Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH THỊ THÚY LINH

GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ
BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2015

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH THỊ THÚY LINH

GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ
BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60 22 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ TUYẾT BA

Đà Nẵng - Năm 2015

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

HUỲNH THỊ THÚY LINH

Luan van


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐH, CĐ

Đại học, cao đẳng

ĐVƯT

Đoàn viên ưu tú

H

Hà Nội

HSSV

Học sinh, sinh viên

LLCT

Lý luận chính trị

Nxb

Nhà xuất bản

TNCS


Thanh niên cộng sản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 4
5. Bố cục đề tài ......................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu ................................................................................ 4
CHƯƠNG 1. Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................................ 7
1.1. Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ ............... 7
1.1.1. Ý thức chính trị .............................................................................. 7
1.1.2. Giáo dục ý thức chính trị trong giai đoạn hiện nay ..................... 16
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................... 22
1.2.1. Vài nét về thế hệ trẻ Việt Nam..................................................... 22
1.2.2. Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với thế hệ trẻ hiện nay 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 32
CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO
VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ

TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................................................................... 33
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY ............................................... 33

Luan van


2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO
VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................. 43
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................... 43
2.2.2. Hạn chế......................................................................................... 56
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............. 66
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 73
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP,
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................................................................. 74
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN ........................................................ 74
3.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
độc lập, chủ quyền dân tộc .............................................................................. 74
3.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ độc lập, chủ
quyền quốc gia dân tộc hiện nay ..................................................................... 78
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH
TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN
TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...................... 87
3.2.1. Xây dựng môi trƣờng kinh tế - xã hội tạo cơ sở để nâng cao ý

thức bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay ...... 87
3.2.2. Đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục ý thức chính trị để nâng
cao nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ Việt Nam về bảo vệ độc lập, chủ
quyền quốc gia dân tộc .................................................................................... 91

Luan van


3.2.3. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội để
giáo dục ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay ......................................................................................................... 101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC

Luan van


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với bề dày truyền thống lịch sử hàng nghìn năm, ơng cha ta đã viết
nên những trang sử vẻ vang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.
Ngày nay, với việc triển khai thực hiện “Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới” đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc; thế và lực của đất nƣớc
tăng lên nhiều; đất nƣớc hịa bình, ổn định đã tạo môi trƣờng thuận lợi để phát

triển kinh tế - xã hội; nƣớc ta đƣợc xem là điểm đến an tồn của du khách và
mơi trƣờng hấp dẫn của các nhà đầu tƣ quốc tế,... Để tiếp tục sự nghiệp đổi
mới, thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành
một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại thì vấn đề chiến lƣợc con ngƣời
cần đƣợc quan tâm đặc biệt, nhất là thế hệ trẻ. Nghị quyết Trung ƣơng 4
(khóa VII) của Đảng đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng,
đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới
hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc đi trên con đƣờng xã hội chủ
nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi
dƣỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” [11, tr.80].
Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đa phần có năng lực và phẩm chất tốt, biết
suy nghĩ đến tƣơng lai của mình, ý thức đƣợc trách nhiệm cơng dân, nghĩa vụ
của mình đối với Tổ quốc. Đại bộ phận giới trẻ luôn giữ vững và phát huy
truyền thống yêu nƣớc, hiếu học, đoàn kết, tin tƣởng vào công cuộc đổi mới
đất nƣớc do Đảng lãnh đạo. Song, bên cạnh đó, vẫn cịn có một bộ phận
khơng nhỏ thanh thiếu niên có biểu hiện lệch lạc về tƣ tƣởng, nhận thức. Đó
là sự thờ ơ về chính trị, là thái độ bàng quang trƣớc những sự kiện chính trị
của đất nƣớc; là lối sống bng thả, đi ngƣợc lại với những chuẩn mực đạo
đức; là lối sống thực dụng, sống gấp, sùng bái đồng tiền… Chính điều đó đặt

Luan van


2
ra yêu cầu khách quan là phải nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những
diễn biến phức tạp trong đời sống chính trị tƣ tƣởng của lớp trẻ, cần có những
định hƣớng đúng đắn trong nhận thức chính trị cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Do đó, việc giáo dục, bồi dƣỡng thế hệ trẻ trở thành con ngƣời mới
XHCN, có khả năng đảm đƣơng những nhiệm vụ của cách mạng là việc làm

có ý nghĩa quyết định; trong đó, phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục ý thức
chính trị cho họ bởi ý thức chính trị của thế hệ trẻ sẽ quyết định hƣớng đi của
đất nƣớc trong tƣơng lai. Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle đã từng cho rằng
sự khác nhau giữa con ngƣời và con vật đó là ở chỗ con ngƣời biết quan tâm
đến chính trị và biết tham gia chính trị. Thực tiễn cũng đã chứng minh, quốc
gia nào văn minh, dân chủ chính là các quốc gia đa số cơng dân có ý thức
chính trị cao nhất.
Hiện nay, trƣớc những tác động nhiều mặt của tình hình chính trị và đời
sống kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc, vấn đề độc lập chủ quyền, tình hình
Biển Đơng có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền của Tổ quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức đã đặt ra yêu
cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lƣợng, trong đó
có thế hệ trẻ. Các thế lực thù địch tìm mọi cách tấn cơng xun tạc, phủ nhận
vai trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền các
lối sống phƣơng Tây xa lạ với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Chúng coi bộ
phận thanh niên, sinh viên là đối tƣợng dễ lơi kéo, dễ kích động để chống phá
chế độ. Do đó, cơng tác giáo dục ý thức chính trị gắn với vấn đề bảo vệ độc
lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng trở nên quan trọng và
cấp thiết. Đây là lý do chính để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giáo
dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc
cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Luan van


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu ý thức chính trị và thực trạng giáo dục ý thức
chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ, luận

văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức
chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ
trong giai đoạn hiện nay.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích đã nêu trên, luận văn cần phải giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ ý thức chính trị và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức
chính trị cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá thực trạng giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập,
chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích những định hƣớng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ
quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về giáo dục ý thức chính trị với vấn đề
bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam ở lứa tuổi
thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận về ý thức chính trị, giáo dục ý thức chính trị cho thế
hệ trẻ Việt Nam ở lứa tuổi thanh niên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức
chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc trong giai
đoạn hiện nay.

Luan van


4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biện

chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; so sánh;
phƣơng pháp lơgíc và lịch sử; phƣơng pháp khảo cứu tài liệu,...
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có ba chƣơng, bảy tiết.
6. Tổng quan tài liệu
Xung quanh vấn đề giáo dục ý thức chính trị đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu đề cập. Các nghiên cứu này đƣợc các tác giả trình bày dƣới dạng các đề tài
khoa học, các luận văn, luận án, sách, tạp chí… và dƣới nhiều góc độ khác nhau
dựa trên các mục tiêu nghiên cứu. Có thể kể tới một số cơng trình:
PGS.TS Lê Văn Quang trong “Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ
nghĩa trong xã hội và quân đội thời kỳ đổi mới”, Nxb Quân đội nhân dân,
H.2001 đã trình bày những vấn đề bản chất quá trình phát triển biện chứng
của ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa, đồng thời đề xuất về mặt phƣơng pháp
luận để tăng chiều sâu và tính phong phú, đa dạng trong phát triển ý thức
chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
PGS.TS Phan Thanh Khơi trong “Ý thức chính trị của cơng nhân trong
một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2003 đã
nêu rõ khái niệm ý thức chính trị và chỉ ra rằng, tùy theo đối tƣợng nghiên cứu
(cộng đồng hay cá nhân, giai cấp hay tầng lớp, nhóm ngƣời…) mà các quan hệ
lớn thể hiện ý thức chính trị nêu trong khái niệm ý thức chính trị đƣợc cụ thể
hóa và sắp xếp với những vị trí khác nhau để nhấn mạnh hay lƣu ý.
TS. Phạm Đình Nghiệp trong “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh
niên hiện nay”, Nxb Thanh niên, H.2004 đã cung cấp những thông tin về thực

Luan van


5

trạng giác ngộ lý tƣởng cách mạng của thế hệ trẻ, công tác giáo dục lý tƣởng
cách mạng, cùng những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý
tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong tình hình mới.
Trong“Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau” của TS. Trần Quy Nhơn, Nxb Giáo dục, H.2006 làm rõ thêm cơ sở lý
luận và thực tiễn của công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Đối với“Tăng cường cơng tác giáo dục lý tưởng chính trị cách mạng đối
với cán bộ, công chức, đảng viên, đồn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh trong thời kỳ đổi mới” do Nxb Lao động - xã hội xuất bản năm 2006
gồm các bài viết, tham luận; điều lệ đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và các văn bản về giáo dục lý tƣởng chính trị cách mạng trong giai đoạn hiện
nay cho đoàn viên thanh niên.
Tác giả Phạm Hồng Tung với“Thanh niên và lối sống thanh niên Việt
Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011 cho biết thêm về tình hình thanh niên Việt Nam hiện nay, xu
hƣớng biến đổi lối sống của thanh niên, những nhân tố tác động, định hƣớng
và giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam trong những
thập kỷ tới.
Vấn đề này cũng đƣợc tiếp cận ở một số luận án, luận văn, đề tài nhƣ:
luận văn phó tiến sĩ khoa học triết học (năm 1996) của tác giả Nguyễn Đình
Đức: Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị
của sinh viên - thực trạng và giải pháp; đề tài khoa học (năm 2007) mã số
GNV.07 – 47 của Đoàn thanh niên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh: Ý thức chính trị của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học ở
Hà Nội hiện nay; luận văn thạc sĩ (năm 2008) của tác giả Nguyễn Thị Thu
Hiền: Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay;
luận văn thạc sĩ (năm 2012) của tác giả Trần Thị Dung: Vấn đề giáo dục lý

Luan van



6
luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở thành phố Đà
Nẵng hiện nay;...
Ngồi ra cịn có rất nhiều bài báo đề cập tới việc giáo dục ý thức chính
trị cho thanh niên, sinh viên ở những góc độ khác nhau nhƣ: “Một số ý kiến về
cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên hiện nay” của tác giả
Lƣơng Minh Cừ đăng trên tạp chí Giáo dục, số 60 năm 2003; “Xây dựng bản
lĩnh chính trị cho thanh niên ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Phi Hùng
đăng trên tạp chí Khoa học Chính trị, số 2 năm 2008; bài “Một số giải pháp
giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên, sinh viên trong bối cảnh hiện nay ”
của tác giả Lê Hữu Ái và Lâm Bá Hịa trích từ sách Công tác tư tưởng, lý
luận thời kỳ mới: Thực trạng, quan điểm và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc
gia, H.2010; bài “Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay” của PGS.TS Phan Trọng Hào đăng trên
tạp chí Nhịp cầu Tri thức, số 8-2013;…
Những cơng trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề giáo dục
ý thức chính trị nói chung hoặc nhấn mạnh ở một số địa phƣơng nhƣng chƣa
có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về giáo
dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc
cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bởi vậy, tác giả đã lựa chọn
và nghiên cứu đề tài này với mong muốn sẽ góp phần tìm ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập,
chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Luan van


7
CHƯƠNG 1


Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC
GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ
1.1.1. Ý thức chính trị
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản
ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Sự phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan
vì nó khơng có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần, nó cải biến cái vật chất
đƣợc di truyền vào trong bộ não của con ngƣời thành cái tinh thần. Ở đây
không phải sự phản ánh tùy tiện, xuyên tạc hiện thực khách quan và cũng
không phải là sự phản ánh thụ động giản đơn mà là sự phản ánh sáng tạo hiện
thực khách quan. Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
những quan điểm, tƣ tƣởng cùng những tình cảm, tâm trạng nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất
định. Ý thức là một hiện tƣợng xã hội và mang bản chất xã hội.
Chính trị có từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và xuất hiện nhà
nƣớc. Do vậy, chính trị cũng là những quan hệ và hoạt động xã hội mang tính
quy luật khách quan của xã hội có giai cấp. Ngay từ thời cổ đại cho đến sau
này đã có rất nhiều nhà tƣ tƣởng lớn dành thời gian, công sức nghiên cứu
nhằm làm sáng tỏ bản chất của chính trị. Tuy nhiên, chỉ đến chủ nghĩa Mác Lênin thì bản chất chính trị mới đƣợc nêu lên một cách đầy đủ trên cơ sở khoa
học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chính trị trƣớc hết và chủ yếu là quan hệ giữa các giai cấp (tƣơng quan
lực lƣợng giữa các giai cấp, các tập đồn xã hội với nhau). Trong xã hội có giai
cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kết cấu giai cấp nhất định, trong

Luan van


8

đó có những giai cấp cơ bản (là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh
tế - xã hội đang tồn tại, quyết định sự tồn tại, phát triển của hệ thống sản xuất
trong xã hội đó) và những tầng lớp trung gian. Quan hệ giữa các giai cấp, tầng
lớp đó trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nƣớc chính là chính trị.
Theo V.I.Lênin: “Chính trị là sự tham gia vào những cơng việc của Nhà
nƣớc, là việc vạch hƣớng đi cho Nhà nƣớc, việc xác định những hình thức,
nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nƣớc” [37, tr.404]. Nhƣ vậy, cái quan
trọng nhất trong chính trị, theo V.I.Lênin là “tổ chức chính quyền Nhà nƣớc”,
chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và các cộng đồng xã hội về vấn đề
Nhà nƣớc; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc Nhà nƣớc; là tổng
hợp những phƣơng hƣớng, những mục tiêu đƣợc quy định bởi lợi ích cơ bản
của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng
phái, các Nhà nƣớc để thực hiện đƣờng lối đã đƣợc lựa chọn nhằm đạt đƣợc
những mục tiêu đã đề ra. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì: “Quyền lực chính
trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp
một giai cấp khác” [43, tr.628]. Quyền lực chính trị nói lên thực chất hoạt
động chính trị của giai cấp cầm quyền đƣợc tổ chức thành Nhà nƣớc.
Chính trị là một lĩnh vực hoạt động bao trùm, thâm nhập vào tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong kinh tế, tƣ tƣởng, khoa học, nghệ
thuật. Trong xã hội cịn giai cấp, chính trị lơi cuốn tất cả mọi thành viên trong
xã hội vào các hoạt động xã hội và về thực chất thì khơng ai có thể “đứng
ngồi chính trị” (V.I.Lênin có lƣu ý “một ngƣời khơng biết chữ là ngƣời đứng
ngồi chính trị” thì đó chỉ là lƣu ý đến “dân trí”, nếu thấp kém dễ ngộ nhận,
hoạt động chính trị phiêu lƣu, mạo hiểm, mù quáng).
Con ngƣời tham gia vào hoạt động chính trị để đạt đƣợc những giá trị nhất
định trong xã hội có giai cấp. Nhân tố thúc đẩy con ngƣời đi đến hành động
chính trị là động lực chính trị. Động lực chính trị hình thành trên cơ sở nhu cầu,

Luan van



9
lợi ích chính trị. Sự mong muốn đạt đƣợc lợi ích chính trị đó chính là động cơ
thúc đẩy các hoạt động chính trị của con ngƣời, giai cấp, dân tộc, quốc gia. Động
lực chính trị bao hàm hai yếu tố: Nhu cầu - lợi ích và giác ngộ lợi ích của mỗi
ngƣời, mỗi giai cấp, mỗi tổ chức chính trị. Mỗi hành động tự giác của con ngƣời
đều hàm chứa trong đó những lợi ích nhất định. Khi đã đạt đƣợc lợi ích thì nó lại
trở thành động lực thúc đẩy mỗi chủ thể hoạt động một cách nhiệt tình, sáng tạo
hơn. Do đó, việc nhận thức đúng về các nhu cầu - lợi ích chính trị là rất quan
trọng để nó trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị một cách tự giác.
Chính trị thực chất là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã
hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó, trƣớc hết và cơ bản là lợi ích kinh tế.
C.Mác - Ph.Ăngghen viết: “... tất cả các cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu
tranh giai cấp và tất cả cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức chính
trị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa,... xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề
giải quyết về kinh tế” [44, tr.441]. Nhƣ vậy, cả C.Mác - Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin đều khẳng định sự hình thành, tồn tại và phát triển của chính trị là
trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, của sự liên
quan những lợi ích kinh tế cơ bản của các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Các
giai cấp, các tầng lớp trong xã hội thông qua hoạt động chính trị với các tổ
chức chính trị của mình để giải quyết những vấn đề kinh tế; tạo điều kiện môi
trƣờng và bảo hộ cho hoạt động kinh tế.
Theo từ điển Triết học: “chính trị là sự tham gia vào các cơng việc của
nhà nƣớc, quyết định những hình thức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà
nƣớc, quản lý đất nƣớc, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng
phái…những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của
các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị, chính trị cũng biểu hiện những quan
hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia (chính sách đối ngoại)” [63; 161].
Từ sự tìm hiểu về ý thức và chính trị, có thể nhận thấy rằng ý thức chính


Luan van


10
trị chính là sự hiểu biết, sự quan tâm đến những vấn đề chính trị. Cụ thể hơn,
ý thức chính trị là thái độ đối với các thể chế chính trị (Nhà nước, đảng
phái); là nhận thức về những nội dung chính trị quan trọng (chế độ chính trị,
đường lối, chính sách…); là sự hiểu biết của mình với tính cách là một giai
cấp trong mối quan hệ với các giai cấp - tầng lớp cơ bản (kẻ thù, bạn đồng
minh…), dân tộc… nảy sinh từ quá trình xây dựng một chế độ chính trị của
một đất nước.
Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện và tồn tại trong
xã hội có giai cấp và Nhà nƣớc. Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã
hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng nhƣ thái độ của các
giai cấp đối với quyền lực Nhà nƣớc.
Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội nên cũng có hai cấp độ
chính là ý thức chính trị thực tiễn thơng thƣờng và hệ tƣ tƣởng chính trị. Ý
thức chính trị thực tiễn thơng thƣờng đƣợc hình thành trực tiếp từ hoạt động
thực tiễn trong mơi trƣờng chính trị của xã hội trực tiếp hàng ngày. Nó chứa
đựng những yếu tố tâm lý, kinh nghiệm cảm tính, nhận thức theo thói quen
những biểu hiện bề ngồi của hoạt động chính trị mà chủ thể trực tiếp tham
gia nên thiếu hệ thống, thiếu sâu sắc và thƣờng không ổn định. Hệ tƣ tƣởng
chính trị là hệ thống những quan điểm tƣ tƣởng biểu hiện lợi ích căn bản của
một giai cấp. Hệ tƣ tƣởng chính trị hình thành một cách tự giác và đƣợc các
nhà tƣ tƣởng của giai cấp xây dựng và truyền bá. Nó đƣợc thể hiện trong
đƣờng lối, cƣơng lĩnh chính trị của các chính đảng và các giai cấp khác nhau
cũng nhƣ trong luật pháp, chính sách của nhà nƣớc, công cụ của giai cấp
thống trị.
Hệ tƣ tƣởng chính trị của một giai cấp có thể là tiến bộ, cách mạng
nhƣng cũng có thể là lạc hậu, phản cách mạng. Điều đó tùy thuộc vào vai trị

lịch sử của giai cấp đó quyết định. Khi giai cấp đó cịn là giai cấp tiến bộ,

Luan van


11
cách mạng, tiêu biểu cho tiến trình lịch sử thì hệ tƣ tƣởng chính trị cũng tiến
bộ, phản ánh đúng hiện thực của đời sống chính trị và có tác động tích cực
đến sự phát triển của xã hội. Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, khơng cịn
vai trị lịch sử thì hệ tƣ tƣởng của nó là phản khoa học, phản ánh xuyên tạc,
sai lầm các hiện thực trong đời sống chính trị và sẽ kìm hãm sự phát triển
của xã hội.
Hệ tƣ tƣởng chính trị có vai trị rất to lớn trong đời sống xã hội. Nó tác
động trở lại cơ sở kinh tế thông qua các tổ chức nhà nƣớc, biểu hiện ở chỗ nó
thơng qua quyền lực nhà nƣớc để bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế mà giai
cấp cầm quyền là ngƣời đại diện cho quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị
trong xã hội đó. Hệ tƣ tƣởng chính trị cũng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống
tinh thần của xã hội. Nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác,
thông qua tổ chức nhà nƣớc sẽ xác lập vị trí chi phối của hệ tƣ tƣởng chính trị
của giai cấp cầm quyền trong văn hóa, nếp sống và mọi lĩnh vực tinh thần của
đời sống xã hội. Bằng cách đó giai cấp cầm quyền hy vọng hình thành đƣợc
sự thống nhất về chính trị, tƣ tƣởng, tinh thần trong xã hội mà hệ tƣ tƣởng
chính trị của nó đứng ở vị trí trung tâm, mang tính chi phối.
Ý thức chính trị thực tiễn thơng thƣờng và hệ tƣ tƣởng chính trị có quan
hệ biện chứng với nhau vì chúng đều là sự phản ánh hiện thực đời sống chính
trị. Ý thức chính trị thực tiễn thơng thƣờng, biểu hiện dƣới dạng tâm lý, tình
cảm giai cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tƣ tƣởng chính trị
của giai cấp, ngƣợc lại hệ tƣ tƣởng chính trị của giai cấp lại củng cố, định
hƣớng cho sự phát triển tâm lý, tình cảm giai cấp. Vì mối quan hệ đó mà
trong hoạt động thực tiễn giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá nhân, cộng

đồng cần khuyến khích, ni dƣỡng, giáo dục cả ý thức chính trị thực tiễn
thơng thƣờng và cả ý thức chính trị có tính lý luận.
Nhƣ vậy, phân loại theo trình độ phát triển của ý thức chính trị thì có

Luan van


12
hai cấp độ: cấp độ thực tiễn - thông thƣờng và cấp độ tƣ tƣởng - lý luận.
Ngoài ra ý thức chính trị cịn đƣợc phân theo chủ thể, bao gồm ý thức chính
trị cộng đồng (xã hội, nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp v,v...) và ý thức chính
trị cá nhân.
Ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị nảy sinh từ nhu cầu, lợi ích
chính trị của cả cộng đồng xã hội hoặc của một nhóm xã hội, một giai cấp,
một tầng lớp nào đó trong cộng đồng. Đó là chuẩn mực giá trị chung về nhu
cầu, lợi ích chính trị đƣợc cả cộng đồng chấp nhận và là động lực thúc đẩy
các hoạt động chính trị tự giác của cả cộng đồng.
Ý thức chính trị cá nhân là sự đánh giá, thái độ, sự hiểu biết của từng cá
nhân về những vấn đề hiện thực của đời sống chính trị. Vì vậy, ý thức chính
trị cá nhân rất đa dạng, phong phú và mang đậm màu sắc chủ quan. Một vấn
đề hiện thực của đời sống chính trị có thể đƣợc nhìn nhận dƣới những lăng
kính khác nhau. Cho nên, trong thực tiễn giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá
nhân cần khuyến khích tính tích cực sáng tạo đồng thời phải có sự định hƣớng
để tránh những nhận thức không đúng dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có quan hệ chặt
chẽ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. Nếu ý thức chính trị cộng đồng
là tƣ tƣởng, quan điểm, lý luận và tâm lý chính trị của số đơng thì trái lại, ý
thức chính trị cá nhân lại là nhận thức, hiểu biết, quan điểm, quan niệm và
tình cảm thái độ chính trị của từng cá nhân cụ thể. Ý thức chính trị cộng đồng
chỉ tồn tại, phát triển và thể hiện thơng qua ý thức chính trị của mỗi cá nhân.

Tuy vậy, ý thức chính trị cộng đồng không phải là phép cộng giản đơn của
các ý thức chính trị cá nhân mà nó là chất mới đƣợc kết tinh từ những ý thức
chính trị cá nhân đƣợc cả cộng đồng chấp nhận.
Ngƣợc lại, mỗi cá nhân là một phần tử đơn nhất tạo thành cộng đồng xã
hội, đƣợc hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội, mỗi cá nhân đều sống

Luan van


13
trong một xã hội cụ thể, một giai cấp cụ thể nên ý thức chính trị của cá nhân
đều mang nội dung nào đó của ý thức chính trị cộng đồng, đều bị chi phối, bị
định hƣớng bởi ý thức chính trị cộng đồng. Tuy vậy, ý thức chính trị cộng
đồng ảnh hƣởng đến ý thức chính trị cá nhân khơng nhƣ nhau. Mỗi cá nhân có
hồn cảnh kinh tế, nghề nghiệp, môi trƣờng giáo dục, kinh nghiệm sống...
riêng nên lĩnh hội, tiếp thu ý thức chính trị cộng đồng và ảnh hƣởng đến ý
thức chính trị cộng đồng cũng khác nhau. Những cá nhân có tài năng, có trách
nhiệm với cộng đồng sẽ có trình độ giác ngộ chính trị cao và có tác động tích
cực đến ý thức chính trị cộng đồng; những cá nhân thối hóa, biến chất,
khơng giác ngộ đƣợc ý thức chính trị cộng đồng sẽ tác động tiêu cực đến ý
thức chính trị cộng đồng, thậm chí ý thức chính trị cá nhân có thể mâu thuẫn
đi đến đối lập với ý thức chính trị cộng đồng mà họ xuất thân. Từ mối quan hệ
giữa ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có thể cho biết
đƣợc ý thức chính trị của cộng đồng nào đó thơng qua việc tìm hiểu một cách
tổng hợp ý thức chính trị của từng thành viên trong cộng đồng và ngƣợc lại.
Việc phân loại ý thức chính trị theo chủ thể đã chỉ rõ nhóm xã hội nào,
tầng lớp nào, giai cấp nào trong xã hội cũng có ý thức chính trị. Trong xã hội
có nhiều nhóm xã hội, nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp. Mỗi giai cấp, tầng lớp,
nhóm xã hội có điều kiện sinh hoạt vật chất riêng, có địa vị và lợi ích khác
nhau, do đó sẽ có nhiều loại ý thức chính trị khác nhau (có thể đối lập có thể

khơng) nhƣng khơng phải ý thức chính trị của nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp
nào cũng đã vƣơn tới có đƣợc tầm lý luận, hơn nữa có hệ tƣ tƣởng chính trị.
Chỉ có những giai cấp có khả năng đại biểu cho một phƣơng thức sản xuất
mới, mới có thể hình thành tƣ tƣởng chính trị một cách có hệ thống, có tính lý
luận, tính khoa học dƣới dạng học thuyết.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tƣ tƣởng của giai cấp công nhân, giai cấp
cách mạng nhất trong lịch sử, là ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp

Luan van


14
bức, bóc lột. Nó đối lập với hệ tƣ tƣởng tƣ sản - hệ tƣ tƣởng bảo vệ lợi ích của
giai cấp tƣ sản, bảo vệ chế độ ngƣời bóc lột ngƣời. Cuộc đấu tranh giai cấp
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản hàng thế kỷ nay diễn ra gay gắt trên tất
cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hệ tƣ tƣởng. Trong điều kiện xã hội ngày
nay, cuộc đấu tranh giai cấp trên vẫn đang tiếp tục diễn ra. Thực tiễn cách
mạng hiện nay đòi hỏi phải nâng cao vai trò hệ tƣ tƣởng XHCN. Muốn vậy,
chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận khoa học của hệ tƣ tƣởng XHCN cần đƣợc
phát triển theo tinh thần đổi mới tồn diện của q trình xây dựng CNXH.
Ý thức chính trị với tính cách là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng
chính trị chính là sự phản ánh thực tiễn hay đời sống chính trị của một xã hội
nhất định. Là một hình thái ý thức xã hội - ý thức chính trị cũng bị chi phối
bởi các yếu tố, các quy luật ý thức xã hội nói chung, đặc biệt là khi xét trong
mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy, cũng
có nghĩa là đời sống chính trị nào thì ý thức chính trị ấy. Chính tồn tại xã hội,
đời sống chính trị bao gồm các sự kiện, tình huống và các quá trình chính trị
là cái quyết định ý thức chính trị chứ khơng phải ngƣợc lại. Nhƣng ý thức
chính trị khơng hồn tồn phản ánh thụ động đời sống chính trị, mà trong q
trình phát triển của mình, ý thức chính trị cũng có tính độc lập tƣơng đối của

nó: tính thƣờng lạc hậu hơn so với đời sống chính trị; tính có thể vƣợt trƣớc
so với đời sống chính trị; tính kế thừa trong sự phát triển; có sự tác động trở
lại một cách mạnh mẽ đối với đời sống chính trị, khơng chỉ phản ánh đời sống
chính trị hiện thời mà còn lƣu giữ, kết hợp, phát triển các yếu tố hợp lý từ ý
thức chính trị trƣớc đó; có sự tác động qua lại với những hình thái ý thức xã
hội khác nhƣ ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn
giáo… nhƣng trong đó ý thức chính trị có tầm quan trọng đặc biệt, nó quyết
định đến xu hƣớng và bản chất của các hình thái ý thức xã hội khác.
Ý thức chính trị đƣợc tạo thành trong sự thống nhất, tác động qua lại

Luan van


15
của những yếu tố cơ bản sau: tri thức chính trị, tình cảm, niềm tin, ý chí
chính trị và lý tƣởng chính trị. Tri thức chính trị là yếu tố quan trọng nhất
của ý thức chính trị; tri thức chính trị là những hiểu biết của con ngƣời về lý
luận và thực tiễn của đời sống chính trị, nó phản ánh, củng cố và thực hiện
trên thực tế lợi ích của các giai cấp và xã hội. Tình cảm chính trị nói lên thái
độ của con ngƣời đối với những mặt, những hiện tƣợng khác nhau trong đời
sống xã hội; niềm tin chính trị đóng vai trị căn bản trong đời sống chính trị
xã hội, nó có thể quy định mục đích, hành vi cá nhân và tập thể trong hoạt
động chính trị, định hƣớng sự tìm kiếm những phƣơng tiện để đạt tới mục
đích đó; ý chí chính trị phản ánh quan hệ chính trị và lợi ích chính trị, nhu
cầu và lợi ích chính trị là nguồn gốc của ý chí chính trị, nghĩa vụ xã hội,
trình độ ý thức, trình độ rung cảm của cá nhân, niềm tin là những thành phần
căn bản của ý chí chính trị; niềm tin, tình cảm, ý chí chính trị cũng có thể
hình thành một cách tự phát hoặc thơng qua quá trình nhận thức, giáo dục
một cách tự giác; khi tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị đƣợc củng cố sẽ thúc
đẩy hành động của con ngƣời thực hiện lợi ích chính trị của cá nhân và giai

cấp mình một cách tự giác. Lý tƣởng chính trị đó là những giá trị, những
hình ảnh về một chế độ chính trị đƣợc coi là hoàn thiện nhất mà một con
ngƣời, một giai cấp nhất định muốn đạt tới; lý tƣởng chính trị là trình độ
biểu hiện cao nhất của ý thức chính trị, nó đƣợc hình thành thơng qua q
trình nhận thức, giáo dục và hoạt động chính trị của mỗi cá nhân và cộng
đồng; lý tƣởng chính trị khơng chỉ là động lực kích thích hoạt động chính trị
mà cịn đóng góp vai trị quan trọng trong việc lựa chọn phƣơng thức,
phƣơng tiện hoạt động chính trị.
Tóm lại, ý thức chính trị ngồi nhân tố tri thức, cịn cần phải có sự
chuyển hóa từ tri thức để xuất hiện các nhân tố tình cảm, niềm tin, ý chí, lý
tƣởng thì các quan điểm chính trị mới mang tính ổn định, vững chắc, mới trở

Luan van


16
thành thuộc tính trong nhân cách, trở thành biểu tƣợng tập trung nhất trong
xu hƣớng phát triển nhân cách ngay cả khi tình huống chính trị có những
vấn đề gay cấn phức tạp, mới đem lại hiệu quả thực sự trong hoạt động
chính trị.
Nhƣ vậy, để nghiên cứu ý thức chính trị của một xã hội, giai cấp, tầng
lớp, nhóm xã hội hay một cá nhân nào đó cần phải thơng qua những quan hệ
phản ánh đời sống chính trị. Đó là nhận thức về vị trí và vai trị của giai cấp
mình đối với sự phát triển của xã hội; là thái độ đối với các bộ phận cơ bản
trong hệ thống chính trị (nhà nƣớc, đảng phái...); là sự nhìn nhận những nội
dung chính trị quan trọng (chế độ, chính thể, đƣờng lối, chính sách phát triển
đất nƣớc…); thái độ đối với các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội... Tùy
theo đối tƣợng tìm hiểu mà các quan hệ chủ yếu thể hiện ý thức chính trị nêu
trên đƣợc cụ thể hóa và sắp xếp với những vị trí khác nhau.
1.1.2. Giáo dục ý thức chính trị trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa rộng, giáo dục sẽ là
toàn bộ tác động của chủ thể xã hội nhƣ gia đình, nhà trƣờng và xã hội đến
con ngƣời. Theo nghĩa hẹp, giáo dục đƣợc hiểu là quá trình tác động đến tƣ
tƣởng, đạo đức, hành vi của con ngƣời. Các phƣơng diện hợp thành của nó là
giáo dục chính trị, tƣ tƣởng; giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục
pháp luật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sinh thái,…
“Giáo dục là hoạt động hƣớng tới con ngƣời thông qua một hệ thống các
biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện
kỹ năng và lối sống, bồi dƣỡng tƣ tƣởng và đạo đức cần thiết cho đối tƣợng,
giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với
mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tƣợng tham gia lao động sản xuất và đời
sống xã hội” [26, tr.105].
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp. Tính giai cấp của

Luan van


17
giáo dục thể hiện trong mục tiêu, nội dung, chƣơng trình nhằm tạo ra lớp
ngƣời có những phẩm chất, năng lực cần thiết, phục vụ và bảo vệ lợi ích của
giai cấp lãnh đạo xã hội. Tính giai cấp đƣợc bộc lộ rất đa dạng trong nền giáo
dục của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi chế độ chính trị khác nhau.
Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng
đất nƣớc Việt Nam theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa
Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” [14, tr.83]. Giáo dục ý thức chính trị là
một bộ phận trong cơng tác tƣ tƣởng của Đảng, vì vậy vấn đề cốt yếu nhất trong
giáo dục ý thức chính trị hiện nay, là giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xây
dựng con người Việt Nam mới có nhân cách cao đẹp, sống nhân văn, nhân ái, có
ý thức xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị, đấu tranh cho lợi
ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Thế hệ trẻ là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng, là lực lƣợng chủ yếu
xây dựng CNXH ở Việt Nam. Việc giáo dục, bồi dƣỡng và rèn luyện ý thức
chính trị cho họ có liên quan đến vấn đề sống còn của dân tộc, đến sự thành
bại của cách mạng, đến định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc giáo dục ý
thức chính trị cho họ lại càng cấp thiết để mỗi hoạt động của họ hiện nay và
sau này đều hƣớng tới sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc, lợi
ích giai cấp.
* Giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay phải tập
trung vào những nội dung sau:
Một là, giáo dục thế hệ trẻ thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, trang bị cho họ thế giới quan duy vật và phƣơng pháp luận biện
chứng và nhân sinh quan cách mạng để họ có cái nhìn đúng đắn về tự nhiên, xã
hội, con ngƣời, có niềm tin khoa học vào mục tiêu cách mạng và hành động
đúng đắn đạt kết quả cao. Song trong giai đoạn hiện nay, điều này sẽ gặp khơng
ít khó khăn bởi một số ngun nhân sau: thứ nhất, những thế lực chống đối chủ

Luan van


18
nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đang ráo riết vu khống, xuyên tạc
các học thuyết khoa học này và gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động trong lớp trẻ
vốn chƣa từng trải và thiếu kinh nghiệm chính trị; thứ hai, trong thời đại cách
mạng khoa học - công nghệ thông tin nhiều chiều đang ùa vào nƣớc ta bằng
nhiều con đƣờng, qua nhiều kênh khác nhau nhƣng do quản lý của Nhà nƣớc về
mặt này còn kém, nên đã gây những ảnh hƣởng xấu đến tâm lý - tƣ tƣởng của
thế hệ trẻ; thứ ba, công cuộc đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề rất mới mẻ, phức
tạp, mà khơng dễ gì có ngay đƣợc những câu trả lời chính xác, đúng đắn; để thu
đƣợc một thành quả, một bƣớc tiến, phải trải qua thử nghiệm, đôi khi phải trả
giá; thứ tư, mặt trái của cơ chế thị trƣờng tác động làm cho một bộ phận cán bộ,

đảng viên nhận thức không đầy đủ, có biểu hiện thờ ơ, phai nhạt lý tƣởng, có
biểu hiện bất mãn, mất lịng tin, thậm chí có ngƣời chống đối, nói và hành động
trái với đƣờng lối quan điểm của Đảng. Do đó, việc giáo dục ý thức chính trị
phải thực hiện tốt những yêu cầu cao về tƣ tƣởng chính trị, gắn chặt với đƣờng
lối của Đảng và thực tiễn đất nƣớc, thực sự cung cấp đƣợc cho thế hệ trẻ một cơ
sở lý luận khoa học để hiểu sâu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đƣờng lối quan
điểm của Đảng.
Hai là, giáo dục thế hệ trẻ ý thức về đƣờng lối quan điểm của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nƣớc, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hăng hái thi
đua học tập, lao động, xung kích đi đầu thực hiện chủ trƣơng chính sách cách
mạng. Đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc là kết quả của sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách
mạng nƣớc ta. Giáo dục đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc giúp thế
hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nhận thức
đầy đủ hơn quy luật khách quan của sự phát triển đất nƣớc cũng nhƣ quyền lợi
và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sẽ thật sai lầm
khi chúng ta chỉ chú ý giáo dục cho thế hệ trẻ những kiến thức văn hóa, chuyên

Luan van


×