Đề cương tiểu luận tài chính tiền tệ
Đề tài: Ngân sách nhà nước. Thực trạng thu chi và giải pháp
trong quá trình đổi mới.
Lý do chọn đề tài
Phần A: tổng quan về NSNN
1.Đinh nghĩa va vai trò của NSNN
1.1 Định nghĩa
1.2 Vai trò của NSNN
2.Hệ thống phân cấp NSNN
2.1. Hệ thống tổ chức
2.2.Ý nghĩa của phân cấp:
3.Hoạt động của NSNN
3.1.Chu trình và năm ngân sách
3.2.Chi ngân sách nhà nước
3.3.Thu NSNN:
4.Tình trạng của NSNN
4.1.Thặng dư NSNN:
4.2.Cân bằng NSNN:
4.3.Thâm hụt NSNN:
Phần B :Thực trạng về hoạt động thu và chi ngân NSNN ở nước
ta trong những năm ngần đây.
1. Tình hình thu ngân sách của Việt Nam trong nhưng năm gần đây
2. Thực trạng chi ngân sách của nước ta trong những năm gần đây
Phần 3:Giải pháp để nâng cao hoạt động của NSNN
KÊT LUẬN
1
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Ngân sách nhà nước. Thực trạng thu chi và giải
pháp trong quá trình đổi mới.
******* ******* *******
Lý do chọn đề tài :
Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng
không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc
gia nào trên thế giới. Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một
cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chi tiêu trong
năm vừa qua, đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân
sách cho các bộ ngành trong năm tới. Tại cuộc họp thường niên này, việc
tăng nguồn thu cho NSNN (chủ yếu dựa vào các chính sách thuế và xuất
khẩu) cũng được đề cập đến. Dựa vào việc đầu tư - phân bổ - tài chính báo
cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những
năm tới. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách
thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm quản
lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Trở lại tình hình kinh tế nước ta trong những năm gần đây, việc thu và
chi tiêu ngân sách không hợp lý và không hiệu quả đã khiến NSNN luôn bị
thâm hụt. Nguồn thu vào Ngân sách nhà nước hiện tại còn rất nhiều hạn chế,
một mặt do hành lang pháp lý chưa rõ ràng - đặc biệt trong vấn đề thuế, mặt
2
khác việc dự báo về tình hình lạm phát hằng năm của Bộ Tài Chính và Ngân
hàng Nhà nước (là các cơ quan quản lý và điều phối NSNN) thiếu chính xác
(chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua những dự báo về tình hình
lạm phát trong thời gian qua) đã dẫn đến việc đầu tư các dự án và các
chương trình kinh tế lớn luôn phải tăng chi trong những năm gần đây. Điều
này đã làm thâm hụt NSNN và đã tác động không nhỏ tới sự phát triển
chung của đất nước.
Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự, cần phải được nghiên cứu và
tìm hiểu một cách kỹ lưỡng. Có như vậy chúng ta mới có thể đưa ra một
chương trình hành động đủ mạnh để phát triển kinh tế đất nước trong những
năm tớí hiệu quả, sánh vai vớí các nước trong khu vực và thế giới. Với tư
cách là sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em nhận thấy vấn đề
thực tế này rất quan trọng trong giai đoan đất nước đang phát triển và cần
phải đi sâu tim hiểu và nghiên cứu. Đây thực sự là một cơ hội quí báu để
chúng em có dịp tiếp xúc và làm quen với bài toán kinh tế trong thực tế cuộc
sống. Đồng thời đây sẽ là kinh nghiêm quý báu và là hành trang sau khi ra
trương của những sinh viên kinh tế,là cơ sở để phuc vụ cho tổ quốc.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI GỒM 3 PHẦN CHÍNH
PH ẦN A : Tổng quan về ngân sách nhà nước
PH ẦN B : Thực trạng về hoạt động thu và chi của ngân sách nhà nước
trong nhưng năm qua ở nước ta.
PH ẦN C : Giải pháp để nâng cao hoạt động của ngân sách nhà nước
3
Phần A :
Tổng quan về ngân sách nhà nước
-----o0o-----
1. Định nghĩa và vai trò của NSNN:
1.1. Định nghĩa:
Trong hệ thống tài chính thống nhất, NSNN là khâu tài chính tập
trung giữ vị trí chủ đạo. NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm
nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản
lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Song quan niệm
về NSNN thì lại chưa được thống nhất.
Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN
là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi cuả chính phủ, được
thiết lập hàng năm.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa. Các nhà
kinh tế Nga cho rằng: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền
trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước.
Luật NSNN đã được nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ
9 thông qua tháng 3 năm 1996 ghi: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của
nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm
vụ của Nhà nước.
1.2.Vai trò của NSNN
a) Tăng trưởng kinh tế
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cùng với việc nhà
nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của
4
NSNN trong việc điều hành các hoạt động hết sức thụ động. NSNN chỉ là
một cái túi đựng sổ thu, rồi thực hiện bao cấp tràn lan như: cấp vốn cố định,
cấp bù lỗ, bù giá.....Chuyển sang cơ chế thị trường , Nhà nước định hướng
đổi mới cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển sản xuất và chống độc quyền,
thực hiện thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Ngân sách
chính phủ, vừa kích thích vừa gây sức ép, nhằm kích thích tăng trưỏng kinh
tế.trong tình hình hiện nay ngân sách nhà nước con đóng vai trò điêu tiết
kinh tế,ổn định việc làm, khắc phục chu kì kinh doanh.vơi sụ điều tiết chi
tiêu của minh chính phủ đã gián tiếp điều chỉnh tình trạng lạm phát theo
chiều hướng tốt hơn va thực hiên công bằng xã hội.
b) Đảm bảo đời sống xã hội
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước đã chú tâm vào
viêc nâng cao chất lương giáo dục đầu tư trang thiết bi phát triển giáo dục
hiện đại và cải cách thể chế giao dục cho phù hơp với thế giới và khu
vực.Vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ cũng được đặc biệt quan tâm qua đó
nang cao phúc lợi xã hội, trợ giúp trực tiếp cho những người có thu nhập
thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi trợ cấp xã hội, trợ giá cho các mặt
hàng thiết yếu, chi thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống
mù chữ, chống thiên tai dịch bệnh... Bên cạnh các khoản chi này, thuế cũng
được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập, đảm bảo công
bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế nước ta với nguồn thu còn hạn hẹp mà
nhu cầu chi tiêu lại quá lớn. Vì vậy việc chi tiêu NSNN đòi hỏi phải tiết
kiệm, sử dụng có hiệu qủa, chi đúng đối tượng cho các vấn đề xã hội là việc
đáng quan tâm.
c) Kiềm chế lạm phát
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc
5
vào quan hệ cung cầu. Vì vậy để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động
vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường thông qua chính sách thuế và
chính sách chi tiêu của NSNN. Chính phủ sử dụng NSNN nhằm khống chế
lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt
Ngân sách, tức là cắt giảm các khoản chi, chống tình trạng bao cấp, lãng phí
trong chi tiêu, giảm thuế đầu tư.....Bên cạnh đó chính phủ có thể phát hành
công cụ nợ, vay nhân dân để bù đắp thiếu hụt NSNN, góp phần to lớn vào
việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế mở.
2. Hệ thống phân cấp NSNN
2.1. Hệ thống tổ chức
Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách Nhà nước đều
được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo luật cơ bản quy định. Có
hai loại mô hình tổ chức hành chính là mô hình Nhà nước liên bang và mô
hình Nhà nước thống nhất.
+ Mô hình liên bang (Mỹ, Đức...):
Theo mô hình này, hệ thống NSNN được tổ chức thành 3 cấp: Ngân
sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương.
+ Mô hình Nhà nước thống nhất:
Theo mô hình này ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và
ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp
1992, quy định có 4 cấp hành chính là Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Việc
phân cấp này, trước hết đã tạo ra hiệu lực quản lý hơn, hiệu lực và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của địa phương, thứ hai là tạo ra tinh thần cạnh tranh trong
việc cung cấp dịch vụ cho người dân.
Ngân sách Nhà nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ các
khoản thu và chi của Nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện các
6
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Sự thống nhất này có khác với các nước
ở chỗ: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm trình Quốc hội
là bao gồm các khoản thu chi của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa
phương.
2.2.Ý nghĩa của phân cấp:
Phân cấp ngân sách, thực chất là giải quyết tất cả mối quan hệ giữa
chính quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương và
liên quan tới hoạt động của NSNN. Phân cấp NSNN giải quyết mối quan hệ
này cần làm rõ: Mỗi cấp cơ quan Nhà nước có quyền ban hành những loại
chế độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động NSNN, thứ hai là
giải quyết các quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng
như trong cân đối ngân sách của các cấp cơ quan Nhà nước. Đây chính là
nội dung quan trọng nhất của hệ thống phân cấp NSNN.
3.Hoạt động của NSNN
3.1.Chu trình và năm ngân sách
Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính, tài khóa là giai đoạn mà
trong đó dự toán thu chi của Nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi
hành.
Hiện nay ở tất cả các nước trên thế giới, thời gian cho một năm ngân
sách bằng với thời gian của 1 năm dương lịch (12 tháng). Tuy nhiên do điều
kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước khác nhau nên thời điểm bắt đầu và
kết thúc của một năm ngân sách giữa các nước có sự khác nhau. Ở Việt
Nam, năm ngân sách được tính từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12 năm dương
lịch.
Chu trình ngân sách chỉ toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân
sách đến khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán NSNN. Do đó, thời gian
7
của 1 chu trình ngân sách (tính từ lúc lập dự toán cho đến khi quyết toán
ngân sách) không trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian một năm
ngân sách.
Quan hệ chu trình ngân sách tức là quan hệ về quản lý trong chu trình
vận động của NSNN, từ khâu lập ngân sách cho đến chấp hành và quyết
toán ngân sách. Trong hệ thống các mối quan hệ này còn bao gồm cả quan
hệ trong kiểm tra và thanh tra NSNN.
3.2.Chi ngân sách nhà nước
Chi của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những
nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Thực chất chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính
cho các nhiệm vụ của Nhà nước. Song việc cung cấp này cũng có những đặc
thù riêng.
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính
trị xã hội mà chính phủ của mỗi quốc gia phải đảm nhiệm. Mức độ, phạm vi
chi tiêu của NSNN phụ thuộc vào tính chất, nhiệm vụ của chính phủ trong
mỗi thời kỳ.
Thứ hai, tính hiệu quả của việc chi tiêu NSNN được thể hiện ở tầm vĩ
mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt
xã hội và chính trị, ngoại giao. Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài
chính, một yêu cầu đặt ra là, khi xem xét, đánh giá về các khoản chi NSNN,
cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng,
đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác động , ảnh hưởng của
các khoản chi đó ở tầm vĩ mô.
Thứ ba, xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi NSNN đều là các
khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Chính vì vậy
các nhà Quản lý Tài chính cần phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên
8