Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----*****-----

PHẠM THỊ THU HIỀN

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã sớ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM SÁU

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong quá trình đào
tạo. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong quá trình đào tạo.
Hà Nội, ngày

tháng

năm



Tác giả

Phạm Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tơi đã nhận được sự tận tình giúp đỡ của các thầy, cô giáo Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, từ các đơn vị, cá nhân trong và ngồi ngành quản lý đất
đai. Tơi xin chân thành tỏ lịng biết ơn tới các thầy, cơ giáo, các tập thể, cá nhân đã
dành cho tôi sự giúp đỡ tận tình.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ nhiệt
tình của TS. Nguyễn Kim Sáu - Kiểm sát viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ kiểm sát thi
hành án dân sự (Vụ 11) Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người hướng dẫn khoa
học, đã quan tâm, tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành đề tài nghiên cứu của
mình. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
trong Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình
hồn thành đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Sở Tài ngun và Mơi
trưởng tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Văn phịng
Đăng ký đất đai và Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
đã tạo điều kiện cung cấp số liệu giúp tơi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã ủng
hộ, động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận văn
thạc sỹ này./.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Phạm Thị Thu Hiền



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ............................................................. 8
1.1. Khái quát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................ 8
1.1.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................... 8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trị cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất............................................................................................................... 10
1.2. Khái quát pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........... 13
1.2.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ........................................................................................................................ 13
1.2.2. Khái niệm thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
.........................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Lịch sử pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .........Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................... 14
Chƣơng 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƢ ...................................................................... 29
2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtError!
not defined.


Bookmark


2.1.2. Đối tượng và điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtError! Bookmark
not defined.
2.1.4. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...............Error!
Bookmark not defined.
2.1.5. Điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...............Error!
Bookmark not defined.
2.1.6. Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình ......... 29
2.2.1. Tổng quan về huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình .......................................... 29
2.2.2. Các yếu tố chi phối, ảnh hưởng tới áp dụng pháp luật về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện .................. 33
2.2.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
doanh nghiệp tại huyện Vũ Thư ......................................................................... 34
2.3. Những thuận lợi và khó khăn, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật
về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình ............................................ 37
2.3.1. Những thuận lợi ........................................................................................ 37
2.3.2. Những khó khăn, bất cập và hạn chế, tồn tại ........................................... 38
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện ........................................ 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................... 45
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƢ ................. 46

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ........................................................................................................................... 46


3.1.1. Sự cần thiết phải hồn thiện chính sách, pháp luật về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ...................................................................................... 46
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ........................................................................................................................ 47
3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình .............49
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thƣ................................. 51
3.3.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính .................................................... 51
3.3.2. Giải pháp về kiện toàn bộ máy nhân sự, nâng cao năng lực, trình độ
chun mơn và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức ................................... 53
3.3.3. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của người dân ................................ 54
3.3.4. Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm .................... 55
3.3.5. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ........................ 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

TÊN VIẾT TẮT
GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


GCN

Giây chứng nhận

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

NSDĐ

Người sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

Bộ TNVMT

Bộ Tài nguyên và Mơi trường

Sở TNVMT

Sở Tài ngun và Mơi trường

Phịng TNVMT

Phịng Tài ngun và Mơi trường

VPĐKĐĐ


Văn phịng Đăng ký đất đai

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đông nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BCH

Ban Chấp hành

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ANCT - TTATXH

An ninh chính trị - Trật tự an tồn xã hội


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----*****-----

PHẠM THỊ THU HIỀN

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã sớ: 8380107

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, năm 2019


i

MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tài sản quan trọng của các quốc gia. Ở
nước ta, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, Nhà nước là chủ sở hữu quản lý duy
nhất nhưng không trực tiếp quản lý, sử dụng mà cho thuê đất, giao đất cho các cá
nhân, tổ chức và công nhận QSDĐ thông qua việc cấp GCNQSDĐ. GCNQSDĐ là
chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và NSDĐ, là căn
cứ pháp lý để Nhà nước xác nhận và bảo vệ QSDĐ của họ, là căn cứ để NSDĐ thực
hiện đầy đủ và trọn vẹn quyền năng SDĐ của mình. Vì thế, việc cấp GCNQSDĐ là
hết sức cần thiết đối với NSDĐ, là nguyện vọng chính đáng, là mong mỏi của người
dân.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cơng tác cấp GCNQSDĐ đóng một vai trị

vơ cùng quan trọng. Bởi, qua việc cấp GCNQSDĐ cho người dân, Nhà nước dễ
dàng nắm được tình hình sử dụng, khai thác, biến động đất đai, từ đó đề ra chính
sách, kế hoạch, quy hoạch SDĐ hiệu quả, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Bên
cạnh đó, thực thi tốt việc cấp GCNQSDĐ giúp thực hiện tốt công tác giám sát, quản
lý việc thực thi quyền, nghĩa vụ đối với NSDĐ; kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh
giá việc thực hiện quy định pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất
đai. Đồng thời, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết tố
cáo, khiếu nại trong quản lý và SDĐ. Bên cạnh đó, thơng qua cơng tác cấp
GCNQSDĐ, Nhà nước sẽ quản lý đất đai trong toàn quốc, kiểm soát được việc giao
dịch, mua bán đất trên thị trường và thu được một nguồn tài chính. Vì vậy mức độ
hoàn thành và tiến độ cấp GCNQSDĐ cho người dân là tiêu chí đánh giá trình độ
quản lý đất đai của Nhà nước, giúp Nhà nước quản lý tình hình đất đai một cách
khoa học, hiệu quả.Vì vậy vấn đề về cấp GCNQSDĐ ln được Đảng, Nhà nước,
chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng.
Cấp GCNQSDĐ mang tính kinh tế - xã hội và phức tạp về pháp lý. Luật Đất
đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản, hướng dẫn không ngừng
đượcthay thế, bổ sung, sửa đổi để phù hợp tình hình thực tế. Với hy vọng tạo một
mơitrường pháp lý thơng thống, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội


ii

của nước ta hiện tại và sau này, ngày 29/11/2013, Luật Đất đai năm 2013 được ban
hành đã tạo một sức sống mới trong thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất
động sản. Những bất cập của Luật Đất đai năm 2003 đã được sửa đổi, thay thế bằng
các quy định mới, là cơ sở thuận lợi về pháp lý đối với cơ quan chức năng và người
dân khi thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với
đất. Tuy nhiên, quá trình triển khai, thực hiện, bước đầu đã nảy sinh một số vấn đề
vướng mắc.Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan,các tranh
chấp, sai phạm phát sinh trong q trình cấp GCNQSDĐ vẫn cịn diễn biến phức

tạp.
Nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh
bình đẳng, minh bạch, thơng thống cho doanh nghiệp phát triển; tạo điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ khó khăn trong q trình sử dụng đất.
Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung Ưƣơng
Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Đất đai phải được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục
đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao…”, “Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở
rộng đối tượng được thuê đất”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Quy định cụ thể điều
kiện để nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã
hội; đồng thời có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp
đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, khơng đúng mục
đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng…”. Trên tinh thần của Nghị quyết, Luật
Đất đai sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 29/11/2013 (có hiệu lực từ ngày
01/7/2014). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thể chế hóa quan điểm của
Nghị quyết. Đất đai là không gian tổ chức các hoạt động sống của con người, cùng
với quan điểm “An cư lạc nghiệp” đã là truyền thống văn hóa của dân tộc nên
quyền sử dụng đất là một quyền mà đại bộ phận người dân rất quan tâm. Giao đất,
cho thuê đất là quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều
54 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất…”. Nhưng để thực hiện được việc phân giao quyền này một cách công bằng,


iii

hiệu quả và tránh lãng phí quỹ đất là việc không đơn giản. Giao đất, cho thuê đất là
nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, được hình thành trên cơ sở
chế độ sở hữu tồn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện
trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thơng qua giao đất
và cho thuê đất. Một trong những chủ thể quan trọng của hoạt động đề cập trên là

doanh nghiệp Việt Nam (Tức là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành
lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam) bao gồm doanh nghiệp
được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được
thành lập theo Luật hợp tác xã; Các tổ chức kinh tế thành lập theo Luật đầu tư.
Vũ Thư là một trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố của tỉnh Thái
Bình. Huyện Vũ Thư nằm giữa ranh giới phía tây của tỉnh với tỉnh Nam Định. Phía
bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đơng Hưng của Thái Bình
(ranh giới là sơng Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sông Hồng và sơng Trà Lý). Phía
tây và nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sơng Hồng, có cầu Tân Đệ bắc qua).
Phía đơng giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương của Thái Bình. Vũ Thư
có quốc lộ số 10 chạy qua, diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km². Huyện Vũ Thư
có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vũ Thư và 29 xã. Về
kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nền kinh tế
trên địa bàn huyện Vũ Thư đã có sự khởi sắc. Hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn
huyện Vũ Thư những năm gần đây có bước phát triển nhảy vọt. Nếu như năm 2016,
trên địa bàn tồn huyện Vũ Thư mới có 225 doanh nghiệp thì đến tháng 10/2018,
tồn huyện có 349 doanh nghiệp, các doanh nghiệp phát triển cả về quy mô và chất
lượng. Chỉ trong hơn hai năm gần đây, tồn huyện có 7 dự án đầu tư sản xuất kinh
doanh đã đi vào hoạt động với tổng doanh thu hàng năm gần 2500 tỷ đồng, tạo việc
làm cho gần 4000 lao động. Trong số đó, một số dự án có doanh thu, tạo việc làm
cho hàng nghìn lao động. Thực tiễn sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp trên
địa bàn huyện cũng song song với nhu cầu về cấp GCNQSDĐ ngày càng cao.
Trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Thái Bình và huyện Vũ


iv

Thư đã thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật trong việc cấp GCNQSDĐ cho
các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số vấn đề cần

phải được nghiên cứu, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. Với
những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” làm luận văn thạc sĩ.

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh
nghiệp
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Khoản 27 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Tổ chức kinh tế bao gồm
doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về
dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi”;
Điều 5 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và
tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);


v

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước

ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”.
Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) là một trong những đối tượng sử dụng đất
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ.

1.2. Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh
nghiệp
* Khái niệm pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh
nghiệp
Mọi hoạt động về quản lý của Nhà nước nói chung và hoạt động quản lý đất
đai nói riêng đều hoạt động dựa trên cơ sở là các văn bản pháp lý do Nhà nước ban
hành, điều chỉnh. Việc cấp GCNQSDĐ cũng không phải là ngoại lệ, xuyên suốt quá
trình cấp GCNQSDĐ là việc thực hiện, tuân thủ những quy định chặt chẽ trong
những văn bản của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai. Nên có thể khẳng định
rằng: “Pháp luật về cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp chính là hệ thống quy phạm
pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động cấp GCNQSDĐ
cho doanh nghiệp”.
* Vai trò pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh
nghiệp
Điều chỉnh các hoạt động về cấp GCNQSDĐ là Luật Đất đai năm 2013 và các
văn bản hướng dẫn kèm theo. Tại các văn bản này quy định rõ về các chủ thể tham
gia quan hệ về cấp GCNQSDĐ, các căn cứ pháp lý để một doanh nghiệp được cấp
GCNQSDĐ, trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ, cơ quan có thẩm quyền cấp
GCNQSDĐ, quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp
GCNQSDĐ, quyền, nghĩa vụ của NSDĐ.
Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình cấp
GCNQSDĐ cho doanh nghiệp khơng chỉ giới hạn trong các quy phạm pháp luật
được ghi nhận trong văn bản pháp luật đất đai mà còn bị điều chỉnh do các văn bản,



vi

hướng dẫn khác như: Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh
doanh bất động sản năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Luật Khiếu nại năm 2011,
Luật Tố cáo năm 2011...thậm chí trong một vài trường hợp cụ thể còn bị điều chỉnh
bởi những văn bản hành chính nhất định.
Từ đó, có thể thấy, cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp là một trong các nội
dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và được quy định trong
nhiều văn bản quy định pháp luật. Cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp chính là hoạt
động của cơ quan chức năng có thẩm quyền thơng qua các quy phạm pháp luật về
nội dung và các thủ tục hành chính để xác lập và cơng nhận QSDĐ hợp pháp cho
các doanh nghiệp.

Chƣơng 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC DOANH
NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƢ
2.1. Nội dung của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho doanh nghiệp
Tại Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc cấp GCNQSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định: GCNQSDĐ, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp
người sử dụng đất dang sử dụng nhiều thửa đất nơng nghiệp tại cùng một xã,
phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
Như vậy, về cơ bản, nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ
nguyên tắc thứ nhất được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐCP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản gắn liền với đất.



vii

Khoản 3 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người sử dụng đất, chủ sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hồn thành nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật.
Về cơ bản, nguyên tắc này là luật hóa của nguyên tắc thứ 3 được ghi nhận tại
Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, ngày 19/10/2009 của Chính phủ.
Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Trường hợp có sự chênh
lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại
Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 hoặc GCN đã cấp mà ranh giới thửa đất đang
sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền
sử dụng đất, khơng có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp
hoặc cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện
tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải
nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa
đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế
nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh
lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai năm 2013.
Tóm lại, sự ra đời của Luật Đất đai năm 2013 với năm nguyên tắc trên được
xây dựng trên cơ sở kế thừa và luật hóa các nguyên tắc cũ. Đồng thời, cũng quy
định thêm một số nguyên tắc mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao
hiệu quả, chất lượng công tác cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình
2.2.1. Tổng quan về huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Vũ Thư là một trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố của tỉnh Thái
Bình. Huyện Vũ Thư nằm giữa ranh giới phía tây của tỉnh với tỉnh Nam Định. Phía
bắc và đơng bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đơng Hưng của Thái Bình


viii

(ranh giới là sông Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sơng Hồng và sơng Trà Lý). Phía
tây và nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng, có cầu Tân Đệ bắc qua).
Phía đơng giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương của Thái Bình. Vũ Thư
có quốc lộ số 10 chạy qua, diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km². Huyện Vũ Thư
có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vũ Thư và 29 xã. Về
kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nền kinh tế
trên địa bàn huyện Vũ Thư đã có sự khởi sắc. Hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn
huyện Vũ Thư những năm gần đây có bước phát triển nhảy vọt. Với mật độ dân số
cao, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi quỹ đất thì có hạn, đây
cũng là một thách thức đối với các nhà quản lý và đăng ký QSDĐ. Để giúp các nhà
quản lý, các cơ quan chức năng giải quyết những khó khăn, thách thức này, ta đi tìm
hiểu sâu hơn về các điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội, thực trạng
quỹ đất và tình hình quản lý đất đai của huyện Vũ Thư hiện nay.

2.2.2. Các yếu tố chi phối, ảnh hưởng tới áp dụng pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Một là, quy định của pháp luật hiện hành về cấp GCNQSDĐ
Hai là các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thi hành pháp luật về cấp
GCNQSDĐ

2.2.3. Thực tiến áp dụng pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các doanh nghiệp tại huyện Vũ Thư
Tính đ ến thời điểm tháng 12 năm 2018, UBND tỉnh Thái Bình đã cấp được

1.196 giấy chứng nhận (bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) cho
các doanh nghiệp, tổ chức và cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện Vũ Thư. Phụ lục I
cho thấy số lượng Giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức kinh tế là chủ yếu, chiếm
95,4% tổng số Giấy chứng nhận đã cấp. Trong đó: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
39,2%, Công ty cổ phần 27,1%, Doanh nghiệp tư nhân 29,1%. Tuy nhiên trên thực
tế các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp vào giai đoạn trước năm 2012
có kèm theo chứng nhận tài sản rất it́ . Kể từ ngày 18/11/2011, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài


ix

nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 20/2011-TTLTBTP-BTNMT
về việc Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
có hiệu lực ngày 15/01/2012. Theo quy định tại Thông tư này, Văn phòng đăng ký
đất đai các cấp chỉ được thực hiện đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất cho các
tổ chức kinh tế khi tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu hoă ̣c đ ủ điều kiện
chứng nhận sở hữu. Chính vì v ậy, các tổ chức kinh tế mới thật sự có nhu cầu đăng
ký sở hữu tài sản gắn liền với đất nhằm thế chấp tài sản tại các ngân hàng.

2.3. Những thuận lợi và khó khăn, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp
luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình
2.3.1. Những thuận lợi
Từ thực tế nêu trên, có thể thấy cơng tác cấp GCNQSDĐ cho các doanh
nghiệp của huyện Vũ Thư được lãnh đạo các cấp chú trọng quan tâm chỉ đạo thực
hiện và đạt được mộ số kết quả đáng khích lệ. Có được như vậy là sự nỗ lực, vào
cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức
thực hiện đồng bộ, từ lập kế hoạch đến việc đưa ra các giải pháp nhằm cơ bản hồn
thành cơng tác cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh của Tỉnh ủy,

UBND tỉnh Thái Bình. Mặt khác, UBND tỉnh Thái Bình cũng luôn theo sát tiến độ
thực hiện, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, kiến thức pháp
luật và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về
đất đai thông qua việc tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Hơn nữa,
Luật Đất đai năm 2013 ra đời đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong cấp GCNQSDĐ như quy định về đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đề cao
tính cơng khai, minh bạch; ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong việc
xét cấp GCNQSDĐ v.v đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất. Đặc
biệt, Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung quy định mở rộng đối tượng được cấp
GCNQSDĐ, cho phép hộ cá nhân, gia đình đang sử dụng đất khơng có các giấy tờ
theo quy định tại Điều 100 nhưng đã sử dụng ổn định trước ngày 01/07/2004 và
không vi phạm pháp luật về đất đai nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là


x

khơng tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp GCNQSDĐ. Quy định này
đã đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và giải quyết tồn tại về đất đai do lịch sử để lại
góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn.

2.3.2. Những khó khăn, bất cập và hạn chế, tồn tại
* Những khó khăn trong cơng tác cấp GCNQSDĐ xuất phát từ sự bất cập
của hệ thống chính sách và những quy định của pháp luật hiện hành
Thứ nhất, trong q trình thực hiện, cơng tác cấp GCNQSDĐ gặp nhiều khó
khăn như cùng có nhiều văn bản pháp luật hiện hành quy định như Luật Nhà ở năm
2014, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật
khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011....
Thứ hai, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được
giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu (Khoản 1, điều 95, Luật đất đai 2013). Điều

này gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo hộ quyền sở hữu và sử dụng của người
có tài sản, phát sinh thêm thủ tục đăng ký khi tổ chức phát sinh mới nhu cầu đăng
ký quyền sở hữu tài sản. Đồng thời, theo Luật đất đai 2013 khơng có quy định để xử
lý những trường hợp không đăng ký biến động quyền sở hữu tài sản.
Thứ ba, quy trình thực hiện đăng ký chứng nhận tài sản gắn liền với đất phải
qua nhiều cơ quan gồm Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan quản lý tài sản (Sở xây
dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…), cơ quan Thuế, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Kho bạc Nhà nước và qua nhiều công đoạn nên thời gian thực hiện
thường bị kéo dài gây chậm trễ, phiền hà, trong khi các tổ chức kinh tế lại có nhu
cầu chứng nhận gấp rút để vay vốn.
Thứ tƣ, về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp để doanh nghiệp được cấp GCNQSDĐ
còn nhiều phức tạp; có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn chồng chéo, mâu thuẫn,
thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ đã gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng
đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.
* Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn


xi

Thứ nhất, trong quá trình thực hiện việc cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp
vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: vi phạm thời hạn giải quyết, số liệu ghi trên
GCNQSDĐ khơng đúng diện tích đất thực tế (thừa hoặc thiếu), không đúng đối
tượng, xác định thời hạn, nguồn gốc sử dụng đất khơng chính xác; có trường hợp
cấp giấy nhưng khơng có ranh giới, mốc giới cụ thể, khơng có trích đo vị trí thửa
đất; xác định nghĩa vụ tài chính, thu phí, lệ phí liên quan chưa đúng quy định.
Thứ hai, việc thực hiện quy trình xét giao đất chưa thật sự công khai, minh
bạch; hoạt động của hội đồng tư vấn xét cấp đất, xác định nguồn gốc đất tại một số
nơi còn bất cập. Giữa quản lý, sử dụng đất trên thực tế so với hồ sơ quản lý của cơ
quan nhà nước chưa thống nhất đã làm phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh
về hành vi hành chính trong q trình cấp GCNQSDĐ.

Thứ ba, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong tiếp
nhận, giải quyết, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ, cung cấp thông tin
về quá trình sử dụng đất chưa đồng bộ, cụ thể dẫn đến tình trạng sai sót, phải trả hồ
sơ để bổ sung, chỉnh sửa khiến việc giải quyết kéo dài, người sử dụng đất phải đi lại
nhiều lần.
Thứ tƣ, hình thức đăng ký đất đai điện tử đã được áp dụng nhưng việc thực
hiện còn ít và chưa mang l ại hiệu quả cao. Các phần mềm quản lý đất đai được ứng
dụng để để đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất còn hạn chế trong việc thể
hiện thông tin chứng nhận quyền sở hữu tài sản đối với một số trường hợp cụ thể,
trong đó có các hình thức đăng ký biến động.
Thứ năm, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đăng ký chứng nhận
tài sản gắn liền với đất. Mục đích c ủa việc làm này hiện nay chủ yếu chỉ để Nhà
nước bảo hộ quyền sở hữu cho người có tài sản, đồng thời người có tài sản được
chứng nhận sở hữu có đủ điều kiện để thực hiện đăng ký bảo đảm khi có nhu cầu.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện
Những tồn tại, hạn chế nêu trên bắt nguồn từ nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung
chưa đủ rõ, chưa phù hợp; việc thể chế hố cịn chậm, chưa thật đồng bộ. Sự thiếu


xii

ổn định, nhất quán của chính sách, pháp luật về đất đai dẫn đến việc thực hiện pháp
luật đất đai nói chung và các quy định về cấp GCNQSDĐ nói riêng còn lúng túng,
ảnh hưởng lớn đến tiến độ cấp GCNQSDĐ.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trên lĩnh
vực đất đai có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng của việc hồn thành cơng tác cấp GCNQSDĐ nên thiếu quyết
tâm và chưa thật sự vào cuộc quyết liệt để chỉ đạo thực hiện.

- Hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai
được tổ chức theo mơ hình mới cịn bất cập. Nhiều cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước về đất đai chưa được đào tạo, tập huấn, cập nhật thường xuyên các quy định
của pháp luật đất đai nói chung và các quy định về cấp GCNQSDĐ nói riêng, nên
thực hiện còn lúng túng, chậm trễ hoặc thực hiện khơng đúng quy định. Một số cán
bộ cịn bất cập về trình độ, năng lực chun mơn, thiếu kinh nghiệm và am hiểu về
lịch sử, nguồn gốc, quá trình sử dụng đất; một số cán bộ cịn có biểu hiện gây khó
khăn, sách nhiễu trong q trình giải quyết các thủ tục xin cấp GCNQSDĐ.
- Kinh phí phục vụ cho cơng tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến
động về đất đai phân bổ chậm và chưa đáp ứng theo yêu cầu.

Chƣơng 3
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƢ
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho doanh nghiệp
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách, pháp luật về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là vấn đề quan trọng,
phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn


xiii

định và phát triển của đất nước. Đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là
đại diện chủ sở hữu nhưng không trực tiếp sử dụng, chiếm hữu mà mà giao đất, cho
thuê đất cho các cá nhân, tổ chức trong đó có doanh nghiệp và cơng nhận QSDĐ
thơng qua việc cấp GCNQSDĐ. Vì thế vấn đề quản lý đất đai nói chung và vấn đề

về cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp nói riêng ln được Đảng, Nhà nước quan
tâm, chú trọng, đặc biệt là việc hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật điều chỉnh
phù hợp với địi hỏi của thực tiễn.
Sở dĩ cần phải hồn thiện pháp luật về đất đai nói chung và cấp GCNQSDĐ
cho doanh nghiệp nói riêng là vì Nhà nước với vai trị là chủ sở hữu đất đai nhưng
khơng trực tiếp quản lý đất mà giao đất cho các cá nhân, tổ chức trong đó có doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh
nghiệp khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ cũng như trách
nhiệm của Nhà nước đều được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013 và các
văn bản hướng dẫn đi kèm. Như vậy, rõ ràng công cụ để quản lý đất đai của nhà
nước chính là pháp luật.

3.1.2. Định hướng hồn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho doanh nghiệp
Một là, hoàn thiện pháp luật về cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp phải đặt
trong mối quan hệ hoàn thiện đồng bộ với các chế định khác của pháp luật đất đai.
Bởi lẽ, các quy định về cấp GCNQSDĐ là một nội dung cơ bản của pháp luật đất
đai và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Hai là, để có một hệ thống chính sách pháp luật hồn thiện về cấp GCNQSDĐ
cũng như cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống
pháp luật đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đất đai và các ngành luật khác có liên quan
như: Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Nhà ở năm 2014, Luật kinh doanh bất động
sản năm 2014, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011…
Ba là, việc hoàn thiện pháp luật đất đai là phải phù hợp với quan điểm, đường
lối, chiến lược phát triển xã hội của Đảng; tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.


xiv


Bốn là, tiếp tục rà soát để bãi bỏ những quy định bất hợp lý về trình tự thủ tục
thực hiện cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh
nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Năm là, hồn thiện pháp luật về cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp phải đảm
bảo tính cơng khai, minh bạch, đơn giản và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng
đất khi thực hiện các thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ. Cơng khai minh bạch
là một tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ, xếp loại một nền quản trị đất đai. Cơng
khai minh bạch cịn là một biểu hiện của sự liêm chính của nền hành chính cơng vụ.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp
trên địa bàn huyện Vũ Thƣ
Một là, thực thi pháp luật về cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp tại huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp
luật đất đai của Nhà nước; các nghị quyết của Tỉnh ủy, các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân các cấp (HĐND các cấp) và các quyết định, chỉ thị của UBND các cấp.
Hai là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đất đai nói
chung và pháp luật về cấp GCNQSDĐ, cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp nói
riêng. Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các quy định về cấp GCNQSDĐ có ý
nghĩa rất quan trọng nhằm hình thành nhận thức đúng của con người.
Ba là, muốn nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cấp GCNQSDĐ cho
doanh nghiệp tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cần tăng cường và cải thiện hiệu
quả công tác thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về cấp GCNQSDĐ. Thanh tra, kiểm
tra nhằm phát hiện những điểm bất hợp lý, những yếu kém trong công tác thực thi
pháp luật đất đai; phát hiện những “lỗ hổng”, “khoảng trống” của pháp luật; trên cơ
sở đó, kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định mới khắc
phục những nhược điểm này.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thƣ
 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính



xv

 Giải pháp về kiện toàn bộ máy nhân sự, nâng cao năng lực, trình độ
chun mơn và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức
 Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của người dân và doanh nghiệp
 Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

3.3.5. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền
Thứ hai, cần chỉ đạo quyết liệt việc kê khai, đăng ký, cấp GCNQSDĐ, đôn đốc
việc thực hiện kê khai, hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ cấp GCNQSDĐ. Bảo đảm
việc kê khai, đăng ký, phổ cập kiến thức pháp luật về cấp GCNQSDĐ đến từng
doanh nghiệp.
Thứ ba, cần thiết phải hồn thiện các cơng cụ phục vụ cho quá trình đăng ký,
cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp
Thứ tư, cần có chế độ tài chính bảo đảm cho hoạt động cấp GCNQSDĐ cho
doanh nghiệp


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----*****-----

PHẠM THỊ THU HIỀN

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã sớ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM SÁU

Hà Nội, năm 2019


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tài sản quan trọng của các quốc gia. Ở
nước ta, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, Nhà nước là chủ sở hữu quản lý duy
nhất nhưng không trực tiếp quản lý, sử dụng mà cho thuê đất, giao đất cho các cá
nhân, tổ chức và công nhận QSDĐ thông qua việc cấp GCNQSDĐ. GCNQSDĐ là
chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và NSDĐ, là căn cứ
pháp lý để Nhà nước xác nhận và bảo vệ QSDĐ của họ, là căn cứ để NSDĐ thực hiện
đầy đủ và trọn vẹn quyền năng SDĐ của mình. Vì thế, việc cấp GCNQSDĐ là hết sức
cần thiết đối với NSDĐ, là nguyện vọng chính đáng, là mong mỏi của người dân.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cơng tác cấp GCNQSDĐ đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng. Bởi, qua việc cấp GCNQSDĐ cho người dân, Nhà nước dễ
dàng nắm được tình hình sử dụng, khai thác, biến động đất đai, từ đó đề ra chính
sách, kế hoạch, quy hoạch SDĐ hiệu quả, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Bên
cạnh đó, thực thi tốt việc cấp GCNQSDĐ giúp thực hiện tốt công tác giám sát, quản
lý việc thực thi quyền, nghĩa vụ đối với NSDĐ; kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh

giá việc thực hiện quy định pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất
đai. Đồng thời, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết tố
cáo, khiếu nại trong quản lý và SDĐ. Bên cạnh đó, thơng qua cơng tác cấp
GCNQSDĐ, Nhà nước sẽ quản lý đất đai trong toàn quốc, kiểm soát được việc giao
dịch, mua bán đất trên thị trường và thu được một nguồn tài chính. Vì vậy mức độ
hoàn thành và tiến độ cấp GCNQSDĐ cho người dân là tiêu chí đánh giá trình độ
quản lý đất đai của Nhà nước, giúp Nhà nước quản lý tình hình đất đai một cách
khoa học, hiệu quả.Vì vậy vấn đề về cấp GCNQSDĐ ln được Đảng, Nhà nước,
chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng.
Cấp GCNQSDĐ mang tính kinh tế - xã hội và phức tạp về pháp lý. Luật Đất
đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản, hướng dẫn không ngừng
đượcthay thế, bổ sung, sửa đổi để phù hợp tình hình thực tế. Với hy vọng tạo một
mơitrường pháp lý thơng thống, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội


×