Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Giáo án Dân tộc học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.34 KB, 111 trang )

Chng I
NHNG VN CHUNG
I. Khỏi nim, i tng, nhim v v phng phỏp nghiờn cu dõn tc
hc
1.1. Thut ng, khỏi nim (Dõn tc hc l gỡ?)
- Dân tộc học là một ngành khoa học nhân văn. Trong lịch sử của nền khoa
học Thế giới, nó ra đời vào giữa thế kỷ XIX. Đối với nớc ta, nó lại còn non trẻ hơn
nữa. So với Thế giới, nó ra đời muộn hơn một thế kỷ.
Cũng nh nhiều ngành khoa học khác, thuật ngữ Dân tộc học (Ethnology) bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, nó gồm hai thành tố: cỏc nc mang truyn thng vn
húa Slave, ú l .
i vi cỏc nc mang truyn thng vn húa u M (nh Anh, Phỏp.) thỡ ú l
Ethnology (Ethnos = dõn tc; Logy = li núi, khỏi nim).
Hai thut ng ú, tuy khụng ging nhau, nhng ni dung vn l mt. Th m
lõu nay v mói cho n tõn bõy gi, trờn th gii khụng ớt nh khoa hc i lp hai
thut ng ny. Ngi ta nhn th mt cỏch sai lm rng:.
(Ethnography( thiờn v miờu t dõn tc; cũn Ethnology . Thiờn
v lý thuyt, ra nhng vn lý lun cú tm khỏi quỏt cao v cỏc dõn tc. Trờn
thc t, vic miờu t v vic ra cỏc lý lun khỏi quỏt khụng i lp nhau, m b
sung cho nhau. Vn l ch giỏ tr khoa hc ca vic miờu t v giỏ tr khoa hc
ra cỏc lý lun khỏi quỏt. Hn th na, Nu cụng trỡnh nghiờn cu chớ hn ch
trong s miờu t, thỡ giỏ tr khoa hc b hn ch. Cũn nu cụng trỡnh khoa hc thiờn
v lý thuyt m khụng cú cỏc s kin c th, tc l khụng cú s miờu t, thỡ nhng lý
lun tng quỏt ú cng khụng cú c s thc tin, nờn giỏ tr cng mong manh.
Mt iu rt may mn l gii Dõn tc hc Vit Nam ta 30 nm nay, khụng sa
vo quan im sai lm i lp. v Ethnology.
T thut ng c Hy Lp, ta cú th nờu nh ngha, Dõn tc hc l gỡ ?
Dõn tc hc l mt khoa hc nghiờn cu vn húa v sinh hot ca cỏc dõn tc
trờn tt c bc ng phỏt trin lch s ca cỏc dõn tc y.
1



đây nội hàm của khái niệm tộc ngời rất rộng nhng chủ yếu Dân tộc học
nghiên cứu về con ngời dới góc độ văn hoá, tức là các giá trị văn hoá vật thể và phi
vật thể liên quan đến đời sống con ngời, do con ngời sáng tạo nên. Chính vì lẽ đó mà
ngày nay, các nhà Dân tộc học hiện đại đã đổi từ khái niệm Dân tộc học (Ethnologythiên về mô tả) thành khái niệm Nhân học (Anthropology- nghiên cứu về bản chất
của xã hội loài ngời). Đó cũng đợc xem là bớc tiến lớn của Dân tộc học hiện đại về
phơng pháp cũng nh về mục đích.
1.2. i tng dõn tc hc
1.2.1. Dõn tc hc nghiờn cu tt c cỏc tc ngi c trỳ trờn trỏi t
Lỳc u ngi ta quan nim rng nhim v ch yu ca dõn tc hc l nghiờn
cu cỏc dõn tc cha cú ch vit, ang giai on s khai ca s phỏt trin kinh t xó hi. S d nh vy l vỡ dõn tc hc ra i trong thi k hng thnh ca ch ngha
thc dõn chõu u. Dõn tc hc trc ht cú nhim v nghiờn cu cỏc dõn tc c
phõn b trờn lónh th ngoi chõu u, i b phn l chm tin. Ni õy l a bn b
t bn chõu u xõm lc cp búc ti nguyờn, búc lt nhõn cụng, v dung lm th
trng tiờu th sn phm hng húa ca chớnh quc.
Trong trng hp nh vy, dõn tc hc mc nhiờn c em ra i lp vi
khoa hc lch s, l ngnh khoa hc cú nhim v nghiờn cu cỏc dõn tc phỏt trin,
cú ch vit, v cỏc ti liu bng ch vit c s dng nghiờn cu lch s dõn tc.
V dõn tc hc dng nh ch ly cỏc dõn tc khụng cú lch s lm i tng
nghiờn cu m thụi. Tht l sai lm khi phõn chia cỏc dõn tc trờn th gii ra lm hai
loi: cỏc dõn tc cú lch s (cú ch vit) v cỏc dõn tc khụng cú lch s (khụng cú
ch vit). õy l quan im phõn bit chng tc, phn khoa hc v phn ng v
chớnh tr.
Ngy nay, i b phn cỏc nh Dõn tc hc u quan nim rng i tng Dõn
tc hc l tt c cỏc dõn tc, cỏc dõn tc phỏt trin cng nh cỏc dõn tc chm phỏt
trin, cỏc dõn tc cú s dõn ụng, cng nh cỏc dõn tc cú s dõn ớt i, cỏc dõn tc
ang tn ti, k c cỏc dõn tc sau mt thi gian tn ti, trong nhng iu kin ch

2



quan và khách quan cụ thể nào đó đã biến khỏi vũ đài lịch sử như các dân tộc Inca,
Maia, Axteki ở Trung và Nam Mĩ.
Cần nói thêm rằng ở các nước nói tiếng Đức, dân tộc học bao gồm 2 ngành khoa
học, một ngành khoa học nghiên cứu chính dân tộc Đức “Volkerkunde”.
Ở các nước công nghiệp phát triển, đã có một thời thịnh hành quan niệm dân tộc
học chỉ nghiên cứu cư dân vùng nông thôn, còn thị dân dường như để dành cho xã
hội học. Cũng như đã có một thời gian, người ta quan niệm dân tộc học chủ yếu
nghiên cứu xã hội nguyên thủy và tàn dư của nó trong xã hội có giai cấp, còn các dân
tộc không phải dã man, mà đã đạt trình độ văn minh, với sự xuất hiện giai cấp và nhà
nước thì dường như là lĩnh vực chủ yếu nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội
và nhân văn.
Những nhận thức trên đây dần dần được khắc phục trong quá trình phát triển
của tri thức khoa học loài người. Ngày nay những quan điểm nêu trên không còn là
quan điểm chính thống, đã bị đông đảo giới khoa học phủ nhận.
1.2.2. Dân tộc học nghiên cứu các hình thức sinh hoạt và văn hóa hình
thành trong lịch sử của tất cả các dân tộc
Khái niệm sinh hoạt ở đây phải được hiểu là các hình thức đã ổn định, đã trở
thành thói quen, đã có tính chất ''truyền thống'' của sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt xã
hội. Hình thức dân tộc của một tộc người là cái riêng có của họ, là đặc điểm của họ;
nó thường phân biệt hẳn với hình thức sinh hoạt của các tộc người khác, ngay cả với
dân tộc sống bên cạnh.
Khái niệm văn hóa càng phức tạp hơn. Theo ngôn ngữ dân tộc học thì cái gọi là
văn hóa phải được hiểu là cái bao gồm tất cả những gì do lao động và sự sáng tạo do
con người làm ra, tức là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sản
sinh ra được. Khái niệm ''văn hóa vật chất'' dùng để chỉ tất cả những gì do bàn tay
con người làm ra như công cụ lao động, quần áo, đồ trang sức, công trình xây dựng,
phương tiện vận chuyển, vũ khí. Khái niệm ''văn hóa tinh thần'' dùng để chỉ những
gì do con người có thể sinh ra bằng lao động trí óc của mình, gồm tín ngưỡng, sáng
tác, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, khoa học, triết học, đạo đức...

3


Ranh giới giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ có tính chất quy ước,
bởi vì nhiều dạng văn hóa tinh thần thường được thể hiện bằng đối tượng vật chất
như tranh ảnh, vật điêu khắc, tài liệu viết... là những cái đôi khi được sủ dụng để tái
hiện trong ý thức tập thể của quần thể một thông tin nào đó. Với sự phát triển của
văn tự, vai trò của văn hóa tinh thần ghi bằng vật chất trở nên cực kỳ to lớn. Mối liên
hệ mật thiết giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần còn biểu hiện ngay cả trong
lĩnh vực sáng tác âm nhạc (nhạc cụ, ghi chép nhạc...) nữa.
Đôi khi người ta cũng dùng đến khái niệm ''văn hóa xã hội'' để biểu thị các hình
thức của đời sống xã hội và đời sống gia đình. Nhưng thường thì các hình thức đó
của đời sống xã hội và đời sống tinh thần được gọi một cách giản đơn là ''sinh hoạt
xã hội'', ''sinh hoạt gia đình''....
Với khái niệm ''văn hóa'' hiểu rộng như vậy, rõ ràng tất cả các dân tộc trên trái
đất đều có văn hóa có khác chăng trình độ phát triển văn hóa của họ có khác nhau. Ở
một số tộc người vì sống trong hoàn cảnh lịch sử khó khăn nên văn hóa phát triển
yếu hơn, chậm hơn, còn có một số người tộc khác thì nhờ sống trong điều kiện thuận
lợi nên văn hóa phát triển nhanh chóng hơn. Nhưng cũng không được quên rằng
trình độ văn hóa của các tộc người cũng như sự phân biệt về văn hóa giữa các tộc
người đều rất dễ khả biến.
Dân tộc học không chỉ phân biệt trình độ phát triển văn hóa mà phải biết phân
biệt cả đặc điểm văn hóa của mỗi tộc người. Thậm chí ngay cả cùng một trình độ
phát triển, những đặc điểm văn hóa cũng có thể không giống nhau. Đặc tính và đặc
điểm văn hóa của mỗi tộc người được hình thành trên những yếu tố mà người ta gọi
là truyền thống tộc người bao gồm tất cả những đặc trưng văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần và đặc trưng cổ truyền trong sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội.
Dân tộc học không phải chỉ quan tâm nghiên cứu những sự khác nhau trong văn
hóa và sinh hoạt của các tộc người. Nó còn chú ý nghiên cứu cả những đặc điểm
giống nhau lặp lại trong văn hóa và sinh hoạt ở nhiều tộc người khác nhau hoặc ở tất

cả các tộc người để từ đó có thể rút ra quy luật vận dộng của văn hóa. Nhận thức các
4


quy luật đó còn có thể giúp ta hiểu rõ hơn các quy luật chung của quá trình phát triển
lịch sử của loài người.
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, nền văn hóa của nhân loại
là không giống nhau... Ở thời cổ đại, trong xã hội công xã nguyên thủy, văn hóa của
các bộ lạc hay nhóm bộ lạc là thuần nhất. Trong xã hội giai cấp, có sự phân đôi trong
văn hóa của tộc người - văn hóa và sinh hoạt của giai cấp thống trị khác với văn hóa
giai cấp bị thống trị, thậm chí có sự khác biệt rõ rệt, ví dụ như văn hóa của người nô
lệ khác với văn hóa của bọn chủ nô.
Thời đại phong kiến, văn hóa của nông dân, văn hóa của qúy tộc khác nhau. Ở
thời đại tư bản, văn hóa của công nhân khác biệt với văn hóa của tư sản. Lênin viết:
''Có hai văn hóa dân tộc trong mỗi nền văn hóa dân tộc''.
1.2.3. Xác định khái niệm về dân tộc, tộc người
Vậy thuật ngữ dân tộc được dùng ở đây để chỉ đối tượng nghiên cứu của dân tộc
học, phải được hiểu như thế nào?
Cố nhiên trước hết ta không đồng nhất khái niệm dân tộc với nhân dân. Cũng
không đồng nhất khái niệm dân tộc với tất cả cư dân trong một quốc gia như Liên
bang Xô Viết (trước đây), dân tộc Trung Hoa, hoặc dân tộc Việt Nam, bao gồm tất
cả các dân tộc thành viên của các quốc gia nói trên. Đây là dân tộc – chính trị, dân
tộc – quốc gia.
Điều cần nói hơn là thuật ngữ dân tộc ở đây không phải chỉ một khối cộng đồng
người như Stalin đã định nghĩa năm 1913 trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và vấn đề
dân tộc: “Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa
trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành
tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa”.
Đối với Việt Nam trong khi giới khoa học còn bị ràng buộc bởi định nghĩa của
Stalin, thì chính đồng chí Lê Duẩn từ 1966 đã nêu lên quan điểm cho rằng: “Ở Việt

Nam dân tộc hình thành từ khi lập nước, chứ không phải khi chủ nghĩa tư bản nước
ngoài xâm nhập vào Việt Nam”
5


Dưới ánh sang của thực tiễn, bây giờ người ta thấy rõ ràng nếu theo định nghĩa
của Stalin, thì Do Thái không phải là một dân tộc, vì không có cộng đồng lãnh thổ và
kinh tế, vì trước đây họ ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhưng trên thực tế họ là một
dân tộc. Nếu không thì làm sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi Liên hiệp quốc
có chủ trương thành lập nhà nước của người Do Thái, thì quốc gia này đã hình thành
nhanh chóng, và trong một thời gian ngắn trở thành đồng minh của Hoa Kỳ ở Trung
Cận Đông. Cũng như vậy, nếu thao định nghĩa của Stalin thì ở nước ta, trong hoàn
cảnh các dân tộc cư trú xen kẽ và phân tán cao độ, thì danh mục các dân tộc nước ta
làm sao lên được con số 54. Trong điều kiện như vậy làm sao thực hiện được chính
sách dân tộc đúng đắn và sáng tạo của Đảng với các nguyên tắc cơ bản: Bình đẳng –
đoàn kết – tương trợ giúp nhau cùng phát triển.
Vì vậy, thuật ngữ dân tộc trong dân tộc học cần được hiểu, đó là tộc người,
tiếng Hy Lạp là Ethnos, .................., Ethnie. Và như vậy thuật ngữ Tộc người được
dung để thay thế sơ đồ cấu trúc bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Dưới hình thái kinh tế - xã
hội nào, dù là cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, hay tư sản, hoặc
xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ tộc người đồng nghĩa với thuật ngữ dân tộc.
Đây là một khái niệm phức tạp và xác định nó là một điều không dễ. Chỉ có thể
nêu ra những đặc trưng bản chất mà tổng thể là cái quy định đặc tính của tộc người
(cộng đồng tộc, dân tộc). Thuộc về những đặc trưng đó thường có ngôn ngữ, lãnh thổ
tộc người, đặc điểm sinh hoạt và văn hóa, nguồn gốc, y thức tự giác tộc người. Trong
những thời kỳ khác nhau của sự phát triển, ở một số dân tộc, một đặc trưng nào đó sẽ
được nổi lên trong đặc điểm của tộc người.
1.3. Nhiệm vụ của dân tộc học
Khoa dân tộc hoc nghiên cứu tất cả các dân tộc trên trái đất với các mặt khác
nhau trong đời sống của họ, là một khoa học bao gồm những vấn đề rất đa dạng. Để

phục vụ nhiệm vụ cách mạng, phục vụ chính sách bình đẳng dân tộc theo nguyên tắc
chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc học đặt lên hàng đầu nghiên cứu các vấn đề sau:
1.3.1. Nghiên cứu thành phần tộc người của cư dân trong từng nước và toàn
thế giới
6


Trên thế giới chỉ có vài nước có thành phần tộc người, còn lại đều là quốc gia đa
dân tộc. Cho nên việc vấn đề xác định tộc người không phải đơn giản. Ngoại dân tộc
đa số, còn có những dân tộc thiểu số nào trong một quốc gia, đó là ai, có bao nhiêu,
những nhóm địa phương nào là của cùng một tộc người, tiêu chuẩn nào để phân định
thành phàn dân tộc. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi giải quyết thành phần tộc
người ở vùng biên cương nơi mà thành phần tộc người sống xen kẽ nhau. Trong
những trường hợp đó, vấn đề thường mang một tính chất gay go không chỉ về mặt
khoa học mà cả về chính trị. Chính vì vùng biên cương có nhiều thành phần tộc
người phân bố xen kẽ mà nhiều lần xẩy ra xung đột, tranh chấp về mặt thành phần
tộc người của cư dân và các thế lực phản động cũng lợi dụng để kích động, chia rẽ và
xâm lược.
Ở nước ta vấn đề nói trên cũng rất quan trọng về mặt thực tiễn. Đó là việc phục
vụ cho việc thực hiện chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng.
1.3.2. Nghiên cứu nguồn gốc tộc người và lịch sử của các tộc người
Khi muốn đề cập đến việc nghiên cứu có hệ thống một tộc người cụ thể nào đó
thì vấn đề cần phải đặt ra là vấn đề nguồn gốc tộc người. Ở những mức độ khác
nhau, vấn đề này đụng chạm đến nhiều nghành khoa học: Sử học, khảo cổ học, nhân
loại học, ngôn ngữ học. Muốn giải quyết vấn đề thì phải vận dụng tài liệu của các
nghành khoa học trên, tài liệu về các loại hình nhân chủng phổ biến trong tộc người
(nhân học), tài liệu di tích vật chất cổ mà đời sống tổ tiên tộc người hoặc đời sống
của tộc khác đã từng ở trên lãnh thổ đó trước kia còn để lại (khảo cổ học), chứng cứ
rút ra từ tài liệu thành văn (sử học), chuyện cổ của các dân tộc, tài liệu về văn hóa vật
chất và tinh thần khác. Với tất cả các điều nói trên, vấn đề nguồn gốc tộc người luôn

là vấn đề phức tạp, hầu như luôn ghép lại bằng những thành tố tộc người khác nhau.
Nguồn gốc hình thành tộc người được diễn ra trong cả một quá trình lâu dài và
phức tạp, là một quá trình ''lịch sử tộc người'', trong đó thường khó phân biệt được
các giao điểm. Lịch sử tộc người gắn liền với lịch kinh tế xã hội , lịch sử chính trị và
lịch sở văn hóa của tộc người. Ví dụ, tổ tiên của người Pháp xưa kia vốn nói tiếng
Xentơ, nhưng họ đã Rôman hóa trong thời kỳ La Mã thống trị, và ngôn ngữ của
7


người pháp ngày nay là ngôn ngữ Rô ma còn có thể thay đổi cả tên gọi. Cũng ví dụ
người Pháp, họ đã lấy tên France của người Giéc manh là những người trước kia đã
thôn tính lãnh thổ họ. Trong quá trình tiến hóa tộc người, cái gọi là ''loại hình cộng
đồng tộc người'' cũng thay đổi từ bộ lạc sang liên minh bộ lạc, sau này cùng với sự
tan rã của chế độ công xã thị tộc các liên minh bộ lạc chuyển sang bộ tộc. Do kết quả
của sự phát triển các quan hệ tư bản chủ nghĩa, xuất hiện ''dân tộc''.
1.3.3. Nghiên cứu chế độ công xã nguyên thủy
Vấn đề này không chỉ có tầm quan trọng về mặt sử học. Bằng việc nghiên cứu
hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên này, góp phần xây dựng lại một giai đoạn xa xưa
của lịch sử loài người. Nó cũng thu hút sự chú y của những con người biết suy nghĩ.
Nguyên nhân chính là vì tất cả các hiện tượng của đời sống con người như các hình
thức sơ khai của xã hội, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học đều bắt nguồn từ thời cổ đại
xa xưa. Thời đại này, phần nào có thể nghiên cứu được nhờ các cuộc khai quật khảo
cổ. Tuy nhiên, khảo cổ học chỉ có thể cho chúng ta những vật chết và câm. Với tài
liệu này, chúng ta chỉ có thể những phán đoán đến một chừng mực nhất định về kỹ
thuật, nghệ thuật, về các hình thái kinh tế sơ khai, về các công trình xây dựng và các
mặt khác của nên văn hóa vật chất. Còn về đời sống xã hội và cả văn hóa tinh thần
nữa của thời đại nguyên thủy thì tất cả những gì chúng ta biết được, đều gần như duy
nhất dựa vào tài liệu dân tộc học, nghĩa là nhờ vào sự nghiên cứu các hình thái chế
độ xã hội còn được giữ lại ở những tộc người cho đến ngày nay còn ở trong tình
trạng phát triển thấp trên thế giới. Thị tộc mẫu hệ, các hình thái sơ khai của hôn nhân

và gia đình, sự phân biệt theo lứa tuổi và giới tính, tổ chức xã hội và tập quán Pháp
thời tiền giai cấp... tất cả những cái đó, chúng ta biết được chỉ là nhờ tàn dư của
chúng cho đến nay vẫn còn được giữ lại ở các thổ dân châu Đại dương, châu Mỹ,
châu Phi mà thôi. Nhà dân tộc học Mỹ nổi tiếng L.H.Moóc gan là người đầu tiên
(vào những năm 70 của thế kỷ XIX) đã vạch ra nguồn tài liêu đó để nghiên cứu thời
cổ đại và Moóc gan đã giành được một loạt quan sát quan trọng về người Indian Bắc
Mỹ, đã được Ăng ghen phát triển và bổ sung trong tác phẩm ''nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước'' của người.
8


Việc nghiên cứu tàn dư các giai đoạn lịch sử thời sơ kỳ còn để lại trong đời sống
các dân tộc hiện đại, còn có mặt thực tiễn. Các tàn dư đó hiện nay vẫn còn tồn tại dai
dẳng (hay cách đây không lâu vẫn tồn tại dai dẳng) trong đời sống các dân tộc ở
nước ta, cho nên ta cũng phải chú y vai trò của chúng trong đời sống hiện tại, có ảnh
hưởng như thế nào đối với công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới.
Trong một số trường hợp, vai trò xấu của tàn dư đó quá rõ ràng, ví dụ, các trật
tự phụ quyền khinh người phụ nữ trong gia đình và trong đời sống xã hội, các hình
thức bóc lột dưới dạng tương trợ trong dòng họ, tác hại tàn dư của các tín ngưỡng tôn
giáo mà gốc rễ từ một quá khứ xa xưa... cần phải đấu tranh loại bỏ. Một số trường
hợp khác, những tập tục tốt đẹp trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội,tập tục lao
động tập thể, sở hữu tập thể của công xã có thể một số vai trò tích cực trong công
cuộc hợp tác hóa và tập thể hóa... có thể phê phán kế thừa.
1.3.4. Nghiên cứu các di sản quý giá hình thành trong lịch sử nền văn hóa
các tộc người
Chúng ra phải thừa nhân rằng, mỗi tộc người kể cả những dân tộc ít người và
chậm tiến đều có bản sắc riêng của mình, thể hiện trong các giá trị văn hóa vật chất
(loại hình kiến trúc, y phục trang sức, kỹ thuật thủ công... ) trong văn học nghệ thuật,
phong tục tập quán, một số tri thức dân gian như trong y học dân gian, phán đoán
thời tiết... và trong đời sống muôn màu của tộc người, các tộc người đa số hay thiểu

số, phát triển hay chậm tiến đều có hoặc đã có cái gì đã đóng góp cho kho tàng văn
hóa thế giới, dù rằng phần đóng góp đó của các tộc người là không giống nhau.
Khi nghiên cứu văn hóa các tộc người cần phải phân biệt trong đó tất cả cái gì là
tích cực, lành mạnh, là điều rất quan trọng. Nó giúp cho việc làm cho các dân tộc
hiểu biết lẫn nhau, tránh được sai lầm kỳ thị tộc người. Nó sẽ tập cho chúng ta thói
quen có thái độ trân trọng đối với lao động và sự sáng tạo của mỗi tộc người.
1.3.5. Nghiên cứu đời sống xã hội chủ nghĩa hiện đại là vấn đề cực kỳ quan
trọng

9


Việc nghiên cứu các hình thức mới của sinh hoạt và văn hóa đang biến đổi như
thế nào, đang hình thành như thế nào và quá trình đó đang diễn ra trước mắt chúng ta
ra sao là những vấn đề đặc biệt quan trọng.
Tầm quan trọng của nhiệm vụ này, không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức mà
cón cả mặt thực tiễn. Các hình thức mới của sinh hoạt ra đời không phải luôn luôn
bằng con đường bằng phẳng và lành mạnh. Giữa cái mới và cái cũ đấu tranh với
nhau, cuộc sống đặt ra những vấn đề thực tiễn nhiều khi rất gay gắt, phần lớn các vấn
đề đó không giải quyết được nếu không có một sự nghiên cứu kỹ càng. Thuộc về
những vấn đề nói ở đây, trước hết là vấn đề đời sống gia đình, vấn đề hôn nhân và
quan hệ nam, nữ, vấn đề giáo dục con cái, vấn đề hình thành tiêu chuẩn đạo đức mới.
Việc nghiên cứu các hình thức văn hóa vật chất hiện đang du nhập vào đời sống của
nhân dân, như các loại hình nhà cửa mới, các kiểu thiết bị nhà ở, các mốt quần áo...
trong việc nghiên cứu đó, cần có một sự hiểu biết đúng đắn về tập quán tộc người đã
hình thành trong lịch sử.
1.2.6. Nghiên cứu quá trình tộc người hiện nay
Những biến đổi to lớn đang diễn ra khắp thế giới về các mặt kinh tế, chính trị,
xã hội.... đã đưa đến một kết quả là giữa các tộc người trong sự phát triển tộc người
cũng có những đặc điểm theo từng khu vực lãnh thổ. Đó chính là quá trình cô kết tộc

người, làm vững thêm khối cộng đồng tộc người và quá trình hòa hợp liên hợp tộc
người. Trong các nước xã hội chủ nghĩa như nước ta chẳng hạn, quá trình này gắn
liền với việc nâng cao mức sống kinh tế và văn hóa của nhân dân, còn ở các nước
thuộc địa và phụ thuộc nó gắn liền với cuộc sống đấu tranh giải phóng dân tộc, một
loại hình cộng động kiểu mới được gọi là ''cộng đồng tộc người - chính trị''. Nghiên
cứu những hiện tượng đó không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức, bởi vì quá trình
này đang diễn ra trước mắt chúng ta, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, không nên
vì một lý do chủ quan nào đó mà ép dân tọc đi theo con đường phát triển tộc người
ngược với tiến trình phát triển lịch sử có quy luật của sự vật.

10


Tóm lại: dân tộc học là một ngành khoa học, nghiên cứu sự giống nhau và
khác nhau của tất cả các dân tộc trên thế giới, qua đó nói lên quá trình biến đổi của
các dân tộc trong trường kỳ lịch sử nhân loại, từ thời xa xưa cho đến tận hôm nay.
Ở Việt Nam, ngành dân tộc học ra đời từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX.
Từ khi ra đời nó đã được sự lãnh đạo và rất quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, nên đã lớn mạnh không ngừng về tổ chức, cán bộ chuyên ngành, về đào tạo và
nghiên cứu khoa học. Nhờ có đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Đảng,
nên dân tộc học Việt Nam đã tránh được ảnh hưởng độc hại của các trường phái dân
tộc học tư sản như chủ nghía chủng tộc, chủ nghĩa thiên di, trường phái chức năng,
chủ nghĩa cấu trúc…
Từ khi ra đời đến nay, dân tộc học Việt Nam ngày càng bám sâu vào cuộc
sống của đại gia đình các dân tộc nước ta, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ của dân tộc học Việt Nam được thực hiện trong thời gian qua thể
hiện rất rõ hệ thống các đề tài nghiên cứu và trong các ấn phẩm dân tộc học được
xuất bản.
Đối với việc nghiên cứu dân tộc hiện nay, nhiệm vụ dân tộc học càng cấp thiết

và nặng nề. Phải xác định đây là một nhiệm vụ chủ yếu, cơ bản của dân tộc học. Nó
nói lên tính chính trị, tính thời sự, tính thực tiễn của ngành khoa học này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu dân tộc học
Đối với dân tộc học, nguồn tư liệu chủ yếu và quan trọng nhất cho việc nghiên
cứu một dân tộc là sự quan sát trực tiếp thường được gọi là quan sát điền dã sinh
hoạt của các dân tộc dưới mọi hình thức khác nhau của nó.
Quan sát điền dã hay công tác điền dã của nhiều nhà dân tộc học có nhiều hình
thức sau:
+ Quan sát thẳng, trực tiếp.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động này của nhân dân địa phương.
+ Hỏi chuyện những người biết được việc hay đại biểu của cư dân.
11


Tất cả những tài liệu thực tế đó nhà dân tộc học phải ghi lại dưới hình thức bút
ky trong một cuốn ''nhật ký điền dã''.
+ Ngoài ra tùy theo khả năng còn có thể dùng các hình thức ký họa, chụp ảnh,
quay phim, ghi âm. Tùy theo khả năng cũng nên sưu tập tài liệu hiện vật như đồ
dùng trong đời sống, đồ trang sức, quần áo, đồ thủ công ... Những sưu tập này được
đưa vào viện bảo tàng.
Có hai phương thức điền dã chủ yếu: Một là đi khảo sát, bao gồm những cuộc
đi ít hay nhiều ngày và ở lưu lại một điểm hay một số điểm. Hai là khảo sát tại trạm
tức là khảo sát tại một chỗ, có chỗ ở ổn định hay lưu lại một thời gian dài. Thường
người ta kết hợp hai phương pháp lại với nhau.
Mặc dầu phương pháp điền dã là chủ yếu, nhưng công việc của nhà dân tộc
học không chỉ dừng lại ở đó. Nhà dân tộc học cũng nghiên cứu các tư liệu hiện vật
bảo tàng đã được sưu tập. Nhà dân tộc học cũng nghiên cứu các tư liệu thành văn
được công bố hoặc đang lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ. Giai đoạn làm việc này rất
quan trọng đối với nhà dân tộc học, vì phạm vi tài liệu mà bản thân nhà dân tộc học
quan sát được lúc nào cũng là ít.

II. Mối quan hệ giữa dân tộc học với khoa học khác
Dân tộc học là một trong những bộ môn của khoa học lịch sử, tiếp cận với các
khoa học xã hội nói chung, dân tộc học đều có mối liên hệ chặt chẽ thậm chí còn
lồng vào nhau nữa.
2.1. Mối quan hệ giữa dân tộc học với sử học
Dân tộc học quan hệ chặt chẽ với khoa học lịch sử khi nghiên cứubtoocj người
thời kỳ xã hội nguyên thủy, cũng như khi nghiên cứu lịch sử tộc người.
Sử học dựng lại hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên chủ yếu dựa vào tài liệu dân
tộc học, tài liệu miêu thuật sinh hoạt các dân tộc chậm tiến, hiện đại lịch sử của mỗi
tộc người đều bắt đầu với vấn đề nguồn gốc tộc người, mà vấn đề này lại là vấn đề
dân tộc học. Khi tìm hiểu quá trình phát triển lịch sử của tộc người, nhà sử học cũng
phải chú ý đến những biến đổi trong kiểu sống và văn hóa của dân tộc - như vậy nhà
sử học đã đụng phải vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc học. Ngược lại, nhà dân tộc học
12


muốn nghiên cứu đầy đủ mọi mặt sinh hoạt của dân tộc mà họ quan tâm thì cũng
phải dùng đến các chứng cứ thành văn về những thời đại phát triển trước kia của dân
tộc, cũng buộc đều phải nghiên cứu các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa... Điều đó có
nghĩa là nhà dân tộc học cũng đã trở thành nhà sử học thực sự. Tuy vậy, đối tượng
nghiên cứu chính của nhà dân tộc học vấn chủ yếu là lịch sử tộc người, nghĩa là lịch
sử hình thành và phát triển của cộng đồng tộc người.
2.2. Mối quan hệ giữa dân tộc học với khảo cổ học
Nghiên cứu nguồn gốc dân tộc của dân tộc nào đó, nhà dân tộc học phải
thường xuyên sử dụng tài liệu của khảo cổ học. Cũng tương tự như vậy, nhà khảo cổ
học muốn khôi phục lại quá khứ của tộc người, bao gồm cả khi muốn xác định hiện
vật khảo cổ đó thuộc về tộc người nào, thì phải sử dụng rộng rãi tài liệu của dân tộc
học.
Sưu tầm nghiên cứu các di vật trong mỗi miền đất đai đang có một dân tộc nào
đó sinh tụ, là việc của nhà khảo cổ học. Nhà khảo cổ học nghiên cứu vấn đề tính kế

tục lịch sử của cư dân trong miền đất đai đó cũng như nền văn hóa của họ. Nhưng vì
các di vật sưu tầm được bằng các cuộc khai quật khảo cổ thường không được trọn
vẹn, cho nên muốn phán đoán xem một di vật nào đó vốn là thế nào, nó đã dùng làm
gì thì nhà khảo cổ học nhất thiết phải vận dụng các tài liệu dân tộc học tương đồng
còn tìm thấy ở miền đất đai đó hay ở một miền đất đai khác. Ngược lại, nhà dân tộc
học muốn hiểu rõ bộ mặt văn hóa và sinh hoạt của tộc người mà mình quan tâm đã
hình thành trong lịch sử như thế nào, thì họ cũng đối chiếu so sánh những di vật khảo
cổ mà cuộc sống của cư dân trong miền đất hay địa phương hãy còn sử dụng.
2.3. Mối quan hệ giữa dân tộc học với ngôn ngữ học
Mối quan hệ này rất chặt chẽ: Vì ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng của tộc
người, cho nên khi hiểu ngôn ngữ của các tộc người với nhau thì nhà dân tộc học có
thể hiểu được mối liên hệ lịch sử và văn hóa giữa các tộc người. Người sáng lập ra
trường phái phương pháp so sánh ngôn ngữ lịch sử là J.Gơ - rim đã nói ''về tình hình
các dân tộc, có một chứng cứ sinh động hơn cả những bộ đầu lâu, những công cụ và
mộ táng. Đó là ngôn ngữ các dân tộc''. Còn phần các nhà ngôn ngữ học, khi nghiên
13


cứu một ngôn ngữ nào đó, cũng không thể không dựa vào các tư liệu dân tộc học về
các tộc người nói ngôn ngữ đó. Nếu không thế thì nhà ngôn ngữ học không thể nào
hiểu được đúng đắn nghĩa của mỗi từ, nghĩa của mỗi thành ngữ có quan hệ đến
những hiệ tượng của đời sống xã hội.
2.4. Mối quan hệ giữa dân tộc học với văn học
Với văn học, dân tộc học có quan hệ qua văn học dân gian là môn khoa học
nghiên cứu về các sáng tác văn học dân gian cổ truyền. Văn học dân gian là một bộ
môn riêng biệt cảu dân tộc học và dĩ nhiên, mỗi nhà văn học dân gian đồng thời cũng
là một nhà dân tộc học. Tuy nhiên, như mọi người đều biết, sáng tác dân gian cổ
truyền cũng là nền thức ăn nuôi dưỡng nền văn học (chuyên nghiệp). Phần lớn các
nhà văn, mỗi người theo cách riêng của mình, vẫn tìm đề tài và chủ đề cho các tác
phẩm của mình từ trong sáng tác dân gian và cải biên các vốn đó. Sáng tác dân gian

thường để một dấu ấn đặc biệt trên ngôn ngữ các tác phẩm văn học. Vì vậy, văn học
dân gian (đồng thời cũng được coi là một phần của khoa học nghiên cứu văn học),
một mặt gắn liền với dân tộc học.
2.5. Mối quan hệ giữa dân tộc học với nghệ thuật
Giữa dân tộc học với nghiên cứu nghệ thuật và các lĩnh vực chuyên môn của
nghệ thuật như lịch sử âm nhạc, lịch sử hội họa, lịch sử điêu khắc, lịch sử kiến trúc
cũng có một mối quan hệ tương tự.
Tất cả các nghệ thuật trên vốn lớn lên từ nhiều cội nguồn dân gian.
Trong âm nhạc, mỗi sáng tác đều vang vọng những mô típ của giai điệu dân
gian. Các nhà nghệ thuật đều tìm đề tài trong cuộc sống. Phong cách của công trình
kiến trúc gần như luôn luôn là kết quả cải biến bằng hình thức nào đó của kiến trúc
dân gian. Vì vậy, những người làm nghệ thuật chuyên nghiệp không tránh khỏi buộc
phải tìm hiểu không chỉ các nghệ thuật chuyên nghiệp mà cả các nghệ thuật dân gian
nữa.
Dân tộc học như vậy là một trong những bộ môn khoa học lịch sử xã hội và
nhân văn, nó có quan hệ chặt chẽ với nhiều khoa học xã hội khác. Nhưng đồng thời,
dân tộc học cũng có quan hệ với cả một vài nghành khoa học tự nhiên, hầu như tạo
14


thành một cái mắt xích liên hợp rõ rệt hay là một nhịp cầu giữa lĩnh vực khác của tri
thức.
2.6. Mối quan hệ giữa dân tộc học với địa lý học
Dân tộc học đặc biệt gần gũi với khoa địa lý học nói đúng hơn là với một
ngành của địa lý học được gọi là địa lý nhân văn địa phương.
Để nghiên cứu một dan tộc, cần phải hiểu rõ điều kiện sinh sống của họ, trước
hết là địa lý bao quanh con người (khí hậu, địa hình, thảm thực vật, quần động vật).
Thiếu sự hiểu biết đó sẽ không hiểu được kinh tế, sinh hoạt và văn hóa của tộc
người. Trái lại, nhà địa lý học, nghiên cứu về một miền nào đó cũng không chỉ ra đời
những người dân ở đó, bởi vì con người không phải chỉ là một phần mà còn là một

nhân tố tích cực thay đổi cả cảnh quan địa lý đó bằng hành động của mình. Những
lĩnh vực tiếp cận nhau, lồng vào nhau một cách chính đáng như nhau trong cả hai
khoa học được gọi là '' Địa lý nhân văn'' ''Địa lý tộc người'' ''Dân tộc hôc địa lý''
''Nhân học địa lý''.
2.7. Mối quan hệ giữa dân tộc học với nhân học.
Nhân học là một khoa học nghiên cứu về thể chất của con người, trong tất cả
các nghành của nhân học thì tiếp cận gần nhất với dân tộc học là nghành ''chủng tộc''
tức là nghành khoa học về các chủng tộc về đăc điểm và sự khác nhau về chủng tộc
(''nhân học - tộc người'').
Ở một số nước Anh và Mỹ, toàn bộ khoa dân tộc học thường được đưa vào
khái niệm ''nhân học'' mở rộng được coi như là một khoa học chung về con người và
người ta chia ra thành ''nhân học thể chất'' và ''nhân học xã hội'' (hay ''văn hóa''), tức
cái mà chúng ta gọi là dân tộc học. Tuy nhiên nhiều nước không chấp nhận khái
niệm ''nhân học'' mở rộng như vậy, tuy vẫn thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa
''nhân học'' và ''dân tộc học''.

15


Tham khảo thêm
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI DÂN TỘC
Dân tộc là những tạp đoàn người không chỉ gắn bó với nhau bằng một yếu tố mà là
nhiều yếu tố, cho nên việc phân loại cũng có nhiều cách khác nhau:
1. Phân loại dân tộc theo nguyên tắc ngôn ngữ
Trong các cách phân loại các dân tộc, đây là cách là cách được áp dụng phổ biến
nhất. Vì ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của bất kỳ loại hình cộng đồng tộc
người nào. Qua cách phân loại này cũng một phần nào nói lên mối quan hệ tộc người với
nhau về lịch sử. Tuy nhiên, dựa trên nguyên tắc ngôn ngữ cũng có nhiều cách phân loại như
phân loại theo hình thái học, căn cứ chủ yếu vào cơ cấu của vị trí và cú pháp câu. Cách
phân loại theo phổ hệ căn cứ vào mức độ xa gần giữa các ngôn ngữ.

2. Phân loại các dân tộc theo nguyên tắc địa lý
Vì thông thường dân tộc nào cũng cư trú trên một lãnh thổ nhất định (từ đó người ta
xây dựng bản đồ dân tộc học), nên phân loại các dân tộc theo nguyên tắc địa ly là điều dễ
hiểu. Người ta thường gọi các dân tộc theo châu lục, khu vực cụ thể của châu lục, theo quốc
gia hoặc theo vùng miền địa ly...
3. Phân loại các dân tộc theo khu vực lịch sử - Dân tộc học (hay khu vực lịch sử văn hóa)
Khu vực lịch sử - Dân tộc học là một vùng cư trú cụ thể của nhiều dân tộc người mà
do kết quả quan hệ lâu dài ảnh hưởng lẫn nhau, nên trong các tộc người đã hình thành
những đặc thù và văn hóa sinh hoạt giống nhau. Những đặc thù này thường biểu hiện rõ
nhất ở văn hóa vật chất: nhà ở, phương tiện di chuyển, thức ăn, đồ uống, quần áo, giầy dép,
những đồ đội đầu và trang sức... còn bao gồm một số hiện tượng thuộc lĩnh vực văn hóa
tinh thần (phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, thơ ca dân gian...)
Về khu vực lịch sử - Dân tộc học, ta có thể lấy Đông Nam Á làm ví dụ. Ở đây có
nhiều dân tộc có nguồn gốc khác nhau. Ngôn ngữ thuộc ba ngữ hệ: hán - Tạng, Nam Á,
Nam Đảo, nhưng bên cạnh những yếu tố văn hóa khác hau, còn có những văn hóa giống
nhau mang tính chất chung cho cả khu vực như vai trò của kinh tế hái lượm, trồng lúa, nuôi
trâu, ở nhà sàn, các loại áo chui đầu kiểu phôn kho, váy kiểu Sa rông, giã gạo bằng chày
tay, nấu cơm trong ống lam, các loại công cụ lao động, các loại thuyền mảng, tục nhuộm
16


răng nhai trầu, các mô típ thần thoại giống nhau: Quả bầu mẹ từ đó sinh ra các dân tộc, sự
đối lập giữa núi và biển...
Sự giống nhau về văn hóa lớn đến mức mà người ta nói đến một thế giới Đông Nam
Á.
4. Phân loại các dân tộc theo loại hình kinh tế - văn hóa
Loại hình kinh tế - văn hóa là phức hợp là đặc điểm kinh tế và văn hóa nhất định,
hình thành trong lịch sử ở những tộc người có trình độ kinh tế - xã hội tương đương nhau,
sống trong những điều kiện địa ly tự nhiên tương đương nhau.
Sự khác nhau giữa các loại hình kinh tế - văn hóa có liên quan trước tiên tới nghề

nghiệp chính của cư dân và có liên quan đến các công cụ lao động, thức ăn, nhà ở, phương
tiện di chuyển, đồ dùng trong nhà, quần áo và các yếu tố khác của văn hóa vật chất, chế độ
xã hội và có liên quan đến văn hóa tinh thần như phong tục tập quán, nghi thức, nghi lễ thờ
cúng, nghệ thuật tạo hình...
Ví dụ, các dân tộc ở Đông Nam Á bao gồm các nhóm loại hình kinh tế - văn hóa sau:
a, Nhóm thứ nhất:
Bao gồm các loại hình trong đó săn bắn, hái lượm, đánh cá đóng vai trò chủ yếu, công
cụ sản xuất: Cung tên, rìu, lao...
b, Nhóm thứ hai:
Gồm các loại hình nông nghiệp bằng tay. Công cụ sản xuất: Rìu, dao, cuốc, gậy trọc
lỗ tra hạt.
C, Nhóm thứ ba trồng trọt bằng cày.
5. Các cách phân loại khác
a. phân loại các dân tộc theo nguyên tắc nhân chủng.
b. phân loại các dân tộc theo trình độ phát triển của lịch sử. Công xã nguyên thủy hay
chiếm hữu nô lệ hay phong kiến...
c. phân loại theo loại hình cộng đồng tộc người: Bộ lạc - Bộ tộc - Dân tộc.
d. Phân loại theo nguyên tắc tín ngưỡng tôn giáo.
đ. Phân loại theo số lượng dân cư.

17


III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHOA HỌC DÂN TỘC HỌC Ở VIỆT NAM
Quá trình hình thành khoa học dân tộc học thế giới
Là một nghành khoa học xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX, nhưng những kiến
thức dân tộc học và những tài liệu dân tộc học có từ rất sớm, vì giữa các tập đoàn
người có quan hệ với nhau cần phải hiểu biết về nhau.
Di sản của nền văn minh phương Đông cổ đại, trong tư liệu của Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ, Trung Quốc... thời cổ đại ít nhiều đã đề cập đến tộc danh và bộ mặt của

các tộc người. Đời A mét I vương triều thứ 18 của Ai Cập (1580 - 1314 trước công
nguyên), đã mở rộng lãnh thổ của Ai Cập ra toàn bộ Bắc Phi và đến tận vùng Tiền Á,
phía Nam đến tận Xuđăng, trên những tấm bia đá ở bờ sông Nin và nhiều nơi khác
có nhiều tư liệu dân tộc học về sự tiến công vua Ai Cập của sứ thần các nước. Trong
Kim tự tháp vương triền thứ 19 (1320 - 1200 trước công nguyên) của Ai Cập, đã
từng dùng 4 sắc màu vẽ để vẽ 4 giống người, dùng mầu đỏ biểu thị cho người Ai
Cập, dùng mầu vàng biểu thi người Á châu và Samtơs (tù nhân), dùng mầu đen để
biểu thị người phương Nam hoặc da đen, dùng màu trắng để biểu thị cho người da
trắng ở phương tây hoặc phương bắc. Mỗi loại người đều có ý thức và hình thức đặc
thù, đấy là ghi chép sự vật một cách chân thực trong tư liệu dân tộc học.
Trung Quốc từ xưa đến nay vốn là một nước có nhiều dân tộc. Từ rất sớm đã có
một di sản tư liệu dân tộc học phong phú, trong các sách ''Sơn hải kinh'', ''mục thiên
tử truyện'', ''sử ký'' là những tác phẩm chứa đựng nhiều tài liệu dân tộc học.
Người Hy Lạp và La Mã kể từ thời Hôme, đã chú ý nhiều đến việc tích lũy tri
thức về các tộc láng giềng cũng như các tộc ở những vùng xa xôi hơn. Những tri
thức đó khởi đầu còn lẫn trong các câu truyện thần thoại, về sau mới trở nên rõ ràng
và chuẩn xác. Đến cuối thời đại La Mã văn minh đã tích lũy được tài liệu rất chân
thực về các tộc người châu Âu, Tây Á và Bắc Phi trên một khu vực rộng lớn từ quần
đảo Địa trung hải đến bán đảo Ấn Độ. Số tư liệu nà không phải vật vô giá mà những
con người có đầu óc suy tư người Hy Lạp, La Mã cổ đại - Các học giả về sử học,
Dân tộc học, triết học, đã tiến hành so sánh sự khác biệt của các tộc người và đưa ra
những giả thuyết. Trong số những đại biểu đó chủ yếu có HêRôĐốt, Arixtôt,
18


Lucrexơcac. Nhà dân tộc học người Anh khi nói đến thời khởi nguồn của dân tộc
học, được kế từ HêRôĐốt nhà sử học người cổ Hy Lạp trở về sau, cho nên các học
giả phương Tây coi ông là cha đẻ của nghành dân tộc học.
HêRô Đốt (484 - 425 trước công nguyên), với tác phẩm '' Lịch sử'', sách này đã
ghi chép về các cuộc chiến tranh Hy Lạp với Ba Tư, đã miêu tả tình hình nhiều tộc

người lúc bấy giờ. Ông còn tiến hành một cuộc du lịch khoảng hơn 10 năm đến các
vùng tiểu Á, Phênixi, Babilon, Xiry và bờ Bắc Hải, ghi chép lại những điều mắt thấy
tai nghe về tình hình hơn 100 tộc người khác nhau. Trong đó còn chứa đựng nhiều
tài liệu dân tộc học về địa lý, lịch sử và phong tục tập quán...với nội dung khá phong
phú. Ngoài ra, trong tác phảm đôi chỗ còn đề cập đến vấn đề nguồn gốc và mối quan
hệ thân thuộc của bản thân tộc người. Bởi vậy, các học giả phương Tây xưng tụng
ông là ''người cha của sử học'' và ''người cha của dân tộc học''.
Đêmôcơrit (năm 460 - 370 trước công nguyên) là một trong những người chủ
nghĩa duy vật lớn của Hy Lạp cổ đại, từng chu du đến nhiều nơi như Ai Cập, Ấn Độ,
Babilon, tại những nơi này đã thu nhận được khá nhiều tri thức về nhiều tộc người ở
phương Đông thời cổ đại. Ông cho rằng sự khác biệt của các tộc người có quan hệ
mật thiết với những giai đoạn khác nhau của văn hóa. Trong các nhà dân tộc học
phương Tây khi đề cập đến khởi nguồn của dân tộc học, đôi khi còn nhắc đến Aritốt
(năm 384 - 322 trước công nguyên) một nhà triết học Hy Lạp cổ đại, ông cho rằng sự
khác nhau giữa các tộc người, có liên quan đến tác dụng hoàn cảnh địa lý, trong cuốn
sách ''Chính tri học'', ông nêu ra ''con người là động vật của chính trị''. Ông từng nêu
chính trị tức là xã hội (tức với ý nghĩa ''con người là động vật của xã hội''), phủ định
thuyết thượng đế tạo ra con người. Có người còn cho rằng tên gọi nhân loại học xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm Aritốt.
Lucrexơ các (năm 99 - 55 trước công nguyên) là một nhà thơ của La Mã, cũng
là một nhà tư tưởng kiệt xuất, người theo chủ nghĩa duy vật và vô thần, là tư tưởng
gia của phái dân chủ chủ nô La Mã. Tác phẩm tiêu biểu ''Bản chất của sự vật''. Trong
tác phẩm này ông đã nêu một bức tranh sự phát triển dần dần về văn minh vật chất
và văn minh tinh thần của nhân loại. Ông cho rằng nhân loại thuở ban đầu khôn khác
19


gì cầm thú, ''người nguyên thủy không có lửa, cũng không có gia đình, quan hệ xã
hội, nhà nước, pháp luật, đao đức và tri thức. Tất cả những cái đó đều là kết quả của
sự phát triển lâu dài''. Khoan gỗ lấy lửa hoặc ghè đá bật lửa, làm cho cuộc sống của
con người bước đầu cvos sự thay đổi lớn lao. Về sau, phát minh ra phương pháp

luyện kim thuộc (trước kia là đồng, sau đến sắt), có một ý nghĩa cực kỳ to lớn. Con
người buổi ban đầu dùng tay, rằn và móng tay để hái lượm tất cả mọi nhu yếu phẩm
sinh hoạt. Sau đó họ đã dùng gậy gộc, hòn đá làm công cụ lao động. Cuối cùng, thức
ăn của con người là những đồ vật hoang dại: Quả dại, rau rừng..., lúc đó con người
đều ăn sống, về sau mới bắt đầu nấu chín. Đồng thời, ông cho rằng ''lúc đầu, quan hệ
giới tính của con người ta với nhau là tạp giao, về sau vào một giai đoạn phát triển
nhất định đã xuất hiện gia đình. Mãi về sau mới có chế độ tư hữu và chính quyền nhà
nước''.
Đối với phương đông, phải kể đến những tài liệu do các tác giả người Trung
Quốc viết, chẳng hạn như kinh thi chứa đựng nhiều tài liệu về phong tục tập quán và
sinh hoạt của các dân tộc Trung Quốc xưa. Tác phẩm ''sử ky'' của Tư Mã Thiên (145
- 86 TCN) cũng chứa đựng nhiều tài liệu về dân tộc học, không những ở Trung Quốc
mà còn ghi chép cả về người Việt cổ - cư dân cổ đại Nam Trung Quốc và Bắc Việt
Nam.
Thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu, do tính chất phản động của nhà thờ thiên chúa giáo
nên các ngành khoa học rơi vào tình trạng đình trệ. Tuy vậy, một số nhà sử học và
địa lý học người Bi đăng - tin còn tiếp tục truyền thống của người Hy Lạp, La Mã cổ
đại.
Còn ở phương Đông quá trình tích lũy kiến thức dân tộc học được tăng cường.
Trước tiên những tài liệu do người Ai Cập viết. Do việc buôn bán và truyền bá Đạo
Hồi và việc thành lập nhà nước Bát Đa vào thế kỷ thứ VII rất cần đến những tài liệu
về các dân tộc lúc bấy giờ. Các biên niên sử do người Trung Quốc viết đều chứa
đựng nhiều tài liệu dân tộc học về sinh hoạt, văn hóa của các tộc ở Trung Á, Bắc Á,
Nam Á, Đông Nam Á.
Sự hưng thịnh của dân tộc học tư sản ở các quốc gia phương Tây
20


3.1. Sự kiến lập và phát triển của dân tộc học tư sản.
Dân tộc học trở thành bộ môn khoa học độc lập vào thế kỷ XIX, có người lấy

việc hội dân tộc học Pari của nước Pháp được thành lập vào năm 1839 là mở đầu cho
nền dân tộc học phương Tây, cũng có người coi việc xuất bản cuốn sách ''Xã hội cổ
đại'' của Moóc gan xuất bản năm 1877 là mở đầu chính thức của dân tộc học.
Đến cuối thế kỷ XV, Cô Lông Bô (1451 - 1506) phát hiện ra lục đại mới (1494).
Vátcô Đơ Ga Ma tìm ra đường biển từ châu Âu sang Ấn Độ (1497 - 1499), với hàng
loạt ''phát kiến địa lý'', đã mở rộng thêm tầm mắt của con người. Theo đà phát triển
của chủ nghĩa tư bản vấn đề nguyên liệu và thi trường trở nên nổi bật, thế là các
nước châu Âu hùng cường bắt đầu di dân ra nước ngoài, hàng loạt thương nhân, du
hành gia, thám hiểm gia... đã ghi chép nhiều tập tục sinh hoạt và văn hóa của nhân
dân thuộc địa đã có tác dụng kích thích mạnh mẽ cho sự phát triển của dân tộc học.
Dân tộc học tư sản đã xây dựng và phát triển trên cơ sở đó.
Trước tác phẩm ''xã hội cổ đại'' của Moóc gan được xuất bản, một loạt những
học giả đã có nhiều thành tích nổi bật trong nghiên cứu dân tộc học như Laphitơ,
Eđwards, Ba xtian, Taylo.
Laphitơ (1670 - 1740) nguyên là một giáo sĩ thiên chúa giáo người pháp, trong
khoảng thời gian từ 1712 - 1717 từng truyền đạo trong vùng người Inđian Irôqua Bắc
Mỹ, đã học được tiếng nói của dân địa phương. Tác phẩm ''so sánh phong tục tập
quán của người Anh Điêng với phong tục tập quán của các bộ lạc nguyên thủy'' (hai
tập) là một tác phẩm nổi tiếng có sớm nhất trong lịch sử dân tộc học. Ông đã nghiên
cứu khá công phu về phong tục tập quán, chế độ xã hội và tôn giáo tín ngưỡng của
người Inđian Irôqua Bắc Mỹ. Ông là nhà dân tộc học trước Moóc gan nghiên cứu
sớm nhất về người Inđian Bắc Mỹ, là người đi tiên phong trong nền dân tộc học so
sánh.
Eđwards (1777 - 1802) Ông là một nhà sinh vật người Pháp cũng là một nhà
dân tộc học. Năm 1829 trong một bức thư gửi cho Điaily một nhà sử học lúc bấy giờ
đã đề cập tới vấn đề dân tộc học. Ông viết rằng: ''Mục đích của dân tộc học giống
như khoa học lịch sử, là ở việc tìm hiểu lịch sử nhân loại''. Cũng trong tư tưởng đó
21



vào năm 1839, đã sáng lập ra hội dân tộc học Paris. Đây là hội dân tộc học sớm nhất
trên thế giới. Eđwards đảm nhận hội trưởng khóa đầu tiên của hội dân tộc học. Năm
1841, ông lại xây dựng tờ ''thông báo khoa học của hội dân tộc học''. Đây là tờ tạp
chí chuyên môn dân tộc học sớm nhất. Chính những điều đó, cho nên có người đã
cho rằng đây là mốc khởi đầu của dân tộc học trở thành một khoa học độc lập.
THAM KHẢO
CÁC TRƯỜNG PHÁI TRONG DÂN TỘC HỌC
1. Trường phái tiến hóa
Vào giữa thế kỷ XIX, dưới tác động của học thuyết tiến hóa của Đácuyn đã làm xuất
hiện trường phái tiến hóa trong dân tộc học. Trường phái tiến hóa là trường phái hình
thành sớm nhất trong nền dân tộc học tư sản, thời gian 1860 - 1880, học thuyết tiến hóa trở
thành một trào lưu tư tưởng. Sự ảnh hưởng của nó không chỉ trong khoa học tự nhiên mà
còn thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của khoa học xã hội, không chỉ ở Anh mà còn trong
nhiều nước khác như Pháp, Đức, Mỹ.
Các nhân vật đại biểu của trường phái tiến hóa trong dân tộc học là Ba xtian (người
Đức), Taylo (người Anh), Moóc gan (người Mỹ)...
- Ba xtian (1826 - 1905)
Ba xtian là một bác sĩ kiêm nhà dân tộc học và du lịch. Ông ta đã thực hiện cài cuộc
du lịch, đã tiến hành khảo sát ở châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, Nam Thái Bình Dương... đã
viết hơn 60 tác phẩm, trong đó chủ yếu có quyển ''con người trong lịch sử'', ''văn minh của
châu Mỹ cổ đại'', ''Nghiên cứu dân tộc học'', ''Tiền sử dân tộc học'', xuất sắc nhất là ''con
người trong lịch sử''. Ông ta cho rằng bất kỳ một chủng tộc hoặc một dân trộc nào đều có
mấy loại tâm lý, đấy là cội nguồn của mọi sáng tạo văn minh, là duy tâm chủ nghĩa.
Ba xtian từng làm giáo sư dân tộc học ở Đại học Béc lin (Đức), là chủ tịch hội dân
tộc học và là người sáng lập hội Phi châu học của Đức, ở Béc lin, có một số học giả tư sản
dựa vào đó gọi ông là người cha của dân tộc học.
- Taylo (1832 - 1917)
Taylo là người đặt nền móng cho nền dân tộc học nước Anh, cũng là người sáng lập
trường phái tiến hóa trong dân tộc học Anh. Ông ta nói rằng nhân loại học mang một y
22



nghĩa rộng, bao gồm nhân loại học thể chất, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học.
Nhưng trong đó dân tộc học là chủ yếu. Các tác phẩm chính của ông gồm ''nghiên cứu về
lịch sử tảo kỳ của nhân loại'', ''văn hóa nguyên thủy'', ''nhân loại học'', trọng yếu nhất là
cuốn ''văn hóa nguyên thủy''. Trong các tác phẩm của ông, một số khía cạnh đã có ảnh
hưởng khá lớn về sau, đó là, thứ nhất, trong lĩnh vực tôn giáo, ông đã nêu luận điểm ''Vạn
vật hữu linh'', cho rằng nguồn gốc của tôn giáo nguyên thủy là thuyết vạn vật hữu linh. Thứ
hai, về tàn tích trong lĩnh vực văn hóa, ông cho rằng cùng với sự phát triển của xã hội, sự
thay đổi của toàn bộ chế độ xã hội, có một số văn hóa cũ được giữ lại, tức tính kế thừa di
sản văn hóa, được gọi là dấu vết, đối với dân tộc là điều rất quan trọng. Thứ ba là phương
pháp khảo sát dân tộc học, Taylo là người đầu tiên áp dụng phương pháp thống kê, điều
này đối với sự phát triển của dân tộc học, cũng là một cống hiến lớn lao. Nhưng Taylo
trong quá trình nghiên cứu lại quá nặng về phương diện tâm ly nhân loại, mà lại coi nhẹ sự
khác biệt về bản chất xã hội nhân loại và tâm lý cá nhân, đó là một thiếu sót của ông và
cũng là khuyết điểm nói chung của trường phái tiến hóa dân tộc học. Taylo đã sưu tầm
được một khối lượng lớn hiện tượng văn hóa trong các dân tộc và đã tiến hành nghiên cứu
so sánh, đã chứng minh về tính thống nhất và phát triển tiến bộ của văn hóa nhân loại, đã
bác bỏ luận thuyết ''thoái hóa'' lưu hành lúc bấy giờ coi các dân tộc lạc hậu là kết quả của
sự ''thoái hóa''.
Dân tộc học của Moóc gan (1818 - 1881)
Ông đã tiến hành khảo sát điền dã ròng rã mười mấy năm ở người Inđian Bắc Mỹ, đã
viết nhiều tác phẩm đặc biệt là cuốn ''Xã hội cổ đại'' nổi tiếng - là một tác phẩm dân tộc
học mang tính tổng hợp được viết từ nguồn tư liệu điền dã dân tộc học, được tiến hành
trong vài chục năm của ông. Sau khi tác phẩm này xuất bản, đã được Mác và Ăng ghen
đánh giá cao, đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng để Ăng ghen viết cuốn ''Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước''.
Moócgan là một nhân vật nổi trội trong trường phái tiến hóa, thời đại ông sống, xét
về giới học thuật, tư tưởng tiến hóa đã giành được thắng lợi thông qua cuộc đấu tranh với
tư tưởng thần học và truyền thống cũ và thâm nhập sâu vào lĩnh vực khoa học, dù trong

lịch sử khoa học xã hội như sử học, triết học, văn học, nghệ thuật... hoặc khoa học tự nhiên
như: sinh vật học, vật lý học, hóa học... tư tưởng học thuyết tiến hóa đã được nhiều người
tiếp nhận và phát triển. Bởi vậy, trong tư tưởng Moócgan - nhà dân tộc học ở Mỹ, không
23


thể không in dấu ấn của thời đại. Trong nghiên cứu dân tộc học, ông có thể đã thu được
thành tựu xuất sắc, chủ yếu đã tiến hành khảo sát điền dã dân tộc học bằng việc thâm nhập
lâu dài vào người Inđian.
Tháng 10 năm 1846, ông được thị tộc ''chim ưng'' của bộ lạc XênêCa nhận làm con
nuôi, đó là điều vô cùng thuậ lợi cho ông trong việc tìm hiểu tổ chức xã hội và sinh hoạt
văn hóa của người Irôqua, bao gồm trong đó có phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng
và chế độ hôn nhân ... Những chế độ này có cả một số là điều bí mật với người ngoài.
Sự cống hiến của Moóc gan cho dân tộc học là nhiều mặt. Khái quát lại có mấy mặt
chủ yếu sau:
1. Bước đầu xác định được hệ thống nghiên cứu lịch sử nguyên thủy, ông đã căn cứ
vào sự phát triển của sản xuất ra tư liệu sinh hoạt đã chia sự phát triển của xã hội loài
người ra làm ba thời kỳ: mông muội, dã man và văn minh, lại đem chia nhỏ hai thời kỳ đầu
thành ba giai đoạn : Cấp thấp - cấp giữa - cấp cao. Ông lấy '' phát minh và phát hiện'' tức
phát minh và phát triển về kỹ thuật sản xuất và công cụ sản xuất làm tiêu chí trọng yếu để
phân chia các giai đoạn xã hội loài người. Không còn nghi ngờ là phù hợp với quan điểm
duy nhất.
2. Đã thu được những thành tựu mới trong viêc nghiên cứu lịch sử phát triển của gia
đình và hôn nhân. Ông là người trước tiên đã phân chia sự phát triển của chế độ gia đình
làm 5 giai đoạn là gia đình huyết tộc, gia đình Pu - na -lu -a, gia đình đối ngẫu, gia đình
phụ quyền và gia đình một vợ một chồng. Từ trong sự nghiên cứu chế độ xưng hô về thân
thuộc, ông đã phát hiện ra nguồn gốc của thị tộc ngoại hôn và quy luật phát triển của thị
tộc và sáng lập lý luận về thị tộc mẫu quyền, đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu khoa học
về lịch sử hôn nhân gia đình.
3. Thông qua việc nghiên cứu tổ chức xã hội của người Inđian châu Mỹ vạch ra tổ

chức xã hội xa xưa của xã hội nguyên thủy quá trình phát sinh và phát triển của thị tộc,
chứng minh rằng thị tộc là cái chung của toàn bộ thời kỳ nguyên thủy của xã hội loài
người, làm rõ những đặc trưng cơ bản của thời đại nguyên thủy trước khi nhà nước ra đời.
4. Nghiên cứu về chế độ thân tộc, ông vốn tin tưởng rằng chế độ thân tộc của người
Inđian cũng giống như nhiều bộ lạc của châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, từ đấy đi vào
việc tìm hiểu một loạt vấn đề của lịch sử xã hội nguyên thủy cũng như vấn đề nguồn gốc
người Inđian ở châu Á.
24


5. Ông nhận định rằng nhân loại cũng tuân theo một quy luật phát triển chung, diễn
tiến vẫn từ thấp đến cao.
6. Phương pháp điều tra: Tỷ mỉ, đa dạng, linh hoạt, thời gian tiến hành khảo sát hàng
chục năm, một khối lượng tài liệu lớn được tích lũy đủ nói lên điều đó.
2. Trường phái xã hội học
Những nhân vật đại biểu chủ yếu là Đuyếckhem và Môrơ. Đuyếckhem là người sáng
lập ra trường phái xã hội học Pháp thời cận đại, cho nên có thể gọi trường phái này là
trường phái Đuyếckhem.
Đuyếckhem (1858 - 1917) là nhà xã hội học, nhà triết học người Pháp, cũng là một
nhà giáo dục. Những tác phẩm chủ yếu có ''Bàn về phương pháp xã hội học'', ''Phân công
lao động xã hội'', ''Các hình thái nguyên thủy của sinh hoạt tôn giáo'', ''Bàn về tự sát''...
Việc nghiên cứu dân tộc học của trường phái xã hội học Pháp với các nước khác của
lục địa châu Âu không giống nhau. Trước tiên, Đuyếc khem cho rằng, dân tộc học là một
môn khoa học có tính miêu thuật, cung cấp tư liệu cho xã hội học. Bởi vậy, xã hội học của
ông là một loại khoa học xã hội mang tính tổng hợp trong đó có cả dân tộc học. Mô rơ kế
thừa Đuyếc khem nhiều kiến giải, cho rằng dân tộc học, lịch sử xã hội nguyên thủy (khoa
học tiền sử), dân tộc học, sử học đều không phải là những khoa học độc lập, mà là một bộ
phận của xã hội học, để cung cấp tư liệu cho xã hội học. Những thành tích chủ yếu của
Đuyếc khem đóng góp về phương tiện dân tộc học, còn được khẳng định là: (1) Ông cho
rằng thời sớm nhất của nhân loại là bầy nguyên thủy, tư bầy nguyên thủy phát triển thành

tập đoàn thị tộc. Thời kỳ bắt đầu của thị tộc là thị tộc mẫu hệ, sau đó mới là thị tộc phụ hệ.
Loại thị tộc này đặt cơ sở cho việc hình thành bộ lạc. (2) Ông cho rằng, thời kỳ sớm nhất
của xã hội loài người không có gia đình, thị tộc là đơn vị cơ bản. Cùng một thị tộc, tức
thành viên cuả cùng một thị tộc với nhau ngăn cấm trong hôn nhân. (3) Ồng cho rằng, tất
cả mọi tập đoàn thị tộc đều có tín ngưỡng tô tem, tô tem là sự tượng trưng hóa và tôn giáo
hóa đói với một loại động vật hay thực vật nào đó, là một nhân tố mà thị tộc dùng để làm
chất kết dính.
Mô rơ (1872 - 1950) là người kế tục Đuyếc khem về mặt học thuật. Mô rơ cho rằng
đối tượng nghiên cứu của dân tộc học không nên hạn chế ở các dân tộc lạc hậu, mà cả các
dân tộc cổ đại, văn minh hiện đại đều dưa vào đó. Trong nghiên cứu dân tộc học, ông đặc
biệt coi trọng điều tra thực địa và nhấn mạnh đối với việc nghiên cứu văn hóa vật chất, đặc
25


×