Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu thống kê biến động thị trường chứng khoán việt nam thời kỳ 2000 2009 (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẨN THỊ CHINH

T H Ị

C Ứ U

T R Ư Ờ N G

T H Ố N G

C H Ứ N G

T H Ờ I

K Ỳ

K Ê

B I Ế N

K H O Á N

V I Ệ T

2000-2009

LUẬN VẪ N TH A C SỸ K IN H TẾ
*


«

HÀ N Ộ I ,

N Ă M 2010

Đ Ộ N (

TK

N G H I Ê N

N A M


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
* * *

TRẦN THỊ CHINH
Đ ẠI HỌC KTQD
T T . T H Ô N G T IN T H Ư V IỆ N

PHÒNG LUẬN ÁN-Tư LIỆU

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BIÉN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2009

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa

hTS. BÙI Đ Ứ C TRIỆU

TẦ. $ / f J 6 ỹ

Hà Nội, Năm 2010
đ


/

yỊ.

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VÈ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN................. 4

1.1. Lịch sử hình thành Thị trường chứng khốn.................................................. 4
1.2. Khái niệm cơ bản về Thị trường chứng khoán...............................................6
1.2.1. Thị trường tài chính:................................................................................. 6
1.2.2. Thị trường chứng khốn:.......................................................................... 8
1.2.3. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:................................................. 9
1.3. Chứng khoán..................................................................................................10
1.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:.............................................12

1.4.1. Cơ quan quản lý và vận hành thị trường:...............................................12
1.4.2. Các tổ chức phát hành:.............................................................................12
1.4.3. Các nhà đầu tư:........................................................................................12
1.4.4. Các định chể trung gian:..........................................................................12
1.5. Chức năng của Thị trường chứng khoán.......................................................13
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của Thị trường chứng khoán:............. 16
1.6.1. Các nhân tố vĩ mơ tác động đến thị trường chứng khốn........................ 17
1.6.2. Các ảnh hưởng kinh tế vĩ mô:................................................................ 17
1.6.3. Các thông tin hàng ngày và tâm lý của nhà đầu tư.................................18
1.6.4. Giao dịch của nhà ĐTNN và các tổ chức lớn:........................................19
1.6.5 Kết quả sản suất kinh doanh của Doanh nghiệp (xu thế phát triển của
ngành) ............................................................................................................. 20
1.6.6. Ảnh hưởng của thị trường bất động sản, thị trường vàng tới Thị trường
chứng khoán...................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG K H O ÁN ........................... 21

2.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Thị trường chứng khoán................... .......... 21
2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mơ thị trường chứng khốn...........................21
2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh giá chứng khoán.................................................. 25


2.1.3. Chỉ số giá chứng khoán:........................................................................ 27
2.1.4. Một số chỉ tiêu phân tích cổ phiếu..........................................................38
2.2. Giới thiệu các phưcmg pháp phân tích Thống kê Thị trường chứng khốn... 42
2.2.1. Các phương pháp phân tích thống kê truyền thống................................42
2.2.2. Phân tích cơ bản:.................................................................................... 49
2.2.3. Phân tích kỹ thuật:................................................................................. 51
2.2.4.
Giới thiệu mơ hĩnh ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu.... 54
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN

TÍCH BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM THỜI KỲ
2000-2009......................................................................................................................... 58

3.1. Tổng quan về sự phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam...................58
3.2. ứng dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biển động của Thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009........................................64
3.2.1. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động Thị trường
chứng khốn Việt Nam thời kỳ 2000 - 2009....................................................64
3.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số Vn_index và chỉ số Dow Jone.........73
3.2.3. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số USD, chỉ số giá vàng và giá trị giao
dịch của nhà đầu tư nước ngoài........................................................................ 75
3.2.4. Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô đến sự biến động của
Vn index........................................................................................................... 77
3.2.5. Phân tích biến động thời vụ chỉ số Vn index.........................................80
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam...................82
KÉT L U Ậ N ......................................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
TTCK

: Thị trường chứng khoán

PNTR

:Quy chế Quan hệ Thưcmg mại Bình thường Vĩnh viễn

CPI


: Chỉ số giá tiêu dùng

EPS

: Thu nhập trên mỗi cổ phần

P/E

: Hệ số giá trên thu nhập

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngồi

IPOs

: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng

ODA

: Hỗ trợ phát triển chính thức

OTC

: Thị trường phi tập trung

ROA

: Hệ số thu nhập trên tài sản


ROE

: Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần

WTO

: Tổ chức thương mại quốc tế

SCIC

: Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước

ADB

: Ngân hàng phát triển châu Á

GSO

: Tổng cục Thống kê

MA:

: Đường trung bình di động

MACD

: Chỉ số biến động chênh lệch hội tụ trung bình trượt



DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
HÌNH:

Hình 3.1: Biểu đồ Vn index giai đoạn 2000 - 2009.................................................58
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa Vn index và Dow Jone...............................................74
Hình 1: Tăng trưởng GDP 2001 - 2009(% so với năm trước..................................88
Hình 2: Giá trị vốn hóa thị trường sàn HOSE thời kỳ 2000- 2009..........................88
Hình 3: Biểu đồ khối lượng giao dịch và Vn index năm 2009................................89
Hình 4: Tổng khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu năm 2009...........................89
Hình 5: Cung cầu mua bán theo tháng năm 2009...................................................90
Hình 6: Tỉ lệ khớp lệnh và giá trị giao dịch theo tháng năm 2009 của nhà đầu tư
nước ngồi............................................................................................................... 90
Hình 7: Thị phần hoạt động mơi giới của các cơng ty chứng khốn năm 2008.......91
BẢNG:

Bảng 2.1: Bảng mức giá và đon vị yết giá...................................................................27
Bảng 2.2: Sự giống và khác nhau giữa sàn HOSE và sàn HNX................................... 33
Bảng 3.1. Quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2000 -2005................ 64
Bảng 3.2. Phân tích biến động chỉ tiêu số công ty niêm yết giai đoạn 2000 - 2005........65
Bảng 3.3. Phân tích biến động chỉ tiêu số cơng ty chứng khoán giai đoạn 2000 - 2005.. 66
Bảng 3.4. Quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2006 -2009................ 67
Bảng 3.5. Phân tích biến động của chỉ tiêu số công ty niêm yết thời kỳ 2006 -2009...... 68
Bảng 3.6. Phân tích biến động số lượng cơng ty chứng khốn thời kỳ 2006-2009.........69
Bảng 3.7.Phân tích chỉ tiêu khối lượng niêm yết sàn HOSE năm 2006 - 2009............ 70
Bảng 3.8. Phân tích chỉ tiêu khối lượng niêm yết sàn HOSE năm 2006 - 2009........... 70
Bảng 3.9. Chi tiết khối lượng chứng khoán niêm yết, giá trị chứng khoán niêm yết năm
2008 và 2007........................................................................................................... 71
Bảng 3.10.Phân tích chỉ tiêu khối lượng niêm yết sàn HNX năm 2006 - 2009............. 72
Bảng 3.11. Phân tích chỉ tiêu khối lượng niêm yết sàn HNX năm 2006 - 2009............ 72
Bảng 3.12. Kết quả hệ số tương quan riêng giữa các biến Vn index, Nước ngoài mua 76

Bảng 3.13: Kết quả ước lượng các nhân tố quyết định Vn-index................................ 78
Bảng 3.14. Số liệu chỉ số Vn index từ tháng 1 đến tháng 12 các năm 2007-2008-2009 80
Bảng 3.15. Bình quân chỉ số Vn index từng tháng trong biến động xu thế................... 81
Bảng 3.16. Chỉ số thời vụ Vn index........................................................................... 81


m

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
* * *

TRẦN THỊ CHINH

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BIÊN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2009

Chuyên ngành: THÓNG KỂ KINH TẾ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, Năm 2010


1

TĨM TẮT LUẬN VĂN

Thị trường chứng khốn Việt nam mới ra đời vào đầu năm 2000, tuy đã trải
qua hơn 10 năm phát triển nhưng so với sự phát triển của TTCK các nước trên thế
giới thì cịn khá non trẻ. Để tham gia vào TTCK, khơng những cần có kiến thức

nhất định về TTCK mà còn cần cả cái nhìn tổng quát nhiều mặt về sự phát triển và
biến động của Thị trường. Bởi TTCK chỉ có thể phát triển được lành mạnh khi
những người tham gia vào thị trường có sự hiểu biết nhất định về Thị trường. Vì
vậy đó là lý do cần thiết để tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê biến động
thị trường chứng khoán Việt Nam thời kỳ 2000 - 2009”
Đe tài nghiên cung cấp kiến thức tổng quan về TTCK, sử dụng các phương
pháp thống kê để nghiên cửu biến động của TTCK trong giai đoạn 2000 -2009. Đề
tài trình bày thành 3 nội dung cơ bản, được trình bày trong 3 chương
Thứ nhất, đề tài cung cấp những kiến thức cơ bản về TTCK, lịch sử hình thành
TTCK thế giới ... Trong đó có đưa ra một số khái niệm cơ bản về Thị trường tài
chính nói chung và TTCK nói riêng, cấu thành nên Thị trường tài chính là các thị
trường nợ, thị trường vốn cổ phần, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn.
Trong TTCK có hai thị trường cùng tham gia là thị trường thứ cấp và thị trường sơ
cấp. Điểm khác nhau cơ bản của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp khơng phải
là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của từng
loại thị trường.
Chức năng của TTCK trong nền kinh tế cho thấy tầm quan trọng của nó
trong cả vĩ mơ và vi mơ, TTCK có vai trị rất lớn trong việc trợ giúp các doanh
nghiệp thu hút, huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng.
Thực tiễn hoạt động của TTCK các quốc gia đã chỉ ra rằng, TTCK tạo ra sự cạnh
tranh với các bộ phận thị trường truyền thống mà đại diện là thị trường tín dụng.
Khơng chỉ đóng vai trị là cơng cụ huy động vốn, TTCK cịn là mơi trường đầu tư
thuận lợi, lành mạnh với nhiều cơ hội lựa chọn phong phú. Những nguồn tiền tiết


11

kiệm của dân cư được sử dụng với hiệu suất cao nhất thơng qua việc lựa chọn các
loại chứng khốn với mức độ an toàn và lưu hoạt khác nhau khiến cho các nhà đầu
tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù họp với khả năng và sở thích của mình.

TTCK cịn là cơng cụ thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và các chính
sách vĩ mơ khác. Cuối cùng là vai trị của TTCK với thị trường tài chính. Hệ thống
pháp luật phản ánh chính sách tiền tệ quốc gia, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu
tiền của tồn xã hội. Chính sách lãi suất của chính phủ làm thay đổi cơ cấu tiền
trong lưu thông, làm ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền và mức độ giao dịch của
nhà đầu tư trên TTCK.
Chính vì những chức năng và vai trị quan trọng đó, cần phải tìm hiểu và
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến biến động của TTCK. TCK bị
ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Thời kỳ ngắn hạn,
TTCK lên xuống do những sự kiện hàng ngày, các thông tin cập nhật, kể cả những
tin đồn gây nên Ở thời kỳ này, không phải bản thân các sự kiện hay thơng tin, mà
chính trạng thái tâm lý hiện hành trên thị trường làm giá chứng khốn lên xuống
Dịng tiền và tâm lý là những yếu tố có tính quyết định đển trào lưu thị trường. Quá
trình phát triển nền kinh tế quốc dân, quá trình kinh doanh của các ngành cũng như
từng doanh nghiệp, triển vọng sinh lời của chúng là những yếu tố ảnh hưởng tới
TTCK.
Thứ hai, đề tài cung cấp một số phương pháp thống kê và hệ thống chỉ tiêu
thống kê nghiên cứu biến động của TTCK, bên cạnh đó đưa ra một số phương pháp
phân tích khác thường được sử dụng trong nghiên cứu về TTCK. Một số chỉ tiêu
phản ánh quy mô được đưa ra là Khối lượng chứng khoán niêm yết, Giá trị chứng
khoán niêm yết, Khối lượng chứng khoán giao dịch, Giá trị chứng khoán giao dịch,
Số lượng mã Chứng khoán niêm yết, Tổng giá trị vốn hóa thị trường.. Các chỉ số
phản ánh giá chứng khốn như giá đóng cửa, giá mở cửa, giá đặt mua, giá đặt bán...
Đồng thời cũng đưa ra phương pháp tính và khái niệm của một số chỉ số giá chứng
khoán tiêu biểu của TTCK việt Nam là Vn index, Hnx_index, Ưpcom... cùng một
số bộ chỉ sổ giá được các cơng ty chứng khốn xấy dựng nên như CBV-Index,


Ill


SSI30-Index, FPTS-Index... Bên cạnh các chỉ tiêu khối lượng và giá, tác giả cũng
đưa ra một số chỉ tiêu phân tích cổ phiếu như EPS, P/E, ROA, ROE... Sau khi cung
cấp một số chỉ tiêu phân tích biến động của TTCK và các chỉ tiêu phân tích chứng
khốn, tác giả đã giới thiệu các biện pháp thống kê để đánh giá sự biến động của
TTCK như:
-

s ố tư ơ ng đối là biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó

của hiện tượng
-

S ố tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô khối lượng của

hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
-

S ố bình quân: là mức độ biểu hiện trị sổ đại biểu theo một tiêu thức nào

đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại
-

P hân tổ thống kê:

-

B ảng th ố n g kê và đồ thị thống kê:

-


H ồ i quy tươ ng quan: là phương pháp thường được sử dụng trong thống

kê để nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng
-

P hư ơ ng p h á p ch ỉ

s ổ

:

Chỉ số là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh

giữa hai mức dộ của một hiện tượng nghiên cứu.
-

P hư ơ ng p h á p dãy s ố thời gian: Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ

tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian
-

P hư ơ ng p h á p s ố trung bình trượt (di động), số trung bình trượt là số trung

bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần
lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo
-

P hư ơ ng p h á p biểu hiện biến động thời vụ Biến động thời vụ là biến động

mang tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của từng năm.

Ngồi ra, Tác giả cịn đưa vào hai phương pháp thường được sử dụng trong
phân tích chứng khốn là Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, Phân tích Phân
tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất
nền tảng, có tác động hoặc dẫn đến sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá
trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường. Cịn phân tích kỹ thuật Là phương pháp dựa


IV

vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân
tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối
với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ
nguyên cổ phiếu trên thị trường.
Nội dung cuối cùng, là vận dụng một số phương pháp đã nêu trên trong phân
tích biến động TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 -2009. Sơ lược lịch sử thị trường
chứng khóan Việt Nam từ 2000 -2009 và các nguyên nhân diến biển của thị trường.
Đồng thời tác giả đưa ra và phân tích số liệu của giá trị vốn hóa thị trường/GDP đây
là chỉ tiêu phản ánh quy mô và tầm quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế, tiếp
đó là phân tích biến động số lượng mã cổ phiếu niêm yết trên thị trường trong giai
đoạn 2001-2009, biến động khối lượng chứng khoán và giá trị chứng khoán niêm
yết trên sàn HOSE từ năm 2005 -2009.
Để đánh giá mối quan hệ tương quan giữa chỉ số TTCK Việt Nam và chỉ số
TTCK Thế giới, tác giả đã xây dựng mơ hình hồi quy giữa chỉ số Vn index và chỉ
số Dow Jone của TTCK Mỹ, mơ hình thu được cho thấy mối quan hệ giữa 2 bộ chỉ
số này theo đường parabol.
Để đánh gía mối quan hệ của các biển số kinh tế vĩ mô với TTCK, tác giả đã
xây dựng và kiểm định mơ hình biêu diễn mối quan hệ giữa Vn index và các biến
số vĩ mô. Đồng thời dựa vào phương pháp biến động thời vụ để xác định chu kỳ
biến động trong năm của TTCK.
Từ những phân tích nêu trên, cộng với tổng hợp tài liệu về TTCK, đánh giá

các nhân tố ảnh hưởng đến Thị trường, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm
hồn thiện và phát triển TTCK Việt Nam
Tóm lại, đề tài đã cung cấp khá rõ nét về biến động của TTCK Việt Nam giai
đoạn 2000 -2009, đưa ra các phương pháp để phân tích biến động, xây dựng các mơ
hình biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa các biến số kinh tế với TTCK. Và đề xuất
một số giải pháp góp phần phát triển TTCK Việt Nam lành mạnh hơn, ổn định hơn.


¥

m

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
•Jt

- k

• k

TRÀN THỊ CHINH

NGHIÊN cứ u THỔNG KÊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2009

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TÉ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐỨC TRIỆU


Hà Nội, Năm 2010


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, một trong các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế là
TTCK, đó được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế, phản ánh sự phát triển kinh tế
của 1 quốc gia. Đó đồng thời cũng là 1 kênh thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế.
TTCK là yểu tổ cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay hầu hết các
quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có TTCK. TTCK đã trở thành một định chế
tài chính khơng thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế
thị trường.
Với tư cách là phương thức khơi thông dịng vốn đầu tư vào sản xuất kinh
doanh TTCK có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tể như thúc đẩy việc tích
lũy và tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn của bản thân một đơn vị hoặc qua con đường
vay truyền thống thì khơng đáp ứng được về thời gian và lượng vốn. Do đó các đơn
vị và địa phương có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để thu hút vốn nhanh. TTCK
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế thơng
qua việc phát hành chứng khốn ra nước ngồi. TTCK rất nhậy cảm đối với các
hoạt động kinh tế, là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế. Giá trị cổ phiếu của
các công ty (thị giá) tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà công ty đạt được. Chỉ số chung
của TTCK phản ánh sức khỏe của quốc gia đó trong thời gian ngắn, trung và dài
hạn. Thơng qua TTCK ngân hàng có thể điều tiết hoạt động của thị trường, khống
chế sự co giãn cung cầu tiền tệ, khống chế quy mô đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh
tế và giá trị đồng tiền. TTCK tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả hơn đối với
cả người có tiền đầu tư và người vay tiền để đầu tư.

Từ những nội dung trên đây cho thấy TTCK ngày càng phát huy vai trò
trọng yếu trong nền kinh tế, ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thời
gian vừa qua đã phát triển mạnh và thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lóp.
Tuy nhiên, sự biến động của thị trường cũng giúp nhiều nhà đầu tư thu được lợi
nhuận lớn nhưng cũng không ít nhà đầu tư bị thua lồ nặng nề. Kinh nghiệm đã cho


2

thấy khi có lợi nhuận thu được càng cao thì rủi ro càng lớn. Vì vậy việc đánh giá và
phân tích sự biến động của thị trường chứng khốn sẽ càng phát huy tác dụng để
cơng chúng có cái nhìn tổng quan và hiệu quả hơn.
Có thể nói, TTCK Việt Nam phát triển đã đem lại cho nền kinh tế một kênh
đầu tư hiệu quả, chính vì vậy việc nghiên cứu và đánh giá sự biến động của TTCK
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Thống kê với tư cách là
công cụ của nhận thức và quản lý, có chức năng thu thập, xử lý thông tin đáp ứng
nhu cầu cho các nhà đầu tư và các nhà quản lý, giám sát TTCK.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài

-

Làm rõ một số khái niệm cơ bản, chức năng và các nhân tố ảnh hưởng

trong nghiên cứu thống kê TTCK
-

Xác định hệ thống chỉ tiêu và làm rõ những đặc thù trong việc sử dụng

các phương pháp thống kê phân tích TTCK
Sử dụng một số phương pháp Thống kê phân tích biến động của TTCK

Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TTCK Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là TTCK Việt Nam thời kỳ 2000 -2009
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, sử dụng các tư liệu lý thuyết
như lý thuyết thống kê, thống kê tài chính, thống kê TTCK, và cơ sở dừ liệu của
TTCK Việt Nam thời kỳ 2000 -2009, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê
truyền thống và một sổ phương pháp phân tích đặc thù để phân tích biến động của
TTCK Việt Nam


3

5. Kết cấu của Luận văn
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VÈ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Trình bày về lịch sử hình thành TTCK và những khái niệm cơ bản, lý luận
chung về TTCK
CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Trình bày và giới thiệu các phương pháp thống kê vận dụng trong phân tích
TTCK
CHƯƠNG 3 : VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
PHÂN TÍCH BIÉN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
THỜI KỲ 2000 - 2009

Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích biến động của TTCK thời kỳ

2000 -2009, Mối liên hệ giữa các nhân tố và chỉ số Vn index.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu và thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của
TTCK, phân tích và dự báo các biến động của TTCK nhằm giúp nhà đầu tư có cái
nhìn rõ ràng hơn về thị trường.


4
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VẺ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
1.1. Lịch sử hình thành Thị trường chứng khốn

TTCK ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự
cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung
tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để
trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ,
dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận
tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các
quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hồn chỉnh thành những quy tắc có
giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường”.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia
đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp
là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even
bị cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn
Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức
đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại
London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các
mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia

đông đảo và với nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại
được phân ra thành nhiều thị trường khác như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị
trường hối đoái, thị trường giao dịch các họp đồng tương lai và TTCK... với đặc
tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.
Q trình các giao dịch chứng khốn diễn ra và hình thành như vậy một cách
tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc
Mỹ. Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài
trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở


5

Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngồi trời vào trong nhà, Sở
giao dịch chứng khốn chính thức được thành lập.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương
thức giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ
và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở
giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần
từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hồn tồn hệ thống giao
dịch điện tử thay cho thủ công trước kia.
Lịch sử phát triển các TTCK Thế giới phát triển thăng trầm lúc lên, lúc
xuống, vào những năm 1875-1913, TTCK Thế giới phát triển huy hoàng cùng với
sự tăng trưởng của nền kinh tế Thể giới lúc đó, nhưng rồi đến “ngày thứ năm đen
tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho TTCK Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng
mất lòng tin. Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các TTCK cũng hồi
phục dần và phát triển mạnh .Đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các TTCK thế
giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh tốn kém cỏi khơng đảm
đương được u càu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và
phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó cịn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm
1929. Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, TTCK Thế giới lại đi

vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy,
giá chứng khoán của tất cả các TTCK trên Thế giới sụt kinh khủng tuy ở mỗi khu
vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho TTCK toàn
cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước.Cho đến nay, trên Thế
giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục.
Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK trên Thế giới cho thấy thời gian
đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà
đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng.
Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can
thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của cơng
chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. Kinh


6
nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau
khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự
chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và
đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước. Song cũng có một số
TTCK có sự trục trặc ngay từ ban đầu như TTCK Thái Lan, Indonesia, hoạt động trì
trệ một thời gian dài do thiếu hàng hố và do khơng được quan tâm đúng mức,
TTCK Philippine kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động
của 2 Sở giao dịch chứng khoán Makita và Manila, TTCK Balan, Hungari gặp trục
trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp, ...
TTCK ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển với việc thành lập Uỷ
ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) ngày 28/11/1996. Từ tháng 3/2004,
UBCKNN là một bộ phận của Bộ Tài chính. Mất 10 năm thăm dò, thử nghiệm,
TTCK Việt Nam đã bùng nổ vào năm 2006 song hành cùng với những kỷ lục mới
xuất hiện trong nền kinh tế nước nhà.
1.2. K hái niệm cơ bản về Thị trường chứng khoán
1


. 2

. 1

.

T

h



t r

ư



n

g

t à

i

c

h


í n

h

Là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối tồn
bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh
dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ
người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.
Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho việc sử dụng
vốn có hiệu quả hơn, khơng chỉ đối với người có tiền đầu tư mà cịn cả với người
vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thơng qua lãi suất cho vay. Thị trường
tài chính cịn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải
cách kinh tế của Chính phủ thơng qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra
nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất
kinh doanh trong nước. Đồng thời, đó cũng là nơi các chứng từ có giá được sử
dụng, bán cổ phiếu, trái phiếu và đổi tiền.


7
Căn cứ cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được chia thành thị
trường nợ và thị trường vốn cổ phần.
-

T

h




t r ư



n

g

n

là thị trường mua bán các công cụ nợ. Phương pháp chung



nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một cơng
cụ vay nợ, ví dụ như trái khốn hay một món vay thế chấp. Cơng cụ vay nợ là sự
thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì
hạn. Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dài hạn. Thị trường nợ
là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên.
-

T

h



t r ư




n

g

v ố

n

c



p

h



n

là thị trường buôn bán các cổ phần của công ty cổ

phần. Đặc trưng của thị trường này là khơng có kỳ hạn mà chỉ có thời điểm phát
hành và khơng có ngày mãn hạn. Vậy phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các
công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của
công ty có quyền được chia lợi nhuận rịng từ cơng ty sau khi trừ chi phí, thuế và
thanh tốn cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ).
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành

thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
-

T

h



t r ư



n

g

t i ề n

t ệ

là một thị trường tài chính chỉ có các cơng cụ ngắn hạn

(kỳ hạn thanh tốn dưới 1 năm) nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn
ngắn hạn. vốn ngắn hạn bao gồm cả trái phiếu ngắn hạn, có kỳ hạn, tức là mua bán
những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Thị trường tiền tệ diễn ra
chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể
quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.Thị trường tiền tệ là
thị trường phi tập trung tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các công cụ
kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại, internet rộng lớn.

Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng
thanh tốn cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư. Thông qua thị trường tiền tệ,
các nguồn vốn nhàn dỗi được chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn và có nhu
cầu đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của xã hội. Thị trường
tiền tệ còn là nơi để ngân hàng trung ương thực thi nghiệp vụ thị trường mở để


8

nhằm kiểm soát lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại và điều tiết lượng
tiền cung ứng. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu trên thị trường tín
dụng do đó giá cả hình thành trên thị trường này được biểu hiện thông qua lãi suất
tín dụng ngân hàng. Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường liên ngân hàng, TTCK
ngắn hạn, thị trường ngoại hối và thị trường tín dụng... Thị trường tín dụng bao
gồm các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, đó là hoạt động huy động
vốn và cho vay vốn ngắn hạn. Thị trường liên ngân hàng hoạt động nhằm giải quyết
nhu cầu vốn tín dụng giữa các ngân hàng với nhau trước khi ngân hàng thương mại
đi vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương. TTCK ngắn hạn là nơi thực hiện các
giao dịch mua bán, chuyển nhượng và trao đổi các giấy tờ có giá ngắn hạn như tín
phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm và các giáy tờ có
giá ngắn hạn khác. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch mua bán và
chuyển nhượng, vay và cho vay bằng ngoại tệ. Thị trường ngoại hối là một bộ phận
quan trọng của thị trường tiền tệ, sự tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị
trường này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, một trong những biến số quan trọng
của nền kinh tế.
-

T

h




t r ư



n

g

v ố

n

là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính

trung và dài hạn (thường có thời hạn trên 1 năm) như cổ phiếu, trái phiếu. Thị
trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay
thế chấp và trái phiếu. So với các cơng cụ trên thị trường tiền tệ thì các cơng cụ trên
thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và tính thanh khoản kém hơn do đó chúng có
mức lợi tức cao hơn. Vai trị chủ yếu của thị trường vốn là cung cấp tài chính cho
các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Thị trường
vốn bao gồm TTCK, thị trường vay nợ dài hạn, thị trường tín dụng thuê mua, thị
trường cầm cố, thị trường bất động sản...
1

. 2

. 2


.

T

h



t r

ư



n

g

c

h



n

g

k


h

o

á

n

TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn
ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán
này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần


9
đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán
lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt
hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng
các loại chứng khốn, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khốn.. Nhưng xét về
bản chất thì TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn tiết kiệm. Tập trung các
nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó
theo giá mà người sử dụng sẵn sàng chi jtrả và theo phán đoán của thị trường về khả
năng sinh lời của các dự án của người sử dụng. Chuyển từ tư bản sở hữu sang tư
bản kinh doanh. TTCK là một định chế tài chính trực tiếp, cả cung và cầu đều tham
gia vào thị trường một cách trực tiếp ngược lại với cách tài trợ gián tiếp được thực
hiện thơng qua các trung gian tài chính. Thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có
vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư. TTCK cũng gắn với loại hình đầu
tư ngắn hạn, những người có chứng khốn có thể mua bán chứng khốn tại bất cứ
thời điểm nào trên TTCK, do đó các chứng khốn trung và dài hạn cũng có thể trở
thành đối tượng đầu tư ngắn hạn.

TTCK chính thức được thể hiện bằng sở giao dịch chứng khốn. Thơng
thường một TTCK bao gồm 2 thị trường cùng tham gia (cấu trúc TTCK) là thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
1

. 2

. 3

-

T

.

h

T



h



t r ư

t r




n

ư

g



n

s ơ

g

s

c ấ

ơ

p

c



p

v


à

t h



t r

ư



n

g

t h



c



p

là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý

nơi diễn ra hoạt động mua bán giao dịch những chứng khoán mới phát hành lần đầu,

kéo theo sự tăng thêm quy mô đầu tư vốn. Nguồn cung ứng vốn chủ yếu của TT này
là nguồn tiết kiệm của dân chúng như của một số tổ chức phi tài chính. Thị trường
sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
- T

h



t r ư



n

g

t h



c



p

còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu động, là

nơi diễn ra họat động mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán

chứng khoán tiếp theo tay lần bán đầu tiên. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị
trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ
cấp.


10

Điểm khác nhau cơ bản của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không
phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của
từng loại thị trường. Bởi lẽ việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ
cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển
kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp có hàng chục,
hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đơla chứng khốn được mua đi bán lại, nhưng
không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài
chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể
này sang chủ thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của Chứng khốn. Thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là TTCK. Hai thị trường này tồn tại quan
hệ mật thiết với nhau và được ví như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị
trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Neu khơng có thị
trường sơ cấp thì sẽ chẳng có chứng khốn để lưu thơng trên thị trường thứ cấp và
ngược lại, nếu khơng có thị trường thứ cấp thì việc hốn chuyển chứng khốn thành
tiền sẽ bị khó khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại hạn chế khả năng huy
động vốn trong nền kinh tế. Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp chỉ có ý
nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế tổ chức TTCK khơng có sự phân biệt đâu là
thị trường sơ cấp đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao
dịch của thị trường thứ cấp vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp. Vừa có việc phát
hành, vừa có việc mua bán chứng khốn theo tính chất mua đi bán lại. Tuy nhiên
điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp vì đây là thị trường phát hành, là
hoạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành, đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường
thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo TTCK trở

thành công cụ hữu dụng của nền kinh tể.
1.3. Chứng khốn

Chứng khốn là các cơng vụ để huy động vốn trung và dài hạn, các giấy tờ
có giá có khả năng chuyển đổi, chuyển nhượng nhằm xác nhận quyền sở hữu, quan
hệ vay nợ giữa những người nắm giữ nó và chủ thể phát hành ra nó. Đổi với mỗi
loại chứng khốn thường có các tính chất:


11

- Tính thanh khoản (tính lỏng) của một chứng khốn là khả năng chuyển đổi
giữa chứng khốn đó sang tiền mặt. Tính lỏng của chứng khốn thể hiện qua việc
chứng khốn đó được mua bán và trao đổi trên thị trường.
- Tính sinh lời là thu nhập của nhà đầu tư được sinh ra từ việc tăng giá chứng
khoán trên thị trường, hay các khoản tiền lãi được trả hàng năm.
- Tính rủi ro là đặc trưng cơ bản của chứng khốn. Trong q trình trao đổi
mua đi bán lại, giá của chứng khốn bị giảm hoặc mất hồn tồn gọi là rủi ro.
Chứng khoán bao gồm:
- Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích họp pháp
đổi với thu nhập và tài sản của cơng ty cổ phần, số vốn đóng góp để thành lập công
ty được chia ra thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần
gọi là cổ đơng. Cổ phiếu có thể được phát hành dưới dạng nsg chủ vật chất hoặc bút
toán ghi sổ, chỉ có cơng ty cổ phần mới có cổ phiếu. Giá trị ban đầu ghi trên cổ
phiếu là mệnh giá của cổ phiếu. Mệnh giá chỉ là giá trị danh nghĩa, số tiền nhận
được từ khoản góp vốn gọi là cổ tức. Giá cổ phiếu dao động qua các phiên giao dịch
trên thị trường chứng khoán và tách rời so với mệnh giá. cổ phiếu được chia thành
2 loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
- Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải
trả cho người nắm giữ chứng khốn đó một khoản tiền xác định vào những thời hạn

cụ thể và theo những điều kiện nhất định. Đây là những chứng khoán nợ, được phát
hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ. Trái phiếu bao gồm các
loại: Trái phiếu vô danh, trái phiếu ghi danh, trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng
trình, trái phiếu cơng ty
- Chứng chỉ quỹ đầu tư là chứng khoán được phát hành bởi công ty quản lý
quỹ để huy động vốn từ các nhà đầu tư. vốn được dùng để mua bán kinh doanh các
loại chứng khốn để kiếm lời, sau đó chia tiền lời đó cho các nhà đầu tư. Có các loại
quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư chung, quỹ đầu tư riêng, quỹ đầu tư dạng mở, quỹ đầu tư cổ
phiếu, quỹ đầu tư trái phiếu và quỹ đầu tư hỗn họp


12

1.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
1

. 4

. 1

.

C

ơ

q

u


a

n

q

u



n

l ỷ

v à

v ậ

n

h

à

n

h

t h




t r ư



n

g

Gồm cơ quan quản lý nhà nước và sở giao dịch chứng khoán. Các cơ quan
quản lý nhà nước có nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động của TTCK. Còn sở giao
dịch chứng khốn có vai trị vận hành TTCK thơng qua bộ máy gồm nhiều bộ phận
khác nhau, có nhiệm vụ ban hành và giám sát việc thực hiện những quy định điều
chỉnh giao dịch chứng khoán, phát hành chứng khoán...
1

. 4

. 2

.

C

á

c

t ổ


c

h



c

p

h

á

t

h

à

n

h

Là các tổ chức thực hiện huy động thơng qua TTCK, cung cấp hàng hóa cho
TTCK. Các tổ chức phát hành là : chính phủ và các chính quyền địa phương phát
hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu cơng trình, các cơng ty phát hành cổ phiếu
và trái phiếu công ty ...
1


. 4

. 3

.

C

á

c

n

h

à

đ



u

t ư

Là những người có vốn nhà rỗi và có nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán
trên thị trường chứng khoán nhằm kiếm lợi. Các nhà đầu tư quyêt định tham gia đâu
tư vào TTCK nhằm một số mục đích: hưởng lợi tức, hưởng lãi xuất, hưởng chênh

lệch giá trên TTCK và nắm quyền quản lý tổ chức phát hành. Các nhà đầu tư bao
gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức
1

. 4

. 4

.

C

á

c

đ

ị n

h

c

h

ế

t r u


n

g

g

i a

n

Là các cơng ty chứng khốn, các cơng ty quản lý quỹ và các ngân hàng
thương mại, các tổ chức này thực hiện các chức năng trung gian cho các giao dịch
chứng khốn trên TTCK
- Các cơng ty chứng khốn là các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khốn với các nghiệp vụ cơ bản: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụ mơi giới
và lưu ký chứng khốn
- Các công ty quản lý quỹ là các công ty thay mặt cho các nhà đầu tư thực
hiện quản lý một hay nhiều quỹ đầu tư
- Các ngân hàng thương mại có thể cung cấp các dịch vụ bảo quản chứng
khoán, thu hồi vốn, làm đại lý phát hành chứng khoán khi được phép


13

Ngồi ra TTCK hoạt động đồng bộ cịn có sự tham gia của các tổ chức khác
như: Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng
khốn, các cơng ty đánh giá hệ số tín nhiệm.
1.5. C hức năng của Thị trường chứng khốn

Chứng khoán và TTCK tồn tại như một tất yểu khách quan của nền kinh tế

thị trường và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế . Xuất phát từ nguồn
gốc ra đời của chứng khoán và TTCK có thể khẳng định TTCK là kênh quan trọng
trong việc huy động vốn trung và dài hạn. Với chi phí thấp, khả năng chủ động
trong việc lựa chọn đối tượng, lượng vốn cần thiết cũng như hình thức huy động
vốn. TTCK có vai trị rất lớn trong việc trợ giúp cho các doanh nghiệp thu hút, huy
động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng. Thực tiễn hoạt động
của TTCK các quốc gia đã chỉ ra rằng, TTCK tạo ra sự cạnh tranh với các bộ phận
thị trường truyền thống mà đại diện là thị trường tín dụng .Nếu như trước đây các tổ
chức tín dụng là chỗ dựa tiềm tàng về vốn cho các doanh nghiệp thì đến nay khi nền
kinh tế phát triển TTCK đã mở ra cơ hội huy động mới cho các doanh nghiệp. Nội
dung hình thức huy động vốn cho các doanh nghiệp thông qua TTCK rất đa dạng và
không đơn thuần là nguồn vốn vay, bản thân các nguồn vốn kèm theo cam kết của
doanh nghiệp phát hành thể hiện nhu cầu và tính cạnh tranh lớn.
Khơng chỉ đóng vai trị là cơng cụ huy động vốn, TTCK cịn là môi trường
đầu tư thuận lợi, lành mạnh với nhiều cơ hội lựa chọn phong phú. Những nguồn tiền
tiết kiệm của dân cư được sử dụng với hiệu suất cao nhất thơng qua việc lựa chọn
các loại chứng khốn với mức độ an toàn và lưu hoạt khác nhau khiến cho các nhà
đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù họp với khả năng và sở thích của mình.
Cũng chính vì sự lựa chọn đó mà bản thân các nhà phát hành cũng được tính đến
trong quyết định của nhà đầu tư. Có thể nói TTCK là một trong những cơ sở đánh
giá giá trị của Doanh nghiệp và của nền kinh tế một cách tổng họp (kể cả giá trị hữu
hình và giá trị vơ hình) thơng qua các chỉ số giá chứng khốn trên thị trường, là kết
quả của quá trình cạnh tranh, đảm bảo cho hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
nói riêng và của nền kinh tế nói chung đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên cần lưu ý


×