Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số bí quyết uống rượu giúp bạn không ảnh hưởng cho sức khỏe pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.15 KB, 5 trang )

Một số bí quyết uống
rượu giúp bạn không
ảnh hưởng cho sức khỏe
Trong những ngày đầu năm việc bạn bè tụ tập và thưởng thức bia rượu
liên tục. Xin mách bạn một vài bí quyết sau đây để khi uống bia rượu
không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: Vì nếu không sẽ làm tiêu hao một
lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong
máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ,
trụy tim mạch.
- Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Bởi nếu như thế sẽ làm tăng
nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.
- Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: Trong trà có thành phần tanin
kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho
dạ dày nhiều hơn.
- Không uống rượu, bia khi đói: Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong
dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say
hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống
hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi
cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.
- Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu
trắng… bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm
bạn say hơn.

- Không uống rượu, bia nhanh: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say
của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn
có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh
say hơn.
- Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: Nên uống nước ngay sau khi
uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh
quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không


bị say khi uống rượu.
- “Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn
hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của
nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những
tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu
vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn
trong rượu tới hoạt động của gan.
Mẹo giải rượu:
- Giấm: lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm
nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng
thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác
dụng giải rượu rất tốt.
- Củ cải trắng: lấy 1.000gr củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để
uống.
- Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.
- Cam: lấy 3 – 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép
thành nước uống
- Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh
ăn.
- Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.

Nước đỗ xanh giúp giải rượu rất tốt.
- Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 đến 5 quả chuối, như thế
vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu.
- Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.
- Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300gr dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu
rất tốt.
- Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc
nước ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.

- Đỗ xanh: lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay
nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.
- Khoai lang: lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường
thích hợp, trộn đều lên ăn.
- Nước cơm: Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải
rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác
dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ
tốt hơn.
- Mật ong: Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.

×