Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dân tộc học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.08 KB, 5 trang )

Mơn Dân tộc học đại cương
I. Nhân học là gì?
1. Thuật ngữ khoa học
Thuật ngữ “anthropology” được các học giả Châu Âu hiểu là khoa học về lịch
sử tự nhiên của con người (mà đối tượng của nó là các dân tộc sơ khai, các
giống người tiền sử). Vào thế kỷ XIX, xu hướng này lan ra nhiều nước ở Châu
Âu (Ví dụ ở Pháp, Paul Broca sáng lập trường nhân chủng học, ở Thuỵ Điển có
những bảo tàng nhân chủng học,...) Như thế, anthropology (nhân chủng học)
thời ấy đồng nghĩa với physical anthropology (nhân học hình thái).
Tuy nhiên, dường như các nhà khoa học thời ấy đã cảm thấy tính hữu hạn ở
những đặc điểm tự nhiên của con người. Mặt khác, những thành tựu của các nhà
nhân chủng học lại thường phụ thuộc rất nhiều vào những cuộc khai quật khảo
cổ học, vì thế, cơ hội thành đạt của các nhà khoa học này là rất hiếm. Thêm nữa,
nhu cầu căn bản của các nhà tài trợ cho các nhà khoa học thời đó khơng phải chỉ
là những đặc điểm cấu tạo hình thể của con người, mà là cái gì đó thực dụng
hơn, có ích hơn cho công cuộc xâm chiếm và mở rộng thuộc địa của họ: Đó
chính là những kiến thức tồn diện về xã hội của người bản địa.
Có lẽ đó chính là những lý do mà thuật ngữ nhân học xã hội (social
anthropology) và nhân học văn hóa (cultural anthropology) ra đời. Hai thuật
ngữ này được gộp chung vào thuật ngữ nhân học (từ này cũng được chuyển ngữ
từ từ anthropology với ý nghĩa chủ yếu là để phân biệt nó với nhân chủng học
hay nhân học hình thái).
2. Định nghĩa nhân học là ngành khoa học như thế nào?
Nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề
nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật.
Nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề
nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật.
Trong khoa học hiện đại có nhiều cách hệ thống hóa khác nhau các bộ môn của
nhân học. Về cơ bản nhân học bao gồm: khảo cổ học, dân tộc chí, dân tộc học,
văn học dân gian, ngơn ngữ học, nhân học hình thể và nhân học xã hội. Tập hợp
các bộ môn nhân học này dần dần được mở rộng, trong đó có thêm nhân học y


học (tâm lý học con người, di truyền học), sinh thái học con ngưịi .v.v... Cũng
có quan điểm cho rằng nhân học, với tư cách một ngành nghiên cứu khoa học,
là sự kết hợp giữa nhân học thuần túy, hay là lịch sử tự nhiên của con người


(bao gồm phôi thai học, sinh vật học, cơ thể học, tâm sinh lý học con người)
với: cổ tự học, hay là tiền lịch sử; dân tộc học (khoa học về sự phát tán của loài
người trên trái đất, hành vi và các phong tục của họ); xã hội học (khoa học
nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với nhau); ngôn ngữ học; thần thọai
học; địa lý học xã hội (nghiên cứu tác động của khí hậu và mơi trường tự nhiên
đến con người); nhân khẩu học (đưa ra số liệu thống kê về thành phần và sự
phân bố các cộng đồng dân số).
3. Các chuyên ngành trong nhân học
3.1. Nhân học sinh học
Chú ý đến khía cạnh sự tiến hóa của con người , đặc biệt là các khía cạnh
hóa như thế nào, tại sao lại thế, bộ não của con người được tiến triển ra sao
thông qua các hóa thạch , di hairconf lại, vết tích cổ xưa.
Tính đa dạng sinh học của lồi người , chú trọng ngiên cứu các cư dân
hiện đại , cố gắng mơ tả tính đa dạng hình thức , hình thái của con người thông
qua quan sát bằng mắt thường, phân tích , nghiên cứu bằng các loại máy móc.
3.2. Nhân học khảo cổ
Dựa vào các di vật đã qua khai quật được để nghiên cứu nhằm trả lời tất
cả các câu hỏi liên quan đến nghiên cứu con người mà nhà nghiên cứu văn hóa
chú ý đến.
Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp , đặt các xã hội trong mối liên quan với
mội trường.
-

Mục tiêu :


+ Đi tìm nguồn gốc của nơng nghiệp với tư cách nó là một sự thích nghi văn
hóa của con người.
+ Nghiên cứu các xã hội chưa có chữ viết , các xã hội tiền sử , nghiên cứu xã
hội hiện đại để so sánh với xã hội cổ xưa.
3.3. Nhân học ngôn ngữ
Ngôn ngữ mô tả : nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc cấu tạo như thế nào,
mối quan hệ của âm thanh, ngữ pháp với q trình giao tiếp ra sao.
Ngơn ngữ lịch sử : nghiên cứu sự tiến hóa của ngơn ngữ, q trình phát
triển và biến đổi của ngơn ngữ ra sao.


Ngôn ngữ xã hội: nghiên cứu mối quan hệ ngôn ngữ và các yếu tố xã
hội , ngôn ngữ , giới ngôn ngữ, giai cấp ngôn ngữ, dân tộc ngôn ngữ và đặc biệt
là ngơn ngữ văn hóa.
3.4. Nhân học văn hóa
Quan tâm đến các yếu tố xã hội và văn hóa của con người và xã hội lồi
người . điều quan tâm chính của nhân học văn hóa là văn hóa của con người ,
của các dân tộc, của nhân loại…
Nhân học văn hóa có một phương pháp phong phú bao gồm quan sát
người tham gia hay gọi là nghiên cứu thực địa, phỏng vấn và khảo sát.

II. Mối quan hệ giữa dân tộc học và nhân học
1. Mối quan hệ giữa dân tộc học và nhân học
Từ sau năm 1990, các nhà dân tộc học đã tự xem mình là các nhà nhân học văn
hố xã hội, trong khi các bộ môn dân tộc học hoặc giải thể để lập ra các bộ mơn
nhân học văn hố xã hội hoặc thêm vào tên gọi dân tộc học một thuật ngữ đi
kèm là nhân học
Và cũng từ đó, từ sau những năm 90 của thế kỉ XX, đặc biệt là sau thời điểm
đổi mới mở cửa 1986 ở Việt Nam các lí thuyết về nhân học Phương Tây được
áp dụng mạnh. Từ đó dân tộc học nước ta đổi mới cả về định nghĩa, đối tượng,

nhiệm vụ và phương pháo tiếp cận.
Hội nghị Nhân học quốc tế về Việt Nam tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày
15 đến 18/12/2007 đã đưa ra ý kiến về mối quan hệ giữa Dân tộc học và Nhân
học: Dân tộc học là một bộ phận của Nhân học; Nhân học là sự phát triển cao
của Dân tộc học; Dân tộc học và Nhân học có mối quan hệ mật thiết với nhau
và tồn tại song song… Nhưng một điều mà tất cả các nhà khoa học trên thế giới
đều thừa nhận là hai ngành khoa học này là ngành khoa học nhân văn, chuyên
nghiên cứu về các tộc người. Bên cạnh nghiên cứu các luận thuyết cơ bản về
nguồn gốc tộc người, quan hệ tộc người, quá trình tộc người..., Nhân học và
Dân tộc học còn đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu ứng dụng những vấn đề cấp


bách đang đặt ra trong xã hội hiện nay trên phạm vi vùng miền, quốc gia và trên
phạm vi toàn cầu.
Thực chất ngành nhân học Việt Nam hôm nay đã được xây dựng trên cơ sở
kế thừa truyền thống của khoa học dân tộc học vốn đã hình thành ở nước ta từ
đầu thế kỉ XX kết hộ với các truyền thống nhân học Âu – Mĩ hiện đại.
-

Dân tộc học chính là nhân học văn hóa và là một phần ngành của Nhân

học.
-

Dân tộc học có quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành khác của nhân học

như nhân học khảo cổ, nhân học ngôn ngữ, nhân học thể chất... Để nghiên cứu
về tất cả cộng đồng tộc người trên hành tinh, khơng phân biệt trình độ kinh tế xã hội, khu vực địa lí, dân tộc tiến bộ hay lạc hậu.
2. Xu hướng chuyển đổi từ dân tộc học sang nhân học ở nước ta
Khoảng từ giữa những năm 1990, Bộ môn Dân tộc học (Khoa Lịch sử, ĐHQG

Hà Nội) đã đề xuất một kế hoạch đổi mới nghiên cứu và giảng dạy dân tộc học,
trong đó nhấn mạnh yêu cầu cần thiết phải tách dân tộc học ra khỏi sử học thành
một bộ môn khoa học độc lập, đồng thời đổi mới hướng tiếp cận bị giới hạn
trong khn khổ của văn hố tộc người sang một tầm nhìn rộng hơn của nhân
học văn hố trong đó nhấn mạnh các quan tâm khoa học vào các cộng đồng
nông dân, nông thôn, và đô thị cũng như ứng dụng các kiến thức nhân học vào
quá trình phát triển cộng đồng. Đề xuất này đã không được Hội đồng khoa học
Khoa Lịch sử chấp nhận do khái niệm nhân học còn quá mới mẻ và lúc ấy nhiều
người còn chưa hiểu rõ đối tượng nghiên cứu của khoa nhân học cụ thể là gì.
Năm 2000, Quỹ Ford tại Hà Nội bắt đầu tài trợ một loạt dự án với kinh phí lên
tới hàng tỷ đồng nhằm trợ giúp Việt Nam đổi mới và nâng cao năng lực nghiên
cứu và giảng dạy dân tộc học ở Viện Dân tộc học, ở các bộ môn dân tộc học
thuộc ĐHQG Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và Hội Dân tộc học. Cũng
trong năm 2000, Bộ Giáo dục chính thức cung cấp mã ngành cho Nhân học với
mã số 523146. Năm 2003, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh chính thức thành lập
Khoa Nhân học và năm 2004, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội đổi tên Bộ môn Dân tộc học thành Bộ môn Dân tộc học và Nhân học, và
năm 2015 cho ra mắt Khoa Nhân học. Mặc dù chưa chính thức được chấp thuận


nhưng trong các giao dịch quốc tế, Viện Dân tộc đã dùng tên gọi mới Institute
of Anthropology thay vì Ethnology như trước đây.
Như vậy là từ những chuyển động đầu tiên đầy khó khăn ở Khoa Sử Đại học
Quốc gia Hà Nội, một thập kỷ sau người ta đã thấy cả hệ thống nghiên cứu và
đào tạo dân tộc học Việt Nam đang chuyển nhanh hơn về hướng nhân học văn
hố – xã hội, mặc dù chưa thấy có những thảo luận công khai và rộng rãi nhằm
thay đổi hay bảo lưu quan niệm, nội dung nghiên cứu và lý luận khoa học. Phản
ứng của các nhà nghiên cứu và quản lý khoa học trong nước về những đổi thay
này rất khác nhau. Có những ý kiến hoan nghênh việc tách dân tộc học ra khỏi
cơ cấu của khoa học lịch sử để tạo điều kiện cho dân tộc học phát triển thành

một ngành riêng. Cũng có ý kiến dứt khốt khơng muốn đổi dân tộc học thành
nhân học vì cho rằng đây là hai khoa học khác nhau trong khi có ý kiến lại cho
rằng khơng nên thay đổi ngành học khi mà chưa hiểu kỹ nó là cái gì, nhất là khi
sự thay đổi ấy lại nhận được viện trợ của nước ngồi.
Ban đầu, Bộ mơn Dân tộc học thuộc Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại,
sau đó sáp nhập vào Bộ mơn Khảo cổ học thành Bộ môn ghép Dân tộc học Khảo cổ học. Đến năm 1967, Dân tộc học được tách thành một bộ môn riêng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×