Đề tài
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ VỀ
TÔN GIÁO HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN
LÝ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TƠN GIÁO...................................................................................3
1.1
Khái niệm quản lý......................................................................................................3
1.2
Khái niệm về tơn giáo..............................................................................................3
1.3
Khái niệm quản lý xã hội về vấn đề tôn giáo..................................................4
1.4
Mục tiêu của quản lý xã hội về tôn giáo...........................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ TĨNH HIỆN NAY.............................................................................................................6
2.1 Thành quả đạt được trong công tác quản lý tôn giáo........................................6
2.2 Những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý các vấn đề về tơn giáo...14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÔN GIÁO
TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH HÀ TĨNH..................................................................................18
3.1. Nhóm giải pháp chung..............................................................................................18
3.2. Nhóm giải pháp cụ thể..............................................................................................20
KẾT LUẬN................................................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................25
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua quán triệt quan điểm của Đảng khẳng định trong
Nghị quyết 25-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khoá IX), Pháp lệnh tín
ngưỡng tơn giáo của UBTV Quốc hội, Nghị định 22/NĐ-CP, Nghị định
92/NĐ-CP của Chính phủ, nhận thức của đại bộ phận cán bộ đảng viên và
quần chúng nhân dân đối với hoạt động tín ngưỡng hay khơng tín ngưỡng tơn
giáo có sự thay đổi và được nâng lên một bước. Đường lối, chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đều thể
hiện rõ tinh thần nhất quán tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng hay khơng tín
ngưỡng của mọi người dân. Cơng tác tôn giáo được sự quan tâm đúng mức,
các hoạt động lễ trọng của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đều được sự quan
tâm chia sẽ và ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và tổ chức đồn thể
các cấp.
Tuy nhiên hiện nay khơng cịn ít cán bộ đảng viên đặc biệt là cán bộ
cơ sở chưa nhận thức đúng, đầy đủ về tín ngưỡng, tơn giáo và quan điểm của
Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo, cịn có biểu hiện định kiến với Cơng
giáo và quần chúng là người Công giáo. Thực tế hiện nay ngay cả cán bộ
đảng viên gốc giáo vẫn còn tư tưởng tự ty, ngại đấu tranh với những biểu hiện
sai trái nhất là những vấn đề có liên quan đến đạo Công giáo. Tỷ lệ đảng viên,
cán bộ công chức là người theo đạo Công giáo thấp trong lúc đó một số chức
sắc giáo sĩ Cơng giáo ngại quan hệ với chính quyền các cấp, đơi khi có biểu
hiện lấn lướt hoặc khơng hợp tác với chính quyền. Trình độ văn hóa tín
ngưỡng của người dân cịn thấp vì thế khi thực hiện hành vi thờ cúng tại các
cơ sở tín ngưỡng, phần đơng người dân khơng biết quy định, chuẩn mực;
không hiểu giáo lý, ý nghĩa nhân văn sâu xa… nên đã đến với chốn linh
thiêng bằng một tâm thế thiếu chuẩn mực.
Vì thế cần phải nâng cao hiệu qủa quản lý các vấn đề về tôn giáo trên
địa bàn có nhiều dân tộc, tộc giáo đặc biệt như Hà Tĩnh để tránh cho người
1
dân rơi vào các hành vi sai trái như mê tín dị đoan, hành lễ phản cảm, thậm
chí có những hành vi phản văn hóa, vi phạm các chuẩn mực chung của cộng
đồng, trái với các giá trị truyền thống tốt đẹp.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với mục đích đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả các vấn đề về
quản lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tiểu luận đi vào giải thích các
khái niệm cơng cụ trong quản lý về tơn giáo, phân tích thức trạng của quản lý
tơn giáo trên địa bàn Hà Tĩnh trong thời gian gần đây. Từ đó đưa ra đề xuất
các nhóm giải pháp chung và riêng để khắc phục những hạn chế và phát huy
những ưu điểm đã nêu trong chương thực trạng.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là cách thức quản lý các vấn đề về
tôn giáo và phạm vị nghiên cứu là trên địa bàn Hà Tĩnh trong thời gian gần
đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu được vấn đề đặc điểm tâm lý của thanh niên, sinh viên
đã sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu bằng văn bản, phương pháp
phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp lịch sử và các phương pháp
nghiên cứu xã hội học khác như điều tra phỏng vấn, phương pháp quan sát,
phương pháp điều tra.
5. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận có kết cấu 3 chương 8 tiết.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN
LÝ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO.
1.1 Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý xuất hiện từ rất lâu, nhưng để định nghĩa về khái
niệm quản lý thì có rất nhiều cách hiểu. Có quan điểm xem quản lý là tiến
trình bao gồm các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra những nỗ
lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác
nhau của tổ chức để đạt mục tiêu đã định trước. Một quan điểm khác lại cho
rằng quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hóa nó và hướng nó phải triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Tuy nhiên, ta có thể hiểu nó theo một trong hai cách sau: Đầu tiên,
quản lý là sự tác động mang tính tổ chức. tính mục đích của chủ thể quản lý
tới đối tượng quản lý. Thứ hai, quản lý là nhằm làm cho đối tượng quản lý
hoạt động phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã định ra từ trước. Hoặc
quản lý là q trình tác động có tổ chức, có ý thức và bằng quyền lực của chủ
thể quản lý đối với đối tượng quản lý, nhằm đạt được mục đích quản lý trong
những điều kiện nhất định.
1.2 Khái niệm về tơn giáo
Khái niệm tơn giáo có nhiều cách hiểu khác nhau, nói đến khái niệm
tơn giáo ta có thể kể đến rất nhiều học thuyết.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì tơn giáo có nguồn gốc siêu
nhiên và do thượng đế sinh ra. Ta có thể kể đến một số tôn giáo độc thần chỉ
tin vào một thần thánh như Đạo Do Thái, Sikh giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, và
Đạo Bahá'í. Đại đa số các tín đồ Kitơ giáo tin vào giáo lý Ba Ngơi, nói rằng
có một Chúa trời hiện hữu.
Còn theo chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh
quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác, thì những quan điểm về tôn giáo là một
trong những biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết
3
này. Nó thể hiện thơng qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cả
bản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn giáo. Trong khi các nhà duy tâm,
thần học cho rằng tơn giáo có nguồn gốc siêu nhiên, thế giới tự nhiên, xã hội
loài người cũng như toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân con người đều chịu
sự chi phối, điều khiển của các lực lượng siêu nhiên, thần thánh thì các nhà
duy vật, vơ thần đã có quan điểm hồn tồn đối lập. L.Phoiơbắc - nhà triết
học duy vật người Đức, trong Bản chất đạo Cơ đốc, đã khẳng định rằng,
không phải thần thánh sáng tạo ra con người mà con người sáng tạo ra thần
thánh theo hình mẫu của mình.
Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật
trước đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập
trường duy vật lịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo. Theo đó, ý thức
xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Mặc dù có
tính độc lập tương đối nhưng mọi hiện tượng trong đời sống tinh thần, xét đến
cùng, đều có nguồn gốc từ đời sống vật chất. Tôn giáo là một hiện tượng tinh
thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Từ đó ta có thể khái quát tồn diện nhất tơn giáo là một hiện tượng lịch
sử, xã hội đã xuất hiện từ lâu. Là cộng đồng người có chung niềm tin vào một
thế lực thần thánh; nó có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ; có tổ chức giáo
hội, đội ngũ chức sắc, nhà tu hành và tín đồ đơng.
Khi có tơn giáo, người ta sẽ bắt đầu sinh hoạt tơn giáo và có các hoạt
động tôn giáo riêng của mỗi vùng miền. Thường đa phần hoạt động chủ yếu
và quan trong nhất của mỗi tôn giáo là truyền bá giáo lý, giáo luật. Đây là
hoạt động tuyên truyền những lý lẽ về niềm tin, về luật lệ của tôn giáo. Thông
qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tơn giáo của tín đồ được củng cố, luật lệ
trong tơn giáo được tín đồ thực hiện.
1.3 Khái niệm quản lý xã hội về vấn đề tôn giáo
Quản lý xã hội về tơn giáo là q trình tác động điều chỉnh, hướng dẫn
của nhầ nước đối với hoạt động tôn giáo và hành vi tôn giáo của chức sắc, nhà
4
tu hành và tín đồ các tơn giáo cho phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, phục
vụ cho sự nghiệp cách mạng trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
1.4 Mục tiêu của quản lý xã hội về tôn giáo
Đối với mục tiêu quản lý xã hội về tơn giáo ta có thể kể đến những mục
tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, quản lý xã hội về tôn giáo để đảm bảo được quyền tự do tín
ngưỡng tơn giáo của nhân dân, bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo được diễn
ra bình thường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, quản lý xã hội về tôn giáo phải phát huy những mặt tích cực,
khắc phục những hạn chế tiêu cực của tôn giáo đối với sự phát triển của xã
hội.
Thứ ba, quản lý tơn giáo để tăng tính đồn kết được đồng bào có tín
ngưỡng, tơn giáo và đồng bào khơng có tín ngưỡng tơn giáo trong khn khổ
của đại đoàn kết toàn dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ tổ quốc.
Thứ tư, quản lý các vấn đề về dân tộc phải đảm bảo tăng cường được
vai trò của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội trong việc tác
động điều chỉnh các hoạt động tôn giáo.
5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ TĨNH HIỆN NAY
2.1 Thành quả đạt được trong công tác quản lý tôn giáo
Hà Tĩnh là vùng đất ở khu vực bắc miền Trung, nơi có nhiều tín
ngưỡng, tôn giáo cùng đan xen hoạt động. Những năm gần đây, cùng với xu
hướng đổi mới toàn diện đất nước và quê hương, sự thay đổi quan trọng trong
đường lối, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tín ngưỡng,
tơn giáo ở Hà Tĩnh diễn ra hết sức sôi động, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời
sống tinh thần của bộ phận lớn người dân và đời sống xã hội ở địa phương.
Đặc biệt trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều cơng trình,
dự án có tầm cỡ quốc gia. Để triển khai các dự án, Hà Tĩnh phải di dời và giải
phóng mặt bằng trên quy mơ diện tích rộng lớn và liên quan đến nhiều tầng
lớp nhân dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ là đồng bào các tôn giáo.
Dù gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng trong một thời gian ngắn, Hà Tĩnh
đã huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc, từng bước giải quyết các
vấn đề khó khăn và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: cụ thể, qua việc
thực hiện 02 dự án lớn tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án hệ thống thuỷ lợi
Ngàn Trươi - Cẩm Trang, đến nay đã di dời trên 12.000 hộ dân thuộc 14 xã
của 03 huyện. Riêng đối với Khu kinh tế Vũng Áng đã có 4.380 hộ phải di
dời, tái định cư, trong đó có 1.230 hộ đồng bào Cơng giáo; tiến hành cất bốc
18.813 ngôi mồ mả; di dời 02 nhà thờ Công giáo, 50 nhà thờ họ và đền chùa,
miếu mạo... góp phần quan trọng triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã
hội thuận lợi, đúng tiến độ đề ra .
2.1.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về công tác tôn giáo
Quán triệt sâu sắc công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị từ tỉnh đến cơ sở nên trong thời gian qua các cấp uỷ đảng ở Hà Tĩnh
đã tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào tôn giáo, phát huy
dân chủ để khai thác các nguồn lực, động viên nhân dân tích cực tham gia
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch
6
vững mạnh. Nhiều chi bộ cơ sở Đảng vùng giáo được củng cố, kiện tồn, xóa
dần hiện tượng chi bộ sinh hoạt ghép hoặc thơn xóm khơng có chi bộ đảng.
Xác định công tác tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng vừa trước mắt,
vừa lâu dài, để lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác này trên địa bàn tỉnh, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác tơn giáo tỉnh gồm 18
thành viên do đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban, đồng
chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng Ban Dân vận làm Phó ban
thường trực, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm Phó ban. Ban
Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã xây dựng quy chế làm việc, phân công các
thành viên phụ trách các huyện, thành, thị xã, thành lập tổ công tác cơ động
để giúp việc cho Ban nắm bắt, xử lý tình huống kịp thời, hiệu quả, tập trung
giải quyết những vấn đề tôn giáo nổi cộm, chỉ đạo Đại hội Uỷ ban Đồn kết
Cơng giáo và Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ nhất thành công tốt đẹp. Ban cũng
đẩy mạnh công tác tập huấn nhằm vừa nâng cao nhận thức và kỹ năng về
công tác vận động quần chúng tôn giáo, vừa hướng dẫn bà con các tôn giáo
sống “tốt đời đẹp đạo”, tham gia tốt cuộc vận động toàn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hố ở khu dân cư, phong trào thi đua yêu nước, xóa đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, xây dựng xứ họ
đạo an toàn đoàn kết, v.v…
Cấp uỷ, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm đến đời sống vật
chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cốt cán trong các tôn giáo
thông qua việc thăm hỏi, động viên kịp thời trong dịp các ngày lễ trọng của
các tơn giáo, những lúc gia đình có hồn cảnh khó khăn, do đó đã khơi dậy
được tinh thần hăng hái, nhiệt tình của đội ngũ này làm cầu nối giữa Đảng,
chính quyền với bà con tín đồ và chức sắc, chức việc các tôn giáo, đồng thời
thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và đây cũng là đội ngũ
nịng cốt nắm bắt thơng tin kịp thời, từ đó có những phương án giải quyết
nhanh gọn, hiệu quả những vấn đề mới phát sinh ở địa phương.
7
Bên cạnh đó việc phổ biến, triển khai, quán triệt, học tập các nghị
quyết luôn được các cấp uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể
các cấp đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp, triển khai thực hiện
một cách nghiêm túc, có sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình một cách thường
xuyên, cụ thể.
2.1.2. Sự quản lý của chính quyền đối với cơng tác tôn giáo
- Về tổ chức triển khai học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 22/2005/NĐ-CP và Nghị định 92/2012/
NĐ-CP của Chính phủ.
Sau khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo, Nghị định 22/2005/NĐ-CP và
Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành, Ban tôn giáo - Dân
tộc tỉnh Hà Tĩnh, nay là Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ, đã tham mưu đề xuất
với UBND tỉnh triển khai tổ chức quán triệt, phổ biến cho đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo các cấp từ tỉnh, thành, huyện, thị đến cơ sở, đồng thời phổ
biến, tuyên truyền cho các chức sắc, chức việc của các tôn giáo ở địa phương.
Chỉ sau 6 năm đầu tiên từ khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, Hà Tĩnh
đã tổ chức được 5 hội nghị cấp tỉnh, phát gần 1.000 cuốn Pháp lệnh và Nghị
định, đảm bảo thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng,
Nhà nước và khơng ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước về tôn giáo.
- Công tác quản lý đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự của tôn giáo
Hiện nay, tại Hà Tĩnh có 223 họ đạo thuộc 58 giáo xứ của 6 giáo hạt
thuộc giáo phận Vinh và 3 cơ sở dòng tu thuộc dòng Mến Thánh giá Vinh
hoạt động ổn định, có đất đai và cơ sở thờ tự. Trước tình hình đất đai tơn giáo
là nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định xã hội và việc các giáo xứ có chủ
trương mở rộng, cơi nới khuôn viên nhà thờ nên công tác quản lý về đất đai
tôn giáo đã được cơ quan chuyên môn, các ngành liên quan và chính quyền
địa phương quan tâm sát sao, cụ thể là đã triển khai thực hiện việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo. Dưới sự chỉ đạo quyết
8
liệt, chặt chẽ của UBND tỉnh, đến nay đã có 213 cơ sở tôn giáo được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 93%, hiện tại chỉ còn 25 điểm đang tiếp
tục chỉ đạo để hoàn thành trong thời gian tới.
Phần lớn cơ sở thờ tự tôn giáo ở địa phương được xây dựng trong giai
đoạn đất nước và người dân cịn nhiều khó khăn nên diện tích nhỏ hẹp. Sau
khi kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng phát triển,
đời sống người dân được cải thiện đi lên, cùng với việc quan hệ với các tổ
chức tơn giáo nước ngồi thuận lợi, nhiều nguồn kinh phí được huy động nên
các tổ chức tơn giáo trong tỉnh đã có điều kiện để trùng tu, nâng cấp hoặc xây
dựng lại cơ sở thờ tự của mình. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền Hà Tĩnh xác
định đây là một trong ba nhu cầu không thể thiếu của tổ chức tơn giáo, đó là
nơi thờ tự, kinh sách và người hướng đạo. Chính quyền tỉnh đã giải quyết tốt
các nhu cầu về xây dựng cơ sở thờ tự đi đôi với việc thực hiện công tác quản
lý, vì vậy, những hiện tượng vi phạm pháp luật trong việc xây dựng cơ sở thờ
tự của các tổ chức tôn giáo ở Hà Tĩnh ngày càng giảm. Đối với việc trùng tu,
xây dựng chùa và các cơ sở thờ tự Phật giáo, nguồn kinh phí chủ yếu do một
số cá nhân là con em quê hương thành đạt hỗ trợ, phối hợp với chính quyền
địa phương cùng cộng đồng dân cư nơi có chùa thi cơng; việc trùng tu xây
dựng chùa không phải do tổ chức Phật giáo mà chủ yếu là chính quyền địa
phương đứng ra tổ chức nên cơ bản thực hiện đúng quy trình và quy định
quản lý của Nhà nước.
- Công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo
Công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức tơn giáo được các cấp
chính quyền quan tâm đúng mức, từng bước hình thành khung pháp lý về
cơng tác này, đặc biệt đã quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công
tác tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCHTW Đảng
(khố IX) về cơng tác tôn giáo, bám sát những quy định trong Pháp lệnh tín
ngưỡng, tơn giáo, Nghị định 22/NĐ-CP ngày 12/01/2004 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị
9
định 92/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp
thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơ quan quản lý nhà nước về tơn
giáo của tỉnh đã có sự phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành hữu quan và
các đồn thể chính trị - xã hội trong tỉnh như: Ban Dân vận, Mặt trậnTổ quốc,
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Sở Xây dựng, Sở Tài
ngun mơi trường, Cơng an, Biên phịng, Qn sự, v.v... Nhờ có sự phối kết
hợp chặt chẽ này nên cơng tác vận động quần chúng tín đồ được triển khai có
hiệu quả, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện
tốt, các vướng mắc trong thực tế được xử lý kịp thời, các nhu cầu chính đáng
của đồng bào tín đồ các tơn giáo được giải quyết nhanh gọn. Ban Tôn giáo
tỉnh đã hướng dẫn các tổ chức tôn giáo đại hội nhiệm kỳ theo đúng hiến
chương, điều lệ của tổ chức mình và những quy định của pháp luật, tổ chức
tốt các ngày lễ trọng như lễ Giáng sinh, lễ Phật Đản… Tất cả các ngày lễ
trọng của các tơn giáo đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo mọi
điều kiện để việc tổ chức lễ hội diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Chính quyền các cấp cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc phong
chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo. Đối với
Công giáo, trong những năm qua ở Hà Tĩnh đã có 22 chủng sinh được thụ
phong linh mục, 41 chủng sinh được cử đi học Đại chủng viện; nhiều xứ, họ
đạo được tạo điều kiện để trùng tu, tôn tạo và xây mới nhà thờ; việc tách xứ,
lập họ để bà con thuận tiện và an tâm hành đạo đã được chính quyền các cấp
quan tâm và tạo điều kiện. Do vậy, trong 5 năm qua đã có 8 xứ, 15 họ, một
dịng tu được lập mới.
Đối với Phật giáo, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và Ban đại diện Phật giáo
của 12/13 huyện, thành, thị đã được thành lập; 9 đại đức được tiếp nhận về trụ
trì các chùa, một thượng tọa được cử làm trưởng ban trị sự; nhiều ngôi chùa
được trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới,
10
Đi đôi với công tác hướng dẫn, quản lý các hoạt động tơn giáo, các cấp
chính quyền đã chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các hoạt
động tôn giáo chưa chấp hành đúng các quy định của pháp luật, chủ động giải
quyết những vấn đề tôn giáo mới phát sinh tại cơ sở. Các cấp uỷ đảng, chính
quyền đã cùng phối hợp với các ban ngành hữu quan và các đồn thể chính trị
- xã hội trong tỉnh xử lý tốt các vụ việc phức tạp về tranh chấp đất đại ở giáo
xứ Kẽ Mui (Hương Sơn), giáo xứ Gia Phổ (Hương Khê), giáo xứ Tịnh Giang
(thành phố Hà Tĩnh), giáo xứ Tiếp Võ (thị xã Hồng Lĩnh), giáo họ Yên Lĩnh
(Nghi Xuân), giáo họ Hưng Lộc (Cẩm Xuyên)… Đến nay, về cơ bản, tình
hình tôn giáo ở các địa phương này đã ổn định.
2.1.3. Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội với công tác
tôn giáo
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là cơng tác
vận động quần chúng nên vai trị của Mặt trận Tổ quốc là rất quan trọng. Mặt
trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng chương trình cơng tác, hướng dẫn mặt
trận các cấp tuyên truyền vận động các tôn giáo thực hiện phương châm sống
“tốt đời đẹp đạo”, vận động tín đồ các tơn giáo chấp hành tốt chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia thực hiện tốt cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư”.
Các đồn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh cơng tác tun truyền phổ
biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
trong đồng bào có đạo, tích cực thu hút, tập hợp, phát triển đoàn viên, hội
viên, qua đó tăng cường xây dựng lực lượng cốt cán làm nòng cốt cho phong
trào quần chúng, tổ chức gặp mặt thanh niên tôn giáo tiêu biểu hàng năm,
tham quan địa chỉ cách mạng, di tích lịch sử, tổ chức thi ca khúc cộng đồng
trong thanh niên tôn giáo. Tất cả các hoạt động này đã góp phần tuyên truyền,
giáo dục và xây dựng tình yêu quê hương đất nước gắn với trách nhiệm của
thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát động phong trào
11
thi đua yêu nước, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội cùng các cấp ủy Đảng,
chính quyền thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên và cốt cán trong các vùng có đơng đồng bào là tín
đồ các tơn giáo.
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội tích cực, chủ động
vận động bà con giáo dân các vùng dự án trọng điểm của tỉnh thực hiện tốt
công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, sớm bàn giao mặt bằng cho các nhà
đầu tư tại khu kinh tế Vũng Áng, mỏ sắt Thạch Khê, thuỷ lợi Ngàn Trươi
Cẩm Trang; tổ chức đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các đoàn viên, hội
viên ở các vùng dự án, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống
cho nhân dân địa phương.
2.1.4. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo
Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo ở Hà Tĩnh trong những năm qua
đang từng bước được củng cố theo các văn bản pháp quy và hướng dẫn của
Trung ương như: hướng dẫn liên ban 01/HD giữa Ban Dân vận Trung ương
và Ban Tổ chức Trung ương; Nghị định 22/NĐ-CP ngày 12/01/2004 của
Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo; Thông tư 25/TT-BNV ngày 19/4/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp
UBND quản lý nhà nước về tôn giáo và Nghị định 92/NĐ-CP ngày 8/11/2012
của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng,
tơn giáo. Đến nay Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã có phịng tơn giáo - dân tộc để
theo dõi giúp cấp uỷ nắm tình hình tôn giáo ở cơ sở.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương, sau khi có
Nghị định số 13,14 của Chính phủ, cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở
Hà Tĩnh được nhập về Sở Nội vụ. Đối với cấp huyện, công tác tơn giáo do
Phịng Nội vụ huyện, thành, thị phụ trách. Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm
cơng tác tơn giáo có phẩm chất đạo đức tốt, quan điểm lập trường vững vàng,
12
một số cán bộ đã có nhiều năm cơng tác thực tiễn nên có kinh nghiệm vận
động chức sắc và quần chúng tín đồ các tơn giáo. Trình độ cán bộ làm công
tác tôn giáo ngày càng được nâng cao, việc học tập nâng cao trình độ đối với
cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm hơn. Hằng năm
Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tổ chức các
lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các ngành, các tổ
chức đồn thể chính trị - xã hội và các cán bộ ở cơ sở, nên nhìn chung, nhận
thức của cán bộ làm công tác tôn giáo ngày càng được nâng cao, trình độ
chun mơn về tơn giáo và cơng tác tôn giáo ngày càng được củng cố, công
tác vận động quần chúng tơn giáo ngày càng có chiều sâu và hiệu quả hơn.
2.1.5. Công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo
Trong những năm qua các cấp ủy Đảng và chính quyền ở Hà Tĩnh đã
phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành hữu quan và các huyện, thành, thị trong
công tác đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong
và ngoài nước nhằm chống phá đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Những kết quả quan trọng đạt được trong công tác này được thể hiện qua việc
chống truyền đạo trái với những quy định của pháp luật, lợi dụng hoạt động
nhân đạo và từ thiện xã hội để hoạt động tôn giáo trái phép và các hoạt động
của các phần tử tơn giáo cực đoan, kích động đồng bào có tôn giáo khiếu kiện
đông người gây mất trật tự và an toàn xã hội ở một số địa phương trong tỉnh,
nhất là trong việc mở rộng, cơi nới cơ sở thờ tự, trong cơng tác giải phóng
mặt bằng, di dân tái định cư phục vụ cho việc xây dựng các khu kinh tế trọng
điểm. Nhờ làm tốt công tác này nên trong những năm gần đây tình hình tơn
giáo, trật tự xã hội và an ninh chính trị ở Hà Tĩnh ln ổn định, khơng xảy ra
những điểm nóng về tôn giáo.
Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng trong công tác đấu tranh
chống lợi dụng tôn giáo được duy trì thường xuyên, liên tục và thu được
nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị
13
và trật tự xã hội, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
2.2 Những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý các vấn đề về
tôn giáo
2.2.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về công tác tôn giáo
Thứ nhất, một số chủ trương chính sách chưa theo kịp với tình hình
thực tế, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của giáo dân, chức sắc.
Thứ hai, một số cấp ủy Đảng cơ sở chưa chủ động trong cơng việc, cịn
phụ thuộc nhiều vào cấp ủy cấp trên; chưa thật sự gần dân.
Thứ ba, chưa chú trọng đúng mức tới công tác quản lý các hoạt động
thực hành tín ngưỡng nên trong thời gian qua đã phát sinh nhiều vấn đề tiêu
cực, tác động xấu tới văn hóa cộng đồng.
Thứ tư, việc nắm bắt thông tin của cơ sở chậm, thường khi xẩy ra sự
việc rồi mới báo cáo, mới tìm biện pháp xử lý nên hiệu quả khơng cao, thiếu
tính thuyết phục.
Thứ năm, việc xử lý giải quyết các nhu cầu tơn giáo, tín ngưỡng có lúc
có nơi cịn khắt khe, cứng nhắc, hoặc tuỳ tiện sai quy định của Nhà nước. Một
số địa phương, cơ sở ít đồng bào tơn giáo hoặc chưa có biểu hiện phức tạp lại
chủ quan, thiếu quan tâm. Trong công tác chỉ đạo xử lý các vấn đề tơn giáo,
tín ngưỡng cịn sơ hở thiếu tính chủ động nên để giáo hội lợi dụng sơ hở, gây
khó khăn thiếu hợp tác với chính quyền, có nơi cịn diễn ra khá phức tạp.
2.2.2 Sự quản lý của chính quyền đối với cơng tác tơn giáo
Thứ nhất, việc tổ chức triển khai học tập, quán triệt và tổ chức thực
hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo, Nghị định 22/2005/NĐ-CP và Nghị định
92/2012/NĐ-CP của Chính phủ, chương trình hành động của UBND tỉnh ở
một số địa phương chưa tập trung, chưa thường xuyên nên một bộ phận cán
bộ đảng viên và nhân dân nhận thức quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
nước về tín ngưỡng, tơn giáo và công tác tôn giáo chưa đầy đủ. Công tác
tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của
14
Đảng, Nhà nước trong vùng giáo của một số cấp ủy, chính quyền hiệu quả
chưa cao.
Thứ hai, cơng tác quản lý đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự của tơn giáo
cịn nhiều bất cập. Việc thẩm định quy mơ cơng trình tơn giáo lâu nay đang
cịn hình thức, chủ yếu mới chú ý đến việc cắt giảm quy mô (chủ yếu là chiều
cao tháp nhà thờ) nhằm hạn chế phô trương. Việc kiểm tra hướng dẫn và xử
lý vi phạm của các cấp các ngành liên quan và chính quyền địa phương cơ sở
chưa thường xuyên, cụ thể, chưa mang lại hiệu quả.
Thứ ba, chưa chú trọng đến việc hướng dẫn, quản lý xây dựng các cơ
sở thờ tự gắn với tín ngưỡng truyền thống như lăng, mộ, nhà thờ họ; tâm lý họ
này phải xây to hơn họ kia tạo ra một phong trào khơng đáng có, gây tốn kém,
lãng phí, ảnh hưởng đến đời sống của những gia đình có hồn cảnh khó khăn.
Thứ tư, cơng tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo còn
thiếu hiệu quả, nhất là ở cơ sở. Chưa theo sát tình hình, khả năng dự báo yếu
và nhiều nơi cịn bng lỏng quản lý các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo, giao
khốn cho tư nhân quản lý, thiếu giám sát.
2.2.3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội với cơng tác
tơn giáo
Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị về
cơng tác tơn giáo cịn thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên, nhất là trong phối
hợp xử lý vi phạm trên lĩnh vực xây dựng, đất đai tôn giáo. Một số vụ việc tơn
giáo vi phạm cịn để kéo dài, chính quyền cơ sở một số nơi giải quyết vấn đề
tơn giáo cịn lúng túng. Tỷ lệ tập hợp đồn viên, hội viên các tơn giáo vào các
tổ chức đồn thể nhân dân cịn thấp, nội dung, hình thức tập hợp chưa hấp
dẫn, nên ở các vùng đông đồng bào tơn giáo, hội đồn tơn giáo cịn lấn lướt.
Kết quả vận động đồng bào tôn giáo thực hiện chủ trương chính sách pháp
luật đạt kết quả thấp, tỷ lệ vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình cao; sinh
hoạt chính trị - xã hội cộng đồng ngồi tôn giáo thấp. Các tổ chức tôn giáo ở
một số nơi, có từng thời điểm chưa hợp tác, gây khó khăn, thậm chí chống đối
15
chính quyền cơ sở. Nhận thức của đồng bào cịn hạn chế nên hiểu biết về
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, dẫn tới không thực
hiện, vi phạm, thậm chí là chống đối.
2.2.4 Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo
Tổ chức bộ máy làm cơng tác tơn giáo cịn nhiều tồn tại. Cán bộ
chuyên trách làm công tác thiếu và yếu. Mỗi huyện chỉ có 01 chun viên
phịng Nội vụ làm cơng tác tôn giáo là quá mỏng; việc tuyển dụng nhân sự
cũng chưa chú ý đến đào tạo chuyên ngành. Có thể đánh giá, ở cơ sở, đội ngũ
này chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Một số thiếu hiểu biết về kiến
thức tín ngưỡng, tơn giáo, thiếu kỹ năng nên dẫn đến tình trạng ngại tiếp xúc,
gặp gỡ các chức sắc tơn giáo, có chăng chỉ là vào các dịp lễ trọng còn đối mặt
để đấu tranh xử lý vi phạm của linh mục thì hầu như cịn tâm lý e ngại, thiếu
tự tin nên khi có vụ việc xẩy ra còn lúng túng bị động và việc xử lý còn chậm
trễ làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước.
Một số hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền của cán
bộ, đảng viên trong các cơ quan Đảng, chính quyền Nhà nước làm ảnh hưởng
đến niềm tin của quần chúng nhân dân nói chung và là cơ sở để các phần tử
chống đối trong tơn giáo kích động bêu rếu làm giảm niềm tin đối với Đảng
và Nhà nước.
2.2.5. Công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo
Công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo vẫn cịn bị động, đơi lúc
chưa theo kịp tình hình. Một số nơi cịn để xẩy ra các điểm nóng, thậm chí
xung đột giữa đồng bào tơn giáo và các lực lượng chức năng, làm ảnh hưởng
đến uy tín của chính quyền và khối đại đồn kết tồn dân, thậm chí là cái cớ
để các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tuyên truyền chống phá
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tình trạng tơn giáo cịn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, một số chức sắc,
chức việc chưa tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật về tơn giáo, tín
ngưỡng. Nhìn chung việc tổ chức sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng cịn mang
16
tính phơ trương, hình thức và muốn thốt ly khỏi sự quản lý của chính quyền
các cấp; tình trạng tranh chấp đất đai, đòi lại đất cũ, mua, bán, hiến, tặng đất
trái pháp luật, ngăn chặn không cho con chiên tham gia hoạt động chính trị xã hội, vào đồn, vào Đảng còn diễn ra ở một số nơi. Một số đối tượng xấu đã
lợi dụng chính sách tự do, tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng, nhà nước để lén lút
truyền tà đạo, tôn giáo lạ, một số lợi dụng nơi thờ tự để hành nghề mê tín dị
đoan, trục lợi về kinh tế.
17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƠN GIÁO
TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH HÀ TĨNH.
3.1. Nhóm giải pháp chung
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính
quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng giáo vững mạnh, tăng cường
đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia đẩy
mạnh phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hố
cho nhân dân các vùng đơng tín đồ tơn giáo và vùng cịn khó khăn.
Thứ hai, bổ sung, sửa đổi chính sách, pháp luật về tơn giáo, đặc biệt là
hoàn thiện các quy định pháp luật của Nhà nước về tơn giáo, có văn bản quy
định cụ thể hơn về các điều kiện, tiêu chuẩn về cơng trình tôn giáo; điều kiện,
tiêu chuẩn để thành lập giáo xứ, giáo họ và có chế tài xử lý các vi phạm của
chức sắc, tín đồ một cách có hiệu lực, hiệu quả. Ban hành Luật tín ngưỡng,
tơn giáo.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác tôn
giáo, đặc biệt quản lý trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự.
Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, điều hành của
chính quyền cơ sở trên lĩnh vực tôn giáo. Xử lý kịp thời các trường hợp vi
phạm pháp luật và mọi hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để kích động,
chia rẽ tơn giáo, dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia góp phần đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
Thứ tư, coi trọng hơn nữa cơng tác nghiên cứu lý luận về tín ngưỡng,
tơn giáo. Các vấn đề lý luận cần phải được nghiên cứu trên tinh thần khách
quan, khoa học và toàn diện. Đặc biệt, khi nghiên cứu về ý thức hệ tôn giáo,
cần có thái độ đánh giá khách quan, khơng nên q chú ý đến những hạn chế,
tiêu cực.
Thứ năm, bình đẳng trong đối xử với các tôn giáo. Đây là bài học lịch
sử. Ở một địa phương đa tín ngưỡng, tơn giáo như Hà Tĩnh, việc đối xử bình
đẳng của chính quyền với các tín ngưỡng, tơn giáo là rất quan trọng. Quá
18