Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Cách mạng khoa học- công nghệ và tác động của nó đến quá trình dạy học đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.38 KB, 14 trang )

Đề tài: Cách mạng khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của
nó đối với quá trình dạy học đại học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học (GDĐH) là bậc học đào tạo
nguồn nhân lực có đầy đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào hoạt động kinh tế - xã hội. GDĐH có vai trò to lớn, như một thành phần sinh động của
sự phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị và như là một trụ cột của việc xây dựng tiềm lực
nội sinh, sự củng cố quyền con người, sự phát triển bền vững.
Ngày nay, với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ
(KHCN), đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ
sang nền kinh tế tri thức. Cùng với GDĐH, KHCN có vai trò then chốt trong sự phát triển
kinh tế - xã hội ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Trong nền kinh tế
tri thức, KHCN và GDĐH cung cấp tri thức, nhân lực và các yếu tố cạnh tranh cho nền
kinh tế, vì vậy phát triển KHCN và GDĐH không những được coi là nền tảng phát triển
kinh tế - xã hội mà đã trở thành xu hướng lựa chọn tất yếu của nhiều quốc gia. Quá trình
phát triển các quốc gia trên thế giới đã chứng minh rằng quốc gia nào nắm giữ và làm chủ
được công nghệ và tri thức mới, quốc gia đó sẽ phát triển. Bài học thành công từ một số nền
công nghiệp phát triển tại Châu Á gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc đều có chung một cách đi là phát triển dựa vào KHCN và giáo dục đào tạo (với trụ
cột là GDĐH) .
Trong nhà trường đại học đồng thời diễn ra nhiều quá trình họat động và đều nhằm
vào đích cuối cùng góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên, trong quá trình đó dạy học là
cơ bản, chiếm ưu thế và có vai trò quyết định. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về sự tác
động giữa KHCN và GDĐH, em chọn viết đề tài: “Cách mạng khoa học công nghệ trong
thời đại ngày nay và những tác động của nó đối với quá trình dạy học đại học”
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận về quá trình dạy học đại học (QTDHĐH)
1.1 Khái niệm: QTDHĐH là quá trình tương tác giữa người dạy và người học trong
đó dưới sự tổ chức hướng dẫn của người dạy, người học tích cực, chủ động, độc lập thực
hiện các hoạt động nhận thức nhằm lĩnh hội kiến thức, hình thành KNKX, phát triển và
hoàn thiện nhân cách để trở thành những kĩ sư, chuyên gia… đáp ứng yêu cầu của XH.


1.2. Cấu trúc hệ thống của QTDHĐH: (gồm 7 thành tố)
1.2.1. Mục tiêu dạy học (DH): Là mô hình tâm lí về kết quả DH sẽ đạt được ở cuối
quá trình, là sự giả định về kết quả DH. Các lĩnh vực của mục tiêu là:
- Tri thức khoa học: là sự hiểu biết vế thế giới Kquan như: quy luật, định luật, định lí,
lí thuyết, học thuyết… Tri thức khoa học là sự phản ánh những thuộc tính bên trong của
svht, nó khác với tri thức thông thường, cũng phản ánh tgiới Kquan nhưng bằng kinh
nghiệm và trải qua lao động qua cuộc sống, phản ánh những biểu hiện bên ngoài của svht.
Tri thức trong DH phải đạt đến nhiều mức độ khác nhau: nhận biết, hiểu, vận dụng, phân
tích, tổng hợp, đánh giá. Tùy vào từng bài học , từng đối tượng để xác định M ở mứcđộ
thấp hay cao.
- Kĩ năng: là khả năng hoạt động của con người, là sự vận dụng hiểu biết, tri thức vào
trong hành động để cải tạo thực tiễn (Biết làm, làm được, làm có kết quả, hiệu quả). Kĩ
1
năng nếu được luyện tập thì sẻ có thể chuyển hóa thành ki xảo, ki xảo là trình độ cao của
hành động, là hành động tự động hóa cao.
- Thái độ: là những cảm xúc , tâm trạng, biểu thị mối qhe của con người với các svht,
với đối tượng tự nhiên, xh, với người khác và với bản thân. Chúng quy định sự ứng xử của
con người trong các mối qhe đó như tôn trọng, yêu thương, căm giận… Nếu con người có
thái độ sai sẽ dẫn đến hành động ứng xử sai, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại, thậm chí gây nguy
hiểm cho XH.
Mục tiêu về tri thức, ki năng, thái độ phải được gắn liền với nghề nghiệp đào tạo. M
DH có chức năng định hướng, vạch ra hướng vận động và p triển của QTDH cũng như các
thành tố của nó. Đồng thời, M có chức năng làm chuẩn đ giá chất lượng và h quả của DH.
1.2.2. Nội dung dạy học (NDDH) đại học :là một bộ pận của kinh nghiệm xh được
chọn lọc và chuyển hóa tạo thành ndung học vấn ,mà ng học pải chiếm lĩnh để phát triển
nhân cách, đạt được M DH đề ra. NDDH là đối tượn nhận thức của ng học, nếu nhà trường
không coi trọng đổi mới nội dung DH thì nội dung đó sẽ trở nên nghèo nàn, lạc hậu dẫn đến
chất lượng đầu ra kém.
NDDH gồm 4 thành phấn cơ bản, phản ánh 4 thành pần của kinh nghiệm xh: tri thức;
kĩ năng KX; cách thứ hoạt động sáng tạo; kinh nghiệm ứng xử. NDDH quy định nội dung

hoạt động dạy của người dạy và nội dung học của người học. NDDH đc cụ thể hóa và vật
chất hóa thành SGK, TLHT, TLTK và trở thành đối tượng học tập của người học.
1.2.3. ( vở ghi)
1.2.4.
1.2.5.
1.2.6.
1.2.7.
1.2.8. Mối q hệ giữa các thành tố của QTDHĐH:
( Vẽ sơ đồ)
2. Cuộc cách mạng KHCN ngày nay
2.1. Khái niệm:
Cuộc cách mạng KHCN ngày nay là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện
đại, được thực hiện vai trò dẫn đường của khoa học trong toàn bộ chu trình: “Khoa học-
Công nghệ-Sản xuất-Con người- Môi trường”. Trong đó quan trọng nhất là việc nổi lên vai
trò hàng đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng
đồng bộ các ngành công nghệ mới có hàm lượng KHCN cao (ngành công nghệ cao –
hitech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…
2.2. Nguồn gốc:
Nguồn gốc sâu xa là do yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất: đáp ứng những nhu cầu
ngày càng cao của con người. Do yêu cầu bức thiết của tình hình thời hiện đại: bùng nổ dân
số, vơi cạn nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, do nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của
con người, đòi hỏi phải có những công cụ sản xuất mới, kỷ thuật cao, phải có những nguồn
năng lượng mới và những vật liệu mới thay thế nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày
càng vơi cạn. Để phục vụ quyền và lợi ích quốc gia.
2.3. Nội dung :
Cuôc CM KHCN ngày nay có nội dung và phạm vi rất rộng lớn, rất phong phú diễn ra
trong mọi ngành của khoa học cơ bản: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Khoa học cơ
bản là cơ sở lý thuyết cho các khoa học khác, cho kỷ thuật và là nền móng của tri thức.
Nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới: khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ
2

trụ, điều khiển học… Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung đi sâu nghiên cứu, giải
quyết những yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng cuộc sống của con người trên các phương
hướng sau: Hướng tự động hóa, nhằm thay đổi căn bản điều kiện lao động của con người và
nâng cao năng suất lao động; Tìm những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới,
những công cụ mới; Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp; Chinh phục vũ trụ để phục
vụ cuộc sống trên trái đất; Phát triển GTVT, TTLL, khai thác và sử dụng tài nguyên biển.
2.4. Đặc điểm:
Một là, sự vượt lên trước của khoa học so với kỹ thuật và công nghệ trong quá trình diễn ra
đồng thời cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ, đã tạo điều kiện đẩy nhanh
tiến bộ kỹ thuật - công nghệ. Ngược lại sự tiến bộ đó lại thúc đẩy khoa học phát triển nhanh
hơn nữa và đưa KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Hai là, các yếu tố riêng biệt của quá trình sản xuất được kết hợp hữu cơ với nhau và được
kết nối thành một hệ liên kết mạng trên quy mô quốc gia và quốc tế (máy điều khiển + máy
động lực + máy công cụ + máy vận chuyển…, + kết nối mạng và liên mạng), tạo điều kiện
xuất hiện các hệ thống công nghệ mới về nguyên tắc (cách mạng công nghệ).
Ba là, hầu hết các chức năng lao động dần dần được thay thế từ thấp lên cao(từ lao động
chân tay sang lao động trí tuệ), trong quá trình thay đổi về chất của quá trình sản xuất dẫn
đến sự thay đổi căn bản vai trò của con người sản xuất, từ chỗ lệ thuộc và bị trói chặt (quan
hệ một chiều) vào quá trình sản xuất tiến lên làm chủ và chi phối lại quá trình sản xuất
(quan hệ hai chiều). Chuyển sang sản xuất trên cơ sở các nghành công nghệ cao có tính
thân thiện với môi trường, khai thác tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực
xã hội. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu nền sản xuất xã hội cũng như những mối
tương quan giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tân gốc các lực lượng
sản xuất, cuộc cách mạng KHCN hiện đại tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài
người.
Bốn là, tạo một bước ngoặt trong toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, nâng cao đáng kể
năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, tác động một cách sâu sắc và toàn diện tới
các quan hệ kinh tế đối ngoại và mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong phạm vi quốc gia và
quốc tế ngày càng mở rộng, quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ.
2.5. Thành tựu cơ bản:

_ Khoa học cơ bản có những bước nhảy vọt và nhiều thành tựu to lớn:
+ Toán học có nhiều phát minh lớn và thâm nhập vào các ngành khoa học khác, tạo thành
quá trình toán học hóa các khoa học.
+ Hóa học có nhiều thành tựu, tác động vào kỷ thuật và sản xuất.
+ Vật lý với những phát minh về lý thuyết hạt nhân, sóng điện từ, laze số hóa góp phần
sản xuất những công cụ mới, vật liệu mới, công nghệ nano
+ Những phát minh trong Sinh học: hoàn chỉnh “Bản đồ gen người”, tách được tế bào gốc,
đột phá trong y học, công nghệ emzim …, dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông
nghiệp) và sự ra đời của công nghệ sinh hoc.
_ Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới, trong đó quan trong nhất và có ý nghĩa
lớn nhất là sự ra đời của máy tính, hệ thống điều khiển tự động, người máy biết giao tiếp…
_ Chế tạo ra những vật liệu mới thay thế cho nguyên liệu thiên nhiên đang ngày càng vơi
cạn, nhất là chất dẽo (Pôlime), composite, siêu dẫn…
_ Tìm ra nguồn năng lượng mới rất phong phú, vô tận như năng lượng nguyên tử, nhiệt
hạch, mặt trời, thủy triều, gió trong đó năng lượng nguyên tử và mặt trời đang được sử
dụng phổ biến.
3
_ Đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực GTVT và TTLL: Máy bay hành khách siêu âm khổng lồ,
tàu hỏa tốc độ cao, máy vi tính, cáp quang, internet, thiết bị thông minh…
_ Đạt những thành tựu kỳ diệu về chinh phục vũ trụ: vệ tinh, thám hiểm mặt trăng, sao
Kim, sao Hỏa; phóng những con tàu vũ trụ bay nhiều ngày vòng quanh trái đất, ra khỏi hệ
mặt trời có được những tin tức của
2.6. Tác động
- Nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng các sản phẩm, không ngừng nâng cao
mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, từ những năm 80 của thế kỉ XX một
thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá hình thành.
- Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về
giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.
- Hậu quả tiêu cực, chủ yếu do con người tạo ra, như tình trạng ô nhiễm môi trường, các

loại tai nạn lao động, giao thông, tội pham công nghệ cao, dịch bệnh mới, sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên…, nhất là việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức huỷ diệt
khủng khiếp.
3.1. Đặc điểm phát triển của KHCN ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cùng với GD-ĐT, KHCN được coi là quốc sách hàng đầu. Được coi là có vị
trí then chốt trong quá trình cải biến từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi tới
một nước công - nông nghiệp hiện đại. Mọi cố gắng về các mặt phát triển sự nghiệp giáo
dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, động viên các tiềm năng về vốn, lao động,
phát triển kinh tế đối ngoại cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy nhanh KHCN.
Qúa trình hội nhập và toàn cầu hóa Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã tạo điều
kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực đa dạng trong sự hợp tác, liên kết song phương và đa
phương với nhiều quốc gia và tổ chức tạo thuận lợi cho phát triển KHCN .
KHCN đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu trong các lĩnh vực: nông nghiệp, y học, thiết bị cơ khí
công nghệ cao, công nghệ thông tin, hệ thống tự động hóa, quốc phòng, vật liệu mới…
đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta.
3. Sự tác động của cách mạng KHCN đối với QTDHĐH:
3.2. Sự tác động của cách mạng KHCN đối với các thành tố của QTDHĐH:
- Đối với mục tiêu dạy học, tất yếu phải có sự thay đổi để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của
sự phát triển KHCN. Về tri thức người học cần phải cập nhật được những tri thức mới của
nhân loại, về KNKX đảm bảo làm chủ và sử dụng hiệu quả các phương tiện kĩ thuật tân
tiến, giúp con người được đào tạo hoà nhập với cuộc sống hiện đại. Về thái độ: xây dựng
năng lực ứng xử phù hợp trong xh hiện đại, ứng xử hòa hợp với thiên nhiên, môi trường,
biết giữ gìn phát huy những bản sắc dân tộc. Cần đổi mới mục tiêu dạy học, hướng đến xây
dựng con người có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp.
- Nội dung dạy học: Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN giúp con người hiểu sâu về
bản chất của các svht, mở rộng và làm phong phú hơn kiến thức khoa học, phủ nhận một số
kiến thức lạc hậu. Đòi hỏi cần có đổi mới nội dung giảng dạy trong nhà trường nhằm đảm
bảo cung cấp cho người học những kiến thức phù hợp với thực tiễn.
- Phương pháp dạy học: Trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của
QTDHĐH, sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học thì tất yếu phải đổi mới PPDH. Mặt

khác, sự phát triển của KHCN giúp cho phương pháp cũng có thay đổi cũng như các công
cụ hổ trợ đã đổi mới cần phương pháp phù hợp hơn.
4
- Phương tiện dạy học: KHCN phát triển giúp cho phương tiện dạy học ngày càng phong
phú và hiện đại hơn, tạo điều kiện cho hoạt động dạy và hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn.
Song nó cũng đòi hỏi người dạy cũng như người học phải có những kiến thức kĩ năng nhất
định để sử dụng chúng một cách hiệu quả.
- Người dạy và hoạt động dạy: Trong xã hội hiện nay, khả năng trình độ con người
được nâng cao nên cách dạy của thầy cũng phải thay đổi. Với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại,
thì việc tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học cần có sự đổi mới để hoạt động
dạy đạt hiệu quả hơn và đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học.
- Người học và hoạt động học: Quá trình đổi mới nội dung và PPDH đòi hỏi người
học phải đổi mới cách học, tích cực chủ động sáng tạo trong học tập. Đồng thời, sự phát
triển của KHCN đáp ứng cho người học nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập như:
phương tiện, thông tin, điều kiện sinh hoạt…Đồng thời đòi hỏi người học phải năng động
nhạy bén hơn trong hoạt động học tập, tăng cường thời gian tự học và rèn luyện kĩ năng PP
tự học.
- Kết quả dạy học: Những phẩm chất năng lực, KNKX, thái độ mà người học đạt được cần
có sự đổi mới nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn XH trong sự phát triển của KHCN.
Trong quá trình toàn câu cầu hóa, hội nhập hiện nay, kết quả dạy học không những phải
được yêu câu xã hội mà còn phải đáp ứng được các tiêu chí của nhiều cơ quan kiểm định kể
cả trong nước và ngoài nước.
Sự phát triển của KHCN tác đến mọi mặt của đời sống XH, tác động sâu sắc trong
các mối quan quan hệ biện chứng của QTDHĐH. KHCN và QTDHĐH là quá trình song
song phát triển, hỗ trợ, tương tác và thúc đẩy lẫn nhau, luôn đặt ra cho nhau những thời cơ
và thách thức mới.
Cuộc cách mạng KHCN ngày nay là sự thay đổi căn bản trong bản thân các lĩnh vực KHCN
cũng như mối quan hệ và chức năng XH của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát
triển của các lực lượng sản xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn. Ở nét khái quát nhất có thể
định nghĩa cuộc CM KHCN hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của XH, đưa

văn minh nhân loại sang 1 giai đoạn phát triển mới về chất. GD nói chung và QTDHĐH nói
riêng đều chịu sự tác động sâu sắc, toàn diện của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, tất yếu
dẫn đến sự đổi mới căn bản toàn diện về Gd, nhất là với qtdh đh. Sự phát triển của KHCN
ngày nay vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa chi phối, thúc đẩy sự phát triển của QTDHĐH.
Trong quá trình phát triển của KHCN ngày nay, tri thức khoa học và đội ngũ cán bộ khoa
học cùng với những hoạt động nghiên cứu khoa học là những yếu tố quyết định, những yếu
tố này có được cơ bản nhờ vào nền GD, trong đó nhà trường đại học và QTDHĐH đóng vai
trò trụ cột. Nền GD phát triển, đáp ứng tốt nguồn nhân lực chất lượng cao cho KHCN, có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, góp phần quan trọng cho sự phát triển của
KHCN. Trong mối quan hệ, QTDHĐH chịu sự tác động của cách mạng KHCN, đồng thời
có sự tác động trở lại đối với cách mạng KHCN. Trong những nguyên nhân chính dẫn đến
việc KHCN ở nước ta chưa phát triển được như kỳ vọng trong thời gian qua kể từ khi Nghị
quyết Trung ương 2 khóa VIII được ban hành, có nguyên nhân: các nhà khoa học chưa
được tôn trọng, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng; những quy định mang nặng tính hành chính
và lỗi thời đã làm giảm hiệu quả nghiên cứu khoa học và nguy hiểm hơn làm xói mòn sự
say mê nghiên cứu của các nhà khoa học. Hệ thống GDĐH còn lạc hậu thụt lùi, nội dung
của QTDHĐH còn nặng tính hàn lâm, chưa coi trọng hoạt động thực hành và nghiên cứu
KH của người học. Trong cuộc CM KHCN ngày nay càng thấy rõ nhiệm vụ vai trò quan
5
trọng của GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng, đòi hỏi hơn lúc nào hết phải có sự đổi mới
căn b & td về GDĐT.
3.2. Thời cơ và thách thức của QTDHĐH trong cuộc cách mạng KHCN ngày nay:
là do người học làm chủ thể, do sinh viên, học viên làm chủ thể, cho nên người học phải tự
chủ, chủ động. Hoạt động học với hoạt động tự chủ - Như vậy nó vừa là khách thể, vừa là
chủ thể. Trong quan hệ dạy người trò là khách thể, trong quan hệ học trò là chủ thể nên phải
biết tiếp nhận những gì mà thầy cung cấp, trên cơ sở đó biết tự tổ chức, tự điều khiển.
Trong nhà trường hiện đại chức năng một lu mờ vì không phải là sự tiếp nhận mà chức
năng hai chiếm ưu thế, đặc biệt ở đại học tự tổ chức, tự điều khiển là cốt lỏi.
- Kết quả dạy học: Kết quả quá trình dạy học là trình độ phát triển mới của người
học, hay nhân cách của người học đó là những tri thức nghề nghiệp ( tri thức mới), những

kỹ năng kỹ xảo mới( kỹ năng nghề nghiệp), những thái độ mới. Là cái rất khó đo lường
đánh giá, song kết quả đó nằm ở bên trong người học, nhưng đó lại là công lao mồ hôi nước
mắt của thầy và trò., như trên đã nói kết hợp hai độ đo.
Với vai trò và đặc điểm của tr
Mối quan hệ giữa các thành tố QTDH ĐH & Môi trường.
Sự đổi mới và cải cách giáo dục ở khắp các nước trên thế giới đang diễn ra ở quy mô
toàn cầu tạo cơ hội tốt cho giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận được với nhiều xu thế
mới, những tổ chức hệ thống và phương thức mới; tận dụng được nhiều kinh nghiệm hay
của các nền giáo dục tiên tiến được thể hiện
6
+ Sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
đã là công cụ hàng đầu giúp cho giáo dục phát triển đến với tất cả người học và vùng miền
khó khăn, xa xôi, hẻo lánh.
+
+ Tốc độ phát triển kinh tế nhanh của nước ta, tạo nguồn lực đầu tư ngày càng đa dạng
và nhiều hơn cho phát triển giáo dục và KHCN.
+ Sự phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
tạo sức ép về số lượng cũng như chất lượng đối với nguồn nhân lực, đòi hỏi giáo dục phải
đổi mới.
Tuy nhiên sự tụt hậu hiện tại của nền giáo dục Việt Nam tạo ra một khoảng cách
tương đối lớn so với các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Giáo dục nước ta vừa
phải phát triển mạnh để thu hẹp khoảng cách, vừa phải khắc phục những mất cân đối nội
tại, những mâu thuẫn đang tồn tại hiện nay:
+ Quy mô và chất lượng còn rất mất cân đối. Chất lượng, hiệu quả giáo dục đại trà
còn thấp và rất khồng đồng đều ở các bậc, ở các vùng miền khác nhau, giữa thành thị và
nông thôn, giữa các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau. Chúng ta cũng chưa có chính sách
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài hợp lý.
+ Cung và cầu giáo dục có khoảng cách lớn. Cung ứng giáo dục không theo được
nhu cầu giáo dục mà thị trường lao động, việc làm đang đòi hỏi; không đáp ứng được nhu
cầu của người học và có khoảng cách xa trong việc đáp ứng sự đòi hỏi của phát triển kinh

tế-xã hội,
+ Cá thể và toàn thể: giáo dục hiện nay chưa đáp ứng được nguyện vọng của mỗi
người học cũng như đòi hỏi của cộng đồng.
+ Giáo dục và tính nhân văn: hiện nay chưa làm tốt việc dạy cho học sinh các kỹ
năng sống như diễn đạt, tư duy, ra quyết định, giải quyết vấn đề, và hiểu biết được chính
mình.
Thách thức:
+ Hợp tác và cạnh tranh: Giáo dục cần mở rộng hợp tác toàn diện cả trong và ngoài
nước.
+ Thị trường và phúc lợi giáo dục: Cần giải quyết được những bất cập giữa phát
triển thị trường dịch vụ giáo dục và giáo dục phúc lợi. Bên cạnh việc quản lý, chỉ đạo, điều
tiết, giám sát, tài trợ mọi hoạt động của thị trường dịch vụ giáo dục, Nhà nước còn phải có
nhiều chính sách để giáo dục phát huy được đặc tính phúc lợi của mình với các vùng miền,
ngành nghề, đối tượng người học trong hoàn cảnh không thuận lợi.
+ Cục bộ và toàn cầu: đây là mâu thuẫn lớn, không những giữa các vùng miền, khu
vực trong nước, mà là giữa nước ta với khu vực và trên thế giới về sự chênh lệch trong
khoảng cách phát triển giáo dục.
+ Truyền thống và hiện đại: giáo dục phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại nhưng
phải giữ gìn được truyền thống và bản sắc dân tộc.
+ Lâu dài và trước mắt: cần xây dựng tầm nhìn và chiến lược phát triển giáo dục
nước ta đến năm 2020 và xa hơn, song lại cần có những mục tiêu cụ thể, ngắn hạn và những
bước đi hợp lý, hài hoà để trong một thời gian không lâu nền giáo dục Việt Nam có thể có
những chuyển biến về chất lượng.
- Ngoài những thách thức kể trên, trong nội tại nền giáo dục Việt Nam cũng đang
tồn tại nhiều bất cập khác như: Đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất
7
cập, yếu kém. Nội dung phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới. Bình quân chi
ngân sách trên đầu người học, nhất là đối với học sinh, sinh viên gia tăng không đáng kể và
nhìn chung còn rất thấp so với khu vực và trên thế giới.
-Giáo dục xuyên biên giới với những xuất khẩu giáo dục không lành mạnh từ nhiều

quốc gia phát triển đến nước ta đang ngày càng có xu hướng gia tăng.
- Quá trình đô thị hoá làm khoảng cách phát triển kinh tế và tri thức giữa các vùng
miền trong nước ngày càng gia tăng.
-Nhiều tiêu cực xuất hiện trong giáo dục do chạy theo mặt trái của nền kinh tế thị
trường, hoạt động vì lợi nhuận, trái với mục đích phát triển con người, phát triển đất nước.
-Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý giáo dục Việt Nam còn chồng chéo, yếu kém,
chưa đủ khả năng ngăn chặn những tiêu cực, rủi ro trong tiến trình hội nhập quốc tế và toàn
cầu hoá.
4.3.1 Yêu cầu của sự phát triển giáo dục đại học
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học CN, tính chất phức tạp của môi trường kinh tế -
chính trị - văn hoá - xã hội nói riêng, xu thế phát triển của thời đại nói chung đã ảnh hưởng
sâu sắc đến ngành giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Thực tiển đó đã đề ra
những yêu cầu ngày càng cao đối với nền giáo dục đại học. Theo tài liệu của UNESCO về
sự định hướng cho sự phát triển của giáo dục đại học thì nền giáo dục đại học hiện đại cần
đáp ứng 10 yêu cầu cơ bản sau:
1. Các trường đại học phải là một trung tâm đào tạo có chất lượng cao, phải đa dạng
hoá, chuyên môn hoá trong giáo dục đào tạo nhằm đạt hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực
khoa học.
2. Các trường đại học phải là một trung tâm tập hơpj những sinh viên có năng lực trí
tuệ phát triển ở mức độ cao. Đó là những thanh niên có năng lực tham gia tích cực vào các
chương trình đào tạo của nhà trường và luôn quan tâm đến vấn đề công bằng xã hội và giáo
dục- đào tạo.
3. Các trường đại học phải là một cộng đồng toàn tâm toàn ý, sáng tạo trong nghiên
cứu khoa học, trong phổ biến, vận dụng và đưa những phát minh công nghệ vào thực tiển
cuộc sống.
4. Các trường đại học phải là một trung tâm học tập tích cực, có ý chí học tập thường
xuyên, học suốt đời để không ngừng phục vụ sự phát triển xã hội.
5. Các trường đại học luôn là một trung tâm bồi dưỡng, cập nhật văn hoá và hoàn
thiện tri thức.
6. Các trường đại học là một trung tâm trong đó có sự liên thông hợp tác đào tạo, hợp

tác nghiên cứu và dịch vụ khoa học có chất lượng và hiệu quả cao.
7. Các trường đại học phải là một trung tâm tham gia giải quyết những vấn đề khoa
học của địa phương, dân tộc, khu vực và thế giới.
8. Các trường đại học phải có những trung tâm tư vấn về khoa học-công nghệ cho
các cấp quản lí để từ đó có những quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận và thực tiển.
9. Các trường đại học phải là một cộng đồng gồm những thành viên tích cực tham gia
xây dựng nền văn hoá hoà bình.
10. Các trường đại học phải luôn luôn thích ứng được với nhịp sống hiện đại, luôn
phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của mỗi quốc gia và phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại.
8
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học - công nghệ
đang ảnh hưởng một cáhc toàn diện, sâu sắc tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung,
giáo dục - đào tạo nói riêng, đặc biệt tác động đối với mục tiêu giáo dục đào tạo cử nhân
khoa học- những người có trình độ học vấn cao, có kiến thức rộng về các lĩnh vực khoa học
tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học công nghệ … những thanh niên năng động
sáng tạo đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của nền kinh tế tri thức trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước……
KHCN và GDĐH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, chi phối, thúc đẩy lẫn
nhau.
Để thực hiện được sứ mệnh của giáo dục đại học thì các thành tố của quá trình dạy
học đại học (QTDHĐH) có vai trò quyết định. QTDHĐH với các thành tố là một hệ thống
chặt chẽ và mối quan hệ tương tác trực tiếp với các các yếu tố môi trường bên ngoài như
kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ…
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa trên những
tri thức sáng tạo, đi sâu vào thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, góp phần to lớn vào sự phát
triển của nhân loại, tác động Các thành tố này vận động và phát triển trong mối quan hệ
biện chứng, tương tác với nhau, vừa chi phối lẫn nhau vừa thúc đẩy lẫn nhau.
III
. KẾT LUẬN

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã và
đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học
ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về
công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động.
Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòi hỏi con người phải học tập thường xuyên, học
tập suốt đời. Quá trình giáo dục phải được tiến hành liên tục để người lao động có thể thích
nghi được với những đổi mới của tiến bộ khoa học - công nghệ. Trong những năm qua, ở
nước ta, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh, quản lý
khoa học - công nghệ có đổi mới, thị trường khoa học - công nghệ được hình thành,đầu tư
cho khoa học được nâng lên. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là động
lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH.
Khoa học và công nghệ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc
phòng an ninh. Phát triển khoa học công nghệ để tạo tiền đề cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Phát triển khoa học - công nghệ và GDĐT có tác dụng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ
bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền
vững. “Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát
triển 2011)” nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát
triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào
tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo
dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng có
ý nghĩa quyết định trong việc làm thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội”.
Với sự phát triển của nền kinh tế đã có sự tác động mạnh mẽ đến giáo dục đại học, giáo
dục đại học đổi mới mục tiêu, nội dung và cả phương pháp, phương tiện dạy học, trên
phương diện đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình đào tạo, phù hợp với sự đổi mới của
9
nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam nói riêng. Phấn đấu xây dựng một nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và
vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập, cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội

học tập, và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.

Phát triển mạnh khoa học và công nghệ sẽ có tác dụng động lực đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất,
chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất
nước, phát huy và sử dụng có hiệu qủa nguồn tri thức của con người Việt Nam và tri thức
của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.
Là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật
chất, những qui luật của tự nhiên , xã hội, tư duy.
Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông (CNTTTT), nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri
thức. Từ trên nền tảng đó, cùng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội vào các thập
niên vừa qua, xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới.
Ở nước ta, sau gần hai thập niên thực hiện đường lối “đổi mới”, chuyển dịch từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự
nghiệp công nghiệp hóa (CNH) hiện đại hóa (HĐH) ngay từ đầu và trong suốt các giai
đoạn phát triển…, từng bước phát triển kinh tế tri thức…” đã đạt được nhiều thành quả.
Trong bối cảnh quốc tế nêu trên, ở nước ta không chỉ có sự “đổi mới”, chuyển sang nền
kinh tế thị trường, mà còn có xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa.
Có thể nói bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên đã tạo nên một thời kỳ mới đối với đất
nước. Thời kỳ mới đó cũng làm cho nền giáo dục đại học (GDĐH) nước ta chuyển sang
một giai đoạn mới, mang những đặc trưng mới về sứ mạng,cơ cấu,chức năng Những đặc
trưng mới đó cũng làm nảy sinh yêu cầu phải đổi mới mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy và học ở đại học.Ba yếu tố vừa nêu trên không phải bao giờ cũng có thể xem xét
tách biệt rạch ròi mà đôi khi chúng đan xen vào nhau, hòa quyện với nhau.
Lao động sản xuất bao giờ cũng phải dựa vào tri thức, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay
ít. Kinh tế nông nghiệp, khởi đầu cách đây khoảng mười ngàn năm, phải dựa nhiều vào
hiểu biết về canh tác, chăn nuôi, thời tiết tức là những tri thức cơ bản về nông nghiệp.
Nhưng lúc đó đất đai, lao động thủ công lại quan trọng hơn, nên tri thức chỉ đóng vai trò
thứ yếu.

Đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, kinh tế công nghiệp cơ giới xuất hiện và phát triển mạnh,
dựa vào các tri thức cơ học cổ điển để chế tạo ra máy móc cơ khí phục vụ sản xuất. Nhưng
để hình thành được thị trường hàng hóa của kinh tế công nghiệp cổ điển thì tài nguyên và
vốn (tư bản) lại quan trọng hơn nên tri thức cơ học cổ điển cũng chỉ có vai trò thứ yếu.
10
Đến khoảng giữa thế kỷ XX, kinh tế công nghiệp cổ điển hết tiềm năng phát triển và bắt
đầu suy thoái, vì tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chiến tranh
hủy diệt đe dọa thường xuyên Trong bối cảnh đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại xuất hiện và phát triển bùng nổ, dựa trên những khối tri thức khổng lồ, rất mới và
vô cùng phong phú về thế giới vật chất vĩ mô và vi mô, với thuyết tương đối và thuyết
lượng tử. Lực lượng sản xuất mới được hình thành dựa trên nguồn lực chủ yếu là tri thức,
tạo nên hệ thống công nghệ cao với máy móc thông minh mà điển hình là máy tính điện tử
(máy điện toán) mô phỏng não người.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới này đã dẫn tới một hình thái kinh tế
mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền và quảng bá nhanh
tri thức đưa vào ứng dụng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo
ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà kinh tế học P.F.Durker gọi đó là nền kinh tế
tri thức và tên gọi này hiện nay đã trở thành phổ biến với việc sử dụng chính thức của
Ngân hàng thế giới. Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xuất chủ yếu dựa vào
nguồn lực tri thức. Tài nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu.
Như vậy, trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại con người là động vật duy nhất có
năng lực sáng tạo tri thức, do đó biết lao động sản xuất và tiến dần tới nền kinh tế dựa vào
tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu.
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa trên những tri
thức sáng tạo, đi sâu vào thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, dẫn tới sự phát minh ra các máy
móc, thuộc loại hoàn toàn mới, gọi là máy móc thông minh. Điển hình là máy điện toán,
mô phỏng được những chức năng chủ yếu của não người: biết nhớ, biết tính toán kể cả các
bài toán rất phức tạp, biết thực hiện các lệnh, biết tư vấn cho người dùng trong một số
việc , đóng vai trò chính trong các hệ tự động hóa toàn phần của sản xuất và trong các
mạng thông tin toàn cầu. Máy móc thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo trở thành

nguồn lực của các công nghệ cao như: công nghệ thông tin hoặc công nghệ thông tin và
truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano , trong đó công nghệ
thông tin và truyền thông giữ vai trò dẫn đầu. Hệ thống công nghệ cao là cốt lõi của lực
lượng sản xuất mới. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới đã thúc đẩy hình
thành nền kinh tế tri thức trong nửa sau của thế kỷ XX.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học là bậc học đào tạo nguồn
nhân lực có đầy đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, giáo dục đại học là bậc học chịu sự tác động mạnh
mẽ từ yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức. Đổi mới quá trình
đào tạo là cách duy nhất để giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đó của xã hội.
Giáo dục đại học là bậc học đào tạo những con người có tri thức, kĩ năng, và thái độ
nghề nghiệp, đó là nguồn nhân lực chính cho xã hội và cho nền kinh tế. Vì vậy, trước yêu
cầu của xã hội và đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, giáo dục đại học phải thay đổi. Quá trình
thay đổi của giáo dục đại học thể hiện ở sự thay đổi ở các yếu tố của quá trình dạy học đại
học.
Và nhờ vậy, cùng với bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất trực tiếp của
khoa học công nghệ, từ những thập kỹ cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đang quá độ
bước sang một nền văn minh mới là văn minh trí tuệ. Đặc trưng của nền văn minh này là
sự hình thành nền kinh tế tri thức, tức là nền kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò cổ máy
tăng trưởng kinh tế: Đây là nền kinh tế mà trí tuệ giữ vị trí là lượng lượng trực tiếp sản
11
xuất sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. có thể coi đó là một đặc trưng,
một nét mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Thế kỷ XXI đã trở thành trường đua của các quốc gia trên thế giới vào nền kinh tế
tri thức. Các nước phát triển đang dẩn đầu cuộc đua và ở vị trí quá độ sang nền kinh tế tri
thức. Như ở Mỹ đang tập trung chiến lược siêu xa lộ thông tin, phát triển các dịch vụ và
các Tình hình trên mở đường cho một tiến trình mới trong toàn cầu hoá. Đó là hội nhập
giáo dục bên cạnh hai tiến trình hội nhập đã thành hiện thực là hội nhập kinh tế và hội
nhập văn hoá.
Quốc tế hoá giáo dục: Quốc tế hoá giáo dục là một biểu hiện về sự tác động của toàn

cầu hoá trong lĩnh vực giáo dục. Đó là quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục trong đó các
yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích hợp vào chức năng nhiệm vụ, cách cung ứng và
tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục. Quá trình này diển ra theo hai chiều đo: Chiều đo nội
tại và chiều đo bên ngoài.
Chiều đo nội tại của quốc tế hoá giáo dục là việc đổi mới chương trình giáo dục,
phương pháp dạy và học, hoạt động nghiên cứu và hợp tác trong phạm vi của một nước
nhằm hướng tới tính quốc tế và liên văn hoá trong giáo dục và đào tạo. Chiều đo này còn
được gọi là quốc tế hoá tại chổ bởi lẽ người học vẫn tiếp nhận được các yếu tố quốc tế và
liên văn hoá với các điều kiện trong nước về nhà trường, chương trình giáo dục, người dạy
và người học.
Chiều đo bên ngoài của quốc tế hoá giáo dục là sự dịch chuyển xuyên biên giới của
bốn nhân tố cơ bản: người học, nhà giáo, chương trình giáo dục và nhà cung ứng giáo dục.
Chiều đo này có tên riêng là giáo dục xuyên biên giới (giáo dục xuyên biên giới là nói tới
sự chuyển dịch qua biên giới quốc gia của người dạy, người học, chương trình giáo dục,
nhà cung ứng giáo dục).
Giáo dục xuyên biên giới diển ra ở mọi cấp và trình độ đào tạo: Giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên.
là nền khoa học công nghệ (KHCN) và giáo dục đào tạo (GDĐT) của chúng ta có tiềm năng rất lớn, thế nhưng lại
hầu như không có đóng góp nào vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước". GS. Đỗ Hoài Nam nhận xét:
Hầu như các sinh viên, học sinh của chúng ta khi ra trường đều không vận dụng được lượng kiến thức thu lượm từ
trường lớp để phục vụ cho công việc của mình. Những thành tựu của nền công nghệ nước nhà cũng trợ giúp không
đáng kể đối với sự phát triển của đất nước.
Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn
tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất. Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp; trong giai đoạn
cách mạng tin học, máy tính làm nhiều chức năng của lao động trí óc. Song song với việc đi sâu vào từng khoa học
riêng lẻ là sự xuất hiện của những lí thuyết ngày càng bao trùm hơn, của càng nhiều khoa học cụ thể khác nhau,
cho phép sử dụng các thành tựu của khoa học này phục vụ khoa học kia, dù các ngành khoa học có khi rất xa nhau.
Cho nên ngày nay, sản xuất chịu ảnh hưởng không phải là của những ngành khoa học riêng biệt nữa. Các thành
quả của sản xuất là sản phẩm của một phạm vi nghiên cứu rộng lớn, và ngày càng rộng lớn hơn, bao trùm không

chỉ các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ, mà còn cả các ngành khoa học xã hội nữa: kinh tế học,
quản lí sản xuất, quản lí xã hội, xã hội học, tâm lí học xã hội, mĩ học sản xuất, dự báo tiến bộ xã hội và khoa học kĩ
thuật.
12
4.3. Những tác động của nền kinh tế đối với sự phát triển giáo dục đại học
4.3.2 Sự phát triển kinh tế -xã hội tác động đến QTDHĐH.
Quá trình dạy học là tương tác giữa người dạy và người học trong đó vai trò của
người dạy là chủ đạo, vai trò của người học là chủ động, nhằm giúp cho người học chiếm
lĩnh được nội dung học vấn và phát triển nhân cách, đáp ứng yêu cầu xã hội. Vậy nhờ sự
tương tác giữa người dạy và người học mà người học chiếm lĩnh nội dung phát triển nhân
cách đáp ứng mục tiêu đào tạo, quá trình tương tác này còn phụ thuộc mức độ hiểu biết mà
ta còn gọi tiền giả định giữa thấy và trò, ngày nay sự nhân trhức của con người đã được
nâng cao bởi môi trường xã hội


Nhìn vào sơ đồ chung ta cũng thấy rõ sự tác động của mối trường đối với mục tiêu
dạy học và các thành tố trong QTDH ĐH
4.4. Những ảnh hưởng của xã hội hiện đại đến phát triển giáo dục ở nước ta
hiện nay.
4.5. Sự tác động đối với quá trình dạy học đại học.
4.5.1. Những thành tựu:
Nghị quyết khẳng định: " Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành
công từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thi
trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Đây chính là thành tựu nổi bật của công cuộc đổi
mới. Nhận thức lý luận và tư duy kinh tế đã có bước đổi mới, được vận dụng vào xây dựng
đường lối kinh tế của Đảng.
Mục tiêu các nghị quyết xác định: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện thắng lợi mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh",
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4.5.2 Quá trình dạy học đại học.
Chúng ta đã có Nghị quyết 14 của Chính phủ : về tầm vĩ mô, một điểm khẳng định
hết sức quan trọng của Nghị quyết 14 của Chính phủ về " Đổi mới cơ bản và toàn diện GD
ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020" là cần phải " xây dựng chiến lược hội nập quốc tế,
nâng cao năng lực hợp tác và sức mạnh cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện
các hiệp địn cam kết quốc tế ". Thông qua việc xây dựng chiến lược đó, các trường đại học
sẽ nhận thức được rõ hơn những cơ hội và thách tức của tình hình mới, và hệ thống GD ĐH
sẽ thiết lập được những thể chế và tổ chức cần thiết đáp ứng tình hình mới.
" (Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X).
5. KẾT LUẬN
Kinh tế tri thức, là một đặc điểm nổi bật và là sự phát triển tất yếu của nền kinh tế
hiện đại. Và như vậy, giá trị của nền kinh tế của bất kì một quốc gia nào được xác định bởi
lượng tri thức làm nên nền kinh tế và hàm lượng “chất xám” trong hàng hoá của nền kinh tế
đó. Giáo dục đại học với chức năng là đạo tạo nguồn nhân lực có tri thức cho xã hội phải
thay đổi để góp phần tạo nên giá trị cho nền kinh tế.
13
Những phân tích trên đây chỉ là những suy luận chủ quan của tác giả nên chúng
không thực sự chính xác và đầy đủ. Nhưng chúng góp phần khẳng định một điều rằng trong
nền kinh tế tri thức, một đặc điểm của nền kinh tế hiện đại, giáo dục – đào tạo nói chung và
giáo dục đại học nói riêng phải thay đổi dù xó thể chưa phải là đổi mới. Sự thay đổi này là
cần thiết và là một quá trình tiếp tục kéo dài cùng sự phát triển của nền kinh tế nói chung và
kinh tế tri thức nói riêng.
14

×