Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tài chính
A- MỞ ĐẦU.
Trong cấu trúc hệ thống thuế ở mỗi quốc gia, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có
vai trò và ý nghĩa thiết thực. Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với một số sắc thuế nội địa
nhưng thuế nhập khẩu đã nhanh chóng khẳng định được vai trò, tác dụng to lớn của
mình đối với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò kiểm soát hoạt động nhập khẩu
hàng hóa với bên ngoài. Ngày nay cho dù xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang từng
bước ảnh hưởng đến tình trạng của loại thuế này theo hướng hạn chế vai trò của nó ở
mỗi quốc gia. Song về cơ bản đây vẫn là giải pháp quản lý vĩ mô có hiệu quả đối với nền
kinh tế trong nước nhất là đối với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ
chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam.
Từ việc tìm hiểu về thuế nhập khẩu, nhóm xin chọn đề tài: “Thực tiễn áp dụng
pháp luật thuế nhập khẩu và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của
pháp luật thuế nhập khẩu”.
B- NỘI DUNG.
I- Khái quát về thuế nhập khẩu.
1. Thuế nhập khẩu.
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuế, là nguồn thu lớn cho ngân sách
nhà nước, thuế nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và ổn định nền kinh tế
nước ta. Theo quan niệm chung, thuế là khoản tiền do tổ chức, cá nhân nộp cho Nhà
nước để thực hiện chi tiêu cho những công việc cần thiết của Nhà nước.
Theo quy định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và luật hải quan
sửa đổi bổ sung năm 2005 thì thuế nhập khẩu được định nghĩa là: loại thuế đánh vào
hàng hóa được nhập khẩu vào những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt nam, nơi hải quan
được áp dụng.
Thuế nhập khẩu có những đặc điểm sau:
Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển
qua biên giới. Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các loại hình
dịch vụ.
Thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc gián thu: nếu nhà nhập
khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu thì khoản thuế nhập
khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu; ngược lại khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế
nhập khẩu và bán số hàng hóa đó cho người khác thì khoản thuế nhập khẩu đã nộp có
tính chất là thuế gián thu.
Thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong
từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một tro
ng những hoạt động cơ bản của nền kinh tế đối ngoại mà thuế nhập khẩu là công cụ góp
phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước.
Thuế nhập khẩu được quản lý bởi cơ quan chuyên trách là cơ quan hải quan. Điều
1 Luật hải quan quy định: hải quan Việt nam có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương biện pháp quản lý nhà
nước về hải quan đối với chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố hội nhập nền kinh
tế của quốc gia. Các yếu tố cơ bản chi phối đến chính sách thuế như nhu cầu thu ngân
sách nhà nước, yếu tố thực trạng kinh tế xã hội, chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp
với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước…
N02- TL4- nhóm 2
1
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tài chính
Với những đặc trưng cơ bản trên đã cho thấy những nét khác biệt giữa thuế nhập khẩu
với các loại thuế khác. Trên cơ sở đó hiểu rõ bản chất cũng như vai trò của loại thuế này.
2. Pháp luật thuế nhập khẩu.
Pháp luật về thuế nhập khẩu được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng
ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các
vi phạm phát sinh giữa nhà nước với người nộp thuế.
Xét về hình thức, pháp luật thuế thể hiện ở hệ thống các văn bản pháp luật ban
hành liên quan như luật, nghị quyết, nghị định. Xét về phương diện nội dung, pháp luật
về thuế nhập khẩu bao gồm các vấn đề chủ yếu như phạm vi áp dụng, căn cứ tính thuế
nhập khẩu, chế đội miễn giảm thuế nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu, xử lý vi phạm và
giải quyết tranh chấp về thuế nhập khẩu. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, pháp
luật về thuế nhập khẩu không chỉ giới hạn bởi các nội dung trên mà còn liên quan đến
nội dung các điều ước song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết như hiệp định
ưu đãi thuế quan, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, hiệp định WTO….Trên cơ
sở đó, pháp luật Việt Nam phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với những nội dung trên.
Từ những phân tích trên, pháp luật về thuế nhập khẩu hiện nay khá đa dạng về
hình thức, nội dung được quy định khá chi tiết, không chỉ bao gồm các quy định trong
pháp luật quốc gia mà phải phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta ký kết.
II- Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
1. Khái quát thực trạng pháp luật thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay.
Để phù hợp với các yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được kí kết dựa
trên nguyên tắc và chuẩn mực của WTO và do sức ép của tiến trình đàm phán Việt Nam
với các nước để gia nhập WTO, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu đó. Hệ thống các văn bản pháp
luật hiện đang có hiệu lực thi hành gồm:
Luật hải quan số 29/ 2001/ QH10 ngày 29/ 6/ 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật hải quan só 42/ 2005/ QH 11 ngày 14/ 6/ 2005.
Luật quản lí thuế số 78/ 2006/ QH 11 ngày 29/ 11/ 2006.
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/ 2005/ QH 11 ngày 14/ 6/ 2005.
Pháp lệnh số 41/ 2002/ PL- UBTVQH 10 ngày 25/ 5/ 2002 về đối xử tối huệ quốc
và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.
Pháp lệnh số 42/ 2002/ PL- UBTVQH 10 ngày 25/ 5/ 2002 về tự vệ trong nhập
khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Pháp lệnh số 20/ 2004/ PL- UBTVQH 11 ngày 29/ 4/ 2004 về chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Nghị định 154/ 2005/ NĐ- CP ngày 15/ 12/ 2005 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Nghị định số 40/ 2007/ NĐ- CP ngày 16/ 3/ 2007 quy định về việc xác định trị giá
hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ( thay thế nghị định 155/ 2005).
Nghị định 85/ 2007/ NĐ- CP ngày 25/ 5/ 2007 quy định chi tiết thi hành Luật quản
lý thuế.
Nghị định 89/ 2005/ NĐ- CP ngày 11/ 7/ 2005 quy định chi tiết thi hành một số
điều của pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Nghị định 90/ 2005/ NĐ- CP ngày 11/ 7/ 2005 quy định chi tiết thi hành một số
điều của pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
N02- TL4- nhóm 2
2
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tài chính
Nghị định 150/ 2003/ NĐ- CP ngày 8/ 12/ 2003 quy định chi tiết thi hành pháp
lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hang hóa nước ngoài vào Việt Nam
Thông tư số 59/ 2007/ TT- BTC ngày 14/ 6/ 2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nghị định số 87 /2010/ NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong thời gian gần đây, pháp luật thuế nhập khẩu thường xuyên được sửa đổi, bổ
sung và ban hành nhiều văn bản mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng và có nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO vào cuối
năm 2006. Những nội dung sửa đổi cơ bản trên của thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 và
các văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu đã thể hiện được mục tiêu , yêu cầu cải cách hệ
thống chính sách thuế theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
1.1. Các quy định về phạm vi áp dụng.
Về chủ thể nộp thuế:
Theo quy định tại điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, người nộp thuế
nhập khẩu là tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhập
khẩu. Taị nghị định số 87 /2010/ NĐ- CP cũng đã có quy định chi tiết đối tượng nộp
thuế nhập khẩu tại Điều 4, theo đó, chủ thể nộp thuế bao gồm có : chủ hàng hóa nhập
khẩu; tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa; cá nhân có hàng hóa nhập khẩu khi
nhập cảnh, nhận hàng qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
Về nguyên tắc, một tổ chức hay cá nhân chỉ được xem là đối tượng nộp thuế nhập
khẩu khi chủ thể đó thoả mãn những điều kiện sau:
+ Là người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá với nước ngoài
+ Hàng hoá do chủ thể đó nhập khẩu với nước ngoài theo quy định của pháp luật về thuế
nhập khẩu.
Về đối tượng chịu thuế:
Theo Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa là đối tượng chịu thuế
nhập khẩu gồm: Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam (hàng hóa nhập
khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường song, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên
vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thánh lập theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) ; hàng hóa được đưa từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước.
Như vậy, so với các đạo luật cũ, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 có một số
thay đổi trong quy định về đối tượng chịu thuế. Theo đó, cụm từ “ khu phi thuế quan” đã
thay thế cho cụm từ “ khu chế xuất” trước đây. Theo đó, khu phi thuế quan bao gồm khu
chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, kho kinh
tế thương mại đặc biệt và các khu vực kinh tế khác được thánh lập theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài
là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong việc xác định đối tượng chịu thuế nhập khẩu, Luật thuế xuất, nhập khẩu
2005 đã sử dụng phương pháp loại trừ bằng cách quy định những hàng hóa không thuộc
đối tượng chịu thuế. Theo Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa trong các
trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế nhập khẩu:
Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu biên giới Việt
Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
N02- TL4- nhóm 2
3
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tài chính
Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và
chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu
phi thuế quan khác.
1.2. Các quy định về căn cứ tính thuế.
Hiện nay pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam quy định những tiêu chí sau được sử
dụng làm căn cứ tính thuế:
Thứ nhất, số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trên nguyên tắc, tất cả các hàng hóa khi được nhập khẩu vào một lãnh thổ hải
quan đều phải được chủ thể nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan. Theo quy định của
pháp luật Hải quan thì khi làm thủ tục hải quan người khai bào hải quan phải kê khai và
nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Số lượng hàng hóa nhập
khẩu là tổng số lượng hàng hóa được nhà nhập khẩu khai trong tờ khai hải quan. Cùng
với giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu đây là một trong những đại lượng
quan trọng để xác định giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Về cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến số lượng hàng hóa nhập khẩu:
Việt Nam cam kết từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam hạn chế phạm vi của các sản
phẩm quản lí bằng hạn ngạch thuế quan một cách minh bạch và không phân biệt đối xử,
phù hợp với Hiệp định WTO bao gồm các Điều I, II, III, VIII, X, XIII của GATT 1994
và Điều 4 hiệp định nông nghiệp, điều 2 về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại và hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu.
Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, hạn ngạch thuế quan chỉ áp dụng đối với muối,
thuốc lá, nguyên liệu và trứng được quản lí theo Thông tư số 04/2006/TM-BTM ngày
06/04/2006 của Bộ thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ số
12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 theo đúng như cam kết của mình. Đối với hàng hóa
nhập khẩu được quản lí bằng hạn ngạch trong mọi trường hợp vượt quá hạn ngạch cho
phép thì số hàng hóa đó vẫn được nhập khẩu nhưng sẽ áp dụng ở mức thuế suất ngoài
hạn ngạch.
Thứ hai, giá tính thuế hàng nhập khẩu:
Trị giá hải quan được tính bằng số lượng hàng hóa nhập khẩu nhân (x) với giá
tính thuế. Việt Nam cam kết rằng kể từ ngày gia nhập WTO, Việt nam sẽ áp dụng đầy đủ
Hiệp định xác định giá trị Hải quan của WTO. Cụ thể, giá trị giao dịch sẽ được sử dụng
là giá trị tính thuế và Việt Nam sẽ không áp dụng giá tối thiểu và hệ thông giá tham khảo
hay biểu trị giá hải quan cố định áp dụng đối với hàng nhập khẩu thay cho giá trị giao
dịch.
Trước đây ở Việt Nam giá tính thuế được xác định theo 3 hướng : Giá tính thuế
nhập khẩu theo bảng giá tính thuế do Nhà nước ban hành; Giá tính thuế nhập khẩu theo
hợp đồng mua bán ngoại thương; Giá tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định
thực hiện Điều VII của GATT 1994. Tuy nhiên, hiện nay cùng với hội nhập kinh tế quốc
tế, để phù hợp với Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT 1994, luật thuế xuất, nhập
khẩu đã có những thay đổi so với trước đây về việc xác ddinghj trị giá hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu. Khoản 2 Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 quy định :
“Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế”. Bên cạnh đó, Nghị định
155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về xác định trị giá hải quan
đối với hàng nhập khẩu thì tất cả hàng hóa nhập khẩu đều có chung một văn bản hướng
dẫn xác định trị giá hải quan mà không có sự phân biệt như trước.
Thứ ba, thuế suất thuế nhập khẩu
N02- TL4- nhóm 2
4
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tài chính
Có thể phân loại thuế suất theo những tiêu chí sau:
Xét theo tiêu chí kỹ thuật thu thuế thì thuế suất có hai loại:
Thuế suất theo tỉ lệ : là loại thuế suất được quy định bằng một tỷ lệ % nhất định
đánh vào mỗi loại hàng hóa nhập khẩu nhất định. Cách tính thuế nhập khẩu phải nộp đối
với loại hàng hóa này như sau: Thuế phải nộp = (số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong
tờ khai hải quan) x (giá tính thuế từng mặt hàng) x (thuế suất)
Thuế suất tuyệt đối: là loại thuế suất được ấn định bằng số tiền nhất định tính trên
mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Cách tính : Thuế phải nộp = (số lượng hàng hóa nhập
khẩu ghi trong tờ khai hải quan) x ( thuế suất).
Xét theo tiêu chí quan hệ thương mại giữa các quốc gia thì có ba loại :
Thuế suất ưu đãi : là thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại
với Việt Nam. Thuế suất này được quy định riêng cho từng mặt hàng được quy định tại
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế suất áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập
khẩu có xuất xứ từ các quốc gia trong liên minh thuế quan, khu thương mại tự do hay để
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại biên giới của hai bên. Điều kiện áp dụng loại
thuế này bao gồm :
+ Hàng hóa nhập khẩu là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận kí giữa
Việt Nam với nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và
phải đáp ứng đủ các điều kiện ghi trpong thỏa thuận
+ Có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ
có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Tuy nhiên đối với hàng
hóa đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế quan với nước ta nhưng lô hàng có tổng giá
trị từ 200USD trở xuống thì không cần có C/O
+ Phải là hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có thỏa
thuận ưu đãi thuế nhập khẩu và phải đáp ứng các điều kiện này
+ C/O phải phù hợp với quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa
Thuế suất thông thường: là thuế suất áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các
nước còn lại. Theo quy định của Luật thuế xuất, nhập khẩu 2005 thì thuế suất thông
thường không quá 170% so với thuế suất ưu đãi. Điều này có thể giúp Bộ tài chính quy
định trong khung mở rộng từ 100% đến 170% so với thuế suất ưu đãi của hàng hóa
tương ứng.
1.3. Các quy định về quy trình hành thu thuế nhập khẩu.
Thứ nhất, kê khai thuế nhập khẩu:
Khi nhập khẩu hàng hóa thì hành vi đầu tiên của chủ thể nộp thuế là tiến hàn kê
khai thuế nhập khẩu theo mẫu ( tờ khai hải quan). Tờ khai này thể hiện rõ các nội dung
như nguồn gốc, xuất xứ, số lượng hàng hóa nhập khẩu…Theo Điều 13 Luật thuế xuất
khẩu, nhập khẩu thì “ Đối tượng nộp thuế nhập khẩu có trách nhiệm kê khai đầy đủ,
chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai”. Như
vậy, tờ khai hải quan không chỉ là căn cứ để cơ quan hải quan tiến hành tính thuế nhập
khẩu cho người nộp thuế mà còn là bằng chứng chứng minh mức độ trung thực của
người nộp thuế, từ đó xác định có hành vi khai man, trốn thuế không để ra uyết định xử
phạt. Theo quy định của Luật hải quan thì thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng
nhập khẩu là trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạ 30 ngày kể từ ngày
hàng hóa đến cửa khẩu. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15
N02- TL4- nhóm 2
5
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tài chính
ngày, kể từ ngày đăng ký. Sau khi đăng ký, người nhập khẩu nộp tờ khai cho cơ quan hải
quan để làm thủ tục nhập khẩu.
Thứ hai, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu:
Sau khi nhận được tờ khai hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm
tra hồ sơ đăng ký hải quan và kiểm tra hàng hóa trên thực tế. Việc kiểm tra hồ sơ đăng ký
hải quan được tiến hành như sau:
Đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan thì công chức hải quan kiểm
tra việc kê khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai, kiểm đếm số
lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan.
Đối với trường hợp phát hiện sai phạm hoặc đối với các chủ hàng khác thì kiểm
tra nội dung khai, số lượng, chủng loại, giấy tờ thuộc hồ sơ, tính đồng bộ giữa các chứng
từ. Nếu không chấp nhậ dăng ký thì báo cho người khai biết rõ lý do.
Sau quá trình kiểm tra hải quan đối với hàng hóa, cơ quan hải quan tiến hành tính thuế và
thông báo thuế cho ngườu kê khai hải quan trong thời hạn 8 giờ kể từ khi nhận được tờ
khai hải quan.
Đối với những hàng hóa có số lượng nhập khẩu mỗi lần lớn và những mặt hàng
bắt buộc phải có giám định tiêu chuẩn chất lượng của Chính phủ trước khi được phép lưu
thông trên thị trường Việt Nam thì thời hạn tính thuế và gửi thông báo có thể kéo dài hơn
8 giờ nhưng không quá 3 ngày làm việc. Đối với những mặt hàng bắt buộc phải có giám
địn tiêu chuẩn ky thuật mới xác định được mã số theo danh mục biểu thuế hoặc cần giám
định để sác định tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhằm giúp cho việc tính thuế được
chính xác thì thời hạn tính thuế và gửi thông báo thuế có thể kéo dài quá 3 ngày nhưng
không quá 15 ngày làm việc. Về nguyên tắc, thuế nhập khẩu được tính tại thời điểm đăng
ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu, đồng thời được tính theo mức thuế suất, giá tính tại thời
điểm đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Thứ ba, nộp thuế và thời hạn nộp thuế nhập khẩu:
Nộp thuế nhập khẩu là nghĩa vụ cơ bản của người nhập khẩu. Nghĩa vụ này phát sinh khi
người nhập khẩu làm thủ tục hải quan để đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam và phải
được thực hiện trong một thời hạn nộp thuế do pháp luật quy định. Theo dự liệu tại Điều
15 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thời hạn nộp thuế được quy định rất cụ thể. Tùy
thuộc vào mục đích nhập khẩu là sản xuất hay để xuất khẩu mà hời hạn nộp thuế được
quy định theo mức 15 ngày, 30 ngày hoặc 275 ngày.
Thứ tư, miễn, giảm thuế và hoàn thuế nhập khẩu:
• Miễn thuế, giảm thuế và truy thu thuế nhập khẩu:
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định những trường hợp cụ thể được xét miễn,
giảm thuế nhập khẩu tại Điều 16, 17, 18. Nhìn chung, về đối tượng hàng hóa được xét
miễn, giảm thuế, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 đã kế thừa những uy định của
Luật trước đây, chỉ có bổ sung là trong trường hợp xét giảm thuế đối với hàng hóa phục
vụ nghiên cứu khoa học thì phải trừ trường hợp đã quy định về hàng đã miễn thuế để sử
dụng và hoạt động nghiên cứu khoa học như trên.
Viêc truy thu thuế được quy định tại Điều 21 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
2005, theo đó, việc truy thu thuế đặt ra trong trường hợp đối tượng nộp thuế có hàng hóa
được miễn, giảm thuế theo quy định tại Điều 16, 17 của Luật nhưng sau đó sử dụng khác
mục đích thì phải nộp đủ thuế.
• Hoàn thuế nhập khẩu:
Đối với trường hợp hoàn thuế, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã bổ sung thêm
trường hợp hàng hóa được phép tạm nhập, tái xuất là máy móc, thiết bị, dụng cụ,
N02- TL4- nhóm 2
6