em có muốn biết
thêm gì về tác giả Thạch
Lam và văn bản “Hai đứa
trẻ” không?

L(Điều học được)
Sau khi đọc phần Tiểu dẫn, em
đã học được điều gì?
- Tài năng sáng tác của
Thạch Lam?
- Tấm lòng của tác giả đối
với con người?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm việc cá nhân trong thời gian 5
phút và hoàn thành bảng KWL.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi một số học sinh trình bày từng
nội dung:
K(Điều đã biết)


W(Điều muốn biết)

L(Điều học được)

Hãy trình bày những
điều đã biết về tác giả
Thạch Lam và truyện
ngắn “Hai đứa trẻ”.

Trước khi đọc- hiểu văn
bản, các em có muốn
biết thêm gì về tác giả
Thạch Lam và văn bản
“Hai đứa trẻ” không?

Sau khi đọc phần Tiểu
dẫn, em đã học được
điều gì?
- Tài năng sáng tác của
Thạch Lam?
- Tấm lòng của tác giả
đối với con người?

1. Tác giả:

...................................

1. Tấm lòng đối với
21



×