Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty tnhh vân long, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.2 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ NHÂM

KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CƠNG TY TNHH VÂN LONG,
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – NĂM 2013

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ NHÂM

KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CƠNG TY TNHH VÂN LONG,
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số
: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN

Đà Nẵng – Năm 2013

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
đ ược ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn

Lê Thị Nhâm

Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3
5. Kết cấu luận văn .................................................................................... 3
6. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TỐN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT...................7

1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ .................................. 7
1.1.1. Khái niệm kế tốn quản trị chi phí .................................................. 7
1.1.2. Bản chất của kế tốn quản trị chi phí .............................................. 7
1.1.3. Vai trị của kế tốn quản trị chi phí trong quản trị doanh nghiệp.......... 8
1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ............ 11
1.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.................................. 11
1.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí............................. 13
1.2.3.Theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng kỳ .... 14
1.2.4. Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định ......................... 15
1.3. NỘI DUNG CỦA KTQT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT .............................................................................................................. 17
1.3.1. Lập dự tốn chi phí trong doanh nghiệp sản xuất ......................... 17
1.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ................................... 24
1.3.3. Phân tích biến động chi phí nhằm kiểm sốt chi phí ................... 28
1.3.4. Phân tích thơng tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định .......... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................35

Luan van


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH VÂN LONG......................................................36
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ CƠNG TY TNHH VÂN LONG.......... 36
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển Cơng ty................................... 36
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty............................... 37
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn tại cơng ty ............................... 39
2.1.4. Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất tại cơng ty TNHH Vân
Long................................................................................................................. 39
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KTQT CHI PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH
VÂN LONG .................................................................................................... 41

2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại cơng ty......................... 41
2.2.2. Cơng tác lập dự tốn chi phí tại công ty TNHH Vân Long .......... 42
2.2.3.Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .................................. 54
2.2.4. Kiểm sốt chi phí........................................................................... 63
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH VÂN LONG ...................................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................68
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH VÂN LONG .............................................69
3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH VÂN LONG .............................................. 69
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí tại cơng ty
TNHH Vân Long............................................................................................. 69
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí tại cơng ty
TNHH Vân Long............................................................................................. 70
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH VÂN LONG ...................................................... 70

Luan van


3.2.1. Tổ chức phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí ..................... 70
3.2.2. Xác định điểm hịa vốn.................................................................. 75
3.2.3. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi phí........................................ 77
3.2.4. Lập báo cáo chi phí và phân tích biến động chi phí phục vụ
cơng tác kiểm sốt chi phí ở công ty TNHH Vân Long ................................. 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................87
KẾT LUẬN.........................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................89
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

Luan van


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

DN

Doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

NVL

Ngun vật liệu

NVLTT

Ngun vật liệu trực tiếp


SXC

Sản xuất chung

NCTT

Nhân công trực tiếp

SX

Sản xuất

SP

Sản phẩm

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ


Kinh phí cơng đồn

CCDC

Cơng cụ dụng cụ

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

TP

Thành phẩm

NV

nhân viên

TK

Tài khoản

PXK

Phiếu xuất khó

Luan van


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Dự toán tiêu thụ năm 2012

42

2.2

Dự tốn sản lượng sản xuất của cơng ty q 4/2012

43

2.3

Định mức nguyên vật liệu cho 1 tấm lợp 1m5 Q 4/2012

43

2.4

Dự tốn lượng NVL sử dụng cho tồn bộ sản phẩm quý


44

4/2012
2.5

Bảng định mức đơn giá nguyên vật liệu

45

2.6

Dự tốn chi phí NVL trực tiếp q 4/2012

45

2.7

Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp q 4/2012

46

2.8

Dự tốn chi phí vận chuyển, bốc xếp q 4/2012

48

2.9

Dự tốn chi phí nhân viên phân xưởng q 4/2012


48

2.10

Dự tốn chi phí sản xuất chung quý 4/2012

49

2.11

Dự toán lượng sản phẩm tiêu thụ quý 4/2012

50

2.12

Dự tốn chi phí nhân viên bán hàng q 4/2012

51

2.13

Dự tốn chi phí bán hàng q 4/2012

51

2.14

Dự tốn chi phí sản phẩm của nhân viên QLDN


52

2.15

Dự tốn chi phí nhân viên quản lý q 4/2012

53

2.16

Dự tốn chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4/2012

53

2.17

Dự toán giá thành sản phẩm (loại tấm lợp 1m5)

54

2.18

Báo cáo sản lượng sản xuất thực tế qúy 4/2012

55

2.19

Bảng tổng hợp chi tiết chi phí NVLTT trong quý 4/2012


55

2.20

Sổ cái chi tiết TK 621

56

2.21

Bảng tổng hợp chi phí nhân cơng trực tiếp q 4/2012

57

Luan van


2.22

Sổ cái chi tiết TK 622 Quý 4/2012

58

2.23

Tập hợp chi phí sản xuất chung quý 4/2012

60


2.24

Báo cáo Nhập - Xuất -Tồn thành phẩm

61

2.25

Tập hợp chi phí bán hàng quý 4/2012

62

2.26

Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4/2012

62

2.27

Bảng tính giá thành sản phẩm (loại tấm lợp 1m5)

63

2.28

Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí NVLTT

63


2.29

Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí NCTT

64

2.30

Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất

64

chung q
2.31

Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí bán hàng và

65

chi phí QLDN quý 4/2012
3.1

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

71

3.2

Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử Quý 4/2012


74

3.3

Xác định điểm hòa vốn của cơng ty trong q 4/2012

76

3.4

Định mức biến phí sản xuất đơn vị

79

3.5

Dự tốn chi phí linh hoạt theo các mức sản lượng

80

3.6

Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực

81

tiếp Quý 4/2012
3.7

Báo cáo phân tích biến động định phí NCTT


84

3.8

Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

85

Luan van


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ tổ chức của cơng ty

37

2.2

Tổ chức kế tốn tại cơng ty


39

2.3

Sơ đồ sản xuất tấm sóng FIBROCEMENT tại Cơng ty

40

TNHH Vân Long

Luan van


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình tồn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng
mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Việt Nam đã gia nhập WTO, nghĩa là nước ta đã
hoàn toàn tham gia vào q trình tồn cầu hóa. Điều này sẽ đem lại cho các
doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh ra những thị trường mới, đồng thời các doanh nghiệp cũng đứng trước
những thách thức và sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Các nhà quản trị doanh
nghiệp cần phải biết phối hợp, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm sốt mọi hoạt động, phân tích, đánh giá và ra quyết định nhằm chỉ đạo
và hướng dẫn các doanh nghiệp họat động hiệu quả nhất. Tất cả các doanh
nghiệp phải biết tận dụng cơ hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực bên trong và
bên ngoài để đứng vững.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, đòi hỏi bộ phận kế tốn khơng chỉ

cung cấp thơng tin về kết quả kinh doanh mà cịn phải cung cấp thơng tin cụ
thể về tình hình chi phí, giá thành, doanh thu và kết quả để nhà quản trị doanh
nghiệp đưa ra được các quyết định đứng đắn, kịp thời. Đây là yêu cầu cần
thiết và vô cùng quan trọng để kế tốn trở thành cơng cụ hữu hiệu trong quản
lý tài chính của doanh nghiệp, cung chính vì lẽ đó mà kế tốn quản trị ở mỗi
doanh nghiệp phải ln được tồn tại và ngày càng hoàn thiện hơn là điều tất
yếu.
Công ty TNHH Vân Long hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh tấm lợp fibrociment. Trong những năm gần đây, công ty
phải đối mặt với một số vấn đề như khủng hoảng kinh tế, thị trường tiêu thụ
giảm, đặc biệt là công tác quản trị và kiểm sốt chi phí chưa được chú trọng
nên ảnh hưởng khơng tốt tới lợi nhuận. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy công tác

Luan van


2

kế tốn quản trị chi phí tại cơng ty chưa được chú trọng, vẫn mang nặng nội
dung của kế toán tài chính. Đặc biệt thơng tin chi phí do kế toán quản trị cung
cấp chưa đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị. Hiện tại, công ty chưa thành lập
bộ phận kế toán quản trị riêng nên việc cung cấp thông tin cho việc ra quyết
định là chưa kịp thời, cơng tác lập dự tốn chưa linh hoạt. Do đó, kế tốn
quản trị chi phí tại cơng ty là một yêu cầu rất cần thiết, nhằm giúp công ty tiết
kiệm chi phí, làm tăng lợi nhuận để đứng vững trên thương trường.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác kế tốn nói
chung và kế tốn quản trị chi phí nói riêng trên cả trên phương diện lý luận,
thực tiễn, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Kế tốn quản trị chi phí tại cơng
ty TNHH Vân Long - Quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng” làm luận văn tốt
nghiệp cao học.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí và thực trạng cơng tác kế
tốn quản trị chi phí tại cơng ty, tác giả tìm ra những mặt cịn tồn tại. Từ đó đề
xuất một số giải pháp về các nội dung như: Việc phân loại chi phí cho phù
hợp, về cơng tác lập dự tốn sao cho linh hoạt hơn và cũng như phân tích, lập
các báo cáo phục vụ cho cơng tác kiểm sốt chi phí tại cơng ty được chặt chẽ
hơn nhằm hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại cơng ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu kế toán quản trị chi phí tại Cơng ty
TNHH Vân Long, tập trung chủ yếu vào cơng tác lập dự tốn, kế tốn chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo phục vụ cơng tác kiểm sốt
chi phí.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Được thực hiện tại công ty TNHH Vân

Luan van


3

Long với mặt hàng sản xuất tại công ty là tấm lợp fibrociment.
+ Về thời gian: Đề tài sử dụng tài liệu của công ty TNHH Vân Long
trong quý 4 năm 2012 để minh họa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:
+ Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập theo hai nguồn bao gồm:
Thứ nhất: Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Là số liệu đã qua xử lý như
các sổ chi tiết về các loại chi phí, số liệu dự tốn về các loại chi phí, bảng tính
giá thành sản phẩm, định mức từng loại chi phí và các thông tin liên quan khác.

Thứ hai: Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: Tham khảo tài liệu, sách
tham khảo, các luận văn.
+ Dự liệu sơ cấp: Thông qua các cuộc phỏng vấn với kế tốn trưởng,
phó giám đốc, và nhân viên kinh doanh.
- Phương pháp xử lý số liệu: phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
các số liệu có liên quan.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các danh mục và phụ lục, luận văn được
trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế tốn quản trị chi phí
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế tốn quản trị chi phí tại Cơng ty
TNHH Vân Long
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi
phí tại Cơng ty TNHH Vân Long
6. Tổng quan nghiên cứu
Việc nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế tốn quản trị chi
phí nói riêng đã được rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu. Trên thực tế, đã

Luan van


4

có nhiều cơng trình của các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như:
PGS.TS.Trương Bá Thanh, TS.Trần Đình khơi Ngun, ThS.Lê Văn Nam
(2008), “Giáo trình kế tốn quản trị”. Giáo trình cung cấp đầy đủ hệ thống lý
thuyết về kế tốn quản trị từ cơng tác hoạch định đến tổ chức kiểm soát, đánh
giá và ra quyết định; làm cơ sở lý thuyết giúp đánh giá thực trạng và là căn cứ
đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí trong doanh

nghiệp. Các giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu kế
tốn quản trị ở các nước có nền kinh tế phát triển, kết hợp những quy định
trong thông tư hướng dẫn kế toán quản trị ở Việt Nam. Các vấn đề về kế toán
quản trị được đề cập là: Xây dựng định mức, dự tốn chi phí của doanh
nghiệp; tập hợp, hạch tốn chi phí, tính giá thành theo nhiều phương pháp;
phân tích biến động chi phí để tìm ra các ngun nhân chênh lệch nhằm cung
cấp thơng tin cho việc điều hành, quản trị doanh nghiệp; cung cấp các thơng
tin thích hợp cho việc ra các quyết định…
Một số doanh nghiệp đã và đang vận dụng KTQT chi phí vào cơng tác
quản lý, điều hành nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thấy được tầm
quan trọng của KTQT chi phí. KTQT chi phí là vấn đề còn nhiều mới mẽ đối
với các doanh nghiệp nước ta. Đó cũng là lý do mà nhiều tác giả đã đi sâu
nghiên cứu về KTQT chi phí trong DN sản xuất kinh doanh. Nhiều tác giả
vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam với nhiều khía cạnh, góc độ
khác như:
+ Tác giả Đào Thị Minh Tâm (2009), “Kế toán quản trị chi phí và ứng
dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam”, trình bày
nội dung kế tốn quản trị chi phí, kết hợp khảo sát thực trạng cơng tác kế tốn
quản trị chi phí các doanh nghiệp chế biến thủy sản, đánh giá thực trạng và
xây dựng giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị chi phí.
+ Phạm Thị Kim Vân (2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị

Luan van


5

chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch”, đề tài
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT tại các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ du lịch;

+ Dương Thị Mai Hà Trâm (2004) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt Việt Nam”, đề tài đánh giá các thực
trạng KTQT và các giải pháp nhằm xây dựng hệ thống KTQT tại các doanh
nghiệp dệt Việt Nam;
+ Phạm Thị Thủy (2007) với nghiên cứu “ Xây dựng mơ hình kế tốn
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”, tác
giả đề tài này đã nêu ra những điểm chưa hợp lý và tổ chức mơ hình KTQT
phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt nam;
+ Nguyễn Thanh Trúc (2008) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí ở
các Cơng ty cà phê Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đak Lak”;
+ Đào Thị Minh Tâm (2009) nghiên cứu về “Kế tốn quản trị chi phí và
ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam”.
Ngồi ra cịn nhiều đề tài mang tính ứng dụng trong từng đơn vị cụ thể:
Đề tài: “Hoàn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại Cơng ty vận tải đa
phương thức” của Phan Văn Phúc. Đề tài này đã hệ thống hóa các vấn đề cơ
bản về kế tốn quản trị chi phí trong hoạt động kinh doanh vận tải, từ đó đề
xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức KTQT chi phí,
kiểm sốt chi phí của các trung tâm chi phí.
Đề tài: “Hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại công ty Cổ
phần Bia Phú Minh” của Ngô Thị Hường (năm 2010). Cơng trình nghiên cứu
chun sâu về cơng tác kế tốn quản trị chi phí áp dụng cho doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh bia tươi khi doanh nghiệp này đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sau khi Việt Nam ra nhập WTO.
“Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại Viễn Thông Quảng Ngãi” –

Luan van


6


Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Minh Tâm (năm 2010). Tác giả đã khái
quát được tình hình tổ chức, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như thực tế
vận dụng KTQT tại đơn vị. Qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm
đáp ứng yêu cầu trên, đó là: xác định giá phí, xây dựng hạn mức chi phí
khuyến mại, việc lập dự tốn và phân tích đánh giá các yếu tố chi phí.
Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất phương hướng ứng
dụng kế toán quản trị vào các ngành cụ thể. Cho đến nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu về kế tốn quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp
fibrociment nói chung và Cơng ty TNHH Vân Long nói riêng, trong khi
doanh nghiệp này phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ và
chi phí phát sinh tăng cao, trong vài năm gần đây công ty hầu như kinh doanh
bị thu lỗ. Trên cơ sở kế thừa những lý luận về KTQT nói chung và KTQT chi
phí nói riêng, cũng như nghiên cứu thực trạng KTQT tại Công ty TNHH Vân
Long, tác giả tìm ra những ngun nhân làm biến động chi phí, xử lý thơng
tin nhằm tăng cường cơng tác kiểm sốt chi phí tại cơng ty TNHH Vân Long.

Luan van


7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TỐN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1. Khái niệm kế tốn quản trị chi phí
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về kế tốn quản trị chi phí, qua các
khái niệm đó có thể hiểu “Kế tốn quản trị là khoa học thu thập, xử lý và
cung cấp những thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ

thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực
hiện các hoạt động của đơn vị”[5, tr5].
1.1.2. Bản chất của kế tốn quản trị chi phí
- Kế tốn quản trị chi phí là cơng việc của từng doanh nghiệp, Nhà
nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung,
phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp thực hiện[14, tr28].
- Kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp các thơng tin về hoạt động nội
bộ của doanh nghiệp như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng
cơng việc, sản phẩm; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về
doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, cơng nợ; phân
tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; lựa chọn thơng tin
thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; lập dự toán ngân sách
sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định
kinh tế[14, tr28]
- Đối tượng nhận thơng tin kế tốn quản trị chi phí là Ban lãnh đạo
doanh nghiệp và những người tham gia quản lý, điều hành hoạt động sản xuất,

Luan van


8

kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn quản trị chi phí: Việc
tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn quản trị khơng bắt buộc phải tuân thủ đầy
đủ các nguyên tắc kế tốn và có thể được thực hiện theo những quy định nội
bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thơng tin quản lý thích hợp theo
u cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn

quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế
toán, vận dụng và chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo
kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị[14, tr45]
- Doanh nghiệp được sử dụng mọi thông tin, số liệu của phần kế tốn
tài chính để phối hợp và phục vụ cho kế tốn quản trị.
1.1.3. Vai trị của kế tốn quản trị chi phí trong quản trị doanh nghiệp
a. Kế tốn quản trị với các chức năng quản lý
Vai trị của kế toán quản trị thể hiện trong các khâu của quá trình quản
lý, được thể hiện cụ thể như sau:
- Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán
+ Lập kế hoạch là việc xây dựng các mục tiêu phải đạt được và vạch ra
các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
+ Dự tốn cũng là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu và chỉ
rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
Để chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt,
để các kế hoạch và dự toán được lập đảm bảo tính khoa học và tính khả thi
cao địi hỏi phải dựa trên những thơng tin đầy đủ, thích hợp và có cơ sở. Các
thơng tin này do kế tốn quản trị cung cấp.
- Trong giai đoạn thực hiện
Trong khâu tổ chức thực hiện, các nhà quản trị phải biết cách liên kết
tốt nhất giữa các yếu tố, tổ chức, con người và các nguồn lực sao cho kế

Luan van


9

hoạch được thực hiện ở mức cao nhất và hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức
năng này, nhà quản trị cũng phải có nhu cầu rất lớn đối với các thơng tin kế
tốn quản trị như nhà quản trị cần được kế tốn cung cấp thơng tin để ra quyết

định kinh doanh đúng đắn trong quá trình điều hành, chỉ đạo việc thực hiện
các quyết định hàng ngày, chẳng hạn như quyết định tiếp tục kinh doanh hay
loại bộ một bộ phận, một sản phẩm nào đó, quyết định tự sản xuất hay mua
ngoài[13, tr9].
- Trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá
Trong giai đoạn này, nhà quản trị cần các kế toán viên quản trị cung
cấp các báo cáo thực hiện để nhận diện những vấn đề còn tồn tại và cần có tác
động của quản lý bằng cách phân tích, so sánh số liệu thực hiện với số liệu kế
hoạch và dự toán, xác định những sai biệt giữa kết quả đạt được với kế hoạch
đề ra.
- Trong khâu ra quyết định
Phần lớn các thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm giúp các nhà
quản trị ra quyết định, đó là chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị
doanh nghiệp. Không những thế, kế tốn quản trị cịn vận dụng các kỹ thuật
phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị có thể lựa chọn
và ra quyết định thích hợp nhất.
Đối với mỗi doanh nghiệp, sau khi đã xác định được các mục tiêu
chung, chúng sẽ được chính thức hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Các chỉ
tiêu này trở thành căn cứ để lập kế hoạch chính thức. Trên cơ sở đó, kế tốn
tiến hành soạn thảo và triển khai bản dự toán chung và dự toán chi tiết để làm
căn cứ tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện kế
hoạch. Sau đó kế tốn thu thập kết quả thực hiện và soạn thảo báo cáo thực
hiện, cung cấp cho nhà quản trị đánh giá, kịp thời phát hiện và khắc phục các
yếu kém.

Luan van


10


Chu kỳ quản lý và q trình kế tốn quản trị vận động liên tục và lặp đi
lặp lại không ngừng trong hoạt động của doanh nghiệp[13, tr10].
b. Sự cần thiết của Kế toán quản trị ở Việt Nam
Ở các nước theo nền kinh tế thị trường, vai trò của kế tốn quản trị
ngày càng được mở rộng. Có những lý do chủ yếu dẫn đến sự hình thành và
phát triển của lĩnh vực kế toán này như sau :
- Q trình tự động hố trong sản xuất ngày càng phát triển nhanh chóng,
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng trên tồn cầu. Do đó,
các nhà quản lý phải đương đầu với nhiều vấn đề về định giá và tính giá các sản
phẩm, dịch vụ.
- Các mơ hình quản lý và mơ hình ra quyết định cũng thay đổi nhờ sự
phát triển của công nghệ thông tin và các cơng cụ phân tích định lượng, như:
phân tích xác xuất, lý thuyết ra quyết định,... Những cơng cụ này ngày càng
được áp dụng phổ biến khi ra quyết định ở các doanh nghiệp.
Những chuyển biến trên đặt ra nhu cầu thông tin ngày càng cao trong
công tác quản lý. Một doanh nghiệp sẽ tồn tại nếu doanh nghiệp đó thích ứng,
đối phó nhanh chóng và kịp thời với mọi thử thách mới trên thị trường. Chính
vì vậy, kế tốn quản trị ngày càng giữ được vị trí quan trọng.
Ở nước ta, từ trước đến nay, khái niệm kế tốn quản trị hồn tồn mới
mẻ. Chuyển sang cơ chế thị trường, với sự điều tiết của Nhà nước, sự hình
thành kế tốn quản trị trong bộ phận kế tốn là rất cần thiết vì những lý do sau:
- Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã được giao quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh. Môi trường kinh doanh đã hình thành ở Việt Nam, giữa
những doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa doanh nghiệp nhà nước với tư
nhân và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, do vậy, các thơng tin
nội bộ do hệ thống kế toán quản trị cung cấp tất yếu phải được hình thành.
- Hệ thống kế tốn Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể để phù hợp

Luan van




×